Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích vai trò của tổ chức xã hội trong quản lý hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.17 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

1


A.

MỞ BÀI
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang biến đổi từng ngày, cố gắng

hoàn thiện để hòa mình vào xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự tồn tại của các tổ
chức xã hội ngày càng có ý nghĩa không thể thiếu được. Sự đóng góp của các tổ
chức xã hội trong quản lý hành chính nhà nước là hết sức cần thiết, là điều kiện
quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam. Chính vì vậy em xin
lựa chọn đề tài “Phân tích vai trò của tổ chức xã hội trong quản lý hành chính nhà
nước” để tìm hiểu và nghiên cứu.”
B.

NỘI DUNG

I. Lý luận chung

1. Khái niệm và đặc điểm của tổ chức xã hội
Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt
Nam có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và điều lệ, không vì lợi
nhuận nhằm đáp ứng lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lí
nhà nước, quản lí xã hội.1
Mỗi tổ chức xã hội có những hoạt động, điều lệ khác nhau nhằm duy trì sự
tồn tại, phát triển và mục đích của tổ chức. Song, các tổ chức đều tồn tại những đặc
điểm chung sau đây:
- Các tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những thành


viên cùng chung một lợi ích hay cùng giai cấp, nghề nghiệp, sở thích……. Công
dân có quyền tham gia hoặc không tham gia vào tổ chức xã hội, không bị ép buộc
bởi người khác. Tuy nhiên, một số tổ chức xã hội (Công đoàn Việt Nam,…) lại có
những điều kiện nhất định đối với những người muốn tham gia. Nhà nước không
1 Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân (2015)

2


tham gia vào việc kết nạp hay khai trừ các thành viên của tổ chức xã hội, điều này
phụ thuộc vào tổ chức xã hội và những người muốn tham gia quyết định. Những
người có chung dấu hiệu đặc điểm sẽ tập hợp một tổ chức xã hội để đảm bảo quyền
và lợi ích của họ, như : cùng giai cấp - Hội nông dân Việt Nam, cùng độ tuổi –
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…
- Các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia hoạt động quản lý
nhà nước, chỉ trong trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới
hoạt động nhân danh nhà nước. Đặc điểm này của tổ chức xã hội xuất phát từ
nguyên nhân tổ chức xã hội không phải là bộ phận trong cơ cấu của bộ máy nhà
nước. Nhà nước thừa nhận và bảo hộ sự tồn tại của các tổ chức xã hội bằng việc
quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chúng. Khi thực hiện quyền và nghĩa
vụ đó phải nhân danh mình, trong một số trường hợp nhà nước cho phép nhân danh
nhà nước và sử dụng quyền lực nhà nước, khi đó quyết định của tổ chức sẽ có hiệu
lực với các thành viên bên ngoài tổ chức đó. Còn khi không được nhà nước trao
quyền thì chỉ có hiệu lực với các thành viên trong tổ chức.
- Các tổ chức hoạt động tự quản theo quy định của pháp luật và theo điều lệ do các
thành viên của tổ chức xây dựng. Nhà nước không tham gia vào hoạt động của tổ
chức xã hội như việc giải thể, ra khỏi tổ chức hay việc thành lập các cơ quan lãnh
đạo của các tổ chức xã hội, kể cả cử người lãnh đạo cụ thể của tổ chức hoàn toàn
do các thành viên của tổ chức quyết định. Tổ chức tự quản lý công việc nội bộ của
mình, từ việc đề ra cương lĩnh, điều lệ, chủ trương, phương hướng hoạt động đến

các hoạt động cụ thể. Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc này không được trái
pháp luật. Nhà nước đặt ra các quy định về các tổ chức xã hội ( quy chế pháp lý
hành chính của tổ chức xã hội) nhằm tạo ra các đảm bảo về tư tưởng, tổ chức, pháp
lý và vật chất cho tổ chức và hoạt động của họ.

3


- Các tổ chức xã hội hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên. Đây là đặc điểm để phân biệt tổ
chức xã hội với tổ chức kinh tế. Các tổ chức xã hội có vai trò giáo dục và tuyên
truyền ý thức pháp luật cho nhân dân, đây là mục đích mà các điều lệ và hoạt động
của tổ chức xã hội hướng tới. Đồng thời, tổ chức xã hội còn đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp của các thành viên tham gia, đòi hỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phải bảo vệ. Một số tổ chức được thành lập và hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu
về văn hóa, xã hội của các thành viên hay để trao đổi kinh nghiệm, sở thích ( Hội
vui tuổi già, hội những người yêu thể thao…). Các tổ chức xã hội có thể làm kinh
tế để gây quỹ hoạt động, nhưng đây không phải hoạt động chính của tổ chức xã
hội.
2. Phân loại tổ chức xã hội
Dựa vào tính chất hoạt động của các tổ chức xã hội, ta có thể phân chia tổ chức xã
hội thành những loại cơ bản gồm:
-

Tổ chức chính trị;
Các tổ chức chính trị - xã hội;
Các tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
Các hội được thành lập theo dấu hiệu riêng;
Tổ chức tự quản phục vụ lợi ích cộng đồng.


3. Khái niệm về quản lý hành chính nhà nước
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp là quản lí hành chính nhà nước.
Quản lý hành chính nhà nước là 1 hình thức hoạt động của Nhà nước được
thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung
là đảm bảo sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết, của các cơ quan quyền lực
nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc

4


xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội, và hành chính – chính trị. Nói cách khác, quản
lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành – điều hành của nhà nước.
II. Vai trò của tổ chức xã hội trong quản lý hành chính nhà nước

1. Vai trò chung của các tổ chức xã hội trong quản lý hành chính nhà nước
- Với nhiệm vụ là chỗ dựa chính trị của chính quyền nhân dân ảnh hưởng của tổ
chức xã hội càng mạnh bao nhiêu, chính quyền nhân dân càng được củng cố bấy
nhiêu. Sức mạnh đòa kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị trong nhân
dân do tổ chức xã hội tạo nên góp phần bình ổn chính trị, giúp Nhà nước dễ dàng
hơn trong quản lý hành chính nhà nước, quản lý xã hội.
- Các tổ chức xã hội là đại diện cho nhiều tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam,
không những đại diện cho quần chúng nhân dân thực hiện quyền chính trị mà còn
giúp cho từng cá nhân phát huy tích cực năng lực chính trị của mình thông qua việc
tuyên truyền, giáo dục nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
- Sự tồn tại và phát triển của các tổ chức xã hội có vai trò quan trọng để nhân dân
được tham gia rộng rãi vào quá trình quản lý Nhà nước. Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định rõ: “Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”
Nhưng quyền lực ấy được nhân dân thực hiện thế nào lại là 1 vấn đề khác và tổ
chức xã hội ra đời nhằ đảm bảo 1 phần quyền lực ấy. Trong quản lý hành chính nói
riêng và quản lý nhà nước nói chung, ngoài các cơ quan nhà nước, cá nhân được

nhà nước trao quyền còn cho phép các tổ chức xã hội thực hiện hoạt động quản lý
(giám sát xã hội). Tuy nhân dân không trực tiếp tham gia quản lý hành chính Nhà
nước nhưng các tổ chức xã hội là đại diện của nhân dân như Mặt trận tổ quốc Việt
Nam, công đoàn,… lại có thể thay mặt nhân dân quản lý hành chính nhà nước.
- Ngoài ra các tổ chức xã hội có quyền tham gia đóng góp ý kiến xây dựng pháp
luật, đặc biệt là trong lĩnh vực mà tổ chức xã hội đó hoạt động. Ví dụ như hiệp hội
5


trọng tài có quyền tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Luật trọng tài thương mại,
đoàn luật sư có quyền tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Luật luật sư,…
2. Vai trò riêng của mỗi tổ chức xã hội trong quản lý hành chính nhà nước
2.1. Vai trò của tổ chức chính trị
Hiện nay ở Việt Nam chỉ có 1 đảng chính trị được tồn tại và hoạt động hợp
pháp là Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam hoạt đọng với mục
đích chính trị là mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kêt dân tộc lý liên minh giữa giai
cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, nhằm đạt mục
tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
văn minh.
- Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn định hướng cho sự phát triển
của toàn xã hội trong từng thời kì phát triển, trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là
trong quản lí hành chính nhà nước.
- Đảng vạch ra những phương hướng và nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho việc xây
dựng và hoàn thiện nhà nước (quản lí hành chính nhà nước).
- Đảng đề ra những quy định và chính sách về công tác cán bộ; phát hiện lựa chọn,
bồi dưỡng những đảng viên ưu tú và những người ngoài Đảng có phẩm chất và
năng lực giới thiệu với cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội thông qua
cơ chế bầu cử, tuyển chọn để bố trí vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và
các tổ chức chính trị-xã hội, hay nói cách khác, Đảng cung cấp nguồn nhân lực cho
quản lí hành chính nhà nước.

Như vậy về thực chất, sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội là
lãnh đạo mang tính định hướng, tạo điều kiện để quản lí hành chính nhà nước phát
triển một cách tốt nhất, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội khác có cơ
6


sở để chủ động sáng tạo trong tổ chức và hoạt động bằng những công cụ, phương
pháp và biện pháp cụ thể của mình.
2.2. Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội
Tổ chức chính trị-xã hội là các tổ chức được thành lập bởi những thành viên
đại diện cho lực lượng xã hội nhất định, thực hiện các hoạt động xã hội rộng rãi và
có ý nghĩa trong quản lí hành chính nhà nước.Vai trò của một số tổ chức chính trịxã hội tiêu biểu ở Việt Nam:
- Mặt trận tổ quốc Việt Nam: tham gia xây dựng và cũng cố chính quyền nhân dân,
cùng nhà nước chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân lao động và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà
nước, đại biểu dân cử, cán bộ và viên chức nhà nước.
- Công đoàn Việt Nam: tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra,
giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công
nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ tổ quốc; cùng
với cơ quan nhà nước chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân viên
chức và những người lao động.
- Hội nông dân Việt Nam: tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra,
giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế; đoàn kết, giáo dục,
nâng cao ý thức và năng lực làm chủ của nông dân; cùng với cơ quan nhà nước, tổ
chức kinh tế tổ chức chăm lo và bảo vệ quyền lợi của nông dân, kiến nghị với nhà
nước những vấn đề cần thiết trong chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: tập hợp, đoàn kết, giáo dục và rèn luyện
thế hệ trẻ, tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội; phối hợp
với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức kinh tế và các


7


đoàn thể quần chúng khác chăm lo và bảo vệ quyền lợi của thế hệ trẻ, đề xuất với
Đảng và nhà nước các chính sách, quan điểm phát huy năng lực và tạo điều kiện
cho thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện.
- Hội cựu chiến binh Việt Nam: tham gia xây dựng, bảo vệ chính quyền, phát huy
dân chủ góp phần giữ ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh; tham gia
thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; góp phần tích cực vào
việc giáo dục thế hệ trẻ và tham gia vào hoạt động đối ngoại của Đảng và nhà
nước.
Như vậy các tổ chức chính trị-xã hội là chỗ dựa của chính quyền nhân dân,
với vai trò hội tụ sức mạnh toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị, góp phần
ổn định chính trị từ trung ương đến địa phương tạo điều kiện để nhà nước thực
hiện việc quản lí hành chính nhà nước, quản lí xã hội.
2.3. Vai trò của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp
Tổ chức xã hội – nghề nghiệp là tập hợp tự nguyện của những cá nhân, tổ
chức cùng thực hiện các hoạt động nghề nghiệp, được thành lập nhằm hỗ trợ các
thành viên trong hoạt động nghề nghiệp và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các
thành viên. Một số các tổ chức xã hội nghề nghiệp có thể kể đến như Hiệp hội
trọng tài, Hội nhà văn Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam,…
Ngoài những vai trò chung đối với quản lý hành chính nhà nước như đã nêu
ở trên, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp còn có 1 số các vai trò đặc thù. Đối với
vấn đề giải quyết việc làm, các tổ chức này bảo đảm cho mọi thành viên tham gia
hội có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc đều có việc làm. Qua đó hạn chế
thất nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội đồng thời giới thiệu được những người
phù hợp vào từng công việc cụ thể, nâng cao được năng suất lao động. Đối với bảo
tồn và phát triển văn hoá dân tộc, các tổ chức như Hội nhà văn Việt Nam, Hội nhà
8



báo Việt Nam,… đã khuyến khích tìm tòi, thể nghiệm phong cách sáng tác vì mục
đích đáp ứng đời sống tinh thần lành mạnh, bổ ích cho các thành viên và cộng
đồng dân cư từ đó nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, hướng con cổ vũ cái
đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người
với xã hội, với thiên nhiên, phê phán những thói hư tật xấu. Qua đó mỗi người dân
sẽ tự nâng cao được ý thức của bản than, chấp hành pháp luật 1 cách tự nguyện
2.4. Vai trò của tổ chức tự quản phục vụ lợi ích cộng đồng
Các tổ chức tự quản luôn sát cánh cùng Nhà nước trong công tác quản lý ở
cơ sở, là nhân tố tích cực giúp đỡ các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
thực hiện tốt hơn chức năng của mình. Cũng như các tổ chức xã hội khác, các tổ
chức tự quản về nguyên tắc cũng có quyền tham gia đóng góp ý kiến xây dựng
pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực mà tổ chức xã hội đó hoạt động.Ngoài ra với
mỗi tổ chức tự quản khác nhau lại có những vai trò riêng trong quản lý hành chính
nhà nước. Sau đây là vai trò cụ thể của một số tổ chức tự quản thường gặp trong
cuộc sống.
Tổ dân phố được tổ chức ở phường, thị trấn là một tổ chức tự quản điển
hình, với nội dung hoạt động rất phong phú nhằm góp phần giữ gìn trật tự, an ninh
và phát triển địa phương. Điều đặc biệt về cách thức quản lý địa phương của tổ dân
phố là tổ dân phố có thể căn cứ vào tình hình cụ thể, hoàn cảnh thực tế của địa
phương để lựa chọn những biện pháp giáo dục, tuyên truyền, quản lý, phát triển địa
phương một cách hiệu quả nhất, phát huy tính sáng tạo trong quản lý tại cơ sở. Một
ví dụ điển hình cho thấy vai trò của tổ dân phố trên thực tế là trong ngày bầu cử đại
biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 –
2021 vừa qua, các tổ dân phố trên địa bàn cả nước đã tích cực phổ biến quy trình, ý
nghĩa của cuộc bầu cử, vận động người dân thực hiện quyền bầu cử, cũng như phổ

9



biến danh sách các ửng cử viên, giúp đỡ Ủy ban bầu cử suốt tiến trình của cuộc
bầu cử.
Tổ hòa giải là “tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở cơ sở để
hoạt động hòa giải” (Khoản 5 Điều 2 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013). Với cơ sở
pháp lý là Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013, tổ hòa giải được nhân dân cử ra, thực
hiện chức năng của mình là thực hiện hòa giải, kịp thời giải quyết các tranh chấp,
xích mích nhỏ trong cộng đồng dân cư, giúp nhân dân xây dựng nếp sống văn hóa,
tuân thủ pháp luật. Ngoài ra, tổ hòa giải còn phối hợp với Ban công tác Mặt trận,
Chi hội phụ nữ, Chi đoàn thanh niên, Chi hội cựu chiến binh, Chi hội nông dân,
Chi hội người cao tuổi, các tổ hòa giải và tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động
của mình; có quyền kiến nghị với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Uỷ
ban nhân dân cấp xã về hoạt động hòa giải ở cơ sở, các điều kiện cần thiết cho hoạt
động hòa giải ở cơ sở. Như vậy, có sự phối hợp giữa cơ quan hành chính nhà nước,
giữa các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương với tổ hòa giải trong hoạt động.
Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, với nhiệm vụ “giám sát
việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực
hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở” (Điều 66 Luật thanh tra năm 2010). Thanh tra
nhân dân có quyền kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp
luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến
nghị đó; kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước khắc phục sơ hở,
thiếu sót được phát hiện qua việc giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân và người lao động, biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích. Như
vậy, tổ chức thanh tra nhân dân với chức năng giám sát và kiến nghị góp phần

10


không nhỏ trong việc đảm bảo minh bạch của hoạt động cơ quan nhà nước ở cơ sở,

bảo đảm dân chủ cũng như quyền lợi của người dân.
Nhìn chung, các tổ chức tự quản đều hoạt động với mục đích tuyên truyền,
giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật cũng như bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng
của người dân.
C.

KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của đất nước, số lượng các tổ chức xã hội không

ngừng tăng lên cho thấy chúng có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong quản lí
hành chính nhà nước, góp phần tích cực tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội
ngày càng hiệu quả hơn. Để phát huy tối đa vai trò của các tổ chức xã hội, góp một
phần không nhỏ giúp quản lý hành chính nhà nước ngày càng chặt chẽ, hoàn thiện
ta cần hiểu rõ ảnh hưởng, tác động của tổ chức xã hội đồng thời nhà nước cần tạo
những điều kiện thuận lợi để các tổ chức xã hội có thể tồn tại và hoạt động, phát
triển.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXB. Công an nhân dân, 2015
2. Luật thanh tra năm 2010
3. Thông tư số: 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt
động của thôn, tổ dân phố
4. Khóa luận tốt nghiệp: “Tổ chức xã hội và vai trò của tổ chức xã hội trong lĩnh
vực tuyên truyền pháp luật”- Nông Thị Thoa – Đại học Luật Hà Nội 2010
5. Luận văn thạc sĩ luật học: "Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong hoạt động quản lí
hành chính nhà nước"-Nguyễn Tố Quyên-Đại học Luật Hà Nội 2014


12



×