Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Các giải pháp hoàn thiện và phát triển hệ thống kênh phân phối bản lẻ tại các Showroom của CTCP Dệt May Thái Tuấn ở Tp.Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.39 KB, 56 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

MỤC LỤC
Mục lục .............................................................................................................01
Lời mở đầu.........................................................................................................04

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC PHÂN
PHỐI ..........................................................................................07
1.1 Các khái niệm về Marketing .....................................................................07
1.1.1 Khái niệm. ................................................................................................07
1.1.2 Chức năng của Marketing ........................................................................07
1.2 Cơ sở lý luận về phân phối........................................................................08
1.2.1 Khái niệm về phân phối ............................................................................08
1.2.2 Tầm quan trọng của phân phối trong Marketing mix ...............................09
1.2.3 Kênh phân phối.........................................................................................09
1.2.4 Các trung gian trong kênh phân phối .......................................................11
1.2.5 Lựa chọn kênh phân phối .........................................................................12

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ
TẠI CÁC SHOWROOM CỦA CTCP DỆT MAY THÁI TUẤN ..
........................................................................................................... 15
2.1 Giới thiệu sơ lƣợc về CTCP Dệt May Thái Tuấn. ..................................15
2.1.1 Sơ lược về Công ty. ..................................................................................15
2.1.2 Quá trình hình thành của Công ty.............................................................16
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty. .....................................................................18
2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban ....................................................20
2.1.5 Giới thiệu chung về hệ thống các showroom ..........................................22
2.2 Thực trạng hoạt động phân phối bán lẻ tại các showroom của CTCP Dệt
may Thái Tuấn. ................................................................................................24


2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. .........................................24
2.2.1.1 Các sản phẩm và thị trường tiêu thụ ......................................................24
1


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

2.2.1.2 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Thái Tuấn ..................26
2.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Thái Tuấn.
...........................................................................................................................27
2.2.2.1 Tổng quan về ngành Dệt may Việt Nam ...............................................27
2.2.2.2 Phân tích môi trường vĩ mô ...................................................................29
2.2.2.3 Phân tích môi trường vi mô ...................................................................31
2.2.3 Phân tích ma trận SWOT của công ty ......................................................34
2.2.4 Thực trạng hoạt động phân phối bán lẻ tại các showroom. ......................36
2.2.4.1 Mô hình kênh phân phối của Công ty. ..................................................36
2.2.4.2 Hoạt động phân phối bán lẻ tại các showroom. ....................................39

Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ
THỐNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ TẠI CÁC SHOWROOM CỦA
CTCP DỆT MAY THÁI TUẤN .................................................... 48
3.1 Các giải pháp nâng cao hình ảnh showroom ..........................................48
3.1.1 Về nguồn nhân lực....................................................................................48
3.1.2 Về hệ thống showroom .............................................................................49
3.2 Một số giải pháp khác. ..............................................................................50

KẾT LUẬN ......................................................................................................52
PHỤ LỤC .........................................................................................................53

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................56

2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

DANH MỤC CÁC BẢNG – BIỂU – SƠ ĐỔ


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:Hệ Thống Showroom của Thái Tuấn tại Tp.Hồ Chí Minh ................23
Bảng 2.2: Doanh thu nội địa – xuất khẩu 3 năm 2006 – 2008 tại Công ty Thái
Tuấn ...................................................................................................................26
Bảng 2.3:Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020.........28
Bảng 2.4: Thị phần hàng dệt may Việt Nam trên Thế giới năm 2009 ..............29
Bảng 2.5: Số Doanh nghiệp trong ngành Dệt may năm 2009 ...........................32
Bảng 2.6: Bảng doanh thu tại các Showroom qua các năm 2006-2008 ............39
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 – Sơ đồ bộ máy quản lý CTCP Dệt May Thái Tuấn .........................19
Sơ đồ 2.2: Kênh phân phối của Công ty Thái Tuấn ..........................................38

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng ...................................10
Hình 1.2: Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm công nghiệp ...............................11
Hình 2.1: Các nhãn hàng của Công ty Thái Tuấn .............................................25
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tình hình doanh thu của Thái Tuấn từ năm 2000 – 2008 ............26

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng GDP của Việt Nam qua các năm 2005 – 2009 .........30
Biểu đồ 2.3: So sánh doanh thu giữa các showroom năm 2008 ........................40

3


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong bối cảnh thị trường Việt Nam đang mở cửa hoàn toàn theo lộ trình
gia nhập WTO đã cam kết, từ ngày 01/01/2009 các tập đoàn bán lẻ nước ngoài
đang đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam. Năm 2009 là năm đang bắt đầu cho cuộc
thay đổi lớn đối với thị trường bán lẻ Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói
riêng. Trong cuộc cạnh tranh này, hệ thống phân phối hàng hoá với vai trò liên
kết giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, tác động trực tiếp đến lợi nhuận của
nhà sản xuất và lợi ích người tiêu dùng. Do đó, hệ thống phân phối đã và đang là
lĩnh vực mang tính cạnh tranh cao. Vì vậy, việc hoàn thiện và mở rộng chuỗi hệ
thống phân phối bán lẻ là một giải pháp tối ưu vì thị trường Việt Nam rất rộng
lớn, chưa được khai thác hết và trên hết chúng ta có lợi thế quen thuộc tập quán
của người tiêu dùng trong nước. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp gắn bó với người
tiêu dùng hơn, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng không chỉ về sản phẩm với
chất lượng cao, giá cả cạnh tranh mà còn được hưởng các chính sách hậu mãi tốt
nhất, đồng thời còn quảng bá hình ảnh của công ty đến rộng rãi các đối tượng
khách hàng, từ đó khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
Sản phẩm hàng dệt may được xem là một trong những mặt hàng chủ lực
hiện nay của Việt Nam. Trong đó CTCP Dệt May Thái Tuấn là một trong những
doanh nghiệp thành công tại thị trường trong nước trong lĩnh vực này và đang

quyết tâm đưa thương hiệu Việt vươn ra thị trường thế giới.
Công ty CP Dệt May Thái Tuấn ngày càng phát triển rộng rãi hơn với sản
phẩm đa dạng, chất lượng nâng cao và giá cả phù hợp. Chính những yếu tố đó
sản phẩm Thái Tuấn được bình chọn là thương hiệu mạnh của Việt Nam trong
ngành nghề dệt may. Tuy nhiên hệ thống phân phối của Thái Tuấn chủ yếu tập
trung tại các chợ trong thành phố. Điều này đã làm giảm đi một phần tính cao cấp
của sản phẩm. Các kênh phân phối bán lẻ của công ty mà chủ yếu là các
showroom và cửa hàng thời trang được ít mọi người chú ý đến. Nguyên nhân một
phần do thói quen tiêu dùng của khách hàng, mặt khác là do hệ thống phân phối

4


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

bán lẻ còn hạn chế cả về số lượng và mật độ, chỉ tập trung chủ yếu tại các thành
phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội…
Do đó, việc nghiên cứu để phát triển mạnh kênh phân phối bán lẻ là một
trong những yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển của Thái Tuấn trong
tương lai vì cửa hàng có chức năng bán lẻ và bán buôn các sản phẩm của công ty,
ngoài ra còn quảng bá hình ảnh thương hiệu của công ty, là bộ mặt của công ty
Trong các chiến lược phát triển thì chiến lược phân phối hiệu quả sẽ góp
phần rất lớn đến sự thành công của công ty. Nhận thấy được tầm quan trọng của
việc phân phối, em đã mạnh dạn phân tích những thực trạng trong phân phối
cũng như đưa ra các giải pháp thiết thực cho việc phát triển kênh phân phối bán
lẻ tại các cửa hàng. Vì vậy em đã chọn đề tài: “Các giải pháp hoàn thiện và phát
triển hệ thống kênh phân phối bản lẻ tại các Showroom của CTCP Dệt May
Thái Tuấn ở Tp.Hồ Chí Minh”.


2. Giới hạn đề tài.
Tuy đề tài nghiên cứu ở phạm vi rộng nhưng do sự hạn chế về điều kiện
thời gian nên em không thể tiếp cận trực tiếp với từng thị trường, khu vực cụ thể
mà chỉ nghiên cứu một vài thị trường tiêu biểu thông qua những tài liệu tham
khảo của công ty và qua nhiều lần đi khảo sát thực tế từ thị trường.
Đề tài tìm hiểu những vấn đề sau:
- Tìm hiểu khái quát về sức tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Tp.Hồ Chí Minh
- Tìm hiểu một số thông tin về công ty, bộ máy tổ chức, nhiệm vụ và mục
tiêu.
- Nghiên cứu những ảnh hưởng đến hệ thống phân phối sản phẩm của công ty,
các mối quan hệ giữa các thành viên tham gia kênh.

3. Mục tiêu nghiên cứu.
- Làm rõ cơ sở lý luận về kênh phân phối hàng hoá tiêu dùng.
- Đánh giá thực trạng kênh phân phối bán lẻ hiện tại của công ty CP Thái
Tuấn
- Định hướng hoàn thiện, phát triển và đề xuất những giải pháp củng cố, phát
triển hiện đại hoá kênh phân phối bán lẻ tại các cửa hàng trong thành phố của
công ty.

5


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tham khảo: tham khảo các tài liệu, văn bản báo cáo về tình

hình hoạt động kinh doanh của CTCP Dệt May Thái Tuấn.
- Phương pháp thu thập thông tin kết hợp với điều tra, phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động bán hàng tại các showroom Thái
Tuấn tại Tp.HCM
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn khách hàng, các phòng ban kinh doanh..
- Phương pháp tổng hợp: dựa trên các thông tin thu thập được kết quả, phân
tích để tổng hợp thành các luận cứ và từ đó đưa ra các đề xuất.

5. Bố cục đề tài.
- Chương 1. Cơ sở lý luận
Trình bày cơ sở lý thuyết về chiến lược phân phối trong Marketing mix và
cơ sở hoàn thiện hệ thống phân phối
- Chương 2. Thực trạng hoạt động phân phối bán lẻ tại các showroom của
Công ty CP Dệt May Thái Tuấn.
Mô tả công ty: lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức,tình hình hoạt động…
Thực trạng hoạt động phân phối bán lẻ tại các showroom Thái Tuấn.
Đánh giá hệ thống showroom của công ty qua kết quả nghiên cứu.
- Chương 3. Giải pháp cho doanh nghiệp để ngày càng hoàn thiện hơn hệ
thống phân phối tại các showroom nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng.
Các giải pháp cho hệ thống các showroom
Một số giải pháp khác.
- Kết luận báo cáo.

6


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC

PHÂN PHỐI
1.1 Các khái niệm về Marketing
1.1.1 Khái niệm.
Trải qua 100 năm hình thành và phát triển, nội dung của Marketing đã có
nhiều thay đổi. Dưới đây là một số khái niệm Marketing hiện đại của các tổ chức,
hiệp hội và các nhà nghiên cứu về Marketing trên thế giới được công nhận và
phổ biến:
Theo CIM (UK’s Chartered Institute of Marketing): “Marketing là quá trình
quản trị nhận biết, dự đoán và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách có hiệu
quả và có lợi”
Theo AMA (American Marketing Association, 1985): “Marketing là tiến
trình hoạch định và thực hiện sự sáng tạo, định giá, xúc tiến và phân phối những
ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo ra sự trao đổi và thỏa mãn những mục tiêu
của cá nhân và tổ chức”
“Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân và các nhóm có thể đạt được
nhu cầu và mong muốn bằng việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa
các bên” (Nguồn: “Principle of Marketing”, Philip Kotler và Gary Armstrong,
1994)
“Marketing là một hệ thống các hoạt động kinh doanh thiết kế để hoạch
định, định giá, xúc tiến và phân phối sản phẩm thỏa mãn mong muốn của những
thị trường mục tiêu nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức” (Nguồn:
“Fundamentals of Marketing”,William J.Stanton, Michael J.Etzel, Bruce
J.Walker, 1994)
1.1.2 Chức năng của Marketing.
Chức năng cơ bản của Marketing là dựa trên sự phân tích môi trường để
quản trị Marketing, cụ thể là:


7


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

- Phân tich môi trường và nghiên cứu Marketing: dự báo và thích ứng với
những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại, tập hợp các
thong tin để quyết định các vấn đề Marketing.
- Mở rộng phạm vi hoạt động: lựa chọn và đưa ra phương thức thâm nhập
những thị trường mới.
- Phân tích người tiêu thụ: xem xét và đánh giá những đặc tính, yêu cầu,
tiến trình mua của người tiêu thụ, lựa chọn các nhóm người tiêu thụ để hướng các
nổ lực Marketing vào.
- Hoạch định sản phẩm: phát triển và duy trì sản phẩm, dòng và tập hợp sản
phẩm, hình ảnh sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì, loại bỏ sản phẩm yếu kém.
- Hoạch định phân phối: xây dựng mối liên hệ với trung gian phân phối,
quản lý dự trữ, tồn kho, vận chuyển và phân phối hàng hóa và dịch vụ, bán sỉ và
bán lẻ.
- Hoạch định xúc tiến: thông đạt với khách hàng, với công chúng và với
nhóm khác thông qua các hình thức của quảng cáo, quan hệ công chúng, bán
hàng cá nhân và khuyến mãi.
- Hoạch định giá: xác định các mức giá, kỹ thuật định giá, các điều khoản
bán hàng, điều chỉnh giá và sử dụng giá như một yếu tố tích cực hay thụ động.
Thực hiện kiểm soát hay đánh giá Marketing: hoạch định, thực hiện và kiểm soát
các chương trình, chiến lược Marketing, đánh giá các rủi ro và lợi ích của các
quyết định và tập trung vào chất lượng toàn diện.
1.2 Cơ sở lý luận về phân phối
1.2.1 Khái niệm.

Phân phối trong Marketing là một quá trình chuyển đưa sản phẩm từ nhà
sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, thể hiện qua nhiều phương thức và hoạt
động khác nhau.
Phân phối trong Marketing làm thay đổi sở hữu sản phẩm từ nhà sản xuất
đến người tiêu dùng thông qua các thành viên trung gian.
Phân phối làm cho cung cầu ăn khớp với nhau. Theo ý nghĩa đó, phân phối
là sáng tạo ra dịch vụ. Những người tiêu dùng thì thường phân tán theo địa lý, lại
có những yêu cầu đa dạng về chất lượng cũng như về số lượng sản phẩm, trong

8


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

khi đó các nhà sản xuất thì lại tập trung và chuyên môn hóa nên cần có vai trò
của nhà phân phối để đưa sản phẩm và dịch vụ tới người tiêu dùng đúng với yêu
cầu.
1.2.2 Tầm quan trọng của phân phối trong Marketing mix.
Vai trò của phân phối trong Marketing mix là đưa sản phẩm đến thị trường
mục tiêu. Những quyết định của phân phối có ảnh hưởng lớn đến các nỗ lực
Marketing. Do các trung gian thực hiện một số chức năng phân phối nên kế
hoạch Marketing của công ty cũng sẽ khác nhau khi lựa chọn những trung gian
phân phối khác nhau.
Sự lựa chọn hệ thống phân phối là một trong những quyết định quan trọng
nhất của công ty. Chiến lược phân phối hợp lý tạo ra sự thuận tiện cho người mua
sẽ góp phần làm cho sản phẩm lưu thông suốt, nhanh chóng, dễ thâm nhập thị
trường.
Chi phí và lợi nhuận cũng bị ảnh hưởng bởi những quyết định lựa chọn

kênh phân phối. Một công ty thực hiện tất cả các chức năng phân phối phải tự
trang trải hết các khoản chi phí và đổi lại sẽ thu hết phần lợi nhuận. Một công ty
sử dụng trung gian để giảm chi phí phân phối thì lợi nhuận cũng giảm vì trung
gian cũng hưởng phần đóng góp của họ.
Mức độ chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm thường chịu ảnh hưởng bởi số
lượng, vị trí, khả năng thâm nhập thị trường, hình ảnh, dịch vụ và các kế hoạch
Marketing của các nhà buôn sỉ, buôn lẻ. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều nhà trung
gian sẽ dẫn đến mối liên hệ với người tiêu dùng ít đi và mức độ kiểm soát
Marketing cũng ít hơn.
1.2.3 Kênh phân phối.
 Khái niệm.
Kênh phân phối sản phẩm là tập hợp các tổ chức và cá nhân làm nhiệm vụ
chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.
Kênh phân phối kết hợp tất cả thành viên tham gia vào tiến trình phân phối
gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ, nhà buôn sỉ, nhà buôn lẻ, đại lý và
người tiêu dùng.
 Cấu trúc kênh phân phối.

9


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

Một kênh phân phối có thể đơn giản hay phức tạp. Kênh phân phối có nhiều
kiểu cấu trúc khác nhau nhưng nhìn chung có thể đưa về hai dạng sau đây:
+ Kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng.
Kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng thường phức tạp và phong phú. Tùy
theo từng loại sản phẩm, từng thị trường, từng doanh nghiệp mà số lượng kênh

và cấu trúc kênh cũng khác nhau. Tuy nhiên những cấu trúc khác nhau đó đều
dựa trên những kênh cơ bản như sau:
1
2
NHÀ

3

NGƯỜI

SẢN

4

TIÊU

XUẤT

DÙNG

5
6

Nhà bán buôn

Nhà đại lý

Nhà bán lẻ
Hình 1.1: Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng
(Nguồn: Th.S Quách Thị Bửu Châu Marketing căn bản, NXB Lao Động,2007)


Kênh không có trung gian gọi là kênh trực tiếp (kênh số 1)
Các kênh có trung gian gọi là kênh gián tiếp (các kênh số 2,3,4,5,6)
Kênh trực tiếp hay kênh có một trung gian được xem là kênh ngắn. Kênh có
từ hai trung gian trở lên gọi là kênh dài.
+ Cấu trúc kênh phân phối cho sản phẩm công nghiệp.
Các kênh phân phối hàng công nghiệp thường ngắn hơn kênh phân phối
hàng tiêu dùng. Những nhà sử dụng công nghiệp thường ít về số lượng, nhưng
mua với số lượng lớn. Bốn kênh phân phối phổ biến cho sản phẩm công nghiệp
được thể hiện trong hình sau:

10


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

1
NHÀ SỬ
NHÀ

DỤNG

2

SẢN

CÔNG


3

NGHIỆP

XUẤT
4

Nhà đại lý

Nhà phân phối công nghiệp

Hình 1.2: Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm công nghiệp
(Nguồn: Th.S Quách Thị Bửu Châu, Marketing căn bản, NXB Lao Động,2007)

1.2.4 Các trung gian trong kênh phân phối
 Tầm quan trọng của trung gian phân phối.
- Hỗ trợ nghiên cứu Marketing: Các trung gian phân phối giữ vai trò rất
quan trọng trong nghiên cứu Marketing. Nhờ sự gần gũi với thị trường, họ có khả
năng thấu hiểu rất tốt những đặc trưng và nhu cầu của khách hàng.
- Ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp
- Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp. Các nhà sản xuất và công
ty dịch vụ thường thực hiện những chiến dịch khuyến mãi trên toàn quốc hay
toàn cầu. Những nhà bán buôn hỗ trợ những hoạt động khuyến mãi trong khu vực
đến nhà bán lẻ hoặc huấn luyện cho nhân viên bán hàng cho nhà bán lẻ.
- Hỗ trợ cung cấp dịch vụ cho khách hàng: các dịch cho khách hàng như
giao hàng, huân luyện sử dụng, bảo hành…có thể được một thành viên phân phối
cung cấp nhưng cũng có thể là sự phối hợp giữa các thành viên.
- Ảnh hưởng đến các quyết định về sản phẩm, nhà trung gian thường cho
những lời khuyên về sản phẩm mới hoặc hiện có.
- Ảnh hưởng đến quyết định về giá. Những nhà bán buôn và bán lẻ thường

có ảnh hưởng lớn đến quyết định về giá, họ yêu cầu những mức giá ưu đãi. Vì
những lý do tế nhị nên nhà sản xuất bị giới hạn trong việc kiểm soát giá cuối
cùng.
- Làm cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.
11


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

- Hỗ trợ nhà sản xuất đáp ứng nhu cầu đa dạng, đơn lẻ của khách hàng.
 Các trung gian trong kênh phân phối
- Nhà bán lẻ: Bán lẻ bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh lien quan đến bán
sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng là cá nhân, hộ gia đình. Đây là giai đoạn
cuối cùng trong kênh phân phối. Nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà bán buôn
cũng có thể tham gia bán lẻ khi họ bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối
cùng. Nhưng phần lớn công việc bán lẻ và chiếm lĩnh thị trường là do nhà bán lẻ
chuyên nghiệp đảm nhận.
- Nhà bán buôn: là những người mua sản phẩm từ những nhà sản xuất hoặc
cung cấp sản phẩm để bán lại cho các nhà sử dụng công nghiệp, nhà bán lẻ và
những nhà bán buôn khác. Họ không bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
- Đại lý: là người thay mặt cho người bán hoặc người mua để thực hiện các
giao dịch với khách hàng. Họ nhận được một khoản hoa hồng hoặc thù lao do
bên sử dụng trả theo hợp đồng đã ký kết.
- Người môi giới: là người không tham gia mua bán hàng hóa mà chỉ làm
nhiệm vụ chấp nối người bán với người mua, không gánh chịu một sự rủi ro nào
và được hưởng thù lao của bên sử dụng môi giới
1.2.5 Lựa chọn kênh phân phối.
 Khái niệm.

Lựa chọn kênh phân phối là một quá trình phân tích đánh giá các nhân tố
ảnh hưởng đến việc lựa chọn kênh và trung gian thích hợp để tiêu thụ sản phẩm.
Đây là một trong những quyết định Marketing quan trọng ảnh hưởng đến doanh
số, chi phí và thị phần của công ty.
 Các căn cứ để lựa chọn kênh phân phối.
- Mục tiêu cần đạt:
+ Chiếm lĩnh thị trường: Để sản phẩm có mặt trên phạm vi thị trường lớn,
bao quát thị trường mục tiêu, các doanh nghiệp có thể chọn nhiều kênh, nhiều
trung gian.
+ Xây dựng hình ảnh sản phẩm: Với mục tiêu này sản phẩm không chỉ cần
hiện diện trên nhiều thị trường, nhiều điểm bán mà còn cần chú ý lựa chọn vị trí
cửa hàng, cách trưng bày.

12


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

+ Kiểm soát: Những kênh ngắn có khả năng dễ kiểm soát hơn những kênh
dài, nên chọn những kênh có ít trung gian phân phối.
+ Giảm chi phí, tăng lợi nhuận: lựa chọn những kênh và trung gian có khả
năng phân phối mạnh, chi phí thấp.
- Đặc điểm của thị trường :
+ Loại thị trường: Hành vi mua hàng của những nhà sử dụng công nghiệp
khác với người tiêu dùng là cá nhân, gia đình, do đó cần những kênh và trung
gian phân phối khác nhau.
+ Số lượng khách hàng tiềm năng: Nếu số khách hàng giới hạn nên sử dụng
lực lượng bán hàng qua những kênh trực tiếp hoặc kênh ngắn. Khi số lượng

khách hàng lớn thì cần sử dụng nhiều nhà trung gian.
+ Mức độ tập trung về mặt địa lý của thị trường: Những thị trường có nhu
cầu lớn và tập trung nên dùng kênh trực tiếp, kênh ngắn. Khi thị trường phân tán,
kênh dài thường được sử dụng.
+ Qui mô đơn hàng: Đối với khách hàng có sức mua lớn có thể bán hàng
trực tiếp, nhưng nếu lượng mua của khách hàng nhỏ nên sử dụng các nhà bán
buôn để phân phối.
- Sản phẩm:
+ Đặc điểm của sản phẩm: Sản phẩm có giá trị thấp, sử dụng thường xuyên
cần phân phối rộng rãi qua nhiều kênh và nhiều trung gian. Những sản phẩm dể
hư hỏng, có tính thời trang thường được phân phối qua các kênh ngắn. Đối với
những sản phẩm có tính kỹ thuật cao, cần dịch vụ chuyên môn hỗ trợ thì khi lựa
chọn trung gian phải chọn lọc cẩn thận.
+ Các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm: Tùy theo mục tiêu trong từng
gian đoạn phát triển khác nhau, những yêu cầu khi lựa chọn kênh và trung gian
phân phối cũng khác nhau.
- Đặc điểm của trung gian :
+ Năng lực của các nhà trung gian: Thể hiện qua khả năng tiêu thụ sản
phẩm, uy tín trên thị trường, hệ thống cửa hàng, vốn, khả năng thanh toán, vị trí
kinh doanh...Doanh nghiệp tùy theo năng lực của trung gian để giao các chức
năng phân phối khác nhau.

13


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

+ Chính sách kinh doanh: Quan điểm kinh doanh và chiến lược của doanh

nghiệp và nhà trung gian có thể không thống nhất. Do đó khi lựa chọn trung gian
cần phải xem chính sách kinh doanh của họ có phù hợp hoặc mâu thuẫn với
chiến lược và hình ảnh sản phẩm của Công ty hay không.
- Năng lực của Công ty :
+ Năng lực, kinh nghiệm quản lý: Nếu có đủ năng lực và kinh nghiệm quản
lý, doanh nghiệp có thể điều hành hệ thống phân phối sử dụng nhiều kênh trung
gian.
+ Khả năng tài chính: Công ty có nguồn tài chính mạnh có thể sử dụng
phân phối trực tiếp qua các cửa hàng của Công ty và có thể mở rộng phân phối
qua những kênh khác.
- Đối thủ cạnh tranh :
Những quyết định phân phối của doanh nghiệp cũng chịu tác động bởi chiến
lược, qui mô và hoạt động của đối thủ cạnh tranh. Công ty có thể đối phó với đối
thủ cạnh tranh bằng cách mở rộng phân phối, nhất là tại những thị trường trọng
yếu của họ.
- Những quy định ràng buộc của pháp luật :
Những quy định về thiết kế kênh, hình thức bán hàng, quản lý trung gian
phải theo những quy định pháp luật hiện hành.

14


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN

PHỐI BÁN LẺ TẠI SHOWROOM CỦA CÔNG
TY CP DỆT MAY THÁI TUẤN

2.1 Giới thiệu sơ lƣợc về CTCP Dệt May Thái Tuấn.
2.1.1Sơ lược về công ty
Công ty CP Thái Tuấn được thành lập ngày 22/12/1993 bởi ông Thái Tuấn
Chí, là một công ty hàng đầu về ngành Dệt, chuyên cung cấp sản phẩm vải thời
trang cao cấp đặc biệt dành cho phái nữ. Sản phẩm chủ yếu: Gấm, lụa, voan, vải
công sở, quần áo may sẵn mang nhãn hiệu ROSSHI…
-

Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Dệt May Thái Tuấn.

-

Tên quốc tế: Thái Tuấn Textile & Garment Join Stock Corporation.

-

Tên giao dịch đối ngoại: THATEXCO

-

Trụ sở chính: 1/148 Nguyễn Văn Quá, Phường Đông Hưng Thuận, Quận
12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

-

Điện thoại: (84-8) 37194612 – 37194613

-

Website: www.thaituanfashion.com


-

E-mail:

-

Giấy chứng nhận ĐKKD số: 048102 ngày 29/12/1993

-

Fax: (84-8) 37194609

-

Mã số thuế: 0301455459

-

Ngành nghề kinh doanh: Dệt, nhuộm, may công nghiệp, sản xuất và mua
bán nguyên liệu ngành dệt may, sản phẩm từ nguyên liệu giấy nhựa PE,
PP.

-

Trung tâm kinh doanh:
Địa chỉ: 938 Nguyễn Trãi, Phường 14, Quận 5, Tp.HCM
Điện thoại: (84-8) 3856 0427
Fax: (84-8) 3950 7616
Email:


15


Chuyên đề tốt nghiệp

-

GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

Logo & Slogan:

Nền tảng cho sự thăng hoa
-

Triết lý của công ty:
Khách hàng: là sự tồn tại của công ty
Trong sản xuất: lấy chất lượng làm tiêu chí
Trong kinh doanh: hợp tác đôi bên cùng có lợi
Về đối ngoại: đặt tín nhiệm lên hàng đầu.

2.1.2 Quá trình hình thành công ty.
Tiền thân của Công ty Thái Tuấn là Công ty TNHH Thương Mại Thái Tuấn,
thành lập vào ngày 22/12/1993 theo quyết định 1474/GP – UB của UBND TP Hồ
Chí Minh, Công ty hoạt động kinh doanh thương mại các mặt hàng vải và được
bổ sung các chức năng dệt, nhuộm, may bởi các quyết định 461,863 và 155 của
Sở Thương mại Tp.Hồ Chí Minh.
Vào đầu những năm 1995 – 1996, ban lãnh đạo Công ty đã nhận thấy nhu
cầu vải ở thị trường Việt Nam là khá lớn, trong khi đó các nhà sản xuất vải trong
nước sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu, nên lượng vải cung cấp chủ yếu là

hàng ngoại nhập. Trước tình hình đó, Ban Giám đốc Công ty TNHH Thương Mại
Thái Tuấn đã quyết định đầu tư thành lập nhà máy dệt, với mục tiêu trước mắt là
bằng mọi cách phải nhanh chóng sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao
thay thế những mặt hàng mà trước nay phải nhập khẩu, vừa để phục vụ thị trường
trong nước vừa tiết kiệm ngoại tệ cho nước nhà.
Để thực hiện mục tiêu của mình, Công ty đã tiến hành đầu tư xây dựng một
nhà máy dệt hiện đại, với máy móc thiết bị nhập từ Nhật Bản. Đến tháng 5/1996,
Công ty chính thức đi vào hoạt động. Trong thời gian này, sản phẩm chính của
công ty là vải mộc, vải mộc này đem ra thuê ngoài nhuộm gia công, tạo ra thành
phẩm để xuất bán thị trường trong nước, chủ yếu là khu vực Tp.Hồ Chí Minh và
Đồng bằng sông Cửu Long.

16


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

Từ tháng 4/1997, Công ty tiếp tục đầu tư xây dựng nhà máy nhuộm trêm
diện tích 2.600 mét vuông. Đến tháng 10/1997, công trình này đã đi vào hoạt
động. Nhờ vậy, quy trình sản xuất được khép kín, giảm được chi phí gia công và
vận chuyển.
Tháng 11/1998, sau thành công rực rỡ tại hội chợ Cần Thơ, đã có rất nhiều
khách hàng tìm đến Công ty để mua hàng, trong thời gian này Công ty cũng đã
chính thức khai trương showroom đầu tiên của mình tại số 419 Hai Bà Trưng,
quận 3, Tp.Hồ Chí Minh để bán lẻ sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng.
Đầu năm 1999, Công ty tiếp tục xây dựng nhà máy dệt số 2 tại khu Công nghiệp
Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh) với tổng diện tích khoảng 2.800 mét vuông, nâng
sản lượng vải mộc lên khoảng 10.000 mét/ngày.

Ngày 19/5/1999, Công ty tiếp tục khai trương cửa hàng giới thiệu và bán lẻ
sản phẩm tại đường Đồng Khởi, quận 1, Tp.HCM nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu
người dân thành phố
Tháng 8/1999, Công ty khai trương chi nhánh đầu tiên tại số 76 phố Huế,
quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Công ty không ngừng đầu tư cho sản phẩm ngày càng tạo những sản phẩm
có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng. Với những nổ lực trên, Công ty đã đạt khá
nhiều giải thưởng trong nước: 2 huân chương lao động hạng ba do Chủ Tịch
nước trao tặng, 4 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 2 bằng khen của Bộ
Thương mại, 4 huy chương trong đó có 1 huy chương vàng cho chất lượng sản
phẩm Gấm (tại hội chợ Thương mại Quốc tế Cần Thơ 1998), danh hiệu “Hàng
Việt Nam chất lượng cao năm 1996 – 2009, Topten 100 thương hiệu mạnh và là
thương hiệu dẫn đầu ngành dệt…
Tháng 10/2002, Công ty đã phát triển thêm ngành may mặc, nhà máy dệt 2
được mở rộng thêm phân xưởng may thời trang và tại showroom 206 Lê Văn Sỹ
bắt đầu nhận số đo của khách và chuyển về xưởng may.
Đầu tháng 1/2008, Công ty TNHH Dệt May Thái Tuấn chính thức đổi thành
Công ty Cổ phần Dệt May Thái Tuấn, đánh dấu bước phát triển quan trọng của
công ty trên thị trường dệt may Việt Nam.

17


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty.
Qua 17 năm hoạt động sản xuất và kinh doanh, Công ty Thái Tuấn không
ngừng hoàn thiện bộ máy hoạt động của mình để phù hợp với tốc độ phát triển

của công ty. Với mục tiêu cơ cấu quản lý phải hiệu quả và nhằm giảm bớt chi phí
đầu ra góp phần tối đa hoá lợi nhuận. Công ty Thái Tuấn đã xây dựng cơ cấu
quản lý được bố trí như sau:

18


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng
CHỦ TỊCH HĐQT

TỔNG GIÁM ĐỐC

THƢ KÝ

P.TGÑ

P. TGĐ NỘI

P.TGĐ KT-

KINHDOAN

CHÍNH

SX

H



CHIẾN
LƢỢC

GÑ KINH
DOANH
NOÄI ÑÒA

GĐ HÀNH
CHÍNH
QUẢN TRỊ

GÑXS
TT.
KH&NC
PT

GĐ TÀI
CHÍNH
KẾ TOÁN

GĐ KINH
DOANH
XUẤT
KHẨU

GĐ NHÂN
SỰ

GĐ NHÀ

MÁY
DỆT 1

GĐ QUẢN
LÝ CHẤT
LƢỢNG

GĐ NHÀ
MÁY
DỆT 2


TT.THTK

GĐ NHÀ
MÁY
NHUỘM


MARKET
ING

GÑ CUNG
ÖÙNG GIA
COÂNG

Sơ đồ 2.1 – Sơ đồ bộ máy quản lý CTCP Dệt May Thái Tuấn
(Nguồn: Phòng Nhân sự CTCP Thái Tuấn)

19



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban.
 Hội Đồng Quản Trị.
Là cơ quan quản trị cao nhất của công ty, gồm 4 thành viên góp vốn thành
lập Công ty, là bộ phận quyết định cao nhất của công ty, đứng đầu là Tổng Giám
Đốc
- Quyền hạn:
Chủ tịch Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty quyết định
những vấn đề có liên quan đến mục đích và quyền lợi công ty
Ấn định việc thành lập các quỹ và hình thức sử dụng vốn
Có quyền phê duyệt các quyết định bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm Ban Giám đốc
cũng như nhân viên của các phòng ban trong công ty.
- Trách nhiệm:
Giải quyết các vấn đề như thành lập hay giải thể các chi nhánh, văn phòng
đại diện, tăng giảm vốn…
Quản lý công ty theo đúng điều lệ quy định của pháp luật
Giám sát việc điều hành của Ban Giám đốc và chức danh khác do Hội đồng
quản trị trực tiếp quản lý.
Kiến nghị, bổ sung hoặc sửa chữa các điều lệ của công ty.
Quyết định tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ lãnh đạo thuộc quyền quản lý.
Xem xét giải quyết các kiến nghị của Ban Giám đốc.
 Phòng Marketing.
Thực hiện các dự án nghiên cứu thị trường theo kế hoạch năm và các
chương trình nghiên cứu của Ban sản phẩm mới.
Thực hiện các chuyến tiếp thị kênh phân phối theo mùa vụ và thăm hỏi

khách hàng quốc tế.
Phụ trách quản lý danh sách khách hàng kênh phân phối và cập nhật thường
xuyên.
Tăng cường mối quan hệ với phóng viên các Báo – Đài tập trung thu hút đối
tượng khách hàng mục tiêu.
Thiết kế quảng cáo theo mùa vụ và theo yêu cầu của công ty.
Trang trí showroom bên trong và bên ngoài.

20


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

Phụ trách hệ thống nhận dạng thương hiệu công ty.
Lên kế hoach các chương trình chăm sóc khách hàng: các chương trình liên
kết, khách hàng thân thiết, thăm viếng khách hàng cuối năm…
Lập kế hoạch khuyến mãi theo mùa vụ và các chương trình hội chợ.
Thu thập mẫu mã, kiểu dáng mới trên thị trường.
 Phòng kinh doanh nội địa
Tiến hành các hoạt động phân phối sản phẩm, giao nhận đưa sản phẩm ra
thị trường và phân phối hàng hoá đến người tiêu dùng.
Nắm bắt thông tin về thị trường sản phẩm, giá cả, đối thủ cạnh tranh.
Quản lý hệ thống showroom, đồng thời theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm
nhằm giúp công ty kịp thời đưa ra những chính sách sản phẩm phù hợp đảm bảo
hoạt động của công ty luôn trong tình trạnh tốt.
Tìm kiếm khách hàng mới và nhu cầu sản phẩm mới.
Cung cấp mẫu mã, đơn đặt hàng cho bộ phận sản xuất.
 Trung tâm nghiên cứu và phát triển.

Là đơn vị quản lý, triển khai và kiểm tra hoạt động sản xuất, công nghệ,
nghiên cứu và phát triển trong toàn bộ Công ty
Hoạch định các chiến lược, sách lược phát triển cho Công ty.
Nghiên cứu, thiết kế mẫu mã mới để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Xây dựng và quản lý kế hoạch sản xuất, đề nghị các giải pháp toàn dụng
cho máy móc thiết bị.
Điều phối sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu, nhận thành phẩm cung ứng
cho bộ phận bán hàng.
 Bộ phận tài chính kế toán.
Hoạch định và kiểm tra tài chính, đảm bảo việc hình thành và sử dụng các
quỹ tiền tệ của Công ty được hiệu quả.
Thu thập và tổ chức các nguồn vốn cho các chương trình phát triển tổ chức
kinh doanh, phân phối theo nguồn vốn quy định của Công ty.
Ghi chép các hoạt động kinh tế phát sinh cách đầy đủ và kịp thời.

21


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

Xác định kế hoạch kinh doanh, dự báo nhu cầu vốn và cân đối ngân sách
hoạt động của Công ty, cân đối khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh và khả
năng tài chính của Công ty
Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ phát sinh trong hoạt động quản lý,
kiểm kê.
 Phòng nhân sự.
Nghiên cứu, xây dựng cơ cấu tổ chức của Công ty.
Bố trí nhân sự các đơn vị cho phù hợp với tình hình kinh doanh của Công ty.

Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và tổng hợp việc đánh giá tuyển dụng,
đào tạo, huấn luyện, đề bạt, điều động, khen thưởng, kỷ luật và đánh giá nhân lực
trong Công ty.
Giải quyết các tranh chấp của nhân viên Công ty trong khi làm việc.
Chủ trì nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn các vấn đề mang tính nền tản,
pháp quy và các vấn đề mang tính kỹ thuật.
Thực hiện các chương trình thi đua khen thưởng, chất lượng, số lượng sản
phẩm và các nhiệm vụ khác được Tổng Giám đốc phân công.

2.1.5 Giới thiệu chung về hệ thống phân phối các showroom.
Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vải và quần áo thời trang, Công ty cổ
phần Dệt May Thái Tuấn được biết đến như một trong những doanh nghiệp dệt
may cung cấp sản phẩm và dịch vụ thời trang hàng đầu tại Việt Nam. Thành lập
vào cuối năm 1993, Thái Tuấn không ngừng nỗ lực mở rộng hoạt động kinh
doanh sản xuất của mình từ việc đầu tư xây dựng các nhà máy dệt, phân xưởng,
nhà máy nhuộm cho đến việc thành lập và phát triển các chi nhánh, hệ thống
Showroom, trung tâm thời trang và phân xưởng may. Tính đến nay Thái Tuấn đã
có 3 chi nhánh, 7 showroom, hơn 300 đại lý và trên 3500 nhà phân phối trải đều
trên toàn quốc.
Trong đó Showroom là một kênh phân phối bán lẻ, trực tiếp do công ty bỏ
toàn bộ chi phí thực hiện. Hệ thống Showroom của Thái Tuấn có chức năng bán
lẻ và bán buôn các sản phẩm của công ty, ngoài ra còn là nơi để quảng bá hình
ảnh của công ty, là bộ mặt đại diện cho công ty.

22


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng


Để khẳng định vị thế của mình và nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ
nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng, Thái Tuấn đã không ngừng đầu
tư và mở rộng hệ thống showroom của mình góp phần làm gia tăng số lượng
các showroom trên thị trường. Trước mắt Thái Tuấn chỉ tập trung mở thêm các
showroom trên thị trường Tp.Hồ Chí Minh, vì đây là thị trường có sức tiêu thụ
cao nhất trong cả nước. Nhưng trong tương lai để nâng tầm thương hiệu của
mình, Thái Tuấn cũng đã có chủ trương mở thêm các showroom tại các chi
nhánh ở miền Bắc và miền Trung.

STT

Showroom

Địa Chỉ

1

Showroom vải Thái Tuấn

45 – 47 Cách Mạng Tháng 8, Q.1

2

Showroom vải Thái Tuấn

Số 10A đường 3 Tháng 2, Q.10

3


Showroom vải Thái Tuấn

419 Hai Bà Trưng, Q.1

4

Showroom vải Thái Tuấn

Lê Văn Sĩ, Q.3

5

Showroom vải Thái Tuấn

2A Nguyễn Oanh, Q.Gò Vấp

6

Showroom vải Thái Tuấn

A2 Quang Trung, Q.Gò Vấp

7

Showroom vải Thái Tuấn

28 Lê Quang Định, Q.Bình Thạnh

Bảng 2.1:Hệ Thống Showroom của Thái Tuấn tại Tp.Hồ Chí Minh
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty Thái Tuấn)

Hệ thống showroom vải Thái Tuấn được thiết kế với màu sắc chủ đạo là
màu đỏ đô truyền thống, phù hợp với tông màu của thương hiệu, không gian bên
trong của showroom thoáng mát và trang trí rất chuyên nghiệp. Các sản phẩm
của công ty được trưng bày và bố trí ở những nơi đẹp mắt và thuận tiện cho
khách hàng coi và lựa chọn sản phẩm. Tại các hệ thống showroom được tập
chung đầy đủ các loại sản phẩm của công ty từ những sản phẩm về vải như: vải
phi, vải lụa, voan kim tuyến, tằm kim tuyến… cho đến các sản phẩm may sẵn
giành cho công sở, đồ ở nhà và các phụ kiện đi kèm như caravat, khăn quàng cổ,
kẹp tóc,…Không chỉ dừng lại ở việc đa dạng chủng loại sản phẩm, Thái Tuấn
còn chú trọng trong khâu dịch vụ khách hàng trước và sau khi mua. Với đội ngũ
23


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

nhân viên nhiệt tình luôn hỗ trợ từ khâu phục vụ việc gửi xe, mở cửa cho khách
hàng khi bước chân vào showroom cho đến việc được các nhân viên tư vấn về
sản phẩm cho khách hàng trong suốt quá trình mua hàng và thanh toán.

2.2 Thực trạng hoạt động phân phối bán lẻ tại các showroom của Công
ty Thái Tuấn.
2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
2.2.1.1 Các sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
 Các sản phẩm:
Công ty đã không ngừng đầu tư và nghiên cứu để cho ra đời những sản
phẩm chất lượng cao và đa dạng về mẫu mã được thị trường ưa chuộng. Hiện nay,
sản phẩm của Công ty chủ yếu dành cho nữ giới với trên 20 mặt hàng, mỗi mặt
hàng có hàng trăm kiểu hoa văn và được chia thành các dòng sản phẩm chủ yếu

như sau:
Vải công sở với nhiều chủng loại khác nhau, mỗi loại có một đặc tính, hoa
văn và màu sắc riêng.
Lenci là dòng sản phẩm cao cấp cho nữ sinh dành cho những người có thu
nhập khá trở lên.
Menni’s là dòng sản phẩm dành cho nam sinh với mức giá phù hợp dành
cho những người, gia đình có thu nhập trung bình khá trở lên.
Happyness là dòng sản phẩm cưới dành cho những đôi uyên ương trong
ngày trọng đại của cuộc đời.
Rosshi là dòng sản phẩm may sẵn dành cho giới nhân viên văn phòng, nội
trợ hay trang phụ ở nhà.
Thataxco là dòng sản phẩm vải dùng để may đồ dạ hội, văn phòng…

24


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

Hình 2.1: Các nhãn hàng của Công ty Thái Tuấn
(Nguồn: Phong Nhân sự Công ty Thái Tuấn)
 Thị trường tiêu thụ.
Mục tiêu cuối cùng của công việc kinh doanh là lợi nhuận, nhưng để đạt
được lợi nhuận như mục tiêu mình đề ra thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế
hoạch và chiến lược kinh doanh hiệu quả. Và một trong những chiến lược quan
trọng là việc xác định cho mình một thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp có đủ
năng lực để cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường đó trong tương lai. Với Thái
Tuấn cũng không nằm ngoài mục đích đó và đã xác định: “Lấy thị trường trong
nước làm nền tảng, thị trường nước ngoài là thị trường mở rộng”

Được thành lập và đi vào hoạt động được gần 17 năm, Công ty không
ngừng đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước chiếm lĩnh thị trường trong
nước đồng thời tiến xa hơn trong việc tìm kiếm thị trường nước ngoài, cụ thể với
các thị trường như sau:
Thị trường nội địa: Công ty tập trung khai thác tại các thành phố lớn như
Tp.Hồ Chí Minh, Hà Nội, các tỉnh miền Đông, Đồng bằng sông Cửu Long, các
tỉnh miền Bắc…
Thị trường nước ngoài: Công ty đẩy mạnh việc xuất khẩu sang các nước
Nam Phi, Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản…

25


×