Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

QUY TRÌNH TỔ CHỨC KHAI THÁC TÀU CHUYẾN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI HOÀNG GIA VÀ CHI PHÍ THUÊ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG TÀU CHUYẾN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.47 MB, 60 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6

Tên bảng
Lĩnh vực kinh doanh của công ty
Số lượng và cơ cấu lao động phân theo giới tính
Cơ cấu lao động phân theo trình độ
Tình hình tài sản cố định của công ty đến ngày 31/12/ 2014
Đội tàu của công ty cổ phần Hàng hải Hoàng Gia năm 2014
Kết quả hoạt động SXKD chung của Công ty từ 2012-2014

Trang
8
12
12
13
13
15

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình
1.1


2.1
2.2

Tên hình
Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ các bước tổ chức khai thác tàu
Sơ đồ các bước khai thác tàu chuyến của công ty

Trang
4
9
16


LỜI MỞ ĐẦU
Vận tải biển là ngành đóng vai trò hết sức quan trọng đối với kinh tế Thế giới
hiện nay. Do có đặc điểm là chi phí đầu tư xây dựng tuyến đường hành hải thấp mà
khối lượng hàng hóa vận chuyển được nhiều và đa dạng chủng loại, kích cỡ, nên ngày
nay vận tải biển đảm đương khoảng 90% các hoạt động thương mại trên toàn thế giới,
sở hữu hàng triệu thuyền viên và lực lượng hùng hậu các đội tàu buôn đăng kí quốc
tịch tại hơn 150 quốc gia.
Hiện nay vận tải biển đã trở thành ngành then chốt của nền kinh tế toàn cầu. Nhắc
đến vận tải biển chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của các nhà tổ chức quản lý
và khai thác tàu biển. Họ là những người đưa ra cách thức tổ chức để vận chuyển các
chuyến hàng bằng đường biển sao cho tiết kiệm chi phí mà hiệu quả đạt được là tối ưu
nhất.
Nhận thức được vai trò vô cùng to lớn của việc quản lý và khai thác tàu biển, nên
em đã lựa chọn đề tài thực tập ‘‘ Quy trình tổ chức khai thác tàu chuyến của công ty cổ
phần hàng hải Hoàng Gia và chi phí thuê vận chuyển hàng hóa bằng tàu chuyến’’. Báo
cáo của em gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quy trình tổ chức khai thác tàu chuyến và chi phí
thuê vận chuyển hàng hóa bằng tàu chuyến.
Chương 2: Quy trình tổ chức khai thác tàu chuyến của công ty và chi phí thuê vận
chuyển hàng hóa bằng tàu chuyến.
Chương 3: Đánh giá và kiến nghị.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC
KHAI THÁC TÀU CHUYẾN VÀ CHI PHÍ THUÊ VẬN
CHUYỂN.
1.1 Cơ sở lý thuyết của quy trình tổ chức khai thác tàu chuyến.

Theo giáo trình Logistics Vận tải, PGS.TS Nguyễn Thanh Thủy (chủ biên) và
CN.Nguyễn Thị Nha Trang, 2015, trang 6;7;9. Ta có cơ sở lý thuyết về quy trình tổ
chức khai thác tàu chuyến như sau:
Bước 1: Chào hàng
Người vận chuyển nhận đơn chào hàng (Cargo offer) thể hiện tóm tắt những nội
dung chính từ người thuê vận chuyển: tên hàng, bao bì đóng gói, số lượng hàng, hành
trình của hàng (có thể thông qua môi giới).
Bước 2: Chào tàu
Người vận chuyển chào tàu tới người thuê vận chuyển (có thể thông qua môi
giới).
Nội dung đơn chào tàu gồm có: Tên, địa chỉ hãng tàu; tên và đặc điểm con tàu;
khối lượng và tính chất loại hàng; cảng bến xếp/ dỡ; cước phí và điều kiện thanh toán;
các điều khoản khác (Mẫu hợp đồng thuê tàu, hoa hồng đại lý, chỉ định đại lý tàu…)
Chào tàu của chủ tàu có 3 dạng:
Chào tàu cố định (Firm offer);
Chào tàu không cố định (Prospective offer);
Chào tàu có điều kiện (offer subject to…);
Bước 3: Xác nhận chào tàu hay giai đoạn đàm phán

Người thuê nghiên cứu đơn chào tàu và trả lời bằng nhiều cách:
Chấp nhận thuê hoàn toàn theo đơn chào tàu.
Từ chối hoàn toàn không mặc cả.
Từ chối đơn chào tàu và chào lại.


Người thuê tàu và người cho thuê sẽ liên tục xác nhận và sửa đổi các điều khoản
do người thuê đưa ra cho đến khi hai bên hoàn toàn đi đến thống nhất các điều khoản.
Bước 4: Ký kết hợp đồng thuê tàu (C/P)
- Giai đoạn thứ nhất: Sau khi người thuê tàu đồng ý về nội dung điều khoản trong
thư xác nhận chào tàu cuối cùng của người cho thuê, giai đoạn đàm phán sẽ kết thúc
bằng một thỏa thuận không chính thức. Các bên tổng hợp và xác nhận lại các vấn đề đã
thỏa thuận.
- Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn soạn thảo và ký kết hợp đồng.
Các bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng vận chuyển ở dạng sơ bộ hoặc đầy đủ. Hợp
đồng thuê tàu sẽ bao gồm các điều khoản mà hai bên đã điều chỉnh và thống nhất trong
quá trình đàm phán.
Một điều cần lưu ý là những điều khoản còn lại sau khi hai bên đã nhất trí những
điều khoản chính về hàng, cước, cảng xếp dỡ, mức xếp dỡ, mẫu C/P …phải được hoàn
tất trước thời hạn ghi trong đơn chào tàu và trước khi tàu chở hàng được cố định.
Việc ký kết hợp đồng giữa người thuê tàu và người cho thuê có thể được thực
hiện thông qua người môi giới.
Bước 5: Thực hiện hợp đồng
Để hoàn thành thực hiện hợp đồng vận tải tàu chuyến đã ký, người khai thác tàu
(người cho thuê tàu) phải triển khai các công việc chính sau đây:
Chỉ định đại lý phục vụ tàu tại các cảng;
Lập bảng hướng dẫn chuyến đi;
Thông báo tàu đến (NOA) tại cảng xếp và dỡ;
Trao thông báo sẵn sàng (NOR);
Nhận hàng để chở;

Cấp vận đơn đường biển (Issue B/L) tại cảng xếp cho người vận chuyển;
Lập bản lược khai hàng hóa (Cargo Manifet) tại cảng xếp/ dỡ;
Cấp lệnh giao hàng (D/O) tại cảng dỡ và trả hàng cho người nhận;
Quyết toàn chuyến đi (các biên bản liên quan đến tàu và hàng);


Lập hóa đơn thu cước (Freight Invoice).
Bước 6: Thanh lý hợp đồng
Sau khi kết thúc việc dỡ trả hàng các bên sẽ tiến hàng thanh lý hợp đồng.Việc
thanh lý hợp đồng có thể thực hiện bằng cách gặp gỡ trao đổi trực tiếp hoặc quy định
tự động kết thúc sau một số ngày nhất định kể từ khi kết thúc việc dỡ trả hàng.
Từ các cơ sở lý thuyết trên. Ta có sơ đồ các bước tổ chức và khai thác tàu chuyến
như sau:
Bước 1: Chào
.

hàng

Bước 2:

Bước 3:

Chào tàu

Đàm phán

Bước 6: Thanh

Bước 5:


Bước 4:

lý hợp đồng

Thực hiện hợp

Ký kết hợp đồng

đồng

Hình 1.1:
Sơ đồ các
bước tổ
1.2 Chi phí thuê vận chuyển hàng hóa bằng tàu chuyến.


Chi phí thuê vận chuyển hàng hóa bằng tàu chuyến thì ngoài khoản chi phí
chính là cước phí thuê tàu. Tùy theo điều kiện thuê tàu được thỏa thuận trong hợp đồng
mà người thuê tàu sẽ phải chịu các phụ phí khác liên quan đến việc xếp dỡ hàng hóa ở
hai đầu bến.
Trong hợp đồng thuê tàu chuyến chi phí xếp dỡ hàng hóa thường được quy định
theo các phương thức như sau:
Theo điều kiện miễn xếp hàng FI (Free in): Theo cách quy định này người thuê
tàu chịu trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu ở cảng xếp hàng; người vận chuyển
chịu trách nhiệm và chi phí dỡ hàng ở cảng dỡ hàng. Điều kiện này tương đương với
điều kiện FILO (Free in Liner out).
Theo điều kiện miễn dỡ hàng FO (Free out): Theo cách quy định này, người thuê
tàu chịu trách nhiệm và chi phí dỡ hàng khỏi tàu ở cảng dỡ hàng; người vận chuyển
phải chịu trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu ở cảng xếp hàng. Điều kiện này
tương đương với điều kiện FOLI (Free out Liner in).

Theo điều kiện miễn xếp dỡ hàng FIO (Free in and out): Theo cách quy định này,
người thuê tàu phải chịu trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu và dỡ hàng khỏi tàu.
Điều kiện FIO không nói rõ người vận chuyển có được miễn phí sắp xếp
hàng (Stowage), san cào hàng (Trimming) trong hầm tàu hay không, vì vậy tốt nhất
cần ghi rõ FIOST (Free in and out, stowed and trimmed): miễn chi phí và trách nhiệm
xếp, dỡ hàng cũng như sắp xếp và san trải hàng .
Theo điều kiện Full Liner Term : Với điều kiện này thì chủ tàu sẽ chịu trách
nhiệm và chi phí xếp dỡ hàng hoá cho cả hai đầu bên.


CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH TỔ CHỨC KHAI THÁC TÀU
CHUYẾN CỦA CÔNG TY VÀ CHI PHÍ THUÊ VẬN CHUYỂN
HÀNG HÓA BẰNG TÀU CHUYẾN.
2.1 Thông tin công ty.

Theo nguồn thông tin tài liệu từ công ty cổ phần Hàng hải Hoàng Gia (2014), ta
có một số thông tin như sau về công ty.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Tên tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI HOÀNG GIA
Tên tiếng anh: ROYAL MARITIME JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: RMC
Địa chỉ: Số 45 Lý Thường Kiệt, Phường Quang Trung. Quận Hồng Bàng, Thành
phố Hải Phòng, Việt Nam.
Điện thoại: (+84) 313.532.260
Fax: (+84) 313.532.261
Mã số thuế: 0201112666
Email:
Website: www.royalmaritime.com.vn
Công ty cổ phần Hàng hải Hoàng Gia với tiền thân là bộ phận khai thác tàu biển
tại công ty cổ phần Công Nghiệp Tàu Thủy Hoàng Gia, đã tách ra hoạt động độc lập và

chính thức thành lập ngày 08/09/2010. Là một công ty trẻ năng động, sáng tạo hoạt
động trong lĩnh vực vận tải ven biển và viễn dương, công ty cung cấp dịch vụ chuyên
nghiệp về vận tải biển có khả năng đáp ứng hết các nhu cầu vận chuyển của quý khách
hàng.
Từ khi thành lập đến nay, công ty không ngừng nỗ lực đầu tư mở rộng và phát
triển. Công ty đã xây dựng hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO


9001 – 2000 và hoạt động ngày càng hiệu quả. Từ ngày 21/06/2013 công ty cổ phần
Hàng hải Hoàng Gia chính thức mở thêm chi nhánh tại số 4 Trần Trọng Cung, Phường
Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh. Và dự kiến sẽ mở thêm chi nhánh mới tại
Đà Nẵng vào năm 2015. Với đội ngũ tàu vận tải bao gồm 4 tàu 5.600 DWT, 2 tàu
2.300 DWT, dự kiến sẽ đưa thêm 1 tàu 13.500 DWT, 1 tàu 7.600 DWT, 1 tàu
3.700DWT đang gấp rút hoàn thiện tại nhà máy công ty mẹ chuyên chạy tuyến Đông
Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc; cùng đội thủy thủ kinh nghiệm và hệ thống nhân viên
giao dịch nhiệt tình, kiến thức chuyên môn về tàu biển vững chắc. Với đội ngũ nhân sự
giàu kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao và không
ngừng nỗ lực mang đến cho khách hàng dịch vụ vận tải chất lượng, chuyên nghiệp và
uy tín.
Công ty đã thiết lập, thực hiện, duy trì, vận hành có hiệu quả Hệ thống Quản lý
An toàn-Chất lượng và Môi trường, Công ước về lao động hàng hải MLC 2006,
thường xuyên chú trọng bổ sung, cải tiến nâng cao hiệu lực của hệ thống theo các yêu
cầu của Bộ luật Quản lý An toàn Quốc tế (ISM Code) và các yêu cầu khác của chính
quyền Hàng hải cũng như của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
2.1.2

Lĩnh vực kinh doanh
Theo tài liệu tổng hợp từ phòng kế toán năm 2014, ta có thông tin về các lĩnh

vực kinh doanh của Công ty cổ phẩn Hàng hải Hoàng Gia tính đến năm 2014 như sau:

Bảng 2.1: Lĩnh vực kinh doanh của công ty

STT
1
2

Tên ngành
Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương (chính)
Đóng tàu và cấu kiện nổi

Mã ngành
5012
3011


Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.
3

Chi tiết: Bán buôn máy thủy, bán buôn thiết bị cầu, cổng trục

4659

phục vụ nâng hạ; bán buôn vật tư và trang thiết bị hàng hải
4

Bán mô tô, xe máy
Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ

4541


5

vận tải bằng xe buýt)

4931

6
7
8

Chi tiết: Vận tải hành khách bằng taxi
Vận tải hàng hóa đuờng thủy nội địa
Gia công cơ khí, xử lý và tràng phủ kim loại
Sản xuất các thiết bị nâng hạ và bốc xếp
Bán buôn kim loại và quặng kim loại

5022
2592
2816

9
10
11
12
13
14

[Type a quote from the document or
4662
the summary of an interesting point.

Chi tiết: Bán buôn sắt, thép, tôn, kim loại
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng You can position the text box
4663
anywhere in the
document. Use the
Chi tiết: Bán buôn thép lá
Drawing Tools tab to change the
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
4933
formatting of the
pull quote text box.]

Vận tải hành khách đường thủy nội địa
Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác
Vận tải hành khách đường bộ khác

Chi tiết: Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh
(Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty cổ phần Hàng hải Hoàng Gia)

2.1.3

Cơ cấu tổ chức và nguồn vốn

2.1.3.1 Nguồn vốn
Người đại diện theo pháp luật: Ông Hoàng Ngọc Vũ – Chức vụ: Giám đốc
Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng (Ba tỷ đồng)
Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng
Tổng số cổ phần: 300.000
2.1.3.2 Bộ máy tổ chức hoạt động của công ty


5021
4511
4932


Theo nguồn thông tin tài liệu từ công ty cổ phần Hàng hải Hoàng Gia (2014), ta
có cơ cấu bộ máy tổ chức hoạt động và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong
công ty như sau:
Giám đốc công ty: Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty, cả ở trên bờ và
dưới tàu. Giám đốc là người đưa ra quyết định cuối cùng để đảm bảo an toàn cho con
người, tàu, và môi trường.
Người phụ trách (DPA):
Được sự chỉ định của giám đốc, có quyền hạn và trách nhiệm theo dõi, duy trì và
vận hành một cách trôi chảy hệ thống quản lý.
GIÁM ĐỐC
NGƯỜI PHỤ TRÁCH
(DPA)

ĐỘI ỨNG PHÓ
KHẨN CẤP

PHÒNG
KHAI THÁC, PHÁP CHẾ HÀNG HẢI

PHÒNG
NHÂN SỰ-THUYỀN VIÊN

PHÒNG
KỸ THUẬT - VẬT TƯ


Hình 2.1:
Cơ cấu tổ
chức của

CÁC THUYỀN TRƯỞNG


Phòng nhân sự:
Trưởng phòng nhân sự giúp các lãnh đạo công ty cải tiến công tác quản lý và chịu
trách nhiệm kiểm soát các quá trình hoạt động của tàu trong lĩnh vực hàng hải và bảo
vệ môi trường.
Phòng Kỹ thuật-Vật tư:
Trưởng phòng kỹ thuật giúp lãnh đạo công ty cải tiến công tác quản lý và chịu
trách nhiệm kiểm soát các hoạt động khai thác kỹ thuật của tàu, bảo dưỡng các thiết bị
trong quá trình khai thác và chịu trách nhiệm quản lý vật tư.
Phòng khai thác:
Trưởng phòng khai thác chịu trách nhiệm:


Giúp đỡ tàu mọi yêu cầu cần thiết về các hợp đồng mà tàu phải tuân theo.



Tổ chức kinh doanh các tàu trực tiếp khai thác.



Quản lý và chỉ đạo công tác bốc xếp hàng tại cảng.




Trợ giúp tàu trong quá trình hành hải như cung cấp các thông tin về thời tiết, luồng
lạch, bến cảng, đại lý. Cung cấp cho tàu lương thực thực phẩm và thuốc y tế.



Duy trì thông tin liên lạc giữa công ty với tàu.
Các cán bộ thực hiện theo nhiệm vụ phân công cụ thể của trưởng phòng.
Phòng pháp chế:



Giúp đỡ tàu mọi yêu cầu cần thiết về các hợp đồng mà phòng khai thác đã thực
hiện.



Tham gia, đóng góp các ý kiến về pháp luật, luật pháp tại các cảng tàu sẽ tới.



Cung cấp cho tàu những bộ luật, chỉ dẫn, hải đồ, án phẩm hàng hải, sổ tay hướng
dẫn, sách tham khảo và sổ ghi chép theo yêu cầu.



Thực hiện công tác pháp chế, an toàn hàng hải.




Tham mưu công tác đăng kiểm.



Bảo đảm các hồ sơ, tài liệu liên quan đến trang thiết bị, sửa chữa, hoán cải của đội
tàu phải sẵn có và được cập nhật kịp thời nhằm phục vụ cho việc quản lý kỹ thuật hiệu
quả cho đội tàu.


Đội ứng phó sự cố:
Giám đốc sẽ quyết định thành lập đội ứng cứu sự cố trong trường hợp có bất trắc
xảy ra trên biển.
Thuyền trưởng các tàu:
Quyền và trách nhiệm của thuyền trưởng


Hiểu thấu đáo hệ thống quản lý của công ty.



Thực hiện và duy trì chính sách An toàn và Bảo vệ Môi trường của công ty.



Thúc đẩy thuyền viên tuân thủ chính sách An toàn và Bảo vệ Môi trường.



Đưa ra các mệnh lệnh và các chỉ dẫn phù hợp một cách rõ ràng và đơn giản.




Kiểm tra xác nhận rằng các yêu cầu đề ra đã được tuân thủ.



Soát xét lại hoạt động khai thác và báo cáo khiếm khuyết cho công ty.



Giữ các giấy chứng nhận, giấy tờ chính thức và các tài liệu quan trọng. Chịu trách
nhiệm mang các tài liệu quan trọng liên quan khi phải bỏ tàu.



Thuyền trưởng chỉ được rời tàu khi đã bàn giao trách nhiệm cho thuyền phó nhất
hoặc khi có thuyền trưởng khác được công ty chỉ định xuống thay.
Nhân lực
Nhân tố lao động có ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất

2.1.4

kinh doanh của công ty. Năm 2014, số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty là
136 người.
Từ bảng 2.2 ta thấy rằng:
Tỷ trọng số lao động phân theo giới tính nam luôn nhiều hơn giới tính nữ trong 2
do đặc thù công việc của lao động là nam giới. Nữ giới chỉ chiếm hơn 10% tổng số lao
động và tập trung chủ yếu ở khối lao động tại văn phòng.



Bảng 2.2 Số lượng và cơ cấu lao động phân theo giới tính
Năm 2013
Năm 2014
Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng
Giới tính
(Người)
(%)
(Người)
(%)
Giới tính
Nam
Nữ
Tổng số

105
13
118

89,00
11,00
100

119
17
136

87,00
13,00
100


(Nguồn: Phòng nhân sự thuyền viên – Công ty CP Hàng Hải Hoàng Gia)

Từ bảng 2.3 dưới đây ta thấy trình độ đại học, cao đẳng của lao động trong công
ty chiếm tỷ lệ cao nhất là 66,1 %. Điểu này cho thấy trình độ đào tạo ngày càng được
nâng cao. Đa số có tinh thần cầu tiến, tự giác tham gia học tập để nâng cao trình độ,
hướng phát triển như vậy nhìn chung phù hợp với đặc thù ngành.
Bảng 2.3 Cơ cấu lao động phân theo trình độ
STT
1
2
3

Trình độ
Sau đại học
Đại học, cao đẳng
Trung cấp, sơ cấp
Tổng

Năm 2013
Số lượng
Tỷ trọng

Năm 2014
Số lượng Tỷ trọng

(Người)
7
78
33
118


(Người)
9
89
38
136

(%)
5,93
66,1
27,97
100

(%)
6,62
65,44
27,94
100

(Nguồn: Phòng nhân sự thuyền viên – Công ty CP Hàng Hải Hoàng Gia)
2.1.5

Cơ sở vật chất

Tính đến hết năm 2014, tổng giá trị tài sản cố định của công ty đạt 562,7 tỷ trong đó
chủ yếu là phương tiện vận tải ( gồm 06 tàu biển ) chiếm gần 562 tỷ đồng, phần còn lại
là máy móc thiết bị và các thiết bị quản lý và các tài sản khác.


Bảng 2.4 Tình hình tài sản cố định của công ty đến ngày 31/ 12/ 2014

Đơn vị tính: 106đồng
Tài sản

Nguyên giá

Khấu hao

Giá trị còn lại

TSCĐ hữu hình

562.727

1.099

1.628

Máy móc thiết bị

93

75

18

561.916
718
0
562.727


125.374
650
0
126.099

436.542
68
0
436.628

Phương tiện vận tải
Thiết bị quản lý
Tài sản cố định vô hình
Tổng cộng

(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty cổ phần Hàng hải Hoàng Gia)

2.1.6 Đội tàu của công ty và các hình thức khai thác.

2.1.6.1 Đặc điểm
Ngay từ ngày đầu thành lập công ty mới chỉ có 01 tàu mang tên ROYAL 18 với
trọng tài toàn phần 5.610 DWT. Đến năm 2014 đội tàu của công ty cổ phần Hàng hải
Hoàng Gia đã đạt số lượng 06 chiếc với các cỡ tàu từ 2.300 DWT đến 5.600 DWT góp
phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành vận tải biển nói riêng và nền kinh tế của
Việt Nam nói chung.
Bảng 2.5 Đội tàu của công ty Cổ phần Hàng hải Hoàng Gia
Trọng tải

Hình thức


2012/ Việt Nam
2012/ Việt Nam
2012/ Việt Nam
2010/ Việt Nam

(DWT)
2.330,00
2.330,00
5.610,00
5.617,50

đầu tư
Đóng mới
Đóng mới
Đóng mới
Đóng mới

2013/ Việt Nam
2013/ Việt Nam

5.603,80
5.603,80

Đóng mới
Đóng mới

STT

Tên tàu


Loại tàu

Năm/ nơi đóng

1
2
3
4

ROYAL 06
ROYAL 09
ROYAL 16
ROYAL 18

Hàng khô
Hàng khô
Hàng khô
Hàng khô

5
6

ROYAL 88
ROYAL 89

Hàng khô
Hàng khô

(Nguồn: Phòng Khai thác – Công ty CP Hàng Hải Hoàng Gia)


Nhìn vào bảng đội tàu của công ty cổ phần Hàng hải Hoàng Gia thấy rằng đội tàu
có trọng tải nhỏ, tuổi còn khá trẻ, hầu hết các tàu được đóng mới tại Việt Nam từ năm
2010. Các loại tàu nhỏ nhưng có tính cơ động cao nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển


hàng hóa giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á, Nam Trung Quốc và khu vực Ấn
Độ.
Đây là loại tàu hàng khô tổng hợp khá đa dụng, một số tàu có cẩu, mớn nước thấp
nên có thể vào sâu trong các cảng mà không cần chuyển tải. Loại tàu này cũng rất phù
hợp với các loại hàng bao, hàng nông sản vận chuyển có cự ly gần hoặc trung bình, các
loại hàng thiết bị, hàng bách hóa không chuyên tuyến và khối lượng hàng thường nhỏ.
2.1.6.2 Các hình thức khai thác đội tàu.
Hiện nay công ty cổ phần Hàng hải Hoàng Gia vẫn áp dụng hình thức khai thác
trực tiếp giúp cho công ty có thể chủ động trong việc tìm kiếm nguồn hàng cũng như
điều động tàu và quản lý các chi phí, đảm bảo công tác bảo quản, bảo dưỡng tàu định
kỳ và thuận lợi.
Với đội tàu trọng tải nhỏ và có tính cơ động cao, công ty chú trọng vào hình
thức khai thác tàu chuyến đảm bảo tàu luôn luôn có hàng và đáp ứng được nhu cầu vận
chuyển các lô hàng nhỏ lẻ có xu hướng đi vào sâu trong các cảng nội địa để giảm giá
thành chuyển tải.
2.1.7 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Doanh thu.
Trong 3 năm từ 2012 đến 2014, doanh thu của dịch vụ vận tải chiếm chủ yếu
trong doanh thu của toàn công ty do kinh doanh vận tải biển vẫn là lĩnh vực chủ yếu.
Mặc dù trong thời kỳ khó khăn của thị trường vận tải nhưng doanh thu của công
ty đều tăng qua mỗi năm. Mức tăng doanh thu của từng năm có nguyên nhân do đội tàu
tăng về mặt số lượng và phát triển, mở rộng thêm nghành nghề kinh doanh của công ty.
Chi phí.
Nhìn chung, chi phí của công ty tăng theo tỷ lệ của doanh thu. Nguyên nhân của

việc tăng chi phí do việc đưa thêm các tàu mới vào hoạt động làm tăng chi phí của hoạt
động vận tải. Các chi phí cho việc kinh doanh máy móc thiết bị cũng còn cao do công ty
mới tham gia vào hoạt động này.
Lợi nhuận


Năm 2012, công ty chỉ tập trung vào hoạt động vận tải và đạt được lợi nhuận
chiếm 100% lợi nhuận từ hoạt động này. Sang năm 2013 kinh doanh thêm máy móc
thiết bị tuy nhiên lợi nhuận cho lĩnh vực này không cao.
Năm 2014, lợi nhuận từ hoạt động vận tải có chiều hướng giảm do đội tàu hoạt
động không hiệu quả. Tuy nhiên lợi nhuận của hoạt động kinh doanh máy móc thiết bị
lại tăng.
Bảng 2.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Công ty từ 2012-2014
Đơn

Chỉ tiêu

Năm

vị

2012
57.747.420.00

2013
87.221.988.71

2014

Doanh thu


Đồng

0
54.935.045.40

9
81.812.125.52

138.026.698.515

Chi phí
Lợi nhuận (LN)trước

Đồng

0

3

133.544.742.864

thuế

Đồng

2.812.374.734

5.409.863.196


4.481.955.651

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu

Đồng

2.109.281.051

4.057.397.397

3.361.466.738

(VCSH)
Tỷ suất LN theo

Đồng

3.000.000.000

5.109.281.051

9.166.678.448

doanh thu
Tỷ suất LN theo chi

%

4,87


6,20

3,25

phí
Tỷ suất LN theo

%

5,12

6,61

3,36

VCSH

%

93,75

105,88

48,89

(Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty cổ phần Hàng hải Hoàng Gia)


2.2 Quy trình tổ chức khai thác tàu chuyến tại công ty.

Bước 1: Chào tàu và
tiếp nhận yêu cầu
của khách hàng.

Bước 6: Điều chỉnh
gia hạn hợp đồng.

Bước 7: Kết thúc
thanh lý hợp đồng.

Bước 2: Xem xét
yêu cầu

Bước 3: Đàm phán

Bước 5: Thực hiện
hợp đồng.

Bước 4: Soạn thảo
ký kết hợp đồng.

Bước 8: Lưu giữ hồ
sơ.

Hình 2.2: Sơ đồ quy trình khai thác tàu chuyến của công ty.
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Quy trình khai thác tàu chuyến, các bước chủ yếu đều do nhân viên phòng
khai thác tàu phối hợp cùng thuyền trưởng và ý kiến của ban lãnh đạo để thực hiện.
Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ và kết hợp với các phòng ban khác như: phòng kỹ

thuật, phòng thuyền viên, phòng kế toán. Cụ thể:
Bước 1: Phòng khai thác tàu thực hiện.
Bước 2: Phòng khai thác tàu thực hiện và xin ý kiến lãnh đạo công ty xem xét
cho phép tiến hành thực hiện đàm phán với các phương án có tính khả thi cao.
Bước 3: Phòng khai thác thực hiện và có trách nhiệm báo cáo quá trình đàm
phán với lãnh đạo công ty.


Bước 4: Phòng khai thác tàu thực hiện soạn thảo hợp đồng và lãnh đạo công ty ký
hợp đồng.
Bước 5: Phòng khai thác tàu phối hợp với phòng thuyền viên; phòng kỹ thuật;
thuyền trưởng thực hiện.
Bước 6: Phòng khai thác tàu thực hiện. Mọi sửa đổi/điều chỉnh nội dung hợp
đồng phải báo cáo Lãnh đạo Công ty xem xét, chấp thuận.
Bước 7: Phòng khai thác tàu.
Bước 8: Phòng khai thác tàu và phòng kế toán.
Phòng khai thác tàu của công ty gồm 5 người:
- Hai người chuyên làm về nghiệp vụ thuê tàu, tìm hàng hóa cho tàu, đàm phán
và ký kết hợp đồng thuê tàu (Chartering).
- Ba người chuyên theo dõi tình hình tàu (Operation).
Hai bộ phận này thuộc phòng khai thác tàu làm việc độc lập nhưng có sự liên
quan mật thiết với nhau. Sau khi ký xong hợp đồng và đảm bảo tàu sẵn sàng hành
trình, bộ phận Chartering sẽ chuyển hồ sơ cho bộ phận Operation theo dõi và thực hiện
các công việc tiếp theo của chuyến hàng.
2.2.1 Chào tàu và tiếp nhận yêu cầu của người thuê tàu
2.2.1.1 Chào tàu
Chuyên viên thuê tàu (Chartering) gửi thông báo chào tàu (offer) cố định trực
tiếp cho những khách hàng (người thuê tàu) có uy tín cũng như có quan hệ lâu dài với
công ty qua email. Việc chào tàu sẽ bao gồm nhiều đối tác cả trong và ngoài nước. Nếu
các khách hàng này không có nhu cầu sử dụng tàu hoặc có nhu cầu nhưng không phù

hợp, chuyên viên thuê tàu sẽ đưa tàu ra thị trường thuê tàu chào tàu không cố định
thông qua các nhà môi giới (Brokers). Phí hoa hồng môi giới thông thường 2,5% đến
3,75% sẽ được trừ trực tiếp trên hóa đơn thanh toán cước thuê tàu. Người môi giới sẽ
thu tiền từ phía người thuê tàu sau khi người thuê tàu đã trừ chi phí hoa hồng môi giới
này từ phía chủ tàu.


Danh sách chào tàu gồm cả đội tàu. Chào tàu được thực hiện tại thời điểm nhận
được thông báo tàu đã dỡ xong hàng tại cảng dỡ.
-

Nội dung bản chào tàu (offer) phải bao gồm các thông tin tối thiểu sau:
(xem phục lục 1)




Tên tàu và địa điểm cảng nơi tàu đang neo đậu, thời gian giao tàu.
Số hiệu, năm đóng, quốc tịch của con tàu, bảo hiểm của tàu (P&I là: Protection
and Indemnity: Là bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu. Hội West of England
là hội có nhiều đội tàu Việt Nam tham gia. Hội này chia các rủi ro được bảo
hiểm thành từng nhóm và các hội viên có thể tham gia các nhóm nếu thấy cần

thiết.)
• Trọng tải (DWT/DWCC/GRT/NT): Trọng tải toàn bộ của tàu (hay còn gọi là
sức chở của tàu: gồm tất cả mọi thứ trên tàu: máy móc, thuyền viên, hàng hóa)/
Trọng lượng hàng hóa tàu chở được( tấn)/Dung tích đăng ký toàn phần (Dung
tích toàn bộ các khoang chống khép kín trên tàu, tính từ boong tàu trên cùng trở
xuống)/Dung tích đăng ký tịnh (toàn bộ các không gian dùng để chứa hành
khách, hàng trên tàu).

• Kích thước (LOA/BEAM): Chiều dài/ Chiều rộng của tàu.
Mớn nước (DRAFT): Mớn nước cao nhất của tàu khi đầy hàng.


Dung tích chứa hàng trong hầm hàng của tàu (CBM = m3); các thiết bị xếp dỡ




hàng trên tàu.
Diện tích và số hầm hàng (HOLD) và số miệng hầm hàng (HATCH).
Các thông số trong bản chào tàu được xác định dựa trên:
Bản thông số kỹ thuật tàu: được lập riêng cho từng tàu căn cứ trên bản vẽ, hồ sơ

kỹ thuật gốc khi đóng tàu, các điều chỉnh trong quá trình khai thác.
• Báo cáo của Thuyền trưởng/Máy trưởng về tình trạng kỹ thuật của tàu.
• Thời gian, địa điểm kết thúc hợp đồng/kế hoạch đang thực hiện.
2.2.1.2 Tiếp nhận yêu cầu của Người thuê tàu
Chuyên viên thuê tàu (Chartering) có trách nhiệm tiếp nhận các thông tin hoặc
thông tin phản hồi về các yêu cầu của khách hàng (trực tiếp hoặc qua môi giới).


Các yêu cầu của khách hàng có thể được thông báo qua điện thoại nhưng sau đó
phải xác nhận bằng văn bản (fax; email) và gồm các thông tin sau:



Tên khách hàng:
Các yêu cầu về tàu: loại tàu; trọng tải; sức chở; cần cẩu; tốc độ; suất tiêu hao







nhiên liệu.
Laycan.
Địa điểm nhận tàu/ Cảng xếp, cảng dỡ.
Dự kiến tuyến vận chuyển, thời hạn thuê tàu, giá cước.
Và các điều khoản khác như phương thức thanh toán.
2.2.2 Xem xét yêu cầu
Sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng, chuyên viên thuê tàu (Chartering)

xem xét đối chiếu sự phù hợp của các tàu chào thuê.
Trường hợp tình trạng/khả năng của tàu chưa hoàn toàn thỏa mãn một số điểm
trong yêu cầu của khách hàng, liên lạc với khách hàng/người môi giới xem xét khả
năng điều chỉnh/thay đổi.
Trường hợp các tàu chào thuê hoàn toàn không thỏa mãn yêu cầu của khách
hàng, có thể tạm dừng giao dịch tùy thuộc vào tình hình thực tế, các thông tin thị
trường nhận được và mối quan hệ với khách hàng.
Với các phương án có tính khả thi cao, chuyên viên thuê tàu dự kiến kết quả
kinh doanh; đánh giá mức độ rủi ro trên các mặt: uy tín kinh doanh của khách hàng;
điều kiện hành hải; các luật lệ, quy định đặc biệt trong khu vực tàu hoạt động và trình
Lãnh đạo Công ty xem xét cho phép tiến hành đàm phán. Nội dung của bảng phân tích
hiệu quả kinh tế gồm: (xem phụ lục 2).


Thông tin chung của chuyến hàng: tên người thuê tàu; cảng đến/cảng đi; loại

hàng và khối lượng hàng vận chuyển.

• Thông tin về thời gian thực hiện chuyến đi: thời gian xếp/dỡ hàng; mức xếp dỡ;





thời gian tàu chạy có/không hàng.
Thông tin khác: Tên đại lý tại cảng xếp/dỡ; tên các nhà cung cấp nhiên liệu.
Tính tổng doanh thu thuần.
Tính tổng giá vốn công ty bỏ ra.
Tính lợi nhuận.


2.2.3 Đàm phán, thương thảo hợp đồng
Được sự chấp thuận của lãnh đạo công ty, chuyên viên thuê tàu tiến hành đàm
phán, thương lượng cụ thể các điều kiện hợp đồng cho đến khi đạt được thỏa thuận
cuối cùng.
Chuyên viên thuê tàu có trách nhiệm báo cáo quá trình đàm phán với lãnh đạo
công ty.
Để giảm bớt khối lượng thông tin cần trao đổi, quá trình đàm phán thường dựa
trên các hợp đồng mẫu. Loại hợp đồng mẫu do hai bên thỏa thuận. Hợp đồng tàu
chuyến mẫu thông dụng nhất hiện nay là hợp đồng Gencon.
Không nên đồng thời tiến hành đàm phán với nhiều khách hàng khác nhau cho
cùng một tàu. Trong trường hợp này, chỉ được phép tiến hành một cuộc đàm phán xác
định.
Chủ tàu và người thuê đương nhiên có nghĩa vụ thực hiện các thỏa thuận sau khi
toàn bộ các điều khoản đã được hai bên thống nhất và xác nhận loại bỏ các điều kiện
không phù hợp.
2.2.4 Soạn thảo, ký hợp đồng
Chuyên viên thuê tàu có trách nhiệm soạn thảo hợp đồng dựa trên hợp đồng

mẫu và các điều khoản đã thỏa thuận, sau đó gửi cho người thuê kiểm tra, xác nhận.
Nếu hợp đồng do người thuê/người môi giới soạn thảo, chuyên viên thuê tàu có
nhiệm vụ kiểm tra, xác nhận nội dung hợp đồng do người thuê gửi đến.
Nội dung hợp đồng phải thể hiện chính xác toàn bộ những điều khoản hai bên
đã thỏa thuận, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
Hợp đồng do Lãnh đạo/người được lãnh đạo ủy quyền của hai bên ký kết, và do
chuyên viên thuê tàu lưu giữ trong hồ sơ thương vụ.
Hợp đồng vận chuyển gồm những thông tin sau: (xem phụ lục 3)
- Thông tin của bên thuê vận chuyển và bên nhận vận chuyển: tên, địa chỉ, số
điện thoại; tên và chức vụ của người đại diện; tài khoản của công ty; mã số thuế.


- Nội dung thống nhất ký kết: Thông tin của tàu: tên tàu; trọng tải; mớn nước;
tên hàng hóa vận chuyển; khối lượng, dự kiến ngày xếp hàng; cảng xếp/cảng dỡ; mức
xếp dỡ; cách thức giao nhận; tỷ lệ hao hụt cho phép; cước phí và cách thức thanh toán;
trách nhiệm và cam kết chung của các bên.
2.2.5 Thực hiện hợp đồng.
Sau ký xong hợp đồng, bộ phận Chartering sẽ chuyển hồ sơ cho bộ phận
Operation theo dõi và thực hiện các công việc tiếp theo của chuyến hàng.
Đảm bảo khả năng đi biển của tàu.
Bộ phận Operation của phòng khai thác tàu sẽ thông báo cho thuyền trưởng, cho
phòng thuyền viên, phòng kỹ thuật về thông tin của chuyến tàu. Sau đó các phòng ban
thực hiện nhiệm vụ của mình sao cho đảm bảo tàu trong trạng thái tốt để có thể thực
hiện chuyến hàng tiếp theo.
Để đảm bảo khả năng đi biển của tàu thì tàu cần phải có tình trạng kỹ thuật tốt;
có đầy đủ lượng lương thực, nước ngọt, nhiên liệu dầu cần thiết và đủ số lượng thuyền
viên trên mỗi con tàu.
_ Đảm bảo kỹ thuật của tàu:
Nhân viên kỹ thuật tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa các lỗi nhỏ (nếu có) (vì trước
khi chào tàu thì máy trưởng phải báo cáo cho phòng khai thác về tình trạng của tàu,

nếu như có những lỗi nhỏ có thể khắc phục được nhanh chóng thì phòng khai thác sẽ
tiến hành chào tàu, còn nếu lỗi quá lớn thì tàu sẽ không được chào ngay mà phải đợi
khắc phục kỹ thuật) . Còn nếu thuyền ở nước ngoài thì sẽ nhờ đại lý gọi người sửa
chữa.
_ Thuyền viên: Các thuyền viên tại công ty cổ phần hàng hải Hoàng Gia, đều là
các thuyền viên do công ty trực tiếp tuyển dụng và ký hợp đồng với thuyền viên, không
thông qua một bên thứ ba nào cả, vậy nên các thuyền viên của công ty đều là các
thuyền viên chính thức, được trả lương theo tháng, được ký hợp đồng 10 đến 12 tháng
một lần.


Phòng thuyền viên phải đảm bảo số lượng thuyền viên, có mặt ở tàu đúng số lượng,
đúng giờ; nếu có sự thay đổi thuyền viên (thuyền viên bị ốm) thì phòng thuyền viên
phải điều động bố trí thuyền viên mới thay thế.
_ Lương thực, nước ngọt: Đây là các chi phí cố định đã được quy định số tiền
một ngày cho mỗi thuyền viên. Tức là ngay cả khi tàu chưa có hàng thì các thuyền viên
trên tàu cũng phải sử dụng nó. Sau khi ký xong hợp đồng, nhân viên phòng khai thác sẽ
thông báo cho thuyền trưởng về thông tin hợp đồng mới như: lịch trình đi, ngày giờ dự
kiến có mặt ở cảng tiếp theo. Lúc này thuyền trưởng và các thuyền viên sẽ tự bố trí sắp
xếp đi mua lương thực thực phẩm, nước ngọt (thuyền trưởng và các thuyền viên có thể
ứng tiền trước hoặc đến phòng kế toán nhận tiền). Nếu ở nước ngoài, các thuyền viên
sẽ lên cảng xin giấy phép lên bờ để đi mua lương thực, nước ngọt.
_ Dầu: Dựa theo lượng dầu cần mua phòng khai thác tàu đã tính toán ở bảng
phân tích hiệu quả kinh tế ( tính toán lượng dầu cần mua là sự phối hợp của máy
trưởng – báo lượng tàu dầu còn lại, nhân viên phòng kỹ thuật – là phòng biết rõ được
lượng hao dầu của máy móc trên tàu). Lúc này phòng khai thác tàu sẽ gửi công ty cung
cấp dầu qua mail hoặc fax “đơn đặt hàng” (xem phụ lục 4). Nội dung đơn đặt hàng có:
tên, quốc tịch tàu; chủng loại/ số lượng loại dầu cần cấp; địa điểm, thời gian giao hàng
và phương thức giao nhận hàng ( thường giao tại vị trí neo đậu của tàu). Sau đó phòng
khai thác tàu sẽ gửi “công văn cam kết cấp dầu” (xem phụ lục 5) cho cảng vụ quản lý

khu vực tàu tiến hành được cấp dầu để xin phép cảng vụ cho phép được cấp dầu; cam
kết là hai con tàu gặp nhau là để cấp dầu chứ không phải một lý do khác như buôn lậu
và đồng thời là căn cứ để cảng vụ kiểm soát tàu đi lại trên khu vực mình quản lý. Chi
phí mua dầu có thể chủ tàu trả tiền ngay hoặc trong vòng 30 ngày kể từ ngày tàu được
giao hàng.
Theo dõi lịch trình tàu và thực hiện các công việc liên quan.
Người khai thác tàu chuyến sẽ:
- Trong trường hợp trong hợp đồng vận chuyển không ghi rõ tên cảng đến mà
chỉ ghi chung chung tên cảng đại diện. Ví dụ: Khi một hợp đồng vận chuyển chỉ ghi


tên cảng đến chung chung là cảng Hải Phòng, mà Hải Phòng thì có nhiều cảng. Vì
vậy, hãng tàu phải gọi điện cho người nhận hàng để xác định chính xác cảng đến thuận
tiện cho họ nhất.
- Chỉ định đại lý phục vụ tàu tại các cảng xếp và dỡ qua email hoặc fax để đàm
phán các chi phí liên quan, ngày giờ tàu ra vào cảng, yêu cầu họ thu xếp cho tàu vào
nhanh chóng khi tàu đến. Nội dung của thư chỉ định gồm: (xem phụ lục 6) các thông tin
liên quan đến đại lý được chỉ định: tên, địa chỉ, số điện thoại, email; thời gian tàu dự
kiến tới cảng; thông số của tàu. Phí đại lý sẽ được trao đổi qua email.
- Liên lạc với đại lý để biết được tình hình của tàu tại cảng hàng ngày: số lượng
hàng hóa xếp dỡ trong ngày là bao nhiêu? Tình hình hàng hóa (trong quá trình xếp/ dỡ
có bị hư hại không?).
- Giữ liên lạc thường xuyên với thuyền trưởng để nắm bắt được tình hình
chuyến đi cũng như các biến cố có thể xảy ra trong chuyến đi như: bão hay những trục
trặc về kỹ thuật của tàu. Để đưa ra biện pháp xử lý nhanh chóng.
- Trường hợp hàng hóa được xếp/dỡ tại cảng Hải Phòng và cảng ở thành phố Hồ
Chí Minh thì công ty sẽ không phải thuê đại lý và bộ phận operation của công ty sẽ tự
thực hiện các công việc cơ bản sau:
+ Tại cảng xếp:
Lập thông báo tàu đến (NOA): Khi nhận được tin báo của thuyền trường qua

email hoặc fax là tàu sắp đến cảng. Chuyên viên thuê tàu có trách nhiệm gửi NOA qua
fax cho các bên liên quan: chủ hàng; cảng vụ thành phố (ví dụ: Cảng vụ Hải Phòng) và
phòng điều độ của cảng tàu đến (ví dụ: cảng Nam Ninh). Sau khi gửi xong thì gọi điện
cho các bên để xác nhận xem họ đã nhận được chưa. Gửi NOA cho cảng để họ sẽ tự
điều động các công việc cho tàu vào cảng còn gửi NOA cho người gửi hàng để họ
chuẩn bị phương tiện điều động, thủ tục về hàng hóa và các thủ tục về xếp/dỡ hàng hóa
(nếu hợp đồng quy định). NOA sẽ được gửi theo 5/4/3/2/1 tức là 5 lần, lần 1 là 5 ngày
trước khi tàu đến, lần 2 là 4 ngày trước khi tàu đến, lần 3 là 3 ngày trước khi tàu đến,
lần 4 là 2 ngày trước khi tàu đến và lần 5 là 1 ngày trước khi tàu đến. Đến lần thông


×