Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại xã đông hưng, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.25 KB, 38 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Tiểu luận này hoàn toàn được
hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Bùi Thị Ánh Vân. Các số liệu và kết quả có được
trong Tiểu luận là hoàn toàn trung thực.


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn các bác, các anh chị công tác tại xã
Đông Hưng đã cung cấp thông tin, tài liệu tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện Tiểu luận. Cảm ơn TS. Bùi Thị Ánh Vân, người hướng đã hướng
dẫn tận tình giúp đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành Tiểu luận.
Em xin chân thành cảm ơn


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
S

TÊN VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

TT
1

CBCC

CÁN BỘ CÔNG CHỨC

2
3



ĐT&PT
HĐND

ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

4

UBND

ỦY BAN NHÂN DÂN

5

UBMTTQ

ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm về cán bộ và
công tác cán bộ là một hệ thống phong phú, toàn diện. Những vấn đề Chủ tịch

Hồ Chí Minh đặt ra từ rất sớm khi chăm lo nâng cao phẩm chất của đội ngũ cán
bộ công chức của chính quyền mới cho đến nay vẫn mang nhiều giá trị thực tiễn.
Công tác cán bộ của chúng ta hôm nay vẫn định hướng theo những tư tưởng của
Người. Những văn bản pháp quy về cán bộ công chức Nhà nước đã kế thừa và
cụ thể hoá nhiều quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những nỗ lực nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức từ khâu lựa chọn, tuyển dụng đến việc
huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao
của nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới.
Cán bộ, công chức là một yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và
củng cố chính quyền vững mạnh. "Độ bền của chuỗi xích phụ thuộc vào độ bền
của mắt xích yếu nhất"[2,Tr225]. Từng chi tiết hoạt động tốt là điều kiện quan
trọng bảo đảm cho cả hệ thống bộ máy hoạt động tốt. Nâng cao chất lượng của
đội ngũ cán bộ công chức cả về phẩm chất và năng lực là một công tác quan
trọng bên cạnh việc tạo ra những cơ chế hoạt động hiệu quả để nâng cao được
chất lượng của bộ máy chính quyền trong vai trò quản lý và điều hành hoạt động
của cả xã hội, giữ vững sự nghiêm minh của luật pháp, trật tự kỷ cương, công
bằng xã hội.
Chính quyền cấp cơ sở là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền Nhà
nước với nhân dân, thực hiện hoạt động quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương, đảm bảo cho các
chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước được triển khai thực hiện trong
đời sống. Vì vậy đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng, đảm bảo “Vừa hồng,
vừa chuyên” hết lòng phụng sự nhân dân, giữ gìn đoàn kết cơ sở, tăng uy tín
của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân. Việc nâng cao chất lượng cho cán bộ,
công chức cấp xã góp phần xây dựng độ ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững
mạnh, đủ khả năng thực thi chức năng, nhiệm vụ theo đúng pháp luật, bảo vệ
5


quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức, để thực hiện trọng trách “công

bộc” của nhân dân. Hiệu lực quản lý nhà nước được thực hiện bởi số lượng và
chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn
“Cán bộ nào thì phong trào ấy”.
Đông Hưng là một xã của Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ngay
từ khi mới thành lập, xã có nhiều thuận lợi và khó khăn, trong đó khó khăn lớn
nhất là sự thiếu hụt và yếu kém của cán bộ, công chức xã, nên hiệu quả trong
phát triển kinh tế - xã hội của xã không cao". Vậy nên cần có giải pháp nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đạt được hiệu quả cao trong công
tác quản lý nhà nước ở chính quyền cấp xã Đông Hưng. Xuất phát từ lý do trên,
nên tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
công chức tại xã Đông Hưng, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức là một trong những
vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu
về vấn đề này dưới nhiêu góc độ khác nhau. Có thể liệt kê một số công trình, đề
tài nghiên cứu về vấn đề này:
Nguyễn Thị Hậu (2003): “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay”, luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà
Nội.
Vũ Thị Thương (2013): “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
chính quyền xã Đại Lộc, Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa”, Báo cáo thực tập tốt
nghiệp Đại học Nội Vụ Hà Nội.
Bùi Thị Yến (2005): “ Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức cấp
cỏ sở huyện Thanh Miên tỉnh Hải Dương”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Hành
chính học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng, của đội ngũ cán bộ, công chức đưa ra
các quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công

6


chức xã Đông hưng trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về cán bộ công chức và đào tạo bồi
dưỡng cán bộ công chức.
Tìm hiểu về thực trạng về cơ cấu, chất lượng độ ngũ cán bộ công chức,
đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại của công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ công chức tại xã Đông Hưng .
Dựa trên cơ sở về thực trạng và nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức xã Đông Hưng.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền xã Đông Hưng.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một bài tiểu luận, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu:
Về mặt không gian: đề tài nghiên cứu tại UBND xã Đông Hưng, Thành
phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Về mặt thời gian: Từ năm 2010 đến nay, bởi đây là khoảng thời gian mà
xã Đông Hưng tiến hành triển khai mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
và đã đạt được những kế quả nhất định.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về đào tạo và bồi dưỡng
cán bộ, công chức, tiểu luận còn sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích tài liệu.
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin.
- Phương pháp thu thập, tổng hợp, thống kê, phân tích và xử lý số liệu.
7. Bố cục đề tài
Nội dung bài tiểu luận gồm 3 phần:

Mở đầu
Nội dung
7


-Chương 1: Cơ sở lý luận về cán bộ, công chức cấp cơ sở
-Chương 2:Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã
Đông Hưng
-Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ công chức xã
Đông Hưng.
Kết luận

8


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ
1.1. Quan niệm về chính quyền cấp cơ sở
Theo quy định của Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân
chính quyền cấp xã (xã, phường, thị trấn). Là một cấp cuối cùng trong hành
chính bốn cấp;xã, phường, thị trấn được xác định là cấp cơ sở. Vì vậy cấp xã
chính là nền tảng của hệ thống chính trị, đóng vai trò thiết thực trong việc xây
dựng chủ trương, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, là yếu
tố quyết định sự thành công của sự nghiệp cách mạng nước ta. Chính quyền cấp
xã bao gồm hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, trong đó HĐNN “là cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền
được làm chủ của nhận dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiêm
trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Còn ủy ban nhân dân
do HĐNN bầu, là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân, cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước hội đồng nhân dân cùng

cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
Xuất phát từ vị trí của chính quyền cấp xã trong hệ thống chính trị nên nó
có vai trò rất quan trọng trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước của nhân
dân. Có thể khẳng định chính quyền cấp xã là cầu nối quan trọng giữa đảng, nhà
nước với nhân dân.
Chính quyền được hiểu là bộ máy điều khiển, quản lý công việc của nhà
nước và hoạt đông của nó mang tính chất quyền lực của nhà nước, bằng phương
thức tác động của nhà nước.
Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối của đảng,
chính sách, pháp luật của nhà nước. vì vâỵ, cấp xã nói chung là cơ sở thực tiễn
cho việc xây dựng và kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối chính sách của
đảng và pháp luật của nhà nước trong cuộc sống.
Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp giải quyết các yêu cầu của nhân dân.
Trong thực tế cuộc sống, khi cần có sự can thiệp của chính quyền, thì nơi người
9


dân tìm đến đầu tiên chính là chính quyền cơ sở. Điều này được đúc rút thành
cầu thành ngữ “quan thì xa, bản nha thì gần”. Chính quyền cấp xã cũng là nơi
trực tiếp đưa ra các giải pháp cần thiết theo thẩm quyền để giải quyết những yêu
cầu chính đáng của người dân, tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống bình
yên, thực hiện có hiệu quả các quyền và nghĩa vụ của mình trước nhà nước và
cộng đồng.
Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội ở
địa phương. Tính hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền
cấp xã đóng vai trò quan trọng, chủ yếu trong việc cung cấp các dịch vụ công
phục vụ nhân dân và bộ máy nhà nước. Từ đó, chính quyền cấp xã giúp cho cơ
quan nhà nước cấp trên có những căn cứ để hoạch định các chính sách phát triển
kinh tế, xã hội sát với yêu cầu của đời sống thực tế.
1.2. Tổng quan về xã Đông Hưng

Đông Hưng là một xã thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá,
Việt Nam. Xã Đông Hưng có diện tích: 436,06 ha. Dân số năm 2006 là 3.723
người.
Điều kiện tự nhiên:
+ Vị trí địa lý: Xã Đông Hưng nằm ở phía Tây TP Thanh Hóa
Phía Bắc giáp Phường An Hoạch - TP Thanh Hóa
Phía Nam giáp xã Đông Vinh TP Thanh Hóa và xã Đông Quang - huyện
Đông Sơn.
Phía Đông giáp Phường Quảng Thắng - TP Thanh Hóa.
Phía Tây giáp xã Đông Văn - huyện Đông Sơn
Là một xã quan trọng của Thành phố Thanh Hóa, có ưu thế đặc biệt về vị
trí giao thông với một mạng lưới giao thông đồng bộ bao gồm đường sắt, đường
bộ thuận lợi cho việc giao lưu phát triển với các xã.
+ Địa hình: Là một xã Đồng bằng, đất đai không đồng đều, có các dẫy
núi đá đan xen lẫn nhau, có sông Nhà Lê nằm ở phía Đông giáp danh giữa xã
Đông Hưng và Phường Quảng Thắng.
+ Địa chất: Có nhiều loại tài nguyên đất đá. Có nguồn đá vôi rồi rào và
10


phong phú với trữ lượng hàng triệu m3…
+ Thổ nhưỡng: thuộc loại đất nhiều màu mở thích hợp với trồng cây lúa
nước (đất thịt và đất pha cát)
+ Khí hậu: Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
+ Dân tộc: Dân tộc Kinh là chủ yếu (Chỉ có một vài nhân khẩu là dân tộc
tày và mường)
+ Dân cư: Sống tập trung
Lịch sử truyền thống văn hóa:
Trước đây xã Đông Hưng theo quảng dư địa chí, năm 280 - 420 vùng
này có tên gọi là xã Yên Hoạch gắn liền với tên của dãy núi Yên Hoạch. Xãc

Yên Hoạch trước đây thuộc huyện Cự Phong huyện lỵ đóng ở phía nam núi
Vức. Dười thời Pháp thuộc Yên Hoạch thuộc Tổng Quãng Chiếu -Phủ Đông
Sơn.
- Sau Cách mạng tháng vào tháng 3/1946 Phủ Đông Sơn giải thể lúc này
xã Yên Hoạch đổi tên thành xã Hưng Yên.
- Đến tháng 11/1947 ghép 2 xã Hưng Yên và Lông Giang thành xã Đông
Hưng.
- Đến tháng 10/1953 xã Đông Hưng tách thành 2 xã là xã Đông Tân và xã
Đông Hưng. Lúc này xã Đông Hưng có các thôn:
- Nhuệ thôn (làng Nhồi) nay thuộc phường An Hoạch
- Thôn Quảng Nạp (làng Nấp) nay là Thôn Quang (làng Nấp) thuộc xã
Đông Hưng ngày nay.
- Ấp Hàn Tiệp nay là thôn Thắng Sơn (làng Thắng Sơn) thuộc xã Đông
Hưng hiện nay.
- Thôn Vi Giang( Làng Vức: xóm Trần; xómn Hưng, xóm Nam Hưng
thuộc xã Đông Hưng hiên nay).
- Thôn Đồng Duệ(làng Son) thuộc xóm Tiến hiện nay.
Đến tháng tháng 6/1959 theo chủ trương của Đảng để thuận tiện cho việc
xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp cấp thấp quy mô xóm, Đông Hưng tổ chức
thành 9 xóm gồm: Xóm Bắc, xóm Trung, xóm Nam, xóm Quang, xóm Trần,
11


xóm Hưng, xóm Thắng Sơn, xóm Toản, xóm Tiến, sau thành lập thêm 2 xóm là
xóm Tây Hưng và xóm Nam Hưng.
- Đến tháng 6/2006 thực hiện Nghị định 40/CP của Chính phủ về việc
chia tách xã Đông Hưng ra thành 2 đơn vị hành chính: Thành lập Thị Trấn Nhồi
Đến nay xã Đông Hưng hiện nay có 7 Thôn gồm: Thôn Thắng Sơn ( làng
Tháng Sơn); Thôn Quang ( làng Nấp); Thôn Trần(làng Vức); Thôn Hưng ( làng
Vức); Thôn Nam Hưng; Thôn Tiến( làng Son); Thôn Toản( làng Son). Gồm 9

chi bộ, trong đó có 2 chi bộ nhà trường là: Chi bộ trường Tiểu học và chi bộ
trường mầm non.
Kinh tế
Xã Đông Hưng còn có tên tuổi với nghề chế tác các tượng bằng đá (ngày
nay tuy không còn nhiều nghệ nhân theo nghề nhưng những bức tượng còn lại
của Đông Hưng là minh chứng cho một thời hoàng kim trước đây). Ngày nay
Đông Hưng phát triển theo hướng các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng cho
Thanh Hóa và cung cấp một lượng lớn đá ốp lát tới các thị trường trong và ngoài
nước.
Sản xuất nông nghiệ từng bước ổn định, diện tích lúa 2 vụ tăng, đảm bảo
cung cấp lương thực cho toàn xã và các xã lân cận, diện tích rau màu, cây ăn quả
phát triển.
1.3. Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ,công chức cấp cơ sở
Cán bộ, công chức cấp cơ sở là một bộ phận không thể thiếu trong đội
ngũ cán bộ, công chức nước ta. Mọi hoạt động của chính quyền cơ sở đều do
cán bộ, công chức cấp cơ sở thực hiện. Đảng ta luôn coi cán bộ có vai trò quyết
định đối với sự nghiệp cách nghiệp cách mạng. Nghị quyết quyết hội nghị Trung
ương 3 (khóa VIII) khẳng định trong công cuộc đổi mới đất nước thì: “Cán bộ
cũng có vai trò cực kì quan trọng hoặc thúc đấy hoặc kìm hãm tiến trình đổi
mới”. Cán bộ nói chung có vai trò rất quan trọng, cán bộ cơ sở nói riêng có vị trí
nền tảng cơ sở. Cấp cơ sở là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện mọi chủ trương
đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong thực tế. Pháp luật của Nhà
nước có được thực thi tốt hay không, có hiệu quả hay không hiệu quả một phần
quyết định là ở cơ sở. Cấp cơ sở trực tiếp gắn với quần chúng; tạo dựng phong
trào cách mạng quần chúng. Cơ sở xã, phường, thị trấn mạnh hay yếu một phần
12


quan trọng phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn.
Do địa bàn hoạt động, chất công việc và nhiệm vụ được giao nên người

cán bộ, công chức cấp cơ sở phải thường xuyên tiếp xúc với nhân dân để tiển
khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước cũng như trực tiếp lắng nghe tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân
địa phương. Như vậy, cán bộ, công chức cấp cơ sở là mắt xích, là chất keo gắn
kết Đảng và Nhà nước.
Đội ngũ cán bộ cơ sở cần thiết và có vai trò quan trọng như vậy nhưng
không phải tự nhiên mà có. Chất lượng đội ngũ cấp cơ sở tùy thược vào quá
trình tổ chức và đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tự rèn luyện một cách chủ động
sáng tạo, bồi dưỡng , sử dụng và tự rèn luyên một cách chủ động, sang tạo của
từng cá nhân và các cấp bộ Đảng, chính quyền đoàn thể. Quan điểm này được
thể hiện rõ trong nghị quyết. Văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII
nhấn mạnh: “Dành kinh phí thỏa đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ cấp cơ sở, chú ý kiện toàn và tăng cường đội ngũ cán bộ cốt cán”. Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định: “Tăng cường cán bộ cho cơ sở,
có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với cán bộ xã, phường, thị trấn để
họ hoạt động ngày càng hiệu quả góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc”.
Do đó để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động của chính quyền cấp
cơ sở thì trước hết phải nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công
chức chính quyền cấp cơ sở. Họ không chỉ cần có phẩm chất đạo đức tốt mà còn
cần phải có tri thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực công tác để
hoàn thành nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Vì thế xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp cơ sở vững vàng về chính trị, gương
mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, trong đó nâng cao trình độ của đội ngũ
này để họ có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực là yếu tố quan trọng
nhất trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp cơ sở.
1.4. Các căn cứ pháp lý đối với cán bộ, công chức cấp cơ sở
Nhận thức rõ tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở đối
với sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước và công cuộc cải cách
hành chính, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Đây là cơ

13


sở pháp lý quan trọng để tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công
chức cấp cơ sở hiệu quả nhất.
Pháp lệnh cán bộ,công chức năm 1998,sửa đổi, bổ sung năm 2003;
Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính
phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính
phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
Thông tư số 03/2004/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 16 tháng 01 năm 2004
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP của Chính phủ về cán bộ,
công chức xã, phường, thị trấn;
Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ về việc quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức
xã, phường, thị trấn.
Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT/BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 14
tháng 05 năm 2004 của Bộ Nội vụ-Bộ Tài chính-Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ-CP của Chính phủ về
chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
1.5. Chất lượng cán bộ, công chức
Chất lượng cán bộ, công chức không hoàn toàn giống với chất lượng của
các loại hàng hóa, dịch vụ, bởi con người là một thực thể phức tạp.
TheoHồ Chí Minh, Người cho rằng người cán bộ, công chức có chất
lượng thì phải hội tụ đủ các tiêu chuẩn đức và tài, phẩm chất và năng lực, trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, phong cách, phương pháp công tác tốt trong đó
phẩm chất, đạo đức là yếu tố hàng đầu. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải
luôn rèn luyện người cán bộ, đảng viên có đủ đức và đủ tài, vừa hồng và vừa
chuyên. Người luôn quan tâm, động viên và dìu dắt đội ngũ cán bộ, đảng viên để
họ thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiêm, liêm, chính, chí, công, vô

tư.
Đặt chữ “đức” lên hàng đầu, nhưng Bác Hồ vẫn luôn coi trọng cái “tài”.
Người nhìn nhận “đức” và “tài” trong mối quan hệ biện chứng, như hai mặt
không thể tách rời trong một nhân cách hoàn thiện: “có tài mà không có đức là
người vô dụng”, nhưng “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
14


Như vậy, có thể nói chất lượng đội ngũ CBCC bao gồm: Chất lượng của
từng cán bộ, cụ thể là phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực và khả
năng hoàn thành nhiệm vụ; Chất lượng của từng cán bộ là yếu tố cơ bản tạo nên
chất lượng của cả đội ngũ.
Các yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ CBCC không chỉ bao gồm một
mặt, một khía cạnh nào đó, mà nó bao gồm cả một hệ thống được kết cấu như
một chỉnh thể toàn diện từ chất lượng của từng cán bộ cho đến cơ cấu số lượng
nam nữ, độ tuổi, thành phần của đội ngũ cùng với việc bồi dưỡng, giáo dục,
phân công, quản lý, kiểm tra giám sát và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ
chức và hoạt động của bộ máy chính quyền nhân dân.
Từ những đặc điểm trên có thể khái quát: Chất lượng đội ngũ CB, CC
chính quyền cấp xã là một hệ thống những phẩm chất, giá trị được kết cấu như
một chỉnh thể toàn diện được thể hiện qua phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo
đức, trình độ năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi CB, CC và cơ
cấu, số lượng, độ tuổi, thành phần của đội ngũ CB, CC chính quyền cấp xã.
*Tiểu kết:
Chính quyền cấp xã và đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã có vị trí, vai trò
quan trọng trong bộ máy chính quyền nhà nước. Công tác cán bộ và việc xây
dựng đội ngũ cán bộ đã khắc phục được một số hạn chế, bất cập và từng bước đi
vào nền nếp, bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, chặt chẽ hơn. Chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị được nâng lên,
từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước trong điều kiện đẩy mạnh việc xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.
Song, so với yêu cầu sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, đối với sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền
cấp xã hiện nay là một nhiệm vụ cấp bách đang đặt ra.

15


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC
TẠI XÃ ĐÔNG HƯNG
2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức xã Đông Hưng
2.1.1. Đặc điểm đội ngũ cán bộ, công chức ở xã Đông Hưng
Về nguồn cán bộ: Đội ngũ cán bộ công chức xã được hình thành thừ 2
nguồn chủ yếu là nguồn tại chỗ và hưu trí. Theo số lượng của Văn phòng Thống
kê xã, có 85% cán bộ, công chức của xã thuộc nguồn tại chỗ. Đó là những người
trưởng thành từ phong trào của địa phương, bộ đội xuất ngũ đượcbầu cử vào
HĐND.
Về giới tính
Cán bộ, công chức của xã có sự chênh lệch về giới. Số lượng cán bộ, công
chức nam có 13/22 người (chiếm 59,1%); số lượng cán bộ, công chức nữ là 9/22
người (chiếm 40,9%). Tỉ lệ cán bộ, công chức nữ của xã đã tăng lên so với
những năm trước. Cán bộ, công chức nữ thường làm công tác vận động, tuyên
truyền trong các đoàn thể, hội như: Hội Phụ nữ, và các công tác chuyên môn
như Văn hóa – Xã hội.
Về độ tuổi
Theo thống kê (năm 2015) có 2/22 người trên 30 tuổi (chiếm 9,1%)
7/22 người trong độ tuổi từ 31 – 45 (chiếm 31,8%)
13/22 người trong độ tuổi từ 46 – 60 (chiếm 59,1%)

Về thâm niên công tác của cán bộ, công chức xã như sau
Dưới 5 năm : 6/22 người (chiếm 27,3%)
Từ 5 – 15 năm : 16/22 người (chiếm 72,7%)
Với 2 tiêu chí trên có thể thấy cán bộ, công chức xã chưa được trẻ hóa, độ
tuổi trên 50 còn chiếm tỉ lệ cao. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng
của cán bộ, công chức xã.
Tất cả những đặc điểm trên là 1 yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng trình độ
nói riêng và chất lượng nói chung của cán bộ, công chức của xã.

16


2.2.2. Về số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức xã Đông
Hưng
Về số lượng
Căn cứ vào nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính
phủ về việc phân loại hành chính xã, phường, thị trấn. UBND xã Đông Hưng
thuộc cấp xã loại 2. Cơ cấu tổ chức của UBND xã Đông Hưng gồm: thành viên
UBND xã có Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên ban phụ trách công tác văn phòng,
các phòng, ban chuyên môn của UBND xã gồm: BCH Quân sự, Ban Công an
xã, Ban Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng và Môi trường, Ban Văn hóa – Xã
hội, Ban Tài chính – Ngân sách, Ban Tư pháp – Hộ tịch.
Về chất lượng cán bộ, công chức của xã
-Về trình độ học vấn
-Trình độ học vấn được chia 2 mức: THCS, THPT. Có 5/22 người tốt
nghiệp THCS(chiếm 22,7%), 17/22 người tốt nghiệp THPT(chiếm 77,3%).
-Trình độ chính trị gồm 4 mức: Chưa qua đào tạo, Sơ cấp, Trung cấp, Cao
cấp. Có 6/22 người chưa qua đào tạo Trình độ Lý luận chính trị (chiếm 27,3%),
18/22 người đạt Trình độ Trung cấp (chiếm 72,7%), Chưa có cán bộ, công chức
nào đạt trình độ Cao cấp Lý luận chính trị.

-Về trình độ chuyên môn:
Trình độ chuyên môn có 5 mức độ là: Chưa đào tạo, trung cấp, cao đẳng,
đại học, sau đại học. Trong xã có 6/22 người chưa qua đào tạo, chiếm 27,2%; có
4/22 người đạt trình độ trung cấp, chiếm 18,2%; 1/22 người đạt trình độ cao
đẳng, chiếm 4,5 %; có 17/22 người đạt trình độ đại học, chiếm 77,2%; chưa có
cán bộ, công chức nào có trình độ sau đại học.
2.2. Một số nhận xét, đánh giá
Thứ nhất, trình độ học vấn của cán bộ, công chức của xã là khá cao (Tốt
nghiệp THPT là 77,3 % ) so với mặt bằng xã hội, đặc biệt ở vùng nông thôn.
Đây là tiền đề thuận lợi cho việc thu, lĩnh hội các kiến thức khác cũng như việc
tiếp nhận và triển khai tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ chỉ mới tốt nghiệp trình độ THCS
17


– là trình độ coi là phổ cập giáo dục. Hạn chế này ảnh hưởng đến chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức của xã.
Thứ hai, các kiến thức phục vụ trực tiếp cho công việc chuyên môn hay kĩ
năng quản lí hành chính ở trình độ còn thấp đặc biệt là trình độ quản lí hành
chính chưa qua bồi dưỡng kiến thức quản lí nhà nước. Cán bộ, công chức đặc
biệt là công chức chuyên môn chưa có trình độ tin học phục vụ công tác chuyên
môn và chưa có cán bộ, công chức nào có trình độ về ngoại ngữ. Với thực trạng
này đội ngũ cán bộ, công chức của xã gặp không ít khó khăn trong hoạt động
quản lí nhà nước cũng như tự học để nâng cao trình độ.
Tóm lại, với thực trạng như trên thì vấn đề nâng cao trình độ đội ngũ cán
bộ, công chức của xã đang đặt ra khá cấp thiết.
2.3. Đánh giá thực trang đội ngũ cán bộ, công chức xã Đông Hưng
2.3.1. Về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức xã Đông Hưng.
Căn cứ nghị định số 92/2009/NĐ-CP của chính phủ, hiện nay UBND xã
Đông Hưng có 22 người, ngoài ra UBND xã Đông Hưng còn có những người

hoạt động không chuyên trách: Trưởng ban tổ chức Đảng; Phó chỉ huy trưởng
Quân sự; cán bộ kế hoạch- giao thông- thủy lợi; Cán bộ lao động- thương binh
và xã hội; Cán bộ dân số- gia đình; thủ quỹ văn thư- lưu trữ.
Với số lượng cán bộ, công chức của xã Đông Hưng hiện nay đã phần nào
đáp ứng được yêu cầu công việc của xã, có đủ số lượng, công chức để có thể
giải quyết công việc cho nhân dân trong xã. Tuy nhiên, với số lượng cán bộ công
chức của xã thì việc kiêm nhiệm vẫn còn, một số phòng ban trong xã công việc
vẫn còn ứ đọng nhiều do thiếu người làm. Một số phòng ban thiếu công chức
như; Văn phòng – Thống kê, Địa chính, Tài chính – Ngân sách… Với thực trạng
như thế này, UBND xã cần bổ sung thêm công chức chuyên môn để có thể đáp
ứng được khối lượng công việc của xã, cũng như giải quyết công việc cho nhân
dân một cách nhanh nhất.
2.3.2 Về chất lượng cán bộ, công chức xã
Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức xã Đông Hưng được tổng hợp theo
bảng dưới đây: (Đơn vị %)
18


Bảng 1. Trình độ của đội ngũ cán bộ công chức xã Đông Hưng
Văn hóa

Lý luận chính trị

THCS THPT

Chưa
qua
đào
tạo


18,2 81,8%
%
100%

22,8
%

Tổng


cấp

Chuyên môn

Trung Chưa
cấp
qua
đào
tạo

4,5% 72,7%

0%


cấp

Trung
cấp


0%

18,2 4,5% 77,3%
%
100%

100%

Cao
đẳng

Đại
học

(Nguồn: Văn phòng- Thống kê xã Đông Hưng)
Từ thực trạng trên ta có thể đối chiếu trình độ cán bộ, công chức xã Đông
Hưng với Quyết định số 04/2004/QD – BNV ngày 16/01/2004 về việc quy định
tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phương, Thị trấn. Đây là văn bản
pháp lý đầu tiên của Nhà nước quy định một cách cụ thể về tiêu chuẩn chức
danh cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở nước ta.
Theo bản Quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị
trấn (được ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ - BNV) mỗi chức
danh trong bộ máy hành chính quyền cấp cơ sở có tiêu chuẩn cụ thể về: độ tuổi,
trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Trong phạm vi của bài tiểu luận tôi tập trung đi vào phân tích trình độ học vấn,
trình độ chuyên môn, trình độ quản lý nhà nước và trình độ tin học đối chiếu với
quyết định này.
2.3.2.1. Nhóm cán bộ chuyên trách
Theo thống kê, trình độ của nhóm cán bộ chuyên trách như sau:
Bảng tổng hợp số liệu:


19


Bảng 2. Thực trạng trình độ cán bộ chuyên trách xã Đông Hưng
Học
vấn
THCS

Chuyê
n môn
THPT Thạc


26,4%
100%

63,6%
100%

Tổng

0%

Lý luận chính trị
Đại
học

Cao
đẳng


Trung
cấp


cấp

Trung
cấp

63,3%

9,1%

27,3% 0%
100%

100%

(Nguồn: Văn phòng- Thống kê xã Đông Hưng)
Qua số liệu cho thấy: Trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị và trình
độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chủ chốt của xã đã cơ bản đáp ứng tiêu
chuẩn do Nhà nước quy định. Trình độ học vấn cao là điều kiện thuận lợi để đội
ngũ cán bộ chủ chốt của xã tiếp thu, nhận thức cũng như truyền đạt các chủ
trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Trình độ lý luận chính trị
cao thuận lợi cho công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của Đảng ủy, công tác
lãnh đạo hoạt động của HĐND và UBND và trình độ chuyên môn góp phần
nâng cao năng lực lãnh đạo trong mọi hoạt động chung của cán bộ chủ chốt
chính quyền xã nói riêng và chính quyền cấp cơ sở nói chung.
Đối với nhóm Trưởng các đoàn thể trong xã, so với tiêu chuẩn cụ thể về

trình độ của trưởng các đoàn thể cấp cơ sở theo khoản 3, điều 6 của Quyết định
04/2004/QĐ – BNV
“Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên ở khu vực đồng
bằng, tốt nghiệp tiểu học trở lên ở khu vực miền núi…Lý luận chính trị: Có trình
độ sơ cấp và tương đương trở lên.Chuyên môn, nghiệp vụ: Đã được đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực công tác mà cán bộ đang đảm nhiệm
tương đương trình độ sơ cấp trở lên”.
Ta thấy mức độ đạt chuẩn của nhóm này như sau:
-Trình độ học vấn: 100%
- Trình độ lý luận chính trị: 77.3%
-Trình độ chuyên môn: 100%
“Tỷ lệ nhóm Trưởng các đoàn thể đạt 100% về trình độ học vấn là tỉ lệ
20


tuyệt đối. Đạt được mức độ như vậy bởi Nhà nước quy định trình độ học vấn đối
với chức danh này chỉ là tốt nghiệp THCS. Tuy nhiên ngày nay, tốt nghiệp
THCS mới chỉ được coi là tốt nghiệpTHCS mới chỉ được coi là xóa mù chữ.
Mặc dù mặt bằng dân trí nước ta còn thấp, đặc biệt ở vùng nông thôn, nhưng
việc quy định tiêu chuẩn trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ, trưởng các đoàn
thể như trên không phù hợp so với vị trí công tác của họ. Đây là một nguyên
nhân sẽ khiến cho trình độ của cán bộ trưởng các đoàn thể của xã Đông Hưng
nói riêng và đoàn thể cấp cơ sở nói chung bị hạn chế”.[4]
Trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn chưa cao. Mặc dù hoạt
động của họ không ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân
dân nhưng chất trong hoạt động của họ lên quan trực tiếp đến hiệu quả của các
đoàn thể trong xã. Vì vậy việc nâng cao trình độ của đội ngũ trưởng các đoàn thể
của xã là rất cầp thiết.
2.3.2.2. Nhóm công chức chuyên môn
Theo thống kê thực trạng trình độ công chức xã Đông Hưng như sau

Tổng hợp bảng số liệu: (đơn vị %)
Bảng 3. Thực trạng trình độ nhóm công chức xã Đông Hưng
Học vấn

Lý luận chính trị

Chuyên môn

THCS

THPT

Chưa
qua
đào tạo


cấp

Trung
cấp


cấp

Trung
cấp

Cao
đẳng


Đại
học

9.1%

90,9%

54,5%

9,1%

45,5%

0%

9,1%

9,1%

81,8%

Tổng

100%

100%

100%


(Nguồn: Văn phòng- Thống kê xã Đông Hưng)

21


Từ những số liệu trên ta thấy:
Trình độ văn hóa
Trình độ văn hóa của đội ngũ công chức cấp xã là cao, 100% công chức
tốt nghiệp THCS, THPT. Trình độ học vấn như trên đã đáp ứng yêu cầu tiêu
chuẩn cũng như yêu cầu công việc.
Trình độ lý luận chính trị
Trình độ lý luận chính trị của nhóm công chức chuyên môn cấp xã cũng
tương đối cao và đang tăng dần lên so với năm trước.
Trình độ chuyên môn
Đây là yếu tố rất quan trọng đối với đội ngũ cán bộ, công chức chuyên
môn. Mức độ đạt yêu cầu của trình độ chuyên môn của đội ngũ này là khá cao.
Tuy nhiên, cả trình độ chuyên môn cũng như trình độ lý luận chính trị, trình độ
chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức của xã chủ yếu là ở mức trung cấp,
tỷ lệ công chức có trình độ đại học và sau đại học là rất thấp.
2.3.3. Hiệu quả thực thi công việc
Hiệu quả thực thi công vụ thực chất là kết quả giải quyết công việc, nó
được đánh giá là tốt hay chưa tốt, chất lượng cao hay thấp. Như trên đã trình
bày thì hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức phụ thuộc vào những
điều kiện chủ quan thuộc về bản thân cán bộ công chức, những điều kiện khách
quan bên ngoài được đánh giá bởi 2 phía, đó là từ phía cơ quan, bộ máy nhà
nước xem nó đã hợp pháp, hợp lý và khả thi hay chưa và quan trọng hơn đó là
sự đánh giá từ phía người dân, những người trực tiếp hưởng thụ các dịch vụ
công, từ việc thực thi các quyết định của cán bộ,công chức.
Đánh giá việc ban hành các quyết địnhquản lý hành chính Nhà nước
của UBND xã Đông Hưng.

Nhìn chung, phần lớn các loại quyết định, chỉ thị mà UBND xã ban hành
trong thời gian qua đều hợp pháp, đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cũng
có một số quyết định được ban hành chưa phù hợp với điều kiện cụ thể của xã,
cho nên khi triển khai gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả của quyết
định hành chính. Do vậy, các quyết định quản lý hành chính Nhà nước do
22


UBND xã ban hành phải xem xét tình hình cụ thể của địa phường, phải tính đến
tính khả thi, phía đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý.
Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo
Qua cho thấy công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
có nhiều chuyển biến và ngày càng tiến bộ hơn. Cán bộ, công chức của xã đã có
nhận thức đứng đắn về ý nghĩa vaftaamf quan trọng của việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo, nên đã tập trung chỉ đạo đề ra nhiều chủ trương, biện pháp để tổ
chức thực hiện có hiệu quả hơn. Qua các kỳ họp HĐND và tiếp xúc cử tri, việc
đối thoại trực tiếp đã góp phần làm rõ trách nhiệm của các cấp đối với những
mặt còn hạn chế, động viên và tạo lòng tin trong nhân dân, phát huy quyền làm
chủ, thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi của công dân tại địa phương.
Như vậy, hiệu quả thực thi công vụ tức là chất lượng giải quyết công việc
là thước đo, là biểu hiện quan trọng để đánh giá năng lực của người cán bộ công
chức nói chung và đặc biệt là đối với cấp xã, phải trực tiếp giải quyết công việc
của người dân.
2.3.4. Phương pháp và kỹ năng giải quyết công việc
Đối với Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND xã với chức trách lãnh đạo, chỉ đạo
tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND xã. Để làm tốt điều đó, Chủ
tịch, Phó chủ tịch HĐND xã cần phải có phương pháp chủ tọa điều hành kỳ họp,
chủ trì trong việc tham gia xây dựng nghị quyết HĐND; phương pháp tổ chức
giám sát, kiểm tra thực hiện nghị quyết; phương pháp tiếp dân; phương pháp
điều hòa phối hợp hoạt động đối với đại biểu HĐND, với UBND, UBMTTQ

cùng cấp.
Thực tế cho thấy một số cán bộ trẻ năng động, có nghiệp vụ chuyên môn
nhưng thiếu linh hoạt, điều hòa phối hợp giữa Mặt trận và các đoàn thể chưa
chặt chẽ nên khi triển khai nhiệm vụ chưa có tính thuyết phục. Một bộ phận cán
bộ có phong cách làm việc thiếu dân chủ, thiếu tính minh bạch, quan liêu làm
giảm tính tích cực sáng tạo của cán bộ, công chức dưới quyền, quần chúng nhân
dân mất lòng tin đối với chính quyền địa phương. Tính sáng tạo hầu như chưa có
trong độ ngũ cán bộ, công chức ày do tâm lý ngại va chạm, điều hành công việc
23


chủ yếu vẫn là theo sự chỉ đạo đôi khi là trông chờ ỷ lại vào cấp trên.
2.3.5. Đạo đức công vụ của cán bộ, công chức xã Đông Hưng
Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức của xã đều có phẩm chất, đạo đức
tốt, có lối sống lành mạnh, ý thưc kỷ luật tốt và có tinh thần tách nhiệm với công
việc. Cũng chính do xây dựng được đạo đức công vụ tốt nên trong việc thực
hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, đặc biệt là thực hiện cơ chế “một cửa” và
quy chế dân chủ cơ sở chính quyền xã đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Tinh thần tổ chức kỷ luật của một số cán bộ, công chức của xã còn kém,
chưa chấp hành đúng quy chế làm việc, nội quy, giờ giấc làm việc… Nhiều khi
dân đến liên hệ phải chờ dợi cán bộ, công chức, gây mất nhiều thời gian, công
sức, gây phiền phức.
2.3.6. Sức khỏe, thâm niên công tác
Sức khỏe là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ hoạt động nào. Nhìn
chung cán bộ, công chức của xã đề có thể lực, sức khỏe tốt do công tác tuyển
chọn và khám sức khỏe được tiến hành nghiêm túc, đồng thời công tác chăm sóc
sức khỏe được tiến hành thường xuyên nên sức khỏe của cán bộ công chức trong
xã luôn được đảm bảo. Đây là cơ sở cho việc thực thi công vụ của cán bộ, công
chức trong xã luôn được đảm bảo. Đây là cơ sở cho việc thực thi công vụ của
cán bộ, công chức đạt hiệu quả, chất lượng cao. Với tỷ lệ nam là 63,6% thường

có sức khỏe tốt hơn nên có thể đảm bảo chất lượng hoạt động công vụ của xã.
Về thâm niên công tác, gắn với độ tuổi của cán bộ công chức. Đội ngũ
cán bộ, công chức của xã chưa được trẻ hóa, độ tuổi phổ biến nhất của xã là từ
46-60 tuổi chiếm 54,5% số cán bộ, công chức hiện có. Độ tuổi từ 31-45 chiếm tỷ
lệ ít hơn, chiếm 36,4%, dưới 30 tuổi chỉ chiếm tỷ lệ rất ít, chỉ 9.1%. Tương
đương với độ tuổi ấy, thâm niên từ 5-10 năm, chiếm 84%, dưới 5 năm chiếm
16%.
2.4. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, bất cập của đội ngũ
cán bộ, công chức xã Đông Hưng
Những hạn chế về trình độ được đề cập ở trên rất cơ bản và cấp bách đối
với đội ngũ cán bộ, công chức của xã hiện nay. Xét trên nhiều phương diện thì
hạn chế này không chỉ mang yếu tố khách quan mà còn mang yếu tố chủ quan.
24


2.4.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, hạn chế, yếu kém về lề lối làm việc, trình độ, kinh nghiệm của
cán bộ, công chức chủ yếu thể hiện trên các nội dung sau: ý thức, trách nhiệm và
việc chấp hành các quy định của pháp luật trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ
của một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa cao, chưa tự giác chấp hành và
thực hiện các quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết công việc; năng
lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ, công chức còn
chưa đáp ứng được yêu cầu công việc trong tình hình mới; công tác phối hợp
trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn còn chưa kịp thời và hiệu quả chưa
cao; một số cán bộ công chức còn chưa thực sự nhiệt tình và có trách nhiệm
trong việc phục vụ nhân dân.
Thứ hai, về nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém là do hiện nay, tại
một số cơ quan, đơn vị, biên chế không đủ để thực hiện nhiệm vụ, bên cạnh đó,
chất lượng của một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa đáp ứng yêu cầu công
việc; việc quản lý cán bộ, công chức tại một số cơ quan, đơn vị giải quyết việc

riêng trong giờ làm việc;các quy định của pháp luật còn chưa đầy đủ, chưa rõ
ràng, thậm chí còn có quy định mâu thuẫn, chồng chéo;
Thứ ba, do điều kiện kinh tế - xã hội ở nông thôn còn gặp nhiều khó
khăn mà chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức trong xã không
đủ đảm bảo cuộc sống của bản than và gia đình họ. Người cán bộ, công chức
cấp xã ngoài công việc của xã, của thôn họ phải chăm lo phát triển kinh tế gia
đình. Mặt khác, trước khi có tiền lương họ chỉ được hưởng mức sinh hoạt phí.
Mà mức phụ cấp này rất thấp, chỉ có tác dụng hỗ trợ chi phí sinh hoạt hàng ngày
dù mức sống ở nông thôn không cao. Vì vậy để học tập nâng cao trình độ của
đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ tư, do cơ chế tuyển dụng cán bộ chuyên môn trước đó để lại. Vì
chưa có một cơ chế tuyển dụng cán bộ công chức cấp xã chính thức nên đội ngũ
cán bộ, công chức chuyên môn của xã được hình thành từ nhiều con đường khác
nhau.
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan
Ngoài những nguyên nhân khách quan không thuộc về bản thân người cán
bộ, công chức của xã nêu ở trên còn có nguyên nhân thuộc về chính bản thân họ.
25


×