Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

CHÍNH SÁCH hòa hợp dân tộc của TRUNG QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.55 KB, 23 trang )

Chính sách hòa hợp dân tộc của Trung Quốc
Tuyết Mai

GV: Ngô Thị

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Nhắc đến Trung Quốc chúng ta có thể kể đến những thành tựu to lớn
mà quốc qua này đã đạt được trong những năm gần đây. Kinh tế Trung
Quốc vượt qua các quốc gia phát triển mạnh khác để giành vị trí thứ 2
trên thế giới với tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Nền văn minh Trung Hoa
là một trong những nền văn minh lâu đời và phức tạp nhất trên thế giới.
Suốt hơn 5000 năm tồn tại và phát triển, văn minh Trung Quốc không
chỉ ảnh hưởng đến các dân tộc châu Á mà còn lan tỏa ra khắp thế giới.
Cộng đồng người Hoa là một trong những cộng đồng lớn và phát triển
nhất thế giới. Điều gì đã khiến Trung Quốc có được những thành tựu
như vậy? Một phần không nhỏ chính là nhờ những chính sách hòa hợp
dân tộc của chính phủ Trung Quốc. Bài thuyết trình này, nhóm em xin
được trình bày những nghiên cứu của mình về vấn đề hòa hợp dân tộc
và những chính sách hòa hợp dân tộc của đất nước Trung Quốc

1


Chính sách hòa hợp dân tộc của Trung Quốc
Tuyết Mai

GV: Ngô Thị

PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRUNG QUỐC


1.1 Khái quát chung.
Tên quốc gia: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Thủ đô: Bắc Kinh
Dân số: Gần 1,4 tỷ người
Diện tích: 9,6 triệu km2
Vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở phàn nửa phía Bắc của đông bán cầu,
phía đông- nam của đại lục Á-Âu, phía đông và giữa Châu Á, phía Tây
của Thái Bình Dương; có biên giới chung với Nga, Mông cổ (phía Bắc),
với Kazakstan, Kirghitan, Taghikistan (phía Tây), với Afghanistan,
Pakistan, Ấn Độ, Nê Pan, Bu Tan (phía Tây Nam), với Myanma, Lào,
Việt Nam (phía Nam), với Triều Tiên (phía Đông).
Khí hậu: Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm
đến khô. Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là - 4,7°c, tháng 2 là
26°c. Ba khu vực được coi là nóng nhất là Nam Kinh, Vũ Hán và Trùng
Khánh.
Dân tộc: Trung Quốc là một quốc gia có nhiều dân tộc. Dân tộc Hán là
chủ yếu, ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người (chiếm 6% dân số cả nước
và phân bố trên 50-60% diện tích toàn quốc)
Hành chính: 31 tỉnh, thành phố gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố
trực thuộc Trung ương, 4 cấp hành chính gồm: Tỉnh, địa khu, huyện, xã.
Tôn giáo: Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi và Thiên
Chúa
Giáo.
Ngôn ngữ: Tiếng Hán là tiếng phổ thông, lấy âm Bắc Kinh làm chuẩn
1.2 Văn hóa xã hội
Dân số: Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc với 56 dân tộc được chính
thức công nhận, trong đó dân tộc Hán là chủ yếu (chiếm 93% dân số),
2



Chính sách hòa hợp dân tộc của Trung Quốc
Tuyết Mai

GV: Ngô Thị

ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người (chiếm 7% dân số cả nước và phân
bổ trên 50-60% diện tích toàn quốc).
Dân số Trung Quốc đã tăng lên 1,373 tỷ người tính tới đầu tháng
11 năm 2015, tăng 33,77 triệu người so với cuộc thống kê dân số gần
đây nhất vào năm 2010 (theo Cục thống kê quốc gia Trung Quốc)
Theo đó, dân số đô thị của Trung Quốc đã tăng lên 767,5 triệu
người, chiếm 55,88% Nam giới chiếm 51,22% tổng dân số, trong khi
phụ nữ chiếm 48,78%. Tỷ lệ nam/nữ là 105,02, thấp hơn mức 105,2 vào
năm 2010.
Dân số Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên ở mức khoảng 1,45 tỷ
người vào năm 2050. Khi đó, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động sẽ giảm
và theo dự báo cứ 3 người thì có 1 người ở độ tuổi trên 60. Hiện tại, tỷ
lệ người trên 60 tuổi là 16,15%.
Trong năm 2015, Trung Quốc đã công bố sẽ nới lỏng chính sách
một con gây tranh cãi được áp dụng từ những năm 1970 và cho phép
các cặp vợ chồng sinh 2 con trong một nỗ lực nhằm điều chỉnh sự mất
cân bằng dân số.
Tôn Giáo: Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi, Thiên
chúa giáo. Tại Trung Quốc, kể từ năm 1949 dưới sự điều hành của
chính phủ Cộng Sản luôn muốn khuếch trương chủ nghĩa vô thần nên
dân số của các tôn giáo không xác dịnh rõ ràng. Nhung trên thực tế từ
nhiều nguồn nghiên cứu về văn hóa và tôn giáo Trung Hoa thì đại đa số
người dân vẫn còn giữ phong tục thờ cúng tổ tiên do ảnh hưởng của
Khổng Giáo, cũng như kết hợp với Phật Giáo và Đạo Giáo hở thành
"Tam giáo đồng nguyên" (hoặc "Tôn giáo cổ truyền Trung Hoa" mà Phật

Giáo Đại Thừa giữ vai trò chính), số còn lại theo những tôn giáo chính
sau với tỉ lệ chỉ mang tính ước lượng có thể không chính xác:
Đạo giáo: Xuất hiện dưới nhiều trạng thái khác biệt và khó phân
ranh rõ ràng với những tôn giáo khác nên người ta không nắm rõ số
người theo. Theo các tài liệu gần đây nhất thì có khoảng 400 triệu người
(30% tổng dân số) theo Đạo Giáo.
Phật giáo: Khoảng 8% tổng dân sổ (quy y Tam Bảo), bắt đầu du
nhập vào Trung Quốc khoảng từ thế kỷ thứ nhất Công nguyên, số người
theo chủ yếu là Đại thừa, còn Tiểu thừa thì không đáng kể. Ngoài ra,
còn có những người theo Phật giáo Tây Tạng, chủ yếu tại Tây Tạng và
Nội Mông cổ. Con số thực của số lượng Phật tử trên danh nghĩa có thể
đạt hên 660 triệu đến 1 tỷ người (50% - 80%). Nhờ vậy mà Trung Quốc
3


Chính sách hòa hợp dân tộc của Trung Quốc
Tuyết Mai

GV: Ngô Thị

đương nhiên trở thành quốc gia Phật Giáo đông dân nhất, theo sau là
Nhật Bản và Việt Nam, chiếm khoảng 2/3 trong tổng số 1,5 tỷ người
theo Phật Giáo trên khắp Thế Giới. Lưu ý là đa số người gốc Hán
thường tôn thờ Phật Giáo cùng chung với các tôn giáo truyền thống
Trung Hoa khác (như Đạo Giáo hay Khổng Giáo).
Cơ Đốc giáo: Chiếm khoảng 1 đến 4% tùy nguồn, một số nhánh
của đạo này được truyền rải rác vào Trung Quốc thành nhiều đợt bắt
đầu từ thế kỷ thứ VIII. Ngoài ra còn có những người Trung Quốc gốc
Nga ở phía bắc và tây bắc Trung Quốc theo Chính Thống giáo với số
lượng tương đối nhỏ.

Nho giáo: Không rõ số người theo, đây là tôn giáo xuất phát từ
Khổng Tử mà các triều đại Trung Quốc cố gắng truyền bá theo chiều
hướng có lợi cho chính quyền, tuy nhiên theo nhiều học giả thì bản chất
của nó không phải như vậy.
Hồi giáo Chiếm khoảng 1% đến 2% tổng dân số, có ở Tân Cương
và các vùng có người dân tộc thiểu số theo Hồi Giáo sinh sống rải rác.
Đạo này phát triển mạnh vào thời nhà Nguyên (1271-1368).
Tôn giáo cổ truyền Trung Quốc: Tôn giáo đa thần của phần lớn
dân Trung Quốc trước năm 1949, là kiểu tín ngưỡng pha trộn giữa một
số trường phái Đạo giáo và Phật giáo và các tín ngưỡng khác.
Ngoài ra còn có Pháp Luân Công là một phương pháp tập luyện tinh
thần rất phổ biến tại Trung Quốc trong thập niên 90 tuy nhiên đã bị
ĐCSTQ đàn áp vào năm 1999.Theo thống kê của chính phủ có khoảng
70-100 triệu người.
1.3 Chính trị
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một quốc gia xã hội chủ
nghĩa công khai tán thành chủ nghĩa cộng sản. Chính phủ Trung Quốc
được mô tả là cộng sản và xã hội chủ nghĩa, song cũng chuyên chế và
xã đoàn, với những hạn chế nghiêm ngặt trong nhiều lĩnh vực, đáng chú
ý nhất là truy cập tự do Internet, tự do báo chí, tự do hội họp, quyền có
con, tự do hình thành các tổ chức xã hội và tự do tôn giáo. Hệ thống
chính trị, tư tưởng, và kinh tế hiện tại của Trung Quốc được các lãnh
đạo nước này gọi lần lượt là "chuyên chính dân chủ nhân dân", "chủ
nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc" và "kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa".
Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền thống trị quốc gia, quyền
lực của đảng này được ghi trong hiến pháp của Trung Quốc. Hệ thống
tuyển cử của Trung Quốc có phân cấp, theo đó các đại hội đại biểu
4



Chính sách hòa hợp dân tộc của Trung Quốc
Tuyết Mai

GV: Ngô Thị

nhân dân địa phương (cấp hương và cấp huyện) được tuyển cử trực
tiếp, và toàn bộ các cấp đại hội đại biểu nhân dân từ cấp cao hơn cho
đến toàn quốc được tuyển cử gián tiếp bởi đại hội đại biểu nhân dân ở
cấp ngay bên dưới. Hệ thống chính trị được phân quyền, và các lãnh
đạo cấp tỉnh và phó tỉnh có quyền tự trị đáng kể.Tại Trung Quốc còn có
các chính đảng khác, được gọi là 'đảng phái dân chủ', những tổ chức
này tham gia Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại) và Hội
nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp).
Chủ tịch nước Trung Quốc là nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa,
đóng vai trò là người đứng đầu về mặt lễ nghi và do Đại hội đại biểu
nhân dân toàn quốc bầu ra. Thủ tướng Trung Quốc là nhân vật lãnh đạo
chính phủ, chủ trì Quốc vụ viện gồm bốn phó thủ tướng cùng người
đứng đầu các bộ và ủy ban cấp bộ. Chủ tịch nước đương nhiệm là Tập
Cận Bình, ông cũng là Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc và
Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc, do vậy ông là lãnh đạo tối cao của Trung
Quốc. Thủ tướng đương nhiệm là Lý Khắc Cường, ông cũng là một
thành viên cấp cao của Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản
Trung Quốc, một cơ cấu quyết định hàng đầu của Trung Quốc trong
thực tế
1.4 Kinh tế
Tính đến năm 2013, kinh tế Trung Quốc lớn thứ hai thế giới xét
theo GDP danh nghĩa, tổng giá trị khoảng 9.325,3 tỉ USD theo Quỹ Tiền
tệ Quốc tế. Nếu xét về GDP theo sức mua tương đương, Trung Quốc
đạt 13.395 tỷ USD vào năm 2013, cũng xếp thứ hai sau Hoa Kỳ. Năm

2013, GDP PPP/người của Trung Quốc là 9.844 USD, trong khi GDP
danh nghĩa/người là 6.747 USD. Theo cả hai phương pháp, Trung Quốc
đều đứng sau khoảng 90 quốc gia (trong số 183 quốc gia trong danh
sách của IMF) trong xếp hạng GDP/người toàn cầu.
Từ khi thành lập vào năm 1949 cho đến cuối năm 1978, nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có một kinh tế kế hoạch tập trung theo
kiểu Liên Xô. Sau khi Mao Trạch Đông từ trần vào năm 1976 và Cách
mạng văn hóa kết thúc, Đặng Tiểu Bình và tập thể lãnh đạo mới của
Trung Quốc bắt đầu cải cách kinh tế và chuyển đổi theo hướng kinh tế
hỗn hợp định hướng thị trường hơn dưới sự lãnh đạo độc đảng. Tập thể
hóa nông nghiệp bị tiệt trừ và đất ruộng được tư hữu hóa, trong khi đó
ngoại thương trở thành một trọng tâm mới quan trọng, dẫn đến việc thiết
lập các đặc khu kinh tế. Những doanh nghiệp quốc doạnh không hiệu
quả bị tái cơ cấu và những doanh nghiệp thua lỗ phải đóng cửa hoàn
toàn, dẫn đến tình trạng thất nghiệp lớn. Trung Quốc hiện nay có đặc
5


Chính sách hòa hợp dân tộc của Trung Quốc
Tuyết Mai

GV: Ngô Thị

điểm chủ yếu là một nền kinh tế thị trường dựa trên quyền sở hữu tài
sản tư nhân, và là một trong các ví dụ hàng đầu về chủ nghĩa tư bản
nhà nước. Nhà nước vẫn chi phối trong những lĩnh vực "trụ cột" chiến
lược như sản xuất năng lượng và công nghiệp nặng, song doanh nghiệp
tư nhân mở rộng mạnh mẽ, với khoảng 30 triệu doanh nghiệp tư nhân
vào năm 2008.
Kể từ khi bắt đầu tự do hóa kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc

nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, dựa
ở mức độ lớn vào tăng trưởng do đầu tư và xuất khẩu. Theo IMF, tăng
trưởng GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc trong giai đoạn 20012010 là 10,5%. Trong giai đoạn 2007-2011, tăng trưởng kinh tế của
Trung Quốc tương đương với tổng tăng trưởng của các quốc gia G7.
Năng suất cao, chi phí lao động thấp và cơ sở hạ tầng tương đối thấp
khiến Trung Quốc dẫn đầu thế giới về chế tạo. Tuy nhiên, kinh tế Trung
Quốc cần rất nhiều năng lượng và không hiệu quả; Trung Quốc trở
thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới vào năm 2010, dựa
vào than đá để cung cấp trên 70% nhu cầu năng lượng trong nước, và
vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới
vào tháng 9 năm 2013.
Trung Quốc là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới
và là cường quốc giao thương lớn nhất thế giới, với tổng giá trị mậu
dịch quốc tế là 3.870 tỷ USD trong năm 2012. Dự trữ ngoại hối của
Trung Quốc đạt 2.850 tỷ USD vào cuối năm 2010, là nguồn dự trữ ngoại
hối lớn nhất thế giới cho đến đương thời. Năm 2012, Trung Quốc là
quốc gia tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất thế giới,
thu hút 253 tỷ USD. Trung Quốc cũng đầu tư ra hải ngoại, tổng FDI ra
ngoại quốc trong năm 2012 là 62,4 tỷ USD, các công ty Trung Quốc
cũng tiến hành những vụ thu mua lớn các hãng ngoại quốc. Tỷ giá hối
đoái bị định giá thấp gây xích mích giữa Trung Quốc với các nền kinh tế
lớn khác, và Trung Quốc cũng bị chỉ trích rộng rãi về việc chế tạo hàng
giả với số lượng lớn với hơn 90% lượng hàng giả và hàng nhái trên thế
giới có nguồn gốc xuất phát từ quốc gia này. Trung Quốc từ lâu đã được
coi là đế chế hàng fake khổng lồ nhất toàn cầu như tại Quảng Châu, nơi
được mệnh danh là "Thiên đường của hàng fake", những nhãn hàng
thời trang từ bình dân tới cao cấp được nhái lại và bày bán công khai
với giá rẻ. Và khá "ấn tượng" khi nhiều xưởng sản xuất hàng nhái tại
Trung Quốc còn làm giả sản phẩm chỉ dựa trên hình ảnh của hàng hóa
trên các tạp chí thời trang hoặc qua mạng Internet.


6


Chính sách hòa hợp dân tộc của Trung Quốc
Tuyết Mai

GV: Ngô Thị

Dân số tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc (có thu nhập hàng năm
từ 10.000-60.000 USD) đạt trên 300 triệu vào năm 2012. Theo Hurun
Report, số lượng tỷ phú USD tại Trung Quốc tăng lên 251 vào năm
2012. Thị trường bán lẻ nội địa của Trung Quốc có giá trị 20.000 tỷ tệ
(3.200 tỷ USD) vào năm 2012 và tăng trưởng trên 12%/năm vào năm
2013, trong khi thị trường xa xỉ phẩm phát triển mạnh, với 27,5% thị
phần toàn cầu vào năm 2010. Tuy nhiên, trong những năm gần đây,
tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc góp phần vào lạm
phát tiêu thụ nghiêm trọng, làm gia tăng các quy định của chính phủ.
Trung Quốc có bất bình đẳng kinh tế ở mức độ cao, và tăng lên trong
các thập niên vừa qua.
Đến cuối năm 2012, số người nghèo tại khu vực nông thôn của
Trung Quốc là khoảng 98,99 triệu theo chuẩn nghèo Trung Quốc, chiếm
10,2% dân số khu vực nông thôn. Một báo cáo của Đại học Bắc Kinh
cho biết theo số liệu thu nhập năm 2012, 1% các gia đình giàu có nhất
tại Trung Quốc sở hữu hơn 1/3 giá trị tài sản toàn quốc, 25% các gia
đình nghèo nhất chiếm 1% giá trị tài sản toàn quốc.
PHẦN 2: HÒA HỢP DÂN TỘC VÀ LÝ DO CÁC QUỐC GIA CẦN CÓ
CHÍNH SÁCH HÒA HỢP DÂN TỘC
2.1 Hòa hợp dân tộc là gì?
Hòa hợp dân tộc là: Một dân tộc hợp lại thành thể thống nhất,cùng nhau

chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu tranh thủ thời cơ – thuận lợi, cùng vượt
qua khó khăn – thách thức.
2.2 Lý do các quốc gia cần có chính sách hòa hợp dân tộc
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia có số phận riêng của mình trong tiến trình lịch
sử của nhân loại, sự khác biệt ở mỗi quốc gia về kinh tế, xã hội, văn hóa, địa
lý... là điều hiển nhiên. Song ở bất kỳ quốc gia nào cũng cần có con người, một
tập thể, một cộng đồng hay rộng hơn là một dân tộc mang quốc tịch quốc gia
mình. Vì vậy, có sự thống nhất, đồng lòng trong tư tưởng, ý chí của một dân tộc
là điều cần có ở bất kỳ quốc gia nào.
Hòa hợp dân tộc là động lực để đoàn kết mọi người, xây dựng một đất
nước hòa bình, độc lập, thống nhất, giàu mạnh. Mục đích chính của quốc gia là
xây dựng đất nước mình hòa bình, thống nhất, độc lập và phát triển thịnh
vượng.

7


Chính sách hòa hợp dân tộc của Trung Quốc
Tuyết Mai

GV: Ngô Thị

2.2.1 Hòa hợp dân tộc giúp thống nhất ý chí, tư tưởng của nhân dân trong
nước.
Trong một quốc gia không tránh khỏi sự khác nhau về địa lý từng vùng
miền, quan điểm hay định kiến của từng địa phương, sự khác biệt về kinh tế
giữa các thành phố khác với nhau sẽ tạo sự thiếu gắn bó giữa các địa phương.
Như vậy cần có sự gắn kết, hỗ trợ và tương tác lẫn nhau giữa các khu vực trong
một quốc gia để giảm bớt sự khác biệt giữa tùng vùng miền trong một đất
nước. Vì vậy hòa hợp dân tộc là cơ sở để một đất nước dễ điều hành quản lý

các tỉnh, thành phố đảm bảo đạt được những mục tiêu phát triển trong nước.
2.2.2 Hòa hợp dân tộc giữa giúp trong nước cũng như hải ngoại không còn coi
nặng chuyện ngăn cách, sự giao lưu giữa họ không còn chia rẽ, phân
biệt.
Vì các lý do khác nhau nhưng người nước ngoài vẫn được tạo điều kiện
trở về quê hương của mình, thăm nom, giúp đỡ người thân, đóng góp với đồng
bào trong nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên sẽ có những trở ngại ở
từng quốc gia có thể là về chính trị, lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hôị hay các
định kiến, phong tục ở mỗi nơi khác nhau nên điều kiện để gắn kết giữa người
dân trong và ngoài nước ở từng quốc gia là khác nhau. Với người ở nước ngoài,
mỗi quốc gia cần chủ động triển khai nhiều chính sách phù hợp, tiến hành các
bước đi thiết thực, chân thành để mọi người ở nước ngoài có thể hòa hợp cùng
dân tộc.Do vậy hòa hợp dân tộc là nền tảng để thể hiện tư tưởng và ý chí của
một quốc gia dù bất cứ nơi nào, ở đâu cũng sẽ cống hiến và luôn nhớ về cội
nguồn.
2.2.3 Hòa hợp dân tộc vì đó là một yếu tố bảo đảm cho hiện tại và tương lai
đất nước, huy động được mọi nguồn lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vì một đât nước phát triển và góp phần kiến tạo, bảo vệ sự ổn định, hòa
bình, thịnh vượng trên thế giới. Do đó, bất kỳ cá nhân, nhóm xã hội nào nếu
thật sự có niềm tin vào mục tiêu chung thì khi hòa hợp sẽ không đưa ra điều
kiện ràng buộc, không đòi hỏi bên kia phải thay đổi theo ý muốn của mình.
2.3.4 Hòa hợp dân tộc giúp quốc gia thiết lập được các mối quan hệ thân thiện,
hợp tác, cùng phát triển với các nước láng giềng, trong khu vực và trên
thế giới.
Phương thức ngoại giao chủ yếu của nhiều quốc gia là đối thoại, đàm
phán, tránh xung đột, và tận dụng sự ủng hộ của quốc tế trong các vấn đề lãnh
thổ.

PHẦN 3: CHÍNH SÁCH HÒA HỢP DÂN TỘC CỦA TRUNG QUỐC
8



Chính sách hòa hợp dân tộc của Trung Quốc
Tuyết Mai

GV: Ngô Thị

3.1 Chính sách Hòa hợp dân tộc với người Hải ngoại
3.1.1 Trong ứng xử với đồng bào hải ngoại, phải thực sự có lòng
tin tưởng
Khác với người Việt hải ngoại, người Hoa ở nước ngoài đã có lịch
sử hàng trăm năm, ít hoặc không đáng kể ra đi vì lý do chính trị. Những
người mâu thuẫn về chính trị với đại lục, với đảng Cộng sản, sau cách
mạng năm 1949 hầu hết đến Đài Loan, Hongkong, Macao.
Hoa kiều trên thế giới là một lực lượng rất hùng hậu với hơn 60
triệu người, có mặt ở hầu hết các nước. Khi GDP của Trung Quốc mới
chỉ là hơn 1000 tỉ USD, tổng số vốn của người Hoa hải ngoại đã là
khoảng 3000 tỉ USD. Có người còn nói Hoa kiều chính là nền kinh tế lớn
thứ hai thế giới sau Mỹ.
Chính sách hiện nay của Trung Quốc với Hoa kiều là mềm dẻo,
khôn ngoan, cởi mở và đặc biệt là tạo được lòng tin. Hoa kiều trở về
mang theo rất nhiều lợi ích: vốn, khoa học công nghệ mới, kinh nghiệm
quản lý tiên tiến từ các nước phát triển... nên họ là đối tượng nhắm đến
của một chính sách mang tính chiến lược.
Lãnh tụ cách mạng Trung Quốc Tôn Trung Sơn từng dựa vào các
nhân vật dân chủ tiến bộ người Hoa ở hải ngoại để làm cách cách
mạng. Ngày nay Trung Quốc còn thành lập Kiều vụ, chuyên phụ trách
vấn đề người Hoa hải ngoại, và ngày càng có nhiều chính sách ưu đãi,
ưu tiên cho trí thức và doanh nhân Hoa kiều.
3.1.2 Với kiều bào: chọn lọc để thu hút và bảo vệ quyền lợi

Trước cải cách năm 1979, Trung Quốc thi hành chính sách đóng
cửa. Nhưng sau khi đất nước mở cửa, chính sách này đã thay đổi và lôi
kéo thu hút thành công nhiều Hoa kiều trở về. Đầu tư vào Trung Quốc,
cả tri thức và tiền bạc, trong mấy thập kỷ gần đây phần lớn là vốn của
Hoa kiều. Trung Quốc không gọi FDI là vốn nước ngoài mà gọi là vốn
ngoại, vì hầu hết trong đó là vốn của người Hoa ở nước ngoài, ở
Hongkong, Đài Loan, Macao.
Trước khi cải cách mở cửa, các nhà tư sản giàu có hay trí thức
học cao người Hoa thường khó trở về do vấp phải những kỳ thị hẹp hòi
trong nước. Những người trở về cũng không tránh khỏi tâm lý ngại ngần
do sự khác biệt về lối sống, chất lượng sống, văn hóa sống. Suốt mấy
chục năm chủ nghĩa cộng sản ấu trĩ giáo điều, người Trung Quốc sống
khổ hạnh, bình quân chủ nghĩa, suy nghĩ hẹp hòi, đã gây ấn tượng xấu
cho đồng bào hải ngoại. Đặc biệt nghiêm trọng là cuộc Đại cách mạng
văn hóa, một cuộc thanh trừng dã man, tàn khốc đã khiến nhiều Hoa
kiều nhìn đại lục như "một xã hội cảnh sát".
9


Chính sách hòa hợp dân tộc của Trung Quốc
Tuyết Mai

GV: Ngô Thị

Giờ đây Trung Quốc đang nỗ lực xóa bỏ ấn tượng xấu và mở cửa
để thu hút, lôi kéo nhân tài Hoa kiều về nước. Đã và đang có nhiều
người Hoa học tập ở nước ngoài trở về phục vụ tổ quốc
Nhưng điểm đáng chú ý trong chính sách đối với Hoa kiều của
Trung Quốc là yếu tố "thích hợp với lợi ích của Trung Quốc". Trung
Quốc không mong muốn và không có chính sách lôi kéo tất cả mấy chục

triệu người Hoa hải ngoại trở về (Trung Quốc hiện nay quá đông dân, đã
phải hạn chế sinh đẻ đến mức quyết liệt), mà chọn lọc những đối tượng
có lợi cho đất nước, như những chuyên gia có trình độ và những nhà
đầu tư có vốn.
Đối với Hoa kiều nói chung, Trung Quốc có chính sách bảo vệ
quyền lợi, sứ quán Trung Quốc ở các nước có trách nhiệm bảo vệ công
dân của mình ở nước sở tại, đảm bảo cho người Hoa tồn tại và phát
triển phồn vinh không chỉ trong nước mà cả trên thế giới.
3.1.3 Người Hoa ở đâu cũng vẫn là người Hoa
Trong thời đại toàn cầu hóa và giao lưu quốc tế, con số hơn 60
triệu người Hoa hải ngoại lại là một lợi thế. Trung Quốc cùng lúc khuyến
khích Hoa kiều trở về và người Trung Quốc đi ra thế giới. Một mặt họ
thu hút vốn và chất xám của thế giới về Trung Quốc, mặt khác họ đưa
vốn và lao động Trung Quốc ra nước ngoài càng nhiều càng tốt qua việc
tăng cường đầu tư ở các nước đang phát triển.
Với những người chưa về hoặc không về, chính phủ Trung Quốc
cũng không kỳ thị. Họ chủ trương "nuôi gà thả, không nuôi gà nhốt" - ai
muốn học, muốn ở nước nào đều được chấp nhận, vì họ tin tưởng rồi
người Trung Quốc cũng sẽ hướng về tổ quốc.
Hoa kiều nổi tiếng thế giới về sự gắn kết. Người Việt có thể cảm
nhận rõ nhất ở cộng đồng người Hoa đã có ở Việt Nam từ nhiều thế kỷ.
Đây là một đặc điểm rất đáng học tập của người Trung Quốc. Sự cố kết
này là một đặc điểm thâm căn cố đế. Người Trung Quốc chung nhau
một "tư tưởng đại Hán" có lịch sử lâu đời, có nền tảng triết học là Khổng
giáo, vốn đề cao tập thể, cộng đồng.
Không những người Hoa trên thế giới gắn kết mà người nước
ngoài đến Trung Quốc cũng bị hoà tan. Một dân tộc khác cũng gắn kết
rất mạnh là dân Do thái (điều giúp họ tồn tại và tập hợp thành quốc gia
Israel) đến Trung Quốc cũng bị đồng hoá và không giữ được bản sắc.
3.1.4 Đánh giá

Bằng chính sách hòa hợp dân tộc với người hải ngoại mà Trung
Quốc đã áp dụng trong thời gian qua, Trung Quốc không chỉ có được
nguồn vốn và chất xám lớn từ đồng bào Hoa hải ngoại mà còn tạo được
sự gắn kết bền chặt giữa đồng bào Hoa kiều ở các nước trên thế giới
10


Chính sách hòa hợp dân tộc của Trung Quốc
Tuyết Mai

GV: Ngô Thị

cũng như người Hoa hải ngoại với người Hoa trong nước. Nhờ có sự
gắn kết này mà người Hoa ở các nước trên khắp thế giới ngày càng lớn
mạnh, luôn hướng về tổ quốc góp phần không nhỏ trong quá trình phát
triển nền kinh tế đứng thứ hai thế giới này.
3.2 Chính sách Hòa hợp dân tộc với Đài Loan, Hongkong, Macao
3.2.1. Chính sách “Một quốc gia hai chế độ”
“Một quốc gia, hai chế độ ” là một ý tưởng được Đặng Tiểu
Bình - lãnh tụ tối cao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đề xuất trong
quá trình tái thống nhất Trung Quốc vào đầu thập niên 1980. Đặng Tiểu
Bình mong muốn thành lập một Trung Quốc duy nhất, nhưng các phần
lãnh thổ độc lập như Hong Kong, Ma Cao và Đài Loan (ngày nay tồn tại
dưới tư cách đặc khu hành chính và tỉnh thứ 23 trên danh nghĩa) có thể
duy trì hệ thống kinh tế - chính trị của chủ nghĩa tư bản trong khi phần
còn lại là Trung Hoa đại lục theo chế độ xã hội chủ nghĩa.
Theo chính sách, mỗi khu vực có thể tiếp tục hệ thống chính trị
riêng, các vấn đề pháp lý, kinh tế và tài chính, bao gồm cả các hiệp định
thương mại và văn hóa với nước ngoài sẽ được hưởng một số quyền
nhất định. Đài Loan có thể tiếp tục duy trì lực lượng quân sự riêng,

nhằm tránh công nhận Đài Loan như một phần của Trung Hoa dân
quốc.
3.2.2. Chính sách với Hong Kong
Hong Kong, cùng với Ma Cao là hai đặc khu hành chính thuộc
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Hồng Kông từng là một lãnh thổ phụ thuộc của Vương quốc Liên
hiệp Anh và Bắc Ireland từ năm 1842 đến khi chuyển giao chủ
quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. Tuyên bố chung
Trung-Anh và Luật Cơ bản của Hồng Kông quy định rằng Hồng Kông
được hưởng một quy chế tự trị cao cho đến ít nhất là năm 2047 - 50
năm sau khi chuyển giao chủ quyền. Dưới chính sách “Một quốc gia hai
chế độ”, Chính quyền Trung ương chịu trách nhiệm về mặt quốc
phòng và ngoại giao của lãnh thổ này còn Hồng Kông thì duy trì phần
lớn chế độ chính trị, hệ thống pháp luật, lực lượng cảnh sát, chế độ tiền
tệ, chính sách hải quan, chính sách nhập cư, hệ thống xuất bản, báo
chí, hệ thống giáo dục của Anh, và các đại biểu trong các tổ chức, đảng
phái, và sự kiện quốc tế.
Về kinh tế, Hồng Kông là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát
triển được xây dựng trên nền kinh tế thị trường, thuế thấp và ít có sự
can thiệp kinh tế của chính phủ. Đây là một trung tâm tài chính, thương
mại quan trọng và là nơi tập trung nhiều công ty của khu vực châu Á11


Chính sách hòa hợp dân tộc của Trung Quốc
Tuyết Mai

GV: Ngô Thị

Thái Bình Dương. Hồng Kông đã đóng vai trò cầu nối giữa Trung Quốc
lục địa và thế giới bên ngoài, chuyển tải dòng chảy thương mại và đầu

tư ở cả hai chiều.
3.2.3. Chính sách với Ma Cao
Ma Cao nguyên là một thuộc địa của Bồ Đào Nha và phải chịu sự
quản lý của đế quốc này từ giữa thế kỷ 16 cho đến năm 1999. Theo
tuyên bố chung Trung-Bồ và Luật Cơ bản Ma Cao, hiến pháp Ma Cao
do Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc ban hành vào năm 1993, xác
định rằng hệ thống kinh tế, lối sống, quyền, và tự do của Ma Cao sẽ
được duy trì không thay đổi ít nhất là 50 năm sau khi chủ quyền của khu
vực được chuyển giao về Trung Quốc vào năm 1999. Theo chính sách
"Một quốc gia, hai chế độ", Ma Cao được hưởng một quyền tự trị cao độ
trên tất cả các lĩnh vực ngoại trừ quốc phòng và các vấn đề ngoại giao.
[
Các quan chức Ma Cao, chứ không phải là quan chức Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa, sẽ điều hành Ma Cao bằng cách sử dụng riêng biệt các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, cũng như quyền phân xử cuối
cùng. Ma Cao duy trì tiền tệ, lãnh thổ hải quan, kiểm soát nhập cư và
ranh giới, và lực lượng cảnh sát riêng biệt.
Nền kinh tế Ma Cao dựa phần lớn vào du lịch, dịch vụ và casino.
Các hoạt động kinh tế lớn khác tại Ma Cao là sản xuất xuất khẩu phụ
tùng dệt may và quần áo, ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác.
3.2.4. Chính sách với Đài Loan
Đài Loan, với những mâu thuẫn về chính trị trong lịch sử, là
trường hợp khó khăn hơn. Trung Quốc có thể sẽ rộng rãi hơn, thậm chí
không cần sự có mặt của quân đội, chỉ cần tuyên bố Đài Loan là một
tỉnh của Trung Quốc, để với quốc tế, chỉ có một nước Trung Quốc.
Song song với tăng cường giao thương giữa Đài Loan và đại lục
(hiện ở Thượng Hải có đến 30 vạn nhà đầu tư Đài Loan), Trung Quốc
cũng tìm mọi cách hòa hợp dân tộc với Đài Loan trên cơ sở tình cảm,
huyết thống. Từ những chuyện nhỏ như tổ chức lễ tết, Trung Quốc cũng
cố gắng làm ở Đài Loan như ở đại lục để khơi dậy lòng tự hào về truyền

thống, văn hóa, chữ viết chung. Hai bên xác định dù căng thẳng người
Hoa cũng không đánh lẫn nhau để rồi tổn thất sinh mạng, thù hận muôn
đời và tàn phá đất nước.
Về kinh tế, Đài Loan ngày nay có một nền kinh tế năng động, tư
bản, dựa vào xuất khẩu đi cùng với việc dần dần giảm sự can dự của
nhà nước trong đầu tư và thương mại quốc tế. Một số ngân hàng và các
hãng công nghiệp lớn do chính quyền điều hành đã được tư nhân hóa.
12


Chính sách hòa hợp dân tộc của Trung Quốc
Tuyết Mai

GV: Ngô Thị

Tăng trưởng GDP thực trung bình là 8% trong suốt gần 3 thập kỷ gần
dây. Xuất khẩu là động lực chính cho công nghiệp hóa.
3.2.5. Đánh giá
Với Đài Loan, Hong Kong và Ma Cao, Trung Quốc đã xác định
biện pháp hòa hợp chính là thu phục lòng người. Bằng các chính sách
mềm mỏng, có phần nhân nhượng, Trung Quốc đã đạt được những
thành công nhất định trong việc giữ ổn định hòa bình giữa các khu vực
này và đại lục, cùng tập trung phát triển kinh tế, xã hội…
Chính sách “ Một đất nước hai chế độ” tuy còn nhiều ý kiến phản
đối nhưng cũng đã được vận dụng thành công ở hai đặc khu hành chính
là Hong Kong và Ma Cao. Đây là cách làm khôn ngoan và sáng suốt khi
thu hồi nguyên vẹn được chủ quyền mà không mất một viên đạn, đồng
thời duy trì được sự phồn vinh và phát triển tại các khu vực này.
Tuy nhiên trên thực tế, mối quan hệ giữa Đài Loan, Hong Kong,
Ma Cao và Trung Quốc đại lục còn nhiều mâu thuẫn, “bằng mặt nhưng

không bằng lòng”. Nhiều cuộc biểu tình, phản đối các chính sách của
Trung Quốc diễn ra. Tương lai của Hong Kong và Ma Cao sau khi thời
hạn 50 năm kết thúc, tức là vào năm 2047 và 2049, vẫn chưa được
nhắc đến.
3.3 Chính sách Hòa hợp dân tộc với Tân Cương, Tây Tạng.
Tân Cương tên chính thức là Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.Đây là
đơn vị hành chính cấp tỉnh lớn nhất của Trung Quốc với diện tích lên tới 1,6
triệu km². Tân Cương có biên giới với Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan,
Tajikistan, Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ. Tân Cương có trữ lượng dầu mỏ và
là khu vực sản xuất khí thiên nhiên lớn nhất Trung Quốc. Tân Cương cũng quản
lý về hành chính đối với khu vực Aksai Chin, là nơi Ấn Độ cũng tuyên bố chủ
quyền. Khu tự trị là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, các dân tộc
chính có thể kể tới là Duy Ngô Nhĩ, Hán, Kazakh, Hồi, Kyrgyz và Mông Cổ.
Tân Cương cũng là nơi diễn ra nhiều vụ bạo lực sắc tộc đổ máu
Tây Tạng vốn là một vùng đất Phật nhưng đây cũng là một vùng đất
“nhạy cảm” xét về lịch sử trong quá khứ và cả những gì diễn ra hiện nay.
Những cuộc đụng độ sắc tộc nảy lửa diễn ra giữa cư dân bản xứ theo đạo Hồi
với người Hán trước đây cũng khiến cho chính quyền Trung Quốc ra quyết định
cấm du khách bén mảng đến vùng đất này. Bất kể du khách vào Tây Tạng bằng
đường nào cũng đều phải có giấy phép đặc biệt do cơ quan chuyên trách ở Bắc
Kinh cấp. Nếu một người ngoại quốc vào được Tây Tạng mà chưa có giấy phép,
khi bị phát hiện sẽ gặp rắc rối to, thậm chí bị coi là gián điệp.
Vấn đề hòa hợp với Tân Cương, Tây Tạng lại rất quan trọng với Trung
Quốc. Cách mạng Trung Quốc thành công năm 1949, Tân Cương, Tây Tạng
13


Chính sách hòa hợp dân tộc của Trung Quốc
Tuyết Mai


GV: Ngô Thị

được giải phóng năm 1950, nhưng 60 năm qua, hai nơi này vẫn là mối đe dọa
đến sự thống nhất của đất nước Trung Quốc.
Những trở ngại lớn như vấn đề dân tộc (ở Tân Cương là dân tộc Duy Ngô
Nhĩ, ở Tây Tạng là dân tộc Tạng), vấn đề tôn giáo (ở Tân Cương là Hồi giáo, ở
Tây Tạng là Phật giáo), vấn đề chủng tộc (dân tộc Duy Ngô Nhĩ là người da
trắng, dân tộc Tạng là người da đen), cùng với các yếu tố ngoại lai phức tạp
khiến việc hòa hợp khó khăn. Vì sự nhạy cảm và tính bất ổn của hai tỉnh mà
Trung Quốc phải sử dụng chính sách hòa hợp dân tộc riêng cho khu vực này.
3.3.1. Chính sách
Trung Quốc một mặt thực hiện chính sách chính trị mềm dẻo không áp
đặt, mặt khác tìm cách cải tạo kinh tế, nâng cao đời sống người dân. Chính
quyền Trung Quốc còn đưa người Hán đến để cân bằng cơ cấu dân cư (người
Hán ở Tây Tạng hiện chiếm khoảng 40% dân số, còn ở Tân Cương người Hán
còn đông hơn người bản địa). Bên cạnh đó là biện pháp quân sự, trấn áp khi có
nổi dậy.
3.3.2 Thành tựu
Nhờ áp dụng chính sách hòa hợp dân tộc làm cho tình hình chính trị của
hai Tỉnh Tân Cương Và Tây Tạng bớt gay gắt hơn rất nhiều. Tình hình xá hội
ổn định hơn ắc dù vẫn còn bạo đông xảy ra nhưng đều kiểm soát được. Làm ổn
định những vùng nhạy cảm này làm cho đất nước Trung Quốc ngày càng phát
triển, có vị thế trên thế giới. Đây là một kinh nghiệm để Việt Nam có thể xem
xét và áp dụng cho các vùng nhạy cảm như Tây Nguyên và các vùng biên giới.
3.3.3 Đánh giá
Các biện pháp này đều chỉ phần nào kiểm soát tình hình chứ không giải
quyết triệt để vấn đề. Bằng chứng rằng Trung Quốc chưa làm tốt chính là hai
biến cố căng thẳng và nghiêm trọng ở Tây Tạng năm 2008 và ở Tân Cương năm
2009.
Nhà nước Trung Quốc cũng chưa chú ý đúng mức đến yếu tố văn hóa.

Lãnh tụ tinh thần Dalai Lama của Tây Tạng từng nói không yêu cầu độc lập mà
yêu cầu tự trị và bảo lưu văn hóa, lối sống, tín ngưỡng. Có thể thấy để thúc đẩy
hòa hợp dân tộc trong trường hợp này phải có biện pháp đồng bộ về kinh tế,
chính trị, an ninh, văn hóa, giáo dục...
3.4 Tổng kết chung cho 3 chính sách
Chính sách hòa hợp dân tộc Trung Quốc hướng ngoại, nhằm hướng tới 1
cộng đồng ngườ Hoa đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài.Hoa kiều trên thế
giới là một lực lượng rất hùng hậu với hơn 60 triệu người, có mặt ở hầu hết các
nước. Chính sách hiện nay của Trung Quốc với Hoa kiều là mềm dẻo, khôn
ngoan, cởi mở và đặc biệt là tạo được lòng tin. Hoa kiều trở về mang theo rất
14


Chính sách hòa hợp dân tộc của Trung Quốc
Tuyết Mai

GV: Ngô Thị

nhiều lợi ích: vốn, khoa học công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ
các nước phát triển... nên họ là đối tượng nhắm đến của một chính sách mang
tính chiến lược..
Còn về chính sách hòa hợp dân tộc của Trung Quốc hướng nội với mục
tiêu là Đài Loan, Hong Kong và Ma Cao, Trung Quốc và nộ phân các tỉnh Tân
Cương, Tây Tạng, được xác định biện pháp hòa hợp chính là thu phục lòng
người và giải quyết các biến cố căng thẳng và nghiêm trọng trong nước. Bằng
các chính sách mềm mỏng, có phần nhân nhượng, Trung Quốc đã đạt được
những thành công nhất định trong việc giữ ổn định hòa bình giữa các khu vực
này và đại lục, cùng tập trung phát triển kinh tế, xã hội…
Tuy nhiên, chính sách hòa hợp dân tộc của Trung Quốc bên cạnh việc đạt
được một số các thành tựu nêu trên với mục đích chính là phát triển đất nước

Trung Hoa giàu mạnh, thì chính sách này đôi khi tạo cho người Trung Quốc
hình thành tư tưởng bảo vệ ý kiến cá nhân quá cao đối với đất nước mình, bất
chập những quy định hay ý kiến từ phía các quốc gia khác, vô hình chung làm
hình ảnh đất nước Trung Quốc trở nên cứng nhắc và bảo thủ hơn.
PHẦN 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Hơn 60 năm qua, hòa hợp dân tộc được xác định như là một trong
những yếu tố cấu thành khối đại đoàn kết dân tộc, đưa tới sức mạnh
giúp chúng ta đạt được những thành tựu không thể phủ nhận. Ngày nay,
trong thời kỳ mới của sự phát triển đất nước, hòa hợp dân tộc vẫn tiếp
tục được khẳng định để từ đó làm nên sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc,
hoàn thành các nhiệm vụ trọng đại đặt ra.
Trong quan hệ cộng đồng, dân tộc Việt Nam có truyền thống nhân
ái, đoàn kết tương trợ, khoan dung, đại lượng từ lâu đời, như lúc hoạn
nạn thì "chị ngã em nâng", khi khó khăn thì "lá lành đùm lá rách"...
Truyền thống đó in dấu trong nếp cảm, nếp nghĩ của dân tộc và các thế
hệ luôn truyền dạy cho nhau những câu nói đã trở thành đạo lý:
"Thương người như thể thương thân", "Đánh kẻ chạy đi - Không đánh
người chạy lại", "Bầu ơi thương lấy bí cùng - Tuy rằng khác giống
nhưng chung một giàn", "Người trong một nước phải thương nhau
cùng", rồi "Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau"...
Ngay cả khi đã đánh bại các thế lực ngoại xâm, cha ông chúng ta
vẫn có những việc làm mang đậm tinh thần nhân văn nhằm "Sửa hòa
hiếu cho hai nước - Tắt muôn đời chiến tranh". Và cách đây hơn 500
năm sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh vừa giành thắng lợi,
15


Chính sách hòa hợp dân tộc của Trung Quốc
Tuyết Mai


GV: Ngô Thị

truyền thống nhân nghĩa ấy được Nguyễn Trãi khẳng định: "Đem đại
nghĩa để thắng hung tàn -Lấy chí nhân để thay cường bạo".
Truyền thống của dân tộc tiếp tục được Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, phát huy với tư cách là một quan
điểm chiến lược để xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết, tạo nên sức
mạnh của sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc. Tuy nhiên, do bối cảnh phức tạp của lịch sử, để quan điểm đoàn
kết dân tộc phát huy được ý nghĩa xã hội rộng rãi, chúng ta đã phải giải
quyết một số vấn đề phức tạp; mà nổi lên là tình trạng có người hiểu
lầm về cách mạng, rồi một số cá nhân, một vài nhóm xã hội vì lạc bước
tinh thần mà đã có tội ác với nhân dân, phá hoại sự nghiệp cách mạng.
Nhận thức nghiêm túc về vấn đề này, với cương vị là Chủ tịch
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong Thư gửi đồng bào Nam Bộ
đăng trên báo Cứu quốcsố 255 ra ngày 1-6-1946, Bác Hồ đã viết: "Tôi
khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có
ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong
mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế
khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta
phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng
ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân
ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết
thì tương lai chắc sẽ vẻ vang" (Hồ Chí Minh -Toàn tập, tập 4, NXB Chính
trị Quốc gia, H.2011, tr. 280 - 281).
Đoạn trích nêu trên tóm tắt khá đầy đủ quan điểm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh cùng Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với những người từng ở
bên kia chiến tuyến. Thực tế cho thấy quan điểm này đã vươn xa, trải
rộng tới các tầng lớp nhân dân tiến bộ trên thế giới, tác động tích cực tới
cả các quốc gia từng là kẻ thù. Vì thế trong hai cuộc kháng chiến, nhân

dân Việt Nam đã không chỉ tập hợp được sức mạnh của chính mình, mà
còn nhận được sự ủng hộ to lớn của loài người tiến bộ, hình thành mặt
trận rộng rãi của nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam, trong đó
có nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "Tuy
phong tục mỗi dân mỗi khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống
nhau. Ấy là dân nào cũng ưa sự lành và ghét sự dữ" (Hồ Chí Minh, Sđd,
tr.397). Với các dân tộc anh em trên đất Việt Nam, với cả đồng bào Việt
Nam ở nước ngoài, theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, thì mẫu số chung để
hòa hợp, đoàn kết chính là độc lập, hòa bình, phát triển và tôn trọng bản
sắc văn hóa. Những điều trên đây là cơ sở lý giải tại sao sau ngày miền
nam giải phóng, luận điệu "tắm máu" mà kẻ thù reo rắc nhằm gây hoang
mang, lo sợ cho những người từng ở "phía bên kia" đã không xảy ra. Đó
16


Chính sách hòa hợp dân tộc của Trung Quốc
Tuyết Mai

GV: Ngô Thị

cũng là cơ sở để lý giải tại sao sau tháng 4-1975, ông Dương Văn Minh
-Tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn, vẫn được chế độ mới
tôn trọng, trong khi ông Ca-đaphi ở Li-bi thì không toàn thây, ông Hútxen ở I-rắc bị tử hình,... rồi đến hôm nay hai quốc gia này vẫn lâm vào
khủng hoảng và tình trạng bạo lực khó có thể điều hòa. Gần đây hơn là
sự kiện xảy ra tại Thái-lan, U-crai-na. Hẳn vì chưa tìm ra được mẫu số
chung nên ở đó chưa xây dựng được các phương thức xử lý khác biệt
một cách hòa bình, làm cho căng thẳng diễn ra trong thời gian dài. Đưa
tới hậu quả là tình trạng xã hội bất ổn, sự phát triển bị cản trở, ảnh
hưởng tới hình ảnh của đất nước...
Ngày nay nhân loại có rất nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế, văn

hóa, khoa học kỹ thuật để xây dựng một trật tự thế giới tốt đẹp hơn.
Song cũng chính lúc này, các quốc gia lại đang đứng trước những thách
thức lớn về môi trường sinh thái, nạn nghèo đói do phân cực giàu nghèo
ở từng quốc gia cũng như trên phạm vi thế giới; bên cạnh đó là xung đột
có nguồn gốc từ khác biệt tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra... Khi mà lòng
thù hận có nguy cơ không được điều hòa thì mỗi dân tộc phải có cương
lĩnh tinh thần, hành động cởi mở và xây dựng về sự chung sống hòa
bình giữa con người với con người, giữa dân tộc với dân tộc, giữa tôn
giáo với tôn giáo. Và điểm tựa cho cương lĩnh và hành động đó chính là
lòng khoan dung, biết tôn trọng lẫn nhau, biết chia sẻ với nhau. Có thể
coi thực hiện tinh thần khoan dung là một yêu cầu khách quan cấp thiết
của nhân loại hôm nay.
Tinh thần khoan dung có thể không giải quyết được tất cả mọi vấn
đề của nhân loại, nhưng có thể giúp nhân loại tìm ra cách ứng xử theo
chiều hướng tốt đẹp, cùng nhau giải quyết các vấn đề toàn cầu, bởi
khoan dung có thể giúp mở ra con đường dẫn tới đoàn kết, hòa bình và
thịnh vượng.
Ở Việt Nam, hơn 60 năm qua, chúng ta thực hiện hòa hợp dân tộc
vì đó là một yếu tố bảo đảm cho hiện tại và tương lai đất nước, huy
động được mọi nguồn lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì một nước
Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", và góp
phần kiến tạo, bảo vệ sự ổn định, hòa bình, thịnh vượng trên thế giới.
Để hòa hợp dân tộc, ngay từ những ngày cách mạng còn trong trứng
nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định quan điểm, triển khai
các chủ trương, hành động thiện chí để mọi cá nhân, nhóm xã hội vốn
từng hiểu lầm hoặc khác biệt chính kiến vẫn có thể cùng hướng tới mục
tiêu chung có lợi cho đất nước. Do đó, bất kỳ cá nhân, nhóm xã hội nào
nếu thật sự có niềm tin vào mục tiêu chung thì khi hòa hợp sẽ không
17



Chính sách hòa hợp dân tộc của Trung Quốc
Tuyết Mai

GV: Ngô Thị

đưa ra điều kiện ràng buộc, không đòi hỏi bên kia phải thay đổi theo ý
muốn của mình.
Trong sự nghiệp đổi mới, công tác đối ngoại của Đảng và Nhà
nước Việt Nam đã thiết lập được các mối quan hệ thân thiện, hợp tác,
cùng phát triển với các nước láng giềng, trong khu vực và trên thế giới.
Phương thức ngoại giao chủ yếu của chúng ta là đối thoại, đàm phán,
tránh xung đột, và tận dụng sự ủng hộ của quốc tế trong các vấn đề
lãnh thổ. Với người Việt Nam ở nước ngoài, Nhà nước Việt Nam chủ
động triển khai nhiều chính sách phù hợp, tiến hành các bước đi thiết
thực, chân thành để mọi người Việt Nam ở nước ngoài có thể hòa hợp
cùng dân tộc.
Không có người nào trong bộ máy nhà nước lại "bảo thủ, giáo
điều làm kìm hãm sự vận hành của bộ máy nhà nước, sự hòa hợp hòa
giải dân tộc, không đem lại lợi ích cho dân tộc" như ai đó đã phát biểu.
Mặc dù ra đi vì các lý do khác nhau nhưng người Việt Nam ở
nước ngoài vẫn được tạo điều kiện trở về quê cha đất tổ, thăm nom,
giúp đỡ người thân, đóng góp với đồng bào trong nước xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Hàng triệu lượt người Việt Nam ở nước ngoài hằng
năm vẫn về thăm quê hương là biểu thị rất cụ thể cho tinh thần hòa hợp
mà chúng ta hướng tới. Tuy nhiên vẫn có một số người gốc Việt còn
nuôi mối hận thù với Nhà nước Việt Nam. Họ xuyên tạc tinh thần hòa
hợp, cản trở người lương thiện trở về quê hương, nhẫn tâm chống phá,
xâm hại đất nước đã sinh ra họ. Tức là họ tiếp tục nối dài các lỗi lầm.
Với những con người đó, không đất nước nào ruồng bỏ họ, mà chính họ

tự loại mình khỏi dân tộc, tự đứng vào thế đối lập với dân tộc. Đó là điều
không thể chấp nhận, vì chúng ta chỉ có thể hòa hợp với người thiện
chí, chứ không thể hòa hợp với người lấy đối đầu và mặc cả làm điều
kiện hòa hợp.
Nhưng cùng với thời gian, từ thực tế của sự phát triển đất nước,
từ tinh thần hòa hợp với thiện chí chân thành của Nhà nước và đồng
bào trong nước, nhận thức của rất nhiều người Việt Nam sinh sống ở
nước ngoài đã thay đổi. Chiến tranh đã qua hơn 40 năm, hòa bình và
đoàn kết để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang là khát vọng của mọi
người dân Việt Nam, và muốn dân tộc cường thịnh, dân sinh hạnh phúc,
bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, chúng ta cần hòa
hợp một cách chân thành.
Nhìn nhận từ bài học hòa hợp dân tộc của Trung Quốc, Việt Nam
chúng ta có thể rút ra được những kinh nghiệm cho đất nước mình. Bài
nghiên cứu nhóm em xin đưa ra một số bài học như sau:
4.1 Đối với người Việt Nam ở nước ngoài
18


Chính sách hòa hợp dân tộc của Trung Quốc
Tuyết Mai

GV: Ngô Thị

Người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) là bộ phận không tách
rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố
quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước
ta với các nước”, và “công tác đối với NVNONN là nhiệm vụ của cả hệ
thống chính trị và của toàn dân”.
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc

sống, chấp hành tốt pháp luật các nước sở tại; bảo vệ quyền lợi chính
đáng của đồng bào. Làm tốt công tác thông tin trong cộng đồng người
Việt Namở nước ngoài về tình hình trong nước và các chủ trương, chính
sách của Nhà nước. Có chính sách khuyến khích người Việt Nam, trí
thức Việt Nam ở nước ngoài hướng về quê hương, góp phần xây dựng
đất nước; khen thưởng những người có nhiều thành tích đóng góp cho
Tổ quốc.
Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài cần tiếp tục thể
hiện đầy đủ và phát huy tốt truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, cơ
sở của sự đoàn kết là ý thức dân tộc và lòng yều nước, niềm tự hào dân
tộc và mục tiêu chung của mọi người Việt Nam là xây dựng một nước
Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, làm cho dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đề cao tinh thần dân
tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung...; xây dựng tinh thần cởi mở,
tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai; xoá bỏ
mặc cảm, định kiến; chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi
ích chung của dân tộc; mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc,
tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài, mong
muốn góp phần thực hiện mục tiêu trên đều được tập hợp trong khối đại
đoàn kết toàn dân tộc.
Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là
một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tăng cường hơn nữa
sự gắn bó của người Việt Nam ở nước ngoài với đất nước. Mọi người
Việt Nam ở nước ngoài đều được khuyến khích, tạo điều kiện trở về
thăm quê hương, đầu tư sản xuất kinh doanh, góp phần vào công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Tiếp tục quan tâm, sớm có giải
pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trên tinh thần cởi
mở, chân thành, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai. Kiên trì vận
động, thuyết phục những người còn giữ định kiến, mặc cảm.
Người Việt Nam ở nước ngoài là nhân tố quan trọng góp phần

tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước. Ủng
hộ và khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài tôn trọng pháp luật và
hội nhập vào xã hội nước sở tại, nơi bà con sinh sống. Phối hợp chặt
chẽ với các nước có người Việt Nam sinh sống nhằm hỗ trợ bà con có
19


Chính sách hòa hợp dân tộc của Trung Quốc
Tuyết Mai

GV: Ngô Thị

địa vị pháp lý vững chắc, bảo đảm cuộc sống lâu dài ở nơi cư trú. Nâng
cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân, quản lý lao
Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo
thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài khi về Việt Nam sinh sống
và làm ăn; sớm cấp lại quốc tịch cho những người có đủ điều kiện; tạo
thuận lợi hơn nữa trong việc sở hữu nhà ở tại Việt Nam; đơn giản hóa
thủ tục xuất nhập cảnh, đầu tư, chuyển, nhận và sử dụng kiều hối.
Thường xuyên tổ chức cho người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp ý
kiến và tham gia vào các sự kiện chính trị - xã hội lớn của đất nước.
Rà soát, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật tạo
hành lang pháp lý thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư,
sản xuất kinh doanh, góp phần vào thu hút đầu tư, chuyển giao công
nghệ từ các nước vào Việt Nam và thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ đầu tư
của Việt Nam ra nước ngoài. Có chính sách thu hút, sử dụng chuyên
gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là trong các lĩnh vực
thiết yếu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hỗ trợ người Việt Nam ở nước
ngoài giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc; hỗ trợ

dạy và học tiếng Việt hiệu quả, sớm triển khai chương trình, dạy tiếng
Việt qua mạng phù hợp với từng địa bàn; đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu văn hóa, tinh thần của bà con theo truyền thống dân tộc và phù
họp với đặc thù, pháp luật của nước sở tại.
Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đối ngoại bằng
nhiều hình thức phù hợp (các kênh phát thanh, truyền hình phục vụ
người Việt Nam ở nước ngoài, phát thanh, truyền hình đối ngoại, truyền
hình qua mạng IPTV hoặc hệ thống truyền hình của nước sở tại). Tranh
thủ, phát huy các phương tiện truyền thông của cộng đồng nhằm cung
cấp thông tin kịp thời, chính xác cho người Việt Nam ở nước ngoài về
tình hình đất nước và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta.
Thông qua người Việt Nam ở nước ngoài, đẩy mạnh thông tin tuyên
truyền và vận động bạn bè quốc tế.
Đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả các hình thức tập hợp, vận
động người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là thế hệ trẻ; mở rộng vận
động, tiếp xúc những cá nhân có uy tín, ảnh hưởng lớn trong cộng
đồng. Nghiên cứu xây dựng chính sách, hỗ trợ các tổ chức hội đoàn,
lực lượng nòng cốt trong cộng đồng; nghiên cứu thí điểm công nhận các
chi hội người Việt Nam ở nước ngoài là thành viên của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam... Đẩy mạnh công tác
khen thưởng người Việt Nam ở nước ngoài có công với đất nước và
công tác cộng đồng.
20


Chính sách hòa hợp dân tộc của Trung Quốc
Tuyết Mai

GV: Ngô Thị


Kiện toàn bộ máy tổ chức làm công tác đối với người Việt Nam ở
nước ngoài; tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ; đổi mới phương thức
hoạt động và cơ chế phối hợp triển khai công tác về người Việt Nam ở
nước ngoài từ Trung ương đến địa phương theo nguyên tắc thu gọn đầu
mối, rõ ràng, rành mạch về chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng
và hiệu quả hoạt động, không làm tăng biên chế. Kiện toàn bộ máy Uỷ
ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài theo hướng chuyên
sâu, làm tốt vai trò cơ quan tham mưu, thống nhất quản lý công tác đối
với người Việt Nam ở nước ngoài.
4.2 Đối với người Việt Nam ở trong nước
Khác với Trung Quốc các vùng miền chưa được thống nhất nên có
những chính sách riêng đối với các vùng miền khác nhau như vậy, còn
Việt Nam sau chiến thắng lịch sử năm 1957, hai miền Bắc Nam thống
nhất, non sông quy về một mối. Vấn đề hòa hợp dân tộc của Việt Nam
sẽ có nhiều khác biệt so với Trung Quốc, tuy nhiên mục đích cuối cùng
đều hướng đến là đại đoàn kết dân tộc.
Đối với nhân dân trong nước, giữ vững đồng thuận xã hội là yêu
cầu sống còn – đây cũng là một nguyên lý, một quy luật đã được khẳng
định suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Việt
Nam đã trải qua những tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, nhưng trong khó
khăn, nguy nan, Nhà nước với dân tộc là một, chế độ chính trị - nhân
dân - đất nước là một, “khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Sự gắn kết bền
chặt ấy đã tạo ra sức mạnh nội sinh, hun đúc tinh thần, ý chí dân tộc,
khơi dậy sức sống mãnh liệt và nghị lực sáng tạo của dân tộc. Điều đó
cũng nói lên rằng, hòa hợp dân tộc, xóa đi vết sẹo chiến tranh 40 năm
không chỉ đơn thuần là vấn đề của một xã hội Việt Nam hậu chiến, mà
còn là đòi hỏi nóng bỏng của thực tại, mở ra cơ hội khép lại quá khứ,
gạt bỏ hận thù, thành kiến, thật thà hòa giải, coi hòa hợp, hòa giải là một
chính sách vĩ mô lâu dài chứ không phải là thủ đoạn chính trị.

Như đã nói ở trên, bắc nhịp cầu qua ngăn cách, xóa bỏ dị biệt thật
không đơn giản, nó đòi hỏi những nỗ lực to lớn cả từ phía Nhà nước
cũng như từ phía cộng đồng người Việt trong và ngoài nước. Tuy nhiên,
dân tộc Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để thực hiện mục tiêu cấp thiết,
khó khăn ấy – người Việt Nam vốn có tinh thần dân tộc, sự bao dung và
lòng yêu nước, một truyền thống bền vững, mẫu số chung, điểm tương
đồng, đặc trưng tiêu biểu nhất. Sẽ không thể hình dung là lý giải đầy đủ
sức sống bền bỉ, mãnh liệt của cả một đất nước nếu không đề cập tới
lòng yêu nước, tới tinh thần dân tộc, tới sự yêu thương, đồng cảm, đùm
bọc lẫn nhau…. với tư cách là một trong những giá trị truyền thống Việt
Nam. Những giá trị ấy vừa là kết quả, vừa là động lực hình thành, lớn
21


Chính sách hòa hợp dân tộc của Trung Quốc
Tuyết Mai

GV: Ngô Thị

mạnh của quốc gia trong trường kỳ lịch sử, là yếu tố chi phối mọi mối
quan hệ, mọi chiều cạnh, mọi cơ tầng của xã hội Việt Nam - đấy chính là
lõi cốt của văn hoá dựng nước và giữ nướcViệt Nam.
Tiếp cận từ góc độ văn hóa, văn hóa chính là không gian, trong đó
tư duy chính trị (và cả kinh tế) được hình thành, nuôi dưỡng. Chính văn
hóa chứ không phải cái gì khác đã quyết định sự thành bại của một dân
tộc, một quốc gia, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển.
Văn hoá nuôi chúng ta lớn khôn, dạy chúng ta làm người, dẫn dắt chúng
ta trên những chặng đường phát triển. Hòa hợp, hòa giải dân tộc, vì thế
diễn ra trên nền tảng thứ nhất, đầu tiên và quyết định nhất là văn hóa
dân tộc. Quá trình ấy đòi hỏi những ứng xử văn hóa thích hợp, trước

tiên là trên góc độ văn hóa chính trị - sự thâm nhập, thẩm thấu, chuyển
hóa lẫn nhau giữa văn hóa với chính trị, chính trị với văn hóa. Đó cũng
là tri thức, tình cảm, niềm tin, ý thức chính trị của công dân, của cộng
đồng thúc đẩy con người hành động, chủ động tham gia vào các quá
trình vận động vì tiến bộ xã hội và lợi ích chung. Trên cơ sở đó, từ chính
quyền đến mỗi công dân Việt Nam, không phân biệt nguồn gốc, lý lịch,
địa vị xã hội, chỗ đứng, quan điểm, chính kiến… đều phải coi hòa hợp,
hòa giải dân tộc là trách nhiệm lịch sử, là hành động vì tương lai đất
nước và sự phồn vinh của các thế hệ con cháu mai sau.

KẾT LUẬN
Đoàn kết, hòa hợp dân tộc là điều kiện cần thiết cho sự ổn định và
phát triển của mọi quốc gia. Mỗi quốc gia tuy có điều kiện kinh tế, địa lý,
văn hóa xã hội và trải qua thời kì lịch sử khác nhau nhưng đều có mục
tiêu chung là sự thống nhất và đoàn kết dân tộc. Đây chính là tiền đề,
nhân tố quan trong cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Như những điều
mà Bác Hồ từng nói trong bài thơ: “ Hãy yêu thương nhau cùng đoàn
kết”:
Hãy yêu thương nhau cùng đoàn kết
Hãy lắng nghe câu hát đáy lòng tôi
Kẻ không đoàn kết cũng như chim lạc đàn
Chóng hoặc chày rồi sẽ trúng tên
Vì đơn độc sẽ làm mồi cho hiểm họa
Từ đoàn kết hạnh phúc sẽ sinh sôi.
22


Chính sách hòa hợp dân tộc của Trung Quốc
Tuyết Mai


23

GV: Ngô Thị



×