Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở (xã, thị trấn) của huyện chương mỹ, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.93 KB, 46 trang )

Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC............................................................................................................1
PHỤ LỤC ............................................................................................................3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................4
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài..............................................................................1
2.Mục tiêu của đề tài...........................................................................1
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................1
4.Nguồn tài liệu tham khảo.................................................................2
5.Phương pháp nghiên cứu..................................................................2
6.Bố cục của đề tài..............................................................................2
PHẦN I.................................................................................................................3
KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG .........................................................3
CỦA UBND HUYỆN CHƯƠNG MỸ................................................................3
I.Khái quát về UBND huyện Chương Mỹ..........................................3
1.Tên cơ quan, đơn vị thực tập............................................................3
2.Vài nét về UBND huyện Chương Mỹ..............................................3
II.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND
huyện Chương Mỹ.........................................................................................5
1.Chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Đan Phượng.. .5
2.Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Chương Mỹ (Phụ lục 1).............9
III.Khảo sát tình hình tổ chức, quản lý, hoạt động của Phòng Nội vụ.
.....................................................................................................................10
Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Quản trị Văn phòng K1D




Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1.Tổ chức, hoạt động của Phòng Nội vụ...........................................10
2.Nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ...........11
1.1.Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Nội vụ.................................11
1.2.Cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ...............................................13
3.Vị trí việc làm và bản mô tả công việc các vị trí trong Phòng Nội
vụ.................................................................................................................14
PHẦN II: CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN...............................................................21
CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CBCC CẤP CƠ SỞ
(XÃ, THỊ TRẤN) CỦA HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 21
I.Khái quát về tình hình đội ngũ CB, CC cấp cơ sở (xã, thị trấn) của
huyện Chương Mỹ.......................................................................................21
II.Sự cần thiết của công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng CBCB cấp
cơ sở (xã, thị trấn) của huyện Chương Mỹ..................................................22
1. Thực trạng công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở
(xã, thị trấn) trên địa bàn huyện Chương Mỹ..............................................23
1.1. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở của huyện
Chương Mỹ..................................................................................................24
1.2. Việc tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở
huyện Chương Mỹ.......................................................................................25
1.3. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC ( gồm 4 bước )................29
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ....................................33
1.Đánh giá chung công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ
sở của huyện Chương Mỹ............................................................................33
1.1.Những thành tựu đạt được...........................................................33

Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1.2.Những tồn tại, hạn chế................................................................34
1.3.Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế....................................35
1.4.Đề xuất, kiến nghị.......................................................................36
1.4.1.Xây dựng quy hoạch cán bộ.....................................................36
1.4.2.Xác định nhu cầu đào tạo, gắn kết đào tạo với sử dụng CBCC
.....................................................................................................................36
1.4.3.Xây dựng kế hoạch ĐTBD CBCC cấp cơ sở theo nhu cầu đã
được xác định..............................................................................................37
1.4.4.Đổi mới nội dung ĐTBD theo vị trí việc làm..........................37
1.4.5.Đổi mới phương pháp ĐTBD...................................................37
1.4.6.Thường xuyên đánh giá sau ĐTBD.........................................38
2.Kết luận..........................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................41
PHỤ LỤC...........................................................................................................42
PHỤ LỤC

Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Quản trị Văn phòng K1D



Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Hội đồng nhân dân: HĐND
Ủy ban nhân dân: UBND
Cán bộ, công chức: CBCC
Ban chấp hành: BCH
Trung ương: TW
Cao đẳng, đại học: CĐ, ĐH
Trung học phổ thông: THPT
Trung học cơ sở: THCS

Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Trong bối cảnh cả nước đang xây đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước như hiện nay, để phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ đòi
hỏi chính quyền các cấp phải thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức để họ thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và
nhân dân giao. Thực tế đã chứng minh nơi nào cán bộ, công chức có trình độ

chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực, phẩm chất đạo đức thì nơi đó công việc vận
hành rất trôi chảy, thông suốt.
Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở, nơi thực hiện trực
tiếp và cụ thể các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì
vậy, việc quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở xã, phường, thị
trấn có đủ phẩm chất, năng lực là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa hết sức
quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Trong tình hình hiện nay, nước ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, sự hội nhập với kinh tế quốc tế khi Việt Nam trở
thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đòi hỏi người cán bộ cấp
xã phải đổi mới tư duy, đổi mới phong cách lãnh đạo quản lý, phải có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, sống và học
tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Một trong những giải pháp đó là tăng cường
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở.
2. Mục tiêu của đề tài.
Mục tiêu của bài báo cáo này nhằm khảo sát thực tiễn công tác đào tạo,
bồi dưỡng CB, CC cấp cơ sở (xã, thị trấn) của huyện Chương Mỹ, thành phố Hà
Nội. Từ đó, có thể đưa ra những nhận xét khách quan về công tác đào tạo, bồi
dưỡng CB, CC cấp cơ sở tại huyện Chương Mỹ, những ưu, nhược điểm cũng
những nguyên nhân còn tồn tại. Trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị nhằm
nâng cao công tác này tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.


Cán bộ, công chức cấp cơ sở (xã, thị trấn) trên địa bàn huyện Chương

Nguyễn Thị Thùy Linh

1


Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Mỹ, thành phố Hà Nội.
− Chỉ ra những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế trong công
tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở của huyện Chương Mỹ.
− Những kiến nghị, đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo,bồi
dưỡng CBCC cấp cơ sở của huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
4. Nguồn tài liệu tham khảo.
Luật, các quyết định, thông tư, văn bản của Chính phủ, phòng Nội vụ, Ủy
ban nhân dân huyện Chương Mỹ.
5. Phương pháp nghiên cứu.


Nghiên cứu này vận dụng phương pháp cụ thể như sau: khảo sát, đối

chiếu, so sánh, tổng hợp, quan sát, phân tích...., duy vật biện chứng.
− Thu thập thông tin, phân tích và đánh giá số liệu.
6. Bố cục của đề tài.
 Bài báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Khảo sát công tác văn phòng của UBND huyện Chương Mỹ.
Phần 2: Chuyên đề tự chọn: công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng CBCC
cấp cơ sở (xã, thị trấn) của huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Phần 3: Kết luận và đề xuất kiến nghị.

Nguyễn Thị Thùy Linh


2

Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
PHẦN I
KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG
CỦA UBND HUYỆN CHƯƠNG MỸ

I. Khái quát về UBND huyện Chương Mỹ.
1. Tên cơ quan, đơn vị thực tập.
- HĐND – UBND huyện Chương Mỹ.
- Địa chỉ: 102 Khu Bắc Sơn - TT.Chúc Sơn - Chương Mỹ - TP.Hà Nội.
2. Vài nét về UBND huyện Chương Mỹ.
Vị trí địa lý:
Chương Mỹ Là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây nam Hà Nội, cách
trung tâm Thủ đô 20 km; phía Bắc giáp huyện Quốc Oai; phía Đông giáp với
quận Hà Đông, huyện Thanh Oai; phía Nam giáp huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức;
phía Tây giáp với huyện Lương Sơn(tỉnh Hoà Bình). Tổng diện tích tự nhiên của
huyện là 237,4 km2, là huyện có diện tích lớn thứ 3 của thành phố. Dân số 337,6
nghìn người. Toàn huyện có 32 đơn vị hành chính cấp xã gồm 30 xã và 2 thị
trấn. Người dân tộc Kinh chiếm đại đa số, dân tộc Mường có 01 thôn Đồng
Ké (thuộc xã Trần Phú); ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số khác ở rải rác
tại các xã, thị trấn. Có gần 100 cơ quan, đơn vị Nhà nước, Trung ương và Thành
phố đóng trên địa bàn; Chương Mỹ có 01 khu công nghiệp, 9 cụm điểm công
nghiệp và trên 10 nghìn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cá thể đang hoạt

động mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế
trong những năm qua.
Địa hình của huyện được chia làm 3 vùng rõ rệt: Vùng Đồi gò, vùng “Núi
sót” và vùng Đồng bằng với hệ thống sông Bùi, sông Tích phía Tây, sông Đáy
bao bọc phía Đông huyện đã tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trồng lúa
nước ở vùng này từ rất sớm. Đồng thời kết hợp với hệ thống đồi núi, sông hồ,
đồng ruộng tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, thơ mộng và đầy ắp
những huyền thoại: Quần thể di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc
các xã Phụng Châu, Tiên Phương, Ngọc Hoà, Hoàng Văn Thụ, Thủy Xuân
Tiên… dải núi rừng và hồ phía Tây của huyện vừa là cảnh quan đẹp vừa là
Nguyễn Thị Thùy Linh

3

Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

tuyến phòng thủ tự nhiên vững chắc về phía Tây Nam của Thủ đô.
Trên địa bàn có các tuyến đường quan trọng chạy qua: Tuyến đường 419
nối liền các xã và các huyện; quốc lộ 6 với chiều dài 18 km và đường Hồ Chí
Minh với chiều dài 16,5 km giúp cho Chương Mỹ trở thành đầu mối và cầu nối
giao thương quan trọng giữa Thủ Đô với các tỉnh thành đồng bằng Bắc Bộ và
các tỉnh vùng Tây Bắc; giữa Hà Nội với các tỉnh thành phía Nam. Trong quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn
đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chương Mỹ nằm trong vành
đai xanh phát triển của Thủ đô với Khu đô thị vệ tinh Xuân Mai, thị trấn sinh

thái Chúc Sơn (nằm trong chùm đô thị vệ tinh và thị trấn sinh thái của Thủ đô).
Hành chính:
Huyện Chương Mỹ nguyên xưa là phần đất của hai huyện Yên Sơn, Mỹ
Lương thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây và huyện Chương Đức, thuộc phủ
Ứng Thiên, trấn Nam Thượng. Đến năm Gia Long 13 (1814), đổi sang phủ Ứng
Hòa. Đến năm Đồng Khánh thứ 3 (năm 1888) chia huyện Chương Đức thành
hai huyện Yên Đức, thuộc phủ Mỹ Đức và huyện Chương Mỹ thuộc phủ Ứng
Hòa, tỉnh Hà Đông. Trải qua nhiều lần tách nhập tỉnh, hợp nhất, Chương Mỹ lần
lượt là huyện của các tỉnh Hà Đông, Hà Tây, Hà Sơn Bình rồi trở lại Hà Tây
trước khi hợp nhất với Thủ đô Hà Nội vào ngày 01/8/2008 theo Nghị quyết 15
của Quốc hội khóa XII.
Huyện Chương Mỹ ngày nay là huyện Anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân, có 2 thị trấn và 30 xã, bao gồm: Thị trấn Chúc Sơn, thị trấn Xuân Mai và
các xã: Phụng Châu, Tiên Phương, Phú Nghĩa, Đông Phương Yên, Đông Sơn,
Thủy Xuân Tiên, Thanh Bình, Trường Yên, Ngọc Hòa, Thụy Hương, Đại Yên,
Trung Hòa, Tốt Động, Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn,
Mỹ Lương, Quảng Bị, Hợp Đồng, Lam Điền, Hoàng Diệu, Thượng Vực, Văn
Võ, Đồng Phú, Hồng Phong, Trần Phú, Đồng Lạc, Hòa Chính, Phú Nam An.
Trung tâm hành chính của huyện đóng tại thị trấn Chúc Sơn.

Nguyễn Thị Thùy Linh

4

Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND
huyện Chương Mỹ.
1. Chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Đan Phượng.
 Trong lĩnh vực kinh tế.
− Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ
chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó;
− Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân
sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán
ngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong
trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo
Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
− Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban
nhân dân xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết
của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quy
định của pháp luật;
− Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn.
 Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và
đất đai.


Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua các chương

trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương
và tổ chức thực hiện các chương trình đó;


Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển


dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác
lâm sản, phát triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản;


Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia

đình, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của pháp
luật;


Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân

xã, thị trấn;


Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình

Nguyễn Thị Thùy Linh

5

Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

thuỷ lợi vừa và nhỏ; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy định của
pháp luật.

 Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.


Tham gia với Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế

hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện;


Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,

dịch vụ ở các xã, thị trấn;


Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống,

sản xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biến
nông, lâm, thuỷ sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của Uỷ ban
nhân dân tỉnh.
 Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải.


Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch

xây dựng thị trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện; quản lý việc thực
hiện quy hoạch xây dựng đã được duyệt;


Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ

tầng cơ sở theo sự phân cấp;



Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực

hiện pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý
đất ở và quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;


Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo

phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
 Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch.


Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm

tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và
du lịch trên địa bàn huyện;


Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt

động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;


Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương

mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn.
Nguyễn Thị Thùy Linh


6

Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

 Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục
thể thao.


Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hoá, giáo dục, thông

tin, thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau
khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;


Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ

cập giáo dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề; tổ
chức các trường mầm non; thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trên địa
bàn; chỉ đạo việc xoá mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên,
quy chế thi cử;


Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn các

phong trào về văn hoá, hoạt động của các trung tâm văn hoá - thông tin, thể dục

thể thao; bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam
thắng cảnh do địa phương quản lý;


Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y

tế, trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân; phòng, chống
dịch bệnh; bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi
nương tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế
hoạch hoá gia đình;


Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở hành

nghề y, dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm;


Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao

động; tổ chức thực hiện phong trào xoá đói, giảm nghèo; hướng dẫn hoạt động
từ thiện, nhân đạo.
 Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường.


Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục

vụ sản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương;


Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu


quả thiên tai, bão lụt;


Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường

Nguyễn Thị Thùy Linh

7

Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

và chất lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá trên địa bàn
huyện; ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng tại
địa phương.
 Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.


Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang

và quốc phòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ huyện;
quản lý lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự
vệ, công tác huấn luyện dân quân tự vệ;



Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập

ngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường
hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;


Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây

dựng lực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước;
thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các
hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;


Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản

lý hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;


Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ

an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
 Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo.


Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và

tôn giáo;


Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao về các chương trình, kế


hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn đặc biệt;


Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn

giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào
của công dân ở địa phương;


Quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng,

tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái những quy định của pháp
Nguyễn Thị Thùy Linh

8

Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

luật và chính sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
 Trong việc thi hành pháp luật.


Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra


việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan
nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;


Tổ chức thực hiện và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện

các biện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội, tổ chức kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các
quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân;


Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn;



Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của pháp



Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước;

luật;
tổ chức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân;
hướng dẫn, chỉ đạo công tác hoà giải ở xã, thị trấn.
 Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính.


Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng


nhân dân theo quy định của pháp luật;


Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan

chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân
dân cấp trên;


Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp

của Uỷ ban nhân dân cấp trên;


Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;



Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành

chính ở địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp
trên xem xét, quyết định.
2. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Chương Mỹ (Phụ lục 1).
UBND huyện Chương Mỹ hoạt động trên cơ sở luật tổ chức HĐND –
UBND ban hành ngày 26/11/2003 và quy chế hoạt động của UBND huyện. Để
Nguyễn Thị Thùy Linh

9

Lớp: Quản trị Văn phòng K1D



Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

hoàn thành tốt chức năng, nhiện vụ được giao, UBND huyện Chương Mỹ đã sắp
xếp như sau :
 Lãnh đạo gồm có những đồng chí sau :
Stt

Họ và tên

Chức vụ

1

Đinh Mạnh Hùng

Chủ Tịch UBND Huyện

2

Hoàng Minh Hiến

Phó Chủ Tịch UBND Huyện

3

Nguyễn Minh Ngọc


Phó Chủ Tịch UBND Huyện

4

Nguyễn Văn Nam

Phó Chủ Tịch UBND Huyện

Và các phòng ban chuyên môn :
 12 Phòng khối hành chính:
- Văn phòng HĐND - UBND huyện
- Thanh tra huyện
- Phòng Nội vụ
- Phòng Lao Đông Thương Binh - Xã Hội
- Phòng Giáo Dục và Đào Tạo
- Quản lý đô thị
- Phòng y tế
- Phòng Tài chính – Kế hoạch
- Phòng Tài nguyên – Môi trường
- Phòng Văn hóa – Thông tin
- Phòng Tư pháp
- Phòng Kinh tế
 8 Đơn vị khối sự nghiệp trực thuộc Huyện:
- Ban Bồi Thường Giải phóng mặt bằng
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Đài truyền thanh
- Trung tâm Dân số - KHHGĐ
- Trung tâm Thể dục – Thể thao
- Trung tâm Văn hóa

- Hội Chữ thập đỏ
- Trung tâm Phát triển Cụm công nghiệp
III. Khảo sát tình hình tổ chức, quản lý, hoạt động của Phòng Nội vụ.
1. Tổ chức, hoạt động của Phòng Nội vụ.


Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện có chức

năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về:
Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức
trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, vị trí việc làm, cơ cấu viên
chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị
Nguyễn Thị Thùy Linh

10

Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động
hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp; cải cách hành
chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên
chức; cán bộ, công chức xã, thị trấn và những người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã; hội tổ chức phi Chính phủ, văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo;
công tác thanh niên; thi đua khen thưởng.



Phòng Nội vụ làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ bảo đảm

phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể: cấp dưới phục tùng cấp trên, tranh thủ sự
lãnh đạo của cấp ủy chi bộ.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ.
1.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Nội vụ.


Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn về công tác Nội vụ trên địa

bàn huyện và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định;
− Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế
hoạch... Chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực
quản lý Nhà nước được giao;
− Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch. Sau khi được phê duyệt chỉ thị, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao;
− Tham mưu cho UBND huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn của huyện theo hướng dẫn của UBND
thành phố. Tham mưu cho UBND huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định
thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp thuộc huyện trình cấp có thẩm
quyền quyết định;
− Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế hành
chính sự nghiệp hàng năm và hướng dẫn kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế
hành chính sự nghiệp; giúp UBND huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy
định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, đơn
vị sự nghiệp của huyện và UBND các xã, thị trấn;
− Giúp UBND huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc bầu
cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo phân công của UBND huyện và hướng dẫn

Nguyễn Thị Thùy Linh

11

Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

của UBND thành phố. Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch UBND huyện phê chuẩn các
chức danh lãnh đạo của UBND xã, thị trấn, giúp UBND huyện trình UBND thành phố
phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của Pháp luật. Tham mưu cho UBND
huyện xây dựng Đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa
bàn huyện để UBND huyện trình HĐND huyện thông qua trước khi trình cấp có thẩm
quyền xem xét, quyết định; chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa
giới hành chính của huyện. Giúp UBND huyện hướng dẫn, thành lập, giải thể, sáp nhập
và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn
huyện theo quy định, bồi dưỡng công tác cho trưởng, phó thôn, xóm, tổ dân phố;
− Giúp UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp báo cáo việc thực
hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự
nghiệp, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện;
− Tham mưu, giúp UBND huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều
động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng
về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, công chức, viên
chức. Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, thị trấn và thực hiện
chính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách xã, thị trấn;
− Giúp UBND huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên
môn và UBND các xã, thị trấn thực hiện công tác cải cách hành chính;

− Giúp UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện
các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và
công tác tôn giáo trên địa bàn;
− Tham mưu, đề xuất với UBND huyện tổ chức các phong trào thi đua
và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa
bàn huyện, làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng thi đua khen thưởng huyện;
− Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi
phạm về công tác Nội vụ theo thẩm quyền;
− Thực hiện công tác thống kê, thông tin báo cáo UBND huyện, Sở Nội
vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên địa bàn huyện;
− Quản lý tổ chức biên chế, thực hiện chế độ chính sách, chế độ đãi ngộ
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với
cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định
Nguyễn Thị Thùy Linh

12

Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

của pháp luật và theo phân cấp của UBND huyện;
− Tham mưu cho UBND huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của UBND xã, thị trấn về công tác Nội vụ và các lĩnh vực công tác khác
được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ;
− Quản lý tài sản, tài chính của Phòng và thực hiện các nhiệm vụ khác
theo sự phân công của UBND huyện.

1.2. Cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ.
 Phụ trách chung và phụ trách về công tác tổ chức cán bộ
Đồng chí Nguyễn Trường Năng – Trưởng phòng
 Bộ phận Chính quyền cơ sở, Hội, công tác nhà nước về thanh niên,
tổ chức phi chính phủ, Cải cách hành chính, công tác tôn giáo và công tác
văn thư lưu trữ
− Đồng chí Nguyễn Thị Phượng- Phó Trưởng phòng

Đồng chí Nguyễn Xuân Nghệ- Chuyên viên – Hội, công tác quản lý
nhà nước về thanh niên, tổ chức phi chính phủ.
− Đồng chí Trần Thị Ngọc- Nhân viên – Tôn giáo, Vị trí việc làm, cải
cách hành chính.

Nguyễn Thị Thùy Linh

13

Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

 Bộ phận Quản lý biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, Đào tạo
bồi dưỡng, tuyển dụng
− Đồng chí Nguyễn Hữu Thìn- Phó Trưởng phòng
− Đồng chí Lê Thanh Hà - Chuyên viên - Tiền lương
− Đồng chí Trịnh Đăng Hiên - Nhân viên - Thủ quỹ
− Đồng chí Nguyễn Thị Hòa- Nhân viên - Kế toán.

 Bộ phận Thi đua khen thưởng
− Đồng chí Nguyễn Hữu Thuấn - Phó Trưởng phòng
− Đồng chí Nguyễn Xuân Thủy- Chuyên viên – Thi đua khen thưởng.
3. Vị trí việc làm và bản mô tả công việc các vị trí trong Phòng Nội vụ.
1. Đồng chí Nguyễn Trường Năng – Trưởng phòng
Phụ trách chung: Trực tiếp tham mưu cho UBND huyện, Chủ tịch UBND
huyện về công tác tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà
nước, cải cách hành chính, chính quyền địa phương, địa giới hành chính, cán bộ,
công chức, viên chức Nhà nước; cán bộ công chức xã, thị trấn; quản lý tài sản,
tài chính, là chủ tài khoản cơ quan. Chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ
tịch UBND huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng;
- Chỉ đạo xây dựng và trình UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện ban
hành các văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao thuộc thẩm quyền
ban hành của UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện;
- Chuẩn bị nội dung, chủ trì các cuộc hội ý lãnh đạo Phòng, họp cơ quan, chỉ
đạo xây dựng ký ban hành các văn bản của Phòng, xác nhận các hồ sơ liên quan
đến công tác tổ chức, điều động, tiếp nhận, luân chuyển cán bộ và một số lĩnh vực
công tác khác; xử lý công văn đến, điều hành công việc hàng ngày của cơ quan;
- Theo dõi tình hình, kiểm tra đôn đốc thực hiện các quyết định, chỉ thị, kế
hoạch, nghị quyết của HĐND và UBND huyện đối với các ngành, các xã, thị
trấn về công tác Nội vụ.
2. Đồng chí Nguyễn Thị Phượng – Phó Trưởng phòng
Phụ trách công tác chính quyền cơ sở: địa giới hành chính; cán bộ, công
chức xã, thị trấn; công tác Hội; tổ chức phi chính phủ; công tác quản lý nhà
nước về thanh niên; tôn giáo; vị trí việc làm; cải cách hành chính và công tác
Nguyễn Thị Thùy Linh

14


Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

văn thư lưu trữ. Có trách nhiệm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được phân
công. Hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra cán bộ chuyên môn của Phòng, cán
bộ công chức xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ.
- Giúp Trưởng phòng tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước về tôn giáo và công tác Văn thư lưu trữ;
- Giúp Trưởng phòng theo dõi, quản lý và làm công tác chuyên môn về công
tác cải cách hành chính thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông”;
- Giúp Trưởng phòng triển khai, hướng dẫn, chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra, cán bộ
công chức xã, thị trấn và các cơ quan chuyên môn về công tác cải cách hành chính;
- Giúp trưởng phòng tham mưu cho UBND huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước trong các lĩnh vực bầu cử Quốc hội, Đại biểu HĐND; tham
mưu cho UBND huyện phê chuẩn các chức danh lãnh đạo của HĐND và UBND
các xã, thị trấn; giúp UBND huyện trình UBND thành phố phê chuẩn các chức
danh bầu cử theo quy định của pháp luật; tiền lương và các chế độ chính sách
đối với cán bộ, công chức xã, thị trấn;
- Giúp Trưởng phòng tham mưu cho UBND huyện xây dựng đề án thành
lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn huyện; hướng
dẫn, chỉ đạo các xã, thị trấn trong việc thành lập, giải thể, sáp nhập và kiểm tra,
tổng hợp báo cáo về hoạt động thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn huyện theo
quy định;
- Giúp Trưởng phòng tham mưu cho UBND huyện trong chỉ đạo, hướng
dẫn kiểm tra, tổng hợp báo cáo việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với

các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, các xã, thị trấn trên địa bàn;
- Có trách nhiệm chỉ đạo cán bộ chuyên môn báo cáo về số lượng, chất
lượng cán bộ, công chức, cán bộ chuyên trách xã, thị trấn vào tháng 5 và tháng
10 theo mẫu;
- Chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và
báo cáo năm về công tác cải cách hành chính;
- Dự thảo, soạn thảo các văn bản (nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, chương
Nguyễn Thị Thùy Linh

15

Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

trình, công văn hành chính) thuộc lĩnh vực cải cách hành chính;
- Được ký nháy các Quyết định kế hoạch, tờ trình, công văn, ... Trình
UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện trong phạm vi lĩnh vực công tác được phụ
trách khi được Trưởng phòng ủy quyền;
- Soạn thảo ký các văn bản, hồ sơ, biểu mẫu thuộc lĩnh vực phân công,
giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực phân công phụ trách;
- Thực hiện các công việc khác khi được phân công;
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ
được phân công.
3. Đồng chí Nguyễn Xuân Nghệ - Chuyên viên
Phụ trách công tác: Chính quyền cơ sở; công tác Hội; công tác quản lý
nhà nước về thanh niên; tổ chức phi chính phủ. Có trách nhiệm thực hiện đúng

chức năng, nhiệm vụ được phân công cụ thể:
- Giúp Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng phụ trách trong công tác
chuyên môn về hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chủ trưởng của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác Hội; công tác quản lý
nhà nước về thanh niên và tổ chức phi Chính phủ; theo dõi, quản lý và thực
hiện tuyển dụng, quản lý công chức xã, thị trấn và thực hiện chính sách đối
với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách xã, thị trấn;
- Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành
chính của huyện và các xã, thị trấn;
- Giúp Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng phụ trách chỉ đạo, hướng dẫn
các xã, thị trấn trong việc thành lập, giải thể, sát nhập, đổi tên thôn, xóm, tổ
dân phố và kiểm tra, tổng hợp, báo cáo về hoạt động của thôn, xóm, tổ dân
phố trên địa bàn theo quy định;
- Thực hiện các công việc khác khi được phân công;
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng phụ trách và
trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
4. Đồng chí Trần Thị Ngọc – Nhân viên
Giúp Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng theo dõi và phụ trách công tác
Nguyễn Thị Thùy Linh

16

Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Tôn giáo, Vị trí việc làm, cải cách hành chính.

- In sao các văn bản đi đến;
- Thực hiện các công việc khác khi được phân công;
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng phụ trách và
trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
5. Đồng chí Nguyễn Hữu Thìn – Phó Trưởng phòng
Phụ trách công tác: Quản lý biên chế; quản lý cán bộ, công chức hành
chính và toàn bộ các đơn vị sự nghiệp; công tác đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng,
và chế độ chính sách của cán bộ, công chức, viên chức và một số lĩnh vực công
tác khác. Có trách nhiệm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra cán bộ chuyên môn của phòng, cán bộ
công chức xã, thị trấn trong thực hiện nhiệm vụ.
- Giúp Trưởng phòng tham mưu cho UBND huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về công tác thẩm định, xét duyệt nâng lương theo quy định đối
với cán bộ, công chức khối hành chính và các đơn vị sự nghiệp;
- Giúp trưởng phòng tham mưu cho UBND huyện về công tác đào tạo, bồi
dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, công
chức, viên chức; thống kê, tổng hợp báo cáo, đánh giá số lượng, chất lượng cán
bộ, công chức, viên chức hàng năm;
- Giúp Trưởng phòng tham mưu cho UBND huyện xây dựng đề án và triển
khai thực hiện kế hoạch tinh giảm biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP của
Chính phủ;
- Giúp Trưởng phòng tham mưu cho UBND huyện soạn thảo tờ trình,
quyết định về công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với cán bộ theo quy định;
- Soạn thảo và ký các văn bản, hồ sơ, biểu mẫu thuộc lĩnh vực phân công,
giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực phân công phụ trách;
- Được ký nháy các Quyết định kế hoạch, tờ trình, công văn, ... Trình
UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện trong phạm vi lĩnh vực công tác được phụ
trách khi được Trưởng phòng ủy quyền;
- Có trách nhiệm chỉ đạo cán bộ chuyên môn báo cáo thống kê về số
Nguyễn Thị Thùy Linh


17

Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

lượng, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng của các
cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp vào tháng 5 và tháng 10 hàng
năm theo mẫu;
- Có trách nhiệm chỉ đạo cán bộ chuyên môn, phối hợp với các cơ quan
chức năng tổng hợp báo cáo kết quả công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ 6 tháng
trước ngày 30/6 và báo cáo năm trước 25/12;
- Thực hiện các công việc khác khi được phân công;
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ
được phân công.
6. Đồng chí Lê Thanh Hà – Chuyên viên
Phụ trách công tác: Tiền lương, có trách nhiệm thực hiện đúng chức
năng, nhiệm vụ được phân công cụ thể:
- Giúp Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng phụ trách theo dõi quản lý
và làm công tác chuyên môn về nâng lương, chuyển ngạch lương , hết tập sự,
phụ cấp ưu đãi ngành, giải quyết các chính sách về BHXH của phòng ban
chuyên môn của huyện và khối giáo dục;
- Thực hiện các công việc khác khi được phân công;
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng phụ trách và
trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
7. Đồng chí Trịnh Đăng Hiên – Nhân viên

- Tham mưu giúp Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng theo dõi, quản lý
và làm công tác chuyên môn về điều động, tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ,
công chức, viên chức thuộc thẩm quyền của UBND huyện;
- Giúp Trưởng phòng dự thảo quyết định tiếp nhận điều động, hợp đồng
lao động không xác định thời hạn, hợp đồng cán bộ có thời hạn đối với cán
bộ, công chức chức viên chức thuộc quyền quản lý của UBND huyện;
- Thủ quỹ quỹ cơ quan;
- Lưu trữ văn bản, hồ sơ liên quan đến lĩnh vực được phân công;
- Thực hiện các công việc khác khi được phân công;
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ
Nguyễn Thị Thùy Linh

18

Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

được phân công.
8. Đồng chí Nguyễn Thị Hòa – Nhân viên
Giúp Trưởng phòng phục trách: Báo cáo tuần, tháng, quý, năm và Văn
thư lưu trữ của cơ quan, xây dựng lịch hoạt động của cơ quan.
- Theo dõi tiếp nhận vào sổ, chuyển công văn đi, đến, quản lý con dấu
của cơ quan;
- Làm nhiệm vụ Kế toán cơ quan;
- Thực hiện các công việc khác khi được phân công;
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ

được phân công.
9. Đồng chí Nguyễn Hữu Thuấn – Phó Trưởng phòng
Phụ trách công tác thi đua khen thưởng:
- Giúp Trưởng phòng tham mưu cho UBND huyện tổ chức các phong trào
thi đua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước
trên địa bàn huyện;
- Thường xuyên giữ mối liên hệ công tác với phòng chuyên môn thuộc
Hội đồng thi đua khen thưởng, phối hợp với các đồng chí Phó Trưởng
phòng điều hành công việc của cơ quan khi Trưởng phòng đi vắng hoặc
được uỷ quyền;
- Hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra cán bộ chuyên môn của Phòng,
cán bộ công chức xã, thị trấn trong thực hiện nhiệm vụ;
- Được ký nháy các Quyết định kế hoạch, chỉ thị, công văn, ... Trình
UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện trong phạm vi lĩnh vực phân công, phụ
trách khi trưởng phòng đi vắng;
- Thực hiện các công việc khác khi được phân công;
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ
được phân công.

Nguyễn Thị Thùy Linh

19

Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


10. Đồng chí Nguyễn Xuân Thủy – Chuyên viên
Phụ trách công tác Thi đua khen thưởng, có trách nhiệm thực hiện đúng
chức năng, nhiệm vụ được phân công cụ thể:
- Giúp Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng phụ trách trong công tác
chuyên môn về phong trào thi đua và triển khai thực hiện chính sách khen
thưởng của Đảng, Nhà nước;
- Lưu trữ văn bản, hồ sơ liên quan đến lĩnh vực được phân công;
- Thực hiện các công việc khác khi được phân công;
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng phụ trách và
trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Nguyễn Thị Thùy Linh

20

Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
PHẦN II: CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN

CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CBCC CẤP CƠ SỞ
(XÃ, THỊ TRẤN) CỦA HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
I. Khái quát về tình hình đội ngũ CB, CC cấp cơ sở (xã, thị trấn) của
huyện Chương Mỹ.
Huyện Chương Mỹ có 32 đơn vị hành chính cơ sở (30 xã và 2 thị trấn).
Xác định rõ vị trí, vai trò cán bộ, công chức cấp xã, trong những năm qua Ban
chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy đặc biệt quan tâm lãnh

đạo chỉ đạo về công tác tổ chức cán bộ từ quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng và sử
dụng cán bộ, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức cấp xã.
Cán bộ chủ chốt cấp xã là những cán bộ chủ chốt của cấp ủy Đảng,
HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Công chức chuyên môn cấp xã được UBND tuyển chọn gồm: Trưởng công an
xã, xã đội trưởng, cán bộ văn phòng, địa chính, tài chính – kế toán, tư pháp – hộ
tịch, văn hóa – xã hội.
Tổng số cán bộ, công chức xã tính đến năm 2015: 665 người. Trong đó:
cán bộ chuyên trách 325 người ( trong đó có 55 cán bộ nữ, không có cán
bộ là người dân tộc, 7 cán bộ theo đạo thiên chúa).
Bí thư, phó bí thư Đảng ủy:64 người
Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND: 46 người
Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND: 85 người
Chủ tịch Mặt trận và trưởng các đoàn thể: 145 người
Công chức chuyên môn: 325 người (trong đó có 96 công chức nữ, , 4 cán
bộ là người dân tộc, 5 cán bộ theo đạo thiên chúa).
Trưởng công an: 30 người
Chỉ huy trưởng quân sự:
32 người
Văn phòng – Thống kê:
60 người
Địa chính – Xây dựng:
58 người
Tài chính – Kế toán:
37 người
Tư pháp – Hộ tịch: 51 người
Văn hóa – Xã hội: 57 người
 Trình độ đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn
• Về trình độ văn hóa:

- Cán bộ chuyên trách (Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ
tịch HĐND, UBND xã, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và trưởng các đoàn thể)
Nguyễn Thị Thùy Linh

21

Lớp: Quản trị Văn phòng K1D


×