Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Khảo sát công tác văn phòng, tìm hiểu về tổ chức hoạt động của hội đồng nhân dân huyện TRIỆU SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.22 KB, 71 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
MỤC LỤC

CÁC TỪ, CỤM TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT

Lê Thị Thảo

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

CÁC TỪ, CỤM TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT
ST

Từ, cụm từ viết tắt

T
1
2
3
4

UBND
HĐND
UBND-HĐND
TT HĐND



Lê Thị Thảo

Từ, cụm từ viết đầy đủ
Uỷ ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Uỷ ban nhân dân-Hội đồng nhân dân
Thường trực Hội đồng nhân dân

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
LỜI NÓI ĐẦU

Văn phòng là bộ máy điều hành tổng hợp của cơ quan, tổ chức, là nơi
thu thập, xử lý, và cung cấp thông tin cho mọi hoạt động quản lý, là nơi chăm
lo cho mọi lĩnh vực phục vụ hậu cần đảm bảo các điều kiện cần thiết cho mọi
họat động của cơ quan tổ chức đó.
Thực hiện phương châm ‘ Học đi đôi với hành, lý thuyết đi đôi với thực
tế’ nhằm giúp cán bộ văn phòng trong tương lai nắm vững những lý thuyết đã
được học để vận dụng vào thực tế Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội đã tạo điều
kiện cho sinh viên đi thực tập tại các cơ quan.
Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường cũng như sự giúp đỡ của
lãnh đạo HĐND-UBND huyện Triệu Sơn em đã được tiếp nhận tại Hội đồng
nhân dân huyện Triệu Sơn kể từ ngày 04/01/2016 đến hết ngày 11/03/2016.
Trong khoảng thời gian này bản thân em đã cố gắng, nỗ lực, không ngừng học
hỏi kinh nghiệm làm việc cũng như kỹ năng nghiệp vụ văn phòng trên cơ sở

áp dụng những lý thuyết đã được học và sự hướng dẫn tận tình của cán bộ văn
phòng nơi đây.
Là một cán bộ văn phòng trong tương lai đợt thực tập này đã trang bị
cho em những kiến thức cơ bản. Trước hết là sự nhận thức rõ ràng về công tác
văn phòng cũng như nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn phòng
đối với sự phát triển của đất nước, thấy được những bất cập trong công tác
này ở cơ quan. Từ đó thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của các cán bộ trẻ
trong tương lai như chúng em là rất lớn.
Có thể nói đợt thực tập này giúp em cụ thể hóa và nắm chắc hơn kiến
thức của bản thân, trưởng thành hơn trong suy nghĩ về công tác văn phòng sau
đợt kiến tập ở cơ quan.
Báo cáo dưới đây là kết quả của quá trình khảosát thực tế kết hợp với lý
luận chuyên môn mà em đã đúc rút lại được trong thời gian kiến tập tại cơ
quan vừa qua.

Lê Thị Thảo

3

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1. Lí do chọn đề tài
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại
diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa
phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà

nước cấp trên.
Trong tình hình phát triển của đất nước hiện nay thì việc xây dựng tổ
chức và đề ra phương hướng hoạt động của Hội đồng nhân dân rất cần thiết.
Vì vậy em chọn đề tài: “Khảo sát công tác văn phòng, tìm hiểu về tổ
chức hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện” làm đề tài nghiên cứu của
mình.
2. Mục tiêu của đề tài
Khảo sát công tác văn phòng của Hội đồng nhân dân huyện Triệu Sơn
khóa XVII nhiệm kỳ 2016-2021
Nghiên cứu phân tích về tổ chức công tác văn thư lưu trữ của cơ quan,
từ đó tìm ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế đang còn tồn tại,,
nguyên nhân và đề xuất các giải pháp
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Hội đồng nhân dân cấp huyện
Phạm vi nghiên cứu là Hội đồng nhân dân huyện Triệu Sơn, Tỉnh
Thanh Hóa, khóa XVII nhiệm kỳ 2016-2021
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân được quy định
trong Hiến Pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992(sửa đổi).
Luật tổ chức chính quyền địa phương Căn cứ vào Luật Tổ chức chính
quyền địa phương số: 77/2015/QH13 của Quốc Hội ban hành Luật tổ chức
chính quyền địa phương, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân
dân cấp huyện
4. Nguồn tài liệu tham khảo
Để phục vụ cho việc nghiên cứu và viết báo cáo em sử dụng các tài liệu
tham khảo như: một số tài liệu nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của
Lê Thị Thảo

4

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Hội đồng nhân dân, một số tài liệu khác trên mạng internet, cùng giáo trình
luật hiến pháp Việt Nam
-

Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003
Luật tổ chức chính quyền địa phương 2016
Luật Hiến Pháp Việt Nam 1992
Pháp lệnh về nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND
Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính Phủ về công tác

-

Văn thư
Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính Phủ về
sửa đổi bổ sung một số điều củaNghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày

-

08/4/2004 của Chính Phủ về công tác Văn thư
Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính Phủ về quản lí và sử

-

dụng con dấu,

Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nội Vụ về
hướng dân quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ

-

quan
Một số tài liệu nghiên cứu về Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cùng
một số tài liệu, sách báo, tạp chí trên mạng internet.
5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Có rất nhiều các bài báo, tạp chí viết về hội đồng nhân dân các
cấp,những bài báo cáo, tham luận về tổ chức hoạt động công tác văn phòng tại
Họi đồng nhân dân huyện Triệu Sơn. Em đã đọc và tham khảo tất cả những
tài liệu liên quan đến tổ chức và hoạt động của HĐND huyện, về công tác văn
phòng, văn thư lưu trữ tại Văn phòng HĐND- UBND huyện Triệu Sơn, từ đó
em hiểu ra được nhiều vấn đề, rút ra được nhiều kinh nghiệm từ các bài viết,
bài tham khảo về cơ quan trong suốt thời gian thực tập
6. Phương pháp nghiên cứu
Làm đề tài thuộc về lĩnh vực Nhà nước được quy định bởi Luật và Hiến
Pháp và các văn bản quy phạm pháp luật nên khi tiến hành nghiên cứu em chủ
yếu sử dụng các phương pháp như:

-

Phương pháp phân tích
Phương pháo tổng hợp
Lê Thị Thảo

5

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Phương pháp so sánh
7. Bố cục của đề tài
Bố cục của bài báo cáo gồm 3 phần lớn
PHẦN I: Khảo sát công tác văn phòng tại Hội đồng nhân dân Huyện
Triệu Sơn
PHẦN II: Tìm hiểu về công tác tổ chức công tác văn thư tại Văn phòng
HĐND-UBND huyện Triệu Sơn
PHẦN III: Kết luận và đề xuất kiến nghị

Lê Thị Thảo

6

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
PHẦN I

KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
HUYỆN TRIỆU SƠN

1.1. Khái quát về lịch sử hình thành và điều kiện tự nhiên huyện
Triệu Sơn
- Về lịch sử hình thành
Huyện Triệu Sơn được thành lập theo Quyết định 177/QĐ-CP ngày 16
tháng 12 năm 1967 của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa . Ra đời
trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào thời kỳ
quyết liệt nhất, do vậy đến ngày 25/2/1965 Đảng bộ chính quyền huyện triệu
sơn chính thức ra mắt và đi vào hoạt động, đây là bước ngoặt lịch sử đối với
nhân dân và ác dân tộc huyện Triệu Sơn. Ngày đầu khi mới thành lập huyện
gồm 33 xã đến nay huyện đã có 35 xã, 1 thị trấn trong đó có 4 xã miền núi.
Kế thừa truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân Triệu
Sơn đã giành được nhiều thành tựu quan trọng trong tất cả các lĩnh vực. Triệu
Sơn đã và đang nhận được sự quan tâm từ các cấp bộ đảng chính quyền.
-

Vị trí địa lí
Triệu sơn là huyện đồng bằng tiếp nối với vùng miền núi phía tây của
tỉnh Thanh Hóa. Đây là huyện mới thành lập vào ngày 25/2/1965 trên cơ sở
sát nhập 20 xã bắc Nông Cống và 13 xã Nam Thọ Xuân . Trung tâm huyện lỵ
ở Quán Giắt cách thành phố Thanh Hóa 20km về phía tây theo Quốc lộ 47.
Đây là vùng đất có bề dày lịch sử và điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng.
Trong quá trình sinh tụ con người nơi đây đã có những đóng góp đánh kể cho
sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc đồng thời hun đúc nên những
giá trị truyền thống tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa địa phương.
Tọa độ địa lý là từ 19 ˚52΄ – 20˚02΄ vĩ độ bắc và 105˚ 24΄ – 105˚ 42΄
kinh độ đông. Phía bắc giáp huyện Thọ Xuân và Thiệu Hóa, Phía nam giáp
huyện Như Thanh và Nông Cống , phía tây giáp Huyện Thường Xuân, phía
đông giáp huyện Đông Sơn
Lê Thị Thảo


7

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Diện tích tự nhiên của toàn huyện là 291.96km². Dân số có 223.521
người, 9 số liệu năm 2004), bình quân 765 người/km². Trong huyện có 3 dân
tộc anh em là Kinh, Mường, Thái cùng chung sống. Trong tổng số 36 xã, thị
trấn có 4 đơn vị được công nhận là xã miền núi là: Thọ bình, Thọ Sơn, Bình
Sơn, Triệu Thành.
-

Giao thông
Là huyện chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng với vùng miền núi phía tây
của Tỉnh, có quốc lộ 47 và tỉnh lộ 506, 504, 501 chạy qua nên huyện Triệu
Sơn có thể liên hệ giao lưu với nhiều địa bàn trong và ngoài tỉnh. Theo Quốc
lộ 47 ngược về phía Tây nối liền với khu công nghiệp động lực Lam Sơn- Sao
Vàng và vùng kinh tế miền núi. Từ Triệu Sơn đi theo đường Nông Cống –
Như Thanh – Như Xuân là đến được Nghệ An, và theo đường Hồ Chí Minh
đến được Hà Nội cũng chỉ đến 130km hoặc đến nước bạn Lào qua cửa khẩu
Na Mèo cũng chỉ khoảng hơn 160km. Với các tuyến đường giao thông như
hiện nay, từ Triệu Sơn có thể vào Nam ra Bắc, lên ngược xuống xuôi đều rất
dễ dàng nhanh chóng nhất là về phía Đông ăn thông xuống Quốc lộ 1A và
đường sắt xuyên Việt, gặp ngay thành phố Thanh Hóa- Trung tâm chính trị
kinh tế của cả tỉnh rồi lan tỏa giao lưu với các vùng đồng bằng ven biển của
cả tỉnh và cả nước sẽ hết sức thuận lợi


-

Tình hình phát triển kinh tế
Cũng vì nằm tiếp giáp giữa vùng đồng bằng với trung du miền núi mà
từ xưa vùng đất nơi này đã sớm hội tụ đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân
hòa” để trở thành vùng đất mở, hẹn hò, gặp gỡ của nhiều luồng dân cư, dòng
họ từ các miền gần xa, để khai phá mở mang lập nghiệp, sinh tồn và xây
dựng, phát triển thành làng, xóm quê hương mỗi ngày một trù phú, tươi đẹp.
Và hiện nay với vị trí địa lý thuận lợi và hệ thống giao thông được mở mang
rộng khắp càng giúp cho huyện Triệu Sơn giao lưu , hội nhập và phát triển
kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng, bền vững gấp nhiều lần so với thời
quá khứ ngày xưa.
Lê Thị Thảo

8

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 9,1%/năm, trong đó: nông - lâm nghiệp
tăng: 5,5%; công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng: 24%; dịch vụ tăng: 12,5% Cơ cấu kinh tế: nông - lâm nghiệp 55%; công nghiệp - xây dựng cơ bản 18%;
dịch vụ 27%. Tại xã Dân Quyền đã có khu tập trung sản xuất với các nhà máy
sản xuất tre,luồng,mì chính. - - Về tài nguyên
Có mỏ cromit Cổ Định tại xã Tân Ninh với trữ lượng lớn nhất Việt
Nam.

1.2.

Chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng
nhân dân huyện Triệu sơn

1.2.1. Chức năng
"Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đại
diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa
phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan của
nhà nước cấp trên.
Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng
để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về
kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa
phương với cả nước.
Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của
Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Toà án nhân dân; Viện
kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan
nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của
công dân địa phương".
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân
Căn cứ vào Luật Tổ chức chính quyền địa phương số: 77/2015/QH13
của Quốc Hội ban hành Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định,
nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp huyện như sau:
Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện
Lê Thị Thảo

9

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện trong tổ chức và
bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và trong lĩnh vực quốc phòng, an
ninh, xây dựng chính quyền:
a) Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn
của Hội đồng nhân dân huyện;
b) Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh;
biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm
và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng
trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ
chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi
ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn huyện theo quy định của pháp
luật;
c) Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ
quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền
địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
chính quyền địa phương ở huyện;
d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ
tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân
huyện; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện; bầu, miễn nhiệm,
bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện;
đ) Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ
do Hội đồng nhân dân bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này;
e) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban

nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn
bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp xã;
g) Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân huyện;
h) Giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã trong trường hợp Hội đồng nhân
Lê Thị Thảo

10

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn trước khi thi hành;
i) Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân huyện và chấp nhận việc đại
biểu Hội đồng nhân dân huyện xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện trong lĩnh vực
kinh tế, tài nguyên, môi trường:
a) Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng
năm của huyện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện trước khi trình
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán
thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách huyện; điều
chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn
quyết toán ngân sách địa phương. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình,
dự án của huyện theo quy định của pháp luật;

c) Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên
địa bàn huyện trong phạm vi được phân quyền;
d) Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ,
nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển và các nguồn
tài nguyên thiên nhiên khác; biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường, phòng,
chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão, lụt ở địa phương theo quy định của
pháp luật.
3. Quyết định biện pháp phát triển hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học
và trung học cơ sở; biện pháp phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục,
thể thao; biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống dịch
bệnh, thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; biện pháp phát triển
việc làm, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng,
chính sách bảo trợ xã hội, xóa đói, giảm nghèo; biện pháp bảo đảm việc thực
hiện chính sách dân tộc, tôn giáo trên địa bàn huyện theo quy định của pháp
luật.
Lê Thị Thảo

11

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc
thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện; giám sát hoạt động của
Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện
kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát

văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của
Hội đồng nhân dân cấp xã.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức
Điều 25 Luật tổ chức chính quyền địa phương số: 77/2015/QH13 của
Quốc hộiquy định sơ cấu tổ chức của HĐND cấp huyện như sau:
1.

Hội đồng nhân dân huyện gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở
huyện bầu ra.
Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được thực
hiện theo nguyên tắc sau đây:
a. Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ bốn mươi nghìn dân trở
xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên bốn mươi nghìn dân thì cứ thêm
năm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn
mươi đại biểu;
b) Huyện không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ
tám mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên tám mươi
nghìn dân thì cứ thêm mười nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng
tổng số không quá bốn mươi đại biểu;
c) Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở huyện có từ ba mươi đơn vị
hành chính cấp xã trực thuộc trở lên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết
định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nhưng tổng
số không quá bốn mươi lăm đại biểu.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân huyện gồm Chủ tịch Hội đồng nhân
dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của
Hội đồng nhân dân huyện. Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện có thể là đại
Lê Thị Thảo

12


Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân
dân huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
3. Hội đồng nhân dân huyện thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã
hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Ủy
ban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc
quy định tại khoản này.
Ban của Hội đồng nhân dân huyện gồm có Trưởng ban, một Phó
Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng
nhân dân huyện do Hội đồng nhân dân huyện quyết định. Trưởng ban của Hội
đồng nhân dân huyện có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên
trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện là đại biểu Hội đồng
nhân dân hoạt động chuyên trách.
4. Các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được bầu ở một hoặc nhiều
đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại
biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân
dân do Thường trực Hội đồng nhân dân huyện quy định
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện Triệu Sơn(Khóa XVII
nhiệm kỳ 2016-2021):
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC HĐND HUYỆN TRIỆU SƠN(xem Phụ
Lục I)
Theo báo cáo kết quả bầu cử đại biểu HĐND huyện Triệu Sơn khóa
XVII nhiệm kỳ 2016-2021 thì tổng số đại biểu HĐND huyện là 30 người.

Tại kỳ họp HĐND huyện bầu ra Thường trực HĐND huyện gồm:
-

Đồng chí: Nguyễn Công Trám- Phó bí thư thường trực – Chủ tịch Hội đồng

-

nhân dân huyện Triệu sơn
Đồng chí: Lê Thị Luyện- Thường vụ huyện ủy- Phó Chủ tịch hội đồng nhân

-

dân huyện Triệu Sơn
Đồng chí: Phạm Giang Nam- Chuyên viên phụ trách Hội đồng nhân dân
huyện Triệu Sơn

Lê Thị Thảo

13

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Các ban của HĐND huyện Triệu Sơn
-


Ban pháp chế: chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực thi hành hiến pháp và pháp
luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa

-

phương và quản lý địa giới hành chính ở địa phương
Ban kinh tế- xã hội: chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đô
thị, giao thông, xây dựng, giáo dục, y tế văn hóa xã hội, thông tin, thể dục, thể
thao, khoa học công nghệ và tài nguyên môi trường, chính sách tôn giáo ở địa

-

phương
Ban dân tộc: chịu trách nhiệm trong lĩnh vực dân tộc ở địa phương.
Các tổ Đại biểu của HĐND huyện Triệu Sơn: Đại biểu HĐND huyện
Triệu Sơn có tổng số 30 đại biểu chia làm 7 tổ đại biểu
HĐND huyện gồm các đại biểu do cử tri huyện bầu ra.
Việc xác định tổng số đại biểu HĐND huyện được thực hiện theo
nguyên tắc sau đây

-

Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ bốn mươi nghìn dân trở xuống được
bầu 30 đại biểu; có trên 40 nghìn dân thì cứ thêm 5 nghìn dân được bầu thêm

-

một đại biểu, nhưng tổng số không quá 40 đại biểu.
Huyện không thuộc trường hợp quy định có từ 80 nghìn dân trở xuống được
bầu 30 đại biểu, từ 80 nghìn dân trở lên thì cứ thêm 10 nghìn dân được bầu


-

thêm một đại biểu nhưng tổng số không quá 40 đại biểu.
Số lượng đại biểu HĐND huyện có 30 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc
trở lên do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường
trực HĐND cấp tỉnh, nhưng tỏng số đại biểu không quá 45 đại biểu.
Thường trực HĐND huyện gồm, Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch
HĐND, và các ủy viên là Trưởng ban của HĐND huyện. Chủ tịch HĐND
huyện có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách, Phó chủ tịch HĐND
huyên là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.
HĐND huyện thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế- xã hội, Ban dân
tộc. Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban
dân tộc quy định theo điều khoản.

Lê Thị Thảo

14

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Ban của HĐND gồm Trưởng ban, Phó ban, một phó Trưởng ban và các
ủy viên. Số lượng ủy viên của các Ban của HĐND huyện do HĐND huyện
quyết định, Trưởng ban của HĐND huyện có thể là đại biểu HĐNDhoạt động
chuyên trách; Phó trưởng ban của HĐND huyện là đại biểu HĐND hoạt động

chuyên trách.
Các đại biểu HĐND huyện được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử
hợp thành Tổ đạibiểu HĐND. Số lượng Tổ đại biểu HĐND, Tổ trưởng và Tổ
phó của Tổ đại biểu HĐND do Thường trực HĐND huyện quyết định
1.2.4.Hoạt động của Hội đồng nhân dân
1.2.4.1. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
1. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân và trên cơ sở hoạt động giám sát của Thường trực Hội
đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng
nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.
2. Hội đồng nhân dân quyết định nội dung giám sát theo đề nghị của
Thường trực Hội đồng nhân dân trình trên cơ sở các kiến nghị của Ban của
Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân
dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và ý kiến, kiến nghị của cử
tri địa phương.
3. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát thông qua các hoạt
động sau đây:
a) Xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
b) Xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thi
hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên
và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
c) Xem xét văn bản của Ủy ban nhân dân cùng cấp có dấu hiệu trái với
Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và
nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
Lê Thị Thảo

15

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

d) Xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ
tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân,
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
đ) Thành lập Đoàn giám sát về một vấn đề nhất định khi xét thấy cần
thiết và xem xét kết quả giám sát của Đoàn giám sát.
4. Căn cứ vào kết quả giám sát, Hội đồng nhân dân có các quyền sau
đây:
a) Yêu cầu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban
hành văn bản để thi hành Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của Hội đồng
nhân dân;
b) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trái với Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp
luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
c) Ra nghị quyết về trả lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lời
chất vấn khi xét thấy cần thiết;
d) Miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch
Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy viên Ủy ban
nhân dân.
+ Tổ chức các kì họp của Hội đồng nhân dân
Các kỳ họp chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của Hội đồng nhân
dân, bởi vì đó là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Hội
đồng nhân dân.
Hội đồng nhân dân họp thường lệ mỗi năm 2 kì. Ngoài kỳ họp thường

lệ Hội đồng nhân dân còn tổ chức các kì họp chuyên đề hoặc kì họp bất
thường theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân
dân cùng cấp, hoặc có khi ít nhất một phần ba trong tổng số Đai biểu Hội
đồng nhân dân cùng cấp yêu cầu
1.2.4.2. Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân
Lê Thị Thảo

16

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

-

Triệu tập và chủ tọa các kỳ họp của Hội đồng nhân dân; phối hợp với Uỷ ban

-

nhân dân trong công việc chuẩn bị kì họp của Hội đồng nhân dân;
Đôn đốc, kiểm tra Uỷ ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan nhà nước khác ở

-

địa phương thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
Giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phương;
Điều hòa hoạt động các Ban của Hội đồng nhân dân, xem xét kết quả giám sát

của các ban Hội đồng nhân dân khi cần thiết và báo cáo Hội đồng nhân dân
tại kì họp gần nhất; giữ mối liên hệ với Đại biểu Hội đồng nhân dân, tổng hợp

-

các chất vấn của Đại biểu hội đồng nhân dân để báo cáo Hội đồng nhân dân,
Tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết các kiến nghị,
khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để

-

báo cáo tại kì họp của Hội đồng nhân dân;
Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, phó Chủ tịch, ủy viên Thường trực Hội đồng

-

nhân dân cấp dưới trực tiếp;
Giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với ban thường trực Uỷ ban Mặt trận tổ
quốc Việt Nam.
1.2.4.3.Hoạt động của các ban Hội đông nhân dân
Các ban của Hội đồng nhân dân là hình thức tham gia tập thể của Đại
biểu Hội đồng nhân dân vào việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của
Hội đồng nhân dân và để giúp Hội đồng nhân dân theo quy định của Pháp
luật. Các Bancủa Hội đồng nhân dân hoạt động trên các lĩnh vực sau;

-

Tham gia chuẩn bị các kì họp của Hội đồng nhân dân.
Thẩm tra các báo cáo dự án do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội


-

đồng nhân dân phân công.
Giúp Hội đồng nhân dân giám sát các hoạt động của Uỷ ban nhân dân và các
cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, hoạt động của Tòa án, Viện

-

kiểm sát nhân dân cùng cấp;
Giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc
thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và các

-

nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Báo cáo kết quả giám sát với Thường trực Hội đồng nhân dân khi cần thiết.

Lê Thị Thảo

17

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1.2.4.4. Hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân:

-

Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân góp phần quan trọng vào việc xây
dựng và thực hiện các chủ trương công tác của Hội đồng nhân dân. Đại biểu

-

Hội đồng nhân dân hoạt động trong các lĩnh vực như:
Tham dự các kì họp của Hội đồng nhân dân;
Tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền hạn của

-

Hội đồng nhân dân;
Liên hệ chặt chẽ với cử tri, thu thập, phản ánh và nguyện vọng của cử tri: bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp với cử tri; báo cáo hoạt động của mình và của

-

Hội đồng nhân dân với cử tri, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.
Sau mỗi kì họp Hội đồng nhân dân thì báo cáo kết quả kì họp với cử tri; phổ
biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân vận động và cùng

-

nhân dân thực hiện nghị quyết.
Khi có đơn khiếu nại tố cáo, Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm
nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền theo dõi và giải quyết,
đôn đốc theo dõi giải quyết, đồng thời báo cho người khiếu nại tố cáo
1.3.


Khảo sát tình hình tổ chức, quản lí hoạt động công tác hành chính
văn phòng HĐND-UBND huyện Triệu Sơn

1.3.1. Tổ chức và hoạt động của văn phòng HĐND-UBND huyện Triệu
Sơn
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện là cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu tổng hợp
cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về hoạt động của Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo,
điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý
và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà
nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Đối với các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, Văn phòng
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân

Lê Thị Thảo

18

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc;
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân có tư cách pháp

nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên
chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm
tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng Ủy ban nhân dân
thành phố.
Hoạt động của Văn phòng HĐND-UBND huyện Triệu Sơn
1.

Thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp:
a. Xây dựng chương trình công tác:
Tham mưu giúp UBND huyện xây dựng và triển khai chương trình
công tác năm 2016 với các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo, điều
hành nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển KT-XH, ANQP trên địa
bàn. Giúp Thường trực HĐND tổ chức thực hiện Nghị quyết về chương trình
hoạt động giám sát năm 2016 có hiệu quả.
Xây dựng lịch công tác cụ thể hàng tuần, hàng tháng cho Thường trực
HĐND-UBND huyện phù hợp theo chương trình công tác đã đề ra; đôn đốc
các đơn vị, phòng, ban, phường, xã trong việc xây dựng các đề án, triển khai
thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận của HĐND - UBND huyện.
Thực hiện công tác tiếp công dân theo luật định; bố trí 01 cán bộ
chuyên trách phục vụ công tác tiếp công dân. Trong năm đã giúp Thường trực
HĐND - UBND duy trì tốt công tác tiếp dân, trực tiếp nhận đơn thư kiến
nghị, KN-TC của công dân; nắm bắt và tổng hợp kịp thời những thắc mắc,
kiến nghị và tham mưu cho UBND huyện từng bước giải quyết các ý kiến,
kiến nghị của công dân.
b. Công tác tổ chức và phục vụ các cuộc họp của HĐND và UBND:
Để tổ chức các kỳ họp nhiệm kỳ HĐND khóa XVII nhiệm kỳ 20162021 đúng thời gian, đạt kết quả tốt, Văn phòng đã phối hợp với các phòng
ban chuyên môn xây dựng các báo cáo, tờ trình, nghị quyết đảm bảo chất
lượng. Các văn bản, tài liệu phục vụ kỳ họp được gửi đến đại biểu HĐND
Lê Thị Thảo


19

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

đúng thời gian quy định.
Tham mưu giúp UBND huyện tổ chức các cuộc họp, hội nghị, họp
UBND, họp giải quyết công việc và triển khai nhiệm vụ. Các hội nghị và cuộc
họp đều được chuẩn bị chu đáo về nội dung và khánh tiết.
c. Công tác thông tin tổng hợp và thực hiện chế độ báo cáo:
Công tác thông tin tổng hợp và thực hiện chế độ báo cáo của Văn
phòng thường xuyên được duy trì thực hiện tốt. Hàng tuần, hàng tháng, hàng
quý Văn phòng đều có báo cáo gửi các cơ quan cấp trên và Thường trực
HĐND - UBND huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Các chuyên viên tổng hợp được phân công theo dõi các lĩnh vực công
tác của Thường trực HĐND-UBND luôn chủ động bám sát chương trình công
tác của HĐND-UBND huyện, giúp TT HĐND-UBND xây dựng lịch công tác
và theo dõi tình hình hoạt động của các phòng ban, đơn vị, phường, xã. Giúp
TT HĐND-UBND huyện kịp thời nắm bắt thông tin để lãnh đạo, chỉ đạo, điều
hành hoạt động KT-XH, AN-QP trên địa bàn. Chất lượng báo cáo được nâng
lên, công tác xử lý thông tin cơ bản đảm bảo nhanh, kịp thời.
Sự phối hợp trong thực hiện chế độ thông tin báo cáo giữa Văn phòng
với Văn phòng huyện ủy, các phòng ban, ngành, đoàn thể, phường xã thuộc
huyện tiếp tục được duy trì.
d. Công tác tham mưu soạn thảo, ban hành và đôn đốc thực hiện văn
bản:

Thực hiện chức năng tham mưu, giúp TT HĐND-UBND soạn thảo và
ban hành các loại văn bản, bộ phận chuyên viên và lãnh đạo Văn phòng đã
thường xuyên nghiên cứu, học tập kinh nghiệm nhằm từng bước nâng cao
chất lượng các văn bản ban hành. Các văn bản được soạn thảo, kiểm tra kỹ
trước khi ban hành để hạn chế tối thiểu các sai sót về nội dung và thể thức.
Ngoài các văn bản chỉ đạo, báo cáo định kỳ, Văn phòng thường xuyên
phối hợp tốt với các phòng ban, đơn vị, xây dựng và ban hành các đề án,
chương trình, kế hoạch theo sự phân công của UBND huyện và các báo cáo
Lê Thị Thảo

20

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

theo yêu cầu của tỉnh.
Thường xuyên phối hợp đôn đốc, kiểm tra các phòng ban, đơn vị
phường xã thực hiện các văn bản đã ban hành, các ý kiến chỉ đạo, giao việc
của lãnh đạo UBND huyện. Đặc biệt là các quyết định xử phạt vi phạm hành
chính, quyết định giải quyết đơn khiếu nại tố cáo của công dân được triển
khai kịp thời, đảm bảo đúng quy định pháp luật.
2. Công tác văn thư - lưu trữ:
Trong năm 2015, Bộ phận văn thư - lưu trữ đã có nhiều cố gắng, thực
hiện tốt việc quản lý công văn đi, công văn đến. Việc chuyển giao, phân phối,
xử lý văn bản, tài liệu đến nơi nhận đúng quy định, đảm bảo chế độ bảo mật
thông tin của Nhà nước. Công tác quản lý công văn đi và đến đã được thực

hiện trên phần mềm Văn phòng điện tử eOffice nên đã đảm bảo được tiến độ
xử lý văn bản kịp thời, chính xác và khoa học hơn. Thực hiện tốt chế độ theo
dõi, lập hồ sơ lưu trữ, bảo quản tài liệu theo đúng quy trình.
Chế độ bảo mật công văn tài liệu và quản lý, sử dụng con dấu được
thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.
3. Công tác cải cách hành chính:
Phối hợp với Đài Truyền thanh - Truyền hình tham mưu cho UBND
huyện xây dựng kế hoạch nâng cấp và đưa vào hoạt động Trang thông tin
điện tử huyện Triệu Sơn; thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý
điều hành, duy trì, vận hành hệ thống mạng tin học nội bộ Văn phòng điện tử
eOffice và hệ thống quản lý chất lượng phiên bản mới ISO 9001:2008 của
UBND huyện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác; toàn bộ văn bản đến và
văn bản đi đã được xử lý liên thông giữa các cơ quan trong tỉnh và các phòng,
ban, đơn vị thuộc thành phố qua phần mềm Văn phòng điện tử eOffice, đảm
bảo nhanh và chính xác.
5. Công tác tiếp công dân:
Định kỳ hàng tháng, lãnh đạo UBND huyện đã tham gia tiếp công dân
cùng HĐND, UBND các xã, thị trấn. Duy trì lịch tiếp công dân tại UBND
Lê Thị Thảo

21

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

huyện theo quy định, tính đến 20/12/2015, UBND huyện và các phòng, ban,

phường, xã đã tiếp 734 lượt công dân, trong đó: Chủ tịch UBND thành phố
tiếp định kỳ vào ngày mùng 01 và 16 hàng tháng được 328 lượt; các phòng,
ban đơn vị tiếp 65 lượt; UBND các phường, xã tiếp 259 lượt; bộ phận trực
tiếp công dân thường xuyên của Thành ủy - HĐND - UBND thành phố được
313 lượt.
Tiếp nhận và xử lý 321 đơn thư các loại, gồm 23 đơn khiếu nại, 03 đơn
tố cáo và 295 đơn đề nghị. Đã giải quyết 250/295 đơn (gồm: 20 đơn khiếu
nại, 02 đơn tố cáo, 225 đơn đề nghị và có 03 đơn dừng giải quyết theo đề nghị
của công dân).
6. Công tác hành chính quản trị và phục vụ hậu cần:
Công tác hành chính quản trị và phục vụ hậu cần đảm bảo phục vụ tốt
các hoạt động của Thường trực HĐND-UBND và các phòng ban chuyên
môn; đảm bảo yêu cầu công tác thường xuyên cũng như các nhiệm vụ đột
xuất của TT HĐND-UBND huyện.
Thực hiện công tác quản lý nguồn kinh phí phục vụ công tác đảm bảo
đúng theo quy định tài chính của nhà nước; quản lý sử dụng trụ sở làm việc,
tài sản công, phương tiện, trang thiết bị phục vụ yêu cầu công tác.
Công tác quản lý tài chính được thực hiện đúng theo quy định của nhà
nước, đảm bảo nguyên tắc, công khai, rõ ràng và chính xác. Thực hiện tốt chế
độ quản lý sử dụng tài sản công; thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, mua sắm
thay thế trang thiết bị cần thiết phục vụ yêu cầu công tác.
Tổ lái xe của Văn phòng luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối việc đưa đón
phục vụ các đồng chí Thường trực HĐND và lãnh đạo UBND thành phố và
các phòng, ban đi công tác. Lái xe luôn có ý thức giữ gìn xe sạch, chất lượng
xe tốt, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ nhiệt tình, chu đáo.
Văn phòng đã thực hiện việc bố trí, sắp xếp phòng làm việc tại trụ sở
cho các phòng, ban chuyên môn hợp lý, đôn đốc các đơn vị thực hiện tốt nội
quy, quy chế làm việc tại trụ sở; tăng cường công tác bảo vệ tài sản, vật tư và
Lê Thị Thảo


22

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

các trang thiết bị tại trụ sở. Công tác bảo vệ đã có nhiều cố gắng và duy trì
thực hiện chế độ trực theo ca hàng ngày, không để xảy ra mất mát tài sản
trong khu vực cơ quan.
Bộ phận lao công tạp vụ thường xuyên đảm bảo vệ sinh quét dọn sạch
sẽ trụ sở, phòng họp và các phòng làm việc của lãnh đạo. Có ý thức bảo vệ tài
sản chung, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đảm bảo phục vụ nước uống
trong sinh hoạt hàng ngày cũng như nước uống phục vụ các cuộc họp, hội
nghị chu đáo, đầy đủ. Thường xuyên chăm sóc cây cối, giữ gìn VSMT. cảnh
quan sạch đẹp tại khuôn viên trụ sở làm việc.
1.3.2. Tìm hiểu chức năng nhệm vụ, cơ cấu tổ chức của văn phòng
HĐND-UBND huyện Triệu Sơn
1.3.2.1.Vị trí, chức năng:
1.

Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện là cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu tổng hợp cho Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt
động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa
phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân

dân và Ủy ban nhân dân.
Đối với các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, Văn phòng
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc;
2. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân có tư cách pháp
nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên
chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm
tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng Ủy ban nhân dân
thành phố.
Hiện nay văn phòng HĐND-UBND huyện Triệu Sơn là một, văn phòng
Lê Thị Thảo

23

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

HĐND-UBND huyện Triệu Sơn hoạt động theo nguyên tắc Thủ trưởng
1.3.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
* Đối với chức năng là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân
1. Trình Ủy ban nhân dân huyện chương trình làm việc, kế hoạch công
tác hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm của Ủy ban nhân dân huyện.
Đôn đốc, kiểm tra các phòng, ban chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã, thị
trấn việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân và
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện sau khi được phê duyệt; theo dõi, đôn đốc,
kiểm tra công tác phối hợp giữa các phòng chuyên môn, Ủy ban nhân dân xã,

thị trấn theo quy định của pháp luật;
2. Thu thập, xử lý thông tin, chuẩn bị các báo cáo phục vụ sự lãnh đạo,
chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
theo quy định của pháp luật. Thực hiện công tác thông tin báo cáo định kỳ,
đột xuất được giao theo quy định của pháp luật;
3. Trình Ủy ban nhân dân huyện quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng
năm, các chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Ủy ban
nhân dân huyện;
4. Chủ trì soạn thảo các đề án, dự thảo văn bản theo phân công của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện; theo dõi, đôn đốc các phòng, ban chuyên môn,
Ủy ban nhân dân cấp xã soạn thảo, chuẩn bị các đề án được phân công phụ
trách;
5. Có ý kiến thẩm tra độc lập đối với các đề án, dự thảo văn bản của các
phòng, ban chuyên môn, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trước khi trình Ủy ban
nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xem xét, quyết định;
6.Giúp Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giữ mối
quan hệ phối hợp công tác với Huyện uỷ, Thường trực Huyện ủy, Thường
trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, các đoàn thể nhân
dân cấp huyện, và các cơ quan, tổ chức của Trung ương, của thành phố đóng
trên địa bàn địa phương;
Lê Thị Thảo

24

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


7. Tổ chức công bố, truyền đạt các quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân
dân huyện; các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có
liên quan. Giúp Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với các cơ quan chức năng
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó tại các phòng
chuyên môn, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn;
8. Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện; công tác công văn, giấy tờ, văn thư, hành chính,
lưu trữ, tin học hoá hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện;
9. Trình Ủy ban nhân dân huyện chương trình, biện pháp tổ chức thực
hiện công tác cải cách hành chính nhà nước thuộc phạm vi của Văn phòng Ủy
ban nhân dân huyện;
10. Phối hợp với Phòng Nội vụ, hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã, thịtrấn
về nghiệp vụ hành chính, văn thư, lưu trữ, tin học hoá quản lý hành chính nhà
nước theo quy định của pháp luật;
11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện công tác phòng, chống tham
nhũng, lãng phí trong phạm vi quản lý của Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện
theo quy định của pháp luật và phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
huyện;
12. Tổ chức các phiên họp, buổi làm việc, tiếp khách và các hoạt động
của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; bảo đảm điều kiện
hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và các tổ
chức có liên quan theo quy định của Ủy ban nhân dân huyện;
13. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức của cơ quan;
14. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức và
tài sản, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật được giao theo quy định của
pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân huyện;
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện giao.

Lê Thị Thảo

25

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


×