Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bài thảo luận Triết 2 Vai trò của tầng lớp tri thức Vai trò của đội ngũ tri thức trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.99 KB, 7 trang )

HANOI UNIVERSITY

Vai trò của Tầng lớp tri thức
------------ oOo------------


BÀI THẢO LUẬN TRIẾT HỌC
Vấn đề: Vai trò của đội ngũ tri thức trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa và liên hệ
thực tiễn ở Việt Nam.

BÀI LUẬN
A. Giới thiệu:
Trong quá trình xây dựng và phát triển xã hội trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng, tầng lớp tri thức là vai trò thiết yếu không thể thiếu. Ta có thể nhận thấy rõ điều đó trong
những khẳng định của các nhà triết học cũng như trong thực tế lịch sử của các dân tộc trên thế
giới. Đó là tầng lớp chính hướng ánh sáng chỉ đường cho nhân dân.

B.Thảo luận:
I.

Tầng lớp tri thức trong xây dựng xã hội chủ nghĩa
1) Tầng lớp tri thức là gì?

Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, Trí thức là một “tầng lớp xã hội đặc biệt”. Tầng lớp đó
không chỉ bao hàm các nhà trước tác, những người có học vấn và nói chung là những người lao
động trí óc phức tạp và sáng tạo, có trình độ học vấn đủ để am hiểu và hoạt động chuyên sâu
trong lĩnh vực lao động của mình.
Tri thức có phương thức lao động đặc thù, chủ yếu là lao động trí tuệ cá nhân, trực tiếp
hoạt động chủ yếu các lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy, ứng dụng các khoa học, lãnh đạo quản
lý… tầng lớp trí thức được hình thành cùng với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, của
phân công lao động xã hội; thành phần xuất thân của họ từ nhiều giai tầng khác nhau trong xã


hội. Do thiếu sự thuần nhất nên họ khó thống nhất và không có hệ tư tưởng độc lập; họ lại không
có quan hệ trực tiếp đối với tư liệu sản xuất… cho nên họ không phải là một giai cấp, vì vậy
không thể lãnh đạo cách mạng với tư cách là một giai cấp xã hội. Mặc dù trí thức không phải là
một giai cấp nhưng trí thức có quan điểm giai cấp, thể hiện ở chổ họ phục vụ cho giai cấp nào thì
họ sẽ phản ánh, bão vệ lợi ích của giai cấp đó một cách trung thành và chính xác.
Tầng lớp tri thức mang 2 đặc trưng cơ bản: là một nhóm xã hội nhất định và mang tính kế
thừa.Đây là hai đặc trưng tách biệt hẳn tầng lớp trí thức mang tính kế thừa khỏi những nhóm tôn
giáo hoặc chính trị từng tồn tại trước đó ở nước Nga: tất cả các nhóm này đều mang tính đẳng
cấp hoặc tính giai cấp.
2) Liên minh công- nông- trí thức:

2


Là những người có hiểu biết và trình độ văn hoá cao hơn các tầng lớp xã hội khác, Trí thức rất
nhạy bén trong việc tiếp nhận các trào lưu tư tưởng và các quan điểm chính trị mới.Họ thường
đóng vai trò “châm ngòi nổ” của nhiều biến cố chính trị và các phong trào xã hội.Tuy nhiên, điều
làm nổi bật nhất vai trò của tầng lớp trí thức tới CM XHCN đó là kết hợp với tầng lớp công
nhân và nông dân tạo nên Liên minh công-nông-trí thức với nguyên tắc cơ bản nhất là kết hợp
đúng đắn các lợi ích về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để cùng hợp tác đấu tranh vì mục tiêu
độc lập dân tộc và CNXH.
Nội dung của Liên minh thể hiện ở 3 vấn đề sau:
 Chính trị:
Nhu cầu lợi ích chính trị cơ bản của công nhân, nông dân, trí thức và của cả dân tộc là
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.Mỗi giai cấp, tầng lớp ở mỗi giai đoạn đều có lập trường
chính trị - tư tưởng của mình. Khi liên minh không phải là thực hiện sự dung hòa lập trường tư
tưởng – chính trị của ba giai cấp, tầng lớp này. Khi chưa giác ngộ cách mạng vô sản thì tư tưởng
chính trị của nông dân, trí thức cơ bản còn phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trịxã hội
phong kiến hoặc tư bản.Mặc dù có nguyện vọng nhưng nông dân và trí thức không thể tự giải
phóng khỏi chế độ tư bản, áp bức bóc lột.Trong cách mạng XHCN liên minh giữa ba giai tầng

này phải trên lập trường chính trị - tư tưởng của giai cấp công nhân thì mới thực hiện đồng thời
cả nhu cầu, lợi ích của ba giai tầng.
Nguyên tắc về chính trị của liên minh là do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Trong
thời kỳ quá độ, liên minh công, nông, trí thức là nền tảng chính trị - xã hội và kinh tế của Nhà
nước XHCN, là nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc đẩ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
 Kinh tế:
Đây là nội dung cơ bản, quyết định nhất, là cơ sở vật chất – kỹ thuật vững chắc của liên
minh trong thời kỳ quá độ. Thời kỳ này nhiệm vụ cách mạng chuyển trọng tâm sang lĩnh vực
kinh tế. Việc thực hiện kết hợp các lợi ích kinh tế được xác định bởi các nhu cấu kinh tế của các
chủ thể lợi ích và các điều kiện thực hiện nó.
Từng bước hình thành quan hệ sản xuất XHCN trong quá trình thực hiện liên minh. Theo
V.I. Lênin, chế độ hợp tác xã là con đường dễ tiếp thu nhất đối với nông dân, khi thấy có lợi cho
họ, họ sẽ mau chóng tham gia hợp tác xã nhưng phải do chế độ hợp tác xã hưởng một số đặc
quyền kinh tế, tài chính, ngân hàng. Trong quá trình hình thành quan hệ sản xuất phải trên cơ sở
công hữu hóa những tư liệu sản xuất chủ yếu, kinh tế nhà nước vươn lên giữ vai trò chủ đạo,
cùng kinh tế tập thể làm nên tảng cho nền kinh tế cả nước, theo định hướng XHCN.
Từng bước hình thành quan hệ sản xuất còn thể hiện vai trò của nhà nước.Ở nông nghiệp
vai trò Nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện liên minh.Thể hiện qua chính
3


sách khuyến nông, qua bộ máy nhà nước, các tổ chức khuyến nông, các cơ sở kinh tế.Nông
nghiệp không chỉ là ngành kinh tế, một khu vực kinh tế mà còn là khu vực mang ý nghĩa sinh
thái xã hội.
Đối với trí thức, Nhà nước cần phải đổi mới, hoàn chỉnh các luật, chính sách có liên quan
trực tiếp đến sở hữu trí tuệ như chính sách phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo,
văn học nghệ thuật,…Hướng các hoạt động trí thức vào việc phục vụ công, nông, gắn với cơ sở
sản xuất và đời sống của toàn xã hội. Xây dựng hệ thống các cơ quan hoạt động khoa học – công
nghệ, phát huy tiềm năng đội ngũ cán bộ khoa học, tăng cường hợp tác khoa học trong nước và
quốc tế.

 Văn hóa, Xã hội:
“Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái”. Đó chính là ưu việt của CNXH, tất cả cho con
người, vì con người và do con người, trong đó lực lượng đông đảo nhất, nòng cốt là công nhân,
nông dân, trí thức. -Vấn đề xóa đói, giảm nghèo cho công, nông, trí thức chủ yếu bằng tạo việc
làm đồng thời kết hợp các giải pháp hỗ trợ, cứu trợ. Giải quyết được vấn đề này sẽ khắc phục
được hạn chế của các chế độ tư hữu trước đây; con người là vốn quý của xã hội, nhưng người lao
động nếu thất nghiệp thì họ trở thành gánh nặng cho xã hội, một trong các nguyên nhân dẫn đến
khủng hoảng, đổ vỡ của chế độ xã hội.
Nâng cao dân trí là nội dung cơ bản lâu dài tạo cho liên minh phát triển vững chắc. Trước
mắt tập trung vào việc củng cố thành tựu xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học phổ
thông, nâng cao kiến thức khoa học công nghệ, kinh tế, văn hóa, xã hội.Khắc phục các tệ nạn xã
hội, các hủ tục lạc hậu, biểu hiện tiêu cực như tham nhũng, quan liêu.Dân tộc Việt Nam vốn có
truyền thống tôn sư, trọng đạo, hiếu học và chăm chỉ cần cù nên việc đầu tư cho giáo dục cả về
vật chất lẫn tinh thần là được đặc biệt chú trọng.Đây vừa là thuận lợi, là yếu tố thúc đẩy tiến bộ
xã hội, đồng thời vừa là yêu cầu nâng cao chất lượng đối với sự nghiệp giáo dục. Vấn đề gắn bó
với tri thức cách mạng, với tầm cao của tri thức công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân
lao động là cơ sở vững chắc, có tính truyền thống được kế thừa trong nhiều đời nay của dân tộc
ta.
Đối với những nước nông nghiệp đi lên CNXH như nước ta thì liên minh công– nông –
tri thức vừa là vấn đềcó tính quy luật tất yếu trong thời kỳ quá độ lên CNXH và vừa là lực lượng
sản xuất, lực lượng chính trị cơ bản và đông đảo nhất của quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ
Tổ quốc.
Nhìn lại những giai đoạn khác trong lịch sử, đội ngũ trí thức trong những mỗi thời đại có
những khác nhau về học vấn, nghề nghiệp, tư tưởng chính trị. Nhưng họ đều có điểm chung là
đại diện cho trí tuệ đương thời, cho trình độ lao động trí óc và là một trong những động lực quan
trọng thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, họ là những người tìm tòi, khám phá, sáng tạo hướng tới, chân,
thiện, mỹ. Do nét đặc trưng của lao động trí thức nên họ có vai trò rất to lớn trong việc nghiên
cứu, phát hiện, khám phá và sáng tạo ra cái mới để thúc đẩy xã hội phát triển tiến bộ. Bất cứ thời
đại nào hay chế độ chính trị nào đi nữa thì trí thức cũng là trụ cột chính của nền văn minh, là “

đầu tàu” thúc đẩy xã hội luôn tiến về phía trước. Lênin cũng từng nhấn mạnh: Nếu không có trí
4


thức thì không có CNTB hiện đại. Vì vậy CNXH cần đội ngũ trí thức nhiều hơn, không có họ thì
CNXH cũng sẽ khó mà thành công.

 Nói tóm lại :
- Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức mang tính tất yếu.
Đó là cơ sở xây dựng mục tiêu cuối cùng của cuộc cách mạng xã hội- tiến lên xây dựng một xã
hội không còn giai cấp, không còn nhà nước.
- Liên minh công- nông- trí thức có cơ sở khách quan là:
+ Thứ nhất, các giai cấp này đều là những người lao động, đều bị áp bức bóc lột.
+ Thứ hai, công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành sản xuất chính trong xã hội, việc áp dụng
công nghệ tạo ra sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp, nông nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm
đáp ứng nhu cầu toàn xã hội.
+Thứ ba, đó là lực lượng chính trị to lớn trong xây dựng, bảo vệ chính quyền nhà nước và
khối đoàn kết dân tộc.
- Nội dung của Liên minh thể hiện ở 3 vấn đề sau:
+Chính trị: Nguyên tắc về chính trị của liên minh là do Đảng của giai cấp công nhân lãnh
đạo. Trong thời kỳ quá độ, liên minh công, nông, trí thức là nền tảng chính trị - xã hội và kinh tế
của Nhà nước XHCN
+Kinh tế: Đây là nội dung cơ bản, quyết định nhất, là cơ sở vật chất – kỹ thuật vững chắc của
liên minh trong thời kỳ quá độ.
+Văn hóa, xã hội: Đóng vai trò quan trọng trong tư tưởng nhân văn, nhân đạo, hiện đại và
mang tính quần chúng.
Trong liên minh công- nông- trí thức, đội ngũ trí thức trong những mỗi thời đại có những
khác nhau về học vấn, nghề nghiệp, tư tưởng chính trị. Nhưng họ đều có điểm chung là đại diện
cho trí tuệ đương thời, cho trình độ lao động trí óc và là một trong những động lực quan trọng
thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, họ là những người tìm tòi, khám phá, sáng tạo hướng tới, chân, thiện,

mỹ. Do nét đặc trưng của lao động trí thức nên họ có vai trò rất to lớn trong việc nghiên cứu,
phát hiện, khám phá và sáng tạo ra cái mới để thúc đẩy xã hội phát triển tiến bộ. Bất cứ thời đại
nào hay chế độ chính trị nào đi nữa thì trí thức cũng là trụ cột chính của nền văn minh, là “ đầu
tàu” thúc đẩy xã hội luôn tiến về phía trước. Lênin cũng từng nhấn mạnh: Nếu không có trí thức

5


thì không có CNTB hiện đại. Vì vậy CNXH cần đội ngũ trí thức nhiều hơn, không có họ thì
CNXH cũng sẽ khó mà thành công. Điều đó nhấn mạnh tầm quan trọng của đội ngũ trí thức.

II.

Đội ngũ tri thức trong xây dựng XHCN thực tế ở Việt Nam

Về mặt thực tiễn cùng với tất cả các tầng lớp nhân dân, đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo
của Đảng, đã tham gia tích cực vào việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xây dựng
cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển nông nghiệp, kinh tế và văn hoá
của nông thôn, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại
hoá. Thời gian qua, đóng góp của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế
-xã hội khoảng 1/3 GDP hằng năm của nền kinh tế là do hoạt động khoa học công nghệ mang lại.
Trong lĩnh vực y tế, xã hội, đội ngũ tri thức cũng đã chú trọng mở rộng hệ thống giáo
dục, y tế nhằm xóa đói giảm nghèo về cả kinh tế lẫn văn hóa trong mọi miền đất nước. Đội ngũ y
tế của Việt Nam cũng đã làm việc rất tốt trong việc ngăn chặn thành công những dịch bệnh,
tuyên truyền và phổ biến các cách phòng chống bệnh đến các địa phương.
Trong lĩnh vực chính trị, đội ngũ tri thức tham gia tích cực vào việc sinh hoạt dân chủ
trong nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam do dân, vì dân, của dân, bảo vệ quyền
công dân, phát triển nhiều hình thức hoạt động văn hóa, khoa học, xã hội trong nhân dân ở mọi
miền đất nước. Ví dụ như hội liên hiệp khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã tích cực tham gia góp
ý vào việc xây dựng đường dây 500KV Bắc –Nam, thủy điện sông Đà, đường Trường Sơn .....

Trong lĩnh vực ngoại giao, đội ngũ tri thức của Việt Nam cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ
quảng bá Việt Nam với thế giới, xây dựng , giữ vững nền hòa bình và độc lập dân tộc, khẳng
định quyền độc lập dân tộc và quyết tâm phản kháng những hành động khiêu khích của các thế
lực thù địch. Ví dụ như Việt Nam đã khôn khéo trong việc giải quyết vấn đề biển Đông nhờ vào
sự ủng hộ của quốc tế, khôn khéo không để xảy ra chiến tranh, giữ vững hòa bình và độc lập
trong đất nước.
Tuy nhiên nước ta vẫn còn là một nước chậm phát triển, kinh tế chủ yếu vẫn là nông
nghiệp, khoa học kĩ thuật vẫn còn lạc hậu, đời sống xã hội vẫn còn nhiều mặt tiêu cực. Do đó trí
thức là một thành phần quan trọng không thể thiếu với sự phát triển của đất nước, trong môi
trường chuẩn bị cho nền kinh tế mở của cùng với nhiều cơ hội mới trong môi trường cạnh tranh.
Với tầm quan trọng của trí thức, chúng ta thấy việc đào tạo những con người trong liên
minh công nông trí để có trí thức từ đó xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước là

6


cực kì quan trọng. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc đào tạo ra các trí thức thực sự chưa được quan
tâm đúng đắn cũng bởi một số vấn đề tiêu cực trong công việc giảng dạy, đào tạo những con
người tương lai là những trí thức như mua điểm, tiêu cực trong thi cử, cơ sở vật chất trong công
việc giảng dạy còn thấp... Mặc khác việc chất lượng của tri thức sau khi đào tạo thấp cũng một
phần do học sinh, sinh viên chưa có nhận thức đúng đắn trong việc học và tích lũy kiến thức.
Điều này đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp ngày càng ra tăng. Trong quý I và II năm 2014, số
lượng sinh viên đại học ra trường thất nghiệp lên đến 162.000 người (Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội). Số liệu trên cho thấy việc định hướng cho tầng lớp trí thức tương lai chưa có định
hướng đúng đắn dẫn đến tăng số lượng nhưng chất lượng giảm mạnh và rõ rệt, là nguyên nhân
nền kinh tế của việt nam chậm phát triển.

C. Kết luận
Tóm lại, ta có thể thấy rằng tầng lớp tri thức đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình
xây dựng xã hội chủ nghĩa trên thế giới.Ở Việt Nam, tầng lớp tri thức mang ý nghĩa thiết yếu và

là lực lượng chính giúp xã hội chủ nghĩa phát triển tiến tới một “xã hội công bằng, dân chủ văn
minh”. Đồng thời, đó cũng là lực lượng nòng cốt để hội nhập kinh tế quốc tế và giữ ổn định
chính trị, nền độc lập quốc gia.

7



×