Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới 1932 1945 (Trên cứ liệu Thi nhân Việt Nam và thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính). (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.33 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRẦN VĂN NAM

ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ TÌNH YÊU
TRONG THƠ MỚI 1932 - 1945
(Trên cứ liệu Thi nhân Việt Nam
và thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã ngành: 9 22 01 02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2017


Công trình đƣợc hoàn thành tại:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TSKH. Lý Toàn Thắng

Phản biện 1:………………………………………………

Phản biện 2:………………………………………………

Phản biện 3:……………………………………………….

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng
họp tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


Vào hồi…giờ…ngày…tháng… năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thƣ viện Quốc gia;
- Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên;
- Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Trần Văn Nam (2016),Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ Nguyễn
Bính, Dạy và học ngày nay, số 8, trang 142 - 147.
2. Trần Văn Nam (2016),Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ Xuân
Diệu, Dạy và học ngày nay, số 12, trang 37 - 39.
3. Trần Văn Nam (2017),Ẩn dụ ý niệm “Tình yêu là cây cỏ” trong
Thi nhân Việt Nam, Ngôn ngữ và Đời sống, số 1, trang 60 - 65.
4. Trần Văn Nam (2017),Ẩn dụ ý niệm “Tình yêu là sợi tơ” trong thơ
Nguyễn Bính, Ngôn ngữ, số 1, trang 58 - 68.
5. Trần Văn Nam (2017),Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thi nhân
Việt Nam, Từ điển học và Bách khoa thƣ Việt Nam, số 2, trang
110 - 123.
6. Trần Văn Nam (2017),Nét riêng khi sử dụng chất liệu kiến tạo
miền Nguồn trong các ẩn dụ ý niệm về tình yêu (qua Thơ trung
đại và Thơ mới), Kỷ yếu Hội thảo Ngôn ngữ học Toàn quốc, trang
657 - 662.


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ngôn ngữ học truyền thống nghiên cứu ẩn dụ trên bề mặt cấu
trúc nên chƣa khám phá hết những nét độc đáo của tƣ duy con ngƣời
thể hiện trong đó. Đồng thời, chƣa nhận thấy đƣợc vai trò quan trọng
của ngƣời sáng tạo ra nó.
1.2. Ngôn ngữ học tri nhận quan tâm nghiên cứu ẩn dụ không chỉ
bề mặt mà còn trong mối quan hệ với tƣ duy và liên ngành khoa học
khác. Từ đó thấy đƣợc sức mạnh của ẩn dụ ý niệm đối với thi ca nhất
là quá trình phản ánh tƣ duy của con ngƣời trong ẩn dụ ý niệm.
1.3. Nghiên cứu thi ca theo lý thuyết tri nhận là một hƣớng đi tích
cực. Đặc biệt, tập trung nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong sáng tác của
một tập thể tác giả là điều chƣa ai thực hiện.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề Ẩn dụ ý niệm về tình
yêu trong Thơ mới 1932 - 1945 để làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
- Góp phần khẳng định tính đúng đắn của việc áp dụng lý thuyết tri
nhận vào nghiên cứu thi ca, kiểm nghiệm giả thuyết về mối quan hệ
ngôn ngữ - văn hóa và tƣ duy trong thi ca dƣới góc nhìn của ngôn ngữ
học tri nhận, từ đó thấy đƣợc giá trị của ẩn dụ ý niệm trong thi ca.
- Qua so sánh đối chiếu với hệ thống các ẩn dụ ý niệm về tình yêu
ở một số tác phẩm thơ trung đại tiêu biểu, ngƣời viết chỉ ra đƣợc sự
độc đáo trong cách ý niệm hóa tình yêu của các nhà thơ mới gắn với
lối tƣ duy thời đại; đồng thời qua so sánh các ẩn dụ ý niệm tình yêu
của hai nhà thơ Xuân Diệu và Nguyễn Bính để chỉ ra đƣợc sự khác
biệt rõ rệt về tƣ duy tạo nên cá tính của mỗi nhà thơ.


2
2.2. Nhiệm vụ

Từ mục đích trên, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tập hợp có lựa chọn các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
nghiên cứu của luận án.
- Tổng hợp, phân loại và thiết lập các mô hình ẩn dụ ý niệm về
tình yêu trong thơ mới, thơ Nguyễn Bính và thơ Xuân Diệu trƣớc
năm 1945.
- Phân tích cơ chế chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích, lý giải
cũng nhƣ phân tích các lƣợc đồ tri nhận trong thơ mới để thấy đƣợc
vẻ đẹp con ngƣời tinh thần của các nhà thơ qua hệ thống ý niệm về
tình yêu cũng nhƣ thấy đƣợc mối quan hệgiữa ngôn ngữ -văn hóa - tƣ
duy.
- So sánh đối chiếu các kiểu ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong sáng
tác của các nhà thơ mới với các kiểu ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong
thơ trung đại, đồng thời so sánh ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ
Nguyễn Bính và Xuân Diệu để thấy đƣợc cá tính sáng tạo của các tác
giả thơ mới cũng nhƣ sự khác biệt rõ rệt ngay trong nội bộ các nhà
thơ mới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thời kỳ Thơ mới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới có thể có nhiều loại. Tuy
nhiên, với khuôn khổ của Luận án, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên
cứu một loại ẩn dụ ý niệm về tình yêu đó là ẩn dụ cấu trúc. Bởi vì, ẩn
dụ cấu trúc là dạng tiêu biểu và xuất hiện nhiều nhất trong các tác
phẩm thơ mới.


3
4. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp miêu tả: Phƣơng pháp miêu tả đƣợc dùng để diễn
đạt chính xác các hiện tƣợng ngôn ngữ (cơ chế ẩn dụ hóa, quy trình
chiếu xạ, miền nguồn và miền đích, sự tƣơng đồng giữa miền nguồn
và miền đích ...)
4.2. Thủ pháp nghiên cứu
- Thủ pháp thống kê, phân loại:Đƣợc dùng để phân loại các ẩn dụ
và chỉ ra mức độ phổ biến của từng loại ẩn dụ ý niệm về tình yêu
trong Thơ mới.
- Thủ pháp phân tích định tính:Dùng để phân tích các ẩn dụ ý
niệm, các quá trình chiếu xạ trong các lƣợc đồ tri nhận, mô tả các ý
niệm kết hợp với số lƣợng các ẩn dụ.
- Thủ pháp so sánh đối chiếu: Trong quá trình phân tích các ẩn dụ
ý niệm, chúng tôi tiến hành so sánh cách ý niệm hóa tình yêu của các
nhà thơ qua việc sử dụng các kiểu ẩn dụ ý niệm. Với phƣơng pháp
này, nét riêng trong cách ý niệm hóa tình yêu của các nhà thơ mới
đƣợc thể hiện một cách đa chiều và bộc lộ rõ nét hơn.
- Ngoài ra, một số thủ pháp sau đây của ngôn ngữ học tri nhận
cũng đƣợc vận dụng, đó là: thủ pháp nội quan (phán đoán, suy
luận),thủ pháp phân tích ý niệm (dựa vào mối quan hệ giữa ngôn ngữ
và văn hóađể thấy đƣợc những cách ý niệm hóa riêng của các nhà thơ
mới trong việc biểu đạt tình yêu).
5. Phạm vi tƣ liệu khảo sát
Với đề tài này, chúng tôi chọn các tƣ liệu sau để khảo sát:
1/ Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh, Hoài Chân)
2/ Thơ Xuân Diệu (Trƣớc năm 1945)


4
3/ Thơ Nguyễn Bính (Trƣớc năm 1945)

4/ Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều)
5/ Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm)
6/ Truyện Kiều (Nguyễn Du)
6. Ý nghĩa của đề tài
- Góp phần giới thiệu một hƣớng tiếp cận mới đối với sáng tác của
các tác giả trong phong trào Thơ mới, củng cố lý thuyết về ngôn ngữ
học tri nhận, làm rõ mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn sử dụng
ở Việt Nam.
- Luận án góp phần phục vụ công tác nghiên cứu, học tập và giảng
dạy ngôn ngữ học và môn Ngữ văn trong nhà trƣờng.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần nội dung của luận án
gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chƣơng 2: Hệ thống ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới
Chƣơng 3: Nét riêng về cách ý niệm hóa tình yêu trong Thơ mới
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1. Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong thi ca
1.1.1. Ở ngoài nƣớc
Trên thế giới, nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong thi ca đã đƣợc
khởi nguồn từ khá sớm với một số tên tuổi lớn nhƣ: Gerard Steen


5
(1999), Stockwell (2002), Liza Freedman Weisberg, Kovecses,
E.Semino, Gavins, G.Steen, J.Culpeper ... Các nhà nghiên cứu này
cũng cho rằng nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong thi ca là một hƣớng

nghiên cứu mới, hấp dẫn và thú vị đối với thi ca.
1.1.2. Ở trong nƣớc
Ở Việt Nam, ngoài một số những tri nhận gia tiên phong tiêu biểu
nhƣ Lý Toàn Thắng, Trần Văn Cơ, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Đức
Tồn, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thiện Giáp...Gần đây, xuất hiện một
số nhà ngữ học trẻ nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong thơ ca nhƣ: Vũ
Thị Sao Chi, Phạm Thị Thu Thùy, Phạm Minh Châu, Phạm Thị
Hƣơng Quỳnh, Nguyễn Thị Bích Hạnh... Tuy nhiên, các công trình
trên chỉ tập trung nghiên cứu một tác giả. Chính vì vậy, chúng tôi
nghiên cứu đề tài Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới 1932 1945 là một việc làm cần thiết khi tìm hiểu về sáng tác của một tập
thể tác giả.
1.2. Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thi ca
Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thi ca thời gian gần
đây tiêu biểu có một số tác giả: Phan Văn Hòa và Hồ Trịnh Quỳnh
Thƣ đi sâu vào phân tích ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH
TRÌNH; Ngũ Thiện Hùng và Trần Thị Thanh Thảo phân tích bảy ẩn
dụ ý niệm về “tình yêu”:TÌNH YÊU LÀ MỘT VẬT THỂ; TÌNH
YÊU LÀ MỘT SINH VẬT; TÌNH YÊU LÀ MỘT HIỆN TƢỢNG
TỰ NHIÊN; TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH; TÌNH
YÊU LÀ CHỐN THIÊN ĐƢỜNG; TÌNH YÊU LÀ MỘT TRÕ
CHƠI; TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC CHIẾN). Nguyễn Thị Quyếtqua
cứ liệu thơ hiện đại của tiếng Anh và tiếng Việt, đã nêu ra sáu ẩn dụ ý
niệm về tình yêu: TÌNH YÊU LÀ VẬT QUÝ GIÁ; TÌNH YÊU LÀ


6
CĂN BỆNH; TÌNH YÊU LÀ CHỦ THỂ CÓ CẢM GIÁC; TÌNH
YÊU LÀ MỘT CHUYẾN ĐI/HÀNH TRÌNH; TÌNH YÊU LÀ HIỆN
TƢỢNG TỰ NHIÊN; TÌNH YÊU LÀ VẬT KẾT NỐI. Trong các
công trình nghiên cứu, chúng tôi chú ý đến sự tập hợp 20 ẩn dụ ý

niệm phổ biến nhất về tình yêu đƣợc sử dụng ở các nƣớc bản ngữ sử
dụng tiếng Anh của tác giả Ly Lan: TÌNH YÊU LÀ CHẤT DINH
DƢỠNG; TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH; TÌNH YÊU LÀ
NHIỆT; TÌNH YÊU LÀ SỰ HÕA HỢP CỦA HAI NỬA; TÌNH
YÊU LÀ CHẤT LỎNG TRONG BẦU CHỨA; TÌNH YÊU LÀ
BẦU CHỨA; TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI; TÌNH YÊU LÀ SỰ
GẮN KẾT, RÀNG BUỘC; TÌNH YÊU LÀ SỰ TRAO ĐỔI KINH
TẾ; TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH TỰ NHIÊN; TÌNH YÊU LÀ LỰC
VẬT LÝ; TÌNH YÊU LÀ ĐỐI THỦ; TÌNH YÊU LÀ CON VẬT BỊ
NHỐT; TÌNH YÊU LÀ CUỘC CHINH CHIẾN; TÌNH YÊU LÀ
TRÕ CHƠI; TÌNH YÊU LÀ MA LỰC; TÌNH YÊU LÀ BỆNH TẬT;
TÌNH YÊU LÀ SỰ MẤT TRÍ; TÌNH YÊU LÀ CAO HỨNG; TÌNH
YÊU LÀ ĐẤNG BỀ TRÊN. Trong quá thực hiện đề tài Ẩn dụ ý
niệm về tình yêu trong Thơ mới 1932 - 1945, chúng tôi dựa vào kết
quả thống kê của tác giả Ly Lan làm cơ sở để phân loại các kiểu ẩn
dụ ý niệm trong Thi nhân Việt Nam. Đồng thời, cũng dựa trên cơ sở
phân loại ấy, chúng tôi đối chiếu các kiểu ẩn dụ ý niệm trong sáng tác
của các nhà thơ mới với sáng tác của các nhà thơ trung đại cũng nhƣ
đối chiếu trong nội bộ các nhà thơ mới (Nguyễn Bính và Xuân Diệu)
để thấy đƣợc sự mới mẻ, phá cách trong nhận thức mang tính thời đại
cũng nhƣ sự độc đáo trong cá tính sáng tác của các nhà thơ mới.
1.2. Cơ sở lý luận


7
1.2.1. Khái quát về ẩn dụ
1.2.1.1. Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống
Ẩn dụ đƣợc nghiên cứu từ thời cổ đại với nhiều đƣờng hƣớng
khác nhau nhƣ dựa theo thuyết nghĩa đen, theo quan điểm dụng học,
quan điểm thay thế ... Nhƣng tựu trung lại, ngôn ngữ học truyền

thống nghiên cứu ẩn dụ trên hai phƣơng diện đó là: một phƣơng thức
chuyển nghĩa và một biện pháp tu từ. Cách hiểu truyền thống cho
rằng, ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi của hai sự vật, hiện tƣợng dựa
vào sự tƣơng đồng về một đặc điểm nào đó nhƣ hình thức, trạng thái,
tính chất ...
1.2.1.2. Ẩn dụ theo quan điểm tri nhận
Ẩn dụ đã đƣợc công nhận thuộc phạm trù tƣ duy, là một thao tác
tinh thần giúp con ngƣời nhận thức và hiểu biết về hiện thực khách
quan sinh động. Theo Lakkoff và Johnson, bản chất cốt lõi của ẩn dụ
chính là hiểu vấn đề này thông qua thuật ngữ của một loại vấn đề
khác bởi các ánh xạ đƣợc hình thành kết nối giữa hai vấn đề đó.
1.2.1.3. Ý niệm và cấu trúc ý niệm
Từ “concept” của tiếng Anh đƣợc dịch thông thƣờng ra tiếng Việt
là “khái niệm”. Tuy nhiên, các nhà ngôn ngữ học tri nhận lại sử dụng
từ “concept” với nghĩa khác rộng hơn từ “khái niệm”, thậm chí còn
bao hàm cả khái niệm, đó là “ý niệm”.Yu. Xtepanov giải thích ý
niệm nhƣ sau: “Ý niệm tựa nhƣ một khối kết đông của nền văn hóa
trong ý thức con ngƣời; dƣới dạng của nó nền văn hóa đi vào thế
giới ý thức (tƣ duy) của con ngƣời, và, mặt khác, ý niệm là cái mà


8
nhờ đó con ngƣời- ngƣời bình thƣờng, không phải là “ngƣời sáng
tạo ra những giá trị văn hóa”- chính con ngƣời đó đi vào văn hóa, và
trong một số trƣờng hợp nhất định có tác độngđến văn hóa”.
Theo Trần Văn Cơ, ý niệm có cấu trúc trƣờng - chức năng đƣợc tổ
chức theo mô hình trung tâm và ngoại vi. Có thể hình dung trƣờng chức năng của ý niệm nhƣ một vòng tròn to có chứa vòng tròn nhỏ
tại tâm và những vòng tròn nhỏ khác giao nhau.
1.2.1.4. Cấu trúc của ẩn dụ ý niệm
Theo các nhà ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ là một cơ chế tri nhận

nhờ đó những tri giác liên tục, tƣơng tự đã trải qua quá trình phạm trù
hóa đƣợc đánh giá lại trong những bối cảnh ý niệm mới. Cơ chế tri
nhận của ẩn dụ bao gồm hai miền NGUỒN và ĐÍCH tồn tại tiền giả
định trong ý thức của con ngƣời, trong đó những thuộc tính của miền
NGUỒN đƣợc ánh xạ, phóng chiếu lên miền ĐÍCH, cả hai miền
NGUỒN và ĐÍCH đều là những ý niệm, đƣợc cấu trúc hoá theo mô
hình trƣờng - chức năng: trung tâm - ngoại vi, trong đó hạt nhân là
khái niệm nằm ở trung tâm, mang tính phổ quát toàn nhân loại, và
ngoại vi là những yếu tố ngôn ngữ, văn hoá dân tộc, nằm trong một
“khung” hay “nền” văn hoá nhất định mang tính đặc thù.Ví dụ:
Với ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH, miền
Nguồn là CUỘC HÀNH TRÌNH và miền Đích là TÌNH YÊU. Một
số thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền Đích nhƣ sau:


9
Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH
TRÌNH
Miền nguồn:

Miền đích:

CUỘC HÀNH TRÌNH

TÌNH YÊU

Du khách

 Những ngƣời yêu nhau


Phƣơng tiện

 Tình yêu của những ngƣời yêu nhau

Cuộc hành trình

 Sự kiện trong quan hệ yêu đƣơng

Độ dài của cuộc hành trình

 Thời gian duy trì quan hệ yêu đƣơng

Những trở ngại trên hành trình

 Những bƣớc ngoặt trong tình yêu

Lựa chọn hƣớng đi

 Những lựa chọn trong tình yêu

Điểm kết thúc cuộc hành trình

 Đích đến của tình yêu

Nhƣ vậy, ngƣời đọc có thể hiểu những đặc điểm của miền đích
TÌNH YÊU thông qua miền nguồn là CUỘC HÀNH TRÌNH.
1.2.1.5. Các loại ẩn dụ ý niệm
Các nhà ngôn ngữ học tri nhận có nhiều cách phân loại ẩn dụ ý
niệm theo các tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi lựa chọn quan
điểm: ẩn dụ ý niệm có thể chia thành ba loại là ẩn dụ cấu trúc, cấu

trúc bản thể và ẩn dụ định hƣớng. Cách phân loại này nhấn mạnh vào
chức năng tri nhận của con ngƣời trong mối quan hệ song hành giữa
con ngƣời và thế giới xung quanh trong sự tƣơng quan giữa chủ thể ngôn ngữ - văn hóa - tƣ duy.
1) Ẩn dụ cấu trúc
Ẩn dụ cấu trúc (structural metaphor) là loại ẩn dụ khi nghĩa (hoặc
giá trị) của một từ (hoặc một biểu thức) này đƣợc hiểu (đƣợc đánh
giá) thông qua cấu trúc của một từ (hoặc một biểu thức) khác.
2) Ẩn dụ bản thể


10
Ẩn dụ bản thể (ontological) là ẩn dụ trong đó một phạm trù (nhƣ
hoạt động, tình cảm, hoặc ý tƣởng) đƣợc thể hiện nhƣ một thực thể
cụ thể (một vật thể, vật chứa, hoặc là con ngƣời), thực chất là phạm
trù hóa những bản thể trừu tƣợng bằng cách vạch ranh giới của chúng
trong không gian.
3) Ẩn dụ định hƣớng
Ẩn dụ định hƣớng (Orientational) là loại ẩn dụ không cấu trúc ý
niệm này thông qua một ý niệm khác mà tổ chức cả một hệ thống ý
niệm trong mối tƣơng quan với nhau.
1.2.2. Một số nội dung khác của ngôn ngữ học tri nhận
1.2.1.1.Cách thức tạo lập ẩn dụ ý niệm
Các cách thức tạo lập ẩn dụ bao gồm: mở rộng (extending), chi
tiết hóa (elaboration), đặt câu hỏi (questioning), sự kết nối
(combining), nhân hóa (personification).
- Mở rộng: Ẩn dụ ý niệm kết hợp với biểu thức ngôn ngữ mang
tính quy ƣớc hóa đƣợc diễn đạt bằng ngôn ngữ mang ý nghĩa mới
dựa trên một số yếu tố ý niệm mới trong miền Nguồn.
- Sự trau chuốt: Nó cho phép tác giả gọt giũa một yếu tố của miền
Nguồn theo cách đặc biệt. Nó miêu tả yếu tố đã có theo cách mới,

phá vỡ quy ƣớc thông thƣờng.
- Đặt câu hỏi: Ngƣời viết có thể nhắc lại những câu hỏi phù hợp
trong ngôn ngữ mà hằng ngày chúng ta thƣờng sử dụng.
- Sự kết nối: Đây là một thao tác bao gộp toàn diện có thể vƣợt lên
trên cả hệ thống ý niệm mà chúng ta sử dụng hằng ngày trên cơ sở
vẫn sử dụng những chất liệu tƣ duy quen thuộc.


11
- Nhân hóa: Đây vốn là một thủ pháp của ẩn dụ đƣợc sử dụng phổ
biến trong văn chƣơng.
1.2.2.2. Nghiệm thân:Là những trải nghiệm của con ngƣời trong
các sáng tác thơ ca.
1.2.2.3. Lƣợc đồ hình ảnh: Là cầu nối giữa miền Nguồn và miền
Đích. Nó mang tính trừu tƣợng, tồn tại trong nhận thức con ngƣời.
1.2.2.4. Không gian tinh thần: Là kết quả những trải nghiệm của
chủ thể về thế giới khách quan theo những cuộc đàm thoại hay suy
nghĩ tạo thành một mạng lƣới.
1.2.2.5. Tính tƣơng hòa văn hóa trong ẩn dụ ý niệm:Ẩn dụ ý niệm
đƣợc tạo nên dựa trên cơ sở nghiệm thân của chủ thể trong nền văn
hóa mà chủ thể sinh sống và trải nghiệm.
1.2.2.6. Sự khác biệt giữa ẩn dụ ý niệm đời thƣờng và ẩn dụ ý
niệm trong thi ca: Ẩn dụ ý niệm trong thi ca khác với ẩn dụ ý niệm
đời thƣờng ở cách thức thể hiện, đối tƣợng tiếp nhận, đối tƣợng
nghiên cứu ...
Tiểu kết chƣơng 1: Chƣơng 1 trình bày về cơ sở lý thuyết làm
nền tảng cơ sở cho việc thực hiện luận án. Đồng thời xác định nền
tảng cơ sở của ẩn dụ ý niệm chính là hệ thông các ý niệm cũng nhƣ
cấu trúc tạo thành một ẩn dụ ý niệm.



12
Chƣơng 2
HỆ THỐNG ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ TÌNH YÊU
TRONG THƠ MỚI
2.1. Xác lập ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới qua biểu
thức thơ (trong Thi nhân Việt Nam)
Khảo sát 146 bài thơ trong tuyển tập Thi nhân Việt Nam, chúng
tôi thấy 84 bài có sự xuất hiện ẩn dụ ý niệm về tình yêu. Miền Đích
TÌNH YÊU có 21 miền Nguồn tƣơng ứng xuất hiện trong 266 biểu
thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ. Những ẩn dụ ý niệm về tình yêu
trong Thơ mới đƣợc tổng hợp trong bản sau:
Bảng 2.1: Hệ thống các ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong
Thơ mới
TÌNH YÊU LÀ CĂN BỆNH (LOVE IS
AN ILLNESS )
TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH
(LOVE IS A JOURNYE)

TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI (LOVE IS
CLOSENESS)
TÌNH YÊU LÀ CÂY CỎ (LOVE ISA
PLANT)
TÌNH YÊU LÀ SỰ NGÂY NGẤT
(LOVE IS A RAPTURE)
TÌNH YÊU LÀ RƢỢU (LOVE IS THE
WINE)
TÌNH YÊU LÀ SỢI TƠ (LOVE IS A
THREAD)
TÌNH YÊU LÀ CUỘC CHIẾN (LOVE
IS A WAR)
TÌNH YÊU LÀ LỬA (LOVE IS A FIRE)

Số lƣợng
Số lần/266 Tỷ lệ%
56

21.1

36

13.5

35

13.2

28


10.5

22

8.3

15

5.6

11

4.1

08

3.0

08

3.0


13
TT
10
11
12
13
14

15
16
17
18
19
20
21

Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong
Thơ mới
TÌNH YÊU LÀ CHẤT LỎNG (LOVE IS
A FLUID )
TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH HỒI SINH
(LOVE IS A REVIVAL FORCE)
TÌNH YÊU LÀ SỢI DÂY (LOVE IS A
ROPE)
TÌNH YÊU LÀ MÙI HƢƠNG (LOVE IS
THE FRAGRANT )
TÌNH YÊU LÀ KHÖC CA (LOVE IS A
SONG)
TÌNH YÊU LÀ HIỆN TƢỢNG TỰ
NHIÊN (LOVE IS A NATURAL
PHENOMENON)
TÌNH YÊU LÀ DÕNG SÔNG (LOVE IS
A RIVER)
TÌNH YÊU LÀ VẬT MỎNG (LOVE IS
A FRAGILE)
TÌNH YÊU LÀ
VẬT TRAO ĐỔI
(LOVE IS AN EXCHANGE)

TÌNH YÊU LÀ TRÕ CHƠI (LOVE IS A
GAME)
TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH VẬT LÝ
(LOVE IS A PHYSICAL FORCE)
TÌNH YÊU LÀ MA LỰC (LOVE IS A
MAGIC)

Số lƣợng
Số lần/266 Tỷ lệ%
07

2.6

06

2.3

06

2.3

05

1.9

05

1.9

05


1.9

04

1.5

03

1.1

03

1.1

01

0.4

01

0.4

01

0.4

Tổng
266
100

Qua thống kê phân loại, chúng tôi nhận thấy, ẩn dụ ý niệm về tình
yêu trong Thơ mới khá phong phú và đa dạng. Nổi bật nhất là một số
ẩn dụ ý niệm: TÌNH YÊU LÀ CĂN BỆNH (LOVE IS AN ILLNESS)
với 56/266 (chiếm tỷ lệ 21.1%), TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH


14
TRÌNH với 36/266 (chiếm 13.5%) TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI
(LOVE IS CLOSENESS) với 35/266 (chiếm tỷ lệ 13.2%)... Tiếp đó là
một số ẩn dụ ý niệm khác nhƣ TÌNH YÊU LÀ SỢI TƠ (LOVE IS A
THREAD), TÌNH YÊU LÀ CHẤT LỎNG (LOVE IS A FLUID)...
2.2. Các miền nguồn của ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới
2.2.1. Các miền Nguồn chiếu xạ đến miền Đích
Trong quá trình tác nghiệp, chúng tôi lấy ví dụ cụ thể cho từng
miền nguồn đồng thời cũng chỉ ra các ánh xạ đƣợc chiếu từ miền
Nguồn đến miền Đích (Bảng 2.1.).
2.2.2. Các thuộc tính miền Nguồn chiếu xạ đến miền Đích
Trong phần này, chúng tôi thiết lập các mô hình chiếu xạ của từng
kiểu ẩn dụ ý niệm. Sau đó, căn cứ vào sơ đồ để tổng hợp, phân loại
các kiểu ẩn dụ ý niệm sau đó phân tích ví dụ cụ thể để chỉ ra các
thuộc tính đƣợc chiếu xạ cũng nhƣ tác dụng của ẩn dụ ý niệm đó
trong câu thơ, đoạn thơ. Ví dụ:
Bảng 2.2: Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm
TÌNH YÊU LÀ SỢI TƠ
STT

Miền nguồn: SỢI TƠ

1


Ngƣời vƣơng tơ

2

Sợi tơ

Miền đích: TÌNH YÊU
 Ngƣời yêu nhau
 Tình yêu của hai ngƣời yêu

nhau

Bản chất: Mỏng manh, Mỏng manh, dễ rối loạn, dễ chia
3

dễ quấn vào nhau, dễ bị ly
đứt đoạn

4

Trạng thái tồn tại

 Trạng thái biểu hiện của tình

yêu


15
Dựa vào lƣợc đồ chiếu xạ, chúng tôi thống kê đƣợc 18/163 biểu
thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ có chứa miền nguồn là sợi tơ. Thuộc

tính vật chất của sợi tơ giúp con ngƣời có thể quay tơ và khi chiếu xạ
đến đích TÌNH YÊU thì giúp độc giả có thể hình dung tình yêu có thể
quay đƣợc giống nhƣ công việc quay tơ. Cụ thể hơn, ở các ví dụ sau:
“Ví chăng nhớ có nhƣ tơ nhỉ/Anh thử quay xem đƣợc mấy vòng?/Ví
chăng nhớ có nhƣ vừng nhỉ/Anh thử lào xem đƣợc mấy
thƣng”(Nhớ).Bản chất vật chất của sợi tơ hiện ra rõ ràng hơn đã chiếu
xạ đến miền đích TÌNH YÊU vì thế mà ta thấy con ngƣời có thể
“quay” lên “nỗi nhớ”, có thể “lào nỗi nhớ” xem “đƣợc mấy thƣng”
và các nỗi nhớ con con ấy chồng chất lên nhau và cứ dần dần “đầy
lên” tạo thành một nỗi nhớ lớn choán lấy không gian mang lại cho
ngƣời đọc một cảm nhận rất thực về một hiện tƣợng trừu tƣợng bậc
nhất này.
Tiểu kết chƣơng 2:
Phần tiểu kết khẳng định quy luật chiếu xạ bất biến: Nguồn Đích, đồng thời trình bày mô hình chiếu xạ của các kiểu ẩn dụ ý niệm
cũng nhƣ các thuộc tính chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền Đích của
chúng. Đồng thời, bƣớc đầu chỉ ra những độc đáo trong cách ý niệm
hóa tình yêu của các nhà Thơ mới.
Chƣơng 3
NÉT RIÊNG VỀ CÁCH Ý NIỆM HÓA TÌNH YÊU
TRONG THƠ MỚI
3.1. Nét khác biệt về cách ý niệm hóa tình yêu trong Thơ trung
đại và Thơ mới


16
Trong công trình của mình, chúng tôi lựa chọn ba tác phẩm Văn
học Trung đại tiêu biểu khi viết về tình yêu đã nêu trên để đối chiếu,
so sánh với các sáng tác thời kỳ Thơ mới - đƣợc tuyển chọn trong Thi
nhân Việt Nam, để thấy đƣợc sự đổi mới trong tƣ duy của các nhà
thơ mới từ việc lựa chọn chất liệu để kiến tạo miền Nguồn đến việc

lựa chọn các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền Đích
trong quá trình ý niệm hóa tình yêu.
3.1.1. Chất liệu kiến tạo miền Nguồn
- Miền nguồn trong thơ trung đại đƣợc tạo nên bởi hình ảnh thuộc
các phạm trù cây cỏ, các hiện tƣợng tự nhiên, đồ vật. Trong khi đó
miền nguồn trong thơ mới đƣợc kiến tạo bởi các hình ảnh thuộc
phạm trù con ngƣời. Cụ thể:
Tác phẩm

THƠ TRUNG ĐẠI

THƠ MỚI

Phạm trù

Số lƣợng/198

Tỷ lệ %

Số lƣợng/266

Tỷ lệ %

Thực vật

72

36.4

33


12.4

Hiện tƣợng tự nhiên

47

23.7

18

6.8

Con ngƣời

34

17.2

199

74.8

Động vật

23

11.6

4


1.5

Đồ vật

22

11.1

7

2.6

Phạm trù âm nhạc

0

0

5

1.9

198

100

266

100


Tổng

- Nếu các nhà thơ trung đại bị bó buộc bởi tƣ duy theo lối diễn đạt
của ngôn ngữ quan phƣơng mang tính thời đại thì các nhà Thơ mới
lại thả sức mình với ngôn ngữ tự do của cái tôi cá nhân.
- Nếu các nhà thơ trung đại sử dụng rất nhiều điển tích, điển cố để
nói đến chuyện yêu đƣơng thì các nhà Thơ mới lại không sử dụng.


17


18
3.1.2. Cách ý niệm hóa tình yêu
Có thể thấy ngay, hệ thống các miền Nguồn trong thơ trung đại
không phong phú và đa dạng nhƣ trong Thơ mới. Sự xuất hiện của
các miền Nguồn này cho thấy sự khác biệt về mặt ý thức hệ của các
nhà thơ giữa hai thời kỳ sáng tác. Tuy nhiên, sự khác biệt về tƣ duy
trong quá trình ý niệm hóa tình yêu mới thể hiện sự khác biệt rõ nhất.
1) Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CĂN BỆNH
Các nhà thơ trung đại mới chỉ dừng lại ở việc tái hiện triệu chứng
của căn bệnh thì các nhà Thơ mới vừa chú ý đến việc tái hiện triệu
chứng của căn bệnh lại vừa chú ý đến khắc họa những biểu hiện phát
tác ra bên ngoài của căn bệnh.
2) Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀSỰ GẦN GŨI
Đầu tiên, đó là sự gần gũi xuất hiện với trạng thái mớn trớn nhẹ
nhàng, trong khi đó, các nhà Thơ mới lại để nhân vật trữ tình của
mình xuất hiện trong trạng thái sít sao, dạn dĩ. Các nhà Thơ mới cũng
không ngần ngại mà hiển nhiên cụ thể hóa sự gần gũi bằng quan hệ

xác thịt, trong khi đó, các nhà thơ trung đại lại chỉ gợi tả quan hệ
giƣờng chiếu.
3) Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỢI TƠ
Các nhà thơ trung đại luôn coi các hình ảnh, biểu tƣợng trong thơ
là những công cụ truyền tải nội dung một cách đơn thuần, khuôn mẫu
thô cứng thì các nhà Thơ mới lại thổi hồn vào các chất liệu cũ ấy tạo
nên hình ảnh mới sống động, giàu sức sống trong thi ca. Vì thế, hình
tƣợng sợi tơ trong Thơ mới mang tâm trạng, đồng điệu tâm hồn với
nhân vật trữ tình trong các sáng tác.


19
3.2. Nét khác biệt trong cách ý niệm hóa tình yêu của Nguyễn
Bính và Xuân Diệu
Sự khác biệt này thể hiện qua việc lựa chọn đối tƣợng nhân vật
trữ tình, ngôn ngữ đƣợc sử dụng để miêu tả các thuộc tính miền
nguồn của ẩn dụ ý niệm cũng nhƣ cách thức ý niệm hóa tình yêu
của hai nhà thơ.
3.2.1. Sự hiện diện của hệ thống nhân vật trữ tình
Đối với Xuân Diệu, sự xuất hiện của ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ
bộc lộ một tƣ duy thơ nổi loạn giữa chốn quần thơ. Đến với thơ Xuân
Diệu trƣớc năm 1945, ngƣời đọc không còn cảm nhận đƣợc hơi thở
của những chàng trai cô gái mặc quần thâm áo nâu sòng nhƣ Nguyễn
Bính mà đó là dáng điệu của nhịp sống mới với quần xoọc, với áo sơ
mi trắng hoặc quần sa tanh với áo pô pơ luyn. Vì thế, ngôn ngữ thơ
của hai nhà thơ cũng có những nét đặc trƣng riêng.Cụ thể:
Tác phẩm

Thơ Nguyễn Bính


Thơ Xuân Diệu

Phạm trù

Số lƣợng/229

Tỷ lệ %

Số lƣợng/151

Tỷ lệ %

Con ngƣời

221

96.5

139

92.1

Động vật

03

1.3

03


2.0

Thực vật

01

0.4

07

4.6

Khu vực

03

1.3

0

0.0

Phƣơng tiện giao thông

01

0.4

0


0.0

Hiện tƣợng tự nhiên

0

0.0

02

1.3

229

100

151

100

Tổng

3.2.2. Hệ thống từ ngữ chỉ thuộc tính các ánh xạ miền Nguồn
Qua khảo sát, chúng tôi thấy có 5 kiểu ẩn dụ ý niệm về tình yêu
trùng lặp nhau giữa hai nhà thơ Nguyễn Bính và Xuân Diệu. Đó là
các kiểu ẩn dụ: TÌNH YÊU LÀ CĂN BỆNH, TÌNH YÊU LÀ SỰ


20
GẦN GŨI, TÌNH YÊU LÀ LỬA, TÌNH YÊU SỢI DÂY, TÌNH

YÊU LÀ RƢỢU, TÌNH YÊU LÀ CÂY CỎ. Đối với mỗi kiểu ẩn dụ,
việc sử dụng từ ngữ chỉ thuộc tính các ánh xạ của hai nhà thơ có
điểm tƣơng đồng nhƣng cũng có nhiều điểm khác biệt.
3.2.3. Cách thức ý niệm hóa tình yêu
Trong quá trình sáng tác, Nguyễn Bính và Xuân Diệu đã cụ thể
hóa lối tƣ duy sáng tạo của mình bằng việc vận dụng các cơ chế tạo
ẩn dụ một cách linh hoạt để tạo nên những hình tƣợng thơ đẹp, độc
đáo kết dính hài hòa với cảm xúc của nhân vật trữ tình một cách
nhuần nhuyễn. Tuy nhiên, ở hai phong cách thơ, ngƣời đọc sẽ nhận
thấy sự gia giảm, tiết chế các cơ chế tạo ẩn dụ một cách khác nhau
mang cá tính của ngƣời sáng tạo. Sự khác biệt này không chỉ thể hiện
ở những kiểu ẩn dụ ý niệm về tình yêu khác nhau mà còn khác biệt
ngay trong các ẩn dụ ý niệm về tình yêu có cùng một miền nguồn.
1) Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CĂN BỆNH
Nếu Nguyễn Bính tập trung vào những biểu hiện thể hiện triệu
trứng của căn bệnh thì Xuân Diệu lại tập trung khắc họa sự phát tác
ra ngoài của căn bệnh.
2) Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI
Nếu Xuân Diệu tạo cho mình phong cách riêng trong việc khắc
họa sự hòa trộn thể xác cũng nhƣ tâm hồn của nhân vật trữ tình thì
Nguyễn Bính lại tập trung làm nổi bật sự hòa hợp về tâm hồn.
3) Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ LỬA
Với Xuân Diệu, ngọn lửa là biểu là biểu tƣợng cho một tình yêu
nồng cháy thì với Nguyễn Bính ông lại chủ yếu dùng hình ảnh ngọn
lửa lụi tàn để biểu đạt tình yêu tan vỡ.


21
4) Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CÂY CỎ
Với kiểu ẩn dụ này, Nguyễn Bính tập trung khái thác ở khía cạnh

các trạng thái rụng, rơi, héo để nói về sự đau đớn của tình yêu thì
Xuân Diệu lại lấy trạng thái biểu thị độ chuyển động của thời gian để
thúc đẩy mình sống gấp mà hƣởng thụ tình yêu.
5) Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỢI DÂY
Nguyễn Bính lấy trạng thái chắp nối của sợi dây để nói đến những
mối tình đứt đoạn còn Xuân Diệu lại chú ý đến thuộc tính gắn kết các
vật lại với nhau của sợi dây để nói đến sự níu kéo trong tình yêu.
6) Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ RƢỢU
Nếu Nguyễn Bính chú ý đến khả năng khiến con ngƣời say của
rƣợu thì Xuân Diệu lại thấy rƣợu nhƣ chất kích thích mạnh khiến con
ngƣời ta phát điên.
7)Các kiểu ẩn dụ ý niệm khác về tình yêu
Tiểu kết chƣơng 3:
Phần này tập trung đánh giá khái quát lại sự sáng tạo của các nhà
thơ trong phong trào Thơ mới. Đồng thời khẳng định sự sáng tạo của
các nhà thơ mới so với các nhà thơ thời kỳ trƣớc. Trong quá trình
nghiên cứu, ngƣời viết còn tiến hành so sánh hai nhà thơ tiêu biểu
nhất của phong trào Thơ mới khi viết về tình yêu đôi lứa để thấy
đƣợc sự khác biệt về phong cách sáng tác ngay trong nội bộ Thơ mới.
KẾT LUẬN
1. Tình yêu là một phạm trù tình cảm phức tạp bậc nhất của con
ngƣời. Qua quá trình thực hiện luận án, chúng tôi nhận thấy rằng:
tình yêu cũng là một sự trải nghiệm tâm sinh lý phức tạp diễn ra
trong tâm trạng của mỗi cá nhân khi họ tƣơng tác với môi trƣờng


22
xung quanh. Nghiên cứu Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới,
chúng tôi đi khám phá quá trình các nhà Thơ mới thể hiện cách thức
ý niệm hóa tình yêu của mình qua tƣ duy sáng tạo của họ. Đồng thời,

qua cách thức ý niệm hóa tình yêu của các nhà Thơ mới, chúng tôi
nhận thấy đƣợc sự đa dạng trong cách thức biểu đạt, những biến cố,
sự kiện qua sự nghiệm thân, vốn văn hóa dân tộc qua ngôn ngữ. Bởi
lẽ, ngôn ngữ không quy chiếu trực tiếp đến thực tế khách quan mà
thông qua các ý niệm đƣợc biểu đạt bằng ngôn ngữ.
2. Luận án tập trung giải quyết đƣợc những vấn đề chính đó là:
Tổng hợp và phân loại các kiểu ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ
mới. Đồng thời, thiết lập đƣợc các mô hình tri nhận cũng nhƣ hệ
thống các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền Đích
TÌNH YÊU. Với sự xuất hiện của 21 ẩn dụ ý niệm về tình yêu, chúng
tôi nhận thấy sự phong phú và đa dạng trong việc lựa chọn các miền
Nguồn để ý niệm hóa tình yêu của các nhà Thơ mới. Trong hệ thống
các ẩn dụ ý niệm về tình yêu đó, sự xuất hiện của các ẩn dụ ý niệm
mang tính phổ quát: TÌNH YÊU LÀ CĂN BỆNH, TÌNH YÊU LÀ
CUỘC HÀNH TRÌNH, TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI ... đan xen
với các kiểu ẩn dụ mang nét đặc thù dân tộc Việt: TÌNH YÊU LÀ
KHÖC CA, TÌNH YÊU LÀ SỢI TƠ... đã bộc lộ sự độc đáo và cá
tính sáng tạo trong tƣ duy của các nhà Thơ mới. Qua quá trình phân
tích các ví dụ, chúng tôi cũng tập trung làm sáng tỏ mối quan hệ giữa
ngôn ngữ, văn hóa và tƣ duy đƣợc thể hiện trong các ẩn dụ ý niệm về
tình yêu của các nhà Thơ mới.
3. Qua so sánh đối chiếu với cách thức ý niệm hóa tình yêu của
các nhà Thơ mới với các nhà thơ trung đại, chúng tôi nhận thấy: Các
nhà thơ ở hai thời kỳ sáng tác khác nhau có sự ý niệm hóa tình yêu


×