Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận môn kế toán quốc tế phân tích chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 32 về công cụ tài chính trình bày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.86 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


TÊN ĐỀ TÀI: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN TÍCH NỘI DUNG
IAS 32 “CÔNG CỤ TÀI CHÍNH: TRÌNH BÀY”

GVHD: TS. Phạm Quang Huy
HVTH: Nguyễn Thị Hà Linh
Mã HV: 7701250626A

Tháng 08.2016


MỤC LỤC
MỤC LỤC .....................................................................................................................................................2


PHẦN TỔNG QUAN
1. Lý do chọn đề tài
Trong tình hình hội nhập kinh tế hiện nay của nước ta với nền kinh tế thế giới, thì việc
tiến tới hòa nhập với chuẩn mực kế toán quốc tế sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát
triển này càng vững mạnh. Căn cứ vào các bản bản pháp luật của nước ta thì có khá ít
các văn bản quy định về các công cụ tài chính, một trong những vấn đề nóng hổi thu
hút khá nhiều nhà đầu tư quan tâm. Vì thế để có cái nhìn rõ nét hơn về các quy định
kế toán đối với công cụ tài chính, tôi đã tiến hành nghiên cứu, phân tích chuẩn mực kế
toán quốc tế IAS 32 về “công cụ tài chính: trình bày”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu các vấn đề lý thuyết kế toán về công cụ tài chính hiện nay của quốc tế, đồng
thời cũng nhằm đưa ra một số giải pháp liên quan vấn đề này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Các quy định kế toán về các công cụ tài chính ban hành bởi tổ
chức IASB, cụ thể là IAS 32 “ Công cụ tài chính: trình bày”.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu lý thuyết giới hạn trong IAS 32.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu tài liệu.
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài sẽ giúp người đọc có cái nhìn rõ nét, hiểu sâu hơn về các quy định của chuẩn
mực kế toán quốc tế liên quan tới công cụ tài chính. Đồng thời, người đọc cũng hiểu
thêm về quá trình phát triển của chuẩn mực IAS 32

1


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Công cụ tài chính
1.1.1 Khái niệm
Công cụ tài chính là hợp đồng làm tăng tài sản tài chính của đơn vị và nợ phải
trả tài chính hoặc công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị khác.
1.1.2 Phân loại công cụ tài chính
1.1.2.1 Công cụ tài chính giao dịch trên thị trường vốn.
Các công cụ trên thị trường vốn bao gồm các công cụ vốn và các công cụ
nợ có thời gian đáo hạn trên một năm. Loại công cụ này có biến động giá
mạnh hơn và tính thanh khoản thấp hơn các công cụ trên thị trường tiền tệ
và được coi là những khoản đầu tư khá rủi ro. Những loại công cụ này bao
gồm:
Cổ phiếu
Trái phiếu
Các khoản tín dụng cầm cố
Các khoản tín dụng thương mại
Chứng chỉ quỹ đầu tư

1.1.2.2. Công cụ tài chính trên giao dịch trên thị trường tiền tệ.
Do có thời gian đáo hạn ngắn nên các công cụ tài chính giao dịch trên thị
trường tiền tệ có đặc điểm chung là dao động giá thấp và độ rủi ro thấp.
Các công cụ chủ yếu của thị trường tiền tệ bao gồm:
Tín phiếu kho bạc
Thương phiếu: hối phiếu, lệnh phiếu, chứng chỉ lưu kho
Các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng

2


Chấp phiếu ngân hàng

1.1.2.3. Công cụ tài chính giao dịch trên thị trường tài chính phái sinh.
Công cụ tài chính phái sinh là công cụ mà việc giao dịch và giá trị của nó
phụ thuộc vào giao dịch và giá cả của tài sản cơ sở. Bao gồm:
Hợp đồng kỳ hạn: tài sản cơ sở là hàng hóa.
Hợp đồng hoán đổi: tài sản cơ sở là chứng khoán.
Hợp đồng giao sau: tài sản cơ sở là ngoại tệ.
Hợp đồng quyền chọn: tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán.
1.2 Chuẩn mực kế toán
1.2.1 Chuẩn mực kế toán là gì?
Chuẩn mực kế toán là những quy định do tổ chức có trách nhiệm nghiên cứu
và ban hành để làm cơ sở cho việc lập và giải thích các thông tin trình bày trên
báo cáo tài chính.
Chuẩn mực kế toán bao gồm nhửng nguyên tắc chung và nguyên tắc cụ thể.
Nguyên tắc chung là những giả thiết, khái niệm, và những hướng dẫn dùng lập
báo cáo tài chính. Nguyên tắc cụ thể là những nguyên tắc chi tiết dùng để ghi
chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nguyên tắc chung được hình thành do
quá trình hình thành kế toán, còn nguyên tắc cụ thể được xây dựng từ các quy

định của tổ chức quản lý.
1.2.2 Vai trò của chuẩn mực kế toán
Việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán giúp người lập và sử dụng báo cáo tài
chính hiểu được các thông tin phản ánh trên báo cáo. Chuần mực kế toán là
nền tảng để thực hiện chứa năng của kế toán tài chính là báo cáo tình hình tài
chính, và phương tiện quan trọng dùng để báo cáo tình hình tài chính là các
báo cáo tài chính.

3


Nếu không có chuẩn mực kế toán thì các mục tiêu dưới đây của báo cáo tài
chính sẽ không đạt được:
Cung cấp thông tin hữu ích để ra quyết định về đầu tư và tín dụng.
Cung cấp thông tin hữu ích để đánh giá luồng tiền tương lai.
Cung cấp thông tin về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, gọi chung là
tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.3. Kế toán về công cụ tài chính trong chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 32 “
Các công cụ tài chính: trình bày”
1.3.1 Lịch sử hình thành
Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 32 “ Các công cụ tài chính: Trình bày”
hình thành từ tháng 09 năm 1991, vào thời điểm này IASB đưa bản dự thảo E40
“các công cụ tài chính” về IAS 32 để thảo luận, bổ sung, điều chỉnh.
Đến ngày 01 tháng 01 năm 1996, IAS 32 được ban hành và có hiệu lực.
Tháng 12 năm 1998, IAS 32 được điều chỉnh bởi IAS 39 – các công cụ tài
chính: ghi nhận và đo lường, có hiệu lực vào 01.01.2001.
Ngày 18.08.2005 IFRS 7 “ các công cụ tài chính: trình bày” được ban hành
và có hiệu lực vào 01.01.2007.
Từ 2007 đến nay IRFS 7 liên tục được bổ sung, điều chỉnh nhằm đáp ứng
yêu cầu của người sử dụng.

1.3.2 Phạm vi điều chỉnh
Áp dụng cho tất cả các tổ chức trong việc giới thiệu và trình bày các thông
tin về tất cả các loại công cụ tài chính, ngoại trừ:
-Các lợi ích trong công ty con, công ty liên kết, liên doanh mà đã được xử
lý kế toán theo IAS 27, 28, 31. Tuy nhiên tổ chức cũng sẽ áp dụng IAS 32 cho tất
cả các công cụ phái sinh lãi suất trong các công ty con, công ty liên kết, và hoạt
động liên doanh.
- Các quyền và nghĩa vụ của nhân viên vì đã được quy định trong IAS 19.

4


-Các hợp đồng bảo hiểm đã được quy định trong IFRS 4 bởi vì chúng chứa
đựng các đặc trưng về sự tham gia tùy ý.
- Các hợp đồng đối với các vấn đề tiềm tàng khi hợp nhất kinh doanh vì đã
được quy định trong IFRS 3.
1.3.3 Mục tiêu của IAS 32
Mục tiêu của IAS 32 “Các công cụ tài chính: Trình bày” là nhằm nâng cao
sự hiểu biết của người sử dụng báo cáo tài chính về tầm quan trọng của các công
cụ tài chính với tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động, lưu chuyển tiền mặt của
doanh nghiệp, thiết lập các nguyên tắc để trình bày các công cụ tài chính như các
khoản nợ, hoặc các khoản vốn, quy định cách phân loại các công cụ tài chính,
phân loại mối quan hệ giữa lãi suất, cổ tức, lợi ích và tổn thất, các tình huống
được bù trừ giữa tài sản tài chính và các khoản nợ tài chính.

5


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỦA IAS 32
2.1 Một số khái niệm về công cụ tài chính của chuẩn mực IAS 32 (11-14) và phụ

lục hướng dẫn thực hiện IAS 32 (AG3 – AG23).
2.1.1Công cụ tài chính: là bất kỳ hợp đồng nào đó mà đem lại sự gia tăng một
tài sản tài chính của doanh nghiệp này và một khoản nợ tài chính hoặc công cụ
vốn cổ phần cho một doanh nghiệp khác.
2.1.2 Tài sản tài chính: là bất kỳ tài sản nào trong danh mục sau:
Tiền
Một công cụ vốn cổ phần của một doanh nghiệp khác
Một quyền theo hợp đồng nhằm mục đích:
-Nhận tiền hoặc tài sản tài chính từ doanh nghiệp khác, hoặc
-Trao đổi tài sản tài chính hoặc các khoản nợ tài chính với tổ chứa khác theo
điều kiện có lợi cho tổ chức.
Một hợp đồng sẽ hoặc có thể được thanh toán bằng công cụ vốn cổ phần của
chính tổ chức và là:
-Một công cụ phi phái sinh để tổ chứa bị bắt buộc hoặc có thể bị bắt buộc
nhận một số lượng biến đổi về các công cụ vốn cổ phần của chính tổ chức,
hoặc.
-Một công cụ phái sinh mà sẽ hoặc có thể được thanh toán, ngoại trừ việc trao
đổi lấy một số tiền cố định hoặc tài sản tài chính khác tương ứng với số lượng
cố định công cụ vốn của chính tổ chức. Đối với mục đích này thì công cụ vốn
cổ phần của chính tổ chức không bao gồm các công cụ mà bản thân chúng là
các hợp đồng để nhận hoặc giao tương lai các công cụ vốn cổ phần của chính
tổ chức.
2.1.3 Nợ phải trả tài chính: là bất kỳ khoản nợ nào mà là:
-Một nghĩa vụ bắt buộc mang tính hợp đồng nhằm để:
Giao tiền hoặc tài sản tài chính khác cho tổ chức khác, hoặc:

6


Trao đổi tài sản tài chính hoặc các khoản nợ tài chính với tổ chức khác dưới

các điều kiện bất lợi cho tồ chức, hoặc:
chính tổ chức.
2.1.4 Một công cụ vốn: là bất kỳ hợp đồng nào đó mà chứng minh phần lợi ích
còn lại trong các tài sản của tổ chức sau khi trừ đi tất cả các khoản nợ của
nó. Nghĩa vụ phát hành công cụ vốn cổ phần không phải là nghĩa vụ nợ tài
chính, do nghĩa vụ này dẫn đến việc làm tăng vốn cổ phần và không gây
tổn thất cho doanh nghiệp.
2.1.5 Giá trị hợp lý: là số tiền mà một tài sản có thể được trao đổi hoặc một
khoản nợ được thanh toán giữa các bên có hiểu biết, tự nguyện trong sự
trao đổi ngang giá.
2.2 Quy định khi phân loại nợ phải trả tài chính và công cụ vốn chủ (IAS 32
đoạn 15-16 và phụ lục AG15-AG29A)
Nhà phát hành các công cụ tài chính sẽ phân loại các công cụ tài chính hay thành
phần cấu thành công cụ tài chính đó dựa trên cách ghi nhận ban đầu như là một
khoản nợ, một khoản tài sản tài chính, hoặc một công cụ vốn phù hợp với bản chất
của cac2 điều khoản mang tính chất hợp đồng và các định nghĩa về một khoản nợ
tài chính, một khoản tài sản tài chính hoặc một công cụ vốn, mà không dựa trên
hình thức pháp lý của nó.
Một công cụ là công cụ vốn khi và chỉ khi (thõa mãn 2 điều kiện sau):
-Công cụ đó không bao gồm nghĩa vụ giao tiền hoặc tài sản tài chính khác cho tổ
chức khác, hoặc
-Nếu công cụ đó sẽ hoặc có thể thanh toán bằng các công cụ vốn cổ phần của
chính nhà phát hành, nó là:
+Hoặc công cụ tài chính phi phái sinh mà nhà phát hành không có nghĩa vụ giao
một số lượng biến đổi các công cụ vốn chủ của chính nó.
+Hoặc công cụ tài chính phái sinh sẽ được thanh toán bởi nhà phát hành bằng cách
trao đổi lấy một số tiền cố định hoặc trao đổi lấy một số lượng tài sản tài chính cố
định khác tương ứng với số lượng cố định công cụ vốn của chính nhà phát hành.

7



2.3 Các quy định về công cụ puttable (IAS 32 đoạn 16A-16B)
Công cụ tài chính puttable là công cụ tài chính mà mang đến cho người nắm giữ
công cụ này quyền bán trở lại cho nhà phát hành để chuyển thành tiền hoặc tài sản
tài chính khác hoặc một cách tự động bán trở lại cho nhà phát hành theo một sự
kiện nào đó trong tương lai hoặc khi đáo hạn hoặc khi người nắm giữ công cụ tài
chính này rời bỏ quyền nắm giữ nó.
Mặc dù định nghĩa của công cụ puttable phù hợp là một công cụ nợ tài chính,
nhưng có được phân loại là một công cụ vốn nếu nó thõa mãn tất cả các đặc điểm
sau đây:
-Cho quyền người nắm giữ chia tỷ lệ cổ phần của tài sản thuần của tổ chức trong
một sự kiện thanh toán. Tài sản thuần của tổ chức là phần còn lại sau khi trừ đi các
khoản yêu cầu thanh toán khác.
-Công cụ nằm trong nhóm công cụ phụ thuộc vào các công cụ khác.
-Tất cả các công cụ tài chính nằm trong nhóm phụ thuộc vào tất cả các nhóm công
cụ khác phải có những đặc điểm giống nhau.
- Ngoại trừ nghĩa vụ của người phát hành là bán lại hoặc mua lại để chuyển công
cụ thành tiền hoặc tài sản tài chính khác, công cụ không có nghĩa vụ giao tiền hoặc
tài sản tài chính khác cho tổ chức khác, hoặc để trao đổi nợ phải trả tài chính hay
tài sản tài chính với tổ chức khác theo những điều kiện có lợi cho tổ chức.
-Tổng dòng tiền mong đợi đóng góp cho công cụ trong suốt vòng đời của công cụ
căn cứ vào lợi nhuận hay lỗ, sự thay đổi trong việc ghi nhận tài sản thuần hoặc
thay đổi trong giá trị thị trường của việc ghi nhận hay không ghi nhận tài sản thuần
của tổ chức trong suốt vòng đời của tổ chức.
2.4 Các quy định về cổ phiếu quỹ (IAS 32 đoạn 33-34, phụ lục AG 36)
Nếu một tổ chức có nhu cầu thu hồi lại các công cụ vốn cổ phần của chính nó, thì giá
trị của công cụ này sẽ được giảm trừ vào vốn chủ. Không có khoản lợi ích hoặc tổn
thất nào được ghi nhận trong lợi nhuận hoặc lỗ trong việc thu mua, hoặc trong việc
bán hoặc trong việc phát hành hoặc hủy bỏ các công cụ vốn cổ phần của chính tổ

chức. Đó chính là các cổ phiếu quỹ có thể được yêu cầu và nắm giữ bởi chính tổ chức
hoặc bởi các thành viên khác của tập đoàn. Và các giao dịch cổ phiếu quỹ là các giao
dịch vốn cổ phần. Các khoản giao dịch đã trả hoặc đã nhận sẽ được ghi nhận trực tiếp
8


vào vốn chủ. Chi phí phát hành hoặc thu hồi các công cụ vốn cổ phần là khoản giảm
trừ vào vốn chủ.
Giá trị của cổ phiếu quỹ nắm giữ thì được trình bày độc lập hoặc trong báo cáo tình
hình tài chính hoặc trong thuyết minh , phù hợp với quy định của IAS 1 “ Trình bày
báo cáo tài chính”. Một tổ chức cung cấp các vấn đề trình bày phù hợp với IAS 24 “
Trình bày các bên liên quan” nếu tổ chức tthu hồi các công cụ vốn của các bên liên
quan.
Công cụ vốn của chính tổ chức (cổ phiếu quỹ) không được ghi nhận là một tài sản tài
chính bất chấp lý do nào của việc thu hồi. Đoạn 33 của IAS 32 yêu cầu tổ chức thu
hổi cổ phiếu quỹ phải ghi giảm các công cụ vốn từ vốn chủ. Tuy nhiên khi một tổ
chức nắm giữ công cụ tài chính của chính nó nhân danh tổ chức khác, ví dụ như một
tổ chức đang nắm giữ công cụ vốn của nó nhân danh khách hàng.
2.5 Các quy định về công cụ tài chính phái sinh (IAS 32 đoạn 26-27, phụ lục AG15AG19)
Khi một công cụ tài chính phái sinh cho phép một tổ chức lựa chọn cách thức thanh
toán (người phát hành hoặc người nắm giữ chọn cách thanh toán là tiền mặt thuần hay
chuyển đổi cổ phiếu thành tiền mặt), đó có thể là một tài sản tài chính hay nợ phải trả
tài chính, trừ khi tất cả các lựa chọn thanh toán mang đến kết quả là hình thành công
cụ vốn.
Một ví dụ về công cụ tài chính phái sinh với quyền chọn thanh toán đó là một khoản
nợ tài chính là một quyền chọn cổ phần mà khi đó nhà phát hành có thể thanh toán
bằng tiền thuần hay chuyển đổi cổ phần thành tiền. Tương tự một số hợp đồng mua
hoặc bán khoản mục phi tài chính sẽ được chuyển đổi với các công cụ vốn của chính
tổ chức được đề cập trong phạm vi của chuẩn mực này bởi vì chúng được thanh toán
cả bằng việc giao các khoản mục phi tài chính hoặc bằng tiền thuần hay là công cụ tài

chính khác (xem đoạn 8-10 của IAS 32). Những hợp đồng như vậy là tài sản tài chính
hoặc nợ tài chính và không phải công cụ vốn.
Những công cụ tài chính bao gồm công cụ ưu tiên (như là nợ phải thu, nợ phải trả, và
công cụ vốn) và các công cụ tài chính phái sinh (như là quyền chọn tài chính, hợp
đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng hoán đổi tiền
tệ…). Các công cụ tài chính phái sinh phù hợp với định nghĩa về công cụ tài chính và
theo đó nằm trong hạm vi của chuẩn mực này.

9


Các công cụ tài chính phái sinh tạo ra các quyền và nghĩa vụ mà các quyền và nghĩa
vụ này có ảnh hưởng đến việc chuyển nhượng một hoặc hơn các rủi ro tài chính vốn
có trong các công cụ tài chính cơ sở ban đầu giữa các bên tham gia. Vào thời điểm
ban đầu, các công cụ tài chính phái sinh mang đến cho bên tham gia hợp đồng quyền
trao đổi lấy các tài sản tài chính hoặc các khoản nợ tài chính với bên khác cùng tham
gia hợp đồng với những điều kiện có lợi hoặc mang đến cho một bên tham gia hợp
đồng nghĩa vụ trao đổi lấy tài sản tài chính hoặc các khoản nợ tài chính với bên khác
cùng tham gia hợp đồng với những điều kiện bất lợi. Tuy nhiên về tổng quát vào thời
điểm ban đầu của hợp đồng thì không dẫn đến việc chuyển giao các tài sản tài chính
cơ sở ban đầu, và cũng không tất yếu dẫn đến việc chuyển giao như thế vào thời điểm
đáo hạn của hợp đồng. Bởi vì các điều khoản trao đổi thì được xác định vào thời điểm
bắt đầu của công cụ tài chính phái sinh và giá cả trong thị trường tài chính thì làm
thay đổi các điều khoản hợp đồng khiến cho nó trở thành có lợi hoặc bất lợi.
2.6 Các quy định về công cụ tài chính phức hợp (IAS 32 đoạn 28-32, phụ lục AG30AG35)
Nhà phát hành của công cụ tài chính phức hợp phải trình bày thành phần nợ và thành
phần vốn một cách độc lập trong báo cáo tài chính, như là:
-

Nghĩa vụ của nhà phát hành đối với lịch trình tạo ra lịch trình thanh toán lãi và nợ

gốc là một khoản nợ tài chính mà còn tồn tại lâu dài như là công cụ tài chính đó
không được chuyển đổi. Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, giá trị hợp lý của thành
phần nợ là giá trị hiện tại của luồng tiền chiết khấu tương lai theo tỷ lệ lãi suất
được áp dụng lúc đó của thị trường đối với các công cụ tài chính có thể so sánh về
tình trạng tín dụng và về bản chất có dòng tiền tương tự, dựa trên các điểu khoản
tương tự nhưng không có các lựa chọn chuyển đổi.

-

Công cụ vốn chủ là lựa chọn kèm theo để chuyển đổi khoản nợ thành khoản vốn
của nhà phát hành.
+Thành phần vốn, thành phần nợ sẽ được phân chia độc lập. Thành phần nợ được
xác định đầu tiên và phần còn lại là giá trị của thành phần vốn. Những yêu cầu này
đới với việc phân chia độc lập thành phần nợ và thành phần vốn của công cụ tài
chính phức hợp là phải phù hợp với định nghĩa của công cụ vốn chủ như là phần
giá trị còn lại và các yêu cầu đo lường trong IAS 39.

10


+ Cách phân loại thành phần nợ và thành phần vốn của công cụ tài chính phức hợp
thì không được thay đổi lại vì kết quả của việc thay đổi trong khả năng xảy ra khi
mà quyền chuyển đổi sẽ được thực hiện, thậm chí việc thực hiện quyền chuyển đổi
xuất hiện các lợi ích kinh tế cho một số người nắm giữ.
-

Giá trị ghi sổ của công cụ tài chính phức hợp được phân chia thành các thành phần
nợ và các thành phần vốn.Thành phần vốn được chia tách theo giá trị còn lại sau
khi trừ từ giá trị hợp lý của công cụ tài chính phức hợp như là một tổng giá trị
được xác định một cách độc lập đối với thành phần nợ. Giá trị của bất kỳ yếu tố

phái sinh nào (như là quyền chọn mua) được gắn kèm theo công cụ tài chính phức
hợp, ngoại trừ thành phần vốn (như là quyền chọn chuyển đổi vốn chủ) thì được
bao gồm trong thành phần nợ. Tổng giá trị ghi sổ đã phân chia cho thành phần nợ
và thành phần vốn thì luôn luôn bằng giá trị hợp lý của tổng thể công cụ tài chính
phức hợp tại thời điểm ghi nhận ban đầu. Không có khoản lợi nhuận hay lỗ nào
phát sinh từ việc ghi nhận ban đầu các thành phần riêng biệt của công cụ tài chính
phức hợp.

-

Các chi phí giao dịch liên quan đến việc phát hành công cụ tài chính phức hợp thì
phân bổ cho các thành phần nợ và thành phần vốn của công cụ tài chính phức hợp
theo tỷ lệ.

2.7 Các quy định về bù trừ khoản nợ tài chính và tài sản tài chính (IAS 32 đoạn 4250, phụ lục AG38-AG39)
Một tài sản tài chính và một khoản nợ tài chính sẽ được bù trừ và giá trị thuần sẽ được
trình bày trên báo cáo tài chính khi và chỉ khi:
-

Hiện nay, doanh nghiệp có quyền pháp lý thi hành để bù trừ các giá trị đã ghi
nhận.

-

Doanh nghiệp dự định hoặc thanh toán trên cơ sở thuần hoặc thự hiện tài sản và
thanh toán khoản nợ đồng thời.

Trong quy định kế toán đối với việc chuyển đổi một tài sản tài chính không đủ tiêu
chuẩn, doanh nghiệp sẽ không bù trừ các tài sản và khoản nợ liên đới đã chuyển đổi.
Chuẩn mực này yêu cầu trình bày các khoản nợ tài chính và các tài sản tài chính trên

cơ sở thuần , khi thực hiện như vậy thì phản ánh dòng lưu chuyển tiền tương lai mong
đợi của doanh nghiệp từ việc dàn xếp hai hoặc hơn các công cụ tài chính độc lập. Khi

11


một doanh nghiệp có quyền nhận hoặc trả một số tiền đơn thuần hoặc một khoản nợ
tài chính đơn thuần. Trong tình huống khác, các tài sản tài chính và khoản nợ tài
chính được trình bày độc lập với nhau phù hợp với các đặc tính của chúng như là các
nguồn lực hoặc như là các nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Bù trừ một tài sản tài chính đã ghi nhận và một khoản nợ tài chính đã ghi nhận và
trình bày giá trị thuần khác với việc hủy bỏ một tài sản tài chính hoặc một khoản nợ
tài chính. Việc bù trừ không làm phát sinh việc ghi nhận khoản thu nhập hoặc khoản
lỗ, còn việc hủy bỏ ghi nhận một công cụ tài chính không những dần đến việc di dời
các khoản mục trước đây trên báo cáo tài chính mà còn dẫn đền việc ghi nhận một
khoản thu nhập hoặc khoản lỗ.
2.8 Các quy định về hợp đồng mua bán khoản mục phi tài chính (IAS 32 đoạn 08-10,
phụ lục AG 20-AG 23)
Có nhiều cách khác nhau cho các hợp đồng mua bán các khoản mục phi tài chính mà
có thể thanh toán bằng tiền mặt thuần, bằng công cụ tài chính khác hoặc bằng cách
trao đổi công cụ tài chính, bao gồm:
-

Khi điều khoản thanh toán cho phép cả hai bên thanh toán bằng tiền mặt or cong
cụ tài chính khác hoặc bằng cách trao đổi công cụ tài chính.

-

Khi khả năng thanh toán bằng tiền mặt thuần, bằng công cụ tài chính khác hoặc
bằng cách trao đổi công cụ tài chính không rõ ràng theo điều kiện của hợp đồng,

nhưng tổ chứa đã thực hiện thanh toán những hợp đồng tương tự bằng tiền, công
cụ tài chính khác, hoặc bằng trao đổi công cụ tài chính.

-

Với những hợp đồng tương tự, tổ chức thực hiện chuyển giao quyền ưu tiên hoặc
bán trong thời gian ngắn cho mụa đích lợi nhuận từ sự giao động của giá trong
ngắn hạn hoặc lợi nhuận biên.

Hợp đồng mua bán các khoản mục phi tài chính không đáp ứng định nghĩa của công cụ
tài chính bởi vì quyền hợp đồng mỗi bên nhận một tài sản phi tài chính hoặc nghĩa vụ đi
kèm của bên khác không đem lại quyền hoặc nghĩa vụ cho cả hai bên nhận, phân phối
hoặc chuyển đổi một tài sản tài chính.
2.9 Các quy định về lợi tức, cổ tức, lỗ, lãi (IAS 32 đoạn 35-41, phụ lục AG37)
Lợi tức, cổ tức, lỗ, lãi liên quan đến công cụ tài chính hoặc một thành phần của nó đó là
một khoản nợ tài chính sẽ được ghi nhận nhưu là thu nhập hay chi phí trong lợi nhuận
12


hoặc lỗ. Việc phân chia tới người nắm giữ công cụ vốn sẽ được ghi có trực tiếp vào tổ
chức, sau khi trừ đi phần thuế trong thu nhập của tổ chức. Chi phí giao dịch của một giao
dịch vốn sẽ được tính như là một khoản giảm trừ trong vốn, sau khi trừ đi phần thuế.
Việc phân loại công cụ tài chính như là một khoản nợ tài chính hay một công cụ vốn chủ
xác định liệu lợi tức, cổ tức, lỗ, lãi liên quan đến công cụ đó sẽ được ghi nhận là khoản
thu nhập hay chi phí trong lợi nhuận hay lỗ.Vì vậy, việc thanh toán cổ tức theo cổ phần
được ghi nhận là một khoản nợ thì được ghi nhận vào chi phí như là khoản tiển lãi trái
phiếu, tương tự vậy cho khoản lãi , lỗ. Việc thay đổi giá thị trường của công cụ vốn
không được ghi nhận vào báo cáo tài chính.
Lãi, lỗ liên quan đến số dư mang sang của khoản nợ tài chính được ghi nhận là thu nhập
hay chi phí trong lợi nhuận hay lỗ, thậm chí chúng liên quan đến một công cụ mà bao

gồm khoản lãi giữ lại trong tài sản của tổ chức trong việc chuyển đổi thành tiền hoặc tài
sản tài chính khác.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ
Các đơn vị nên cân nhắc thực hiện các giải pháp sau:
Đánh giá ảnh hưởng của chuẩn mực này, lên kế hoạch thực hiện, tìm giải pháp tương ứng
và triển khai.
Xây dựng chương trình, thay đổi hệ thống công nghệ thông tin, quy trình và nghiệp vụ
phục vụ cho thu thập và chiết xuất dữ liệu.
Đào tạo nhân viên có kiến thức và trình độ sâu rộng về chuẩn mực kế toán quốc tế IAS
32 nói riêng và các chuẩn mực kế toán khác nói chung.

13


Thông báo sớm về ảnh hưởng của chuẩn mực này cho các bên có lợi ích trong DN (như
HĐQT, Ban điều hành, các cổ đông, tổ chức phân tích đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước).
Đồng thời, đưa ra các hành động mà DN sẽ tiến hành để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực,
cũng như chiến lược quản lý rủi ro và mục tiêu, lý do nắm giữ các công cụ tài chính.
Trong việc thực hiện các giải pháp trên, DN có thể dùng nguồn lực nội bộ hoặc thuê bên
ngoài. Đồng thời, DN cũng cần phối hợp chặt chẽ với kiểm toán viên để đảm bảo
quá trình chuẩn bị được suôn sẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />14


3. Thuvienphapluat.vn/van-ban/Ke-toan-Kiem-toan/Thong-tu-210-2009-TT-BTChuong-dan-ap-dung-chuan-muc-ke-toan-quoc-te-trinh-bay-bao-cao-tai-chinhthuyet-minh-thong-tin-cong-cu-tai-chinh/97366/noi-dung.aspx

15




×