Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tiểu luận môn kế toán quốc tế tìm hiểu quá trình phát triển và phân tích nội dung IAS 36 và phân tích nội dung của IAS 36

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.24 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
--------

Đề tài:

TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
VÀ PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỦA IAS 36

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Phạm Quang Huy

Sinh viên thực hiện

: Đoàn Thị Liễu

Lớp

: Kế toán K25 – tối thứ 7

Tp. Hồ Chí Minh, 08/2016


LỜI CÁM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Tiến sĩ Phạm Quang Huy, người đã
hướng dẫn tôi chọn đề tài và tận tình góp ý để tôi hoàn thiện bài tiểu luận cá nhân này.
Tôi xin cảm ơn quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng
dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu làm nền tảng trong suốt quá trình thực hiện tiểu
luận.



Đoàn Thị Liễu


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Các từ viết tắt có nguồn gốc tiếng Việt
Từ viết tắt
DN
DNVVN
BCTC
CMKT
LTTM

Từ gốc
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Báo cáo tài chính
Chuẩn mực kế toán
Lợi thế thương mại

2. Các từ viết tắt có nguồn gốc tiếng nước ngoài
Từ viết tắt
IAS
IASB
IASC
IASC
IFAC

IFRIC
IFRS
IFRS Advisory Council
IFRS for SMEs

Từ gốc bằng tiếng nước
ngoài
International
Accounting
Standard
International
Accounting
Standard Board

Từ gốc theo nghĩa tiếng
Việt
Chuẩn mực kế toán quốc tế

International
Accounting
Standard Committee
Foundation
International
Accounting
Standard
Committee Foundation
International Federation of
Accountants Committee
International
Financial

Reporting
Interpretation
Committee
International
Financial
Reporting Standard

Ủy ban Chuẩn mực kế toán
quốc tế
Tổ chức Ủy ban chuẩn mực
kế toán quốc tế

Hội đồng Chuẩn mực kế
toán quốc tế

Hội đồng của Liên đoàn kế
toán quốc tế
Ủy ban Hướng dẫn chuẩn
mực báo cáo tài chính quốc
tế
Chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế
Hội đồng Tư vấn chuẩn
mực báo cáo tài chính quốc
tế
International
Financial Chuẩn mực báo cáo tài
Reporting Standard for chính quốc tế cho các doanh
4


GVHD: TS. Phạm Quang Huy

SVTH: Đoàn Thị Liễu


IFRS Framework
IFRS Foundation
IFRS
Committee

Interpretations

VAS
WTO
FASB
CGU

Small and Medium-sized nghiệp nhỏ và vừa
Entities
Khuôn mẫu lý thuyết cho
việc lập và trình bày báo
cáo tài chính quốc tế
Tổ chức Ủy ban chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế
Ủy ban Hướng dẫn chuẩn
mực báo cáo tài chính quốc
tế
Vietnamese
Accounting Chuẩn mực kế toán Việt
Standard

Nam
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế
giới
Chuẩn Mực Kế Toán Tài
Chính Hoa Kỳ
Cashgenerating Unit
Đơn vị tạo tiền

5
GVHD: TS. Phạm Quang Huy

SVTH: Đoàn Thị Liễu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: So sánh tổng hợp 2 hệ thống chuẩn mực

6
GVHD: TS. Phạm Quang Huy

SVTH: Đoàn Thị Liễu


TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề và ý nghĩa nghiên cứu
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đã và đang phát triển theo xu hướng toàn
cầu hóa. Đây là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới trong giai đoạn hiện nay và cả

trong tương lai. Hoạt động kinh doanh không chỉ diễn ra trong phạm vi từng quốc gia mà
đã phát triển theo hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Các công ty, tổ chức tài chính,
các nhà đầu tư đều tìm cơ hội để xâm nhập và dịch chuyển đầu tư vào các quốc gia khác
từ đó làm phát sinh việc quốc tế hóa thị trường vốn, thị trường tiêu thụ, thị trường lao
động, thị trường tiền tệ … Toàn cầu hóa đòi hỏi các quyết định kinh tế, dù được đưa ra ở
bất kỳ nơi nào trên thế giới, đều phải tính tới các yếu tố quốc tế. Tuy nhiên do đặc điểm
lịch sử, kinh tế, luật pháp, văn hóa giữa các quốc gia khác nhau nên các thông tin tài
chính thường được soạn thảo theo các chuẩn mực và thông lệ giữa các quốc gia có sự
khác biệt rất lớn. Để có thể hiểu, đo lường, so sánh được các thông tin tài chính, cung cấp
thông tin tài chính giúp cho hoạt động đầu tư tài chính thành công bất kể sự khác nhau về
thời gian và không gian địa lý quả là một thách thức rất lớn đối với kế toán. Và đây cũng
chính là nguyên nhân thúc đẩy các nhà thiết lập chuẩn mực kế toán – các hiệp hội kế toán
trên thế giới mà tiêu biểu là Ủy Ban Chuẩn Mực Kế Toán Tài Chính Hoa Kỳ (FASB) và
Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) – đang liên tục thực hiện các dự án kế toán để
thống nhất các nguyên tắc kế toán trong việc lập báo cáo tài chính, ban hành và chỉnh sửa
các chuẩn mực kế toán quốc tế làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế
toán ở các quốc gia khác, hạn chế những sự khác biệt xung đột nhau giữa các quốc gia
trên phạm vi toàn thế giới, tạo thuận lợi cho hoạt động kế toán của các doanh nghiệp
(DN), tạo cơ sở cho kế toán viên hoạt động nghề nghiệp, làm căn cứ để cơ quan Nhà
nước quản lý.
Trong những năm qua, Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) đã tiến hành sửa đổi các
CMKT quốc tế (IAS) và ban hành mới các Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS). Để hiểu rõ
các chuẩn mực này, cần những nghiên cứu sâu nội dung các chuẩn mực để từ đó các quốc
gia riêng biệt hiểu rõ nội dung của chuẩn mực và thực hiện xây dựng các chuẩn mực kế
toán quốc gia sát với chuẩn mực kế toán quốc tế nhất. Từ đó, bài tìm hiểu của cá nhân về
quá trình phát triển và phân tích nội dung của IAS 36 cũng không nằm ngoài mục đích
đó.

7
GVHD: TS. Phạm Quang Huy


SVTH: Đoàn Thị Liễu


TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như xu hướng, quá trình hội tụ kế
toán trên thế giới. Làm rõ nội dung chuẩn mực IAS 36 để gợi ý đề xuất phương hướng và
giải pháp thúc đẩy quá trình hội tụ của kế toán Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tiều luận sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: chuẩn mực kế toán quốc tế, cụ thể là
chuẩn mực kế toán IAS 36 . Bài tiều luận đi sâu về quá trình phát triển và nội dung của
IAS 36 – Impairment of Asset.
Phạm vi nghiên cứu: Các văn bản, thông tin báo, tập chí, các trang web truy cập được
trên lãnh thổ Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài và nội dung nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương
pháp sau:
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: thu thập thông tin từ nguồn đã có sẵn, đây là
những dữ liệu đã qua tổng hợp và xử lý, gồm:


Sách, báo, tạp chí internet



Các tổ chức, hiệp hội…

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Tiểu luận này có ý nghĩa thực tiễn giúp các đối tượng sử dụng thông tin có được
thông tin tham khảo nhằm đưa ra các quyết định.
Qua tìm hiểu, phân tích nội dung IAS 36 giúp cho công tác hoàn thiện CMKT Việt
Nam, và giúp kế toán tại các DN hiểu bản chất của các văn bản pháp quy có liên quan ở
Việt Nam và vận dụng cho phù hợp.

8
GVHD: TS. Phạm Quang Huy

SVTH: Đoàn Thị Liễu


TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN TÍCH NỘI DUNG IAS 36
1.1. Giới thiệu
IAS 36 – Impairement of Assets trình bày về sự Giảm giá trị tài sản. Đây là một chuẩn
mực được xây dựng theo quan điểm giá trị hợp lý đang được kế toán các quốc gia rất
quan tâm . Bản thân nội dung của chuẩn mực cũng là một vấn đề nhiều nước đang nghiên
cứu, phân tích. Hơn thế nữa, áp dụng chuẩn mực IAS 36 cũng như các IASs để hoàn
thiện kế toán các quốc gia, hướng đến sự hội tụ chung của kế toán quốc tế cũng là một
thách thức lớn cho các nước, cả các nước đã áp dụng chuẩn mực này, và còn là thách thức
vô cùng lớn với các nước chưa áp dụng IAS 36. Sự khó khăn ấy đến từ việc các quốc gia
phổ biến cho kế toán viên của họ hiểu bản chất của chuẩn mực IAS 36, xây dựng các văn
bản pháp quy liên quan một cách logic, phù hợp, hợp lý để áp dụng chuẩn mực IAS 36
thống nhất với hệ thống CMKT mỗi quốc gia họ. Chính vì vậy, IAS 36 được sự quan tâm
đáng kể, được nhiều tổ chức quan tâm, phân tích trên thế giới và ở cả Việt Nam, mặc dù
Việt Nam chưa áp dụng chuẩn mực này. Mỗi bài viết đã tham gia thảo luận, bàn về một
phần nội dung liên quan của IAS 36.

1.2. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Các nghiên cứu về IAS 36 trên diễn dàn thế giới rất đa dạng. Các bài viết là một gốc cạnh
của IAS 36. Cả tổ chức ban hành, các đơn vị là các công ty đa quốc gia có ảnh hưởng bởi
chuẩn mực IAS 36 trong quy trình hoạt động của mình như các công ty kiểm toán lớn thế
giới: PwC (Pricewaterhouse Coopers), Deloitte (Deloitte Touche Tohmatsu), EY (Ernst &
Young) và KPMG, và cả các tổ chức tư nhân, cá nhân cũng có ý kiến tham luận về IAS
36. Các vấn đề được bàn luận nhiều như tỷ lệ chiết khấu, đo lường giá trị sử dụng, đơn vị
tạo tiền với các vần đề liên quan (mức bồi thường, giá trị ghi sổ) trong loạt bài thuộc
chương trình đào tạo nội bộ cũng như tham luận trên trang web diễn dàn của công ty
Deloitte tại và các công trình nghiên cứu công bố trên
trang nghiên cứu khoa học papers.ssrn.com. Các bài viết cụ thể và kết quả nghiên cứu,
bàn luận như:
IAS 36 — Recoverable and carrying amount of a cashgenerating unit được tham
luận từ tháng 11/2015 đến ngày 10/5/2016

9
GVHD: TS. Phạm Quang Huy

SVTH: Đoàn Thị Liễu


TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

IAS 36 — Identifying cashgenerating units in the retail industry được viết ngày
08/03/2007
IAS 36 Impairment of undeveloped reserves by entities engaged in extractive
activities được viết ngày 03/05/2004
trên trang .
-


-

Bài nghiên cứu “The Discount Rate of IAS 36 – A Comment” của tác giả Erlend Kvaal,
công bố tại Norwegian School of Management BI , Oslo, Norway ngày 24/06/2010. Bài
viết đã tham gia thảo luận về hướng dấn của IAS 36 về làm thế nào để xác định tỷ lệ chiết
khấu từ việc đo lường giá trị hiện tại, và chỉ ra sự khác nhau về quy định lãi suất chiết
khấu của IAS 36 với các quy tắc US GAAP.
“The Information Content of Goodwill Impairments and the Adoption of SFAS 142” của
tác giả Daniel A. Bens cùng các đồng sự Wendy Heltzer công tác tại DePaul University College of Commerce và Benjamin Segal công tác tại Fordham University thuộc Hebrew
University of Jerusalem. Công trình được công bố ngày 18/07/2007. Bài viết đã trình bày
bằng chứng thăm dò cuộc tranh luận về việc ủng hộ hệ thống ghi nhận giá trị tại sản theo
giá trị hợp lý hay giá gốc bằng cách kiểm tra xem liệu việc thay đổi khấu hao tài sản vô
hình theo giá trị hợp lý, như hệ thống hóa trong Tuyên bố của chuẩn mực kế toán tài
chính số 142: Lợi thế thương mại và Tài sản vô hình khác (SFAS 142), làm thay đổi nội
dung thông tin về LTTM. Bài viết cũng ghi lại một phản ứng thị trường chứng khoán và
các tiêu cực đáng kể ảnh hưởng bất ngờ đến LTTM và chỉ ra hạn chế của thông tin bất
cân xứng trên thị trường chứng khoán
1.2.2. Các nghiên cứu về IAS 36 ở Việt Nam
Hiện tại ở Việt Nam chưa có văn bản nào tương đương IAS 36. Hệ thống CMKT
Việt Nam đang dân được xây dựng hoàn thiện để hội tụ cùng kế toán quốc tế. Tuy các
loạt bài nghiên cứu không nhiều, nhưng không phải là không có, và các bài viết chỉ dừng
lại ở mức độ xem xét, trình bày một số nội dung đến vần đế người viết quan tâm. Như
Bài “Nội dung cơ bản của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế về tài sản cố định
hữu hình” của TS. Chúc Anh Tú, Học viện Tài chính đăng trên trang
. Bài viết tập trung vào nội dung chính của Chuẩn mực quốc tế về
Tài sản cố định hữu hình được ký hiệu là IAS 16 – Property, Plant and Equipment (IAS
16). Do tài sản cố định hữu hình cũng là tài sản của đơn vị, được xem xét trên các mặt
ghi nhận tài sản, xác định giá trị và thay đổi khấu hao, giảm giá tài sản. Nhắc đến IAS 36,
chỉ là thông tin liên quan, bài viết có đoạn “Xem xét lại nguyên giá TSCĐ: IAS 36 yêu

cầu kiểm tra lại tổn thất, nếu cần thiết thì ghi nhận lại nhà cửa, nhà xưởng và máy móc
10
GVHD: TS. Phạm Quang Huy

SVTH: Đoàn Thị Liễu


TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

thiết bị. Khoản mục nhà cửa, nhà xưởng hoặc máy móc thiết bị sẽ không nên cao hơn
tổng giá trị. Giá trị đánh giá lại là cao hơn giá trị hợp lý trừ giá bán và giá trị sử dụng của
nó. Bất cứ sự yêu cầu bồi thường từ bên thứ ba đối với tổn thất sẽ được ghi nhận trong lãi
hoặc lỗ khi có khả năng được thu hồi.” – TS.Chúc Tú Anh. IAS 36 với nghiên cứu của
tác giả chỉ dừng lại ở việc nhắc đến do có thông tin liên quan.
- “Những tồn tại của VAS và ảnh hưởng của nó đến nhà đầu tư như thế nào ?” một
bài viết trên trang đăng ngày 07/07/2013 đã chỉ ra nhưng thiếu sót
của hệ thống CMKT Việt Nam. Trong đó có đề cập đến thiếu sót của VAS và cần khắc
phục bằng cách “sớm ban hành chuẩn mực Giảm giá trị tài sản (Impairment of assets)”theo tác giả.
Cũng như có nhiều nghiên cứu về vấn đề hội tụ của kế toán Việt Nam, so sánh
chung các VAS với IAS/ IFRS. Các bài viết chỉ so sánh tương quan nội dung các chuẩn
mực VAS với IAS/ IFRS nhưng do bởi Việt Nam chưa áp dụng IAS 36, nên các nghiên
cứu về IAS 36 còn hạn chế.

Chuẩn mực
quốc tế

Nội dung

VAS
tương đương


IAS - Qui định chung

Qui định chung

VAS 01

IAS 1

Trình bày báo cáo tài chính

VAS 21

IAS 2

Hàng tồn kho

VAS 02

IAS 7

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

VAS 24

IAS 8

Chính sách kế toán, thay đổi VAS 29
ước tính kế toán và các sai sót


IAS 10
IAS 11

Các sự kiện sau ngày kết thúc VAS 23
niên độ
Hợp đồng xây dựng
VAS 15

IAS 12

Thuế thu nhập doanh nghiệp

IAS 14

Báo cáo bộ phận (sẽ được VAS 28
thay thế bằng IFRS 8 từ ngày
01/01/2009)

IAS 16

Tài sản cố định hữu hình

VAS 17

VAS 03

11
GVHD: TS. Phạm Quang Huy

SVTH: Đoàn Thị Liễu



TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

IAS 17

Thuê tài sản

VAS 06

IAS 18

Doanh thu

VAS 14

IAS 19

Phúc lợi cho người lao động

Không có

IAS 20

Kế toán các khoản trợ cấp của Không có
Chính phủ và trình bày các
khoản hỗ trợ của Chính phủ

IAS 21


Ảnh hưởng của việc thay đổi VAS 10
tỷ giá hối đoái

IAS 23

Chi phí đi vay

IAS 24

Thông tin về các bên liên VAS 26
quan

IAS 26

Kế toán và báo cáo quỹ hưu Không có
trí

IAS 27

Báo cáo tài chính hợp nhất và VAS 25
kế toán các khoản đầu tư vào
công ty con

IAS 28

Kế toán các khoản đầu tư vào VAS 07
công ty liên kết

IAS 29


Báo cáo tài chính trong điều Không có
kiện nền kinh tế siêu lạm phát

VAS 16

IAS 30 (được thay thế Trình bày bổ sung BCTC của VAS 22
bởi IFRS 7 từ ngày các ngân hàng và tổ chức tài
01/01/2007)
chính tương tự
IAS 31

Góp vốn liên doanh

VAS 08

IAS 32

Công cụ tài chính

Không có

IAS 33

Lãi trên cổ phiếu

VAS 30

IAS 34

Báo cáo tài chính giữa niên độ VAS 27


IAS 36

Tổn thất tài sản

Không có

12
GVHD: TS. Phạm Quang Huy

SVTH: Đoàn Thị Liễu


TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

IAS 37

Các khoản dự phòng, tài sản VAS 18
và nợ tiềm tàng

IAS 38

Tài sản cố định vô hình

IAS 39

Ghi nhận và đánh giá công cụ Không có
tài chính

IAS 40


Bất động sản đầu tư

VAS 05

IAS 41

Nông nghiệp

Không có

IFRS 1

Lần đầu áp dụng các chuẩn Không có
mực quốc tế về trình bày báo
cáo tài chính

IFRS 2

Thanh toán trên cơ sở cổ Không có
phiếu

IFRS 3

Hợp nhất kinh doanh

VAS 11

IFRS 4


Hợp đồng bảo hiểm

VAS 19

IFRS 5

Tài sản dài hạn nắm giữ để Không có
bán và Hoạt động không liên
tục

IFRS 6

Thăm dò và đánh giá tài Không có
nguyên khoáng sản

IFRS 7

Công cụ tài chính

Không có (có đề cập một
phần trong VAS 22)

IFRS 8

Bộ phận kinh doanh

VAS 28

IFRS 9


Công cụ tài chính

Không có

VAS 04

Bảng 1: SO SÁNH TỔNG HỢP 2 HỆ THỐNG CHUẨN MỰC
Nguồn cập nhật ngày 27/08/2010.

13
GVHD: TS. Phạm Quang Huy

SVTH: Đoàn Thị Liễu


TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

1.2.3. Kết quả đạt được và những vấn đề tồn tại trong các nghiên cứu trước
Như vậy có nhiều nghiên cứu về nội dung của chuẩn mực IAS 36 – Giảm giá trị
tài sản. Tuy nhiên các bài nghiên cứu tổng thể về nội dung của chuẩn mực và phân tích
các nội dung ấy một cách toàn vẹn còn hạn chế. Với mục tiêu và trong khuôn khổ của
tiểu luận, tiểu luận này sẽ trình bày tóm lược các nội dung chính cần phân tích liên quan
đến IAS 36 để hướng đến một nghiên cứu hoàn thiện hơn.

14
GVHD: TS. Phạm Quang Huy

SVTH: Đoàn Thị Liễu



TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

CHƯƠNG 2 – QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN IAS 36
2.1. Nguyên nhân ra đời IAS 36
Hiện nay trong chế độ kế toán ở nhiều nước thì hệ thống các chuẩn mực kế toán
giảm giá trị tài sản còn đang là một vấn đề còn bỏ ngỏ. Các chuẩn mực kế toán giảm giá
trị tài sản đóng vai trò rất quan trọng đối với công tác kế toán ở các đơn vị kinh doanh và
góp phần không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng thông tin tài chính của quốc gia.
Chuẩn mực kế toán giảm giá trị tài sản được xem là một vấn đề chính trong quá
trình áp dụng đối với việc cải cách toàn cầu về chế độ kế toán nhà nước, nhằm đáp ứng
yêu cầu về trách nhiệm giải trình thông tin tài chính của DN cũng như tính minh bạch
trong các số liệu đó. IAS 36 được xem là nội dung chủ yếu mà Ủy ban chuẩn mực kế
toán quốc tế ban hành dựa theo yêu cầu của Liên đoàn kế toán quốc tế và Ủy ban chuẩn
mực kế toán quốc tế cũng được chấp nhận cho quá trình ghi chép kế toán tài sản cố định
theo chương trình chung của thế giới.
Hiện nay có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ phát triển đã vận dụng và chấp nhận
IAS 36 vì những ưu điểm của hệ thống chuẩn mực này trong quá trình hỗ trợ thông tin tài
chính cho các nước đó. Bên cạnh đó, ở các quốc gia khác, dù cho hệ thống kinh tế và
chính trị có những điểm khác nhau như thế nào thì các nước này vẫn đang cố gắng tạo
những điều kiện để có thể hòa hợp giữa các chuẩn mực quốc gia hiện hành với hệ thống
IAS 36. Vì vậy, IAS 36 được xem là một nhân tố mang tính khách quan và tất yếu nhằm
để đánh giá được quá trình thực hiện kế toán đối với các doanh nghiệp tại các quốc gia
trên thế giới hiện nay. IAS 36 xứng đáng được xem là một chuẩn mực có độ tin cậy khá
cao và là điểm đến của các nhà làm luật, các nhà làm chính sách cũng như các chuyên gia
nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán hiện nay.
Trước đây, các quốc gia đã áp dụng những hướng dẫn, chuẩn mực khác nhau trong
việc ghi chép trong hệ thống kế toán của mình. Tuy nhiên, điều này đã tạo ra sự không
nhất quán và việc ghi nhận nghiệp vụ hay lập các báo cáo cũng có những điểm không
đồng bộ. Được thiết kế để sử dụng trong việc lập BCTC dựa theo mục đích thống nhất,
IAS 36 đã thiết lập các hướng dẫn mang tính thống nhất về kế toán áp dụng tại các DN.

Chuẩn mực này cho phép có thể so sánh dữ liệu giữa các tổ chức và cải thiện tính minh
bạch của thông tin về tài chính, kế toán. Nhiều quốc gia trên thế giới đã công bố việc sử
dụng IAS 36 của quốc gia mình hoặc hệ thống chuẩn mực có tính chất tương tự, đồng

15
GVHD: TS. Phạm Quang Huy

SVTH: Đoàn Thị Liễu


TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

thời ngày càng có nhiều kế hoạch để áp dụng IAS 36 ở các quốc gia khác nhau trong thời
gian sắp tới.
Trên thực tế, hậu quả của việc nhận khoản lỗ do giảm có thể dẫn đến biến động
tăng lợi nhuận báo cáo. Mục tiêu chính của kế toán cho các khoản suy giảm giá trị tài sản
(IAS 36) là để đảm bảo cho tài sản được ghi nhận không thấp hơn giá trị có thể thu hồi
cũng như qui định cách tính toán giá trị có thể thu hồi. Việc không thể phục hồi thông qua
lợi nhuận được tạo ra từ suy giảm và phải có giá trị ghi sổ của chúng giảm cho phù hợp
được nhắc đến và vấn đề là làm thế nào để tính toán mức bồi thường của một tài sản và
nó phải được nhận ra rằng một tính toán như vậy liên quan đến một quá trình thực thi
trong khuôn khổ thực hiện bởi quản lý trong tổ chức. Tuy nhiên, cho phép người dùng
xem xét các giả định vốn có trong tính toán suy giảm . Trong khi, trong những năm gần
đây, lãi suất giá ở hầu hết các nước phát triển đã rất thấp, một sự gia tăng tương đối nhỏ
trong giá có thể có một tác động đáng kể về giá trị hiện tại của dòng tiền. Một đánh giá
suy giảm là nhằm đảm bảo rằng các tài khoản thực hiện tốt hơn với các mục tiêu báo cáo
tài chính như quy định trong khung của IASB cho chuẩn bị và trình bày của BCTC. Một
hệ quả của sự di chuyển theo hướng sử dụng các giá trị hợp lý, trái với giá gốc, nên việc
công bố các báo cáo tài chính dễ hiểu để nhiều người dùng không quen với các kỹ thuật
của kế toán. Tuy nhiên, nó có thể được lập luận rằng việc sử dụng giá trị hợp lý có thể

dẫn đến công bố thông tin tài chính ít đáng tin cậy.
Để đảm bảo rằng tài sản của một thực thể không được thực hiện hiện tại nhiều hơn
số tiền thu hồi được của chúng (tức là chi phí cao hơn giá trị hợp lý ít hơn để bán và giá
trị sử dụng). Ngoại trừ lợi thế thương mại và tài sản vô hình nào đó mà một thử nghiệm
suy giảm hàng năm là cần thiết, các đơn vị được yêu cầu phải tiến hành kiểm tra suy
giảm mà có một dấu hiệu về sự suy giảm của một tài sản, và các bài kiểm tra có thể được
tiến hành cho một tài sản không tạo ra dòng tiền mặt mà chủ yếu là độc lập với các tài
sản khác.
Nếu tài sản có sự giảm giá trị, khi đó sẽ phát sinh chi phí giảm giá trị của tài sản
và giá trị ghi sổ sẽ được ghi giảm xuống bằng với giá trị có thể thu hồi của tài sản. Tuy
nhiên, câu hỏi khi nào và như thế nào áp dụng phương pháp kiểm tra giảm giá trị của tài
sản chỉ có thể được giải đáp khi áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế số 36 (IAS 36)
“Giảm giá trị của tài sản”. IAS 36 là một trong các Chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS)
và được sửa đổi, cập nhật hàng năm. Nhưng IAS 36 được biết và được sử dụng nhiều hơn
ở nhiều quốc gia từ 1/1/2005.
2.2. Lịch sử hình thành chuẩn mực kế toán quốc tế IAS36.
Tháng 5 năm 1997 : Tiếp xúc với Dự thảo E55 sút kém của tài sản
16
GVHD: TS. Phạm Quang Huy

SVTH: Đoàn Thị Liễu


TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

Tháng 6 năm 1998 : IAS 36 sút kém của tài sản
Ngày 01 Tháng 7 năm 1999 : Ngày có hiệu lực của IAS 36 (1998)
Ngày 31 tháng 3 năm 2004 : IAS 36 sửa đổi
Ngày 1 tháng 4 năm 2004 : Ngày có hiệu lực của tháng 3 năm 2004 sửa đổi IAS36
Ngày 22 Tháng 5 năm 2008 : IAS 36 sửa đổi để cải tiến hàng năm IFRS năm 2007 về

việc công bố dự toán được sử dụng để xác định mức bồi thường
Ngày 01 tháng 1 năm 2009 : Ngày có hiệu lực của tháng 5 năm 2008 sửa đổi IAS 36
Ngày 16 tháng 4 năm 2009 : IAS 36 sửa đổi để cải tiến hàng năm IFRS 2009 về các đơn
vị kế toán để kiểm tra thiện chí sử dụng phân đoạn theo IFRS 8 trước khi tập hợp
Ngày 01 tháng 1 năm 2010 : Ngày có hiệu lực của tháng 4 năm 2009 sửa đổi IAS 36
2.3. Định hướng hoàn thiện IAS 36
IAS 36 có ý nghĩa rất lớn. Hiện tại cả hai chuẩn mực IAS và IFRS song song có
hiệu lực và không thay thế nhau. IAS là chuẩn mực kế toán quốc tế, là những quy định do
tổ chức có trách nhiệm nghiên cứu và ban hành để làm cơ sở cho việc lập và giải thích
các thông tin trình bày trên BCTC. Trong khi đó IFRS là Chuẩn mực BCTC quốc tế, “là
điều kiện để đảm bảo các DN và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế
toán một cách thống nhất trong công tác lập báo cáo tài chính” (theo bài sưu tầm trên
website tựa đề Sơ lược về Chuẩn mực lập BCTC quốc tế đăng
ngày 12/6/2012). Nội dung các IAS tiếp tục được cập nhật, hoàn thiện hàng năm, và được
ban hành thành IFRS nếu cần sửa đổi quá nhiều, ban hành mới IFRS theo hướng định
hướng xây dựng BCTC chứ không đi sâu mặc chuẩn mực quy định về kế toán. IAS 36 –
Giảm giá trị tài sản cùng các chuẩn mực khác có phần nội dung liên quan đến giá trị hợp
lý như IAS 2, IAS 39, IAS 40… cùng với đó là IFRS 13 tạo thành hệ thống các chuẩn
mực đang được tổ chức ban hành cập nhật, hoàn thiện.

17
GVHD: TS. Phạm Quang Huy

SVTH: Đoàn Thị Liễu


TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

CHƯƠNG 3 – IAS 36 VÀ PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỦA CHUẨN MỰC


3.1. Các khái niệm
Đề hiểu rõ nội dung IAS 36, các khái niệm sau được hiểu là:
Khoản lỗ giảm giá trị: là số tiền mà giá trị ghi sổ của một tài sản vượt quá số tiền
có thể thu hồi được của nó .
Giá trị sổ sách: số tiền mà tài sản được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán sau khi
đã trừ đi các khoản khấu hao lũy kế và lỗ giảm giá trị của nó
Giá trị có thể thu hồi: cao hơn giá trị hợp lý của một tài sản chi phí ít xử lý * (đôi
khi được gọi là giá bán ròng) và giá trị của nó trong sử dụng.
Giá trị hợp lý: giá trị tài sản có thể được trao đồi hoặc giá trị một khoản nợ được
thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang
giá (xem thêm giải thích tại IFRS 13 Fair Value Đo lường).
Giá trị trong sử dụng: là giá trị hiện tại của các dòng tiền tương lai ước tính tăng
thêm từ việc tiếp tục sử dụng của tài sản và từ giá trị thanh lý cuối đời phục vụ của nó .
Đơn vị tạo tiền là nhóm nhỏ nhất của tài sản có thể nhận dạng được mà qua chúng
các dòng tiền độc lập có thể nhận dạng và đo lường được.
3.2. Phạm vi áp dụng của chuẩn mực
IAS 36, giảm giá trị của tài sản áp dụng cho tất cả các tài sản hữu hình, vô hình và
tài chính, ngoại trừ :


Hàng tồn kho (xem IAS 2 )



Tài sản phát sinh từ hợp đồng xây dựng (xem IAS 11 )



Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (xem IAS 12 )




Tài sản phát sinh từ quyền lợi nhân viên (xem IAS 19 )



Tài sản tài chính (xem IAS 39 )



Bất động sản đầu tư theo giá trị hợp lý (xem IAS 40 )
18

GVHD: TS. Phạm Quang Huy

SVTH: Đoàn Thị Liễu


TIỂU LUẬN CÁ NHÂN



Tài sản nông nghiệp theo giá trị hợp lý (xem IAS 41 )



Tài sản hợp đồng bảo hiểm (xem IFRS 4 )




Tài sản dài hạn giữ để bán (xem IFRS 5 )

Do đó, IAS 36 áp dụng đối với (các tài sản khác):


Đất



Tòa nhà



Máy móc thiết bị



Bất động sản đầu tư theo giá gốc



Tài sản vô hình



Ưu đãi



Các khoản đầu tư vào công ty con, liên kết, liên doanh liên kết theo giá gốc



Tài sản thực hiện hiện tại đánh giá lại theo IAS 16 (tài sản, nhà máy và thiết bị) và
IAS 38 (Tài sản vô hình)
3.3. Nội dung và phân tích chuẩn mực
3.3.1. Dấu hiệu giảm của giá trị tài sản
Chuẩn mực quy định các dấu hiệu bên ngoài và bên trong DN. Cụ thể, dấu hiệu
bên ngoài như sự sụt giảm quan trọng giá thị trường của tài sản, sự thay đổi đáng kể ảnh
hưởng không tốt cho đơn vị trong môi trường công nghệ, thị trường, kinh tế và luật pháp;
tăng tỷ lệ lãi suất hoặc tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của thị trường, giá trị ghi sổ của tài sản
thuần cao hơn vốn thị trường. Dấu hiệu bên trong như sự hỏng hóc và lỗi thời của tài sản,
sự thay đổi đáng kể ảnh hưởng không tốt đến đơn vị như tài sản không cần dùng, hoạt
động kinh tế của tài sản đã và đang trở nên tồi tệ. Khi có dấu hiệu giảm giá trị tài sản,
đơn vị tiến hành kiểm tra việc giảm giá trị tài sản, ngược lại, không yêu cầu đơn vị thực
hiện kiểm tra giảm giá trị tài sản.
Như vậy, chuẩn mực đã chỉ ra đầy đủ các trường hợp cần xem xét, cá dấu hiệu bên
trong và bên ngoài của DN. Sự sụt giảm giá trị tài sản được xem xét một cách khách
quan, do dự phát triển của môi trường công nghệ, thị trường, kinh tế, luật phát... kể cả sự
hỏng hóc và lỗi thời của tài sản. Việc tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu giảm giá trị tài

19
GVHD: TS. Phạm Quang Huy

SVTH: Đoàn Thị Liễu


TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

sản là hợp lý. Đây là sự phù hợp để làm căn cứ cho quy trình tiến hành các thủ tục kiểm
tra việc suy giảm giá trị đó.

3.3.2. Xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản
Phương pháp giá trị hợp lý trừ chi phí bán tài sản (gọi tắt là giá trị hợp lý): xác
định giá trị hợp lý của tài sản căn cứ vào hợp đồng kinh tế, giá cả thị trường hiện tại, giá
của những tài sản tương đương ... Giá trị hợp lý được hiểu là giá trị có thể thu được từ
việc bán tài sản trên cơ sở trao đổi ngang giá giữa các bên trừ đi chi phí bán tài sản đó.
Phương pháp giá trị sử dụng để xác định giá trị sử dụng của tài sản, đơn vị cần ước
tính luồng tiền tương lai từ việc sử dụng tài sản đó, xác định sự thay đổi có thể có về giá
trị và thời gian của luồng tiền trong tương lai, giá trị thời gian của tiền và các nhân tố
khác. Giá trị sử dụng được hiểu là giá trị hiện tại của luồng tiền tương lai ước tính từ việc
sử dụng tài sản hay đơn vị tạo tiền.
Nếu giá trị hợp lý hoặc giá trị sử dụng cao hơn giá trị ghi sổ, thì không cần tính giá
trị còn lại và khi đó tài sản không bị giảm giá trị. Nếu giá trị hợp lý không xác định được,
đơn vị tiến hành xác định giá trị sử dụng của tài sản. Đối với tài sản chờ thanh lý, giá trị
có thể thu hồi là giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán tài sản đó.
Dự đoán luồng tiền cần dựa trên các giả định hợp lý, nguồn ngân sách gần đây
nhất và không bao gồm luồng tiền phát sinh từ tái cơ cấu DN hoặc cải thiện hoạt động
của tài sản. Thời kỳ dự đoán thường không quá 5 năm; ước tính dự đoán luồng tiền ngoài
thời kỳ dự đoán được ngoại suy dựa trên tỷ lệ tăng trưởng đều đặn hoặc giảm dần qua các
năm tiếp theo.
3.3.3. Tỷ lệ chiết khấu và ghi nhận chi phí giảm giá trị của tài sản.
Trong việc xác định giá trị sử dụng, tỷ lệ chiết khấu được sử dụng là tỷ lệ trước
thuế mà nó phản ánh sự đánh giá về giá trị thời gian của tiền và rủi ro cụ thể liên quan
đến tài sản hay nhóm tài sản.
Chi phí giảm giá trị của tài sản được ghi nhận trên Báo cáo kết quả kinh doanh khi
giá trị thu hồi của tài sản thấp hơn giá trị ghi sổ.
3.3.4. Đơn vị tạo tiền (CGU).
Trên thực tế, luồng tiền được tạo ra không phải từ từng tài sản riêng biệt mà nó
được tại ra bởi một nhóm tài sản được sử dụng trong đơn vị. Khi giá trị có thể thu hồi
không xác định được cho từng tài sản thì nó sẽ được xác định cho từng nhóm tài sản mà
chúng cùng tạo ra luồng tiền. Nhóm tài sản này gọi là đơn vị tạo tiền (CGU). Như vậy,

20
GVHD: TS. Phạm Quang Huy

SVTH: Đoàn Thị Liễu


TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

đơn vị tạo tiền là nhóm tài sản được xác định nhỏ nhất mà nó tạo ra luồng tiền vào độc
lập với luồng tiền vào từ tài sản khác hoặc nhóm các tài sản khác.
3.3.5. Giảm giá trị của lợi thế thương mại.
Lợi thế thương mại (LTTM) được kiểm tra giảm giá trị hàng năm. Để kiểm tra
giảm giá trị, LTTM được phân bổ cho CGU hay nhóm CGUs. Mỗi CGU hay nhóm CGUs
mà LTTM phân bổ sẽ phản ánh mức độ nhỏ nhất trong đơn vị mà LTTM được kiểm soát
cho mục đích quản trị nội bộ và không lớn hơn bộ phận kinh doanh. Khi giá trị có thể thu
hồi của CGU hay nhóm CGUs thấp hơn giá trị ghi sổ, chi phí giảm giá trị được phân bổ
để ghi giảm giá trị ghi sổ theo trình tự đầu tiên ghi giảm giá trị ghi sổ của LTTM phân bổ
cho CGU; sau đó ghi giảm giá trị ghi sổ của các tài sản trong nhóm CGU theo tỷ lệ % của
tài sản đó trong CGU.
3.3.6. Ghi đảo ngược chi phí giảm giá trị của tài sản.
Tại ngày lập Bảng cân đối kế toán, khi có dấu hiệu rằng chi phí giảm giá trị tài sản
bị giảm xuống, đơn vị phải tính toán lại giá trị có thể thu hồi của tài sản. Trong trường
hợp giá trị thu hồi của tài sản cao hơn giá trị ghi sổ, khi đó giá trị ghi sổ sẽ được ghi tăng
lên nhưng không cao hơn nguyên giá của tài sản trước khi ghi nhận chi phí giảm giá trị
của tài sản. Khi đó, khoản ghi đảo ngược đó được ghi nhận như một khoản thu nhập trên
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Nợ tài khoản(TK) Tài sản/Có TK Thu nhập “ghi
đảo ngược chi phí giảm giá trị của tài sản”). Tuy nhiên, nghiêm cấm việc ghi đảo ngược
chi phí giảm giá trị của LTTM trong mọi trường hợp.
3.3.7. Phương pháp trình bày.
Đơn vị phải trình bày cho từng nhóm tài sản như chi phí giảm giá trị, ghi đảo

ngược chi phí giảm giá trị, và trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Đơn vị phải
trình bày theo theo bộ phận kinh doanh như theo bộ phận chính yếu, chi phí giảm giá trị
của tài sản, ghi đảo ngược chi phí giảm giá trị. Chuẩn mực cũng quy định trình bày cụ thể
trong trường hợp chi phí giảm giá trị mang tính trọng yếu và không trọng yếu.

21
GVHD: TS. Phạm Quang Huy

SVTH: Đoàn Thị Liễu


TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

CHƯƠNG 4 – VAI TRÒ CỦA IAS 36 VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHUẨN MỰC.
4.1. Vai trò của IAS 36
Chuẩn mực giảm giá trị của tài sản (IAS 36) càng trở nên quan trọng và cần thiết
hơn bao giờ hết trong thời kỳ giá cả biến động mạnh, đặc biệt là trong thời kỳ khủng
hoảng kinh tế khi mà tồn tại các dấu hiệu cả bên trong và bên ngoài đơn vị về sự sụt giảm
giá trị của tài sản. Chính vì vậy, các đơn vị phải tiến hành xác định giá trị có thể thu hồi
của tài sản để bảo đảm rằng tài sản được ghi nhận không cao hơn giá trị có thể thu hồi.
4.2 Ảnh hưởng của IAS 36 với hệ thống chuẩn mực kế toán các nước
Thấy được sự cần thiết trong việc áp dụng IFRS trong đó có IAS 36, rất nhiều
quốc gia đã sớm áp dụng đầy đủ IFRS bắt đầu từ 1/1/2005 như Úc, Hồng Kông, các nước
Châu Âu … Một số nước áp dụng muộn hơn như Malaysia từ 1/1/2006, Trung Quốc từ
1/1/2007. Rất nhiều nghiên cứu về giảm giá trị của tài sản chỉ ra rằng mức độ tuân thủ
tương đối thấp và chất lượng trình bày kém tại các nước như Malaysia, Singapore, Anh,
Úc, Hông Kông và các nước Châu Âu.
4.3. Tác động của IAS 36 đối với hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam bao gồm 26 chuẩn mực, được ban hành
dàn bắt đầu từ ngày 31/12/2001. Hệ thống được xây dựng theo nguyên tắc giá gốc. IAS

36 với các quy tắc theo nguyên tắc giá trị hợp lý. Sự khác nhau trên phương diện về mặt
giá trị ghi nhận và công bố này là một sự khác biệt khá lớn của hệ thống VAS và IAS.
Trong tiến trình hội nhập thế giới, cả về các hoạt động kinh tế, xã hội, thì sự hội tụ về kế
toán là điều cần thiết không chỉ đối với Việt Nam mà còn cho hầu hết các nước để có
những thông tin so sánh đầy đủ nhất. Cuối năm 2015, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư
200/2014/TT-BTC được đánh giá là khá gần với các quy định hiện hành của IAS/IFRS.
Tuy nhiên sự điều chỉnh này chỉ mang tính chữa cháy khi VAS khác biệt quá xa với
IAS/IFRS hiện tại. Sự khác biệt này xuất phát từ nguyên nhân VAS được xây dựng trên
cơ sở dịch thuật IAS từ trước năm 2001 và chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện quản lý
của nhà nước, kinh tế của Việt Nam lúc bấy giờ. Mặc khác, từ đó đến nay VAS được áp
dụng thống nhất, trong khi IAS (từ 2001 có thêm IFRS) liên tục được cập nhật, chỉnh sửa
bổ sung để phù hợp với tình hình biến đổi phức tạp của hoạt động kinh doanh, thương
mại trên thế giới. Hoạt động kinh tế ngày một phức tạp, và giá trị tài sản trong sự trao đổi
trên thị trường cũng có sự biến động lớn, nguyên tắc giá gốc không dảm bảo việc phản

22
GVHD: TS. Phạm Quang Huy

SVTH: Đoàn Thị Liễu


TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

ảnh chân thực giá trị của tài sản. IAS 36 góp phần định hướng cho việc xây dựng hoàn
thiện VAS trong thời gian tới.
Tại Việt Nam, Bộ Tài chính cũng như Hiệp hội nghề nghiệp rất tích cực trong việc
ban hành khung pháp lý về kế toán và kiểm toán để phù hợp với thông lệ phổ biến của kế
toán và kiểm toán trên thế giới, trong đó có Chuẩn mực Kế toán Việt Nam. Cũng có nhiều
nghiên cứu chỉ ra rằng Hiệp hội nghề nghiệp cũng đã xây dựng lộ trình trong việc biên
soạn mới các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, trong đó có Chuẩn mực kế toán số 36 (VAS

36) “Giảm giá trị của tài sản”. - Trần Mạnh Dũng, MBA, CPA - Nghiên cứu sinh Tiến sỹ
Đại học Macquarie, Australia, tham luận trên diễn dàn misa.com.vn bàn về giảm giá trị
của tài sản.

23
GVHD: TS. Phạm Quang Huy

SVTH: Đoàn Thị Liễu


TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

KẾT LUẬN
IAS 36 có nội dung rất hay và có ý nghĩa rất lớn cho việc tham khảo để làm tiền đề xây
dựng chuẩn mực kế toán các nước. Chuẩn mực được xây dựng dựa trên quan điểm sự
hợp lý hơn về giá, đề làm cơ sở bổ sung cho việc ghi nhận, đánh giá giá trị tài sản, làm
căn cứ điều chỉnh để hoàn thiện về phương pháp ghi nhận trong khi phương pháp giá gốc
có những hạn chế của nó. Và IAS 36 chỉ với những quy định chung nhất trong khi thực tế
kinh doanh biến đổi linh hoạt, mà kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh nên IAS 36 cần
được thường xuyên cập nhật, hiệu chỉnh để hoàn thiện hơn, phản ánh trung thực, hợp lý
nhấ số liệu báo cáo, đồng thời cũng cần quy định chặc chẽ hơn để cung cấp được cơ sở
khách quan cho chuẩn mực. Các chuyên gia về lĩnh vực kế toán – kiểm toán các nước,
cùng với tổ chức ban hành CMKT quốc gia cần nghiên cứu kỹ càng chuẩn mực này, và
hướng đến áp dụng chuẩn mực phù hợp với tình hình mỗi quốc gia để cùng hội tụ vào kế
toán quốc tế, và có BCTC thỏa mãn các yêu cầu nhất. Chuẩn mực IAS 36 cần những
phân tích, nghiên cứu cụ thể, đầy đủ hơn nữa để tiếp tục hoàn thiện và ứng dụng.

24
GVHD: TS. Phạm Quang Huy


SVTH: Đoàn Thị Liễu


TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.
Trần Xuân Nam (2001 – 2005), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Bộ Tài
Chính.
2.
PGS.TS.Đoàn Xuân Tiến, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: Những vấn đề
cần tiếp tục hoàn thiện, Tạp chí kiểm toán.
3.
PGS.TS Đặng Thái Hùng (2008),”Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: sự cần
thiết, nội dung và lộ trình của việc cập nhật và ban hành mới”, Bộ Tài chính (Tạp chí Kế
toán).
4.
TS.Chúc Anh Tú “Nội dung cơ bản của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế về tài
sản cố định hữu hình”, Học viện Tài chính.
5.
TS. Bùi Công Khánh (2008),Từ khuôn mẫu lý thuyết kế toán quốc tế nhìn về
chuẩn mực chung kế toán Việt Nam,Tạp chí Kế toán.
7.
Nguyễn Thế Lộc (2010), Tính hợp lý của“ Giá trị hợp lý” trong hệ thống chuẩn
mực báo cáo tài chính quốc tế, Tạp chí Kiểm toán số 11.
8.
Trần Mạnh Dũng (2009), Giảm giá trị của lợi thế thương mại – Tính hợp lý của
việc trình bày thông tin trên báo cáo tài chính, Tạp chí thương mại số 32, tháng 10/2009.
9.


/>
10.

/>
11.

/>
Tiếng Anh
12.
Article by Martin Kelly, BSc (Econ) Hons, DIP. Acc, FCA, MBA, MCMI.
Examiner in
13.

IASB (2010), IAS36, Impairment of assets

14.
Erlend Kvaal (2010), The Discount Rate of IAS 36 – A Comment, Acoccting in
Europe
25
GVHD: TS. Phạm Quang Huy

SVTH: Đoàn Thị Liễu


×