Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 49 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––

VŨ XUÂN ĐOAN

VŨ XUÂN ĐOAN

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG

BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ THANH SƠN

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



/>
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

i

ii

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Trong quá trình thực hiện Luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp

liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong

đỡ của quý thầy cô, bạn bè và tập thể cán bộ công chức của Sở Nông nghiệp

bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.

và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh.

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2015
Tác giả luận văn


Xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Vũ Thanh Sơn, ngƣời hƣớng dẫn
khoa học của Luận văn, đã hƣớng dẫn tận tình và giúp đỡ trong suốt thời
gian thực hiện.
Xin trân trọng cảm ơn quý thầy, cô giáo phòng Đào tạo, bộ phận Sau Đại

Vũ Xuân Đoan

học - trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.
Xin trân trọng cảm ơn các vị lãnh đạo và tập thể cán bộ công chức Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh đã cung cấp thông tin,
tài liệu và hợp tác trong quá trình thực hiện Luận văn.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những ngƣời bạn đã động
viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành
luận văn.
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2015
Tác giả luận văn

Vũ Xuân Đoan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

iii

iv


MỤC LỤC

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 34
2.2.1. Tiếp cận nghiên cứu................................................................................. 34

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i

2.2.2. Phƣơng pháp chọn địa điểm nghiên cứu ............................................... 34

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii

2.2.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp ............................................... 35

MỤC LỤC ......................................................................................................... iii

2.2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 35

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vi

2.2.5. Phƣơng pháp phân tích thông tin .......................................................... 36

DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vii

2.3. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững................................ 36

DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. vii

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1


HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH .............. 38

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh có ảnh

2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2

hƣởng đến phát triển nông nghiệp bền vững .................................................. 38

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2

3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 38

4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ....................................................... 3

3.1.2. Điều kiện Kinh tế .................................................................................. 38

5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 3

3.1.3. Điều kiện xã hội .................................................................................... 39

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

3.2. Thực trạng ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh ................................... 40

NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN

3.2.1. Phát triển sản xuất................................................................................... 41


TỈNH QUẢNG NINH ..................................................................................... 4

3.2.2. Giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn .......... 41

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững ...................................... 4

3.3. Thực trạng phát triển Nông nghiệp theo hƣớng bền vững tỉnh Quảng

1.1.1. Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững ...................................... 4

Ninh trong giai đoạn năm 2010 – 2013........................................................... 42

1.1.2. Nội hàm của phát triển nông nghiệp bền vững ....................................... 8

3.3.1. Phát triển theo hƣớng bền vững về kinh tế ........................................... 42

1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp bền vững ..................... 13

3.3.2. Phát triển theo hƣớng bền vững về môi trƣờng .................................... 57

1.2. Kinh nghiệm quốc tế và trong nƣớc ............................................................ 19

3.3.3. Phát triển theo hƣớng bền vững về xã hội ............................................ 61

1.2.1.Kinh nghiệm của quốc tế .......................................................................... 19

3.3.4. Những vấn đề cần giải quyết để phát triển nông nghiệp theo hƣớng

1.2.2. Kinh nghiệm trong nƣớc .......................................................................... 24


bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh............................................................. 63

1.2.3.Những bài học kinh nghiệm rút ra có thể vận dụng cho tỉnh

Chƣơng 4: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Quảng Ninh .................................................................................................... 32

THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ..... 65

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 34

4.3.1. Nhóm giải pháp kinh tế ......................................................................... 67

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài............................................................ 34

4.3.2. Nhóm giải pháp môi trƣờng.................................................................. 68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>
/>

v

vi


4.3.3. Nhóm giải pháp xã hội .......................................................................... 69

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

4.4. Kiến nghị .................................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83

BVTV

: Bảo vệ thực vật

PHỤ LỤC ....................................................................................................... 86

CNH - HĐH

: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

CN-TTCN

: Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

GDP

: Tổng sản phẩm quốc dân

HTX


: Hợp tác xã

KHCN

: Khoa học công nghệ

NTM

: Nông thôn mới

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

ODA

: Viện trợ phát triển chính thức

PRA

: Participatory Rural Appraisal

PTNT

: Phát triển nông thôn

SXKD

: Sản xuất kinh doanh


TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TX

: Thị xã

UBND

: Ủy ban nhân dân

USD

: Đô la mỹ

WTO

: Tổ chức thƣơng mại thế giới

DNA

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>
: Công nghệ sinh học chọn tạo giống cây trồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


/>

vii

1

DANH MỤC CÁC BẢNG

MỞ ĐẦU

Bảng 3.1: Dân số và lao động ở Quảng Ninh năm 2014 ................................ 39
Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ................................................. 43
Bảng 3.3: Hiện trạng ngành sản xuất chăn nuôi tỉnh Quảng Ninh ................. 46
Bảng 3.4: Sản lƣợng sản phẩm chăn nuôi Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2013 .........47

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, ngành Nông nghiệp Quảng Ninh đã đạt đƣợc
những kết quả tích cực, thể hiện rõ vai trò, vị trí của ngành trong phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh, với tỷ trọng (GDP) tuy không lớn trong cơ cấu kinh tế
chung của tỉnh nhƣng là ngành mang lại việc làm và thu nhập ổn định cho gần
50% dân cƣ, góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực, giữ ổn định chính trị - xã
hội, đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế chung của toàn tỉnh.

DANH MỤC CÁC HÌNH

Tuy nhiên, cùng với bối cảnh chung cả nƣớc, Nông nghiệp tỉnh Quảng
Ninh cũng bộc lộ những hạn chế trong quá trình phát triển: Tốc độ tăng

Hình 1.1: Nội hàm của nông nghiệp bền vững ................................................. 8


trƣởng có xu hƣớng giảm và chƣa bền vững, chƣa hình thành những vùng
nông sản hàng hóa chủ lực an toàn, có quy mô tập trung, áp dụng công nghệ
cao đủ sức cạnh tranh cả về số lƣợng và chất lƣợng trên thị trƣờng nội địa và
xuất khẩu. Sản xuất nông nghiệp cơ bản vẫn phát triển theo chiều rộng dựa
trên khai thác các nguồn lực tự nhiên và đầu tƣ vật chất; đã và đang gây
những tác động tiêu cực làm ô nhiễm đất, nguồn nƣớc, không khí,… ảnh
hƣởng tới môi trƣờng sản xuất và đời sống. Do vậy, nâng cao chất lƣợng
Nông nghiệp của tỉnh theo hƣớng hiệu quả, bền vững, chú trọng nâng cao thu
nhập cho ngƣời sản xuất, góp phần đáp ứng yêu cầu đƣa Quảng Ninh trở
thành tỉnh công nghiệp hóa vào năm 2020 là yêu cầu cấp thiết.
Xuất phát từ yêu cầu khách quan nội tại của ngành Nông nghiệp Quảng
Ninh đáp ứng yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh của ngành Nông nghiệp dựa
trên nâng cao chất lƣợng, giá trị gia tăng và an toàn vệ sinh thực phẩm đòi hỏi
nền Nông nghiệp phải đƣợc điều chỉnh về cơ cấu phát triển, về tổ chức và
nâng cao trình độ công nghệ sản xuất. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Phát triển
Nông nghiệp theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” làm luận
văn thạc sĩ với mong muốn góp phần phục vụ cho công tác phát triển kinh tế -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

xã hội của tỉnh Quảng Ninh.
/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

2

3
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu


2. Mục tiêu nghiên cứu

- Kết quả nghiên cứu có thể đem lại những gợi ý chính sách đối với các

* Mục tiêu tổng quát
Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển nền nông nghiệp tỉnh
Quảng Ninh đáp ứng những yêu cầu của nông nghiệp bền vững trong tƣơng lai.

cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh, góp phần quy hoạch phát triển nông
nghiệp địa phƣơng thực sự bền vững trong tƣơng lai, đem lại lợi ích cho các
bên liên quan, đặc biệt là nông dân;

* Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất nông nghiệp;
- Lựa chọn những tiếp cận lý thuyết phù hợp đáp ứng việc luận giải các

- Nghiên cứu đƣa ra những đề xuất có ý nghĩa thực tiễn đối với nông
dân trong việc thực hành nông nghiệp bằng những phƣơng pháp hiện đại để
duy trì sự bền vững cho nông nghiệp, bảo tồn thiên nhiên, cải thiện môi

hƣớng phát triển bền vững trong nông nghiệp;
- Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh thời gian
qua, chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề đặt ra cần giải quyết
để nông nghiệp phát triển theo hƣớng bền vững trong thời gian tới;
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp theo
hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

trƣờng sống;

- Nghiên cứu có ý nghĩa nhất định cho các nghiên cứu tiếp theo. Đây là
những tài liệu tham khảo dựa trên những khảo cứu thực tế trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh. Kinh nghiệm của Quảng Ninh có thể là bài học thiết thực cho
những địa phƣơng có điều kiện tự nhiên tƣơng đồng.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục Luận văn

* Đối tƣợng nghiên cứu

đƣợc bố cục thành 4 chƣơng nhƣ sau:

Gồm những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển nông
nghiệp trong giai đoạn hiện nay tại tỉnh Quảng Ninh.

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về Phát triển Nông nghiệp theo
hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

* Phạm vi nghiên cứu

Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.

+ Phạm vi về không gian:

Chương 3: Thực trạng Phát triển Nông nghiệp theo hƣớng bền vững

Các lĩnh vực thuộc ngành Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
+ Phạm vi về thời gian:

trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Chương 4: Các giải pháp để Phát triển Nông nghiệp theo hƣớng bền


Số liệu để đánh giá thực trạng ngành nông nghiệp và Phát triển nông

vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

thôn đƣợc thống kê xử lý trong giai đoạn 2010-2013; số liệu điều tra hiện
trạng chủ yếu thu thập số liệu của năm 2013. Phân tích dự báo, các giải pháp
đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong những năm tới.
+ Nội dung: Phát triển Nông nghiệp theo hƣớng bền vững trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

4

5

Chƣơng 1

các mặt xã hội; nâng cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cƣ và

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

(3) cải thiện môi trƣờng môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho

THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.1. Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nảy sinh từ sau cuộc khủng
hoảng môi trƣờng, do đó cho đến nay chƣa có một định nghĩa nào đầy đủ và
thống nhất. Một số định nghĩa của Khoa học Môi trƣờng bàn về phát triển bền

thế hệ hôm nay và mai sau.
Về kinh tế, phát triển bền vững bao hàm việc cải thiện giáo dục, chăm
lo sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em, chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng, tạo ra sự
công bằng về quyền sử dụng đất, đồng thời xóa dần sự cách biệt về thu nhập
cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội.
Về con ngƣời, để đảm bảo phát triển bền vững cần thiết nâng cao trình
độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cho ngƣời dân, nhờ vậy ngƣời dân sẽ tích cực

vững gồm có:
Theo Hội đồng thế giới về môi trƣờng và phát triển (World
Commission and Environment and Development, WCED) thì “phát triển bền
vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến
khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai”.
Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ƣu các lợi ích
kinh tế và xã hội trong hiện tại nhƣng không hề gây hại cho tiềm năng của những
lợi ích tƣơng tự trong tƣơng lai (Gôdian và Hecdue, 1988, GS. Grima Lino).
Về nguyên tắc, phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba
bình diện phát triển: kinh tế tăng trƣởng bền vững, xã hội thịnh vƣợng, công

tham gia bảo vệ môi trƣờng cho sự phát triển bền vững.
Về môi trƣờng, phát triển bền vững đòi hỏi phải sử dụng tài nguyên
nhƣ đất trồng, nguồn nƣớc, khoáng sản… Đồng thời, phải chọn lựa kỹ thuật
và công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lƣợng, cũng nhƣ mở rộng sản xuất đáp
ứng nhu cầu của dân số tăng nhanh.

* Chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam

Các ƣu tiên cần đƣợc triển khai thực hiện trong 10 năm trƣớc mắt đƣợc xác
định trong Định hƣớng Chiến lƣợc Phát triển bền vững ở Việt Nam bao gồm:
+ Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế

bằng, ổn định, văn hoá đa dạng và môi trƣờng đƣợc trong lành, tài nguyên

- Duy trì tăng trƣởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao

đƣợc duy trì bền vững. Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc đạo đức

không ngừng tính hiệu quả, hàm lƣợng khoa học-công nghệ và sử dụng tiết

cho phát triển bền vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bền vững trong cả

kiệm tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trƣờng.

“ba thế chân kiềng” kinh tế, xã hội, môi trƣờng. (Trao đổi về hệ thống các
nguyên tắc phát triển bền vững và đánh giá phát triển bền vững – Nguyễn Thị

- Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo hƣớng
sạch hơn và thân thiện với môi trƣờng.

Phương Loan)
Nói cách khác, muốn phát triển bền vững thì phải cùng đồng thời thực
hiện 3 mục tiêu: (1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển hài hòa

- Thực hiện quá trình "công nghiệp hoá sạch" ; Phát triển nông nghiệp
và nông thôn bền vững; Phát triển bền vững vùng và xây dựng các cộng đồng

địa phƣơng phát triển bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

6

7
- Xây dựng chƣơng trình đƣa nhanh tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào

+ Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội
- Tập trung nỗ lực để xoá đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm.
- Tiếp tục hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số, giảm bớt sức ép của sự gia tăng

nông nghiệp; nhất là chƣơng trình giống. Xây dựng và mở rộng mô hình sản
xuất hàng hoá vùng núi khó khăn.
- Điều chỉnh, bổ sung cập nhật quy hoạch phát triển nông, lâm ,ngƣ

dân số và tình trạng thiếu việc làm.
- Định hƣớng quá trình đô thị hoá và di dân nhằm phân bố hợp lý dân
cƣ và lực lƣợng lao động theo vùng, bảo vệ môi trƣờng bền vững ở các địa

nghiệp trong từng vùng kinh tế và liên vùng theo hƣớng phát triển bền vững
gắn sản xuất với thị trƣờng, gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến.
- Xây dựng đề án chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo


phƣơng, trƣớc hết là các đô thị.
- Nâng cao chất lƣợng giáo dục để nâng cao dân trí, trình độ nghề
nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nƣớc.
- Tăng số lƣợng và nâng cao chất lƣợng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức
khoẻ nhân dân, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trƣờng sống.
+ Mục tiêu Phát triển bền vững trong lĩnh vực tài nguyên - môi trường:
- Sử dụng hợp lý, bền vững và chống thoái hoá tài nguyên đất; Sử dụng
tiết kiệm hiệu quả và bền vững khi tài nguyên khoáng sản.
- Bảo vệ môi trƣờng nƣớc và sử dụng bền vững tài nguyên nƣớc; Bảo vệ
môi trƣờng và tài nguyên biển, ven biển, hải đảo; Bảo vệ và phát triển rừng.

hƣớng công nghiệp hóa, phát huy thế mạnh của từng vùng; phát triển sản xuất
nông sản hàng hoá có chất lƣợng và hiệu quả, gắn sản xuất với thị trƣờng
trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
(đất đai, lao động và nguồn vốn), nâng cao thu nhập trên một đơn vị ha đất
canh tác, trên một ngày công lao động; cải thiện đời sống của nông dân.
(2) Xây dựng đề án sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp và nông thôn
- Xây dựng và thực hiện chƣơng trình nâng cao năng suất sử dụng đất,
sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nƣớc; áp dụng hệ thống sản xuất nông lâm
kết hợp; nông lâm ngƣ kết hợp phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng,
nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nƣớc, khí hậu.

- Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp; Quản lý

- Xây dựng chƣơng trình đƣa nhanh tiến bộ khoa học và kỹ thuât và

chất thải rắn và chất thải nguy hại; Bảo tồn đa dạng sinh học; Giảm nhẹ biến

nông nghiệp; nhất là công nghệ sinh học; thực hiện chƣơng trình cải tạo các


đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hƣởng có hại của biến đổi khí hậu, góp

giống cây, giống con.

phần phòng, chống thiên tai.

(3) Xây dựng và thực hiện chương trình phát triển thị trường nông thôn, tăng

* Chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
(1) Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệ theo hướng bền vững
- Xây dựng chiến lƣợc phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hƣớng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đa dạng ngành nghề và chuyển đổi cơ cấu kinh

vụ phát triển sản xuất.
- Thúc đẩy và phát triển mối liên kết giữa các chủ thể trong các kênh
sản xuất và lƣu thông sản phẩm, tạo mới và ổn định các kênh thị trƣờng nhằm
tối đa hóa lợi ích của các thành phần tham gia.

tế ở nông thôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

khả năng tiêu thụ nông sản kết hợp với việc phát triển nguồn nhân lực phục

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

8


9

- Xây dựng đề án phát triển đa dạng ngành nghề và dịch vụ ở nông

xƣớng một số hệ thống canh tác bền vững. Mục đích của nông nghiệp bền

thôn; đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo việc làm phi nông nghiệp,

vững là kiến tạo một hệ thống bền vững về sinh thái, có tiềm lực về kinh tế,

tăng thời gian lao động và cơ cấu lại nguồn lao động ở nông thôn.

có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con ngƣời mà không huỷ diệt đất

1.1.2. Nội hàm của phát triển nông nghiệp bền vững

đai, không làm ô nhiễm môi trƣờng. Thông tin về các mô hình canh tác tổng

Quan điểm “Phát triển bền vững” đƣợc vận dụng tích vực vào phát
triển nông nghiệp, nông thôn, từ đó hình thành nên quan niệm “Phát triển

hợp, canh tác bền vững trên đất dốc, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp…
Nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp có sức sống về kinh tế, sạch
về môi trƣờng và công bằng về xã hội. Nông nghiệp bền vững trả lời câu hỏi

nông nghiệp và nông thôn bền vững”.
Nội hàm của nông nghiệp bền vững có bền vững sinh thái và bền vững

về nhu cầu hiện nay: Thức ăn sạch, nƣớc có chất lƣợng, việc làm và chất
lƣợng nguồn cuộc sống; và không làm tổn hại đến nguồn lợi tự nhiên cho các


kinh tế - xã hội (Hình 1.1)
Quản lý sử dụng và

thế hệ tƣơng lai. Mục tiêu của nền nông nghiệp bền vững là thúc đẩy các hệ

bảo vệ nguồn lợi sản

thống sản xuất tự chủ và tiết kiệm; làm cho các nông trại có sức sống, năng

xuất

động và có thể lƣu truyền có các không gian trao đổi giữa nông dân và công
nhân. Với nội dung của nền nông nghiệp này là giảm đầu vào; luân canh cây

Phát triển và phổ biến

Đòi hỏi cho một nền

-Thay đổi thể chế

công nghệ thích ứng để

nông nghiệp bền vững

-Tổ chức xã hội

trồng dài hạn; chủ động trong quản lý đồng ruộng tự chủ về protein và tự chủ
trong quản lý không gian nông thôn.
Phát triển nông nghiệp bền vững là một quá trình đa chiều, bao gồm:


tiếp thu và có hiệu quả

-Tăng cƣờng khả năng

kinh tế

-Phát triển vốn con ngƣời

(1) tính bền vững của chuỗi lƣơng thực (từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu thụ,

-Nghiên cứu có sự tham gia

liên quan trực tiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị trƣờng); (2) tính bền
vững trong sử dụng tài nguyên đất và nƣớc về không gian và thời gian; và (3)

- Chính sách thích ứng;
- Thị trƣờng và giá cả tốt;
- Kích thích kinh tế;
- Kế toán đƣợc môi trƣờng;
- Ổn định chính trị

khả năng tƣơng tác thƣơng mại trong tiến trình phát triển nông nghiệp và
nông thôn để đảm bảo cuộc sống đủ, an ninh lƣơng thực trong vùng và giữa
các vùng. Quan niệm về phát triển nông nghiệp bền vững đã có ảnh hƣởng
đến các cách thực hành trong nông nghiệp. Các cách thực hành này phải đảm

Hình 1.1: Nội hàm của nông nghiệp bền vững

bảo tính chất bền vững, có nghĩa là phải đáp ứng đồng thời ba mục tiêu: (1)


(Trần Ngọc Ngoạn (2008), Phát triển nông thôn bền vững: những vấn đề lý

bền vững về sinh thái; (2) lợi ích về kinh tế; và (3) lợi ích xã hội đối với nông

luận và kinh nghiệm thế giới, Nxb Khoa học xã hội).

dân và cộng đồng.

Trong những thập niên cuối của thế kỷ 20, những vấn đề đặt ra chủ yếu

Trong số ba mục tiêu nêu trên, mục tiêu bền vững về sinh thái đƣợc coi

tập trung vào sản xuất nông nghiệp: Bảo vệ môi trƣờng đất, nƣớc và khởi

là rất mới. Để đạt đƣợc mục tiêu này, các chủ thể canh tác nông nghiệp phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>
/>

10

11

đồng thời thực hiện quản lý đất bền vững, quản lý sâu bệnh bền vững và bảo


dung rất quan trọng là sử dụng các kiến thức truyền thống và công nghệ hiện

vệ đa dạng sinh học. Trong nông nghiệp, đa dạng sinh học đƣợc coi là nền

đại làm thay đổi vật chất gien trong thực vật, động vật, vi sinh vật và tạo ra các

tảng cơ bản của hệ thống canh tác, nó bao gồm nhiều dạng tài nguyên sinh

sản phẩm mới. Trong vài thập kỷ vừa qua, việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ

học nhƣ:

sinh học đã từng bƣớc làm cho nông nghiệp có sự nhảy vọt về chất. Cụ thể, việc

+ Tài nguyên di truyền - vật liệu sống cơ bản cho sinh vật.

ứng dụng công nghệ sinh học đƣợc thể hiện ở những điểm chính sau đây:

+ Thực vật và các loại cây trồng nông nghiệp: Các giống bản địa, giống

+ Kỹ thuật tạp giao vô tính: dùng kỹ thuật biến tính hiện có tạo ra

hiện đại (bao gồm giống lai và giống tạo bằng vật liệu di truyền công nghệ

những sinh vật kiểu mới hoặc lấy những đặc tính tốt của nhiều sinh vật khác

sinh học).

nhau kết hợp làm một, định hƣớng cải biến di truyền.


+ Các sinh vật sống trong đất có ảnh hƣởng đến độ phì nhiêu của đất,
cấu trúc và chất lƣợng đất.

+ Sinh vật cố định đạm: thông qua việc tìm hiểu về gien cố định đạm
có thể cấy trực tiếp gien vào DNA của cây trồng, từ đó làm cho bản thân cây

+ Các công trình xuất hiện tự nhiên, vi khuẩn, nấm có khả năng kiểm
soát côn trùng và bệnh hại đối với động vật, thực vật bản địa.
+ Các dạng và thành phần hệ sinh thái nông nghiệp (đa canh/độc canh,
quy mô lớn hay nhỏ, thuộc dạng có tƣới nƣớc hay nhờ nƣớc mƣa,…) không
thể thiếu đối với chu kỳ dinh dƣỡng, tính ổn định và sức sản xuất.
+ Nguồn tài nguyên “hoang dại” (loài và đơn vị loài/giống) của nơi cƣ
trú tự nhiên có thể phục vụ nông nghiệp, thí dụ nhƣ côn trùng và tính ổn định

trồng có thể tự gom đƣợc đạm để giảm bớt lƣợng phân bón hoá học, hạn chế
đƣợc ô nhiễm môi trƣờng.
+ Dùng chất kích thích sinh trƣởng: sử dụng kỹ thuật DNA để sản xuất
chất kích thích không có tính hoá học và vô hại, có thể dùng để nâng cao sản
lƣợng, chất lƣợng và có thể thúc đẩy hay kéo dài thời gian sinh trƣởng của
cây trồng, vật nuôi.
+ Tác dụng quang hợp: tạo ra chất hữu cơ quan trọng của cây trồng, do

của hệ sinh thái.
Xét theo nghĩa rộng, đa dạng sinh học nông nghiệp không chỉ gồm tập

vậy nâng cao hiệu suất quang hợp dẫn đến năng suất cây trồng có thể tăng lên.

hợp loài rộng lớn mà còn gồm nhiều phƣơng thức nông dân có thể dựa vào để

+ Phòng và chữa trị bằng sinh học: Chế tạo ra thuốc diệt trùng, diệt cỏ


khai thác sự đa dạng sinh học trong sản xuất và quản lý cây trồng, đất, nƣớc, côn

thiên nhiên bảo đảm an toàn cho ngƣời sử dụng thuộc cũng nhƣ ngƣời tiêu thụ

trùng và các sinh vật khác. Ở nhiều quốc gia, đã có những đề xuất phải đánh giá

sản phẩm.

hiện trạng của đa dạng sinh học, làm cơ sở xây dựng các chiến lƣợc quốc gia để

Những lợi ích của việc ứng dụng công nghệ trong sinh học là rõ ràng.

bảo vệ và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và đƣa các chiến lƣợc này trở

Bên cạnh việc nâng cao năng suất sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và

thành một bộ phận của các chiến lƣợc tổng thể phát triển quốc gia.

tạo ra nhiều sản phẩm mới, công nghệ sinh học còn đáp ứng các cơ hội mới

Cách mạng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đã có tác

về quan hệ đối tác toàn cầu giữa những nƣớc phát triển có tiềm lực công nghệ

động sâu rộng đến nông nghiệp. Công nghệ sinh học ngày nay có một nội

mạnh và những nƣớc đang phát triển giàu tài nguyên sinh vật nhƣng thiếu vốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>
/>

12

13

và kiến thức để khai tác các tài nguyên đó. Tuy vậy, công nghệ sinh học cũng

nguồn tài nguyên khu vực nông thôn đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền

gây ra những thách thức đối với phát triển nông nghiệp bền vững.

vững của đất nƣớc.

Sự ra đời của các sản phẩm biến đổi gien, trong đó có các sinh vật biến

Vai trò của phát triển nông nghiệp còn thể hiện trong việc gìn giữ và tô

đổi gien, có nguy cơ tác động xấu tới cân bằng sinh thái. Ảnh hƣởng của các

điểm cho môi trƣờng sinh thái của con ngƣời, tạo sự gắn bó hài hòa giữa con

sản phẩm biến đổi gien đến sức khoẻ con ngƣời, tác động của việc ứng dụng

ngƣời với thiên nhiên và hình thành những nơi nghỉ ngơi trong lành, giải trí


công nghệ sinh học đến môi trƣờng sinh thái, vấn đề đạo đức gắn liền với các

phong phú, vùng du lịch sinh thái đa dạng thanh bình, góp phần nâng cao đời

sinh vật biến đổi gien, v.v. Vì vậy, những lợi ích và những rủi ro của công

sống tinh thần cho con ngƣời.

nghệ sinh học là thách thức trong phát triển công nghệ sinh học.

1.1.2.3. Phát triển bền vững về môi trường trong nông nghiệp

1.1.2.1. Phát triển bền vững về kinh tế

Trong nông nghiệp, môi trƣờng không chỉ là nguồn lực mà còn là yếu tố

Là ngành cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho tiêu dùng, nó tạo nên sự
ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đồng thời,
nông nghiệp cũng là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp;

có liên quan đến bản thân của quá trình phát triển nông nghiệp và đến môi
trƣờng sống của con ngƣời.
Bảo vệ môi trƣờng chính là bảo vệ môi trƣờng sản xuất nông nghiệp; bảo

Nông nghiệp giúp phát triển thị trƣờng nội địa, việc tiêu dùng của ngƣời

tồn đa dạng sinh học giúp duy trì cân bằng sinh thái, nhờ đó làm chậm quá trình

nông dân và mạng dân cƣ nông thôn đối với hàng hóa công nghiệp, hàng hóa


biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì thế, trong quá trình phát triển sản xuất nông

tiêu dùng (vải, đồ gỗ, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng…), hàng hóa tƣ liệu

nghiệp, cần áp dụng những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo nên sự phát

sản xuất (phân bón, thuốc trừ sâu, nông cụ, trang thiết bị, máy móc) là tiêu

triển bền vững của môi trƣờng sinh thái.

biểu cho sự đóng góp về mặt thị trƣờng của ngành nông nghiệp đối với quá

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững

trình phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, nông nghiệp còn mang lại nguồn ngoại

Khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp

tệ và nguồn nhân lực cho nền kinh tế, thông qua nguồn thu từ thuế đất nông

chính là nghiên cứu các cách thức tác động và phối hợp các nhân tố để thúc

nghiệp, thuế xuất khẩu nông sản.

đẩy việc tăng trƣởng trong sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp

1.1.2.2. Phát triển bền vững về xã hội

thƣờng bị tác động bởi ba nhóm nhân tố cơ bản là các nhân tố tự nhiên, các


Cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho tiêu dùng của cả xã hội; là thị
trƣờng quan trọng để tiêu thụ sản phẩm trong khu vực thành thị hiện đại.

nhân tố kinh tế và các nhân tố xã hội, thể chế.
1.1.3.1. Nhân tố tự nhiên

Nông thôn chiếm đại đa số nguồn tài nguyên, đất đai, khoáng sản, động thực

Tự nhiên vừa cung cấp các yếu tố vật chất trực tiếp tham gia vào các

vật, rừng, biển nên sự phát triển bền vững nông nghiệp có ảnh hƣởng to lớn

hoạt động sản xuất nông nghiệp, vừa tạo ra môi trƣờng cho các hoạt động đó.

đến việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái, việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các

Những nhân tố tự nhiên ảnh hƣởng đến việc phát triển nông nghiệp là các tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>
/>

14

15

nguyên thiên nhiên trong nông nghiệp gồm: Đất đai, rừng, biển, sông ngòi,


của các nguồn lực qui định qui mô và hiệu quả của ngành nông nghiệp. Khi huy

nguồn nƣớc, ánh sáng, khí hậu và cả sự đa dạng sinh học (Học viện chính trị

động và sử dụng các nguồn lực vào quá trình sản xuất nông nghiệp, cần quan

Quốc gia HCM, 2004, tr. 130). Trong đó có những tài nguyên vô hạn (nhƣ

tâm đến những vấn đề sau:

), còn lại đa số là tài nguyên hữu hạn (nhƣ đất đai, rừng, nguồn

Qui mô về số lƣợng và chất lƣợng các nguồn lực đƣợc huy động có tính

nƣớc, sự đa dạng sinh học, ); vì vậy, việc sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các tài

quyết định đến tốc độ tăng trƣởng và phát triển nông nghiệp. Gia tăng qui mô

nguyên thiên nhiên trong nông nghiệp sẽ góp phần phát triển nông nghiệp

các nguồn lực nhƣ vốn, lao động, khai thác tài nguyên thiên nhiên làm nông

bền vững. Mỗi yếu tố của tự nhiên tạo nên các đặc điểm riêng có của sản xuất

nghiệp tăng trƣởng theo chiều rộng; trong khi đó, tăng trƣởng theo chiều sâu

nông nghiệp, sự hiểu biết về cấu tạo, độ phì nhiêu của đất đai; nắm bắt đƣợc

gắn với tăng năng suất lao động nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ


đặc điểm chu kỳ sinh trƣởng của cây trồng, vật nuôi; hiểu biết những chu kỳ

tiên tiến vào quá trình sản xuất.

ánh sáng,

khí hậu để điều chỉnh thời vụ;

có vai trò quan trọng để khai thác các nguồn

lực quan trọng này trong phát triển nông nghiệp.

Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp còn phải gắn liền với vấn đề xóa đói
giảm nghèo, an ninh lƣơng thực, và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Nên Nhà

Nhận thức nhân tố tự nhiên đòi hỏi phải tiến hành điều tra, khảo sát,

nƣớc cần phải có các biện pháp điều tiết trong quá trình huy động và sử dụng

đánh giá điều kiện khí hậu, thời tiết, tài nguyên thiên nhiên trong nông nghiệp

các nguồn lực vào sản xuất nông nghiệp để vừa đảm bảo gia tăng sản lƣợng,

đối với mỗi vùng, mỗi địa phƣơng,

vừa đạt đƣợc các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.

Trên cơ sở đó, cần xây dựng chiến lƣợc


phát triển nông nghiệp, từng vùng địa phƣơng phù hợp với lợi thế tài nguyên,
vị trí địa lý, cây con; đồng thời tiến hành qui hoạch, khai thác, sử dụng tài
nguyên gắn với qui hoạch phát triển nông nghiệp và qui hoạch phát triển từng
vùng sinh thái.

b) Thị trường các yếu tố đầu vào và tiêu thụ nông sản
Trong nông nghiệp, có hai thị trƣờng đảm bảo cho quá trình phát triển
nông nghiệp là thị trƣờng các yếu tố đầu vào và thị trƣờng tiêu thụ nông sản.

Những đánh giá không đúng, thiếu cơ sở khoa học về điều kiện tự nhiên

Thị trƣờng các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp nhƣ thị trƣờng vốn;

sẽ dẫn đến sai lầm trong lựa chọn ngành, cây con, sản phẩm; từ đó dẫn đến

thiết bị và vật tƣ nông nghiệp; quyền sử dụng đất; khoa học và công nghệ. Tuy

những yếu kém trong phát triển nông nghiệp.

nhiên, do năng lực kinh tế và trình độ quản lý, mà nông hộ khó có thể thâm

1.1.3.2. Nhân tố kinh tế

nhập về phía "trƣớc" hoặc phía "sau" trên chuỗi sản xuất nông sản. Vì vậy, nhà

Trong nông nghiệp, các nhân tố kinh tế đảm bảo tăng trƣởng nông

nƣớc phải có các thể chế phát triển hiệu quả thị trƣờng yếu tố đầu vào để giảm

nghiệp chính là qui mô và chất lƣợng các nguồn lực trong sản xuất nông


chi phí sản xuất; nhƣng đồng thời nhà nƣớc phải kiểm soát thị trƣờng này giảm

nghiệp, thị trƣờng các yếu tố đầu vào và thị trƣờng tiêu thụ nông sản.

thiểu những rủi ro đối với quá trình sản xuất của nông hộ.

a) Qui mô và chất lượng các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp

Thị trƣờng tiêu thụ nông sản thƣờng phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu

Các nguồn lực chủ yếu trong nông nghiệp gồm đất đai, lao động, vốn, khoa

về nông sản. Cung cầu trong nông nghiệp tạo ra cơ chế hình thành giá cả nông

học và công nghệ, tài nguyên thiên nghiên và môi trƣờng. Qui mô và chất lƣợng

sản và thúc đẩy việc mua bán nông sản phù hợp với các qui luật của thị trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>
/>

16

17


Cầu về nông sản là cầu cho tiêu dùng trực tiếp, cầu cho chế biến và cầu cho sản

đổi cách thức sản xuất, tiếp cận thị trƣờng để nâng cao sức sản xuất và cải

xuất trực tiếp nông nghiệp. Cung về nông sản không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu

thiện thu nhập đối với họ là mạo hiểm vì một vụ mùa thất bát cũng đồng

dùng, cho xuất khẩu mà cả cho dự trữ (Phạm Vân Đình và cộng sự, 1997, tr. 56).

nghĩa với đói kém..

Tại các nƣớc có nền nông nghiệp sản xuất thừa đáp ứng cho nhu cầu

Vì vậy, chỉ có nâng cao thu nhập của nông dân dựa trên cơ sở tăng

xuất khẩu nhƣ Việt Nam, thì nông dân có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng

năng suất lao động, tăng sản lƣợng mới làm cho họ chấp nhận thay đổi kinh

nông sản cả về mặt chất lƣợng và số lƣợng. Tuy nhiên, giữa cung và cầu nông

nghiệm và tập quán sản xuất tự cấp tự túc, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị

sản có những đặc điểm riêng của nó, cầu nông sản đòi hỏi luôn có sẵn, liên

trƣờng. Thu nhập của nông dân tăng lên tạo cơ hội cho nông dân có nhiều cơ

tục, khối lƣợng lớn và thực phẩm an toàn; thì cung nông sản luôn có đặc tính


hội hơn để lựa chọn tiêu dùng, tích lũy và đầu tƣ; kích thích họ tự đổi mới

không ổn định, theo mùa vụ và không liên tục. Chính vì điều này mà giá cả nông

cuộc sống và nâng cao năng lực sản xuất của chính họ.

sản luôn dao động với biên độ lớn, gây nhiều tổn thất đối với vụ mùa và thu
nhập của ngƣời nông dân, ngay cả lúc ngƣời nông dân đƣợc mùa vụ.

Chính vì xuất phát điểm là nền sản xuất nhỏ, canh tác lạc hậu, mà các
nông hộ nhỏ đang phải đối diện với những thách thức khi gia nhập WTO.

Khi tiếp cận sản xuất nông nghiệp theo cung hay theo cầu đều đem lại

Những thách thức đó là: (1) Thông tin thị trường, các đối tác không muốn giao

những khiếm khuyết bởi sự liên kết giữa sản xuất của ngƣời nông dân và thị

dịch với các nông hộ nhỏ mà chỉ muốn làm việc thông qua đại diện của họ, nên

trƣờng luôn là khoảng cách lớn. Để đảm bảo cân đối giữa cung và cầu trong

các nông hộ nhỏ khó tiếp cận thông tin từ các đối tác nếu không liên kết lại

sản xuất nông nghiệp cần phải phát triển các ngành hàng nông sản làm cầu nối

theo nhóm hoặc hình thành các trang trại lớn. (2) Vốn và kỹ năng, chỉ có các

giữa nông dân và thị trƣờng, giảm đƣợc những tổn thất mà nông dân phải gánh


trang trại qui mô lớn mới tập hợp đủ nguồn lực, có khả năng tiếp cận các nguồn

chịu do sự biến động giá cả nông sản theo vụ mùa.
1.1.3.3. Nhân tố xã hội và thể chế

vốn, các kỹ năng và công nghệ sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu. Nhờ

Các nhân tố xã hội và thể chế trong phát triển nông nghiệp có thể đƣợc
xem là các nhân tố liên quan đến tập quán, kinh nghiệm sản xuất trong nông
nghiệp, phát triển hạ tầng nông thôn và đổi mới thể chế đối với nông nghiệp.

vào khả năng này mà trang trại lớn mới vƣợt qua đƣợc các rủi ro trong quá trình
chuyển đổi sản xuất. (3) Khối lượng cung ứng lớn, điều này luôn là thách thức
lớn đối với các nông hộ nhỏ, nếu các trang trại không liên kết lại trong sản xuất
và cùng các nhà cung ứng để đáp ứng các đơn hàng lớn ổn định thì những rủi

a) Tập quán và kinh nghiệm sản xuất

ro do giá cả, sản lƣợng là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, để bảo đảm

Nền nông nghiệp sản xuất nhỏ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất

khối lƣợng cung ứng cần phải áp dụng các công nghệ sản xuất ra hoa, ra quả

cha truyền con nối và tạo cho nông dân tâm lý cam chịu và bằng lòng với tập

đồng loạt, có hệ thống tƣới tiêu để sản xuất các sản phẩm trái vụ, phải có hệ

quán sản xuất tự cung tự cấp. Kinh nghiệm và tâm lý này đã làm cho mục


thống các kho hàng phù hợp. (4) Chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, sản

đích sản xuất của nông dân nghèo chỉ đảm bảo cái ăn, cái mặc; ý tƣởng thay

xuất theo qui trình canh tác phù hợp là yêu cầu bắt buộc khi thâm nhập thị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>
/>

18

19

trƣờng nông sản toàn cầu. Các nông hộ không tham gia vào quá trình này khó

cam kết quốc tế; (5) Đổi mới thể chế đối với nông nghiệp, góp phần thúc đẩy

có thể tiêu thụ nông sản vì đòi hỏi phải tuân thủ những qui định và phải qua

phát triển nông nghiệp nhanh chóng và bền vững.

các kiểm định để có các chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn.
b) Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
Cơ sở hạ tầng nông thôn gồm có đƣờng bộ, đƣờng thuỷ; hệ thống tƣới
tiêu, hệ thống cấp thoát nƣớc; cầu cảng; hệ thống điện, thông tin liên lạc. Cơ


Theo nghĩa hẹp hơn liên quan đến hoạt động kinh tế, thể chế đƣợc xem
nhƣ các luật lệ, các chính sách vừa có tác dụng thúc đẩy lại vừa hạn chế
những hành động của cá nhân hoặc các tổ chức tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh. Việc đổi mới thế chế nhằm xác lập những qui định mới hoặc sửa
đổi những qui định cũ với ý đồ thay đổi hành vi của các đơn vị sản xuất và tiêu

sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn là nhân tố ngoại sinh của phát triển nông

thụ nông sản, cũng nhƣ các tổ chức quản lý của nhà nƣớc về nông nghiệp và

nghiệp, nhƣng có vai trò thúc đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi thế so

các ngành liên quan theo những định hƣớng mong muốn.

sánh của nông sản đƣợc sản xuất và tiêu thụ. Phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt

Nhà kinh tế học Josepth E. Stiglitz cho rằng " sự thành công về mặt kinh

là giao thông, thủy lợi và thông tin liên lạc làm giảm chi phí trong sản xuất và

tế đòi hỏi phải tạo nên lực cân bằng giữa chính phủ và thị trƣờng" (Josepth E.

tiêu thụ nông sản; phát triển hệ thống cấp thoát nƣớc, điện làm nâng cao đƣợc

Stiglitz, 2008, tr. 17). Thị trƣờng có thể tạo ra cơ chế phân bố và sử dụng hiệu

chất lƣợng cuộc sống tại nông thôn. Chính vì vậy mà phát triển cơ sở hạ tầng

quả các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp; nhƣng thị trƣờng không thể giải


nông thôn trở thành chính sách quan trọng tại các nƣớc tạo đà thúc đẩy tăng

quyết những rủi ro của sản xuất nông nghiệp và sự biến động giá cả thị trƣờng

trƣởng nông nghiệp, xóa dần khoảng cách nông thôn và thành thị và thúc đẩy

nông sản, thị trƣờng cũng không tạo ra cơ chế thu hút đầu tƣ để phát triển nông

lƣu thông nông sản hàng hóa tạo điều kiện phát triển nông nghiệp.

thôn, và thị trƣờng cũng không bảo vệ đƣợc môi trƣờng sinh thái trong quá trình
tăng trƣởng nông nghiệp. Để đạt đƣợc các chức năng kinh tế, xã hội và môi

c) Đổi mới thể chế trong nông nghiệp

trƣờng của nông nghiệp và đảm bảo nông nghiệp phát triển bền vững cần có sự

Vai trò của nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế là vấn đề vừa cổ điển

quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp thông qua đổi mới các chính sách.

vừa hiện đại. Ngày nay, những tranh luận trong khoa học không còn ở việc

Chính sách nông nghiệp đƣợc xem là tổng thể các biện pháp kinh tế và

cần hay không vai trò của nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế mà ở chỗ làm

những biện pháp khác của nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng tác động đến

thế nào để kết hợp tốt vai trò của nhà nƣớc với thị trƣờng trong phát triển


nông nghiệp và các ngành, các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến nông nghiệp

kinh tế. Gần đây, khi phân tích nguyên nhân khủng hoảng kinh tế toàn cầu

nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định, với những điều kiện thực hiện nhất

vừa qua, nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra một trong những nguyên nhân cơ bản là

định và trong một thời hạn xác định (Phạm Văn Khôi, 2007, tr. 12).

xem nhẹ vai trò quản lý của nhà nƣớc.

1.2. Kinh nghiệm quốc tế và trong nƣớc

Vai trò của Nhà nƣớc đối với phát triển nông nghiệp thƣờng đƣợc thể
hiện ở những vấn đề chủ yếu sau đây: (1) Hoạch định chiến lƣợc; (2) Qui
hoạch phát triển nông nghiệp; (3) Ban hành pháp luật, chính sách phát triển

1.2.1.Kinh nghiệm của quốc tế
a) Một số chính sách xây dựng và phát triển nông thôn hiện nay ở Thái Lan
Hiện nay ngƣời ta đang thực hiện các chính sách xây dựng và phát triển

nông nghiệp; (4) Thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân theo đúng các

nông thôn một cách thiết thực nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


/>
/>

20

21

Thứ nhất, chính sách trợ giá nông sản. Ở Thái Lan đang thực hiện trợ
giá cho nông dân trên các lĩnh vực nông sản chủ yếu nhƣ sau: gạo, cao su, trái
cây, .v..v. Chính phủ Thái Lan đã mua giá gạo thơm 6.500baht/tấn trong khi
giá thị trƣờng chỉ 5.000 – 5.200baht/tấn. Việc trợ giá nông sản không chỉ thực
hiện ở việc mua giá ƣu đãi của nông dân mà nông dân trồng lúa còn đƣợc
hƣởng những ƣu đãi khác nhƣ mua phân bón với giá thấp, miễn cƣớc vận
chuyển phân bón, đƣợc cung cấp giống mới có năng suất cao, đƣợc vay vốn
lãi xuất thấp từ ngân hàng nông nghiệp.
Thứ hai, chính sách công nghiệp nông thôn. Thái Lan vốn là nƣớc nông
nghiệp truyền thống dân số nông thôn chiếm khoảng 80%. Do vậy, công

làng sẽ nhận đƣợc một triệu baht từ chính phủ để cho dân làng vay mƣợn. Trên
thực tế đã có trên 75.000 ngôi làng ở Thái Lan đƣợc nhận khoản vay này.
+ Chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm. Để thực hiện
chính sách Chính phủ Thái Lan đã phát động chƣơng trình: “Thái Lan là bếp
ăn của thế giới” với mục đích khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có
những hành động thiết thực có hiệu quả để kiểm soát chất lƣợng vệ sinh thực
phẩm đảm bảo cho xuất khẩu và ngƣời tiêu dùng.
Thứ ba, mở cửa thị trƣờng thích hợp để thu hút đầu tƣ mạnh mẽ của
nƣớc ngoài cho nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm.Ở

nghiệp nông thôn đƣợc coi là nhân tố quan trọng giúp Thái Lan nâng cao chất


đây chính phủ Thái Lan đã có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy

lƣợng cuộc sống của nông dân.

chế biến và đầu tƣ trực tiếp vào các cơ sở hạ tầng nhƣ cảng, kho lạnh, sàn đấu

Để thực hiện nhiệm vụ này, Chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các

giá và đầu tƣ vào nghiên cứu và phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển

công việc sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông

doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở Thái Lan xúc tiến công việc này là trách nhiệm

thôn, xem xét đầy đủ các nguồn tài nguyên, xem xét những kỹ năng truyền

của Cục xúc tiến Công nghiệp, Cục xúc tiến Nông nghiệp, Cục Hợp tác xã,

thống, nội lực tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị,… Cụ thể là Thái

Cục thủy sản, cơ quan tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp trực thuộc Bộ Công

Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn nhƣ sản xuất hàng nông, thủy

nghiệp và Bộ nông nghiệp.
Tóm lại: Chính sách xây dựng phát triển nông thôn ở Thái Lan là một

hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nƣớc.
Công nghiệp chế biến thực phẩm Thái Lan phát triển mạnh nhờ một số


tích canh tác bị thu hẹp, nông dân bỏ ruộng vƣờn đi làm thuê, nông dân không

chính sách sau:
+ Chính sách ƣu tiên phát triển nông nghiệp với mục đích nâng cao
chất lƣợng các mặt hàng nông sản gạo, dứa, tôm sú, cà phê bằng một chƣơng
trình “Mỗi làng một sản phẩm” (One tambon, One product – OTOP) tức là mỗi
ngày làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trƣng và có chất lƣợng cao. Trên
thực tế chƣơng trình này trung bình 06 tháng đem lại cho nông dân khoảng
84,2 triệu USD lợi nhuận. Bên cạnh chƣơng trình trên chính phủ Thái Lan
cũng thực hiện chƣơng trình “Quỹ Làng” (Village Fund Progam) nghĩa là mỗi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

loạt chính sách ra đời từ thách thức của nền nông nghiệp Thái Lan, đó là diện

/>
đƣợc hƣởng lợi từ các chính sách của chính phủ. Đây là chính sách “bắt bệnh”
và tìm thuốc chữa xuất phát từ sự quan tâm của vua Thái Lan đến Chính phủ
và chính quyền của các địa phƣơng. Các chính sách ấy đã kết hợp đƣợc kinh
nghiệm truyền thống và công nghệ hiện đại để từng bƣớc làm cho suy nghĩ,
nhận thức cùa ngƣời nông dân Thái Lan thay đổi, họ đã hiểu sản xuất nông
nghiệp không chỉ để ăn mà còn để xuất khẩu. Từ đây họ đã chung sức, chung
lòng phát triển nền nông nghiệp với tốc độ tăng trƣởng nhanh, công nghệ cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

22

23


b) Chính sách xây dựng và phát triển nông thôn bền vững ở Trung Quốc

nghệ có khả năng ứng dụng trong điều kiện cụ thể và có thể nhân rộng; mô

Trung Quốc là một quốc gia có 700 triệu nông dân chiếm 60% dân số

hình phải đạt hiệu quả về kinh tế và là nơi hợp tác giữa nhà Khoa học - Nhà

cả nƣớc. Trung Quốc đã từng trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn đó là

nƣớc - Doanh nghiệp - Nhà nông trong đó doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

quá trình tích tụ ruộng đất để hiện đại hóa đã đẩy hàng triệu nông dân ra thành

Với chính sách nhƣ vậy, Trung Quốc đã làm bùng nổ về phát triển

phố làm việc, ruộng đồng hoang hóa, các quan chức địa phƣơng và giới

nông nghiệp, nông thôn chuyên sâu theo cách “Nhất thôn, nhất phẩm” (Mỗi

thƣơng nhân thƣờng câu kết để chiếm ruộng đất nông nghiệp để xây cất nhà
cửa hoặc biến thành khu công nghiệp. Do vậy, Một số thay đổi mang tính chất
đột phá trong chính sách đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Trung
Quốc đã đƣợc thực hiện nhƣ sau:

thôn có một sản phẩm). Đến nay, Trung Quốc đã có 154.842 doanh nghiệp
kinh doanh nông nghiệp kéo theo sự phát triển của 90.980.000 hộ sản xuất
trên 1.300.000.000 mẫu diện tích trồng cây các loại; 95.700.000 mẫu chăn
nuôi thủy, hải sản. Trƣớc mắt lục địa Trung Quốc này đã xây dựng 4.139 khu

công nghiệp tiêu chuẩn hóa cấp tỉnh và quốc gia.

Thứ nhất, giảm thuế để thu hút đầu tƣ vào nông nghiệp, ở đây Trung
Quốc đã thực thi chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp cho các doanh

Thứ ba, bài học “Tam nông” trong xây dựng nông thôn mới ở Trung
Quốc với tiêu chí “hai mở, một điều chỉnh” đó là: mở cửa giá thu mua, mở

nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp. Hiện nay Trung Quốc có trên 10.000 doanh

cửa thị trƣờng mua bán lƣơng thực và một điều chỉnh là chuyển từ trợ cấp

nghiệp hoạt động ở nông thôn chiếm 30% tổng số doanh nghiệp cả nƣớc.

gián tiếp qua lƣu thông trở thành trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lƣơng

Thực tế hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ (gần bằng 10 tỷ doanh nghiệp),

thực. Để thực hiện đƣợc tiêu chí trên thì Chính phủ Trung Quốc đã mạnh tay

các doanh nghiệp có số vốn từ 200 tỷ trở lên chỉ chiếm 30%. Cách này đã vực

hỗ trợ tài chính tam nông với ba mục tiêu: “Nông nghiệp gia tăng sản xuất,

dậy tình trạng thua lỗ của quá nhiều doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp và

nông nghiệp phát triển và nông dân tăng thu nhập.” Định hƣớng hỗ trợ tài

nông thôn.


chính cho Tam nông ở Trung Quốc hiện nay là: “Nông nghiệp hiện đại, nông

Để thu hút tốt chính sách này Trung Quốc đã thành lập nhiều đoàn kêu

thôn đô thị hóa, nông dân chuyên nghiệp hóa”.

gọi xúc tiến đầu tƣ ở Nga, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, EU,…. Hiện nay Bộ

Chính sách tam nông ở Trung Quốc cũng gắn với chủ trƣơng hạn chế

Nông nghiệp đã trình Chính phủ đề án thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào

tối đa việc lấy đất nông nghiệp. Vấn đề thu hồi đất nông nghiệp ở nƣớc này

nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc năm 2015, trong đó chú trọng phát triển

đƣợc qui định rất chặt chẽ. Chuyển đổi quyền sử dụng đất đai phải đúng với

công nghệ sinh học để tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có năng xuất chất

chiến lƣợc lâu dài của vùng và nằm trong chỉ giới nhất định bảo đảm Trung

lƣợng cao, áp dụng công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoạch để nâng cao

Quốc luôn có 1,87 tỷ mẫu đất trở lên. Mặt khác, những khoản tiền thu đƣợc từ

giá trị; an toàn vệ sinh của sản phẩm sau thu hoạch.

phát triển công nghiệp do lấy đất công nghiệp đƣợc chuyển về chính quyền


Thứ hai, giai đoạn năm 2009 - 2015 Trung Quốc sẽ phát triển khu công

nông thôn, xã để lo phát triển đời sống KT-XH của nhân dân.

nghiệp công nghệ cao. Đó là các công nghệ đƣợc ứng dụng tiên tiến và mới

Thư tư, Trung Quốc thực hiện chính sách nông thôn mới là khuyến

nhất; công nghệ đƣợc ghép nối trong một qui trình liên tục khép kín; công

nông và tăng quyền cho nông dân. Nội dung cốt lõi chính sách này là nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>
/>

24

25

dân đƣợc trao đổi, sang nhƣợng không hạn chế quyền sử dụng đất nông nghiệp

thửa kết hợp chỉnh trang ruộng là cơ sở thực hiện cơ giới hóa đồng bộ trong

mà họ đang đƣợc hƣởng cho nông dân khác hoặc cho doanh nghiệp miễn là

sản xuất nông nghiệp.


không chuyển đổi mục đích sử dụng. Nông dân cũng sẽ đƣợc thế chấp, cầm cố

* Kết quả sản xuất trồng trọt

quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng hoặc góp vốn vào công ty nông nghiệp.

Trong sản xuất trồng cây lúa, Tỉnh đã tập trung theo hƣớng sản xuất

Việc nông dân đƣợc phép bán đất đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các nông

trồng lúa hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Tỷ lệ gieo cấy lúa hàng

trại qui mô lớn với công nghệ canh tác.

hóa chất lƣợng cao tăng đều qua các năm: năm 2008 đạt 20% diện tích, năm

1.2.2. Kinh nghiệm trong nước

2012 tăng lên 45% diện tích. Năm 2008 thu nhập bình quân trên ha đất canh

a) Kinh nghiệp phát triển nông thôn theo hƣớng bền vững của tỉnh

tr,đồng/ha tăng 48,8 so năm 2008.

Nam Định
* Kết quả thực hiện Quy hoạch sản xuất nông nghiệp
Xác định Quy hoạch là cơ sở quan trọng để phát triển nông nghiệp theo
hƣớng hiện đại toàn diện: Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các huyện,
thành phố tập trung cao về Quy hoạch sản xuất nông nghiệp thành vùng sản

xuất tập trung: vùng sản xuất hàng hóa, vùng sản xuất cây vụ đông, vùng
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vùng trang trại tổng hợp…theo hƣớng phát triển
sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Quý I năm 2011 toàn tỉnh đã thực hiện xong
và phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung cấp xã giai đoạn
2011-2020. Tháng 9/2011, UBND tỉnh đã phê duyệt xong Quy hoạch Xây
dựng nông thôn mới đến năm 2020 cho tất cả 09 huyện và thành phố. Đồng
thời chỉ đạo lập Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã giai
đoạn 2012-2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2011-2015.
Căn cứ Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, UBND tỉnh triển
khai công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông dân
tích tụ ruộng đất và tổ chức sản xuất tập trung với quy mô lớn theo sản xuất
hàng hóa. Năm 2011 hoàn thành dồn điền, đổi thửa ở tất cả các xã, thị trấn.
Chất lƣợng dồn điền, đổi thửa tốt đƣợc nhân dân phấn khởi. Dồn điền, đổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

tác đạt 65,18 triệu đồng/1ha. Năm 2012 thu nhập trên 1ha đất canh tác đạt 97

/>
Diện tích cây vụ đông 2008: 1.258 ha (trong đó cây vụ đông trên đất 2
lúa 193 ha). Diện tích cây vụ đông năm 2012: 1.359,9 ha, tăng 8,1% so với
năm 2008 (trong đó cây vụ đông trên đất 2 lúa 288,9 ha).
* Kết quả sản xuất ngành Chăn nuôi
Chăn nuôi ổn định phát triển sản xuất theo hƣớng hàng hóa tập trung
quy mô trang trại, gia trại thay cho chăn nuôi nhỏ lẻ. Phát triển chăn nuôi của
tỉnh tập trung vào các con nuôi: Lợn, gia cầm, trâu bò. Hiện nay đàn trâu bò
20.431con, đàn lợn 810.303 con, đàn gia cầm 9.760.400 con, sản xuất lƣợng
lợn hơi xuất chuồng đạt 130.486 tấn. Chủ động các biện pháp chống dịch
bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đản bảo an toàn dịch bệnh, tạo điều kiện cho
chăn nuôi phát triển ổn định. Giá trị sản lƣợng ngành chăn nuôi theo giá hiện
hành năm 2008 đạt 4110,214 tỷ đồng; Giá trị sản lƣợng chăn nuôi năm 2012

đạt 8.620,005 tỷ đồng tăng 109,6% so năm 2008.
* Kết quả sản xuất ngành Thủy sản, lâm nghiệp và thực hiện chiến lược
kinh tế biển gắn với an ninh quốc phòng:
Tỉnh Nam Định xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn tập trung
cao trong sản xuất thâm canh các con nuôi có giá trị cao trên thị trƣờng: Tôm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

26

27

sú, tôm thẻ chân trắng, cua, cá bớp, ngao vạng, cá song, cá vƣợc…Diện tích

khâu thu hoạch. Để đáp ứng yêu cầu đó, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn

nuôi trồng 20.840 ha, trong đó diện tích nuôi mặn lợ 11.747 ha tập trung ở các

tiếp tục phát triển và mở rộng, tập trung sửa chữa các máy nông nghiệp và mở

vùng ven biển. Những năm qua Nhà nƣớc đầu tƣ kinh phí phát triển xây dựng

rộng các hoạt động dịch vụ phục vụ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông

các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản: Huyện Nghĩa

nghiệp. Tổng giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2008 (giá so sánh) đạt 2150,299

Hƣng, Hải Hậu, Giao Thủy, Xuân Trƣờng… Năm 2008 tổng sản lƣợng nuôi


triệu đồng, năm 2012 đạt 4.080.674 triệu đồng, tăng 89,8% so năm 2008. Các

trồng đạt 90.714,5 tấn, năm 2012 tổng sản lƣợng nuôi trồng đạt 240,785 tấn

ngành sản xuất kinh doanh phát triển ổn định, tăng trƣởng khá. Các doanh

tăng 154,4% so năm 2008. Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành năm 2008

nghiệp trong các cụm công nghiệp hoạt động tốt, thu hút trên 30.000 lao động

đạt 4.600,864 tỷ đồng, giá trị sản xuất thủy sản năm 2012 đạt 9.410,279 tỷ

có việc làm ổn định.
Trong 5 năm giá trị sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định đạt trung

đồng, tăng 104,2% so với năm 2008.
Tỉnh có 1.423 phƣơng tiện khai thác hải sản trong đó chủ yếu có công
suất từ (20-300 CV). Các tàu khai thác đánh bắt thủy sản đều đƣợc tổ chức

bình 3.17%/năm. Năm 2008 giá trị nông nghiệp theo giá cố định 6.460.096
triệu đồng, năm 2012 đạt 7.470.686 triệu đồng, tăng 15,27%.

theo các tổ, đội đƣợc trang bị các máy móc phục vụ thông tin liên lạc trên

* Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế nông nghiệp

biển tạo điều kiện cho sản xuất và an ninh, an toàn trên biển.

- Hệ thống thủy lợi: Hệ thống thủy lợi đƣợc tập trung cải tạo, cơ bản


Tỉnh đầu tƣ kinh phí xây dựng các cơ sở sản xuất giống thủy sản, trong

đáp ứng đầu tƣ sản xuất và phòng chống thiên tai úng lụt. Nhiều tuyến sông

đó có 3 trang trại sản xuất giống cá nƣớc ngọt và 7 trang trại sản xuất cá mặn

lớn trên địa bàn tỉnh đƣợc đầu tƣ xây kè hai bên sông, nhiều thống kênh cấp 3

lợ, hàng năm đáp ứng đƣợc 80% nhu cầu con giống trên địa bàn tỉnh. Các cơ

đƣợc kiên cố hóa 365 km, đáp ứng yêu cầu tƣới tiêu phục vụ sản xuất và đời

sở dịch vụ con giống thức ăn thủy sản, thú y sản xuất trên địa bàn tỉnh đáp

sống ngƣời dân.

ứng yêu cầu sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Giao thông nông thôn: 100% đƣờng đến trung tâm xã, đƣờng ra đồng

Thực hiện tốt việc trồng mới và bảo vệ rừng nên diện tích rừng phòng

theo đề án là 2.450,5 km đến nay đã đắp xong nền đƣờng và 1.500 km, cứng

hộ ven biển hiện nay 10.671,2 ha, trong đó có 10.501,2 ha rừng ngập mặn và

hóa đƣợc 710,2 km NTM. Đƣờng thôn xóm đã đƣợc nâng cấp cứng hóa

170 ha rừng phi lao. Các diện tích rừng đƣợc bảo vệ nghiêm nên phát triển tốt


1.050,8 km đạt chuẩn NTM.

và có vai trò rất quan trọng trong việc phòng hộ các tuyến đê biển xung yếu
khi xẩy ra bão lũ. Bảo vệ và phát triển rừng tạo điều kiện cho phát triển bền
vững nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
* Kết quả phát triển Công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn

Điện nông thôn: Hoàn thành bàn giao hệ thống lƣới điện cho ngành điện
quản lý. Hệ thống điện nông thôn đƣợc cải thiện, nâng cấp đáp ứng đƣợc yêu
cầu của nhân dân có 100% các hộ dân đƣợc sử dụng điện đạt tiêu chuẩn NTM.

Thực hiện phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hiện đại hóa,
từng bƣớc đƣa cơ giới hóa và khâu sản xuất nông nghiệp từ khâu sản xuất đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

28

29

- Biêu chính viễn thông: Mạng lƣới bƣu chính viễn thông đƣợc nâng cấp

Toàn tỉnh có 310 HTX nông nghiệp 30 HTX thủy sản, 5 HTX diêm

và đƣợc hiện đại hóa, đến nay trên địa bàn tỉnh đạt 100% số xã, thị trấn có điểm


nghiệp, các HTX tiếp tục đổi mới công tác quản lý HTX theo luật. Vốn sản xuất

bƣu điện văn hóa xã, 100% số xã có mạng lƣới Internet đến các thôn xóm.

kinh doanh đƣợc bảo tồn và tăng trƣởng. Nâng cao các hoạt động dịch vụ nhất là

- Nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng nông thôn: Đến nay nhiều công trình
cấp nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng nông thôn đƣợc cải tạo, nâng cấp cải thiện
phục vụ tốt cho đời sống, sinh hoạt cho nhân dân. Có 98% số hộ dân đƣợc sử

các dịch vụ tƣới tiêu nƣớc, bảo vệ cây trồng, dịch vụ vật tƣ phục vụ sản xuất,
làm đất, cung ứng giống, ngâm ủ giống, gieo sạ, phun thuốc trừ cỏ…
* Nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo
nguồn nhân lực

dụng nƣớc sạch (nƣớc giếng khoan UNICEF).
* Kết quả dồn điền đổi thửa, kiến thiết chỉnh trang đồng ruộng
Trong 2 năm 2011-2012, Tỉnh chỉ đạo các huyện tập trung triển khai

Coi trọng chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ
khâu con nuôi thủy sản, đặc sản chất lƣợng cao, tập trung chuyển đổi cơ cấu

dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp 100% số đơn vị trong tỉnh, ở 3.140/3.170

giống, cơ cấu mùa vụ, phát triển nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu 3 vụ/

thôn đội đạt 99% số thôn đội tham gia dồn điền đổi thửa, với diện tích

năm, mở rộng diện tích cây vụ đông trên đất 2 lúa tạo nâng cao thu nhập cho


100.371 ha bình quân 1,46 thửa/hộ, giảm 0,93 thửa/hộ so với trƣớc khi dồn

nhân dân. Đƣa gieo sạ vào gieo cấy lúa tại các huyện thuần đạt 20% diện tích,

điền đổi thửa. Thực hiện công tác dồn điền đổi thửa tạo điều kiện cho các đơn

nông dân đã ứng dụng khoa học kỹ thuật mang lại hiệu quả trong sản xuất

vị thực hiện sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, trong vụ xuân 2013 đã có

nông nghiệp.

210/230 đơn vị triển khai “Cánh đồng mẫu lớn” với diện tích 10.927 ha. Thực
hiện dồn điền đổi thửa tạo điều kiện cho các đơn vị thu gọn đất công phục vụ

b) Kinh nghiệm mở rộng thị trƣờng và phát triển các ngành hàng nông sản
của tỉnh Quảng Nam

nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho nông dân, năm 2008 tỷ lệ lao

* Xác định các thị trường chủ yếu cho nông sản tỉnh Quảng Nam

động nông thôn qua đào tạo nghề 26,15% năm 2013 tỷ lệ đào tạo nghề ƣớc

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời Việt Nam là quốc

đạt 36,9% tăng lên 10%. Năm 2012 giải quyết việc làm mới cho 30.100 ngƣời


gia xuất khẩu nhiều nông sản, nhất là lƣơng thực và thủy sản và cũng là

đạt 100,1% kế hoạch. Tổng số lao động đƣợc tổ chức học nghề 30.070 ngƣời.

những ngành có lợi thế của nông nghiệp Quảng Nam.

* Đổi mới và xây dựng các tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở
nông thôn

Ngoài việc cung cấp nông sản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, dự trữ của

Đến nay toàn Tỉnh có 3000 trang trại, chủ yếu là trang trại nuôi trồng
thủy sản và chăn nuôi, trong đó có 420 trang trại đạt tiêu chí NTM. Có 9.600
gia trại, chủ yếu là chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt tăng 25% so

nhân dân trong tỉnh, việc sản xuất nông sản cần đáp ứng tốt các thị trƣờng sau:
- Cung cấp nông sản cho thành phố Đà Nẵng, và các khu công nghiệp
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Quá trình đô thị hóa nhanh tại thành phố

năm 2008.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

+ Thị trường nông sản trong nước

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

30


31

Đà Nẵng đã làm thu hẹp đất nông nghiệp và hiện nay nguồn nông sản đƣợc

mác, yêu cầu có chứng nhận Global GAP,

cung cấp cho thành phố Đà Nẵng chủ yếu từ tỉnh Quảng Nam nhƣ lƣơng thực,

xuất và xuất khẩu. Nên nhiều doanh nghiệp đã hƣớng đến các thị trƣờng dễ

rau đậu, thịt gia súc, gia cầm.

tính hơn nhƣ các nƣớc Ả Rập, Nga, Marocco, Pakistan, Bangladesh,

- Cung cấp nông sản cho các khu du lịch vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung. Không kể các nguồn lƣơng thực, thực phẩm sạch cung cấp cho các khu

đã ảnh hƣởng đến tình hình sản

* Phát triển các ngành hàng nông sản có khả năng hội nhập thị trường
nông sản toàn cầu

nghỉ dƣỡng, du lịch phục vụ khách du lịch trong nƣớc và nƣớc ngoài tại Quảng

+ Ngành hàng thủy - hải sản. Là ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn của

Nam và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; có rất nhiều nông sản

tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản. Gồm có hải sản đông lạnh, hải sản khô,


hoặc có nguồn gốc từ nông sản phục vụ cho đối tƣợng khách hàng cao cấp này.

yến sào và xuất khẩu chủ yếu sang các nƣớc Châu Á, EU và Mỹ. Hiện nay,

- Cung cấp nông sản cho chế biến tại các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung. Hiện nay, cây mía tại Quảng Nam vẫn cung cấp nhu cầu cho
Nhà máy Đƣờng tỉnh Quảng Ngãi; cây Dứa vùng Đại Lộc, Nam Giang cung
cấp cho Nhà máy Chế biến Dứa tỉnh Bình Định, cây Sắn tại Quảng Nam
cũng là cây công nghiệp quan trọng trong chế biến nhiên liệu sinh học và tinh
bột sắn dùng cho công nghiệp dƣợc phẩm và thực phẩm;

về tiêu chuẩn nhƣng cho lợi nhuận cao hơn. Nƣớc mắm xuất khẩu cũng là
mặt hàng có tiếng của Quảng Nam nhƣng chƣa đƣợc quan tâm nhiều.
+ Ngành hàng cây công nghiệp và dược liệu. Các cây thuốc lá, đậu
phộng, mè, ớt, tiêu, quế, sâm Ngọc Linh, sắn lát,

là các nông sản rất đƣợc

ƣa chuộng. Cây thuốc lá, sắn lát xuất cho thị trƣờng Trung Quốc; quế, sâm
Ngọc Linh xuất nhiều vào thị trƣờng Đài Loan, Trung Quốc do cây quế

+ Thị trường nông sản nước ngoài
Nông lâm thủy sản xuất khẩu của tỉnh Quảng Nam có khối lƣợng
không lớn nhƣng đa dạng, và có đặc điểm là những nông sản khác biệt, có
phẩm chất cao đƣợc nhiều thị trƣờng nƣớc ngoài ƣu chuộng.
Theo báo cáo đánh giá công tác xuất nhập khẩu tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2010-2014 và định hƣớng kế hoạch giai đoạn 2015-2020 của Sở Công
thƣơng tỉnh Quảng Nam thì hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh đƣợc mở rộng
đến trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chiếm tỷ trọng cao và ổn định là thị

trƣờng Đài Loan11%, Hàn Quốc 4%, Trung Quốc 7%, Nhật 3%, Mỹ 7% và
EU khoảng 30%. Sau khi gia nhập WTO đã xuất hiện những rào cản kỹ thuật
và thuế quan tại một số nƣớc nhƣ Nhật, EU và Mỹ về vệ sinh an toàn thực
phẩm, áp thuế chống bán phá giá, truy xuất nguồn gốc khai thác thủy sản, nhãn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

các doanh nghiệp đang hƣớng đến thị trƣờng Nhật, EU và Mỹ dù có khắt khe

/>
Quảng Nam có phẩm chất cao hơn giống quế các địa phƣơng khác (quế
Thanh Hóa); ớt Điện Bàn, Đại Lộc, tiêu Tiên Phƣớc của Quảng Nam rất đƣợc
thị trƣờng Hàn Quốc, Ấn Độ ƣa chuộng nhờ có hƣơng vị cay nồng và thơm.
+ Ngành hàng cây ăn quả và rau đậu. Sản lƣợng ngành này ở Quảng
Nam có qui mô không lớn nhƣng đƣợc các nƣớc láng giềng ƣa chuộng. Trái
Thanh long Núi Thành xuất đi các nƣớc Châu Á; dƣa leo, dƣa hấu tại xã Tam
Phƣớc Phú Ninh luôn đƣợc thị trƣờng Trung Quốc ƣa chuộng so với loại này
trồng tại các địa phƣơng khác ở Việt Nam. Tỉnh Quảng Nam đang tiến hành các
thủ tục chứng nhận chỉ dẫn địa lý các loại dƣa tại xã Tam Phƣớc sau khi có
chứng nhận thƣơng hiệu rau Trà Quế Hội An.
+ Ngành hàng cây nguyên liệu giấy. Quảng Nam có khoảng 184 ngàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

32

33

ha rừng trồng và có diện tích rừng phân tán trong nhân dân tƣơng đƣơng với


Bài học thứ tư, đa dạng hóa nông sản, thúc đẩy công nghiệp chế biến

diện tích rừng trồng. Cây nguyên liệu giấy hiện chủ yếu xuất khẩu đi Nhật và

nông sản, và hình thành các ngành hàng nông sản (mỗi xã, phƣờng một sản

đƣợc chế biến thành bột giấy và nhập khẩu vào lại Việt Nam.

phẩm) mạnh thì mới phát triển nông nghiệp ổn định và thúc đẩy xuất khẩu

+ Ngành hàng mỹ nghệ về gỗ, mây, tre, nứa, lá, trầm hương. Quảng

nông sản.

Nam là tỉnh có trữ lƣợng cây mây, cây gió cho trầm hƣơng lớn nhất cả nƣớc. Vì

Bài học thứ năm, cần đầu tƣ nhiều hơn vào nông nghiệp, nhất là hạ tầng

vậy, ngành thủ công mỹ nghệ tại Quảng Nam rất phát triển; Công ty TNHH Chế

kỹ thuật nông nghiệp; hỗ trợ nông nghiệp và nông dân một cách đồng bộ

biến mây tre gỗ Nam Phƣớc hiện là đối tác với tập đoàn Thụy Điển IKEA để

thông qua các chƣơng trình mục tiêu có tính quốc gia và quốc tế.

cung cấp hàng mây tre đến Châu Âu với doanh số đạt gần 1 triệu USD hàng

Bài học thứ sáu, vai trò của các cấp chính quyền đối với phát triển nông


năm. Hàng mỹ nghệ trầm hƣơng làm từ cây gió hiện rất đƣợc thị trƣờng Trung

nghiệp rất lớn rất quyết định; nhất là việc ban hành các chính sách, thực hiện

Quốc, Đài Loan ƣa chuộng.

qui hoạch phát triển nông nghiệp, kiểm soát chất lƣợng vật tƣ đầu vào, chất

1.2.3.Những bài học kinh nghiệm rút ra có thể vận dụng cho tỉnh

lƣợng nông sản; đồng thời phát huy hết khả năng của đất đai, năng lực của

Quảng Ninh

ngƣời nông dân và các đối tác khác trên chuỗi ngành hàng nông sản.

Từ những thực tiễn phát triển nông nghiệp của các nƣớc trên thế giới và
trong nƣớc, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp
bền vững sau trong giai đoạn hiện nay.
Bài học thứ nhất, cần quan tâm quy hoạch hợp lý vùng sản xuất tập
trung; vùng sản xuất nông nghiệp công nghiệp chất lƣợng cao; vùng chăn
nuôi và vùng chế biến sau thu hoạch.
Bài học thứ hai, có chính sách thích hợp cho vùng làm nông nghiệp để
nâng cao năng suất lao động mới thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp.
Bài học thứ ba, chỉ có sản xuất nông nghiệp qui mô lớn bằng cách liên
kết 4 nhà (Nhà nƣớc, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông) hoặc hình
thành các trang trại lớn, và việc áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học công
nghệ vào nông nghiệp, đi liền với rút nhanh lao động ra khỏi nông nghiệp
bằng cách phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp tại nông thôn, thì mới
phát triển nông nghiệp theo hƣớng chuyên môn hóa, hiện đại hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

34

35
- Hệ thống các thông tin sơ cấp, thứ cấp về tự nhiên, kinh tế - xã hội có

Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

nông thôn tỉnh Quảng Ninh.

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài
-

ản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh nhƣ thế nào?

-

liên quan trực tiếp tới hoạt động quản lý và sản xuất nông nghiệp, phát triển

ển nông nghiệp theo hƣớng bền vững

tỉnh Quảng Ninh?


- Khảo sát thực tế lấy các thông tin về sản lƣợng, giá cả, thu nhập,

tại

xã Tiền An, phƣờng Cộng Hòa, và các siêu thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Khảo sát các mô hình sản xuất tại xã Tiền An, phƣờng Cộng Hòa (mô hình
rau Quảng Yên). Thu thập các dữ liệu qua thực hiện các nghiên cứu khoa học

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

về thu hồi đất cho khu sản xuất tập trung ở xã Hồng Thái Tây huyện Đông

2.2.1. Tiếp cận nghiên cứu

Triều (Phụ lục 1);

Cách thức giải quyết các vấn đề nghiên cứu thể hiện theo các hƣớng
sau đây:

- Phương pháp đánh giá có sự tham gia (PRA). Nhằm lấy ý kiến đánh
giá của nông dân về sự thành công và thất bại của các chính sách, những nguyên

- Một là, đi từ lý luận đến thực tiễn; dùng lý luận để kiểm nghiệm thực

nhân dẫn đến sự thất bại của các chính sách; những chính sách nào là quan trọng

tiễn. Từ cơ sở thực tiễn để hoàn thiện một số vấn đề lý luận của phát triển

đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Kết quả đánh giá đƣợc chọn lọc từ


nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

khảo sát 30 phiếu điều tra tại huyện Đầm Hà (Phần phụ lục 2);

- Hai là, tiếp cận theo hƣớng đa chiều, tức là xem xét sự phát triển
của nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh trong mối quan hệ với các địa phƣơng
trong cả nƣớc, của ngành nông nghiệp Việt Nam; quan hệ với các ngành
kinh tế khác; phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững trong điều kiện
hội nhập và trong điều kiện môi trƣờng thay đổi nhất là vấn đề biến đổi khí
hậu toàn cầu có ảnh hƣởng đến mọi lĩnh vực của sản xuất và đời sống trong

2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Thu thập thông tin và hệ thống tài liệu, số liệu thống kê có liên quan
từ các ban ngành trong và ngoài tỉnh.
- Văn bản, đƣờng lối quan điểm, định hƣớng của Đảng và chính sách
Nhà nƣớc Việt Nam về đổi mới và phát triển nông nghiệp.
- Mạng lƣới công trình nghiên cứu, sách, báo, internet, kỷ yếu hội thảo

đó có sản xuất nông nghiệp.

khoa học, v.v.

2.2.2. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Điều tra, khảo sát thực địa về lĩnh vực quản lý và sản xuất trên địa bàn
tỉnh của ngành nông nghiệp nhƣ: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp,
công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và ngành nghề nông thôn, dịch vụ


- Sử dụng các phần mềm thống kê chuyên dụng để xử lý số liệu và
phân tích thống kê suy luận (SPSS, EXCEL...)
- Kỹ thuật phân tích thống kê, phân tích mô hình toán kinh tế, mô hình
phân tích các nhân tố, mô hình hóa, đồ thị và các kỹ thuật phân tích khác để phục

nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

vụ cho quá trình hoàn thành báo cáo của luận văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

36

37

2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin

+ Lực lượng lao động trong nông nghiệp, cơ cấu trình độ, kỹ năng

2.2.5.1 Tổng hợp phân tích xử lý số liệu

- Chỉ tiêu bền vững về môi trƣờng:

Phân tích tổng hợp và hệ thống hóa các thông tin, tƣ liệu điều tra, khảo

Sự phát triển bền vững về mặt môi trƣờng đƣợc thể hiện ở việc đảm bảo


sát đã thu thập đƣợc phục vụ cho công tác đánh giá phân tích các nội dung có

môi trƣờng sinh thái: ao hồ, đầm, kênh, rạch…ngăn ngừa dịch bệnh. Ngoài ra,

liên quan. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Thu thập, hệ thống

còn đƣợc thể hiện ở việc bảo vệ và phát huy các giống hải sản đặc hữu.

hóa, xử lý, phân tích, đánh giá tất cả các số liệu có sẵn theo định hƣớng

Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững về mặt môi trƣờng:

nghiên cứu.

- Tỷ lệ hệ thống quan trắc dịch bệnh, cảnh báo môi trường so với nhu cầu;

2.2.5.2. Phương pháp bản đồ

- Diện tích rừng ngập mặn bị chặt phá (được phục hồi, trồng mới

- Phục vụ cho thể hiện về không gian các nội dung có liên quan nhƣ
thực trạng và định hƣớng phân bố các sản phẩm nông sản chủ lực của từng

hàng năm);
- Số trại sản xuất giống được tập huấn GAP;

địa phƣơng trên địa bàn tỉnh…
- Sử dụng phƣơng pháp khoanh vẽ, chồng xếp bản đồ để xây dựng hệ
thống các bản đồ liên quan.

- Sử dụng kỹ thuật GIS để số hoá, chỉnh lý, biên tập bản đồ.
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững
Sự bền vững của phát triển nông nghiệp có thể đánh giá đƣợc bằng
những chỉ tiêu nhất định:
- Chỉ tiêu bền vững về kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP theo chuỗi thời gian
+ GDP/người theo năm
+ Tỷ trọng các ngành, lĩnh vực
+ Tỷ trọng tiểu ngành trong nông nghiệp
- Chỉ tiêu bền vững về xã hội:
+ Tuổi thọ trung bình
+ Tỷ lệ thất nghiệp trong nông thôn, nông nghiệp
+ Phúc lợi xã hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

38

39

Chƣơng 3

kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG


trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Quảng Ninh có nhiều Khu

BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

kinh tế, Trung tâm thƣơng mại Móng Cái (đầu mối giao thƣơng giữa hai
nƣớc Việt Nam - Trung Quốc và các nƣớc trong khu vực).

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh có ảnh

3.1.3. Điều kiện xã hội

hƣởng đến phát triển nông nghiệp bền vững

+ Dân số

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tổng dân số Quảng Ninh đến năm 2014 là 1.172.500 ngƣời, trong đó

+ Vị trí địa lý: Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt

dân số là nam giới nhiều hơn dân số là nữ giới. Cụ thể, dân số là nam giới có

Nam, có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hƣớng đông bắc - tây

598.800 ngƣời chiếm 51,1 % và dân số là nữ giới có 573.700 ngƣời chiếm

nam. Phía tây tựa lƣng vào núi rừng trùng điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa

48,9 % so với tổng dân số toàn tỉnh.


phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷ nhiều cửa s.

Bảng 3.1: Dân số và lao động ở Quảng Ninh năm 2014

+ Về khí hậu: Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền

Lao động
(ngƣời)
533.700

Tỉ lệ tăng
dân số%

Tỉ lệ tăng
lao động %

2008

Dân số
(ngƣời)
1.096.100

2

2009

1.109.300

555.500


1,20

4,08

ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện

3

2010

1.122.500

586.100

1,18

5,51

tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể

4

2011

1.135.100

603.000

1,13


2,88

trồng cây ăn quả.

5

2012

1.146.600

613.800

1,01

1,79

5

2013

1.158.400

623.100

1,31

1,56

6


2014

1.172.500

633.400

1,22

1,65

TT

Năm

1

+ Tài nguyên đất: Có quỹ đất dồi dào với 611.081,3 ha, trong đó 75,370

Bắc Việt Nam vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các quần đảo
ở huyện Cô Tô và Vân Đồn ..., có đặc trƣng của khí hậu đại dƣơng.

+ Tài nguyên rừng: Có 243.833,2 ha rừng và đất rừng (chiếm 40% diện
tích đất tự nhiên toàn tỉnh), trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%.
+ Tài nguyên biển: Với bờ biển dài 250 km, Quảng Ninh có nhiều ngƣ
trƣờng khai thác hải sản. Hầu hết các bãi cá chính có sản lƣợng cao, ổn định,

(Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh năm 2014)
- Mật độ dân số tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, khu công


đều phân bố gần bờ và quanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác.

nghiệp nhƣ: TP Hạ Long (224.700 ngƣời chiếm 19,16 % dân số toàn tỉnh), TP

3.1.2. Điều kiện Kinh tế

Cẩm Phả (179.000 ngƣời chiếm 15,27 % dân số toàn tỉnh) , huyện Đông Triều

Quảng Ninh là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc của Việt Nam, có vị trí địa lí

(160.500 ngƣời chiếm 13,69 % dân số toàn tỉnh), TP Uông Bí (109.400 ngƣời

đặc biệt với đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế tổng hợp nhƣ biên giới

chiếm 9,33 % dân số toàn tỉnh), TP Móng Cái (91.000 ngƣời chiếm 7,76 %

trên đất liền, đƣờng bờ biển, hải cảng, hải đảo, có địa hình đặc trƣng của miền

dân số toàn tỉnh), .v.v..Khu đô thị là nơi ngƣời dân có thu nhập cao, nhu cầu

núi cao, trung du, đồng bằng... Vì thế, Quảng Ninh trở thành một trọng điểm

sử dụng sản phẩm gỗ có ngày càng nhiều. Dân số Quảng Ninh sống tập trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>
/>


40

41

nhiều ở các đô thị, thành phố sẽ là thị trƣờng tiềm năng tiêu thụ các sản phẩm

3.2.1. Phát triển sản xuất

đồ gỗ có chất lƣợng cao của ngành công nghiệp chế biến gỗ.
+ Dân tộc
Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng
nghìn ngƣời trở lên, cƣ trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc
dân tộc rõ nét. Ðó là các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa.

2020.

Trong các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, ngƣời Việt

Tỷ trọng của khối ngành nông nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ chủ yếu

(Kinh) chiếm 89,23% tổng số dân, sống chủ yếu ở các đô thị, các khu công

qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu thế giảm dần (năm

nghiệp và vùng đồng bằng ven sông, ven biển. Sau ngƣời Việt (Kinh) là các

2010 là 61,3%, năm 2013 giảm xuống còn 42,23%), tỷ trọng ngành thủy sản

dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ lâu đời. Ngƣời Dao (4,45 %) có hai nhánh


tăng đều qua các năm (năm 2010 là 33,1%; năm 2013 lên 51,8%); tỷ trọng

chính là Thanh Y, Thanh Phán, thƣờng cƣ trú ở vùng núi cao. Ngƣời Hoa

ngành lâm nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, đang có xu hƣớng tăng dần qua các năm

(0,43 %), ngƣời Sán Dìu (1,80 %), Sán chỉ (1,11 %) ở vùng núi thấp và chủ

(năm 2010 là 5,6%; năm 2013: 6,7%).

yếu sống bằng nông nghiệp với nghề trồng cấy lúa nƣớc. Các dân tộc thiểu số

3.2.2. Giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn

là chủ nhân của miền núi, nơi có nhiều khó khăn, kinh tế và văn hoá còn chậm
phát triển.

Lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm gần 50% dân số
của tỉnh Quảng Ninh. Chính vì vậy, công tác đào tạo nghề cho lao động nông

+ Các đơn vị hành chính

thôn đƣợc xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là "chìa khóa" thành

Quảng Ninh có 4 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện trực thuộc, Trong đó,

công cho nhiều chƣơng trình, mục tiêu của tỉnh và đây cũng là cơ hội để tìm

có 186 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 115 xã, 61 phƣờng và 10 thị trấn


kiếm việc làm ổn định cho đại đa số lao động nông thôn. Thực hiện Đề án đào

(Niên giám thống kê Quảng Ninh, năm 2014)

tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ

+ Lực lƣợng lao động

tƣớng Chính phủ, Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp tích cực, tạo bƣớc

Lực lƣợng lao động chủ yếu tập trung trong ngành nông, lâm, thủy sản

chuyển biến lớn trong nhận thức của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã

(272.100 ngƣời chiếm 42,96 % so với tổng số lao động toàn tỉnh) tiếp đến là

hội và ngƣời lao động về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với phát

công nghiệp khai thác (94.900 ngƣời chiếm 14.98 % so với tổng số lao động

triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đóng góp vào lộ

toàn tỉnh), thƣơng nghiệp sửa chữa xe có động cơ (69.900 ngƣời chiếm 11,04 %

trình xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, qua thực hiện đề án, mạng lƣới các

so với tổng số lao động toàn tỉnh), công nghiệp chế biến (51.600 ngƣời chiếm

cơ sở dạy nghề trên toàn tỉnh đã tạo đƣợc sự gắn kết chặt chẽ giữa chính


8.15 % so với tổng số lao động toàn tỉnh), còn lại là các ngành nghề khác

quyền địa phƣơng và tổ chức đoàn thể, cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh

(Niên giám thống kê Quảng Ninh, năm 2014).

nghiệp trong việc triển khai đề án và tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông

3.2. Thực trạng ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh

thôn. Ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>
/>

×