Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học từ đó đề xuất những giải pháp phát triển bền vững cho cây quế ở huyện văn yên tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.5 KB, 58 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN THỊ HUYỀN

“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÂY QUẾ Ở
HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nông lâm kết hợp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên - 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN THỊ HUYỀN
“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÂY QUẾ Ở
HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Lớp

: K43-NLKH

Chuyên ngành

: Nông lâm kết hợp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 - 2015


Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thoa

(Giảng viên khoa Lâm Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên)
Thái Nguyên - 2015


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Thoa.
Các số liệu kết quả nghiên cứu trong khóa luận của tôi hoàn toàn trung
thực và chưa hề công bố hoặc sử dụng để bảo vệ học vị nào.
Nô ̣i dung khóa lu ận có tham khảo và sử

dụng các tài liệu , thông tin

đươ ̣c đăng tải trên các tác phẩ m, tạp chí,…đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên,

tháng

năm 2015

Giảng viên hƣớng dẫn

Sinh viên

TS. Nguyễn Thị Thoa


Nguyễn Thị Huyền


ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Lâm Nghiệp, cô giáo hướng dẫn và sự nhất trí của UBND Huyện Văn Yên,
tỉnh Yên Bái, em thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học,
sinh thái và đề suất giải pháp phát triển bền vững cho cây Quế ở huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái”.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự quan tâm của nhà
trường, khoa Lâm Nghiệp, cô giáo hướng dẫn, UBND huyện Văn Yên, bà con
nhân dân trong huyện, bạn bè và gia đình.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, khoa Lâm
Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi
giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thoa cùng với UBND
huyện đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp K43 Nông lâm kết hợp đã quan
tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
Một lần nữa, em xin kính chúc toàn thể thầy, cô giáo khoa Lâm Nghiệp
sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc toàn thể cán bộ trong huyện Văn Yên
công tác tốt, chúc các bạn sinh viên mạnh khỏe học tập tốt, thành công trong
cuộc sống!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Huyền



iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Sản lượng Quế của huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái. ....................... 8

Bảng 2.2:

Giá trị sản xuất Quế tên thế giới từ năm 2003-2011. ................. 16

Bảng 2.3:

Sản lượng và tốc độ tăng trưởng bình quân trên thế giới của cây
Quế từ năm 2003-2011 ............................................................... 18

Bảng 2.4:

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. ............................ 20

Bảng 2.5:

Giá xuất khẩu Quế của Việt Nam (USD/kg) .............................. 21

Bảng 2.6:

Nhập khẩu vỏ Quế vào Việt Nam .............................................. 21


Bảng 2.7:

Giá nhập khẩu Quế từ các nước trên thế giới. ............................ 22

Bảng 4.1:

Đặc điểm sinh thái của cây Quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên
Bái ............................................................................................... 35

Bảng 4.2:

Đặc điểm sinh trưởng của cây Quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên
Bái ............................................................................................... 36

Bảng 4.3:

Diện tích trồng Quế trên địa bàn các xã thuộc huyện Văn Yên . 39

Bảng 4.4:

Tình hình sinh trưởng, phát triển của cây Quế tại huyện Văn
Yên tỉnh Yên Bái. ....................................................................... 40


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
D1,3

Đường kính của cây ở vị trí 1m3


Dt

Đường kính tán

FAO

Tổ chức lương thực thế giới

Hdc

Chiều cao dưới cành cuả cây

HDND

Hội đồng nhân dân

Hvn

Chiều cao vút ngọn của cây

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

OTC

Ô tiêu chuẩn

TNHH


Trách nghiệm hưu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân


v

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt Vấn Đề ................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của nghiên cứu. ........................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài. ...................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập .............................................................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn. .......................................................................... 4
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 5
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu. ..................................................... 5
2.1.1. Giá trị của cây Quế đối với kinh tế của huyện Văn Yên tỉnh Yên bái. .. 6
2.1.2. Khái niệm lâm sản ngoài gỗ .................................................................... 8
2.1.3. Nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ ............................................................. 9
2.1.4. Đặc điểm sinh thái của cây Quế. ........................................................... 11
2.1.5. Đặc điểm chung về diện tích và sản lượng Quế của huyện Văn Yên. .. 13
2.1.6. Thực trạng sản xuất kinh doanh Quế ...................................................... 13
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. .................................... 15
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. ....................................................... 15
2.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam. ..................................................... 19
2.3. Điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội khu vực nghiên cứu. .......................... 22
2.3.1. Điều kiện tự nhiên. ................................................................................ 22

2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội. ....................................................................... 26
2.4. Thuận lợi và khó khăn.............................................................................. 29
2.4.1. Thuận lợi. .............................................................................................. 29
2.4.2. Khó khăn: .............................................................................................. 29
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .... 30
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 30
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành. .............................................................. 30


vi

3.3. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................... 30
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 30
3.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu................................................................. 30
3.4.2. Điều tra thu thập số liệu ........................................................................ 30
3.4.3. Điều tra OTC. ........................................................................................ 31
3.4.4. Phương pháp nội nghiệp ....................................................................... 33
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. ......................... 35
4.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của cây Quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên
Bái. .................................................................................................................. 35
4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cây Quế tại huyện Văn Yên tỉnh
Yên Bái ............................................................................................................ 36
4.3. Thực trạng gây trồng cây Quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. ........... 36
4.4. Kiến thức bản địa trong việc trồng cây Quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên
Bái. .................................................................. Error! Bookmark not defined.
4.5. Tình hình sâu bệnh hại cây Quế tại địa bàn huyện Văn Yên ,tỉnh Yên Bái... 40
4.6. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến sinh trưởng và phát triển của cây
Quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái ............................................................ 41
4.6.1. Thuận lợi. .............................................................................................. 41
4.6.2. Khó khăn. .............................................................................................. 42

4.7. Đề suất giải pháp khắc phục khó khăn..................................................... 42
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 44
5.1. Kết luận .................................................................................................... 44
5.2. Tồn tại. ..................................................... Error! Bookmark not defined.
5.3. Đề nghị. .................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt Vấn Đề
Cây Quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, ở cây trưởng thành có thể
cao trên 15m, đường kính ngang ngực (1,3m) có thể đạt đến 40cm. Quế có lá
đơn mọc cách hay gần đối lá có 3 gân gốc kéo dài đến tận đầu lá và nổi rõ ở
mặt dưới của lá, các gân bên gần như song song, mặt trên của lá xanh bóng,
mặt dưới lá xanh đậm, lá trưởng thành dài khoảng 18 – 20cm, rộng khoảng 6
– 8cm, cuống lá dài khoảng 1cm. Quế có tán lá hình trứng, thường xanh
quanh năm, thân cây tròn đều, vỏ ngoài màu xám, hơi nứt rạn theo chiều dọc.
Trong các bộ phận của cây Quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu,
đặc biệt trong vỏ có hàm lượng tinh dầu cao nhất, có khi đạt đến 4 – 5%. Tinh
dầu Quế có màu vàng, thành phần chủ yếu là Aldehyt Cinamic chiếm khoảng
70 – 90%. Cây Quế khoảng 8 đến 10 tuổi thì bắt đầu ra hoa, hoa Quế mọc ở
nách lá đầu cành, hoa tự chùm, nhỏ chỉ bằng nửa hạt gạo, vươn lên phía trên
của lá, màu trắng hay phớt vàng. Quế ra hoa vào tháng 4 và tháng 5 và quả
chín vào tháng 1 và tháng 2 năm sau. Quả Quế khi chưa chín có màu xanh,
khi chín chuyển sang màu tím than, quả mọng trong chứa một hạt, quả dài 1
đến 1,2 cm, hạt hình bầu dục, 1 kg hạt Quế có khoảng 2500 – 3000 hạt. Bộ rễ
Quế phát triển mạnh, rễ cọc cắm sâu vào lòng đất, rễ bàng lan rộng, đan chéo
nhau vì vậy Quế có khả năng sinh sống tốt trên các vùng đồi núi dốc. Cây

Quế lúc còn nhỏ cần có bóng che thích hợp mới sinh trưởng và phát triển tốt,
càng lớn lên mức độ chịu bóng càng giảm dần và sau khoảng 3 – 4 năm trồng
thì cây Quế hoàn toàn ưa sáng. Tinh dầu Quế có vị thơm, cay, ngọt rất được
ưa chuộng.
Sản phẩm chính của cây Quế là vỏ Quế và tinh dầu Quế được sử dụng
nhiều trong công nghiệp y dược, công nghiệp chế biến thực phẩm, hương liệu


2
và chăn nuôi. Xu hướng sử dụng các loại tinh dầu thực vật thay thế các hoá
chất có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người ngày một tăng rất có lợi cho người
sản xuất Quế, các địa phương có Quế và xuất khẩu Quế.
Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, cây Quế còn đóng góp vào bảo vệ môi
trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất
đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa –
cây Quế còn đóng góp vào định canh - đinh cư, xoá đói giảm nghèo tạo thêm
công ăn việc làm cho nông dân miền núi nước ta.
Quế được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, vỏ Quế được mài ra trong
nước đun sôi để nguội để uống, hoặc trong các bài thuốc có Quế để chữa một
số bệnh đường tiêu hoá, đường hô hấp, kích thích sự tuần hoàn của máu, lưu
thông thuyết mạch, làm cho cơ thể ấm lên. Chống lại giá lạnh và có tính chất
sát trùng. Quế được nhân dân coi như một trong bốn vị thuốc rất có giá trị:
Sâm, Nhung, Quế, Phụ (Theo tác giả Lê Trần Đức trong: “Cây thuốc
Việt Nam” trang 263 “… Nhục Quế vị ngọt cay tính nóng, thông huyết mạch,
làm mạnh tim, tăng sức nóng, chữa các chứng trúng hàn, hôn mê, mạch chạy
chậm, nhỏ, tim yếu (truỵ mạch, huyết áp hạ) và bệnh dịch tả nguy cấp…”).
Quế được sử dụng một khối lượng lớn để làm gia vị vì Quế có vị thơm,
cay và ngọt có thể khử bớt được mùi tanh, gây của cá, thịt, làm cho các món
ăn hấp dẫn hơn, kích thích được tiêu hoá. Quế còn được sử dụng trong các
loại bánh kẹo, rượu: như bánh Quế, kẹo Quế, rượu Quế được sản xuất và bán

rất rộng rãi.
Quế được sử dụng làm hương vị, bột Quế được trộn với các vật liệu
khác để làm hương khi đốt lên có mùi thơm được sử dụng nhiều trong các lễ
hội, đền chùa, thờ cúng trong nhiều nước châu á nhất là các nước có đạo phật,
đạo Khổng Tử, đạo Hồi. Gần đây nhiều địa phương còn sử dụng gỗ Quế, vỏ
Quế để làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như bộ Khay, ấm, chén bằng


3
vỏ Quế, đĩa Quế, đế lót dầy có Quế. Bột Quế còn được nghiên cứu thử
nghiệm trong thức ăn gia súc để làm tăng chất lượng thịt các loại gia súc, gia
cầm.
Huyện Văn Yên (Yên Bái) vốn là vương quốc của Quế. Từ bao đời nay, cuộc
sống của người dân xứ này phụ thuộc vào Quế. Nhiều gia đình coi Quế như
một thứ “vàng ròng” quý giá, là của cải để dành cho con cháu đời sau. Tuy
nhiên, do một số nguyên nhân khác nhau nên diện tích rừng Quế cổ đang bị
thu hẹp nhanh chóng.
Từ những vấn đề đang đặt ra trong thực tế, để cây Quế thực sự phát huy
tác dụng, là cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho người dân Văn Yên
(Yên Bái) một cách bền vững cần những giải pháp mang tính đồng bộ với
những giải pháp cụ thể trước mắt cũng như lâu dài.
Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học
từ đó đề xuất những giải pháp phát triển bền vững cho cây Quế ở Huyện
Văn Yên, tỉnh Yên Bái”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu đặc điểm sinh học, sinh thái và đề
xuất giải pháp để phát triển bền vững cho cây Quế tại huyện Văn Yên, tỉnh
Yên Bái.
1.3 Mục tiêu của nghiên cứu
- Xác định được kiến thức bản địa liên quan đến cây Quế.

- Xác định được thực trạng khai thác, sử dụng của cây Quế trên địa bàn
nghiên cứu.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển bền vững cây Quế trên
địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập


4
Củng cố lý thuyết đã học, rèn luyện kỹ năng thực hành và nâng cao
kiến thức.
Biết phương pháp học tập, làm việc và nghiên cứu khoa học trong thực tiễn.
Kế thừa số liệu đã được thống kê thông qua cán bộ quản lý, cán bộ
chuyên môn ở địa phương mình.
Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề
tài cụ thể.
Học tập và hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật trong thực tiễn tại
địa bàn nghiên cứu.
Biết cách tiếp cận thực tiễn những vấn đề trong sản xuất, kinh doanh
rừng, quản lý nguồn tài nguyên rừng hiện nay, nâng cao tính bền vững của hệ
sinh thái rừng.
Giúp nắm rõ hơn về đặc điểm phân bố và sinh trưởng phát triển của
loài cây Quế.
Tìm ra phương pháp phát triển bền vững và lâu dài cho cây Quế.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở để các nhà nước quản lý, các cấp
chính quyền địa phương, cán bộ xã đưa ra các quyết định và định hướng mới
về phát triển sản xuất cây trồng, vật nuôi và mở rộng mô hình.
Là cơ sở để người dân tham khảo trước khi ra quyết định phát triển, mở rộng
sản xuất nhất là trong trồng trồng và phát triển cây Quế.



5

PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Quế là một loại cây lâm sản ngoài gỗ (LSNG) cho hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu Quế hiện đã không còn dồi dào. Nhất là hiện nay,
người dân chuyển sang trồng cây keo nhiều hơn cây Quế, do cây keo sớm thu lợi
nhuận hơn (chỉ khoảng 4-5 năm là thu hoạch). Vì lợi ích trước mắt, người trồng
Quế đã tự thu hẹp diện tích trồng, làm giảm sản lượng sản phẩm.
Sự suy giảm năng suất, phẩm chất Quế tại địa phương do những
nguyên nhân như sau: Việc trồng, chăm sóc, khai thác Quế tại huyện Văn Yên
vẫn còn theo kinh nghiệm truyền thống, có đất là trồng, trồng tùy tiện, không
đúng kỹ thuật, chỗ trồng quá dày, không đủ điều kiện ánh sáng cho cây, tạo
điều kiện để sâu bệnh hại phát triển; bảo quản Quế sau thu hoạch chưa đúng
cách, chủ yếu sấy khô theo phương pháp thủ công; đất trồng manh mún, mang
nặng tính tự phát. Ngoài ra, giá cả thị trường trong thời gian gần đây luôn
biến đổi do nhiều nguyên nhân khác nhau và có chiều hướng giảm dần.
Ngoài ra, cây Quế trên địa bàn huyện Văn Yên bị bệnh tua mực và các
loại bệnh khác như: Bệnh đốm lá, khô đọt, thán thư, sâu khô đọt... gây ảnh
hưởng lớn đến chất lượng và năng suất cây Quế. Cây Quế chủ yếu nhiễm
bệnh từ 3 năm tuổi trở lên.
Giống Quế bản địa là một loại Quế có chất lượng tốt, hàm lượng tinh
dầu cao đang bị thoái hoá, nên nếu không có chủ chương, chính sách bảo tồn,
cải tạo rừng Quế bản địa thì sản lượng, đặc biệt là chất lượng sẽ giảm trong
những năm sắp tới...
Vì vậy cần phải có biện pháp hỗ trợ và phát triển toàn diện để đem lại
năng suất và hiệu quả cho cây Quế trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.



6
2.1.1. Giá trị của cây Quế đối với kinh tế của huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái
Yên Bái là tỉnh có diện tích Quế lớn nhất khu vực miền núi phía Bắc, mỗi
năm khai thác gần 5.000 tấn vỏ, chất lượng Quế thuộc hàng tốt nhất Việt Nam.
Với diện tích gần 30.000 ha, chủ yếu tập trung ở các huyện: Văn Yên
16.000 ha, trấn Yên 6.600 ha, Văn Chấn 5.000 ha… Quế là cây trồng truyền
thống của đồng bào Dao, tày. Mỗi khi con cái đến tuổi dựng vợ gả chồng, cha
mẹ đều trồng một đồi Quế tặng con để làm vốn.
Bởi thế các xã vùng cao: Đại Sơn, Viễn Sơn, mỏ Vàng, Châu Quế Hạ,
Phong Dụ thượng, Xuân tầm, Tân Hợp (Văn Yên), Quy mông, Kiên Thành, Y
Can (Trấn Yên), Sùng Đô, nậm mười, nậm Búng, Sơn Lương (Văn Chấn) bà
con trồng Quế với diện tích rất lớn. Cây Quế không những có giá trị kinh tế
cao mà còn góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái, giữ đất, giữ
nước ở những vùng đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn
gen quý của cây bản địa, đồng thời góp phần quan trọng giúp nhiều hộ đồng
bào dân tộc xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Nhiều hộ thu hàng
trăm triệu đồng mỗi năm từ rừng Quế, hàng ngàn gia đình có cuộc sống ổn
định và trở nên giàu có nhờ cây Quế.
So với nhiều cây trồng khác, cây Quế đã mang lại cho người dân một
nguồn thu lớn và ổn định. Vùng Quế Văn Yên từ vài chục năm nay đã nổi
tiếng trên thế giới, tháng 01 năm 2010 Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) đã có
quyết định chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Quế Văn Yên.
Trước đây, cây Quế chỉ bán được vỏ. Hiện nay, thân, cành, lá đều bán được
với giá cao.
- Giá bán tinh dầu Quế trung bình 520.000 – 525.000 đồng/kg.
- Giá Quế vỏ qua sơ chế theo đơn đặt của khách hàng bán với giá 32.000
- 35.000 đồng/kg.



7
- Cành, lá Quế khô được thu mua bán cho các cơ sở trưng cất tinh dầu
Quế với giá từ 2.000 – 2.100 đồng/kg.
- Gỗ Quế được bán với giá từ 800.000 - 1.000.000 đồng/m3 tuỳ theo gỗ
to hay nhỏ
Thân Quế sau khi bóc vỏ có đường kính từ 15 cm trở lên bán cho các cơ
sở chế biến gỗ làm bao bì với giá từ 1,5 - 1,8 triệu/m3.
Với tiềm năng thị trường thì hiện nay nhu cầu sử dụng tinh dầu Quế trên
thế giới là rất lớn và luôn ở mức cung không đủ cầu. Như vậy, lợi nhuận thu
được từ chưng cất tinh dầu Quế là rất cao
Theo tính toán, cứ 120-150 kg lá Quế thì trưng cất được 1 kg tinh dầu
với giá hiện nay từ 650.000-700.000 đ/kg. Do bán được giá và thị trường tiêu
thụ ổn định nên các cơ sở chế biến tinh dầu Quế ở Yên Bái đang tận thu lá
Quế và đua nhau nâng giá thu mua. Nếu trước đây các hộ chỉ bán lá Quế ở
những cây khai thác với giá 500-800 đ/kg, đến nay do giá thu mua khá hấp
dẫn 2.000-2.100 đ/kg nên các hộ khai thác lá Quế cả ở những cây đang phát
triển. [1]
Người thu mua đến tận đồi thuê người khai thác. việc khai thác lá Quế
quá mức, giống như việc gặt lúa non đang tiềm ẩn những nguy cơ làm tàn
kiệt, suy thoái rừng Quế, khiến cho chất lượng chính của cây Quế là vỏ không
có tinh dầu, đồng nghĩa chất lượng Quế Yên Bái xuống cấp. Điều này đang
báo hiệu sự mất cân đối giữa khả năng cung cấp nguyên liệu và nhà máy chế
biến. Việc đẩy giá thu mua lá Quế của các cơ sở chế biến đang dẫn dụ người
dân khai thác kiệt quệ, tự phá rừng Quế của mình.
Sản lượng Quế tiềm năng của huyện Văn Yên:
Số lượng lá Quế trên mỗi cây: 30 kg/cây
Khối lượng gỗ Quế trên mỗi cây: 0,1m3
Số lượng lá Quế sản xuất dầu: 143 kg/1 kg dầu



8
Số lượng cây trên/ha: 3000
Năng suất: 370 kg
Tỷ lệ hấp thụ: 10%
Bảng 2.1: Sản lƣợng Quế của huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái. [1]

1 ha
27.000 ha

Vỏ Quế (tấn)

Lá Quế (tấn)

Gỗ (tấn)

37

9

30

9.990

243.000

810.000

Dầu chưng cất


2.430
(Báo cáo của UBND huyện Văn Yên (26/7/2014)

Để phát triển cây Quế một cách bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao
nhất. Cần có những cơ chế, chính sách phù hợp.
2.1.2. Khái niệm lâm sản ngoài gỗ
Trước đây, người ta coi gỗ là sản phẩm chính của rừng, còn các lâm sản
khác như song, mây, dầu, nhựa, lương thực, thực phẩm, dược liệu, .v.v... Do
có khối lượng nhỏ lại ít được khia thác nên thường coi là sản phẩm phụ của
rừng. Người ta gọi đó là lâm sản phụ (minor forest products) hoặc đặc sản
rừng (special forest products). Trong thập kỉ gần đây, rừng bị tàn phá mạnh,
gỗ trở lên hiếm và sử dụng ít dần, nhiều nguyên liệu khác như kim loại và các
chất tổng hợp dần dần thay thế gỗ trong công nghiệp và các ngành khác.
Trong khi đó các “Lâm sản phụ” được sử dụng ngày càng nhiều hơn và với
những chức năng đa dạng hơn cả gỗ. Vì vậy, để khẳng định vai trò của các
“Lâm sản phụ” người ta đã sử dụng một thuật ngữ mới thay cho nó là “Lâm
sản ngoài gỗ” “Non- timber forest products” hay “Non- wood forest
products”. Các nhà khoa học đã đưa ra những khái niệm khác nhau về lâm sản
ngoài gỗ. Theo Jenne.H. De Beer (1992) “Lâm sản ngoài gỗ được hiểu là toàn
bộ động vật, thực vật và những sản phẩm khác ngoài gỗ của rừng được con
người khai thác và sử dụng”. Năm 1994, trong hội nghị các chuyên gia lâm


9
sản ngoài gỗ của các nước vùng Châu Á – Thái Bình Dương họp tại Bangkok,
Thái Lan đã thông qua khái niệm về lâm sản ngoài gỗ như sau:“Lâm sản
ngoài gỗ bao gồm tất cả các sản phẩm cụ thể, có thể tái tạo ngoài củi và than.
Lâm sản ngoài gỗ được khai thác từ rừng, đất rừng hoặc từ các cây thân gỗ.
Vì vậy, các sản phẩm như cát, đá, nước, du lịch sinh thái không phải là các
lâm sản ngoài gỗ”. Để có một khái niệm chung và thống nhất, hội nghị do tổ

chức Nông lương thế giới tổ chức tháng 6/1999 đã đưa ra khái niệm lâm sản
ngoài gỗ như sau: “Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc
sinh vật khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất rừng và các cây thân gỗ”. Sau
nhiều năm nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ Jenne.H de Beer (1992) [8]. Đó bổ
sung khái niệm lâm sản ngoài gỗ. Theo ông “Lâm sản ngoài gỗ bao gồm các
nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải gỗ, được khai thác từ rừng để
phục vụ con người. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa
mủ, ta nanh, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hay
các sản phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre, nứa, mây, song,
gỗ nhỏ và sợi”. Theo các khái niệm này của Jenne.H. De Beer là đơn giản, dễ
sử dụng nhưng khác với hầu hết các khái niệm trước đây là ông đã đưa củi
vào nhóm lâm sản ngoài gỗ.
2.1.3. Nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ
Các nghiên cứu chỉ ra rằng rừng nhiệt đới không chỉ phong phú về tài
nguyên gỗ mà còn đa dạng về các loài thực vật cho lâm sản ngoài gỗ. Khi
nghiên cứu sự đa dạng lâm sản ngoài gỗ trong phạm vi một bản ở Thakek –
Khammouan – Lào người ta đã thống kê được 306 loài lâm sản ngoài gỗ trog
đó có 223 loài làm thức ăn (Joost Foppes, 1997). Để thuận tiện cho việc
nghiên cứu, Chandrasekharan (1995) một chuyên gia lâm sản ngoài gỗ của
FAO, đã chia lâm sản ngoài gỗ thành 4 nhóm chính như sau:
- Cây sống và các bộ phận của cây


10
- Động vật và các sản phẩm của động vật
- Các sản phẩm được chế biến (Các gia vị, dầu nhựa thực vật)
- Các dịch vụ từ rừng Mendelsohn (1989) đã căn cứ vào giá trị sử dụng
của lâm sản ngoài gỗ thành 5 nhóm: Các sản phẩm thực vật ăn được; keo dán
và nhựa; thuốc nhuộm và ta nanh; cây cho sợi; cây làm thuốc. Ông cũng căn
cứ vào thị trường tiêu thụ để phân lâm sản ngoài gỗ thành 3 nhóm: Nhóm bán

trên thị trường, nhóm bán ở địa phương và nhóm được sử dụng trực tiếp bởi
người thu hoạch. Nhóm thứ 3 chiếm tỷ trọng cao nhất rất cao nhưng lại chưa
tính được giá trị. Theo Mendelsohn chính điều này đã làm cho lâm sản ngoài
gỗ bị lu mờ và ít được chú ý đến. Các kết quả nghiên cứu đã phác họa một
bức tranh về lâm sản ngoài gỗ trên thế giới với số lượng khổng lồ các giống
loài. Chúng có dạng sống, đặc điểm sinh thái và giá trị sử dụng vô cùng đa
dạng. Tính phong phú của lâm sản ngoài gỗ có ý nghĩa lớn trong giai đoạn
hiện nay. Nó chứng tỏ một tiềm năng lớn không chỉ cho phát triển kinh tế, mà
còn cho việc xây dựng những sinh thái có tính ổn định và bền vững cao. Đây
cũng là cơ sở cho các nhà khoa học tiến hành những nghiên cứu đầy đủ hơn
về lâm sản ngoài gỗ ở mỗi khu vựa.Trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng
là phương thức sử dụng đất bền vững. Tăng giá trị bảo vệ môi trường sinh
thái, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng sống gần rừng, giảm sức ép khai
thác gỗ rừng tăng thu nhập cho người dân địa phương góp phần xóa đói giảm
nghèo. Một trong những cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị là cây Quế được
trồng và mọc ở những tỉnh miền núi nước ta như: Vùng Quế Yên Bái, Vùng
Quế Trà Mi, Trà Bồng, Vùng Quế Quế Phong, Thường Xuân, Vùng Quế
Quảng Ninh.
Đây là loài có giá trị kinh tế cao việc mở rộng trồng phổ biến loài cây
này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèocho người dân
miền núi ở khu vực miền núi Việt Nam.


11

2.1.4. Đặc điểm sinh thái của cây Quế
Tên khoa học: Cinnamomum loureirii Nees (Cây Quế)
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophita)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân Lớp Ngọc Lan (Magnoliidae)

Bộ Long Não (Laurales)
Họ Long Não (Lauraceae)
Chi Cinnamomum
Tên Việt Nam: cây Quế
Tên địa phương: Quế Thanh, Quế Quỳ, Quế Quảng, Quế Yên Bái, Quế
Bì, Mạy Quế.
Tên tiếng Anh: Cinnamo
Cây Quế là loại cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều,
nắng nhiều, vì vậy các vùng có Quế mọc tự nhiên nhiều ở nước ta là vùng có
lượng mưa cao từ 2000mm/năm trở lên, nhiệt độ bình quân hang năm từ
210C-230C, ẩm độ bình quân trên 80%. Quế sinh trưởng tốt trên đất dồi núi có
độ dốc thoải, tầng đất dày,ẩm, nhiều mùn, nhưng phải thoát nước, độ pH
khoảng 5-6, đất phát triển trên các loại đá mẹ phiến thạch, sa thạch, granit,
riolit. Quế không thích hợp với các loại đất đã thoái hóa, tầng đất mỏng, khô.
Độ cao thích hợp thường thấy từ 300-700m (độ cao tuyệt đối). Nhân dân các
vùng có Quế cho biết lên cao hơn cây Quế có xu hướng thấp, lùn, chậm lớn
nhưng vỏ dày và nhiều dầu, xuống thấp hơn cây Quế thường dễ bị sâu, vỏ
mỏng và ít dầu trong vỏ, đời sống của cây cũng ngắn hơn.


12

Hình ảnh cho vỏ Quế

Hình ảnh cho cây Quế

Hình ảnh cho hoa, quả và than cây Quế


13

2.1.5. Đặc điểm chung về diện tích và sản lượng Quế của huyện Văn Yên
Cây Quế ở huyện Văn Yên có chất lượng tốt, là cây truyền thống từ lâu
đời gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng báo dân tộc thiểu số vùng
cao, vùng sâu, là một trong những nguồn thu nhập chính có vai trò quan trọng đến
đời sống kinh tế và nhu cầu hàng ngày của bà con dân tộc thiểu số, hầu hết các hộ
xóa đói giảm nghèo tiến tới làm giầu cũng từ cây Quế. Chính vì vậy qua bao nhiêu
sự thăng trầm của cơ chế thị trường cây Quế của huyện Văn Yên vẫn vững vàng
phát triển, từng bước điều chỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả
kinh tế, cải thiện môi trường sinh thái, khai thác tốt tiềm năng lợi thế trong vùng.
Hiện nay cây Quế đã phát triển hầu hết ở các xã trong huyện. Cây Quế đã được
xác định là mũi nhọn của huyện Văn Yên. Chính vì vậy Huyện ủy, HĐND UBND huyện cùng các cấp các ngành tập trung chỉ đạo, tuyên truyền vận động
nhân dân các dân tộc trong huyện xây dựng kế hoạch mỗi năm trồng mới, trồng
sau khai thác diện Quế từ 1.000 ha trở lên, đến nay đã đưa tổng diện tích Quế của
toàn huyện lên 23.417,65 ha, sản lượng trung bình đạt: 4.561 tấn.
2.1.6. Thực trạng sản xuất kinh doanh Quế
1. Về diện tích
Tổng diện tích Quế trên địa bàn huyện Văn Yên: 23.417,65 ha, trong đó:
 Quế từ 1- 4 tuổi: 10.042,79 ha;
 Quế từ 5 - 9 tuổi: 7.563,35 ha.
 Quế từ 10 - 14 tuổi: 4.142,12 ha;
 Quế từ 15 tuổi trở lên: 1.669,39 ha.
Quế có chất lượng tốt nhất, diện tích nhiều nhất tập trung tại các xã nằm ở
khu vực hữu ngạn sông Hồng cụ thể: xã Phong Dụ Thượng: 2.019 ha, Phong Dụ
Hạ: 1.250 ha, Xuân Tầm: 1.172,1 ha, Châu Quế Hạ: 1.555 ha, Tân Hợp: 2.138,6
ha, Đại Sơn: 2.631 ha, Viễn Sơn; 1.503 ha, Mỏ Vàng: 2.792,4 ha. (Diện tích


14
15.061,1 ha này nằm trong vùng được huyện lựa chọn để xây dựng chỉ dẫn địa lý
cho sản phẩm thượng hiệu Quế Văn Yên.

2. Về sản lượng
Tổng sản lượng Quế vỏ đã sản xuất và bán ra thị trường 4.561 tấn vỏ Quế
khô các loại.
Sản xuất trưng cất tinh dầu Quế đạt 317 tấn/năm.
Sản lượng gỗ Quế đạt 8.000 m3.
3. Về chế biến
Sản phẩm Quế được các Danh nghiệp tư nhân và Công ty như: Doanh
nghiệp Hà Phòng, Toàn Dung, HTX Quế Sơn xã An Thịnh, Đại lý Công ty cổ
phần xuất khẩu thị trấn Mậu A, Công ty Đại An, Quế Lâm xã An Thịnh
chuyên thu mua các sản phẩm vỏ Quế khô sau đó sơ chế bào, gọt, bào thái,
Quế kẹp số 3, Quế khâu v.v.
Trên địa bàn huyện có 08 cơ sở sản xuất trưng cất tinh dầu Quế. Sản
lượng dầu đạt 317 tấn/năm. Gồm các cơ sơ sau:
Công ty TNHH Đạt Thành

- xã Đông Cuông;

Công ty TNHH Lục Nam Hưng - xã Hoàn Thắng;
Công ty TNHH Tràng An

- xã Phong Dụ Hạ;

Công ty TNHH Nam Cường

- xã Viễn Sơn;

Công ty TNHH Phúc Lợi

- xã Ngòi A;


Công ty TNHH Quế Văn Yên

- xã Đại Sơn;

Hợp tác xã Bách Sơn

- xã Xuân Tầm;

Doanh nghiệp tư nhân Đông Yến- xã Đông An.
Ngoài các Công ty, Doanh nghiệp còn có trên 100 cơ sở trưng cất tinh
dầu Quế bằng phương pháp thủ công, các cơ sở này chủ yếu nằm ở các xã Đại
Sơn, Viễn Sơn, Mỏ Vàng, Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Xuân Tầm, Tân
Hợp v.v. các cơ sở trưng cất tinh dầu ngay tại các chân sườn đồi trồng Quế rất


15
thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu. Sản lượng bình quân đạt từ 250300 kg/cơ sở.
Gỗ Quế dùng làm nhà, đóng đồ mộc gia dụng, xẻ ván sàn, ván bóc, ván
thanh, làm cây chống cốt pha trong xây dựng v.v. Trong những năm gần đây
nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ gỗ Quế trên thị trường khá cao. Toàn huyện có 9
Hợp tác xã chế biến gỗ các loại qua chế biến đạt 8.000 m3/năm.
4. Tiêu thụ và kinh doanh
Quế vỏ và tinh dầu được sản xuất, tiêu thụ theo đơn đặt của khách
hàng. Cụ thể thị trường tiêu thụ bán cho các tỉnh trong nước như tỉnh Bắc
Giang, Thành phố Hà và xuất khẩu đi các nước như Đài Loan, Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Băng La Đét, Ai Cập, Ru Bai, Sing Ga Po, Mỹ,
Anh, Hà Lan, Nga .v.v.
Gỗ Quế được các cơ sở, Hợp tác xã thu mua, sản xuất ván bóc, xẻ
thanh bao bì, xẻ nan bán cho Đài Loan Trung Quốc, ngoài ra gỗ Quế còn bán
cho các cơ sở, Công ty xây dựng .v.v. [1]

2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
- Nghiên cứu về tình hình sản xuất Quế trên thế giới
- Các số liệu thống kê của FAO được cung cấp dưới đây cho thấy một
bức tranh toàn cầu về Quế trên toàn cầu trong 10 năm qua. Trong những năm
gần đây nghiên cứu tài liệu thị trường cho thấy thị trường Quế không có
những thay đổi đáng kể trong việc cung cấp Quế. Như vậy dữ liệu của FAO
về sản xuất Quế được coi là có giá trị và hữu ích cho việc phân tích Quế ở các
nước trên thế giới.


16
Bảng 2.2: Giá trị sản xuất Quế tên thế giới từ năm 2003-2011.
Quốc gia

Yếu tố

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009


2010

2011
227.529

Thế giới

Diên

151.297 157.102

179.632

190.425

225.531

218.126

224.524

223.652

In-đô-nê-xi-a

tich

73.000


80.000

80.000

80.000

104.651

101.961

102.633

99.300

100.102

Việt nam

Thu

17.000

28.000

30.475

40.000

48.000


48.000

53.000

53.120

54.079

hoach

31.675

39.000

40.000

42.000

45.000

38.756

38.537

40.000

39.789

(ha)


26.110

25.090

26.100

25.620

25.760

26.777

28.090

28.860

29.160

784

789

981

1.018

800

800


950

1.350

1.300

Các tiểu quốc đảo đang phát triển

2.728

2.223

2.076

1.787

1.320

1.839

1.314

1.022

1.101

Seychelles

2.500


2.000

1.800

1.500

1.020

1.550

1.000

700

800

Trung phi

153

156

194

201

220

220


224

228

210

Sao Tome and Principe

153

156

194

201

220

220

228

210

132.809 172.171

175.605

174.719


190.260

193.314

201.045

189.236

196.274

Trung Quốc
Sri Lanka
Madagascar

Thế giới

Sản

224

In-đô-nê-xi-a

Lượng

64.830

99.465

100.775


100.471

101.880

102.039

106.207

88.100

90.300

Trung Quốc

(tấn)

47.000

48.000

50.000

44.308

55.000

57.958

58.000


63.000

67.123

ViệtNam

6.000

10.000

9.500

15.000

18.000

18.000

20.000

19.517

20.258

Sri Lanka

13.020

12.810


13.380

12.990

13.360

13.430

14.600

15.790

15.940

Madagascar

1.500

1.500

1.550

1.550

1.650

1.500

1.800


2.500

2.300

Các tiểu quốc đảo đang phát triển

459

396

400

400

370

387

375

329

353

Timor-Leste

105

100


109

114

119

126

121

100

105

grenada
Seychelles

100
200

150

120

100

(Báo cáo của UBND huyện Văn Yên (26/7/2014)


17

Hơn 10 năm qua diện tích trồng Quế trên toàn thế giới đã tăng với tốc
độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 5,2% từ 151.297ha năm 2003 lên đến
227.529ha vào năm 2011 và đặc biệt đáng chú ý đó là Vệt Nam đạt mức
trưởng hai chữ số với tỷ lệ 15,6%. Diện tích Quế trên toàn quốc tăng gấp 3 lần
từ 17.000ha trong năm 2003 lên 54.000ha trong năm 2011.
In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Trung Quốc và Sri Lanka hiển nhiên là cường
quốc sản xuất Quế chính trên thế giới. In-đô-nê-xi-a chiếm 45% tổng diện tích
đất trồng Quế, tiếp theo là Việt Nam, Trung Quốc và Sri Lanka với số phần
tương ứng là 24%, 17% và 13%.
- Nghiên cứu về sản lƣợng và diện tích trồng Quế trên thế giới (FAO)
Mô hình khối lượng sản xuất Quế trên thế giới tương tự như mô hình
và diện tích troòng Quế cho thấy không có sự thay đổi lớn về sản lượng. Tổng
sản lượng Quế trên thế giới tăng từ 132.000 tấn trong năm 2003 lên 196.000
tấn trong năm 2011. Sản lượng này được tính với tỉ lệ tăng trưởng trung bình
hàng năm là 5%. Một lần nữa In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc, Việt Nam Sri Lanka
và Madagascar là nhà cung cấp chính. Điều đáng chú ý đó là mặc dù diện tích
trồng Quế của Trung Quốc đứng thứ 2 sau Việt Nam nhwnh quốc gia này
cung cấp số lượng lớn vượt quá Việt Nam đó là 67.123 tấn tương đương 34%
tổng sản lượng thế giới. Điều này giải thích bảng xếp hạng năng suất cao,
trong đó năng suất của Trung Quốc về sản xuất Quế đạt 16 tấn/ha vào năm
2003 so với 3,5 tấn của Việt Nam. [1]


×