Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây hồi (illicium verum) tại viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

NGUYỄN THÁI BẢO
Tên đề tài:
“NGHIỄN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA HỖN HỢP RUỘT BẦU ĐẾN
SINH TRƢỞNG CỦA CÂY HỒI( Illicium verum) TẠI VIỆN NGHIÊN
CỨU VÀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG
LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Lớp
Chuyên nghành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: K43-NLKH
: Nông lâm kết hợp
: Lâm Nghiệp
: 2011-2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------



NGUYỄN THÁI BẢO
Tên đề tài:
“NGHIỄN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA HỖN HỢP RUỘT BẦU ĐẾN
SINH TRƢỞNG CỦA CÂY HỒI( Illicium verum) TẠI VIỆN NGHIÊN
CỨU VÀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG
LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Lớp
: K43-NLKH
Chuyên nghành : Nông lâm kết hợp
Khoa
: Lâm Nghiệp
Khóa học
: 2011-2015
Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Trần Quốc Hƣng

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn
trung thực và khách quan, nếu có gì sai xót tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Xác nhận của GVHD

Ngƣời viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả

(Ký, ghi rõ họ và tên)

Trước hội đồng khoa học!
(Ký, ghi rõ họ và tên)

PGS.TS. Trần Quốc Hƣng

Nguyễn Thái Bảo

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viêm chấm phản biện xác nhận sinh viên
Đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Mục tiêu của khoa Lâm Nghiệp – Trường Đại Học Nông Lâm là đào tạo
những kĩ sư không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn phải thành thạo về thực
hành. Bởi vậy, thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu để mỗi
sinh viên có thể vận dụng được những gì mình đã học và làm quen với thực
tiễn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tích lũy được những kinh nghiệm

cần thiết sau này.
Để đạt được mục tiêu đó, được sự nhất chí của ban chủ nhiệm khoa Lâm
Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực tập tốt
nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hƣởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh
trƣởng của cây HỒI (Illicium verum) tại Viện Nghiên Cứu và Phát Triển
Lâm Ngiệp Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên”.
Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
cán bộ, công nhân viên của Viện, các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp,
đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dấn: PGS.TS.
Trần Quốc Hƣng đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa
Lâm Nghiệp, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn bỡ ngỡ ban
đầu của quá trình hoàn thành khóa luận này.
Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã rất cỗ gắng để hoàn thành tốt
bản khóa luận, nhưng do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế. Vì vậy
bài khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất mong được sự
giúp đỡ, góp ý chân thành của các thầy cô giáo và toàn thể bạn bè đồng
nghiệp khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thành hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 24/5/2015
Sinh viên
Nguyễn Thái Bảo


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất ............................................................ 13
Bảng 2.2: Một số yếu tố khí hậu từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2015 tại tỉnh
Thái Nguyên .................................................................................................. 13

Biểu 01: Mức chất lượng các nhân tố phân bón ........................................... 17
Biểu 02: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 18
Mẫu Biểu 03: Các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn, D00, số lá, chất lượng của cây con
Hồi ................................................................................................................. 19
Mẫu biểu 04: Bảng sắp xếp các trị số quan sát phân tích phương sai 1 nhân tố
....................................................................................................................... 21
Mẫu biểu 05: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ANOVA ...................... 24
Mẫu biểu 06: Bảng tỷ lệ cây con xuất vườn của các công thức hỗn hợp ruột
bầu ................................................................................................................. 25
Bảng 4.1: Kết quả kết quả sinh trưởng
Bảng 4.2: Sắp xếp các trị số quan sát

vnở

các công thức thí nghiệm ....... 26

vntrong

phân tíchphương sai 1 nhân tố

....................................................................................................................... 27
Bảng 4.3: Bảng sai dị từng cặp

cho sự sinh trưởngvề chiều cao vút

ngọn ............................................................................................................... 28
Bảng 4.4: Kết quả sinh trưởng

00ở


các công thức thí nghiệm .................... 29

Bảng 4.5: Sắp xếp các trị số quan sát

00trong

phân tích phương sai 1 nhân tố

....................................................................................................................... 30
Bảng 4.6: Bảng sại dị từng cặp

đối với đường kính cổ rễ ............. 31

Bảng 4.7: Bảng ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến động thái ra lá của cây
HỒi ................................................................................................................ 32
Bảng 4.8: Bảng tổng hợp kết quả động thái ra lá của cây HỒI .................... 33


iv

Bảng 4.9: Bảng sai dị từng cặp

về động thái ra lá của cây HỒI .... 34

Bảng 4.10: Bảng dự tính tỷ lệ xuất vườn của cây HỒI ................................. 35
Phụ Biểu 01: Bảng phân tích phương sai một nhân tố ảnh hưởng của hỗn hợp
ruột bầu tới chiều cao của cây Hồi ................................................................ 42
Phụ Biểu 02: Bảng phân tích phương sai một nhân tố đối với hỗn hợp ruột
bầu tới sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Hồi ........................................ 44
Phụ Biểu 03: Bảng phân tích phương sai một nhân tố ảnh hưởng của hỗn hợp

ruột bầu tới động thái ra lá của cây Hồi ........................................................ 46


v

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Đồ thị biểu diến sinh trưởng

vn của

cây HỒi ở các công thức thí

nghiệm ........................................................................................................... 26
Hình 4.2: Đồ thị biểu diến sinh trưởng về đường kính cổ rễ (mm)
của cây Hồi ở các công thức thí nghiệm ....................................................... 29
Hình 4.3: Đồ thị biểu diến động thái ra lá của cây HỒi ở các công thức thí
nghiệm ........................................................................................................... 32
Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ % cây con xuất vườn ở các công thức thí nghiệm .. 34


vi

DANH MỤC VIẾT TẮT
CT

: Công thức

cm


: xentimet

D00

: Đường kính cổ rễ
: Là đường kính gốc trung bình

00

Di

: Là giá trị đường kính gốc của một cây

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

Hi

: Là giá trị chiều cao vút ngọn của một cây

vn

: Là chiều cao vút ngọn trung bình

i

: Là thứ tự cây thứ i

mm


: milimet

N

: Là dung lượng mẫu kiểm tra

SL

: Số lượng

STT

: Số thứ tự

TB

: Trung bình


vii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... I
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................ II
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. IV
DANH MỤC VIẾT TẮT .............................................................................. V
MỤC LỤC ..................................................................................................... VI
PHẦN1: MỞ ĐẦU....................................................................................... 1
1.1 . Đặt vấn đề............................................................................................. 1

1.2. Mục đích nghiêm cứu............................................................................. 3
1.3. Mục tiêu nghiêm cứu ............................................................................. 3
1.4. Ỹ nghĩa nghiên cứu ................................................................................ 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 5
2.1. Cơ sở khoa học ....................................................................................... 5
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 8
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................. 10
2.4. Những nghiên cứu về cây HỒI .............................................................. 11
2.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 11
2.4.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................... 11
2.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu .............................................................. 13
2.6. Một số thông tin về cây HỒI .................................................................. 14
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 16
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 16
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 16


viii

3.2.1. Địa điểm .............................................................................................. 16
3.2.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 16
3.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 16
3.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 16
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp.................................................................. 16
3.4.2. Phương pháp nội nghiệp ..................................................................... 20
PHẦN 4: KẾT QUẢ .................................................................................... 26
4.1. Kết quả nghiên cứu sinh trưởng về chiều cao của cây HỒI dưới ảnh
hưởng của các công thức ruột bầu ................................................................ 26
4.2. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây HỒI ở các

công thức thí nghiệm ..................................................................................... 28
4.3. Kết quả nghiên cứu về động thái ra lá của cây HỒI ở các công thức thí
nghiệm ........................................................................................................... 32
4.4. Dự tính tỷ lệ xuất vườn của cây HỒI ở các công thức thí nghiệm ........ 34
PHẦN 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ................................. 37
5.1. Kết luận .................................................................................................. 37
5.2. Tồn tại .................................................................................................... 38
5.2. Kiến nghị ................................................................................................ 38


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên không thể thiếu của con người, chúng ta nên quản
lý, bảo vệ và khai thác đúng mức. Ngoài chức năng cung cấp những lâm sản
phục vụ nhu cầu của con người, rừng còn có chức năng bảo vệ môi trường và
rừng là nơi lưu giữ các nguồn gen động thực vật, phục vụ cho cho các hoạt
động sản xuất nông lâm nghiệp. Rừng không chỉ cung cấp những vật dụng
thực phẩm đặc sản như: gỗ củi, tre, nữa, thuốc men trong y học... mà còn là lá
phổi xanh của nhân loài, điều hòa khí hậu, hấp thu các chất độc hại như CO2,
SO2 và làm cân bằng môi trường sinh thái đem lại môi trường sống trong lành
cho con người và sinh vật trên trái đất.
Trong những năm gần đây diện tích rừng của nước ta ngày càng bị thu
hẹp, khả năng cung cấp nước và cây dược liệu phục vụ cho nhu cầu thị trường
ngày càng ít và kém chất lượng. Theo điều tra của viện điều tra quy hoạch
rừng, Năm 1945 diện tích rừng tự nhiên của nước ta là 14 triệu ha, tương
đương với độ che phủ là 43%, đến năm 1990 diện tích rùng tự nhiên là nước
ta chỉ còn 9,175 triệu ha, tương đương với độ che phủ là 27,2%. Nguyên nhân

chủ yếu là do chiến tranh, người dân dốt rừng làm nương rẫy, khai thác rừng
bừa bãi. Chính phủ đưa ra chỉ thị 268/TTg (1996) cấm khai thác rừng tự nhiên
nên tốc độ rừng phục hồi đã trở nên khả quan hơn trước. Đến năm 2014 tổng
diện tích rừng nước ta là 14 triệu ha, với độ che phủ 41%. Trong đó rừng tự
nhiên chiếm 10 triệu ha và rừng trồng là 4 triệu ha. Từ đó cung cấp nhiều sản
phẩm cho ngành công nghiệp, duy trì nơi chú ngụ cho nhiều loài động vât và
đảm bảo cung cấp lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho nhu cầu của con người.
Ngoài ra rừng còn có vai trò lớn trong việc đảm bảo quốc phòng an ninh, có
giá trị kinh tế quốc dân.


2

Hiện này Đảng và nhà nước đã tạo mọi điều kiện để thu hút người dân
bảo vệ và trồng rừng, để bảo vệ nguồn gen cũng như làm cho rừng giàu thêm
và phục hồi lại nhằm phủ xanh đồi núi trọc.
Nước ta với vị thế tự nhiên nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió
mùa đã hình thành nên kiểu rừng nhiệt đới tầng tán, cây cối xanh quanh năm
thảm thực vật phong phú đa dạng về loài cây và số lượng, rừngcòn có tác
dụng bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm, cung cấp các lâm sản ngoài gỗ quý cho
con người. Với những lợi thế trên nước ta ngày càng phát triển. Trồng rừng
cung cấp lâm sản cũng có chức năng phòng hộ của rừng.
Để trồng rừng thành công, đạt hiệu quả cao, một trong những yếu tố
ảnh hưởng quyết định đó là giống, cây con đem trồng phải đảm bảo không
những về số lượng mà phải đảm bảo cả về chất lượng.
Trong nghiên cứu về hốn hợp ruột bầu đã được áp dụng vào thực tiễn
vào sản xuất một số loài cây đã được sử dụng để trồng rừng trong cả nước.
Để trồng rừng có hiệu quả, cây con khỏe mạnh và phát triển tốt thì giai
đoạn sản xuất cây con tại vườn ươm là hết sức quan trọng. Trong sản xuất cây
con có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con trong giai

đoạn vườn ươm, mối loài cây sẽ có những thành phần ruột bầu khác nhau.
Hiện nay, trồng rừng đang phát triển trên quy mô lớn, từ đó cũng đòi
hỏi phải phát triển mạnh về giống cây trồng. Cây trồng không chỉ phụ thuộc
vào nguồn cây giống mà còn vào biện pháp nuôi dưỡng chúng trong giai đoạn
vườn ươm. Nhưng đất chủ yếu là nghèo dinh dưỡng và chua. Nếu chúng ra
chỉ sử dụng đất này thì cây con gieo ươm sẽ sinh trưởng kém. Vì thế việc
nghiên cứu hốn hợp ruột bầu để thích hợp để gieo ươm HỒI là cần thiết.
HỒI là một trong các loài cây được trồng và sử cung cấp tinh dầu có
giá trị kinh tế cao phục vụ cho các ngành công nghiệp mĩ phẩm và y học.
Hiện nay nhu cầu trồng hồi cao nhưng vấn chưa có những nghiên cứu sâu về
kĩ thuật gieo ươm của loài cây HỒI này trên địa bàn Thái Nguyên.


3

Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi thực hiện đề tài “NGHIỄN CỨU
ẢNH HƯỞNG CỦA HỖN HỢP RUỘT BẦU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA
CÂY HỒI ( Illicium verum) TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
LÂM NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Kết quả của đề tài giúp cho gieo ươm, tao ra cây con có đủ chất lượng
và số lượng khi xuất vườn.
- Cung cấp cây con cho trông rừng và cung cấp dược liệu cho con người.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Lựa chọn được công thức hỗn hợp ruột bầu ảnh hưởng tốt nhất đến
sinh trưởng của cây Hồi về chiều cao (Hvn), đường kính cổ rễ (D00), số lá ở
giai đoạn vườn ươm.
1.4 Ý nghĩa nghiên cứu
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Giúp cho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất biết áp dụng lí

thuyết vào thực tế và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân áp dụng cho phát
triển sản xuất.
+ Học được cách sắp xếp, bố trí thí nghiệm nghiên cứu một cách khoa học.
+ Tạo cho sinh viên cách làm việc tự lập trong thực tế.
+ Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo và
xây dựng quy trình gieo ươm hợp lý cho cây Hồi.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
+ Kết quả nghiên cứu vận dụng vào thực tế tạo hỗn hợp ruột bầu cho
cây Hồi trong gieo ươm và phổ biến cho người dân áp dụng.
+ Đề xuất những biện pháp chăm sóc tạo giống cây con ở giai đoạn
vườn ươm, tao ra cây con có chất lượng tốt.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở khoa học
Theo bộ Lâm nghiệp, cây con được tạo ra từ các vườn ươm phải đảm
bảo cây giống được lựa chọn có những phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện
tự nhiên, khí hậu, đất đai để giảm bớt sự cạnh tranh của các loài cây khác với
chúng. Việc chăm sóc cây con sẽ đảm bảo cho sự phát triển của cây con
trong tương lai.
Phân bón là chất dùng để cung cấp một trong những chất cần thiết cho
cây. Phân bón có thể là một sản phẩm thiên nhiên học được chế tạo trong
công nghiệp. Trong cả 2 trường hợp các nguyên tố dinh dưỡng đều như nhau
và tác động như nhau đối với sinh trưởng của cây, trong các biện pháp kĩ
thuật được sử dụng phổ biến thường xuyên đem lại hiệu quả hơn. Tuy nhiên
bón phân cần phải cân đối để cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng
thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý theo từng đối

tượng cây trồng, từng loài đất và mùa vụ cụ thể sẽ đảm bảo năng xuất cao,
chất lượng tốt.
Các loài phân hóa học được sử dụng chăm sóc cây con trong thời gian
ngắn. Bón phân này cần kết hợp với các biện pháp lâm sinh như: Nhổ cỏ,
tưới nước, phòng trừ sâu bệnh phải thường xuyên phát huy tối đa hiệu lực
của phân bón [1]
Mỗi lại phân bón khác nhau cung cấp những hàm lượng chất dinh
dưỡng cần thiết cho cây, thời gian bón phân hợp lý theo từng đối tượng cây
trồng, từng loại đất và mùa vụ cụ thể sẽ đảm bảo năng xuất cao, chất lượng
tốt.


5

Trong sản xuất nông nghiệp:Đất là giá thể, môi trường sống trực tiếp
của bộ rễ và nguồn cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây. Đất tốt, cây sinh
trưởng và phát triển khỏe mạnh, ra hoa kết quả sớm, sản lượng – chất lượng
quả, hạt cao, chu kì sai quả ngắn và ngược lại. Đất tốt là đất giàu dinh dưỡng
chủ yếu là N, P, K… và các nguyên tố vi lượng cần thiết đồng thời các thành
phần đó có tỉ lệ thích hợp [2].
Trong Gieo Ươm[9]
- Điều kiện đất đai:
Đất là nơi cây con sinh trưởng và phát triển sau này, cây con sinh
trưởng, phát triển tốt hay xấu là do đất cung cấp chất dinh dưỡng, nước,
không khí cho cây có được đầy đủ hay không
Chất dinh dưỡng, nước, không khí có đầy đủ cho cây hanh không là do:
thành phần cơ giới, độ ẩm, độ PH… của đất quyết định.
+ Thành phần cơ giới của đất: Đất vườn ươm nên chọn đất có thành
phần cơ giới cát pha có kết câu tơi xốp, thoáng khí, khả năng thấm nước và
giữ nước tốt, loại đất này thuận lợi nảy mầm, sinh trưởng của cây con, dễ làm

đất và chăm sóc cây con…Tuy nhiên chọn đất xây dựng vườn ươm cũng cần
căn cứ vào đặc tính sinh học của từng loài cây. Ví dụ: gieo ươm cây Trám ưa
đất thịt trung bình, đất tơi xốp, thoáng khí. Gieo ươm cây Chẩu cần đất cát
pha, thoát nước tốt. Không nên chọn đất sét chặt bí hoặc đất cát tơi rời, không
thích hợp với nhiều loài cây.
+ Độ phì của đất: Đất có độ phì tốt là đất có hàm lượng cao các chất
dinh dưỡng khoáng chủ yếu cho cây như: N,P,K,Mg,Ca và các chất vi lượng
khác… Đồng thời tỷ lệ các chất phải cân đối và thích hợp. Gieo ươm trên đất
tốt cây con sinh trưởng càng nhanh, khỏe mập, các bộ phận rễ, thân, cành, lá
phát triển cân đối. Mặt khác cây con đem trồng rừng có tỷ lệ sống và sức đề


6

kháng cao với hoàn cảnh khắc nghiệt nơi trồng, giảm được công chăm sóc và
phòng trừ sâu bệnh hại… Vì vậy chọn đất vườn ươm cần có độ phì cao.
+ Độ ẩm của đất: Có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển
cân đối giữa các bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất của cây con. Đất quá
khôhoặc quá ẩm đều không tốt. Mực nước ngầm trong đất cao hay thấp có
liên quan đến độ ẩm của đất, mực nước ngầm thích hợp cho loại đất cát pha ở
độ sâu là 1,5 - 2m. Đất sét là trên 2,5m.
Chọn đất vườn ươm không nên chỉ dựa vào độ ẩm của đất, mực nước ngầm
cao hay thấp mà còn tùy thuộc vào đặc tính sinh vật học của từng
loài câyươm. Ví dụ: Gieo ươm cây Phi lao nên chọn đất thường xuyên ẩm,
song gieo ươm cây Thông cần phải chọn đất nơi cao ráo, thoát nước.
+ Độ PH của đất: Có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ nảy mầm của hạt
giống và phát triển của cây con, đa số thích hợp với độ PH là trung tính
- Sâu bệnh hại
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều nên hầu
hết các vườn ươm đều có nhiều sâu, bệnh hại, làm ảnh hưởng đến sản lượng

và chất lượng cây con, tăng giá thành sản xuất cây con, thậm chí có nơi còn
dẫn đến thất bại hoàn toàn. Cho nên trước khi xây dựng vườn ươm cần điều tra
mức độ nhiễm sâu bệnh hại của đất, để có biện pháp sử lý đất trước khi gieo
ươm hoặc không xây dựng vườn ươm ở những nơi bị nhiễm sâu bệnh nặng.
Mục đích của việc bón phân là nhằm làm cho cây phát triển và đạt năng suất
cao, có phẩm chất tốt, cho nên bón phân phải phù hợp với yêu cầu sinh trưởng
và phát triển của cây trồng mới phát huy tối đa tác dụng của phânbón. Sinh
trưởng và phát triển của cây trồng có quan hệ mật thiết với điều kiện bên ngoài.
Phân bón là chất dùng để cung cấp một trong nhiều chất cần thiết cho cây.
Phân bón có thể là sản phẩm thiên nhiên hoặc được chế tạo trong công nghiệp.
Trong cả hai cả hai trường hợp các nguyên tố dinh dưỡng đều như nhau và tác


7

dụng như nhau đối với sinh trưởng của cây [11].
- Bón phân qua rễ: Lượng phân bón trực tiếp vào đất, chất dinh dưỡng được
ngấm vào đất. Bộ rễ của cây hút chất dinh dưỡng từ đất chuyển lên các bộ phận
lên trên mặt đất của cây (thân, lá, hoa quả ) cây trồng phát triển bình thường.
- Bón phân qua lá: (Lá, thân, cành, quả, cây) lượng phân hòa tan vào nước ở
một nồng độ cho phép. Phun ướt đẫm lá thân cây và quả, chất dinh dưỡng được
ngấm qua lá.
Ruột bầu: Là môi trường trực tiếp nuôi cây, thành phần ruột bầu gồm đất và
phân bón. Đất làm ruột bầu thường làm có thành phần cơ giới nhẹ, đất tầng A,
phân bón là phân hữu cơ đã ủ hoai mục, phân vi sinh, phân vô cơ.tùy theo đặc
tính sinh trưởng của từng loài cây con mà tỷ pha trộn hỗn hợp ruột bầu khác
nhau.
2.2 Nghiên Cứu Trên Thế Giới
Từ lâu phân bón đã là thành phần không thể thiếu cho cây trồng trên
thế giới, hàng năm phân bón trên thế giới được tiêu thụ khoảng 130 triệu tấn

phân bón. Phân bón được phát hiện rất sớm từ thế kỉ XVII (1676) lúc ông
E. Mariotte đã thấy lá cây có thể hấp thụ nước từ bên ngoài. Nhưng phải đến
thế kỉ XIX của thập niên 70 – 80, các nhà khoa học trên thế giới mới công
nhận phân bón lá có hiệu quả hơn, nhanh hơn, kinh tế hơn và tránh được nạn
chai cững đất và ô nhiếm môi trường bằng cách dùng Igionop phóng xạ trộn
vào phân bón phun qua lá.Sau nhiều lần làm thí nghiệm ở nhiều nơi, phân bón
lá được đánh giá có hiệu lực, tác dụng và hiệu quả kinh tế nhất.
Phân bón còn giúp cây chống chịu được với hạn hán, sâu bệnh. Việc
dùng phân bón lá còn có ưu điểm không làm chai cứng đất do phân bón lá
sử dụng chế phẩm sinh học được chú trọng đầu tư. Phân bón sinh học trở
thành phân bón phổ biến và không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp.
Ở Mỹ, Canada, Braxin,…những cánh đồng rau nhờ áp dụng phương


8

pháp bón phân đã tăng năng xuất từ 6,5 tấn/ha lên 25 tấn/ha. Do đó tính ưu
việt của chế phẩm sinh học có khả năng nhanh chóng cung cấp cho cây
dưỡng chất phát huy hiệu lực phân đa lượng giữ cân bằng sinh thái và đạt hiệu
quả cao. Nên trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển việc nghiên cứu, sử
dụng các chế phẩm sinh học rất được chú trọng đầu tư. Phân bón sinh học trở
thành loại phân phổ biến và không thể thiếu được trong sản xuất, nông lâm
nghiệp hiện đại [12].
Năm 1964 ông Prianitnikov đưa ra quan điểm : Phân bón là nguồn dinh
dưỡng bổ xung cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, đối với từng loài cây,
từng tuổi cây cần có những nghiên cữu cụ thể để tránh lãng phí phân bón
không cần thiết. Việc bón phân thiếu hoặc thừa đều dấn đến biểu hiện về chất
lượng cây kém đi, sinh trưởng chậm.
Năm 1974 polster, Fidler và lir cũng đã kết luận: Sinh trưởng của cây
than gỗ phụ thuộc và sức hút các nhân tố khoáng từ trong đất trong suốt quá

trình sinh trưởng. nhu cầu dinh dưỡng của mỗi cây than gỗ ở mỗi kì khác
nhau là khác nhau.
Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Anh,
Nhật, Trung Quốc… đã sự dụng nhiều chế phẩm phân bón qua lá có tác dụng
làm tăng năng suất nông sản, không làm ô nhiễm môi trường như: Atonik,
Yogen… (Nhật Bản), Diệp lục tố, đặc phong… (Trung Quốc). nhiều chế
phẩm đã được nghiên cứu và cho phép sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở
ở Việt Nam. [6]
2.3 Những Nghiên Cứu Của Việt Nam
Nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước. Vì vậy mà trong tất cả các lĩnh vực sản xuất chúng ta luôn tìm tòi
nghiên cứu để tìm ra các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây trồng
và chất lượng môi sinh giúp cho nền nông nghiệp của chúng ta phát triển một


9

cách bền vững và tiến tới một nền nông nghiệp sạch. Một trong các biện pháp
kỹ thuật đó là dựa vào tính ưu việt của các chế phẩm sinh học có khả năng
cung cấp một cách nhanh chóng dưỡng chất cho cây, phát huy hiệu lực của
phân đa lượng, giữ cân bằng sinh thái và đạt hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy các
nhà nghiên cứu, các nhà sản xuất nông nghiệp đã chú trọng đầu tư nghiên
cứu sử dụng các chế phẩm sinh học.
Cây cối tiếp nhận 95% phân bón và được đánh giá là một tấn phân bón lá
có hiệu suất bằng 20 tấn phân bón vào đất. Do trên mối lá có hàng triệu tế bào
khí khổng có khả năng hấp thụ ánh sang, không khí, nước và chất khoáng.
Phân được xâm nhập trực tiếp, di chuyển nhanh chóng trong cây nên đáp ứng
yêu cầu cần thiết nhu cầu dinh dưỡng của cây trong thời gian ngắn, giúp cây
sinh trưởng tốt cho nắng suất và chất lượng cao [9].
Đi đầu trong lĩnh vực này có thể kể đến Nguyễn Hữu Thước (1963),

Nguyễn Ngọc Tân (1985), Nguyễn Xuân Quát (1985), Trân Gia Biển
(1985)… các tác giả đều đi đến kết luận chúng cho rằng mỗi loài cây trồng
đều có yêu cầu về loài phân, nồng độ, phương thức bón, tỷ lệ hỗn hợp hoàn
toàn khác nhau.
Nước ta là một nước nông nghiệp nên việc sử dụng phân bón đã từ rất
lâu. Hiện nay có rất nhiều loại phân bón: phân vi sinh, phân bón lá, phân hữu
cơ được ra đời và sản xuất tại các công ty, đã cho ra thị trường như: NPK
Lâm Thao, Đạm Hà Bắc… khi chúng ta sử dụng phân hữu cơ vào sản xuất
nông nghiệp đã thu được nhiều kết quả khả quan.
2.4 Những nghiên cứu về cây HỒI
Hồi là cây gỗ xanh quanh năm. Gỗ, lá, hoa, quả của hồi đều có giá trị sử
dụng. Gỗ có thể dùng làm nhà và đóng đồ gia đình, nhưng sản phẩm chủ yếu
nhất của cây Hồi là lấy quả để cất dầu. Tinh dầu hồi dùng để sản xuất một loại
sản phẩm truyền thống dùng cho xứ lạnh là rượu anis. Chất lượng tinh dầu hồi


10

ở vùng Lạng Sơn được đánh giá cao, nó phụ thuộc vào tỷ lệ anêtôn trong tinh
dầu. Tỷ lệ này cao thì độ đông của tinh dầu càng cao. Theo kinh nghiệm dân
gian tỷ lệ chưng cất tinh dầu là khoảng 30kg quả tươi được 1kg tinh dầu.
Theo Nguyễn Minh Lê (1977) thì tỷ lệ tinh dầu trong quả tươi là 1,2-2,61%
theo trọng lượng và từ 7,69-12,24% theo trọng lượng quả khô. Lượng tinh
dầu trong lá là 1,29-3,66%. [14]
2.4.1Những nghiên cứu trên thế giới
Hồi (Illicium) có khoảng trên 40 loài, phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á,
Đông Á và Bắc Mỹ. Ở các tỉnh phía Nam và Tây nam Trung Quốc đã xác
địnhđược 21 loài. Hồi hương bát giác (8 đại) lần đầu tiên được ghi chép trong
bộ “Bảnthảo phẩm hội tinh yếu” và “Bản thảo cương mục”. Vị thuốc này
được mô tả nhưsau: “Quả chín tách thành 8 cánh, mỗi cánh có 1 nhân, có màu

nâu vàng, phân bốở Quảng Tây” . Ngoài phân bố ở Quảng Tây, Vân Nam,
Quảng Đông, cònphân bố ở Phúc Kiến, Đài Loan, Quý Châu. HỒI cũng được
nhập sang trồng ở Nhật Bản và Ấn Độ. [13]
Theo báo cáo của John Ruwiter, nhu cầu thế giới hàng năm về tinh dầu
HỒI khoảng 42.500đến 70.000 tấn. Trong đó, Trung Quốc sản xuất khoảng
30.000 đến 50.000 tấn.Việt Nam sản xuất 5.500 đến 6.000 tấn. Còn lại là
Syria, Ấn Độ, Mexico, Iran, AiCập, Thổ Nhĩ Kỳ và Tunisia.[13]
2.4.2. Những nghiên cứu ở việt nam
Cây Hồi được trồng chủ yếu ở vùng Đông Bắc Việt Nam ở các tỉnh Cao
Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Một số nơi khác cũng có trồng nhưng không
đáng kể như Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên.
Ở Việt Nam Hồi có 16 loài:
Illicium cambodianum Hance Hồi Campuchia
Illicium henryi Deils Hồi hoang
Illicium kinabaluense A.C.Smith Hồi Hương Sơn


11

Illicium leiophyllum Hồi lá nhẵn
Illicium macranthum Hồi lá to
Illicium majus Hook. f. et. Thoms Hồi đại
Illicium pathyphyllum A.C.Smith Hồi lá dày
Illicium parrvifolium Merr Hồi lá nhỏ
Illicium penisulare Hồi bán đảo
Illicium petelotii Hồi petelot
Illicium simonsii Maxim. Hồi Simony
Illicium ternstroemoides A.C.SmithHồi chè
Illicium tenuifolium (Ridl) A.C.Smith Hồi lá mỏng
Illicium verum Hook.f Hồi hương

Illicium tsai A.C.Smith Hồi Tsai
Illicium difengpi B.N.Chang Hồi đá vôi [13]
Hồi được sửdụng làm gia vịvà làm thuốc. Quảvà tinh dầu hồi là loại gia
vịthơm, hấp dẫn trong chếbiến thực phẩm.
Tinh dầu Hồi được sửdụng nhiều trong công nghệchếbiến rượu khai vị,
rượu mùi, nước ngọt và bánh kẹo. Hương vịhấp dẫn của Hồi vừa có tác dụng
kích thích tiêu hoá, vừa gây cảm hứng ngon miệng.
Trong y học dân tộc ởnước ta Hồi được dùng làm thuốc gây trung tiện,
kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng, giảm đau, giảm co bóp trong dạdày, trong
ruột, lợi sữa, chữa trịnôn mửa, đau, thấp khớp, đau lưng, ngộ độc thịt cá và
chữa trịkhi bịrắn độc cắn… Tây y coi tinh dầu hồi có tính kích thích, tăng
cường nhu động ruột, dùng chữa đau bụng, tăng tiết dịch đường hô hấp, giúp
tiêu hoá, giảm đau, khử đờm. Tinh dầu hồi có tác dụng kháng khuẩn, ức
chếsựphát triển của vi khuẩn lao và nhiều loại vi khuẩn khác, nên được dùng
làm thuốc sát khuẩn, trịnấm ngoài da và ghẻlở. Hồi còn được dùng trong việc


12

sản xuất, chếbiến thuốc trừsâu có nguồn gốc thảo mộc, diệt chấy, rận, rệp, và
một sốngoại ký sinh trùng ởgia súc.[13]
2.5 Tổng Quan Khu Vực Nghiên Cứu
Viện Nghiên Cứu Và Phát Triển Lâm Nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên là đơn vị nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao khoa học công
nghệ được thành lập từ tháng 8 năm 2008. Trung tâm có chức năng tổ chức
thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, tập huấn kỹ thuật,
chuyển giao công nghệ, tư vấn khoa học kỹ thuật trên lĩnh vực nông lâm
nghiệp
Sau 5 năm hoạt động, Viện đã đạt nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa
học, phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng,

bảo vệ môi trường tại khu vực Miền núi phía Bắc. Viện đã nhân giống thành
công nhiều loài cây quý như: các cây trồng rừng, cây dược liệu, cây ăn quả,
hoa, cây cảnh; áp dụng công nghệ sinh học nuôi cấy mô tế bào trong sản xuất
nhiều loại cây giống. Nhiều giống cây lâm nghiệp trên thế giới đã và đang
được khảo nghiệm nhằm tìm ra được tập đoàn cây lâm nghiệp có khả năng
thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay.
 Vị trí địa lí:
Viện Nghiên Cứu Và Phát Triển Lâm Nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, căn cứ vào điều kiện địa lý
Thành Phố Thái Nguyên thì vị trí của trường như sau.
+ Phía Bắc giáp với phường Quán Triều
+ Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán
+ Phía Tây giáp với xã Phúc Hà
+ Phía Đông giáp với khu dân cư trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
 Cơ sở vật chất:


13

+ Viện mới được thành lập nên cơ sở vật chất còn hạn chế, tuy nhiên Viện
hiện nay đang dần dần cải tiến trang bị hiện đại phục vụ cho quá trình
nghiên cứu.
+ Viện hiện này sản xuất các loại cây ăn quả như cam, bưởi, ổi… cây
trồng lâm nghiêp như keo, mỡ, lát…
+ Viện có khu vực riêng dành cho sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu
khoa học. Hệ thống tưới nước và có dàn che cho từng khu vực riêng để
tiện cho việc chăm sóc.
 Địa hình
Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Lâm Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm
nằm ở chân đồi, hầu hết đất ở đây là loại đất feralit phát triển trên đá sa thạch.

Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất
Độ sâu

Chỉ tiêu dễ tiêu/100g đất

Chỉ Tiêu

tầng đất

Mùn

N

P2O5

K2O

N

P2O5

K2O

PH

(cm)
1 -10

1.766 0.024


0.241

0.035

3.64

4.56

0.90

3.5

10 – 30

0.670 0.058

0.211

0.060

3.06

0.12

0.12

3.9

30 – 60


0.711 0.034

0.131

0.107

0.107

3.04

3.04

3.7

(Nguồn: Theo số liệu phân tích đất của trường ĐHNL Thái Nguyên)
- Độ PH của đất thấp điều đo chứng tỏ đất ở đây chua.
- Đất nghèo mùn, hàm lượng N, P2O5 ở mức thấp. Chứng tỏ đất nghèo
dinh dưỡng.
 Đặc điểm khí hậu, thủy văn: Vườn ươm nằm gần khu vực thành phố
Thái Nguyên nên nó mang đầy đủ tính chất chung của khí hậu thành phố


14

Bảng 2.2: Một số yếu tố khí hậu từ tháng 1 đến 5 năm 2015 tại tỉnh Thái
Nguyên
Tháng

Nhiệt độ trung


ẩm độ không khí

bình (0C)

Lượng mưa
(mm)

1

11,7

73

4.7

2

15.4

80

11.4

3

17,3

80.7

8,3


4

20.6

83

20.4

5

30,4

88

25,9

(nguồn: theo trung tâm khí tượng thủy văn Gia Bẩy thành phố Thái Nguyên)

2.6 Một Số Thông Tin Về Cây Hồi
Hồi hay Đại hồi có tên khoa học là lllicium verum thuộc họ Hồi –
llliciaceae
Hồi là trồng cây chủ yếu để thu hái hoa để cất tinh dầu phục vụ cho y học
và mỹ phẩm.
Hồi là cây gỗ nhỏ, thường xanh, cao 6-8(-15)m, đường kính thân 1530cm. Thân mọc thẳng, tròn, vỏ ngoài màu nâu xám. Cành non hơi mập,
nhẵn, màu lục nhạt, sau chuyển thành màu nâu xám. Lá mọc cách và
thường tập trung ởđầu cành, trông tựa như mọc vòng; mỗi vòng thường có
3-5 lá. Phiến lá nguyên, dày, cứng, giòn; hình trứng thuôn hay trái xoan
thuôn; kích thước 6-12x2,5-5cm; đầu lá nhọn hoặc tù, gốc lá hình nêm;
mặt trên màu lục sẫm, nhẵn, mặt dưới xanh nhạt; gân dạng lông chim,

gồm 9-12 đôi, không nổi rõ. Cuống lá dài 7-10cm.
Hoa đều, lưỡng tính, mọc lẻ ở nhách lá ít khi mọc cum 2-3 hoặc 2-3 cái
ở kẽ lá; cuống hoa Hồi ngắn; đài 5-6 lá, màu lục, cánh hoa 16-20, hình
bầu dục và thường nhỏ hơn các lá đài, mặt ngoài màu trắng, mặt trong màu
hồng thẫm, càng vào giữa càng thẫm; nhị (9)10-20(-25) xếp 1-2 vòng, chỉ nhị
ngắn; lá noãn (6-)8(-13), hợp thành khối hình nón.


15

Quả đại kép gồm 6- 8 đại rời, xếp vòng sau tỏa hình sao, cuống quả dài 45cm. mỗi đại chữa một hạt. khi già các lá noãn sắp xếp toả tròn, hình sao; khi
chín có màu nâu. Hạt hình trứng thuôn hơi dẹt, nhẵn, màu nâu hoặc hung đỏ.
HỒI là cây ưa lớp đất mặt dày, độphì cao, thoát nước tốt, có độ PH 5-8,
đặc biệt là đất feralit màu đỏ, màu nâu đến màu vàng, phát triển trên sa diệp
thạch.Hồi là cây ưa sáng, song ởgiai đoạn non lại cần được che bóng. Trong
giai đoạn đầu, cây sinh trưởng rất nhanh theo chiều cao. Cây 5-6 năm tuổi có
thểcao tới 9-10m. Cây trồng từhạt cóthể ra hoa quả ởgiai đoạn 5-6 năm tuổi.
Vụhoa chính thường vào tháng 7-9 và cho quảchín vào tháng 7-9 năm sau.
Vào tháng 3-4 hàng năm cũng có một vụ Hồi chiêm, song chất lượng quảthấp,
vì chủyếu là những quảcòn non bịrụng, quảchưa phát triển đầy đủ. [13]


×