Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Thâm hụt cán cân thương mại Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.08 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
***o0o***

BÀI THẢO LUẬN NHÓM MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Chủ đề thảo luận: Thâm hụt cán cân thương mại Mỹ

Giảng viên: Trần Thị Ngọc Mai
Nhóm thảo luận: chủ đề số 3

Hà Nội – 2016

1


Danh sách thành viên tham gia nhóm thảo luận:
STT
1
2
3
4
5
6

Họ và tên
Nguyễn Thị Lan Anh
Vũ Thị Ngọc Ánh
Vũ Ngọc Chung
Phạm Phương Hoa
Bùi Minh Huyền
Nguyễn Thị Uyên


2

Mã sinh viên
17A4000024
17A4010355
17A4000074
17A4000210
15A7510082
17A4000600


MỤC LỤC
Phần 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ THÂM ḤỤT
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI…………………………………………………………………...5
I.

Cán cân thương mại…………………………………………………………………..5

1. Cán cân thanh toán quốc tế………………………………………………………………..5
1.1 Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế…………………………………………………….5
1.2 Nội dung kết cấu của Cán cân thanh toán quốc tế………………………………………...5
2. Cán cân thương mại (Trade balance – TB)………………………………………………..7
II.

Thâm hụt cán cân thương mại và các nhân tố ảnh hưởng……………………………...8

1. Thâm hụt cán cân thương mại và những tác động của thâm hụt cán cân thương mại……8

1.1. Thâm hụt cán cân thương mại.……………………………………………………………8
1.2. Những tác động của thâm hụt cán cân thương mại……………………………………….8

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cân bằng cán cân thương mại………………………………..9
2.1. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước………………………………….9
2.2. Chính sách tỉ giá hối đoái………………………………………………………………….9
2.3. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài……………………………………………………………..9
2.4. Lạm phát………………………………………………………………………………....10
2.5. Giá hàng hóa thế giới…………………………………………………………………….10
2.6. Thu nhập quốc dân trong và ngoài nước…………………………………………………10
2.7. Ngân sách nhà nước…………………………………………………………………...…10
2.8. Tình hình kinh tế, chính trị trong nước và thế giới………………………………………10

3


Phần 2: THỰC TRẠNG THÂM HỤT CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA MỸ TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY…………………………………………………………………………...11
I. Tình hình thâm hụt (2010 – 6/2016)……………………………………………………….11
II. Phân tích thực trạng cán cân thương mại hiện nay………………………………………..12
1. Về chủ thể xuất, nhập khẩu……………………………………………………………..12
2. Về cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu……………………………………………………14

2.1 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu………………………………………………………………14
2.2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu……………………………………………………………...16
3. Về các thị trường xuất, nhập khẩu chính………………………………………………..17

3.1 Các thị trường xuất khẩu chính…………………………………………………………..17
3.2 Các thị trường nhập khẩu chính………………………………………………………….19
III. Nguyên nhân thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ trong thời gian qua…………...…20
1. Nguyên nhân khách quan………………………………………………………………..20
2. Nguyên nhân chủ quan…………………………………………………………………21


IV. Liên hệ Việt Nam…………………………………………………………………………21

Phần 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU THÂM ḤỤT CÁN CÂN THANH
TOÁN QUỐC TẾ CỦA MỸ TRONG THỜI GIAN TỚI……………………………………22
1. Hỗ trợ xuất khẩu………………………………………………………………………...22
2. Bảo hộ sản xuất trong nước……………………………………………………………..23
3. Chính sách tiền tệ…………………………………………………………………….....23

4


Phần 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ THÂM ḤỤT
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
I.

Cán cân thương mại
1. Cán cân thanh toán quốc tế

1.1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế là một báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại giá trị
tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú với người không cư trú trong một thời kì nhất
định, thường là 1 năm.
1.2. Nội dung kết cấu của Cán cân thanh toán quốc tế
Tất cả các giao dịch của nền kinh tế (không kể NHNN) được phản ánh tại cán cân tổng thể
(Overall Balance – OB). Tất cả các hoạt động can thiệp của NHNN được phản ánh tại cán
cân bù đắp chính thức (Official Financing Balance – OFB). Các giao dịch của nền kinh tế rất
phong phú và đa dạng nên cán cân tổng thể được tổng hợp từ nhiều cán cân bộ phận. OB gồm
hai cán cân chính là cán cân vãng lai (Current account – CA), cán cân vốn và tài chính
(Capital and financial account).
*Cán cân vãng lai (Tài khoản vãng lai - Current account)

Cán cân vãng lai được tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa người cư trú và
người không cư trú về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập của ngƣời lao động, thu nhập từ đầu tư
trực tiếp, thu nhập từ đầu tư vào giấy tờ có giá, lãi vay và lãi tiền gửi nước ngoài, chuyển giao
vãng lai một chiều và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật”. Những giao dịch dẫn
tới sự thanh toán của người cư trú trong nƣớc cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên
"nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ); còn những giao dịch dẫn tới sự
thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có"
(ghi bằng mực đen).
- Cán cân thương mại (Cán cân hữu hình) phản ánh những khoản thu chi về xuất nhập khẩu
hàng hoá trong một thời kỳ nhất định. Khi cán cân thương mại thặng dư điều này có nghĩa là
nước đó đã thu được từ xuất khẩu nhiều hơn phải trả cho nhập khẩu. Ngược lại, cán cân bội
chi phản ánh nước đó nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Khi xuất khẩu, trị giá hàng xuất khẩu
được phản ánh vào bên Có. Khi nhập khẩu, trị giá hàng nhập khẩu được phản ánh vào bên
Nợ. Vì xuất khẩu làm phát sinh cung ngoại tệ và cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối. Nhập
khẩu làm phát sinh cầu ngoại tệ .

5


- Cán cân dịch vụ (Cán cân vô hình) phản ánh các khoản thu chi từ các hoạt động dịch vụ về
vận tải (cước phí vận chuyển thuê tàu, bến bãi...) du lịch, bưu chính, cố vấn pháp luật, dịch vụ
kỹ thuật, bản quyền, bằng phát minh... Thực chất của cán cân dịch vụ là cán cân thương mại
nhưng gắn với việc xuất nhập khẩu dịch vụ.
- Cán cân thu nhập ( Yếu tố thu nhập): phản ánh các dòng tiền về thu nhập chuyển vào và
chuyển ra. Bao gồm:
+ Thu nhập của người lao động (tiền lương, tiền thưởng, thu nhập khác...) do người không cư
trú trả cho người cư trú và ngược lại.
+ Thu nhập từ hoạt động đầu tư như: FDI, ODA...Các khoản thanh toán và được thanh toán từ
tiền lãi, cổ tức đến những khoản thu nhập từ đầu tư ở nước ngoài từ trước.
- Cán cân chuyển giao vãng lai (Current tranfers) bao gồm những khoản viện trợ không hoàn

lại, quà tặng, quà biếu và các chuyển khoản giao khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu
dung giữa người cư trú và không cư trú,phản ánh lại phân phối thu nhập. Quy mô và tình
trạng cán cân chuyển giao vãng lai một chiều phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố thuộc về môi
trường kinh tế, tâm lý, tình cảm, chính trị - xã hội và ngoại giao giữa các nước.
*Cán cân vốn và tài chính
Tuy gồm hai phần cơ bản là tài khoản vốn và tài khoản tài chính nhưng trên thực tế, tài khoản
vốn thường bị coi là phụ so với tài khoản tài chính. Tài khoản vốn (còn gọi là cán cân vốn)
bao gồm các giao dịch kinh tế giữa người cư trú với người không cư trú về tài sản phi tài
chính, phi sản xuất (như bằng sáng chế, bản quyền, và giấy phép) và về chuyển giao vốn.
Những giao dịch này được tách ra từ các giao dịch ghi trong tài khoản vãng lai vì không liên
quan trực tiếp đến quá trình sản xuất và tiêu dùng. Ta có thể hiểu tài khoản vốn của cán cân
thanh toán đồng nghĩa với tài khoản vốn của tài khoản quốc gia. Tài khoản tài chính ghi lại
những giao dịch về tài sản tài chính và những khoản nợ. Các giao dịch trong tài khoản tài
chính được phân loại theo: (1) loại có chức năng đầu tư (đầu tư trực tiếp, đầu tư danh mục,
đầu tư khác và tài sản dự trữ); (2) tài sản và nợ hoặc hướng đầu tư (trong trường hợp đầu tư
trực tiếp); (3) loại công cụ (ví dụ: chứng khoán cổ phần, chứng khoán nợ và khoản vay);
ngoài ra, trong một số trường hợp còn có (4) khu vực kinh tế trong nước và (5) hợp đồng gốc
đến hạn. Trong tương lai, tài sản tài chính và nợ sẽ được chia thành 3 mục hợp lý hơn: (1) cổ
phần và cổ phiếu quỹ đầu tư, (2) công cụ nợ và (3) tài sản tài chính và nợ khác .

6


*Lỗi và sai xót
Khoản mục này nếu có là do sự sai lệch về thống kê do nhầm lẫn, bỏ sót hoặc không thu thập
được số liệu. Những ghi chép của những khoản thanh toán hoặc hoá đơn quốc tế được thực
hiện vào những thời gian khác nhau, địa điểm khác nhau và có thể bằng những phương pháp
khác nhau. Do vậy, những ghi chép này là cơ sở để xây dựng những thống kê của cán cân
thanh toán quốc tế tuy nhiên chắc chắn không hoàn hảo. Từ đó, dẫn đến những sai số thống
kê.

*Cán cân tổng thể
Nếu công tác thống kê đạt mức chính xác tức lỗi và sai sót bằng không thì cán cân tổng thể là
tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn.
Cán cân tổng thể =Cán cân vãng lai +Cán cân vốn +Lỗi và sai sót.
Kết quả của khoản mục này thể hiện thình trạng kinh tế đối ngoại của một quốc gia trong một
thời kỳ hoặc tại một thời điểm. Nếu:
- Kết quả của cán cân thanh toán mang dấu dương khi thì ngoại tệ của quốc gia đã (sẽ) tăng
thêm.
- Kết quả của cán cân thanh toán mang dấu âm thì thu ngoại tệ của quốc gia giảm hoặc sẽ
giảm thấp.
*Cán cân bù đắp chính thức
Cán cân bù đắp chính thức bao gồm: dự trữ ngoại hối quốc gia, quan hệ với IMF và các ngân
hàng trung ương khác và thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền
của quốc gia có lập cán cân thanh toán...Trong đó dự trữ ngoại hối quốc gia đóng vai trò quyết
định do đó để đơn giản trong phân tích, ta coi khoản mục dự trữ ngoại hối chính là cán cân bù
đắp chính thức.

2. Cán cân thương mại (Trade balance – TB)

Cán cân thương mại (cán cân hữu hình) là một bộ phận trong tài khoản vãng lai của cán cân
thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu
của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) hay mức chênh lệch
(xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Cán cân thương mại còn có thể hiểu là sự chênh lệch
giữa sản lƣợng hàng hóa của một quốc gia và nhu cầu nội địa của nó (chênh lệch giữa các
7


hàng hóa mà quốc gia đó sản xuất được và số lượng hàng hóa quốc gia đó mua từ nước ngoài;
không bao gồm số tiền dùng để tái đầu tư vào chứng khoán nước ngoài và không bao gồm
khái niệm hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất cho thị trường nội địa


II.

Thâm hụt cán cân thương mại và các nhân tố ảnh hưởng
1. Thâm hụt cán cân thương mại và những tác động của thâm hụt cán cân thương mại

1.1. Thâm hụt cán cân thương mại
Thâm hụt thương mại: cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư
thương mại nên khi cán cân thương mại thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang
giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại
1.2. Những tác động của thâm hụt cán cân thương mại
Đối với phần lớn các quốc gia thì cán cân thương mại là phần quan trọng nhất và cũng là bộ
phận chính cấu thành nên cán cân vãng lai. Do đó, thâm hụt cán cân thương mại thường dẫn
tới thâm hụt cán cân vãng lai, đe dọa tới cán cân tổng thể hoặc tăng gánh nặng nợ nước ngoài,
dễ bùng phát khủng hoảng cán cân vãng lai, nguy hại tới an ninh tài chính quốc gia. Khi thâm
hụt thương mại của một nước trở nên trầm trọng, Chính phủ nước đó sẽ phải đối mặt với
thách thức tăng lượng dự trữ ngoại tệ hay tín dụng để giải quyết vấn đề cân bằng cán cân
thanh toán quốc tế. Đồng thời, vẫn phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm khôi phục
lòng tin của nhà đầu tư. Việc thắt chặt tiền tệ để hạn chế nhập siêu là biện pháp đúng đắn mà
nhiều quốc gia lựa chọn. Tuy nhiên, nó cũng có thể tạo ra áp lực với ngành ngân hàng và
doanh nghiệp vay vốn trong cuộc cạnh tranh lãi suất căng thẳng. Về lâu dài, một số nước
thường kiềm chế nhập siêu bằng đẩy mạnh xuất khẩu và thực hiện chiến lược công nghiệp
hóa mở rộng sản xuất thay thế hàng nhập khẩu; đồng thời cân bằng cán cân thanh toán qua
việc huy động các nguồn tiết kiệm dài hạn, phát triển mạnh thị trường chứng khoán.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cân bằng cán cân thương mại

2.1. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước
Năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu là một trong những yếu tố quan trọng nhất
ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của một quốc gia, ảnh hưởng đến cán cân thương mại.

Nếu hàng hóa sản xuất trong nước của một quốc gia có năng lực cạnh tranh cao, có lợi thế so
8


sánh trên thị trường quốc tế thì sẽ chiếm lĩnh được thị trường trong nước và quốc tế, khuyến
khích xuất khẩu và đánh bại hàng hóa nhập khẩu
2.2. Chính sách tỉ giá hối đoái
Là một hệ thống các công cụ dùng để tác động đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường từ đó
giúp điều chỉnh tỉ giá hối đoái nhằm nhằm đạt đến những mục tiêu cần thiết
2.3. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Theo các nhà nghiên cứu, FDI và thương mại có thể có mối quan hệ hỗ trợ cũng như thay thế
lẫn nhau. Mối quan hệ hỗ trợ giữa FDI và thương mại thường được tìm thấy khi đầu tư nước
ngoài theo chiều thẳng, tức là khi các Công ty đa quốc gia chia nhỏ quy trình sản xuất ở các
nước khác nhau để cắt giảm chi phí.
FDI thay thế thương mại khi đầu tư theo chiều ngang, có nghĩa các công ty đa quốc gia sản
xuất cùng một loại hàng hóa và dịch vụ tại các nƣớc khác nhau. Khi các công ty đa quốc gia
thay thế các doanh nghiệp trong nước, khối lượng thương mại sẽ giảm và FDI do đó sẽ thay
thế thương mại. Như vậy, chính sách thu hút FDI của quốc gia có thể ảnh hưởng lớn đối với
cán cân thương mại của quốc gia đó.
2.4. Lạm phát
Ảnh hưởng của lạm phát đối với cán cân thương mại thể hiện qua cơ chế giá. Với điều kiện
các nhân tố khác không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát của một nước cao hơn các nước khác có quan
hệ mậu dịch, lạm phát sẽ ảnh hưởng đến giá cả đầu vào làm giá hàng xuất khẩu cao hơn trước,
giảm lợi thế cạnh tranh, hạn chế xuất khẩu; lạm phát cũng làm hàng hóa trong nước đắt hơn
so với hàng hóa xuất khẩu, từ đó khuyến khích nhập khẩu. Nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm
khiến cho cán cân thƣơng mại xấu đi. Lạm phát tăng cũng làm cầu tiền tăng, tiết kiệm quốc
dân giảm.
2.5. Giá hàng hóa thế giới
Giá cả luôn là nhân tố quan trọng trong việc xác định mức cầu của thị trường đối với một loại
hàng hóa. Đối với nền kinh tế nhỏ không tự xác định được mức giá hàng hóa cho mình thì giá

thế giới của hàng hóa xuất nhập khẩu có thể có ảnh hưởng lớn đối với hoạt động xuất nhập
khẩu và qua đó ảnh hưởng tới cán cân thương mại. Khi giá hàng hóa sản xuất trong nước thấp
hơn giá thế giới thì quốc gia đó có tính cạnh tranh tương đối về giá với các quốc gia khác sẽ
khuyến khích hoạt động xuất khẩu. Ngược lại, khi giá hàng hóa trong nước cao hơn giá thế
giới thì có thể làm cho hàng hóa nước ngoài tràn vào thị trường trong nước.
9


2.6. Thu nhập quốc dân trong và ngoài nước
Khi thu nhập trong nước tăng, cầu nhập khẩu tăng và làm xấu đi cán cân thương mại. Ngược
lại, khi thu nhập nước ngoài tăng, cầu xuất khẩu tăng nên khuyến khích hoạt động xuất khẩu,
giúp cải thiện cán cân thương mại. Như vậy, cán cân thương mại tỷ lệ nghịch với thu nhập
trong nước trong khi đó, thu nhập nước ngoài và cán cân thương mại lại tỷ lệ thuận với nhau.
2.7. Ngân sách nhà nước
Quan niệm truyền thống cho rằng với chi tiêu chính phủ cho trước, tiết kiệm khu vực công
giảm do cắt giảm thuế sẽ làm tăng tiết kiệm tƣ nhân một khoản nhỏ hơn khoản cắt giảm thuế
ban đầu. Vì vậy, tiết kiệm quốc gia giảm. Theo lý thuyết chi tiêu, điều này gây nên thâm hụt
cán cân thương mại. Như vậy, để cải thiện thâm hụt cán cân thương mại, cần phải giảm thâm
hụt ngân sách với việc tăng thuế. Chính sách đó sẽ giảm chi tiêu tư và xuất khẩu ròng, giúp
cải thiện cán cân thương mại. Ngược lại, quan điểm của trường phái Ricardo cho rằng chỉ
tăng thuế sẽ không giải quyết được thâm hụt cán cân thương mại vì sụt giảm tiết kiệm khu
vực công sẽ được bù đắp bằng sự tăng lên của tiết kiệm tư. Do đó, tổng tiết kiệm quốc dân
không đổi. Để cân bằng cán cân thương mại, chính sách tăng thuế phải đi đôi với việc cắt
giảm chi tiêu chính phủ.
2.8. Tình hình kinh tế, chính trị trong nước và thế giới
Sự ổn định chính trị của một đất nước là cơ sở vững chắc để phát triển kinh tế. Một quốc gia
có tình hình chính trị ổn định thường có những chính sách nhất quán, lâu dài, tạo điều kiện
thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để các quốc gia
khác tăng cường quan hệ kinh tế. Bên cạnh đó, trong điều kiện mở cửa và hội nhập, chính
sách đối ngoại phù hợp cũng là yếu tố mở đường cho mọi yếu tố khác phát triển. Toàn cầu hóa

hiện nay đã làm tăng tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, những ảnh hưởng mang
tính dây chuyền của các cuộc khủng hoảng ngày càng trở nên đáng lo ngại.

Phần 2: THỰC TRẠNG THÂM HỤT CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA MỸ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
I.

Tình hình thâm hụt
10


Thâm hụt thương mại tại Hoa Kỳ mở rộng lên 44,5 tỷ USD trong tháng 6 năm 2016 do nhập khẩu dầu
thô tăng 1,9 % với giá dầu tăng cao và nhu cầu trong nước tăng trong khi xuất khẩu tăng nhẹ chỉ 0,3

%
Biểu đồ thể hiện Tình trạng thâm hụt thương mại của Mỹ
Hoa Kỳ đã bị thâm hụt thương mại phù hợp kể từ năm 1976 do nhập khẩu cao của dầu mỏ và sản
phẩm tiêu dùng. Trong những năm gần đây, thâm hụt thương mại lớn nhất được ghi nhận với Trung
Quốc, Nhật Bản, Đức và Mexico. Hoa Kỳ ghi lại thặng dư thương mại với Hồng Kông, Hà Lan, Ả Rập
Saudi và Úc

II. Phân tích thực trạng cán cân thương mại hiện nay
1. Về chủ thể xuất, nhập khẩu

Xét đến tháng 6/ 2016:
 Theo khu vực địa lý :

Liên minh châu Âu

11



Xuất khẩu tăng 1,7 tỷ USD (chủ yếu máy bay dân sự và các chế phẩm dược) đến 23,9 tỷ
USD, trong khi nhập khẩu tăng 1,2 tỷ USD ( chủ yếu là dược phẩm) đến 36,7 tỷ USD.
Trung Quốc

Xuất khẩu tăng 0,3 tỷ USD (chủ yếu là máy bay dân sự) từ 8,5 tỷ USD đến 8,8 tỷ USD,
trong khi nhập khẩu tăng 1,1 tỷ USD (chủ yếu là máy tính và điện thoại di động) từ 37,5 tỷ
USD đến 38,6 tỷ USD
Canada

12


Xuất khẩu tăng 1,1 tỷ USD (chủ yếu là xe ô tô, sản phẩm xăng dầu khác, và các bộ phận ô tô
và phụ kiện) từ 22,9 tỷ USD đến 24,0 tỷ USD, trong khi nhập khẩu tăng 1,3 tỷ USD (dầu chủ
yếu là dầu thô) từ 23,0 tỷ USD đến USD 24,3 tỷ.
 Theo hàng hóa và dịch vụ :



Xuất khẩu tăng lên từ 182,5 tỷ USD trong tháng 5 đến 183,2 tỷ USD trong tháng 6 . Hàng
hóa là tăng từ 119,8 tỷ USD đến 120,4 tỷ USD . Dịch vụ là tăng từ 62,7 tỷ USD đến 62,8
tỷ USD .



Nhập khẩu tăng lên từ 223,5 tỷ USD trong tháng 5 đến 227,7 tỷ USD trong tháng 6. Hàng
hóa là tăng từ 182,1 tỷ USD đến 186,4 tỷ USD. Dịch vụ là giảm từ 41,4 tỷ USD trong
tháng 5 xuống 41,2 tỷ USD trong tháng 6.

-

Hàng hóa:
13


+ Xuất khẩu thực phẩm, thức ăn, và đồ uống tăng 0,6 tỷ USD, phản ánh sự gia
tăng trong ngô (0,4 tỷ USD) và lúa mì (0,2 tỷ USD).
+ Nhập khẩu vật tư công nghiệp và vật liệu tăng lên 4,3 tỷ USD, phản ánh sự gia
-

tăng trong dầu thô ( 1,4 tỷ USD ) và các sản phẩm xăng dầu khác (0,4 tỷ USD) .
Dịch vụ:
+ Xuất khẩu dịch vụ tăng 0,1 tỷ USD đến 62,8 tỷ USD trong tháng 6 . Sự gia tăng
lớn nhất là dịch vụ tài chính (0,1 tỷ USD) và trong việc bảo trì và dịch vụ sửa chữa
(0,1 tỷ USD).
+ Nhập khẩu dịch vụ giảm 0,2 USD tỷ đến 41,2 tỷ USD trong tháng 6. Các
mức giảm lớn nhất là du lịch (0,1 tỷ USD ) và vận chuyển (0,1 tỷ USD) đó
bao gồm cước, dịch vụ cảng và vé hành khách.

2. Về cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu
2.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu


Năm 2014, tổng giá trị xuất khẩu của Mỹ đạt 1.45 nghìn tỷ USD, khiến Mỹ trở
thành nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới. Trong suốt 5 năm trước đó, tổng giá trị
xuất khẩu của Mỹ đã tăng ở mức trung bình 8.5% hàng năm, từ 967 tỷ USD năm
2009 lên 1.45 nghìn tỷ USD năm 2014. Mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất là Dầu lọc,
chiếm 7.11% tổng giá trị xuất khẩu, đứng thứ hai là Ô tô, chiếm 4.18%.1


1 />
14




Nước Mỹ xuất khẩu tổng lượng hàng hóa với giá trị 1.51 nghìn tỷ trong năm 2015,
tăng 1.5% so với 2011 nhưng giảm 7.1% so với 2014. Top 10 sản phẩm Mỹ xuất
khẩu chiếm 68.4% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu của nước này. Giá trị xuất khẩu
chiếm 8.4% giá trị đầu ra của nền kinh tế.Với dân số 321.4 triệu người thì trung
bình mỗi người dân xuất khẩu lượng hàng hóa có giá trị 4.682 năm 2015. Tỷ lệ
thất nghiệp của Mỹ vào tháng 1/2016 là 4.9% - một bước tiến lớn so với con số
6.2% năm 2014.

Máy bay và tàu vụ trũ là mặt hàng tăng nhanh nhất trong top 10 mặt hàng xuất khẩu năm
2015, tăng 49.4% so với năm 2011. Đứng thứ hai với tốc độ tăng trưởng 23.4% là dược phẩm
gồm các mặt hàng chủ yếu như antisera, vắc xin và máu người hoặc máu động vật. Các thiết
bị điện tử đứng thứ 3 với tốc độ 6.5%. Giảm mạnh nhất trong top 10 mặt hàng là dầu, giảm
18.7% do sự sụt giảm của lượng dầu lọc xuất khẩu. 2

2.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu


Mỹ trở thành quốc gia nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới với tổng giá trị nhập
khẩu đạt 2.19 nghìn tỷ USD. Trong suốt 5 năm trước đó, tổng giá trị nhập khẩu tăng ở
mức trung bình 8.5% hàng năm, từ 1.46 nghìn tỷ USD lên 2.19 nghìn tỷ năm 2014.
Mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất là dầu thô, chiếm 10.6% tổng giá trị nhập khẩu, theo
sau là Ô tô, chiếm 7.09%.3

2 />3 />

15




Tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ đạt 2.309 nghìn tỷ năm 2015, tăng 4.7% so với năm
2011 nhưng giảm 1.6% so với 2014. Top 10 sản phẩm nhập khẩu của Mỹ chiếm
khoảng 66.5% tổng giá trị các mặt hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Lượng hàng nước Mỹ nhập khẩu chiếm 12.3% tổng giá trị nhập khẩu toàn cầu, trong
đó có 45.6% được nhập từ các nước châu Á, 26% của các nước Bắc Mỹ và 21.3% có
xuất xứ từ Châu Âu.
Như vậy, với dân số 318.9 triệu người, trung bình một người Mỹ sử dụng lượng hàng
hóa nhập khẩu có giá trị 7240 USD.

Đồ nội thất, chiếu sáng và biển báo nhập khẩu có tốc độ nhập khẩu tăng nhanh nhất – 53.7%
so với năm 2011. Đứng thứ hai về tốc độ là phương tiện đi lại, tăng 40% và dược phẩm đứng
thứ ba với 30.9%. Lượng dầu nhập khẩu tuy nằm trong top 10 nhưng giảm mạnh, khoảng
55.7%. 4

3. Về các thị trường xuất, nhập khẩu chính
4 />
16


3.1. Các thị trường xuất khẩu chính
 Năm 2014, các thị trường xuất khẩu chính của Mỹ gồm Canada (243 tỷ USD),

Mexico (194 tỷ USD), Trung Quốc (134 tỷ USD), Nhật Bản (67.5 tỷ USD) và
Đức (61.6 tỷ USD).5


 Năm 2015:

6

• Canada
5 />6 />
17


Cho dù nền công nghiệp tự động hóa toàn cầu đang có xu hướng p giảm, những sản phẩm
Canada nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ thường liên quan đến tự động hóa, bao gồm các phụ
kiện và bộ phận lẻ. Các thiết bị máy móc điện tử thường đứng thứ hai, thứ 3 là dầu, nhựa
và các thiết bị y tế, kĩ thuật. Năm 2015, Canada nhập khẩu hàng hóa Mỹ với tổng giá trị
280 tỷ USD, tương đương với 18.6% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của Mỹ.

• Mexico
Tuy truyền thông chú ý hơn về mối quan hệ giao thương Mỹ - Trung Quốc, Mexico lại là
nước nhập khẩu hàng hóa Mỹ nhiều hơn. Năm 2015, Mexico nhập khẩu 236.4 tỷ USD
tổng giá trị hàng hóa Mỹ, chủ yếu là các thiết bị máy móc, điện tử và các hàng hóa mang
tính tự động hóa giống như Canada.

• Trung Quốc
Mặt hàng nhập khẩu chính của Trung Quốc là máy bay và linh kiện máy tính. Điều này
diễn ra chủ yếu do ngành công nghiệp lắp ghép máy tính. Năm 2015, nước này nhập khẩu
lượng hàng hóa của Mỹ với giá trị 116.2 tỷ USD, chiếm 7.7% lượng xuất khẩu của Mỹ.

• Nhật Bản
Mỹ chủ yếu xuất khẩu máy bay dân sự cho Nhật. Tuy nhiên, thiết bị y tế kĩ thuật cũng có
sản lượng xuất khẩu sang Nhật tương đương. Thiết bị máy móc điện tử theo sau đó với
khối lượng đạt 62.5 tỷ USD, đạt 4.2% tổng sản lượng xuất khẩu của Mỹ năm 2015.


• Vương Quốc Anh
Tương tự Nhật Bản, mặt hàng nước Anh nhập khẩu chính từ Mỹ là máy bay dân sự, tiếp
đó là các chất hóa học và các nguồn tài nguyên thiết yếu như kim loại dung trong sản
xuất, đứng sau đó thiết bị điện tự và dược phẩm. Năm 2015, tổng sản lượng xuất khẩu
sang Anh của Mỹ đạt 56.4 tỷ USD, chiếm 3.8% tổng sản lượng xuất khẩu7
3.2 Các thị trường nhập khẩu chính
 Năm 2014, Mỹ chủ yếu nhập khẩu từ các thị trường như Trung Quốc (432 tỷ

USD), Canada(331 tỷ USD), Mexico (291 tỷ USD), Nhật Bản (128 tỷ USD) và
Đức (121 tỷ USD).8

7 />8 />
18


 Trong những năm gần đây, Mỹ có cán cân thương mại là nước nhập siêu. Hơn thế, Mỹ

là nước đứng đầu với trình độ khoa học kỹ thuật cũng như tài nguyên thiên nhiên được
ưu đãi dẫn đến các mặt hàng về công nghệ như máy móc, thiết bị, nhiên liệu khoáng,
dầu nhờn cũng như thực phẩm là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực . Và cụm máy
móc thiết bị chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu Mỹ và không ngừng
tăng trưởng qua các năm.
 Tuy vài năm gần đây, cán cân thương mại Mỹ đều âm, song GDP không hề giảm. Với

GDP vào năm 2013 là 16,768 tỷ và năm 2014 là 17,419 tỷ, vẫn là nước đứng đầu thế
giới.
III. Nguyên nhân thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ trong thời gian qua
1. Nguyên nhân khách quan:
Năm 2015, Việc thâm hụt thương mại tồn tại bởi vì xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc chỉ

116200000000 USD trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc đạt mức kỷ lục mới là
481900000000 USD. Thâm hụt giữ phát triển do nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu. Do
nhập khẩu nhiều dầu mỏ, sản phẩm tiêu dùng (quần áo...) và máy móc thiết bị từ Trung Quốc.
Hoạt động nhập khẩu khởi sắc với mức tăng 1.6% lên 223.5 tỷ USD, nhờ số đơn hàng các
sản phẩm công nghiệp và hàng hóa tiêu dùng (trong đó có điện thoại) lần lượt tiến 7.1% và
2.9%. Nhập khẩu dịch vụ cũng tăng vọt lên mức cao chưa từng có là 41.4 tỷ USD.
Rất nhiều hàng hóa nhập khẩu từ các công ty Mỹ có trụ sở gửi vật liệu thô cho Trung Quốc
để lắp ráp giá rẻ. Khi chúng được vận chuyển trở lại Mỹ, chúng được gọi là nhập khẩu mặc dù
họ đang thu lợi nhuận các công ty Mỹ thuộc sở hữu.
Trung Quốc có thể sản xuất hàng hóa mà người Mỹ muốn với chi phí thấp nhất. Do giá nhân
công của Trung Quốc thấp hơn của Mỹ. Điều này có nghĩa rằng nhiều công ty Mỹ không thể

19


cạnh tranh với chi phí thấp của Trung Quốc. Người tiêu dùng Mỹ sẽ phải trả giá cao hơn cho
"Made in America" với cùng một mặt hàng như nhau.
Trong tháng 5/2016, xuất khẩu của Mỹ đã thu hẹp khiêm tốn 0.2% xuống 182.4 tỷ USD do
ảnh hưởng từ việc các doanh nghiệp nước ngoài thu hẹp đầu tư vào những loại tài sản như
máy móc và thiết bị Mỹ. Xuất khẩu máy bay dân sự và ô tô của nền kinh tế lớn nhất thế giới
cũng diễn ra rất ảm đạm với mức giảm lần lượt là 7.5% và 2.3%.
Cán cân thương mại của Mỹ thâm hụt cũng do Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ vào
tháng 8/2015. Hàng chục năm nay, Trung Quốc luôn nhất quán sử dụng chính sách đồng nhân
dân tệ yếu để hỗ trợ xuất khẩu. Trong giai đoạn 2003-2008, khi đồng USD mất giá nhiều nhất,
đồng nhân dân tệ neo chặt vào đồng USD nên kinh tế Trung Quốc rất thành công, xuất siêu
lớn. Quốc hội Mỹ là những người đã liên tục cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ để gia
tăng xuất khẩu và lấy mất việc làm của người Mỹ.
2. Nguyên nhân chủ quan:
Chuyên gia Emily Mandel đến từ Moody's Analytics nhận định sự mạnh lên của đồng
USD đang gây áp lực lên cán cân thương mại Mỹ, khiến giá thành của các mặt hàng nhập

khẩu trở nên hấp dẫn hơn trong khi lợi thế cạnh tranh của các công ty xuất khẩu giảm sút.
IV. Liên hệ Việt Nam
Theo Tổng cục Hải Quan, từ năm 2010 đến nay Mỹ đã và đang là thị trường xuất khẩu lớn
của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong 10 năm trở lại
đây luôn đạt mức tăng trưởng cao, cụ thể kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 là 8,81 tỷ USD
thì đến năm 2015 đạt 41,26 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng bình quân trên 19% mỗi năm. Cán
cân thương mại hàng hóa song phương luôn đạt mức thặng dư cao về phía Việt Nam, cụ thể từ
mức 8,85 tỷ USD năm 2006 và đã lên đến 25,67 tỷ USD năm 2015.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, Hoa Kỳ là thị trường mà Việt Nam đạt mức
thặng dư thương mại hàng hóa lớn nhất, cụ thể năm 2015 đạt mức thặng dư 25,67 tỷ USD,
riêng trong 4 tháng từ đầu năm 2016 đạt mức thặng dư là 8,98 tỷ USD, tăng 1,48 tỷ USD so
với cùng kỳ năm 2015.
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ 4 tháng đầu năm 2016 là hàng dệt
may đạt kim ngạch 3.400 triệu USD, chiếm 29,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa
Kỳ, tiếp đến là điện thoại các loại và linh kiện đạt 1.466 triệu USD, chiếm 12,8% trong tổng
kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ, đạt mức tăng trưởng rất mạnh là 83,8% so với cùng kỳ
năm 2015; giầy dép các loại đạt kim ngạch 1.330 triệu USD, chiếm 11,6% trong tổng kim
20


ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ, tăng trưởng 8,6% so với cùng kỳ năm 2015.

Riêng về nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Hoa Kỳ 4 tháng đầu năm 2016 đạt kim ngạch
2,47 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 4,8% trong tổng kim ngạch nhập
khẩu hàng hóa của cả nước và là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 của Việt Nam.
Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ Hoa Kỳ luôn đạt mức tăng trưởng mạnh trong những năm
gần đây từ kim ngạch 0,98 tỷ USD năm 2006 lên 7,79 tỷ USD năm 2015, đạt mức tăng bình
quân mỗi năm lên tới 27,4%.
Về hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Hoa Kỳ 4 tháng đầu năm 2016, nhóm hàng có
kim ngạch lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; tiếp theo là máy móc,

thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; bông các loại...9

Phần 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU THÂM ḤỤT CÁN
CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA MỸ TRONG THỜI GIAN TỚI
Mỹ là một cường quốc kinh tế với kỹ thuật tiên tiến bậc nhất trên thế giới. Tuy nhiên, Mỹ đã
luôn công bố thâm hụt thương mại kể từ những năm 70, và tình trạng này đã gia tăng một
cách nhanh chóng từ những năm 1997. Ta có thể thấy rõ tình trạng thâm hụt thương mại của
Mỹ những năm gần đây: Ngoài cơ cấu hiệu quả nền kinh tế, củng cố và mở rộng quan hệ
thương mại với các nước, khu vực trên thế giới, Mỹ luôn cố gắng hạ thấp mức thâm hụt
thương mại thông qua các biện pháp:
1. Hỗ trợ xuất khẩu

Trọng tâm trong chính sách thương mại của Mỹ là mở rộng thị trường cho các nhà xuất khẩu
Mỹ. Một số chương trình hỗ trợ xuất khẩu được thực hiện nhờ cung cấp bảo hiểm và hỗ trợ tài
chính xuất khẩu qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu, chương trình hoàn thuế. Việc hỗ trợ cho các
nhà sản xuất trong nước được thực hiện dưới hình thức miễn thuế của Liên bang và các bang,
cung cấp tài chính và các chương trình tín dụng. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp và năng
lượng nhận được nhiều trợ cấp nhất. Ngoài ra, hỗ trợ kinh doanh còn được thực hiện thông
qua Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động thương mại - một phần của
chương trình chuyên hỗ trợ những đối tượng phải chịu tác động bất lợi của cạnh tranh từ hàng
nhập khẩu. Lượng hỗ trợ của Chính phủ tăng lên khi giá giảm và những sản phẩm đầu ra được
9 />
21


hỗ trợ trong việc tiếp cận thị trường. Một số sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu cụ thể phải đáp
ứng yêu cầu khác so với những yêu cầu dành cho sản phẩm trong nước.

2. Bảo hộ sản xuất trong nước


Các hàng rào trong tiếp cận thị trường Mỹ và các biện pháp bóp méo khác như trợ cấp được
sử dụng ở một số ít các lĩnh vực quan trọng. Thuế chống phá giá tiếp tục là một biện pháp
quan trọng dù Mỹ đang giảm dần việc áp dụng biện pháp này đối một số hàng nhập khẩu nhất
định. Trong lĩnh vực nông nghiệp, các mức thuế cao đánh vào hàng hoá vượt quá hạn ngạch
và các hàng rào kĩ thuật là những hình thức bảo hộ nhập khẩu chính. Để đối phó với khủng
hoảng kinh tế, Chính phủ Mỹ sẽ tăng cường bảo hộ cho các ngành công nghiệp đang gặp khó
khăn và nhóm bị thiệt hại nặng nề do nhập khẩu nhưng trên cơ sở kết hợp giữa luật lệ của Mỹ
và các quy định của quốc tế trong việc mở cửa thị trường nhằm tạo ra một chính sách thương
mại mà các nước đối tác của Mỹ có thể chấp nhận. Khi nền kinh tế đƣợc phục hồi và tăng
trưởng ổn định trở lại thì áp lực bảo hộ sẽ giảm bớt.Ngoài ra, với tình trạng mức tiết kiệm
thấp, chính phủ Mỹ còn áp dụng thêm nhiều biện pháp để cắt giảm tiêu dùng và thắt chặt tiền
tệ.
3. Chính sách tiền tệ

Dù chính phủ Mỹ từ Đảng Dân Chủ đến Cộng Hòa luôn tuyên bố ủng họ đồng đô la mạnh
nhưng họ không có hành động cụ thể nào mà thường đẩy đồng dollar xuống thấp hơn nhằm
trả món nợ trái phiếu rẻ hơn. Đồng thời, sự sụt giảm trong tỷ lệ trao đổi của đồng USD làm
tăng giá hàng hóa xuất khẩu của các nước khác khiến hàng hóa của Mỹ trở nên cạnh tranh
hơn cả trong nước lẫn ngoài nước, bảo vệ thị trường nội địa với các đối thủ nước ngoài. Ngoài
ra, chính phủ Mỹ còn tiến hành những bước đi hiệu quả để làm mờ nhạt đi giá trị, quá trình in
tiền và chấp nhận một tỷ lệ lãi suất gần như bằng không để làm bàn đạp cho sự hồi phục nền
kinh tế. Những bước đi này đã làm giảm tương đối thâm hụt thương mại Mỹ

22



×