Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

quan hệ quốc tế Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 51 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------------------

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------------------

NGUYỄN HỮU NGỌC

NGUYỄN HỮU NGỌC

HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI
HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI
PHẠM XUYÊN QUỐC GIA

PHẠM XUYÊN QUỐC GIA
Chuyên ngành : Quan hệ quốc tế
Mã ngành: 60.31.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THẾ QUẾ

Hà Nội - 2008

Hà Nội - 2008




Cảnh sát Hoàng gia Canada

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
SOMTC

Senior Official Meeting on Transnational Crime
Hội nghị quan chức cao cấp về phòng chống tội phạm

AMMTC

ASEAN Ministerial Meeting on Transnational Crime
Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về phòng chống tội phạm
xuyên quốc gia

ARF

ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực của Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEANAPOL

ASEAN Association of Police
Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á


CIA

Central Intelligence Agency
Cục tình báo trung ương Hoa Kỳ

CSIS

Canadian Security Intelligence Service
Cơ quan tình báo an ninh Canada

DEA

Drug Enforcement Administration
Cơ quan bài trừ ma túy Hoa Kỳ

EU

European Union
Liên minh Châu Âu

EUROPOL

The European Police Office
Cơ quan cảnh sát Châu Âu

FBI

Federal Bureau of Investigation
Cục điều tra liên bang Mỹ


GDP

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội

INTERPOL

International Criminal Police Organization
Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế

RCMP

Royal Canadian Mounted Police

xuyên quốc gia
UNODC

United Nations Office on Drugs and Crime
Văn phòng kiểm soát ma túy và tội phạm Liên hợp quốc


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Trang

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 2

Ngày nay, toàn cầu hóa đang là một xu thế phát triển mang tính tất yếu


Chương I: TỘI PHẠM XUYÊN QUỐC GIA VÀ SỰ TẤT YẾU CỦA HỢP

của thế giới. Tiếp cận toàn cầu hóa một cách đa chiều là tối cần thiết vì toàn

TÁC QUỐC TẾ ........................................................................................... 11

cầu hóa tác động vô cùng mạnh mẽ và toàn diện tới các quốc gia và các nền

1.1

Khái quát chung về tội phạm xuyên quốc gia ................................... 11

kinh tế trong quá trình phát triển, đặc biệt đối với các quốc gia đang trong quá

1.2

Tội phạm xuyên quốc gia dưới góc nhìn của một vấn đề toàn cầu .... 18

trình chuyển đổi như Việt Nam. Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập nền

1.3

Khuôn khổ hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia.......... 24

kinh tế toàn cầu, hoạt động hợp tác quốc tế diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời

Chương II: TIẾN TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ CHỐNG TỘI PHẠM

sống xã hội từ kinh tế, văn hóa, chính trị đến an ninh quốc phòng và trật tự an


XUYÊN QUỐC GIA CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT VIỆT NAM .......... 37

toàn xã hội …

2.1

Hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia của lực lượng Cảnh

sát Việt Nam thông qua kênh INTERPOL ................................................. 37
2.2

Dự báo về tình hình tội phạm xuyên quốc gia trên thế giới và ở Việt

Nam trong thời gian tới ............................................................................. 60
Chương III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HỢP TÁC QUỐC TẾ
ĐẤU TRANH CHỐNG TỘI PHẠM XUYEN QUỐC GIA ......................... 74
3.1

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong đấu tranh chống tôi phạm xuyên

quốc gia liên quan đến Việt Nam .............................................................. 74
3.2

Tăng cường năng lực đội ngũ thi hành pháp luật chống tội phạm

xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam .................................................... 82
3.3

Tăng cường phối hợp quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên


quốc gia liên quan đến Việt Nam .............................................................. 86
KẾT LUẬN .................................................................................................. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96

Một trong những hoạt động hợp tác diễn ra sâu, rộng và có tính đa
phương lớn nhất hiện nay đối với nước ta là hoạt động hợp tác quốc tế trong
đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tính quốc tế liên
quan đến Việt Nam.
1. Mục đích và ý nghĩa của việc chọn đề tài nghiên cứu
Theo thống kê của Tổ chức Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên
Hợp quốc, các loại tội phạm mang tính xuyên quốc gia như tội phạm buôn
bán ma túy, phụ nữ và trẻ em, tội phạm máy tính, tội phạm tham nhũng …..
ngày càng có xu hướng gia tăng. Trong những năm gần đây, hàng năm trên
toàn thế giới đã xảy ra trên 700 vụ khủng bố, làm trên 7000 người chết và
khoảng 12000 người bị thương (thường năm sau nhiều hơn năm trước). Các
loại tội phạm hình sự nguy hiểm xuyên quốc như giết người, cướp tài sản, cố
ý gây thương tích, hoạt động băng nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia
ngày càng nghiêm trọng tại hầu hết các nước trên thế giới. Thị trường ma túy
toàn cầu ước tính có doanh thu trên dưới 400 tỷ đô la Mỹ[24;19]. Chỉ tính riêng
heroin, tại Châu Âu, mỗi năm bắt giữ được 15.000 kg; tại Châu Á: 15.000 kg;

1

2


tại khu vực Trung Cận Đông: trên 12.000 kg; tại khu vực Châu Mỹ và Châu

Việc gia tăng của vấn nạn toàn cầu này đồng thời cũng là nguyên cớ


Phi: khoảng 6000 kg. Số lượng và chủng loại ma túy tổng hợp bị bắt giữ có

chính khiến cho các nước xích lại gần nhau đề đấu tranh chống kẻ thù chung -

dấu hiệu gia tăng. Tình trạng nhập cư bất hợp pháp cũng là vấn đề hết sức

“Tội phạm xuyên quốc gia”. Hẳn mỗi người trong chúng ta đều không thể

nhức nhối, trong số 125 triệu người nhập cư trên toàn cầu thì có tới 15 triệu là

không biết đến những thảm họa của chủ nghĩa khủng bố với các sự kiện tấn

nhập cư bất hợp pháp có dính líu đến hoạt động của tội phạm có tổ chức

công khủng bố nước Mỹ ngày 11/9/2001, đánh bom tàu điện ngầm ở thủ đô

xuyên quốc gia, hàng ngàn người đã thiệt mạng trong quá trình vận chuyển,

Mađrit - Tây Ban Nha ngày 11/3/2004, đánh bom khủng bố tại Bali -

nhập cư bất hợp pháp

[25;48]

. Hoạt động buôn bán phụ nữ trẻ em cũng ngày

Inđônêxia năm 2002 và 2005, tại Luân Đôn - Anh năm 2005 và 2007 ….

càng gia tăng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hàng năm, có tới khoảng


Chúng ta cũng không thể dửng dưng trước sự thật là hàng trăm triệu người là

trên dưới 800 ngàn phụ nữ trẻ em bị buôn bán với mục đích khai thác tình dục

nạn nhân của nạn trồng cây thuốc phiện và sản xuất các chất ma túy mà kéo

hoặc sức lao động, đặc biệt là số phụ nữ bị buôn bán từ các nước đang phát

theo nó là nhiều thế hệ thanh thiếu niên nghiện ngập, tai tệ nạn và thậm chí

triển ở khu vực Châu Á sang các nước Châu Âu, Châu Mỹ. Về tội phạm rửa

dẫn đến phạm tội hình sự nguy hiểm như cướp của, giết người, buôn bán phụ

tiền, theo ước tính của Quỹ tiền tệ Quốc tế, hàng năm lượng tiền “bẩn” được

nữ trẻ em cùng các vấn đề xã hội khác.

đưa vào lưu thông tương đương từ 2 đến 5% tổng GDP toàn cầu

[24;20]

. Tội

phạm kinh tế cũng diễn biến không kém phần phức tạp. Theo thống kê của Tổ
chức INTERPOL thì trung bình mỗi năm tội phạm lừa đảo kinh tế đã gây ra
thiệt hại cho thế giới khoảng 1000 tỷ Đô la Mỹ ... Ngoài ra, các loại tội phạm
tài chính khác như lừa đảo Ngân hàng, tội phạm sản xuất và tiêu thụ tiền giả,


Một xã hội an ninh, an toàn là điều mà bất cứ quốc gia nào cũng hướng
tới vì nó chính là một hạ tầng cơ sở tốt nhất cho phát triển kinh tế, thúc đẩy
hòa bình và phát triển trên toàn thế giới. Kiểm soát ma túy, ngăn chặn tội
phạm và chống khủng bố là ưu tiên hàng đầu đối với mọi quốc gia.

tội phạm lừa đảo bằng thẻ tín dụng, tội phạm công nghệ cao đang là những

Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế của mình đã tích cực tham

loại tội phạm gây thiệt hại hàng trăm triệu Đô la Mỹ cho nền kinh tế của các

gia vào những khuôn khổ hợp tác quốc tế chung và đặc biệt hợp tác quốc tế

quốc gia trên thế giới đặc biệt là tại những nước khu vực Đông Âu, Châu Phi,

đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia. Tuy nhiên, hiệu quả của quá

Châu Mỹ, Châu Á Thái Bình Dương và khu vực ASEAN. Những tổ chức tội

trình hội nhập vẫn đang còn hạn chế và tồn tại nhiều bất cập, đặc biệt là

phạm được đánh giá là nguy hiểm vẫn tập trung vào các băng nhóm tội phạm

những bất cập liên quan đến các khuôn khổ pháp lý, năng lực hợp tác quốc tế

kiểu Mafia truyền thống như Boyokudan (Yazuka) của Nhật Bản có tới 80

và phạm vi hợp tác quốc tế …

ngàn thành viên hoạt động trên toàn cầu và “doanh thu” hàng năm lên tới gần

40 tỷ đô la Mỹ, băng Tam Hoàng của Hồng Kông ước tính có khoảng từ 47

Là chiến sỹ Cảnh sát INTERPOL đứng trong hàng ngũ các cơ quan thi

ngàn đến 60 ngàn thành viên hoạt động trên toàn cầu, băng nhóm Tam Hoàng

thành pháp luật, tác giả luận văn muốn hệ thống hóa những hiểu biết của mình

14K cũng có tới gần 20 ngàn thành viên.[18;12] Các tổ chức Mafia của Italia,

về hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, đánh giá

Mỹ, Nga cũng hoạt động rất mạnh, thậm chí có nơi chi phối cả nền kinh tế …

những mặt tích cực, những mặt còn hạn chế, qua đó đề xuất những giải pháp
có tính khả thi cao nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế, nâng cao hiệu

3

4


quả hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan

đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa

đến Việt Nam.

và hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ đã giao


Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đấu tranh
chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tính quốc tế liên quan đến Việt
Nam, luận văn với tiêu đề: “Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh
phòng chống tội phạm xuyên quốc gia” sẽ tập trung làm rõ về các xu hướng
tội phạm xuyên quốc gia trên thế giới, tình hình tội phạm xuyên quốc gia liên
quan đến Việt Nam, các khuôn khổ hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia
mà Việt Nam đang tham gia, qua đó phân tích về các tồn tại và đề ra một số
giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống tội
phạm xuyên quốc gia, góp phần giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã hội của
Việt Nam và trong khu vực.

phó cho ngành Công an: “Tăng cường sự hợp tác quốc tế trong phòng, chống
tội phạm theo nguyên tắc phù hợp với pháp luật hiện hành của nước ta và
pháp luật quốc tế, phù hợp với các chương trình chống tội phạm của Liên
Hợp quốc và của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế INTERPOL”[12;3].
3. Lịch sử nghiên cứu
“Tội phạm xuyên quốc gia” được nhắc đến từ những thập niên đầu của
thế kỷ XX để nói đến hoạt động tội phạm vượt ra ngoài lãnh thổ quốc gia, đe
dọa an ninh và trật tự an toàn của các quốc gia khác. Tổ chức Cảnh sát hình
sự quốc tế INTERPOL (INTERPOL) và Cơ quan hợp tác đấu tranh chống ma
túy và tội phạm của Liên Hợp quốc (UNODC) cũng như một số tổ chức khác

Tác giả cũng mong muốn luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị phục

như Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu (OSCE) … đã được hình thành khá

vụ công tác nghiên cứu cơ bản, tài liệu phục vụ giảng dạy về chuyên đề tội

sớm. Do vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tội phạm xuyên quốc


phạm xuyên quốc gia trong các trường đại học và các bài trình bày chuyên

gia. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hoạt động

khảo.

thực tiễn của tình hình tội phạm xuyên quốc gia, phân tích và đánh giá các xu
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

thế cũng như các khuôn khổ hợp tác quốc tế, qua đó đề ra các biện pháp nhằm
tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia. Tổ

Hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

chức INTERPOL hàng năm đều công bố các ấn phẩm chính như: Báo cáo

liên quan đến Việt Nam là một lĩnh vực có phạm vi nghiên cứu rộng, liên

thường niên, Cẩm nang điều tra tội phạm xuyên quốc gia; Cơ quan phòng

quan đến nhiều cơ quan thi hành pháp luật khác như kiểm soát, tòa án, thuế,

chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc - UNODC hàng năm cũng đưa

hải quan, quốc phòng, ngoại giao … Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ

ra các ấn phẩm bao gồm: Xu hướng tội phạm ma túy tại các khu vực trên thế

đề cập đến hoạt động hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh phòng


giới Báo cáo về tình hình ma túy và tội phạm trên thế giới. Ngoài ra, các tổ

chống tội phạm xuyên quốc gia của lực lượng Cảnh sát Việt Nam, đặc biệt

chức này cũng phát hành nhiều tài liệu chuyên khảo, sổ tay điều tra tội phạm,

thông qua khuôn khổ hợp tác của Tổ chức INTERPOL với 186 quốc gia thành

báo cáo về tình hình tội phạm và các dự án chống tội phạm XQG ...

viên. Qua công tác thực tiễn, người viết cũng chỉ ra những bất cập và tồn tại
nhằm đưa ra phương hướng khắc phục, tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế

5

Về phía các cơ quan nghiên cứu, nhiều trường đại học trên thế giới như
Đại học quốc gia Xýtni - Úc, Đại học Mỹ, Đại học Quốc gia Xingapo cùng
6


nhiều viện nghiên cứu khác đều có các khoa nghiên cứu về tội phạm xuyên

lượng Cảnh sát Việt Nam về phối hợp quốc tế đấu tranh chống tội phạm

quốc gia hoặc về an ninh quốc tế và cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu

xuyên quốc gia; Tổ chức INTERPOL với vai trò là cơ quan điều phối, hỗ trợ

về tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia như: “Các vấn đề toàn cầu: Bắt giữ


và định hướng hoạt động phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên

tội phạm xuyên quốc gia” - Đại học Pittsburg - Mỹ; “Xung đột và an ninh phi

quốc gia giữa lực lượng INTERPOL của các quốc gia thành viên.

truyền thống” - trường quốc tế học S.Rajaratnam - Xingapo.... Các nghiên
cứu mang tính lý luận cao và được dẫn chứng phong phú bởi nhiều hiện tượng
và báo cáo tình hình tội phạm xuyên quốc gia trên thế giới.
Ở nước ta, việc nghiên cứu chuyên sâu về đấu tranh chống tội phạm
xuyên quốc gia còn thiếu và có nhiều hạn chế. Các tài liệu, bài viết tham khảo
có giá trị hầu hết mới chỉ tập trung vào lĩnh vực tội phạm nói chung, ít đề cập
đến tội phạm xuyên quốc gia. Việc đề cập cũng chỉ hạn chế ở mức độ các
chuyên đề tội phạm cụ thể như: Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm
của Chính phủ; Dẫn độ tội phạm, tương trợ tư pháp hình sự và chuyển giao
phạm nhân quốc tế trong phòng chống tội phạm... Phải đến tháng 9/2007, Bộ
Công an mới chủ trì tổ chức Hội thảo quốc gia đầu tiên về “Hợp tác đấu
tranh chống tội phạm trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế”, đồng thời cũng chính thức đặt nền móng cho việc nghiên cứu cơ bản về
hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia trong lực
lượng Công an nhân dân.
Luận văn này, do đó sẽ góp phần làm giàu kho tài liệu nghiên cứu cơ
bản phục vụ cho việc nghiên cứu mở rộng về hợp tác quốc tế trong đấu tranh
phòng chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam.

Trong luận văn của mình, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chủ yếu như sau:
- Mô tả, phân tích về các nhân tố ảnh hưởng của tội phạm xuyên quốc
gia trên thế giới, khu vực và ở Việt Nam.
- Khảo sát, đánh giá thực tiễn về hiệu quả hợp tác thông qua kênh

INTERPOL trong thời gian gần 20 năm kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ
hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia trong khuôn khổ
INTERPOL.
- Thống kê, tổng hợp, tổng kết thực tiễn để có cách nhìn khách quan
nhất về những tồn tại, hạn chế trong hoạt động hợp tác quốc tế đấu tranh
chống tội phạm xuyên quốc gia.
- Dự báo tình hình tội phạm trong thời gian tới và phương hướng phối
hợp nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả hợp tác quốc tế đấu tranh phòng
chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam.
5. Tài liệu tham khảo chính
Do hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia
liên quan đến Việt Nam thuộc chuyên đề đặc thù, có nhiều hạn chế trong việc
cung cấp các tài liệu đặc biệt, tài liệu không phổ biến, do vậy tác giả đã tập

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

hợp và sử dụng tài liệu tham khảo từ các nguồn chủ yếu sau đây:

Xuất phát từ thực tiễn hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm xuyên
quốc gia của Việt Nam trong thời gian qua, tác giả tiếp cận vấn đề từ hai góc
độ chính: Văn phòng INTERPOL quốc gia với vai trò là đầu mối của lực

7

- Điều lệ, các Quy định, Nghị quyết, báo cáo và các ấn phẩm được
công bố chính thức hàng năm của Tổ chức INTERPOL.

8



- Các tài liệu, báo cáo chuyên đề của Cơ quan phòng chống ma túy và
tội phạm của Liên Hợp quốc.

Chƣơng II: “Tiến trình hợp tác quốc tế chống tội phạm xuyên quốc gia
của lực lượng Cảnh sát Việt Nam” giới thiệu về Tổ chức INTERPOL và quá

- Các tài liệu công bố chính thức của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát
và Văn phòng INTERPOL Việt Nam.

trình hội nhập của lực lượng Cảnh sát Việt Nam cùng một số kết quả đấu
tranh chống tội phạm xuyên quốc gia của lực lượng Cảnh sát Việt Nam trong

- Các tài liệu chuyên khảo, tham khảo khác của các nhà khoa học, nhà
nghiên cứu có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị được thế giới và Việt
Nam công nhận.
- Luận văn có sử dụng những tư liệu công bố chính thức của Tổ chức
Liên Hợp quốc, Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế, Hiệp hội Cảnh sát
ASEANAPOL và nhiều nguồn khác, bài viết cũng sử dụng những công cụ
phân tích, đánh giá chuyên đề, các kết quả nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về
tình hình tội phạm trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam, qua đó tổng
hợp, chứng minh luận điểm và đề ra một số phương hướng nhằm tăng cường
hiệu quả hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia của Việt

thời gian qua, đồng thời đưa ra một số dự báo về xu hướng tội phạm xuyên
quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam trong tương lai.
Chƣơng III: “Giải pháp tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế đấu
tranh chống tội phạm xuyên quốc gia của lực lượng Cảnh sát Việt Nam” phân
tích một số khó khăn và thách thức lực lượng Cảnh sát đang phải đối diện,
qua đó đưa ra một số giải pháp như: hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; tăng
cường năng lực đội ngũ thi hành pháp luật và tăng cường công tác phối hợp

quốc tế đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam.
Phần kết luận khẳng định mục tiêu nghiên cứu đã đạt được.

Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tài liệu tham khảo gồm có danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt,
6. Cấu trúc của luận văn: Luận văn bao gồm:
Phần mở đầu trình bày rõ mục đích ý nghĩa, đối tượng, lịch sử, phạm

tiếng Anh và trích dẫn từ các trang thông tin điện tử chính thức của các tổ
chức quốc tế và cơ quan ngôn luận của Việt Nam.

vi nghiên cứu và cấu trúc của luận văn.
Phần nội dung bao gồm 3 chương chính
Chƣơng I: “Tội phạm xuyên quốc gia và sự tất yếu của hợp tác quốc
tế” nêu khái quát về tội phạm xuyên quốc gia như một vấn đề toàn cầu đòi
hỏi các quốc gia phải hợp tác chặt chẽ với nhau qua các khuôn khổ song
phương cũng như đa phương ở phạm vi khu vực và thế giới để tăng cường
hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia trên phạm vi toàn
cầu.

9

10


CHƢƠNG I: TỘI PHẠM XUYÊN QUỐC GIA VÀ SỰ TẤT YẾU CỦA

xét xử và có nghĩa vụ thi hành hình phạt tương xứng. Tuy nhiên, các quy định

HỢP TÁC QUỐC TẾ


để điều chỉnh những hành vi của con người nói chung và của các tội phạm nói

1.1

Khái quát chung về tội phạm xuyên quốc gia
Như chúng ta đã biết, tội phạm là một hiện tượng xã hội mang tính chất

hình sự - pháp lý, có nguồn gốc và nguyên nhân từ xã hội. Mặt khác, tội phạm
là một phạm trù lịch sử, nó gắn liền với Nhà nước và giai cấp. Khái niệm tội
phạm cũng luôn vận động và biến đổi cùng với những vận động của xã hội.

riêng còn mang tính đơn giản, thiếu nhất quán giữa các quốc gia, các vùng
lãnh thổ do vậy việc áp dụng hình phạt cũng có nhiều điểm khác biệt, thậm
chí tồn tại hiện tượng xung đột giữa các hệ thống pháp luật khác nhau.
1.1.1 Khái niệm
Quá trình hình thành khái niệm tội phạm xuyên quốc gia gắn liền với
việc con người nhận thức đầy đủ hơn về thế giới, gắn liền với giao thương

Nghiên cứu hành vi tội phạm là nghiên cứu những hành vi mang tính cá

buôn bán giữa các quốc gia ngày càng trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết, hay

biệt, phản xã hội của con người. Người ta có thể tiếp cận vấn đề tội phạm từ

nói một cách đầy đủ tội phạm xuyên quốc gia là sản phẩm của quá trình toàn

nhiều góc độ khác nhau của các ngành khoa học khác nhau. Bộ luật hình sự

cầu hóa, khi sự gắn kết giữa các quốc gia ngày càng mật thiết và khi tội phạm


nước CHXHCN Việt Nam năm 1999 quy định những nhóm hành vi nguy

chính nó cũng mang tính toàn cầu.

hiểm cho xã hội sau đây là tội phạm: xâm phạm an ninh quốc gia; xâm phạm
tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người; xâm phạm quyền tự
do, dân chủ của công dân; xâm phạm quyền sở hữu; xâm phạm chế độ hôn
nhân và gia đình; xâm phạm trật tự quản lí kinh tế; tội phạm về ma tuý; tội
phạm về môi trường; xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng; xâm
phạm trật tự quản lý hành chính; tội phạm về chức vụ; xâm phạm các hoạt

Từ những năm 1990 và đặc biệt trong một thập kỷ gần đây, thuật ngữ
tội phạm quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia được nhắc đến khá thường xuyên
trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong cộng đồng, nhưng trên thế
giới, cụm từ “tội phạm quốc tế; tội phạm xuyên quốc gia” đã xuất hiện ngay
từ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

động tư pháp; tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; tội phá

Năm 1974, Cơ quan chống tội phạm của Liên Hợp quốc[18;2] đã đưa ra

hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Chủ thể của tội

khái niệm tội phạm xuyên quốc gia thông qua việc liệt kê danh sách của 5

phạm là bất kỳ cá nhân nào có năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Trong

hoạt động phạm tội như sau: (1) tội phạm có tổ chức, tham nhũng; (2) tội


phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến vấn đề tội phạm từ góc độ phạm vi

phạm liên quan đến các tác phẩm nghệ thuật và văn hóa; (3) tội phạm liên

hoạt động vượt qua biên giới quốc gia và mang tính quốc tế.

quan đến sản xuất rượu và buôn bán ma túy trái phép; (4) tội phạm hình sự

Tội phạm xuất hiện từ rất sớm cùng với sự hình thành Nhà nước và giai

nguy hiểm; (5) tội phạm liên quan đến nhập cư bất hợp pháp.

cấp, và cũng từ rất sớm, để điều chỉnh hành vi của con người thực hiện theo ý

Năm 1995, Liên Hợp quốc tiếp tục đưa ra khái niệm về tội phạm xuyên

chí của giai cấp thống trị xã hội, người ta đã ban hành ra các quy tắc ứng xử,

quốc gia: “các tội phạm mà hoạt động điều tra, phòng chống có liên quan

cao hơn là các bộ luật mà qua đó những người vi phạm trở thành tội phạm, bị

trực tiếp hoặc gián tiếp đến ít nhất một quốc gia khác” [18;3]. Danh mục các

11

12


loại tội phạm xuyên quốc gia cũng mở rộng lên 18 mục, gồm cả các hoạt động


pháp luật quốc gia, đặc biệt là luật hình sự. Nhưng tội phạm xuyên quốc gia

như buôn bán nội tạng người, tội phạm môi trường, lừa đảo kinh tế …

không chỉ đe dọa lợi ích, an ninh của một quốc gia đơn lẻ mà còn là mối đe

Trong một báo cáo gần đây của Viện tư pháp Quốc gia Hoa Kỳ, các
chuyên gia nghiên cứu và đã đưa ra nhận định sự gia tăng của tội phạm xuyên
quốc gia một cách trực tiếp hay gián tiếp do những nhân tố như:

dọa đối với lợi ích và an ninh của nhiều quốc gia cũng như của cả cộng đồng
quốc tế. Hiện nay, đa số các cơ quan thi hành pháp luật của các quốc gia và
các tổ chức quốc tế chấp nhận khái niệm tội phạm xuyên quốc gia do Andre
Bossard - tiến sỹ luật học, cựu Tổng thư ký tổ chức INTERPOL (giai đoạn

- Toàn cầu hóa kinh tế

1978-1985) - tác giả của cuốn “Tội phạm xuyên quốc gia và luật hình sự” do

- Sự gia tăng về số lượng người nhập cư và sự kiểm soát thiếu hiệu

Văn phòng Tư pháp hình sự quốc tế phát hành năm 1990 đưa ra như sau:

quả đối với vấn đề nhập cư bất hợp pháp
- Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là CNTT
Các nhân tố trên đây không phải là những nhân tốt tạo nên tội phạm
xuyên quốc gia mà là những nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm
xuyên quốc gia phát triển gia tăng về số lượng cũng như tính chất và mức độ
nguy hiểm của tội phạm. Ví dụ: Công nghệ thông tin và mạng internet là

thành quả khoa học vĩ đại của loài người, thậm chí được coi là kỳ quan nhân
tạo của nhân loại trong thế kỷ XX. Tuy nhiên, tội phạm máy tính đã lợi dụng
tiến bộ này để phạm tội như ăn cắp thông tin, dữ liệu, tài khoản ngân hàng,
khủng bố mạng máy tính ... Tính xuyên quốc gia thể hiện ở chỗ, tội phạm có
thể ngồi ở một quốc gia, phát động máy tính tại một quốc gia khác để tấn
công khủng bố hoặc ăn cắp thông tin tại những hệ thống máy tính ở đâu đó
cách nửa vòng trái đất để rồi chuyển tiền, thông tin ... đến nhiều quốc gia khác
nhau nhằm phân tán và cản trợ quá trình điều tra của cơ quan chức năng.
Cho dù tiếp cận với bất cứ khái niệm nào thì chúng ta cũng thấy rõ, tội
phạm xuyên quốc gia là tội phạm có ảnh hưởng đến ít nhất từ hai quốc gia trở
lên. Đặc tính chung của loại tội phạm mới mà đến nay vẫn chưa có một định

“Tội phạm xuyên quốc gia là tội phạm có phạm vi ảnh hưởng quốc tế
và được thực hiện xuyên biên giới của ít nhất một quốc gia trước, trong
hoặc sau khi xảy ra tội phạm”[16;3]
Cụm từ ¨xuyên quốc gia¨ mô tả tội phạm không chỉ có tính quốc tế
nghĩa là xuyên biên giới của các quốc gia mà là các tội phạm mà bản thân
thuộc tính xuyên biên giới quốc gia là yếu tổ tiên quyết để cấu thành tội phạm
xuyên quốc gia. Tội phạm xuyên quốc gia cũng bao hàm ý nghĩa tội phạm xảy
ra ở quốc gia này nhưng hậu quả gây ra có thể sẽ rất nghiêm trọng đối với
quốc gia khác. Các tội phạm xuyên quốc gia chủ yếu bao gồm: tội phạm
khủng bố; tội phạm buôn bán người; buôn lậu ma túy; vũ khí; nội tạng người;
tội phạm máy tính …
1.1.2 Phạm vi điều chỉnh
Tội phạm xuyên quốc gia được nghiên cứu từ rất nhiều góc độ khác
nhau, căn cứ theo các tiêu chí về tính chất, đặc điểm của tội phạm xuyên quốc
gia, có thể tìm hiểu về tội phạm xuyên quốc gia theo các hình thức tội phạm
cụ thể như:

nghĩa thống nhất này chính là tính xuyên quốc gia của tội phạm. Tội phạm


- Tội phạm ma túy xuyên quốc gia,

theo quan niệm truyền thống được xem đối tượng điều chỉnh của hệ thống

- Tội phạm buôn người xuyên quốc gia,

13

14


- Tội phạm khủng bố xuyên quốc gia.

cơ quan quyền lực của Chính phủ. Để hợp pháp hóa số lợi nhuận khổng lồ thu

- Tội phạm máy tính xuyên quốc gia…

được do tiến hành các hoạt động phi pháp, tội phạm có tổ chức xuyên quốc

Việc nghiên cứu về các hình thức tội phạm xuyên quốc gia căn cứ theo

gia tìm mọi biện pháp để rửa tiền, tài trợ cho các hoạt động khủng bố…

tính chất và đặc điểm của tội phạm sẽ giúp chúng ta thấy rõ được bản chất, xu

Các chuyên gia đầu ngành của Viện nghiên cứu pháp luật quốc gia Ural

thế, các yếu tố khách quan và chủ quan tác động lên việc hình thành và phát


- Êkatêrinbua - Liên bang Nga đã đưa ra nhận định năm 2000 tại Hội thảo về

triển của tội phạm, đồng thời giúp đề xuất được các giải pháp đặc thù và hữu

các vấn đề quốc tế của thế kỷ XXI: “Các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia

hiệu trong đấu tranh chống các loại tội phạm xuyên quốc gia đó.

đang ngày càng có uy lực và mang tính toàn cầu. Các phương pháp phòng

Căn cứ vào quy mô hoạt động, phạm vi ảnh hưởng, tính chất và mức độ
nghiêm trọng của tội phạm xuyên quốc gia, chúng ta có thể chia thành hai loại

ngừa và các nguồn lực của bất cứ quốc gia đơn lẻ nào sẽ không đủ để làm suy
yếu các tổ chức này¨[22;119].
“Thế giới ngầm” được nói đến như là những mối liên hệ chằng chịt,

chính:
-

Tội phạm xuyên quốc gia đơn lẻ: Tội phạm xuyên quốc gia đơn lẻ

thường mang tính đơn giản do một hoặc một số cá nhân thực hiện các hành vi
vi phạm pháp luật hoặc tội phạm truy nã bỏ trốn. Hoạt động tội phạm thuộc
nhóm này mang tính tự phát cá nhân, đơn giản, không có phạm vi ảnh hưởng
lớn, phạm các tội hình sự xuyên quốc gia hoặc tội phạm truy nã quốc tế.., khả
năng gây nguy hiểm cho xã hội ở mức độ thấp

đan xen giữa các tổ chức tội phạm ngày càng mật thiết bao gồm cả khủng bố
và các loại tội phạm khác như rửa tiền, buôn người, buôn bán ma túy, vũ khí

… Theo ước tính của Cục điều tra liên bang Mỹ năm 2003, lợi nhuận mà bọn
tội phạm xuyên quốc gia thu được hàng năm dao động từ 3000 đến 4000 tỷ đô
la Mỹ.
Bản chất của tội phạm là xuyên quốc gia, nhưng trước hết, nó đi ngược

Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia: Tội phạm có tổ chức xuyên

lại luật pháp của quốc gia. Các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia làm suy yếu,

quốc gia được coi là nguy cơ đặc biệt nghiêm trọng đe dọa trật tự an toàn xã

kiệt quệ nền kinh tế và hệ thống tài chính của quốc gia cũng như quốc tế và

hội của các quốc gia và cả cộng đồng quốc tế. Đây là hình thức tội phạm có tổ

làm sói mòn nền dân chủ. Các mạng lưới tội phạm lũng đoạn chính phủ, lũng

chức, thậm chí có tổ chức rất cao và khoa học. Những tổ chức tội phạm này

đoạn các cơ quan thi hành pháp luật, thao túng hệ thống pháp luật lỏng lẻo,

hoạt động có mục tiêu, mục đích rõ ràng, ít mang tính tự phát, khả năng gây

mở rộng các hoạt động phi pháp như buôn lậu ma túy vũ khí, mang lại lợi

nguy hiểm ở mức độ cao. Hoạt động phạm tội của nhóm này yêu cầu phải có

nhuận khổng lồ. Bằng những hoạt động phi pháp, các tổ chức tội phạm xuyên

sự liên kết, tổ chức chặt chẽ như các tổ chức khủng bố, buôn người, buôn lậu


quốc gia đe dọa hòa bình và ổn định của các quốc gia trên toàn thế giới.

vũ khí, ma túy, xâm phạm quyền tác giả, sản xuất hàng giả ... Để thực hiện

Phương tiện chính để các băng nhóm tội phạm lớn sử dụng để phạm tội và

hành vi phạm tội, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia chủ yếu sử dụng các

lũng đoạn các cơ quan hành pháp là hối lộ, đút lót, bạo lực và khủng bố nhằm

biện pháp hối lộ, mua chuộc, đe dọa, dùng vũ lực … là tác nhân gây nên tham

đạt được mục đích của chúng.

-

nhũng, rối loạn an ninh và trật tự an toàn xã hội, thậm chí lũng đoạn cả những
15

16


Một điểm cũng cần được hết sức lưu ý là, không chỉ có các cơ quan thi
hành pháp luật kiểm soát và theo dõi hoạt động của tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia mà chính bản thân các tổ chức tội phạm này cũng thường
xuyên theo dõi hoạt động của các cơ quan phòng chống tội phạm xuyên quốc
gia.

1.2


Tội phạm xuyên quốc gia dƣới góc nhìn của một vấn đề toàn cầu
Thế kỷ XXI đã, đang và sẽ chứng kiến nhiều biến đổi to lớn, thế giới

đang đối diện với nhiều vấn đề toàn cầu như các vấn đề ô nhiễm môi trường,
bùng nổ dân số, thiên tai, dịch bệnh, khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia…
Một điều chắc chắn là sẽ không có một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải

Theo thông tin tình báo thu được của tổ chức Al-Qaeda sau khi tiến
hành vụ nổ tại Hệ thống tàu điện ngầm tại Môngrêan - Canađa ngày
04/03/1998, bọn tội phạm đã thực hiện vụ nổ nhằm theo dõi phản ứng của các
lực lượng chống khủng bố của Canađa và Mỹ và khả năng đối phó với khủng

quyết được các vấn đề lớn nêu trên nếu thiếu sự hợp tác có hiệu quả ở tầm đa
phương, thậm chí hợp tác mang tính toàn cầu.
1.2.1 Toàn cầu hóa tội phạm

bố sinh học. Qua vụ việc, bọn khủng bố trao đổi thông tin tình báo về kết quả

Kể từ sau sự kiện 11 tháng 9, vấn đề “an ninh phi truyền thống” đã

theo dõi phản ứng của các lực lượng chống khủng bố của Canađa và Mỹ như

thường xuyên được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các

sau: “… các lực lượng chống khủng bố của Mỹ không hơn gì Canađa và

diễn đàn chính trị trong và ngoài nước cũng như tại các tổ chức quốc tế liên

không có khả năng ngăn chặn các hoạt động của chúng ta trong tương lai”;


và phi chính phủ, các vụ viện nghiên cứu, trường đại học ... Theo quan điểm

“Chúng tôi đã theo dõi và phát hiện các sỹ quan RMCP - CSIS của Canađa

truyền thống, an ninh là một thuật ngữ thuộc về địa chính trị, tập trung vào

cũng giống như CIA của Hoa Kỳ chưa được trang bị để đối phó với các chất

mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc và chủ yếu liên quan đến các vấn đề

hóa và sinh học được phát tán qua các vụ nổ thông thường” [21;18].

cân bằng quyền lực, chiến lược quân sự, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ…

Tội phạm xuyên quốc gia thường đi trước những quy phạm pháp luật
quốc gia và quốc tế. Khi và chỉ khi có tội phạm mới xuất hiện và gây hậu quả
nghiêm trọng, cộng đồng quốc tế lúc đó mới phản ứng để đưa ra phương án
đấu tranh ứng phó với các loại tội phạm mới đó, điều này thể hiện rất rõ nét
đối với tội phạm khủng bố và tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Tuy nhiên, ngày nay mặc dù an ninh truyền thống vẫn tiếp tục được bảo vệ
một cách tuyệt đối nhưng song song với nó, công đồng quốc tế cũng đang
phải đối diện với các vấn đề khác có ảnh hưởng chung đến an ninh và hòa
bình thế giới, đó là khủng bố và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Ngoài
ra, các quốc gia còn phải đối diện với những mối đe dọa về vấn đề an ninh phi
truyền thống khác ngày càng gia tăng ở cả hai bình diện quốc gia và quốc tế

Đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia là nỗ lực chung mang


như lũng đoạn kinh tế, xâm nhập bất hợp pháp qua mạng Internet, phá hủy hệ

tính toàn cầu đòi hỏi tất cả các quốc gia phải hợp tác với nhau chặt chẽ hơn

sinh thái, buôn bán ma túy, sự phát triển của vũ khí hạt nhân, chủ nghĩa khủng

với mục tiêu tối cao là ngăn chặn và kiểm soát, tiến tới loại trừ một cách tối

bố mới, thậm chí cả với dịch bệnh SARS... mà hệ quả là sự tác động tiêu cực

đa hoạt động của tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm có tổ chức

không chỉ đối với một quốc gia đơn lẻ mà đối với nhiều quốc gia, nhiều khu

xuyên quốc gia.

vực, thậm chí mang tính toàn cầu. Tất cả những điều chưa từng tồn tại trong
lịch sử loài người từ trước thế kỷ thứ XX đã có những ảnh hưởng to lớn đến
17

18


từng quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế hiện tại cũng như trong những

quốc gia vượt xa so với GDP như sau: Úc: 412%; Đức: 211%; Ý: 1.033%;

thập kỷ, thế kỷ tới đây.

Nhật Bản: 415%; Anh: 115% và Mỹ: 433%”[24;13].


Quan niệm an ninh phi truyền thống mở rộng nội hàm của an ninh quốc

Cũng theo nguồn tin đáng tin cậy “Thời báo tài chính - Financial

gia, gồm cả bảo vệ con người và bảo vệ cộng đồng. Theo quan điểm của Liên

Times” của Mỹ ngày 18.10.1994, “số tiền được tẩy rửa hàng năm trên thế

Hợp quốc, an ninh phi truyền thống bao gồm 7 lĩnh vực: kinh tế, lương thực,

giới khoảng 500 tỉ đô la Mỹ”[24;13] (tương đương với 2% GDP toàn cầu) và

sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị. Trong ấn

hiện nay qui mô số tiền “bẩn” được tẩy rửa hàng năm đã vượt xa con số

phẩm“Các vấn đề an ninh phi truyền thống khu vực Đông Nam Á - phát hành

1.000 tỉ đô la Mỹ.

tại Xingapo năm 2001”, an ninh phi truyền thống bao gồm 5 lĩnh vực cơ bản
là: kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị và văn hóa. Cũng có nhiều ý kiến xác
định cụ thể những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống là những nguy cơ
mới xuất hiện hoặc mới bùng phát như khủng hoảng kinh tế, thiếu hụt năng
lượng, đói nghèo, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh lan tràn, tội phạm xuyên
quốc gia, di cư trái phép, sự vi phạm dân chủ, nhân quyền... Với việc xác định

Tội phạm có tổ chức đang đặt ra những thách thức lớn đối với các lực
lượng thi hành pháp luật, đặc biệt khi kết hợp giữa hai thành tố “có tổ chức”

và “xuyên quốc gia”, đòi hỏi các lực lượng thi hành pháp luật của các quốc
gia phải hợp tác chặt chẽ hơn và chiều sâu hơn mới có thể phần nào ngăn
chặn và đấu tranh và phòng ngừa có hiệu quả đối với loại tội phạm này.

an ninh của một quốc gia theo cách hiểu mới như vậy, vấn đề bảo đảm an

Các chủ thể cổ điển của quan hệ quốc tế như các quốc gia độc lập và

ninh quốc gia trở nên khó khăn hơn, phức tạp hơn rất nhiều so với trước đây.

chủ quyền tuyệt đối đã được mở rộng sang các chủ thể phi quốc gia như các

Và một khi toàn cầu hóa làm gia tăng rõ rệt tính tùy thuộc lẫn nhau trên mọi

tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ cũng như các tập đoàn đa quốc gia.

bình diện giữa các nước, thì những nguy cơ nêu trên càng mang đậm tính chất

Sự xung đột về hệ tư tưởng giữa các quốc gia không còn gay gắt như trước

xuyên quốc gia.

đây nữa mà chuyển sang giai đoạn chạy đua phát triển kinh tế. Quan tâm

Theo nghiên cứu của các cơ quan phòng chống tội phạm xuyên quốc
gia những năm đầu thế kỷ XXI, qui mô của nền “kinh tế ngầm” mà “doanh

chung của các quốc gia không chỉ là hòa bình và an ninh cho riêng mình và
còn đảm bảo hòa bình và an ninh cho cả khu vực và thế giới.


thu” chủ yếu mang lại từ các hoạt động như: buôn lậu ma túy, vũ khí, mại

Toàn cầu hóa đã gia tăng mức độ phụ thuộc lần nhau của các quốc gia,

dâm và các loại hàng cấm khác; tiền tham nhũng, nhận hối lộ của các nhà

đặc biệt là cách mạng thông tin và công nghệ đã hoàn toàn phá vỡ các rào cản

lãnh đạo quốc gia, các quan chức địa phương; tiền có được do mua bán nội

giữa các quốc gia. Sự phát triển của quan hệ quốc tế đã cho thấy thế giới đã

gián trên thị trường chứng khoán; tiền của các tổ chức tội phạm có được do

đang chuyển hóa sang một giai đoạn mới như Marshal Mc Luhan - Triết gia

làm tiền giả, tống tiền, tổ chức đánh bạc; tiền có được do hoạt động chuyển

người Canađa đã nói về “Làng toàn cầu” trong cuốn “Dải ngân hà

giá giữa các công ty thuộc cùng một tập đoàn hoặc công ty mẹ - con hoặc tiền

Gutenberg” (năm 1962) để mô tả chuyển biến sâu sắc về văn hóa trong một

có được do trốn thuế ... là những khoản tiền vô cùng lớn, chiếm tỉ trọng cao

thế giới nơi sóng phát thanh đã kết nối tất cả khu vực trên hành tinh chúng ta.

trong lưu thông tiền tệ toàn cầu. “Con số lợi nhuận khổng lồ này tại một số
19


20


McLuhan đã phân tích về những tiến bộ trong công nghệ viễn thông làm rối

luật. Những tác nhân nêu trên lại chính là động lực thúc đẩy quá trình toàn

loạn cả xã hội truyền thống lẫn hiện đại đồng thời dự đoán sự phát triển của

cầu hóa tội phạm diễn ra nhanh và phạm vi rộng hơn.

phương tiện thông tin đại chúng điện tử sẽ phá vỡ mọi khoảng cách giao tiếp
giữa người và người trong những thập kỷ tới; hay như cách gọi “Thế giới thu

1.2.2 Tác động tiêu cực của tội phạm xuyên quốc gia

gọn” của Giáo sư Peter Grabosky - Viện nghiên cứu tội phạm học của Úc

Theo nhận định của các chuyên gia phòng chống tội phạm của Liên

trong bài viết “Tội phạm trong thế giới thu nhỏ” để nêu lên tính xuyên quốc

Hợp quốc, tội phạm xuyên quốc gia sẽ một trong những là vấn đề lớn nhất mà

gia đang ngày càng thể hiện rõ trong nhiều hoạt động của tội phạm. Cho dù

nhân loại sẽ phải đối diện trong thế kỷ XXI, cũng giống như Chiến tranh lạnh

mức độ tùy thuộc đã đạt được đến mức đó hay chưa thì sự thật là nhân loại


trong thế kỷ XX và Chủ nghĩa đế quốc của thế kỷ XIX. Nó động chạm tới

đang được hưởng các lợi ích nhưng cũng đồng thời phải đối diện với những

mọi lĩnh vực của quan hệ quốc tế từ kết cấu xã hội, chính trị đến hệ thống tài

mặt trái do toàn cầu hóa mang lại.

chính của nhiều quốc gia do sự gia tăng về quyền lực kinh tế của các tổ chức

Tuy nhiên, ngược lại với quá trình toàn cầu hóa tội phạm đã và đang

tội phạm quốc tế.

diễn ra với tốc độ chóng mặt, quá trình toàn cầu hóa về khuôn khổ pháp lý

Một cách hết sức trực quan, chúng ta có thể thấy rõ những tác hại của

diễn ra hết sức chậm chạp. Mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật và các cơ

tội phạm xuyên quốc gia gây nên cho thế giới: buôn bán trái phép chất phóng

quan thi hành pháp luật riêng để đối phó với tội phạm, nhưng lại chưa có Hệ

xạ đe dọa đến an ninh của nhiều quốc gia; buôn bán vũ khí có thể tác động

thống pháp luật chung mang tính hữu hiệu để điều chỉnh tội phạm xuyên quốc

gián tiếp lên xung đột về năng lượng của khu vực; buôn bán ma túy và buôn


gia. “Cộng đồng quốc tế chưa sẵn sàng trong việc phản ứng với tội phạm

người được coi là thiệt hại lớn nhất về con người không chỉ đối với “nước

xuyên quốc gia, nguyên do chủ yếu là vì các quy định về dẫn độ tội phạm

nguồn” và “nước đích” của việc buôn bán vận chuyển mà còn của cả cộng

cũng như thủ tục dẫn độ hiên đang vô cùng phúc tạp, chồng chéo và còn

đồng quốc tế; sự gia tăng của các tổ chức tội phạm khai thác tình dục thông

nhiều hạn chế”[29]

qua hoạt động mại dâm và xâm hại tình dục trẻ em đã mang lại những tác

Những thách thức trong việc ngăn chặn và kiểm soát tội phạm xuyên
quốc gia đến từ nhiều phía. Ví dụ. một số tội phạm chỉ xuất hiện ở những nền
văn hóa nhất đinh hoặc những điều kiện xã hội đặc thù và khác nhau đối với

động vô cùng tiêu cực về xã hội và y tế; buôn lậu gỗ và buôn bán động vật
hoang dã cũng như phát tán chất thải phóng xạ tác động nặng nề đến môi sinh
và môi trường toàn cầu ...

mỗi quốc gia; những hành vi có thể được quốc gia này chấp nhận nhưng với

Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia dùng mọi thủ đoạn để hợp pháp

quốc gia khác thì hành vi đó lại trái với các quy định của pháp luật; những tội


hóa phần lợi nhuận khổng lồ thu được cho các hoạt động phạm tội để đưa vào

phạm mà không bị cản trở bởi biên giới quốc gia như rửa tiền, tội phạm máy

lưu thông trên thị trường tài chính quốc tế, lũng đoạn hệ thống tài chính quốc

tính đều nằm trong phạm vi của tội phạm xuyên quốc gia; sự thuận tiện trong

tế. Trong khi đó các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật đứng trước sự cạnh

việc đi lại giao thương… tạo nên kẽ hở để tội phạm lợi dụng trốn tránh pháp

tranh không lành mạnh do hoạt động trốn thuế, xâm phạm sở hữu trí tuệ,

21

22


trong việc ăn cắp công nghệ và thông tin ... do tội phạm xuyên quốc gia thực

tín đồ đạo Hồi còn bị coi là tội phạm. Thiếu các biện pháp quản lý có hiệu quả

hiện.

dẫn đến việc nhiều quốc gia đã tự bảo vệ mình bằng cách thắt chặt kiểm soát
Không có chính phủ nào miễn dịch được với các tổ chức tội phạm

xuyên quốc gia, không có hệ thống pháp luật nào có thể kiểm soát được sự lây

lan của tội phạm này và không có nền kinh tế nào hoặc hệ thống tài chính nào
có thể thu được lợi nhuận lớn như lợi nhuận của tội phạm có tổ chức xuyên
quốc gia thu được qua các hoạt động bất hợp pháp. Đặc biệt, ở những quốc
gia mà hoạt động của chính phủ yếu kém, không kiểm soát được nạn tham
nhũng thì thì tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia biến nơi đó thành mành đất
màu mỡ, nơi bọn chúng có thể lộng hành, lúng đoạn và coi thường pháp luật.
- Về phương diện kinh tế: Hiện chưa có một con số thống kê nào chính

đối với người nhập cư, du lịch thậm chí áp dụng cả các biện pháp can thiệp về
ngoại giao. Chính vì vượt biên trái phép, nhập cư bất hợp pháp, tội phạm có tổ
chức mà người dân của nhiều quốc gia không được hưởng những ưu đãi ngoại
giao, tối huệ quốc. Trong khi đó, nhiều quốc gia đang và chậm phát triển,
trong đó có Việt Nam vì lý do phát triển vẫn đơn phương miễn thị thực cho
người nước ngoài vào Việt Nam. Môi trường bất ổn về chính trị cũng có tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp đến trật tự an toàn xã hội của quốc gia, của khu
vực và thế giới. Nguồn vốn đầu tư phát triển sẽ dịch chuyển về những khu
vực có mức độ ổn định cao hơn, rủi ro về tài chính thấp hơn và môi trường
đầu tư an ninh, an toàn hơn.

thống và thuyết phục về những thiệt hại kinh tế do tội phạm xuyên quốc gia

- Về phương diện xã hội: Hậu quả về xã hội của tội phạm xuyên quốc

gây nên. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là con số này vô cùng lớn. Hoạt động

gia gây nên cho mỗi quốc gia là vô cùng to lớn. Buôn bán ma túy, buôn bán

buôn người dao động từ 600.000 đến 820.000 người/năm cũng đóng góp một

phụ nữ trẻ em kéo theo hàng loạt các tai, tệ nạn xã hội và nhiều thế hệ người


phần tiền đen vào tổng số thiệt hại kinh tế toàn cầu từ 5 đến 9 tỉ đô la Mỹ mỗi

dân phải gánh chịu, trực tiếp và gián tiếp gây nên các vấn đề xã hội như lây

năm. Người dân không được hưởng lợi ích từ ngân sách đầu tư cho an sinh xã

nhiễm HIV, bệnh xã hội … các chất hướng thần dẫn đến những hành vi không

hội chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong ngân sách hàng năm của mỗi quốc gia

tự chủ của người lạm dụng ma túy làm gia tăng các tệ nạn xã hội khác như

do hậu quả của nạn tham nhũng, biển thủ công quỹ, rửa tiền… Ngoài ra các

trộm cắp, cướp giật, hiếp dâm … gây nguy hiểm đặc biệt cho xã hội.

quốc gia còn phải gánh chịu các khoản thất thu thuế do các hoạt động buôn

Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia được ví như căn bệnh ung thư có

lậu của tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia gây nên, và kèm theo là những

khả năng lan rộng với tốc độ chóng mặt. Nó chính là nhân tố phá hủy nền dân

hoạt động lừa đảo, lũng đoạn kinh tế … Ngoài thiệt hại, thất thoát to lớn về

chủ, thiêu rụi nền kinh tế thị trường, lũng đoạn tài chính và chính phủ. Chính

kinh tế có thể được tính toán thành các con số, những hoạt động tội phạm


vì thế nó là mối đe dọa mang tính toàn cầu và đòi hỏi các quốc gia phải sát

khác như tội phạm khủng bố, xâm hại tình dục trẻ em, hủy hoại môi trường

cánh bên nhau đấu tranh chống mối nguy cơ được tổ chức Liên Hợp quốc

gây nên những thiệt hại to lớn và không thể quy đổi ra tiền.

đánh giá là “một trong những thách thức lớn nhất của thế kỷ 21”[21].

- Về phương diện chính trị: Việc gia tăng tội phạm xuyên quốc gia ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chính trị quốc tế. Sau hàng loạt vụ khủng bố thảm

1.3

Khuôn khổ hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia

khốc tại Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, thế giới có cách nhìn dè dặt hơn đối với

Đối phó với vấn đề tội phạm xuyên quốc gia, các quốc gia đã thể hiện

cộng đồng tín đồ Hồi giáo, đa số bị miệt thị, xa lánh, thậm chí nhiều nơi, các

thiện chí của mình để đứng chung trên một chiến tuyến và tuyên chiến với

23

24



vấn nạn toàn cầu này. Đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia đã trở nên

- Hướng dẫn và hỗ trợ các quốc gia thành viên thực thi các Hiệp định

một trong những ưu tiên hàng đầu, các quốc gia, tùy theo điều kiện, hoàn

quốc tế, trợ giúp các quốc gia xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật

cảnh cụ thể đã hợp tác với các quốc gia khác trên cơ sở trao đổi, chia sẻ kinh

quốc gia trong lĩnh vực đấu tranh chống ma túy, tội phạm và khủng bố.

nghiệm đấu tranh chống tội phạm, chia sẻ thông tin tội phạm và thông tin tình
báo, phối hợp hành động chung …, qua đó từng bước xây dựng nên những cơ
chế, khuôn khổ hợp tác từ song phương đến đa phương mang tính khu vực và
quốc tế:

Hàng năm UNODC phát hành các ấn phẩm chủ yếu gồm Báo cáo
thường niên về tình hình ma túy trên thế giới, trong đó nêu bật được xu thế
phát triển và các thủ đoạn mới của tội phạm ma túy, thống kê tội phạm ma túy
trên thế giới và tình hình tại mỗi quốc gia thành viên và các điểm nóng ma túy

1.3.1 Hợp tác quốc tế ở phạm vi toàn cầu
Cơ quan kiểm soát ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc
(UNODC)

trên thế giới. Ngoài ưu tiên chính vào vấn đề ma túy, UNODC cũng kết hợp
với các tổ chức quốc tế khác xây dựng các dự án hỗ trợ các quốc gia trong
đấu tranh chống các loại tội phạm khác như tội phạm buôn người; khủng bố,

rửa tiền; tham nhũng; tội phạm có tổ chức.

UNODC là cơ quan của Liên Hợp quốc đi đầu trong lĩnh vực đấu tranh
chống ma túy và tội phạm quốc tế. Được thành lập năm 1997 trên cơ sở sáp

Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế - INTERPOL

nhập giữa Chương trình kiểm soát ma túy của Liên Hợp quốc và Trung tâm

Được chính thức thành lập năm 1923, đến nay INTERPOL là tổ chức

chống tội phạm quốc tế của Liên Hợp quốc. UNODC hoạt động thông qua hệ

Cảnh sát quốc tế lớn nhất thế giới với 186 quốc gia và vùng lãnh thổ thành

thống các văn phòng liên lạc đặt tại nhiều quốc gia và khu vực trên toàn thế

viên. Mục tiêu của INTERPOL là trợ giúp lực lượng Cảnh sát của các nước

giới. Trong Tuyên bố thiên niên kỷ, các quốc gia thành viên đã cam kết hết

thành viên trên toàn cầu hợp tác một cách có hiệu quả ngay cả giữa những

sức nỗ lực đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia dưới mọi hinh thức và

quốc gia không có quan hệ ngoại giao với nhau. Hoạt động của INTERPOL

cũng cam kết giải quyết có hiệu quả vấn đề ma túy trên toàn thế giới cũng như

dựa trên cơ sở tôn trọng sự đa dạng về hệ thống pháp luật của các quốc gia


chống khủng bố quốc tế. Ba trụ cột chính trong Chương trình hành động của

thành viên và Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền do Đại hội đồng Liên

UNODC bao gồm:

Hợp quốc thông qua và phê chuẩn ngày 10 tháng 12 năm 1948. Điều lệ của

- Tăng cường hợp tác ở cấp độ các cơ quan hành pháp nhằm nâng cao
năng lực của các quốc gia thành viên trong đấu tranh chống ma túy và khủng
bố.
- Nghiên cứu chiến lược và phân tích tội phạm, tổng kết, đúc rút kinh
nghiệm thực tiễn để đưa vào vận dụng trên thực tế.

Tổ chức INTERPOL ngăn cấm tất cả các hành động can thiệp hoặc các hoạt
động liên quan đến chính trị, quân sự, tôn giáo và chủng tộc. Hoạt động của
INTERPOL dựa trên 4 chức năng, nhiệm vụ cốt lõi sau đây:
Hỗ trợ các quốc gia thành viên trao đổi thông tin Cảnh sát qua hệ
thống liên lạc bảo mật I-24/7: Hiện nay, khối lượng thông tin được trao đổi
thông qua Hệ thống I-24/7 giữa các quốc gia thành viên đang ngày càng tăng

25

26


cao. Năm 2007, số lượng tin trao đổi giữa các quốc gia thành viên trên 12

Đề hoạt động thực thi pháp luật được thực hiện trên toàn cầu,


triệu lượt (tăng 150%) so với năm 2006. Thông qua Hệ thống liên lạc toàn

INTERPOL đã phát triển một công cụ hết sức hữu hiệu phục vụ cho việc truy

cầu, các quốc gia có khả năng tra cứu dữ liệu về truy nã tội phạm hay các dữ

bắt tội phạm bỏ trốn của các quốc gia thành viên, đó là CSDL truy nã quốc tế

liệu về ô tô, hộ chiếu mất cắp một cách trực tuyến và cho kết quả chỉ trong

đối với tội phạm xuyên quốc gia. Số lượng thông báo truy nã quốc tế chiếm

vòng vài giây đồng hồ. I-24/7 thực sự đã giúp các quốc gia giảm thiểu chi phí

khoảng 26% trong tổng số các thông báo đang có hiệu lực của tổ chức

về thông tin liên lạc, rút ngắn thời gian xác minh kết quả đồng thời mở rộng

INTERPOL. Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã thừa nhận thông báo

được hợp tác đa phương, đa ngành trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm

truy nã quốc tế của INTERPOL là căn cứ pháp lý để thực hiện việc bắt giữ

xuyên quốc gia.

đối tượng nhằm mục đích dẫn độ hoặc trục xuất đối với tội phạm xuyên quốc

Xây dựng CSDL thông tin tội phạm xuyên quốc gia: Tổ chức


gia.

INTERPOL chủ trì xây dựng các CSDL truy nã tội phạm, căn phạm, hồ sơ mã

Số lượng các thông báo truy nã đỏ có hiệu lực

gien ADN, giấy thông hành, ô tô, tác phẩm nghệ thuật bị mất, mất cắp; tội
phạm khủng bố và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia … Thông qua các Văn
phòng INTERPOL quốc gia, lực lượng Cảnh sát các quốc gia thành viên được
quyền truy nhập và khai thác các CSDL phục vụ hoạt động đấu tranh chống
tội phạm xuyên quốc gia. Với sự trợ giúp đắc lực của công cụ điện tử này,
mỗi năm có đến hàng ngàn đối tượng truy nã bị bắt giữ, hàng chục ngàn ô tô
và hàng trăm ngàn hộ chiếu mất cắp đã bị phát hiện và kịp thời ngăn chặn.
Bảng số liệu CSDL Hộ chiếu mất cắp và số lượt tra cứu CSDL của
tổ chức Interpol
18000000
16000000
14000000
12000000
10000000
8000000
6000000
4000000
2000000
0

13987652

8594461


4819859
299264 1485

Năm 2003

153426

Năm 2004

Năm 2006

(Nguồn: INTERPOL Fact Sheet 2007)
27

10014

Thông báo
truy nã đối
tượng

8071

Năm 2001

Năm 2003

Năm 2005

Năm 2006


Năm 2007

(Nguồn: INTERPOL Fact Sheet 2007)

vực, qua đó nêu xuất và triển khai các dự án như: chống sản xuất và buôn bán
CSDL
Hộ chiếu
mất cắp

thuốc tân dược giả tại khu vực Châu Á; dự án chống tội phạm có tổ chức gốc
Châu Á; dự án chống buôn bán trẻ em Trung quốc sang Châu Âu; dự án
chống buôn bán nội tạng người; dự án chống tội phạm có tổ chức ở Tây Phi;
dự án chống khủng bố sinh học … nhằm tăng cường hợp tác trao đổi, chia sẻ
thông tin, kinh nghiệm và xây dựng môi trường thuận lợi cho các quốc gia

211033

Năm 2005

15383

gia thành viên trong việc xác định các xu thế tội phạm nổi lên tại từng khu

Số lượt
tra cứu
CSDL

1981245


17534

16092

Hỗ trợ các hoạt động Cảnh sát: Tổ chức INTERPOL hỗ trợ các quốc

15849257
13297631

18000
16000
14000
12000
10000
8000
6000
4000
2000
0

Năm 2007

thành viên hợp tác chặt chẽ hơn, cũng như mang các quốc gia đến gần nhau
hơn trong quá trình phối hợp hành động chung.
28


Ngoài những hoạt động chính là hỗ trợ Cảnh sát các quốc gia thành
viên, Tổ chức INTERPOL với vai trò điều phối quốc tế cũng đã tích cực tham
gia vào các hoạt động nhân đạo và hỗ trợ khẩn cấp trong các vấn đề quốc tế.

INTERPOL đã triển khai lực lượng phản ứng nhanh trong các sự kiện đánh

Khủng bố, 1

Khủng bố sinh học, 3

Buôn người, 9

Tiền giả, 1

Ô tô mất cắp, 2

Phân tích tội phạm, 3

Văn phòng Interpol
khu vực, 1
Tội phạm có tổ chức,
1

AND, 3
Ma túy, 4
Tội phạm công nghệ
cao, 3

bom ở Bali - Inđônêxia tháng 10/2002; Vụ đánh bom tại Mariốt - Inđônêxia
tháng 8/2003; thành lập trung tâm nhận dạng thảm họa tại Jakarta
(Inđônêxia); Phukẹt (Thái Lan) và Côlômbô (Sri Lanka) tháng 12/2004 để
phối hợp nhận dạng nạn nhân trong cơn bão Tsunami; Vụ đánh bom tàu điện

Văn phòng Interpol

quốc gia, 11

ngầm ở Mađrit - Tây Ban Nha tháng 3/2004; đánh bom và bắn phá ở
Tashkent - Uzbêkixtan tháng 3 và tháng 7/2008; Vụ tai nạn máy bay tại
Sarajevo - Bôxnia tháng 2/2004; cung cấp chuyên gia và phương tiện phối
hợp bảo vệ an toàn cho Hội nghị của tổ chức Thương mại thế giới tháng
12/2005 tại Hồng Kông - Trung Quốc; Vụ đánh bom khủng bố ở Bali Inđônêxia tháng 10/2005; Vụ ám sát cựu thủ tướng Libăng tại Bâyrút tháng

Dịch vụ và công cụ
hỗ trợ Cảnh sát của
Interpol, 15

Hệ thống thông tin
toàn cầu I-24/7, 13

Số lượng các khóa đào tạo theo lĩnh vực chuyên môn (năm
2007)
(Nguồn: INTERPOL Annual Report 2007)

Với mục tiêu phối hợp đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, gìn
giữ an ninh và trật tự an toàn xã hội chung trên toàn cầu, Tổ chức INTERPOL

7/2005...

tập trung vào 6 lĩnh vực ưu tiên chính bao gồm có: Ma túy và tội phạm có tổ
Đào tạo và phát triển: Hoạt động đào tạo được triển khai trong nội bộ
của Tổ chức INTERPOL, các nước thành viên và mở rộng đến các cán bộ thi
hành pháp luật khác của các quốc gia thành viên với mục tiêu: nâng cao năng

chức xuyên quốc gia như; Tội phạm kinh tế và công nghệ cao; Hỗ trợ điều tra

tội phạm truy nã; Tội phạm khủng bố và an toàn công cộng; Tội phạm buôn
người; Tội phạm tham nhũng ...

lực của đội ngũ cán bộ thi hành pháp luật chống tội phạm xuyên quốc gia;
thúc đẩy hợp tác quốc tế; nâng cao hiểu biết về các công cụ và dịch vụ hỗ trợ
Cảnh sát của Tổ chức INTERPOL hỗ trợ các nước thành viên và nâng cao kỹ
năng làm việc của đội ngũ sỹ quan hành pháp. INTERPOL cũng đã thành lập

1.3.2 Hợp tác quốc tế liên khu vực
Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM)

nhóm chuyên gia để soạn thảo bộ tiêu chuẩn về năng lực và trình độ áp dụng

ASEM được thành lập tháng 3-1996, với 26 thành viên sáng lập, gồm:

cho đội ngũ cán bộ, đồng thời tổ chức các khóa đào tạo tương ứng để đạt

10 nước châu Á (Brunây, Hàn Quốc, Inđônêxia, Malaixia, Nhật Bản,

được những tiêu chuẩn và năng lực cần thiết đã đề ra.

Philippin, Thái Lan, Trung Quốc, Singapo, Việt Nam), 15 nước thành viên
Liên minh Châu Âu (Ailen, Anh, Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Đức, Hà
Lan, Hy Lạp, Italia, Lúcxămbua, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển)
và ủy ban Châu Âu (EC). Hơn 10 năm qua, ASEM đã đạt được những thành

29

30



tựu chung là thúc đẩy hòa bình, ổn định, có sức mạnh như một thực thể thúc

Hoạt động của Europol dựa trên các nguyên tắc chia sẻ thông tin tội

đẩy đối thoại đa phương và xác lập được vai trò nền tảng cho hoạch định

phạm giữa các cơ quan thi hành pháp luật của các nước thành viên; hỗ trợ

chính sách giữa hai châu lục.

chuyên án; tổng hợp báo cáo và phân tích tội phạm theo thông tin tình báo

Sau sự kiện 11/9, thế giới đã phải đối diện với những thách thức mới
của quá trình toàn cầu hoá, của nạn khủng bố có nguy cơ ngày một lan rộng,
của tội phạm xuyên quốc gia, ma tuý và rửa tiền, do vậy các nhà lãnh đạo
ASEM đã dành nhiều ưu tiên hơn cho việc bàn thảo và đưa ra các biện pháp
ngăn chặn cung cấp tài chính cho các tổ chức khủng bố, tăng cường đối thoại
và hợp tác Á-Âu ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia, góp phần thúc đẩy giải quyết các vấn đề khu
vực như vấn đề Trung Đông, cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều
Tiên, vấn đề tái thiết I-rắc, Áp-ga-ni-xtan...

của các nước thành viên cũng như từ các nguồn tin tình báo khác; hỗ trợ
chuyên gia và kỹ thuật điều tra cho các chuyên án thuộc khu vực Liên minh
Châu Âu (EU). Europol cũng thúc đẩy việc chuẩn hóa trong phân tích thông
tin tội phạm nhằm đồng bộ hóa về các kỹ thuật điều tra tội phạm giữa các
nước thành viên.
Cơ chế và khuôn khổ hợp tác ASEAN trong hợp tác đấu tranh
phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Khởi đầu của khuôn khổ hợp tác trên là sự phối hợp của các nước
ASEAN trong đấu tranh phòng chống chống tội phạm ma tuý.Tuy nhiên, sau

Trong những năm qua, Việt Nam được ghi nhận là thành viên tích cực

đó hoạt động hợp tác khu vực đã mở rộng sang mọi lĩnh vực tội phạm xuyên

của diễn đàn liên khu vực ASEM. Việt Nam cũng đã có nhiều nỗ lực trong

quốc gia kể cả tội phạm khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, nhập cư bất hợp

việc triển khai công ước LHQ về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia

pháp, cướp biển... Hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia của

và các Nghị định thư, công ước LHQ về chống tham nhũng và chống các chất

ASEAN rất đa dạng và có sự tham gia đồng bộ của nhiều bộ, ngành có liên

gây nghiện bất hợp pháp, góp phần tăng cường hợp tác giữa hai châu lục với

quan bao gồm:

mục tiêu duy trì hoà bình, ổn đinh và hợp tác để phát triển thế giới
1.3.3 Hợp tác quốc tế ở phạm vi khu vực
Cơ quan Cảnh sát Châu Âu (EUROPOL)
Europol là cơ quan phòng chống tội phạm của Liên minh Châu Âu
được thành lập căn cứ trên Hiệp ước Maastricht hay còn gọi là Hiệp ước Liên
minh Châu Âu (TEU) và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/1999. Quan
hệ hợp tác khởi đầu của Europol là phòng chống tội phạm ma túy, đến nay tổ

chức Europol đã bao gồm toàn bộ 27 quốc gia thành viên của Liên minh Châu
Âu và có trụ sở chính tại La Hay - Hà Lan.
31

- Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN chống tội phạm xuyên quốc gia
(AMMTC): AMMTC được tổ chức theo sáng kiến của Philippin năm 1997
nhằm tăng cường hợp tác quốc tế và cam kết phối hợp giữa các nước thành
viên ASEAN trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.
Cơ quan thường trực của khuôn khổ AMMTC tại các quốc gia thành
viên thường là Bộ Nội vụ hoặc tương đương, ở Việt Nam, cơ quan thường
trực AMMTC Việt Nam là Bộ Công an. Hội nghị AMMTC được tổ chức hai
năm một lần theo thể thức luân phiên. Mục đích của khuôn khổ hợp tác này là
hoạch định chính sách và tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên

32


ASEAN ở cấp quốc gia về đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia trong

nghị quyết, chương trình, kế hoạch hành động mà các bộ trưởng cùng thông

khu vực. Nội dung trong các Tuyên bố chung của AMMTC thường là những

qua trong Tuyên bố chung của Hội nghị AMMTC.

đề xuất chiến lược về hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia lên chính phủ
các nước thành viên để thống nhất chỉ đạo thực hiện tập trung vào các lĩnh
vực sau: tăng cường trao đổi thông tin, hợp tác về các lĩnh vực thi hành pháp
luật; đào tạo tăng cường năng lực thi hành pháp luật; nâng cao hiệu quả phối
hợp điều tra tội phạm xuyên quốc gia; mở rộng hợp tác nhằm nâng cao kết

quả hợp tác điều tra xử lý tội phạm xuyên quốc gia giữa AMMTC với các cơ
quan khác của ASEAN như Bộ trưởng tư pháp ASEAN (ASLOM) và Tổng
chưởng lý ASEAN (ALMAG), Tư lệnh Cảnh sát ASEAN (ASEANAPOL),
Bộ trưởng tài chính ASEAN (AFM), Cục trưởng xuất nhập cảnh và Trưởng
lãnh sự ngoại giao các nước ASEAN (DGICM)... AMMTC tập trung vào 8

- Hội nghị các quan chức cao cấp ASEAN về các vấn đề ma tuý
(ASOD): Đối với lĩnh vực hợp tác kiểm soát ma túy, ASOD được họp lần đầu
tiên vào năm 1984. Mục đích chính của khuôn khổ hợp tác này là tăng cường
hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN trong lĩnh vực kiểm soát ma túy
bao gồm cả hợp tác trong đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy. ASOD
là một diễn đàn để những người đứng đầu các cơ quan chống ma tuý của các
nwocs thành viên ASEAN gặp gỡ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, kết quả
nghiên cứu, thực hiện các dự án về đấu tranh chống tội phạm ma tuý nhằm
tiến tới một ASEAN không có ma tuý vào năm 2015.

lĩnh vực ưu tiên đấu tranh phòng chống tội phạm: buôn lậu ma tuý; khủng bố;

- Hội nghị những người đứng đầu cơ quan xuất nhập cảnh và lãnh sự

buôn người; cướp biển; rửa tiền; buôn bán vũ khí nhỏ; tội phạm kinh tế quốc

(DGICM): được nhóm họp thường niên và tập trung thảo luận các vấn đề liên

tế và tội phạm công nghệ cao.

quan đến hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia qua công

- Hội nghị các quan chức cao cấp ASEAN chống tội phạm xuyên quốc
gia (SOMTC): Kể từ tháng 11/2000, sau khi Công ước của Liên Hợp quốc về

đấu tranh chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia được Đại hội đồng Liên
Hợp quốc thông qua, các hoạt động hợp tác của ASEAN về đấu tranh chống
tội phạm được đẩy mạnh thêm một bước. Các bộ trưởng Nội vụ (ở Việt Nam

tác quản lý xuất nhập cảnh với mục tiêu tăng cường mạng lưới giữa các cơ
quan xuất nhập cảnh đồng thời đẩy mạnh hoạt động hợp tác khu vực trong
các lĩnh vực như: trao đổi thông tin, tập huấn nghiên cứu đào tạo, tổ chức hội
thảo trong lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh đặc biệt là đấu tranh chống buôn
người xuyên quốc gia và nhập cư bất hợp pháp.

là bộ trưởng Bộ Công an) của các quốc gia ASEAN thấy cần phải nâng cao

- Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF): Năm 1992 những người đứng đầu

cơ chế hoạt động của SOMTC hiệu quả hơn hướng đến các hoạt động hợp tác

Chính phủ và Nhà nước các nước thành viên ASEAN tuyên bố tăng cường

cụ thể và tập trung vào việc tháo gỡ những khó khăn và tồn tại trong hoạt

đối thoại về các vấn đề chính trị và an ninh với các quốc gia khác ngoài khu

động hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia.(trước đó SOMTC chỉ

vực ASEAN, đặc biệt trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và coi đây là

là hội nghị trù bị cho Hội nghị cấp bộ trưởng chống tội phạm xuyên quốc gia

một biện pháp để xây dựng và củng cố quan hệ hợp tác trong khu vực và thế


- AMMTC). Chính vì vậy, SOMTC họp thường niên và được tổ chức luân

giới. ARF ra đời vào năm 1994. Hiện nay đã có 23 thành viên tham gia ARF:

phiên tại các quốc gia thành viên ASEAN nhằm kiểm điểm việc thực hiện các

10 nước ASEAN, Úc, Canađa, Trung Quốc, liên minh Châu Âu, Ấn Độ, Nhật
Bản, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Mông Cổ, Niu Zilân, Papua Niu

33

34


Ghinê, Liên bang Nga, Hoa Kỳ. Mục tiêu của ARF là Tăng cường các biện

lượng Cảnh sát các nước ASEAN. Với nỗ lực chung và cam kết mạnh mẽ của

pháp xây dựng lòng tin (Confidence Building Measures- CBMs), Ngoại giao

lực lượng cảnh sát các nước trong khu vực, chúng ta hy vọng trong thời gian

phòng ngừa (Preventive Deplomacy-PD) và giải quyết các xung đột trong khu

tới Hiệp hội ASEANAPOL chắc chắn sẽ có nhiều có nhiều bước phát triển

vực bằng các biện pháp hoà bình. Tại diễn đàn ARF, các nước thành viên

mới theo hướng hoạt động ngày càng hiệu quả và thiết thực hơn. Từng bước


ASEAN và các quốc gia thành viên khác tập trung bàn về các vấn đề đấu

đóng góp vào việc triển khai thực hiện thành lập cộng đồng an ninh của các

tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia trong lĩnh vực an ninh phi truyền

nước ASEAN (ASC) thành hiện thực.

thống và đặc biệt là các loại tội phạm như : buôn bán người, cướp biển, buôn
lậu ma tuý, vũ khí, rửa tiền, khủng bố, lừa đảo kinh tế, tài chính và tội phạm
công nghệ cao.

1.3.4 Hợp tác song phương
Một trong những khuôn khổ được các nước tham gia sâu và rộng là các

- Hiệp hội Cảnh sát các quốc gia Đông Nam Á (ASEANAPOL): Nhận
thức được những thách thức và nguy cơ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến
an ninh và trật tự an toàn của khu vực, ngay từ những năm 1970, các nước
thành viên ASEAN đã kêu gọi sự hợp tác trong đấu tranh chống khủng bố và

khuôn khổ hợp tác mang tính song phương. Hợp tác này thường giữa các
quốc gia có chung đường biên giới hoặc các quốc gia có quan hệ chặt chẽ đặc
biệt về thương mại, ngoại giao .v.v.v nhằm giải quyết những vấn đề chung
liên quan đến an ninh, trật tự an toàn xã hội của mỗi nước.

tội phạm xuyên quốc gia. Khởi đầu về vấn đề này là sự hợp tác của các nước

Đến nay, Việt Nam đã ký kết 16 Hiệp định tương trợ tư pháp dân sự và

ASEAN trong đấu tranh chống tội phạm ma tuý.Tuy nhiên, sự gia tăng về số


hình sự với 15 quốc gia trên thế giới, riêng với Hàn Quốc đã ký hai Hiệp định

lượng cũng như tính chất và mức độ phức tạp của tội phạm xuyên quốc gia kể

liên quan đến tương trợ tư pháp hình sự và Hiệp định dẫn độ tội phạm. Những

trong đó nổi lên là tội phạm khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, xuất nhập

Hiệp định này là cơ sở pháp lý cho hoạt động hợp tác chống tội phạm xuyên

cảnh trái phép và cướp biển…đã và đang đòi hỏi các nước ASEAN phải có

quốc gia với các nước có liên quan. Ngoài các văn bản có giá trị pháp lý cao

một cơ chế chung và hợp tác chặt chẽ nhằm giữ vững hòa bình và ổn định

như đã nêu trên, do yêu cầu hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm xuyên

trong khu vực. Năm 1979, Hiệp hội ASEANAPOL được thành lập với sự

quốc gia, lực lượng Cảnh sát Việt Nam cũng đã từng bước thiết lập quan hệ

tham gia của lực lượng Cảnh sát 05 nước thành viên ASEAN ban đầu gồm:

phối hợp với Cảnh sát các nước thông qua các Biên bản ghi nhớ hợp tác và

Malaixia, Philippin, Indonêsia, Thái Lan, Xingapo. Năm 1986 Brunây trở

quy chế phối hợp song phương, tạo nền tảng và cơ sở pháp lý cho hoạt động


thành thành viên thứ 6 của ASEANAPOL. Việt Nam đã gia nhập

phối hợp tương trợ tư pháp trên cơ sở cam kết của những người đứng đầu lực

ASEANAPOL năm 1996, ngay sau khi trở thành thành viên chính thức của

lượng Cảnh sát theo nguyên tắc “có đi có lại”. Những hoạt động phối hợp

ASEAN năm 1995. Hiện nay ASEANAPOL đã bao gồm toàn bộ 10 nước

này sẽ là cơ sở để tiến đến xây dựng một khuôn khổ hợp tác chính thức cấp

thành viên của ASEAN.

nhà nước giữa các quốc gia trong tương lai.

Những kết quả đáng khích lệ của công cuộc đấu tranh chống tội phạm ở
khu vực Đông Nam Á là hệ quả tất yếu của sự hợp tác chặt chẽ giữa lực
35

36


CHƢƠNG II: TIẾN TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ CHỐNG TỘI PHẠM
XUYÊN QUỐC GIA CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT VIỆT NAM
2.1

Hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia của lực lƣợng
Cảnh sát Việt Nam thông qua kênh INTERPOL


Nếu như ở những thập kỷ trước đây, tội phạm có tính quốc tế mới chỉ
hoạt động ở phạm vi khu vực, giữa các quốc gia láng giềng, thì ngày nay
trong sự phát triển của toàn cầu hoá kinh tế, các tổ chức tội phạm đã mở rộng
địa bàn và phạm vi hoạt động mang tính toàn cầu, rất linh hoạt và nhạy bén
trong việc lợi dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại để hoạt

Thực hiện chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, ngày càng nhiều

động phạm tội. Hậu quả do tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia gây ra là

các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tìm kiếm các cơ hội đầu tư và làm

không thể tính hết được ở từng quốc gia cũng như trên phạm vi quốc tế...Vì

ăn. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng các hoạt động giao lưu về kinh tế, văn

thế, cuộc đấu tranh chống lại tội phạm không còn chỉ còn giới hạn trong

hóa…bọn tội phạm đồng thời lợi dụng các điều kiện thuận lợi này để tiến

phạm vi một quốc gia mà nó đã mang tính quốc tế.

hành các hoạt động tội phạm trên lãnh thổ Việt Nam. Trong những năm 1990,
tình hình tội phạm ở nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, trong đó tội phạm
có tổ chức xuyên quốc gia có xu thế gia tăng, đặc biệt là các loại tội phạm
buôn bán, vận chuyển ma tuý xuyên quốc gia, tội phạm lừa đảo xuyên quốc
gia, tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, tội phạm rửa tiền, tội phạm công nghệ
cao... Các tổ chức tội phạm nước ngoài đã câu kết với các tổ chức tội phạm


Để thực hiện nhiệm vụ đó thì lực lượng Cảnh sát ở mỗi quốc gia riêng
lẻ không thể có khả năng độc lập tự giải quyết, mà cần phải hợp tác, liên kết,
phối hợp chặt chẽ với Cảnh sát các quốc gia khác, hỗ trợ nhau tạo nên "Thế
trận toàn cầu đấu tranh chống tội phạm", thường xuyên cung cấp, trao đổi
thông tin, phối hợp truy bắt tội phạm, ngăn ngừa hoạt động phạm tội...

trong nước để gây ra những vụ án hết sức nghiêm trọng. Bên cạnh đó, vấn đề

Đối với nước ta, hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm

nhức nhối không kém là lợi dụng sự thuận lơi trong giao thương, nhiều đối

giữa Cảnh sát Việt Nam với Cảnh sát nước càng đặc biệt cấp thiết vì đó chính

tượng truy nã nước ngoài lẩn trốn sang Việt Nam, cũng như ngày càng có

là hoạt động tạo điều kiện và nhân tố đảm bảo cho sự thắng lợi của cuộc đấu

nhiều tội phạm truy nã của Việt Nam bỏ trốn sang nước ngoài. Một điều đáng

tranh phòng chống tội phạm, đồng thời góp phần phục vụ cho sự nghiệp công

lưu ý là trong số 3 triệu người Việt đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh

cũng tiềm ẩn không ít tội phạm. Hiện có hàng chục băng nhóm tội phạm gốc

tế quốc tế.


Việt đang hoạt động tội ác ở nhiều nước trên thế giới. Các băng nhóm tội
phạm này đã câu kết với các tổ chức tội phạm nước ngoài để gây ra các vụ án

2.1.1 Việt Nam gia nhập tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế INTERPOL

nghiêm trọng, đồng thời chúng còn câu kết với các tổ chức tội phạm ở Việt

Ngày 6/3/1991, trong chuyến thăm Cộng hòa Pháp, Thứ trưởng thường

Nam để tiến hành các vụ lừa đảo xuyên quốc gia, các vụ buôn bán ma tuý,

trực Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) Bùi Thiện Ngộ đã đến thăm Trụ sở Tổ

buôn bán người. Đặc biệt khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới với nền

chức Cảnh sát Hình sự quốc tế INTERPOL tại thành phố Lyông và đã được

kinh tế mở cửa, việc đi lại, giao thương của công dân giữa các quốc gia trong

ông Ivan Barbot, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ CH Pháp kiêm Chủ tịch

khu vực thuận lợi hơn thì loại tội phạm này càng gia tăng.

INTERPOL nhiệm kỳ 1990 - 1992 tiếp và giới thiệu về cơ cấu tổ chức, chức

37

38



năng nhiệm vụ của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế - INTERPOL, về những

Ngày 26/8/1991, Bộ trưởng Nội vụ Bùi Thiện Ngộ đã ký đơn xin gia nhập Tổ

khả năng hợp tác trên nhiều lĩnh vực mà Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế

chức Cảnh sát hình sự quốc tế - INTERPOL.

INTERPOL có thể đem lại cho các nước thành viên cũng như những lợi ích
của mỗi nước thành viên có thể được hưởng từ khuôn khổ hợp tác liên chính
phủ này. Ông Ivan Barbot nhấn mạnh việc Việt Nam tham gia Tổ chức Cảnh
sát hình sự quốc tế INTERPOL sẽ là điều kiện rất thuận lợi cho lực lượng
Cảnh sát Việt Nam hội nhập với cộng đồng thực thi pháp luật các nước trên
thế giới, trong đó có lực lượng Cảnh sát của các nước. Đồng thời, đây cũng là
cơ hội tốt cho lực lượng Cảnh sát các nước mở rộng thêm phạm vi phối hợp,
hợp tác vì mục đích đấu tranh phòng chống tội phạm với lực lượng Cảnh sát
Việt Nam.

Ngày 4/11/1991, tại phiên họp đầu tiên của khóa họp Đại Hội đồng
INTERPOL lần thứ 60 tại Penta De Este, Urugoay, Đại Hội đồng INTERPOL
đã chính thức thông qua đơn xin gia nhập Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế INTERPOL của Bộ Nội vụ Việt Nam với đa số phiếu tán thành. Lực lượng
Cảnh sát Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 156 của Tổ chức
Cảnh sát hình sự quốc tế - INTERPOL, mở ra một cơ chế hợp tác đa phương
thực thi pháp luật quốc tế lớn nhất trong lịch sử của nước ta.
2.1.2 Quá trình phát triển của Văn phòng INTERPOL Việt Nam

Ngày 17/4/1991, Bộ Nội vụ đã có công văn số 85/BNV/V12 gửi Hội

Trước yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và


đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đề nghị gia nhập Tổ chức Cảnh sát hình

để thực hiện nghĩa vụ của thành viên chính thức của INTERPOL, ngày

sự quốc tế - INTERPOL. Báo cáo giải trình của Bộ Nội vụ nêu rõ: “Trước

28/5/1993, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký Quyết định số 262/QĐ - thành lập Văn

tình hình tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm xuyên quốc gia liên quan

phòng INTERPOL Việt Nam trực thuộc Tổng cục Cảnh sát. Theo Quyết định

đến Việt Nam đang diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Trong khi

của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Văn phòng INTERPOL Việt Nam được giao một

khả năng phối hợp trao đổi thông tin đấu tranh phòng chống tội phạm của

số chức năng và nhiệm vụ chính như sau:

lực lượng Công an Việt Nam nói chung và lực lượng Cảnh sát nói riêng với
lực lượng Cảnh sát các nước còn nhiều hạn chế. Việc gia nhập Tổ chức Cảnh

- Tham mưu, đề xuất chương trình và kế hoạch phối hợp đấu tranh

sát hình sự quốc tế - INTERPOL sẽ mở ra cơ hội mới cho lực lượng Cảnh sát

phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tính quốc tế liên quan đến

Việt Nam hội nhập với quốc tế cũng như tăng cường khả năng hợp tác quốc


Việt Nam của lực lượng Cảnh sát Việt Nam.

tế đấu tranh phòng chống tội phạm phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và
Hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước”.

- Trực tiếp phối hợp xử lý tội phạm và các đối tượng phạm tội xuyên
quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài liên quan đến Việt Nam đối với các
loại tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, khủng bố, và truy nã, dẫn độ tội phạm.

Trên cơ sở đề nghị của Bộ Nội vụ và ý kiến tán thành của Bộ ngoại

- Tham mưu, đề xuất phương án phối hợp đấu tranh phòng chống tội

giao và các Bộ khác có liên quan, ngày 15/5/1991, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ

phạm giữa các đơn vị nghiệp vụ trong nước, công an các địa phương với các

trưởng Võ Văn Kiệt đã ký công văn số 1549 - NC đồng ý cho phép Bộ Nội

quốc gia thành viên của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL).

vụ Việt Nam gia nhập Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế ICPO - INTERPOL.

39

40


- Khai thác, vận hành trung tâm thông tin tội phạm quốc tế phục vụ yêu


Thực tiễn hoạt động trong những năm qua đã khẳng định INTERPOL

cầu nghiệp vụ của các đơn vị, địa phương trong toàn quốc, xây dựng Hệ thống

Việt Nam đã và đang trở thành “cánh tay” kéo dài của các lực lượng nghiệp

CSDL thông tin về tội phạm xuyên quốc gia của toàn ngành.

vụ trong nước nhằm phối hợp với các lực lượng thi hành pháp luật nước

- Tổ chức thu thập kinh nghiệm và các biện pháp đấu tranh phòng
chống tội phạm của Cảnh sát các nước để tuyên truyền, phổ biến trong lực
lượng Công an nhân dân.

ngoài trong đấu tranh phòng chống tội phạm có yếu tố nước ngoài nói chung
và tội phạm xuyên quốc gia nói riêng liên quan đến Việt Nam.
2.1.3 Một số kết quả đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia của lực

Có thể nói vào thời điểm năm 1991, việc gia nhập tổ chức quốc tế lớn
nhất thế giới về hợp tác Cảnh sát là một điều có ý nghĩa rất to lớn, thể hiện
được tầm nhìn chiến lược của Nhà nước ta trong đấu tranh chống tội phạm
xuyên quốc gia. Ngay cả khi vào thời điểm đó, Chiến tranh lạnh vẫn đang còn
là một cản trở lớn giữa các quốc gia có hệ tư tưởng và chính trị đối lập, thêm
vào đó Việt Nam vẫn đang chịu sự kìm tỏa về kinh tế và chính trị của Mỹ và
Tây Âu, thậm chí vẫn tồn tại những nghi kỵ và các “rào chắn” ngay cả với
các quốc gia Đông Nam Á.

lượng Cảnh sát Việt Nam thông qua kênh hợp tác INTERPOL
Tội phạm, đặc biệt là tội phạm xuyên quốc gia ở Việt Nam dù ở mức

thấp nhưng thế giới xuất hiện loại tội phạm gì thì ở Việt Nam có loại tội phạm
đó như ma tuý, rửa tiền, buôn người, môi trường, xâm phạm về sở hữu trí tuệ,
công nghệ cao...
Trong những năm qua, thông qua kênh hợp tác INTERPOL, Cảnh sát
Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý trên 34.000 lượt thông tin liên quan đến đấu

Năm 1996, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp
hội ASEAN, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã tham gia khuôn khổ đấu tranh
chống tội phạm xuyên quốc gia của khu vực - Hiệp hội Cảnh sát các nước
ASEAN (ASEANAPOL). Văn phòng INTERPOL Việt Nam một lần nữa lại
được Lãnh đạo Bộ Công an giao thêm nhiệm vụ là đầu mối hợp tác ASEAN,
ASEANAPOL trong đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia.

tranh chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam như tội phạm
ma túy, buôn bán người, khủng bố, tội phạm kinh tế, công nghệ cao ... Lực
lượng Cảnh sát đã phát hiện, ngăn chặn kịp thời hàng trăm vụ lừa đảo có tính
chất xuyên quốc gia có thể gây thất thoát tài sản nhà nước hàng tỷ đồng; đã
xác minh làm rõ hàng ngàn đối tượng là người nước ngoài hoặc người Việt
Nam định cư tại nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật ở Việt Nam hoặc
nước sở tại; xác minh làm rõ tư cách pháp nhân của trên 200 tổ chức (chủ yếu

Trước nhu cầu tăng cường hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên

là các công ty, ngân hàng, quỹ tín dụng…) liên quan đến các hoạt động tội

quốc gia liên quan đến Việt Nam, năm 2005, Văn phòng INTERPOL Việt

phạm kinh tế như rửa tiền, buôn lậu, lừa đảo; đã phối hợp khám phá và bóc

Nam đã có báo cáo giải trình tổ chức - biên chế và được Bộ trưởng Bộ Công


gỡ hàng chục đường dây buôn lậu thuốc lá, xe ôtô, xăng dầu từ nước ngoài

an ký quyết định số 1287/QĐ-BCA ngày 13/9/2005 về việc nâng cấp Văn

vào Việt Nam và ngược lại; phối hợp với Cảnh sát nước ngoài điều tra khám

phòng INTERPOL thành đơn vị cấp cục hoàn chỉnh và là cơ quan đầu mối

phá nhiều đường dây, băng nhóm rửa tiền, chuyển tiền bất hợp pháp từ nước

duy nhất của Bộ Công an trong hợp tác INTERPOL, ASEANAPOL chống tội

ngoài về Việt Nam đã tịch thu xung công quỹ nhà nước nhiều tỷ đồng cũng

phạm xuyên quốc gia.

như bảo về quyền lợi cho các nhà sản xuất. Về công tác truy nã quốc tế, qua
41

42


kênh hợp tác INTERPOL, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã bắt giữ và trao trả

Việt nam trong các đường dây buôn bán vận chuyển ma tuý liên quan đến

trên 40 đối tượng truy nã cho Cảnh sát nước ngoài như Mỹ, Hàn Quốc, Đài

nước ngoài, chủ yếu là Úc, Pháp, Mỹ, Campuchia, Lào ... thông qua các


Loan, áo... đã phối hợp với Cảnh sát nước ngoài bắt giữ được trên 50 đối

chuyên án đã bắt giữ trên 100 đối tuợng quốc tịch nước ngoài phạm tội về ma

tượng có lệnh truy nã của Cảnh sát Việt Nam. Nhiều đối tượng đã được dẫn

tuý ở Việt Nam. Năm 2003, Cảnh sát Việt Nam đã phối hợp các cơ quan chức

độ về nước để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử trong đó có nhiều đối

năng của Lào, Campuchia, Úc, Ðài Loan, Nhật Bản, Mỹ khám phá 37 đường

tượng đặc biệt nguy hiểm. Đã phối hợp với Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế

dây tội phạm ma túy quốc tế. Năm 2004, Cảnh sát Việt Nam đã phối hợp với

INTERPOL ban hành trên một trăm lệnh truy nã quốc tế đối với các đối

Lào bắt giữ tên Nguyễn Văn Dũng là đối tượng cầm đầu trong vụ buôn bán

tượng truy nã của Việt Nam phạm tội nghi trốn ra nước ngoài. Về tội phạm

vận chuyển 200 bánh heroin qua biên giới, trốn sang Lào từ năm1999. Năm

hình sự, đã phối hợp xác minh làm rõ được hàng ngàn đối tượng liên quan để

2005 đã khám phá hai đường dây vận chuyển ma tuý lớn (Việt Nam - Đài

phục vụ công tác điều tra của các đơn vị yêu cầu. Đã phối hợp bóc gỡ nhiều


Loan, Việt Nam - Nhật Bản). Với các nước láng giềng, Công an 25 tỉnh thành

đường dây đưa phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài làm gái mại dâm như các

phố có chung đường biên giới đã thường xuyên tổ chức giao ban định kỳ với

đường dây đưa phụ nữ Việt Nam sang Hồng Kông, Ma Cao, Malaysia,

Cảnh sát các nước bạn để trao đổi thông tin, tiến hành các hoạt động điều tra

Campuchia… để làm gái mại dâm; đã phối hợp với các cơ quan thi hành pháp

phối hợp, ngăn chặn các vụ buôn bán, vận chuyển ma tuý. Ðầu năm 2005,

luật nước ngoài cứu được nhiều nạn nhân đưa trở về nước xum họp với gia

Cảnh sát Việt Nam phối hợp một số nước bắt giữ tên Chiang Yu Chia vào

đình … Những nỗ lực của Lực lượng Cảnh sát đã đã đóng góp phần không

Việt Nam móc nối với các đối tượng trong nước vận chuyển 1,3 kg heroin

nhỏ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa

sang Ðài Loan; phối hợp Cảnh sát Singapore xác minh đối tượng Quách Tiểu

và hội nhập kinh tế quốc tế.

Bửu và Tay Chin Keng mua bán trái phép 1.470 viên ma túy tổng hợp tại TP


Phối hợp đấu tranh chống tội phạm ma túy xuyên quốc gia

Hồ Chí Minh. Năm 2006, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã phối hợp với Công
an Quảng Tây (Trung Quốc) triệt phá đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc

Theo ước tính của Ủy ban quốc gia phòng chống ma túy, Việt Nam có

gia với số lượng ước tính lên đến 500 bánh heroin (tương đương 175 kg) từ

khoảng 16 -17 vạn người nghiện, tuy nhiên trên thực tế con số này cao hơn

năm 2002 đến tháng 3/2006 do các đối tượng Nguyễn Lương Dân, Nguyễn

rất nhiều khoảng 25 vạn. Nếu đúng theo con số này mà tính một cách đơn

Thị Nga và Nguyễn Thi Thơm cầm đầu. Mới đây, ngày 8/5/2008, lực lượng

giản nhất, mỗi người nghiện chỉ dùng 50 ngàn đồng/ ngày để xài ma túy thì

phòng chống ma túy đã bắt giữ các đối tượng liên quan đến vụ vận chuyển 64

trung bình một năm họ đốt khoảng 4.500 tỷ đồng.

ngàn viên hồng phiến từ Myanmar sang Việt Nam để tiêu thụ; ngày
15/5/2008, lực lượng phòng chống ma túy đã bắt giữ các đối tượng quốc tịch

Mỗi năm trung bình lực lượng Cảnh sát Việt Nam tiếp nhận từ 2500
đến 3000 thông tin yêu cầu phối hợp điều tra liên quan đến các đường dây


Trung Quốc, Hongkong, Indonesia liên quan đến vụ vận chuyển 8,8 tấn cần
sa, đây là vụ án ma túy lớn nhất nước ta từ trước đến nay.

buôn bán ma tuý từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại. Bình quân mỗi
năm lực lượng Cảnh sát phát hiện trên 200 đối tượng là người nước ngoài và
43

44


Với vị trí địa lý rất gần "tam giác vàng", một trong những khu vực sản
xuất thuốc phiện, heroin, ma túy tổng hợp lớn nhất thế giới, Việt Nam trở
thành nơi trung chuyển ma túy với số lượng lớn thông qua nhiều con đường
khác nhau. Do vậy, để có thể tích đấu tranh chống tội phạm ma túy có hiệu
quả, hoạt động phối hợp với các quốc gia láng giềng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng.

(BLO) về phòng chống ma túy tại tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam và tỉnh
Quảng Tây, Trung Quốc.
Ngoài các khuôn khổ hợp tác song phương, lực lượng Cảnh sát đã tham
mưu cho Bộ trình Chính phủ tham gia ký kết ba Công ước quốc tế về kiểm
soát ma tuý của Liên Hợp quốc (Công ước 1961, 1971 và 1988) vào năm
1997; đã ký nhiều Hiệp định, Thoả thuận hợp tác quốc tế về phòng chống ma

Hợp tác đấu tranh chống ma túy giữa Việt Nam và Campuchia đã được

tuý và Hiệp định có liên quan đến phòng chống ma tuý với các nước, xây

pháp lý hóa thông qua lễ ký kết Bản Ghi nhớ về Hợp tác kiểm soát ma tuý,


dựng nhiều văn bản pháp luật khác nhằm tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh

các chất hướng thần và tiền chất vào ngày 1/6/1998. Theo tinh thần của Bản

phòng chống ma tuý. Luật Phòng chống ma tuý có hiệu lực từ ngày 1/6/2000

Ghi nhớ này, hằng năm, hai nước tổ chức Hội nghị song phưng cấp Bộ trưởng

đã quy định riêng một chương gồm 6 điều về Hợp tác quốc tế về phòng chống

nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm, rà soát những hoạt động và kết quả đạt

ma tuý. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 05/2003/NĐ-CP ngày

được trong năm qua, đồng thời đưa ra phương hướng hợp tác cho thời gian

21/1/2003 về Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ma tuý.

tới. Trong các năm 2000, 2001, Hội nghị cấp Bộ trưởng đã được tổ chức lần
lượt tại Việt Nam và Campuchia, Bộ trưởng hai nước đã ký kết Kế hoạch
phối hợp hành động về phòng chống và kiểm soát ma tuý. Hợp tác quốc tế
đấu tranh chống tội phạm ma túy giữa Chính phủ ba nước Việt Nam,
Campuchia và Lào cũng được tăng cường thông qua dự án "Tăng cường hợp
tác qua biên giới - AD/RAS/99/D91" do Chương trình kiểm soát ma tuý quốc
tế của Liên Hợp quốc tài trợ.

Hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế đóng vai trò hết sức
quan trọng trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý của Việt Nam. Nhờ có
sự hợp tác với các nước trong khu vực, thông qua trao đổi thông tin, nhiều vụ
án ma tuý lớn đã được khám phá, góp phần ngăn chặn ma tuý từ bên ngoài

vào Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều kinh nghiệm hay của các nước đã được áp
dụng vào thực tiễn ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển thay thế
cây thuốc phiện và cai nghiện, phục hồi chức năng cho người nghiện ma tuý.

Việt Nam cũng đã ký Hiệp định hợp tác phòng chống ma tuý vào năm
2001 Trung Quốc, qua đó, việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng hai
nước trong đấu tranh phòng chống ma tuý đã được tăng cường một bước lớn.
Hai bên đã thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao nhằm chia sẻ kinh nghiệm

Hợp tác phòng chống ma tuý còn góp phần thúc đẩy mối quan hệ đối ngoại
giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong khu vực.
Phối hợp đấu tranh chống tội phạm buôn ngƣời xuyên quốc gia

trong công tác phòng chống ma tuý và phía Việt Nam đề nghị Trung Quốc hỗ

Lợi dụng chính sách mở cửa, tội phạm buôn bán người ngày càng có

trợ đào tạo cán bộ trong một số lĩnh vực như hành pháp, cai nghiện, giám định

xu hướng gia tăng, bọn chúng đã dùng thủ đoạn lừa phụ nữ trẻ em (PNTE)

ma tuý, huấn luyện chó nghiệp vụ... Trong khuôn khổ dự án tiểu vùng của

dưới dạng đưa đi xuất khẩu lao động, cho nhận con nuôi, kết hôn rồi đưa ra

Liên Hợp quốc về "Hợp tác kiểm soát ma tuý qua biên giới -

nước ngoài bán. Nhiều PNTE đã từng là nạn nhân bị bán ra nước ngoài làm

AD/RAS/99/D91", hai nước đã thiết lập Văn phòng Liên lạc qua biên giới

45

46


×