Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần SHD việt nam ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.63 KB, 43 trang )

Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Tài Chính

MỤC LỤC
Chương 1: Tổng quan về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp...........1
Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần SHD Việt Nam .....................1
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ....................................................................36
SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SHD VIỆT NAM.........................................................36
3.2.4 Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực...................................................................................38
KẾT LUẬN...................................................................................................................................................40

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................

Nguyễn Thị Thương

MSV: 12106743 i


Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Tài Chính

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình tài sản của công ty Cổ phần SHD Việt Nam..........Error: Reference
source not found
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2013 – 2015...Error: Reference
source not found
Bảng 2.3: Kết quả hoạt HĐKD của công ty cổ phần SHD Việt Nam. Error: Reference
source not found
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn lưu động của Công ty giai đoạn 2013 - 2015.................Error:


Reference source not found
Bảng 2.5: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở khâu sản xuất...Error:
Reference source not found
Bảng 2.6. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở khâu dự trữ......Error:
Reference source not found
Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở khâu thanh toán.........Error: Reference
source not found

Nguyễn Thị Thương

MSV: 12106743 ii


Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Tài Chính

LỜI MỞ ĐẦU
Nhiệm vụ chính của phân tích hoạt động kinh doanh là đánh giá chính xác
hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu đã được xây dựng, đồng thời xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Trước xu thế mở cửa hội
nhập kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng diễn ra gay gắt
điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tính toán hiệu quả đồng vốn bỏ ra để đảm
bảo hiệu quả sử dụng. Quản lý và sử dụng vốn trong mỗi doanh nghiệp có tác động
rất lớn đến việc tăng hay giảm chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm,
từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy,
việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn
lưu động nói riêng là mục tiêu phấn đấu hàng đầu và lâu dài. Nhận thức được tầm
quan trọng và tính thiết thực của vấn đề này, đồng thời thông qua quá trình thực
tập tại công ty, cùng với sự chỉ dẫn tận tình của Ths. Nguyễn Thị Thanh Thủy,

em đã lựa chọn: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động
của Công ty Cổ phần SHD Việt Nam ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Ngoài lời
mở đầu, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
trong các doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ
phần SHD Việt Nam .
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại
Công ty Cổ phần SHD Việt Nam .
Bằng những hiểu biết của mình cũng như các kiến thức đã được trang bị trong
quá trình học tập, em đã cố gắng hoàn thành luận văn này một cách tốt nhất.Tuy
nhiên, do sự giới hạn trong kiến thức, đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những
sai lầm.Vì vậy, em mong nhận được sự nhận xét và chỉ bảo từ các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thị Thương

MSV: 12106743 1


Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Tài Chính

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Những nội dung cơ bản về vốn lưu động.
1.1.1. Khái niệm và nguồn hình thành vốn lưu động.
* Khái niệm
Vốn lưu động của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động,

vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn mà doanh nghiệp đã sử dụng để mua
sắm, hình thành nên tài sản lưu động phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh ở
một thời điểm nhất định. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một
lần, tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất.
* Nguồn hình thành.
a. Vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu khi thành lập
doanh nghiệp hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Nguồn hình thành vốn lưu động này có sự khác biệt giữa các
loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
b. Vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn tự bổ sung này là một phần lợi nhuận
sau thuế của doanh nghiệp được đem tái đầu tư.
c. Vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn liên doanh liên kết của doanh
nghiệp của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. Vốn góp liên doanh có thể
là tiền mặt hoặc vật tư, hàng hóa...
d. Vốn lưu động hình thành từ nguồn đi vay: vốn vay các ngân hàng thương
mại, tổ chức tín dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vốn vay
của các doanh nghiệp khác.
e. Vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn huy động được từ thị trường
vốn thông qua các kênh huy động như cổ phiếu, trái phiếu trong trường hợp thiếu
vốn lưu động .

Nguyễn Thị Thương

MSV: 12106743 2


Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Tài Chính


1.1.2. Đặc điểm và phân loại vốn lưu động.
* Đặc điểm.
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bị chi phối
bởi đặc điểm của tài sản lưu động nên VLĐ của doanh nghiệp có các đặc điểm:
_ Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất.
_ Vốn lưu động chuyển một lần toàn bộ giá trị vào chi phí kinh doanh trong
kỳ và thu hồi lại toàn bộ sau chu kỳ kinh doanh.
_ Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động không ngừng vận động
qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông.
Quá trình này được diễn ra liên tục, thường xuyên lặp lại theo chu kỳ và được gọi
là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động. Tương ứng với mỗi chu kỳ
kinh doanh thì vốn lưu động cũng hoàn thành một vòng chu chuyển.
* Phân loại vốn lưu động.
Vốn lưu động vận động không ngừng qua các khâu kinh doanh và mang tính
chu kỳ. Việc phân loại vốn lưu động chỉ mang tính tương đối. Điều quan trọng
nhất của việc phân loại vốn lưu động là giúp cho công tác quản lý vốn lưu động đạt
được các mục tiêu: tối ưu hóa hiệu quả đồng vốn lưu động, đảm bảo cho các khâu
của quá trình kinh doanh được liên tục, đảm bảo khả năng thanh toán công nợ ngắn
hạn của doanh nghiệp.
a. Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện.
_ Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, vàng
bạc, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, tiền đang chuyển. Các khoản tương đương
tiền là trị giá các chứng khoán như kỳ phiếu, tín phiếu...có kỳ thanh toán không
quá ba tháng kể từ ngày doanh nghiệp mua.
_ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là giá trị các chứng khoán đã mua có
thời hạn thanh toán trên ba tháng đến một năm và các khoản tiền gửi ngân hàng có
thời hạn đến một năm.


Nguyễn Thị Thương

MSV: 12106743 3


Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Tài Chính

_ Các khoản phải thu: đây là nhóm công cụ nợ phải thu của người mua, các
khoản trả trước (ứng trước) cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ kế
hoạch hợp đồng xây dựng.
_ Các khoản khác: chi phí trả trước, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ nhưng
chưa nhận, các khoản phải thu của Nhà nước (thuế nộp thừa), khoản tạm ứng cho
công nhân viên chưa thanh toán.
Vốn vật tư, hàng hóa bao gồm giá trị của các loại hàng tồn kho như:
_ Trị giá hàng mua đang đi trên đường.
_ Trị giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu tồn kho.
_ Trị giá công cụ, dụng cụ.
_ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
_ Trị giá thành phẩm tồn kho, hàng gửi đi bán.
b. Phân loại theo vai trò vốn lưu động.
Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất gồm có: vốn nguyên liệu chính; vốn
nguyên liệu phụ; vốn nhiên liệu; vốn phụ tùng thay thế; vốn công cụ, dụng cụ.
Vốn lưu động trong khâu sản xuất gồm: vốn sản phẩm đang chế tạo; chi
phí trả trước; chi phí nhờ kết chuyển.
Vốn lưu động trong khâu lưu thông gồm có: vốn thành phẩm; vốn bằng tiền,
vốn đầu tư tài chính ngắn hạn; vốn trong thanh toán (nợ phải thu, tạm ứng...)
c. Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn
_ Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn chủ yếu

để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nguồn vốn này gồm các khoản
vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác.
_ Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định nhằm
hình thành nên tài sản lưu động thường xuyên cần thiết. Việc phân loại nguồn vốn
lưu động như trên giúp doanh nghiệp xem xét việc huy động vốn lưu động một
cách phù hợp với thời gian sử dụng để nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn
lưu động trong doanh nghiệp mình.
Nguyễn Thị Thương

MSV: 12106743 4


Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Tài Chính

1.1.3. Vai trò của vốn lưu động trong các doanh nghiệp.
Để tiến hành sản xuất, ngoài TSCĐ như máy móc, thiết bị, nhà xưởng...
doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên
vật liệu... phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy vốn lưu động là điều kiện đầu
tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động là điều kiện
tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp
được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh đánh
giá quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp.
Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh
nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử
dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một
lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa. Vốn lưu

động còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh
tranh cho doanh nghiệp.
Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do
đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa
bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một
phần lợi nhuận.
1.1.4. Nhu cầu vốn lưu động và phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động.
* Nhu cầu vốn lưu động.
Doanh nghiệp luôn cần phải lập kế hoạch và xác định nhu cầu vốn lưu động
trong kỳ kế hoạch cần thiết cho kinh doanh để bố trí nguồn vốn lưu động đủ đảm
bảo hoặc sử dụng nguồn vốn lưu động thừa.
Thông thường, doanh nghiệp đã có sẵn nguồn vốn lưu động thường xuyên
bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ vay trung hạn, dài hạn, sau khi trừ đi phần đầu tư
vào tài sản cố định.
Trong quá trình kinh doanh dự kiến nhu cầu vốn lưu động có thể tăng lên
hay giảm xuống dẫn đến việc thiếu hay thừa nguồn vốn lưu động. Nhu cầu sử dụng
Nguyễn Thị Thương

MSV: 12106743 5


Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Tài Chính

vốn lưu động kỳ kế hoạch lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều nhân tố bên ngoài và
bên trong doanh nghiệp như: Quy mô ngành nghề kinh doanh kỳ kế hoạch, chính
sách tiêu thụ của doanh nghiệp, chính sách tín dụng, thanh toán; điều kiện hạ tầng,
giá cả thị trường...Vì vậy doanh nghiệp phải có kế hoạch tìm thêm nguồn vốn lưu
động (nếu thiếu) hoặc sử dụng (nếu thừa).

* Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động.
•Phương pháp trực tiếp.
Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên kỳ kế
hoạch là phương pháp căn cứ vào nhu cầu của từng loại vốn ở từng khâu sản xuất
kinh doanh để tính toán nhu cầu vốn lưu động của toàn doanh nghiệp. Nhu cầu này
bao gồm:
_ Mức vốn cần để dự trữ vật tư, hàng hóa tồn kho cần thiết.
_ Các khoản công nợ phải thu (vốn bị chiếm dụng tạm thời).
_ Các khoản công nợ phải trả.
Công thức xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên kỳ kế hoạch theo
phương pháp trực tiếp:
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên kỳ kế hoạch = Mức dự trữ vật tư hàng
hóa(tồn kho) cần thiết + Nợ phải thu – Nợ phải trả
Ưu điểm: phương pháp này xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động của
doanh nghiệp theo từng loại vốn ở từng khâu.
Nhược điểm: nếu doanh nghiệp có nhiều loại vật tư thì việc xác định nhu cầu
vốn lưu động kỳ kế hoạch theo phương pháp này sẽ mất nhiều thời gian. Vì vậy,
phương pháp xác định trực tiếp nhu cầu vốn lưu động kỳ kế hoạch thích hợp với
các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, các định mức kinh tế - kỹ thuật đã xác
định, các hợp đồng cung cấp, tiêu thụ xác định rõ thời hạn mua bán.
•Phương pháp gián tiếp.
Phương pháp này dựa trên kinh nghiệm thực tế của năm trước để xác định nhu
cầu vốn lưu động năm kế hoạch. Cơ sở để tính toán là tỷ lệ của từng loại vốn lưu động
chủ yếu so với doanh thu thuần (thường là 3 thành phần vốn lưu động chính: giá trị
Nguyễn Thị Thương

MSV: 12106743 6


Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội


Khoa Tài Chính

hàng tồn kho, nợ phải thu, nợ phải trả). Có 2 trường hợp áp dụng:
_ Trường hợp thứ nhất đơn giản: là trường hợp dựa vào doanh thu thuần dự
kiến năm kế hoạch và tỷ lệ vốn lưu động so với doanh thu thuần năm báo cáo để
tính theo công thức:
Nhu cầu vốn lưu động
Doanh thu thuần
Vốn lưu động kỳ trước
=
X
kỳ kế hoạch
dự kiến năm kế hoạch
Doanh thu thuần kỳ trước
_ Trường hợp thứ hai điều chỉnh: là trường hợp xác định nhu cầu vốn lưu
động năm kế hoạch dựa vào doanh thu thuần dự kiến năm kế hoạch và tỷ lệ vốn
lưu động so với doanh thu thuần năm báo cáo nhưng đã điều chỉnh tăng hay giảm
do tác động của điều kiện kinh doanh năm kế hoạch . Công thức:
Vlc = M1 x (Tđ ± Tt)
Trong đó:
Vlc : là nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch
M1 : là doanh thu thuần dự kiến năm kế hoạch.
Tđ : tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần năm báo cáo.
Tt : là tỷ lệ tăng (+) hay giảm (-) nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch.
Ưu điểm: Thực hiện nhanh chóng, phù hợp yêu cầu thời gian kế hoạch hóa tài
chính của doanh nghiệp.
Nhược điểm: thiếu chính xác.
Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động phù hợp với doanh
nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh.

1.1.5. Bảo toàn vốn lưu động.
* Khái niệm
Bảo toàn vốn thực chất là duy trì sức mua của đồng vốn sau mỗi chu kỳ kinh
doanh, thể hiện ở khả năng mua sắm các tài sản của doanh nghiệp và khả năng
thanh toán của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cần phải tự bảo toàn vốn lưu động ngay trong quá trình sản
xuất kinh doanh, trên cơ sở mức tăng, giảm giá tài sản lưu đông thực tế tồn kho của
doanh nghiệp ở các thời điểm có thay đổi về giá. Nguyên tắc bảo toàn vốn lưu
động được tính toán theo công thức sau:
_ Về giá trị: phải xác định được số vốn lưu động phải bảo toàn đến cuối năm:
Nguyễn Thị Thương

MSV: 12106743 7


Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Số vốn lưu
động phải
=
bảo toàn đến
cuối năm

Hệ số trượt giá
Vốn lưu động
x vốn lưu động
đầu năm
trong năm

Khoa Tài Chính


+

VLĐ _
tăng
trong kỳ

_

VLĐ
giảm
trong kỳ

_ Về hiện vật:
Tổng VLĐ đầu kỳ/ Giá một đơn vị hàng hóa = Tổng VLĐ cuối kỳ/Giá một
đơn vị hàng hóa
Hệ số trượt giá vốn lưu động của doanh nghiệp trong năm được căn cứ để thu
tiền sử dụng vốn trong năm. Hệ số trượt giá bình quân của vốn lưu động được xác
định phù hợp với đặc điểm cơ cấu TSCĐ từng ngành, từng doanh nghiệp trên cơ sở
mức tăng giá thực tế cuối năm so với đầu năm của một số vật tư chủ yếu tính theo
cơ cấu kế hoạch (mức vốn) của doanh nghiệp.
* Một số biện pháp bảo toàn vốn
Bảo toàn vốn lưu động nói riêng, vốn kinh doanh nói chung là yêu cầu tất
yếu, doanh nghiệp cần phải tìm các biện pháp bảo toán vốn lưu động. Tùy theo đặc
điểm cụ thể mà mỗi doanh nghiệp có biện pháp hợp lý. Các phương pháp đó là:
_ Mua bảo hiểm tài sản.
_ Định kỳ tiến hành kiểm kê, kiểm quỹ, đánh giá vốn trong thanh toán, đánh
giá lại vật tư hàng hóa, vốn bằng tiền… đối chiếu với sổ sách kế toán để điều chỉnh
hợp lý, xử lý kịp thời những vật tư, hàng hóa ứ đọng, mất mát không để vốn bị
chiếm dụng.

_ Trích lập các khoản dự phòng.
_ Trích lập dự phòng tài chính bằng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
_ Quản lý hàng tồn kho tránh thất thoát ứ đọng, hạ phẩm chất hàng hóa. Giải
quyết những vật tư ứ đọng, kém, mất phẩm chất theo chế độ tài chính hiện hành.
_ Xây dựng quy trình thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
_ Xác định nhu cầu tiền mặt.
_ Quản lý khoản phải thu bằng chiến lược bán chịu thích hợp.

Nguyễn Thị Thương

MSV: 12106743 8


Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Tài Chính

1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp.
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Đặc trưng cơ bản nhất của vốn lưu động là sự luân chuyển liên tục trong suốt
quá trình sản xuất kinh doanh và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào sản phẩm trong
chu kỳ kinh doanh. Do vậy, khi đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động, người ta
chủ yếu đánh giá về tốc độ luân chuyển của nó. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt như: Công tác mua sắm, dự trữ, sản
xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp hợp lý hay không hợp lý, các khoản vật tư dự trữ sử
dụng tốt hay không tốt, các khoản phí tổn trong sản xuất kinh doanh cao hay thấp, tiết
kiệm hay không tiết kiệm. Ngoài ra, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được thể hiện
ở khả năng đảm bảo lượng vốn lưu động trong thanh toán sẽ giúp doanh nghiệp tự
chủ hơn trong kinh doanh.
Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù kinh tế phản ánh trình

độ và năng lực quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thanh toán
của doanh nghiệp luôn ở tình trạng tốt và mức chi phí vốn bỏ ra là thấp nhất.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
* Các chỉ tiêu đánh giá ở khâu sản xuất.
- Số vòng quay vốn lưu động.
Hệ số này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân trong kì sẽ tham gia
và tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kì. Công thức:
Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ =
Ưu điểm: Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của vốn lưu động trong kì,nếu
số vòng quay tăng thì hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại.
Nhược điểm: Chưa chỉ ra giá trị lợi nhuận, có thể số vòng quay lớn nhưng lợi
nhuận không cao.
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động.
Đây là chỉ tiêu phản ánh số ngày cần thiết để vốn lưu động sử dụng bình
quân trong kỳ quay hết một vòng. Công thức:
Nguyễn Thị Thương

MSV: 12106743 9


Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Tài Chính

Kỳ luân chuyển vốn lưu động =
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn lao động của doanh nghiệp quay vòng
chậm, do đó hiệu quả sử dụng vốn lao động của doanh nghiệp không cao.
- Mức đảm nhiệm vốn lưu động.
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa doanh thu thuần và vốn lưu động
bình quân trong kỳ.

Công thức:

Mức đảm nhiệm vốn lưu động =
Chỉ tiêu này cho biết để có được một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp
phải sử dụng bao nhiêu đồng vốn lưu động binh quân trong kỳ. Hệ số này càng nhỏ
chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao.
- Mức tiết kiệm hay lãng phí VLĐ
Mức tiết kiệm vốn lưu động là số vốn lưu động mà doanh nghiệp tiết kiệm
được trong kì kinh doanh, có được do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh
nghiệp tăng tổng mức luân chuyển mà không cần tăng thêm VLĐ hoặc tăng quy
mô không đáng kể. Công thức tính toán như sau:
M1
X ( K 1 – K0 )
360
Trong đó: Vtk: mức tiết kiệm VLĐ
Mtk

=

K0 : Kì luân chuyển VLĐ năm báo cáo
K1: Kì luân chuyển vốn của năm kế hoạch
M1: Tổng mức luân chuyển năm kế hoạch
Tỷ suất sinh lời vốn lưu động.
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa vốn lưu động sử dụng với lợi nhuận do
đồng vốn tạo ra sau khi tính đủ chi phí kinh doanh bao gồm cả lãi tiền vay.
Công thức:
Nguyễn Thị Thương

MSV: 12106743 10



Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Tài Chính

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động =
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ sẽ tham gia và
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế đã tính đến ảnh hưởng của lãi vay.
* Các chỉ tiêu đánh giá ở khâu dự trữ.
-

Kỳ thu tiền trung bình.

Kỳ thu tiền trung bình (ngày) =
Trường hợp chỉ tiêu này quá dài thì vốn bị chiếm dụng càng lâu, dễ biến
thành nợ khó đòi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do phương thức tiêu thụ
và thanh toán tiền hàng của doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho.
Số vòng quay hàng tồn kho =

Số ngày cần thiết để quay 1 vòng hàng tồn kho =
Thông thường, thời gian kỳ kinh doanh là 360 ngày
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng hàng tồn kho trong kì sẽ tham gia và tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Số vòng quay hàng tồn kho cao chứng tỏ doanh
nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả. Số ngày cần thiết để quay 1 vòng hàng
tồn kho càng thấp chứng tỏ hàng tồn kho quay vòng càng nhanh. Trường hợp số vòng
quay hàng tồn kho quá thấp chứng tỏ lượng hàng tồn kho quá lớn, không chuyển thành
doanh thu được, vốn lưu động của doanh nghiệp bị ứ đọng.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở khâu thanh toán.
-


Hệ số khả năng thanh toán hiện thời.

Đây là hệ số phản ảnh khả năng chuyển đổi vốn lưu động thành tiền để thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán. Công thức:
Nguyễn Thị Thương

MSV: 12106743 11


Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Tài Chính

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =
Hệ số này là thước đo khả năng thanh toán của doanh nghiệp: vốn lưu động
có đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp không.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh.
Đây là hệ số phản ánh khả năng chuyển đổi vốn lưu động thành tiền sau khi
trừ đi yếu tố hàng tồn kho để trả nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh là chỉ tiêu
phản ánh khả năng thanh toán hiện thực hơn so với hệ số khả năng thanh toán hiện
thời, do việc loại trừ đi yếu tố giá trị hàng tồn kho là yếu tố không dễ dàng chuyển
đổi nhanh thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Công thức:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Chỉ tiêu này cho thấy số vốn bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn có
chuyển đổi thành tiền để kịp thời thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
không. Trường hợp hệ số này nhỏ thì doanh nghiệp có nguy cơ sẽ gặp khó
khăn trong thanh toán công nợ khi đến hạn, có khả năng phải bán gấp tài sản
để trả nợ. Trường hợp hệ số này quá lớn, tình hình sử dụng tiền của doanh
nghiệp không tốt, vòng quay vốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn thấp.

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời.
Đây là hệ số phản ánh khả năng thanh toán nợ ở mức hiện thực nhất của
doanh nghiệp do việc chỉ tính tới yếu tố vốn bằng tiền để thanh toán ngay các
khoản nợ đến hạn thanh toán. Công thức:
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
* Các nhân tố khách quan
Đây là những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh
Nguyễn Thị Thương

MSV: 12106743 12


Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Tài Chính

nói chung và hiệu quả sử dụng Vốn Lưu Động nói riêng của doanh nghiệp.
_ Sự ổn định và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế : một nền kinh tế ổn định
và có tốc độ tăng trưởng tốt bao giờ cũng là điều kiện thuận lợi cho tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ của các doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng lớn
đến quá trình hình thành vốn và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mỗi doanh
nghiệp. Nếu nền kinh tế tăng trường chậm sẽ khiến mức mua của thị trường bị
giảm sút. Điều này làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, sản
phẩm của doanh nghiệp sẽ khó tiêu thụ hơn, lợi nhuận giảm sút và như thế sẽ làm
giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.
_ Lạm phát : Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lướn đến nền kinh tế nói chung, lạm
phát cao làm giảm sức mua của đồng tiền, giá cả hàng hóa vật tư tăng cao…Dẫn
đến những khó khăn trong việc sử dụng các nguồn chi phí đầu vào cũng như những
khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. vị việc việc sử dụng và quản lý VLĐ của

doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nhất định.
_ Các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. Có thể kể đến các chính sách về
lãi, thuế suất…cũng ảnh hưởng đến chi phí đầu vào và chi phí sử dụng VLĐ. Do
đó. Doanh nghiệp cần có các biện pháp phù hợp để thích ứng với từng chính sách
thay đổi của nền kinh tế.
* Các nhân tố chủ quan.
_ Xác định nhu cầu VLĐ. Nếu không xác định được nhu cầu VLĐ một cách
chính xác sẽ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh,
điều này sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng như hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp và ngược lại.
_ Phương pháp hoạt động: Sau khi xác định được nhu cầu VLĐ, cần phải có
những biện pháp huy động VLĐ cho phù hợp để có thể đáp ứng vốn kịp thời cho
SXKD mà vẫn đảm bảo tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn. Qua đó, tiết kiệm chi
phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ và thu hồi nhanh hơn.
_ Lựa chọn phương án đầu tư : là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng VLĐ. Nếu dự án được lựa chọn khả thi, phù hợp với điều kiện của thị trường
và khả năng của doanh nghiệp thì sản phẩm và khả năng của doanh nghiệp thì sản
Nguyễn Thị Thương

MSV: 12106743 13


Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Tài Chính

phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh, từ đó làm tăng vòng quay VLĐ, nâng cao
hiệu quả sử dụng VLĐ. Ngược lại, nếu doanh nghiệp chọn phương án đầu tư chưa
hợp lý và không đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ khiến VLĐ bị ứ đọng,
không đạt được hiệu quả.

_ Trình độ quản lý: Trình độ quản lý yếu kém của doanh nghiệp sẽ dẫn đến
thất thoát vật tư hàng hóa, dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí VLĐ, hiệu quả sử
dụng vốn thấp.
1.2.4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
ngày càng gia tăng. Nhà nước chỉ đóng vai trò điều tiết hoạt động kinh tế bằng
pháp luật và các chính sách kinh tế - xã hội. Sự tồn tại và phát triển của các doanh
nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc sử dụng đồng vốn đưa vào kinh doanh sao cho
có hiệu quả. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn còn là điều kiện quan trọng giúp
doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình.
Trong các doanh nghiệp thương mại, vốn lưu động là bộ phận vốn chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ảnh hưởng
lớn đến hiệu quả kinh doanh nói chung của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế, mọi nguồn lực đều có hạn, doanh nghiệp tiết kiệm được
vốn tức là đã làm lợi cho toàn bộ nền tinh tế quốc dân, góp phần làm giảm chi phí
sản xuất của xã hội, tăng năng xuất lao động, từ đó làm tăng giá trị gia tăng của sản
phẩm sản xuất ra hoặc sản phẩm bán ra, cuối cùng là góp phần làm tăng sản phẩm
quốc nội.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn góp phần tiết kiệm của cải vật chất xã hội,
góp phần tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay, do nhu
cầu sử dụng vốn ngày càng tăng dẫn đến toàn bộ nền sản xuất kinh doanh nước ta
luôn nằm trong tình trạng thiếu vốn. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ
đảm bảo được tính an toàn về tài chính cho doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Qua đó các doanh nghiệp sẽ đảm bảo
việc huy động các nguồn tài trợ và khả năng thanh toán, khắc phục cũmg như giảm
Nguyễn Thị Thương

MSV: 12106743 14



Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Tài Chính

bớt được những rủi ro trong kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để đáp ứng các yêu cầu cải
tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm thì
doanh nghiệp phải có vốn, trong khi đó vốn của doanh nghiệp chỉ có hạn vì vậy
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là rất cần thiết. Nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản của
chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng cao uy tín sản phẩm
trên thị trường, nâng cao mức sống của người lao động … Vì khi hoạt động kinh
doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tạo
thêm công ăn việc làm cho người lao động và mức sống của người lao động cũng
ngày càng được cải thiện. Đồng thời nó cũng làm tăng các khoản đóng góp cho
ngân sách Nhà nước.

Nguyễn Thị Thương

MSV: 12106743 15


Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Tài Chính

Chương 2:THỰC TRẠNG VỀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SHD VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần SHD Việt Nam
2.1.1. Thông tin chung về công ty.

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN SHD VIỆT NAM
Mã số thuế: 0104960170
Địa chỉ: Số 6, Ngách 91/35 Nguyễn Chí Thanh ,phường Láng Hạ ,quận
Đống Đa ,thành phố Hà Nội
Giấy phép kinh doanh:
cấp ngày :
Ngày hoạt động: 01/11/2010
Giám đốc: Nguyễn Văn Đức
Ngành nghề: buôn bán và sản xuất, gia công một số loại sắt thép
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần SHD Việt Nam được thành lập năm 2010 theo giấy phép kinh
doanh số 0800813445 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 04 tháng 11 năm
2010 , với mức vốn điều lệ là 6.000.000.000 VNĐ ( sáu tỷ đồng).
Sau 6 năm phát triển, đến năm 2016 Công ty đã đăng kí thay đổi lần thứ 02
theo quyết định số 2500224058 do phòng kinh doanh Sở kế hoach và đầu tư
thành phố Hà Nội cấp ngày 04/05/2016 nâng số vốn điều lệ lên ở mức
10.000.000.000 VNĐ
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh
Mặt hàng kinh doanh của công ty là các loại sắt, thép xây dựng, thép ống,
thép hộp, tôn lợp mái và một số mặt hàng gia công từ sắt thép. Trong đó, công ty
chủ yếu kinh doanh sắt thép dùng trong xây dựng.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn tiến hành thu mua sắt thép phế liệu: Phế liệu sắt
- thép - nhôm - đồng từ các công ty, công trình xây dựng, khu công nghiệp.

Nguyễn Thị Thương

MSV: 12106743 16


Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội


Khoa Tài Chính

2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức
Sơ đồ 2.1 : sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng
kế toán

Phòng
kinh doanh

Phòng
hành chính

Phòng vật tư
hàng hóa

(Nguồn phòng hành chính của công ty cổ phần SHD Việt Nam )
2.1.4.2 Chức năng hoạt động của các bộ phận
Giám đốc là người trực tiếp chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của
doanh nghiệp theo pháp luật và điều lệ của công ty.
Phó giám đốc là người đại diện thay mặt giám đốc thực hiện việc quản lý
công ty khi giám đốc vắng mặt.
Phòng kế toán có nhiệm vụ quản lý công ty về mặt tài chính, thực hiện và
giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính, kế toán, thống kê
tại doanh nghiệp. Tổ chức và lưu trữ hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán và các vấn
đề liên quan đến các công tác kế toán của công ty theo đúng chế độ kế toán hiện

hành. Tính toán phản ánh chính xác tình hình kết quả hoạt động SXKD, lập báo
cáo tài chính cung cấp thông tin kịp thời cho các đối tượng sử dụng thông tin.
Phòng kinh doanh là bộ phận giúp việc cho giám đốc về mặt chiến lược,
sách lược kinh doanh, quản lý việc cung ứng hàng hóa đầu vào và đầu ra hàng
tháng, hàng quý, năm và dài hạn cho công ty. Thực hiện tốt công tác thị trường, lập
dự toán và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Phòng hành chính thực hiện quản lý hồ sơ nhân sự, quản lý các vấn đề về
chế độ, chính sách, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Bố trí sắp xếp lao động trong
công ty, quản lý hồ sơ, đề xuất lương , tập hợp các bảng chấm công, tính lương cho
người lao động trong doanh nghiệp.
Phòng vật tư hàng hóa có nhiệm vụ kiểm soát việc tiếp nhận, lưu giữ,
quản lý và sử dụng các loại hàng hóa, nhiên liệu, máy móc thiết bị hỗ trợ sản xuất
Nguyễn Thị Thương

MSV: 12106743 17


Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Tài Chính

của tất cả các bộ phận. Định kỳ tổ chức thực hiện việc kiểm kê hàng hóa, kho bãi,
tổng hợp đối chiếu với phòng tài chính – kế toán.
2.2. Thực trạng về tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty Cổ phần SHD Việt Nam giai đoạn 2013-2015.
2.2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần SHD Việt Nam
giai đoạn 2013 – 2015.
2.2.1.1. Tình hình tài sản của Công ty giai đoạn 2013 – 2015.
Bảng 2.1: Tình hình tài sản của công ty Cổ phần SHD Việt Nam
(ĐV: Trđ)

Năm
chỉ tiêu
A. TSNH
I.Tiền + TĐT
II.ĐTTCNH
III.KPTNH
IV.HTK
V.TNH khác
B – TSDH
I. TSCĐ
II. BĐSĐT
III.ĐTTCDH
IV.TSDH khác
Tổng tài sản

Năm 2013
Số
tiền
9.867
2.488
712
2.646
3.950
71
6.676
4.356
73
813
1.434
16.543


So sánh
So sánh
2014/2013
2015/2014
Số
Số
Số
Số
TT
TT
TL
TL
tiền
tiền
tiền
tiền
12.626 65,99 15.972 67,60 2.759 27,96 3.346 26,50
5.874 30,70 7.402 31,33 3.386 136,1 1.528 26,01
118
0,62
2.100
8,89
-594 -83,43 1.982 1.679
2.580 13,48 2.352
9,95
-66
-2,49
-228
-8,84

3.911 20,44 4.001 16,93
-39
-0,99
90
2,30
143
0,75
117
0,50
72
101,4
-26
-18,2
6.508 34,01 7.655 32,40 -3.168 -32,74 1.147 17,62
4.114 21,50 4.840 20,49 -242 -5,56
726
17,65
64
0,33
57
0,24
-9
-12,33
-7
-10,9
816
4,26
1.440
6,09
3

0,37
624
76,47
1.514
7,91
1.318
5,58
80
5,58
-196
-12,9
19.134 100 23.627 100 2.591 15,66 4.493 23,48
(Nguồn: theo số liệu trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp)
Năm 2014

TT
59,64
15,04
4,30
15,99
23,88
0,43
40,36
26,33
0,44
4,91
8,67
100

Năm 2015


Qua bảng 2.1 ta thấy, quy mô tài sản của công ty tăng trong giai đoạn 2013 –
2015. Tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 2.591 triệu đồng (tương ứng tăng
15,66%) xuống còn lên 19.134 triệu đồng ở năm 2014 so với năm 2013 và tăng
4.493 triệu đồng (tương ứng tăng 23,48%) lên 23.627 triệu đồng ở năm 2015 so
với năm 2014. Nhìn chung trong giai đoạn 2013 – 2015, tổng tài sản của công ty
tăng 7.084 triệu đồng (tương ứng tăng 42,82%).
Tài sản ngắn hạn có tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng về tỷ trọng trong giai
đoạn 2013 – 2015. Tài sản ngắn hạn của công ty tăng 2.759 triệu đồng (tăng27,96%)
lên 12.626 triệu đồng ở năm 2014 so với năm 2013 và tăng 3.346 triệu đồng (tương
ứng tăng 26,5%) lên 15.972 triệu đồng ở năm 2015 so với năm 2014.
Nguyễn Thị Thương

MSV: 12106743 18


Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Tài Chính

• Trong tài sản ngắn hạn của công ty, hàng tồn kho của công ty tăng nhẹ về
mặt giá trị nhưng giảm về tỷ trọng trong tổng tài sản. Ở năm 2014, hàng tồn kho
của công ty giảm 39 triệu đồng (Giảm 0,99%) xuống còn 3.911 triệu đồng và giảm
tỷ trọng trong tổng tài sản từ 23,88% xuống 20,44% so với năm 2013. Ở năm
2015, hàng tồn kho của công ty tăng 90 triệu đồng (Tăng 2,3%) lên 4.001 triệu
đồng và giảm tỷ trọng trong tổng tài sản từ 20,44% xuống 16,93% so với năm
2014. Đối với một công ty thương mại và sản xuất trong lĩnh vực sản xuất sắt thép,
lượng hàng tồn kho của công ty đang ở mức tương đối thấp. Công ty cần xem xét
lại chính sách dự trữ hàng tồn kho để có những điều chỉnh cho phù hợp.
• Các khoản tiền và tương đương tiền của công ty tăng nhanh qua các năm.

Tiền và tương đương tiền của công ty tăng 3.386 triệu đồng (tương ứng tăng
136,09%) lên 5.874 triệu đồng ở năm 2014 so với năm 2013 và tăng 1.528 triệu
đồng (tương ứng tăng 26,01%) lên 7.402 triệu đồng ở năm 2015 so với năm 2014.
Tiền và tương đương tiền của công ty tại các thời điểm khác trong năm cũng ở
mức rất cao không riêng gì thời điểm lập báo cáo. Do đó, công ty cần có chính
sách nâng cao hiệu quả quản lý tiền mặt trong doanh nghiệp tránh để tiền ứ đọng
một chỗ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong toàn công ty.
• Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng giảm cả về giá trị và tỷ trọng
của chúng trong tổng tài sản của công ty. Khoản phải thu ngắn hạn của công ty
giảm 66 triệu đồng (Giảm 2,49%) còn 2.580 triệu đồng ở năm 2014 so với năm
2013 và tiếp tục giảm 228 triệu đồng (Giảm 8,84%) ở năm 2015 so với năm 2014.
Nguyên nhân của sự giảm sút trong tổng các khoản phải thu ngắn hạn là do sự
giảm sút của các khoản trả trước cho người bán và khoản phải thu của khách hàng.
Các khoản phải thu của khách hàng giảm trong khi doanh thu của công ty tăng cho
thấy công ty đang thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng thương mại đối với khách
hàng của mình và thường xuyên thu hồi nợ. Sự suy giảm khoản phải thu cũng cho
thấy những dấu hiệu tích cực trong công tác quản lý nợ phải thu của công ty.
Tài sản dài hạn của công ty, trong đó tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất
có xu hướng giảm về mặt giá trị và tỷ trọng của chúng trong tổng tài sản.

Nguyễn Thị Thương

MSV: 12106743 19


Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Tài Chính

Tài sản cố định của công ty giảm 3.168 triệu đồng (tương ứng giảm 32,74%)

còn 6.508 triệu đồng ở năm 2014 so với năm 2013 và tăng 1.147 triệu đồng (tương
ứng tăng 17,62%) lên 7.655 triệu đồng ở năm 2015 so với năm 2014.
Tài sản dài hạn khác của công ty có tỷ trọng lớn thứ hai trong tài sản dài hạn
của doanh nghiệp và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2013 – 2015. Nhìn chung
trong giai đoạn 2013 – 2015, tài sản dài hạn khác của công ty giảm 116 triệu đồng
(tương ứng giảm 8,08%).
2.2.1.2 Tình hình nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2013 – 2015.
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2013 – 2015
(Đơn vị: Trđ)
Năm
Chỉ tiêu

Năm 2013
Số
tiền

TT

Năm 2014

Năm 2015

Số
tiền

TT

Số
tiền


4.484

23,43

4.764

3.797

19,84

4.607

1.203

6,29

1.660

20,1
6
19,5
0
7,03

A.Nợ p.trả

4.408

I. Nợ NH


4.059

1. VayNH
2. Phải trả người
bán
3. Ng.mua trả trước
4. p.trả khác
II. Nợ DH
1.P.trả dài hạn khác
2.Vay DH

1.589

26,6
5
24,5
4
9,61

824

4,98

851

4,45

834

112

1.534
349
191
158
12.13
5
12.13
5

0,68
9,27
2,11
1,15
0,96
73,3
5
73,3
5
57,7
5
0,46
0,47
14,6
8

105
1.638
687
181
506

14.65
0
14.65
0
11.65
7
76
77

0,55
8,56
3,59
0,95
2,64
76,57

0,40
0,40

111
2.002
157
157
0
18.86
3
18.86
3
15.45
6

76
77

2.840

14,84

3.254

19.13
4

100

23.62
7

B. Nguồn vốn CSH
I.VCSH
1. VĐT CSH

9.554

2. Quỹ ĐTPT
3.Quỹ DPTC

76
77

4. LNSTCPP


2.428

Tổng nguồn vốn

16.54
3

100

76,57
60,92

TT

So sánh
2014/2013
Số
TL
tiền

So sánh
2015/2014
Số
TL
tiền

76

1,72


280

6,24

-262

-6,45

810

21,33

-386

-24,3

457

37,99

3,53

27

3,28

-17

-2,00


0,47
8,47
0,66
0,66
0
79,8
4
79,8
4
65,4
2
0,32
0,33
13,7
7

-7
104
338
-10
348

-6,25
6,78
96,85
-5,24
220

6

364
-530
-24
-506

5,71
22,22
-77,1
-13,26
-100

2.515

20,73

4.213

28,76

2.515

20,73

4.213

28,76

2.103

22,01


3.799

32,59

0
0

0
0

0
0

0
0

412

16,97

414

14,58

2.591

15,66

4.493


23,48

100

(Nguồn: theo số liệu trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp)

Qua bảng 2.2 ta thấy, tương ứng với sự tăng của tổng tài sản, tổng nguồn
vốn của công ty tăng. Trong đó, nợ phải trả của công ty có xu hướng tăng về giá trị
Nguyễn Thị Thương

MSV: 12106743 20


Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Tài Chính

nhưng giảm tỷ trọng của chúng trong tổng nguồn vốn. Do tốc độ tăng của vốn chủ
sở hữu của công ty cao hơn tốc độ tăng của nợ phải trả. Trong nợ phải trả, các
khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các khoản vay dài hạn.
• Vay ngắn hạn của công ty giảm 386 triệu đồng (tương ứng giảm 24,3%)
xuống còn 1.203 triệu đồng ở năm 2014 so với năm 2013 và tăng 457 triệu đồng
(tương ứng tăng 37,99%) ở năm 2015 so với năm 2014. Nhìn chung trong giai
đoạn 2013 – 2015, vay ngắn hạn của công ty tăng 71 triệu đồng (tương ứng tăng
4,46%). Các khoản vay ngắn hạn của công ty tăng nhẹ trong giai đoạn 2013 – 2015
nhằm hỗ trợ công ty giải quyết nhu cầu về vốn lưu động cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty. Trong năm 2013, doanh thu từ hoạt động tài chính của
doanh nghiệp thấp trong khi chi phí tài chính lại cao cho thấy hoạt động đầu tư tài
chính của công ty chưa mang lại hiệu quả và tiềm ẩn rủi ro, do đó công ty quyết

định giảm các khoản đầu tư tài chính và dùng tiền đó để trả bớt nợ vay ngắn hạn.
Trong năm 2014, hoạt động đấu tư tài chính của công ty mang lại một khoản lợi
nhuận góp phần cải thiện, ổn định tình hình tài chính của công ty. Do đó, ngoài
nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu, công ty đã vay thêm nợ ngắn hạn để đầu tư tài
chính ở năm 2015.
• Các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước và các khoản phải
trả khác của công ty có xu hướng tăng nhẹ về mặt giá trị nhưng giảm về tỷ trọng
của chúng trong tổng nguồn vốn của công ty. Các khoản phải trả khác của công ty
tăng 104 triệu đồng (tương ứng tăng 6,78%) lên 1.638 triệu đồng ở năm 2014 so
với năm 2013 và tiếp tục tăng 364 triệu đồng (tương ứng tăng 22,22%) lên 2.002
triệu đồng ở năm 2015 so với năm 2014. Khoản phải trả của công ty tăng chủ yếu
do các khoản phải trả cho người lao động tăng cao. Các khoản trả trước cho người
bán của công ty giảm nhanh trong giai đoạn 2013 – 2015 do vị thế tín dụng của
công ty được giữ vững và tạo được lòng tin đối với nhà cung cấp. Đồng thời, các
doanh nghiệp sản xuất thép, nhà cung cấp chủ yếu của công ty đang phải đối mặt
với sự cạnh tranh gay gắt từ thép nhập khẩu và tình trạng dư thừa cung của ngành
thép. Do vậy, công ty đã tăng cường đàm phán, thỏa thuận và thu được những kết
Nguyễn Thị Thương

MSV: 12106743 21


Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Tài Chính

quả đáng khích lệ như tỷ lệ đặt cọc phải trả cho nhà cung cấp giảm từ 15% xuống
còn 10% hoặc thậm chí 5%.
• Nợ dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm cả về giá
trị và tỷ trọng của chúng trong tổng nguồn vốn. Nhìn chung trong giai đoạn 2013 –

2015, nợ dài hạn của công ty giảm 192 triệu đồng (tương ứng giảm 55%).
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có xu hướng tăng cả về mặt giá trị và tỷ
trọng của chúng trong tổng nguồn vốn.
• Vốn đầu tư của chủ sở hữu của công ty tăng 2.103 triệu đồng (tương ứng
tăng 22,01%) lên 11.657 triệu đồng ở năm 2014 so với năm 2013 và tiếp tục tăng
3.799 triệu đồng (tương ứng tăng 32,59%) lên 15.456 triệu đồng ở năm 2015 so
với năm 2014. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cao đảm bảo tính độc lập tự chủ
của nhà quản lý khi đưa ra các quyết định sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, vốn
chủ sở hữu của công ty đang chiếm tỷ trọng rất cao (trên 70%) trong tổng nguồn
vốn như hiện nay chưa hẳn là điều tốt. Bởi chỉ chủ yếu dựa vào vốn chủ sở hữu mà
không tính đến các nguồn vốn vay có tính ổn định cao là công ty đang bỏ lỡ những
cơ hội đầu tư công nghệ, hàng tồn kho... nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.
• Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty có xu hướng tăng trong
giai đoạn 2013 – 2015. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp tăng
412 triệu đồng (tương ứng tăng 16,97%) lên 2.840 triệu đồng ở năm 2014 so với
2013 và tăng 414 triệu đồng (tương ứng tăng 14,58%) ở năm 2015 so với 2014.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp sẽ được quyết định sử dụng
như thế nào tùy thuộc vào quyết định sau cuộc họp cổ đông của công ty. Lợi nhuận
sau thuế chưa phân phối là nguồn tài chính quan trọng của công ty trong quá trình
tập trung vốn cho các dự án đầu tư phát triển lâu dài trong tương lai.

Nguyễn Thị Thương

MSV: 12106743 22


Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Khoa Tài Chính


2.2.3 Kết quả hoạt động SXKD của công ty cổ phần SHD Việt Nam
Bảng 2.3: Kết quả hoạt HĐKD của công ty cổ phần SHD Việt Nam
(ĐV: Trđ)
Năm
Chỉ tiêu
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
2. Giảm trừ doanh thu

Năm

Năm

Năm

SS 2014/2013

SS 2015/2014

2013

2014

2015

Số tiền

TL

Số tiền


TL

1.814

8,42

2.255

9,65

440

337,21

294

51,54

21.560 23.374 25.629
131

571

865

3. Doanh thu thuần

21.429 22.803 24.763


1.374

6,41

1.960

8,60

4. Giá vốn hàng bán

12.084 12.922 14.024

839

6,94

1.102

8,53

5. Lợi nhuận gộp

9.345

9.881

10.739

535


5,73

859

8,69

6. Doanh thu tài chính

666

566

722

-101

-15,11

156

27,57

7. Chi phí tài chính

952

368

131


-584

-61,37

-237

-64,38

Chi phí lãi vay

472

217

104

-255

-54,02

-113

-52,22

8. Chi phí bán hàng

4.794

4.984


6.073

191

3,98

1.089

21,85

9. Chi phí QLDN

1.715

1.980

2.088

265

15,44

108

5,45

10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD

2.551


3.115

3.169

563

22,09

54

1,75

11. Thu nhập khác

101

152

317

51

50,87

165

108,53

12. Chi phí khác


202

173

161

-29

-14,24

-12

-7,18

13. Lợi nhuận khác

-102

-22

156

80

-78,74

177

-820


14. Lợi nhuận trước thuế

2.450

3.093

3.325

643

26,27

232

7,49

15. Chi phí thuế TNDN

612

680

731

68

11,11

51


7,5

1.838

2.413

2.594

575

31,28

181

7,5

16. Lợi nhuận sau thuế TNDN

(Nguồn: theo số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp)
Doanh thu từ hoạt động SXKD của công ty đã tăng 1.274 triệu đồng
(tương ứng tăng 5,77%) lên 23.369 triệu đồng ở năm 2014 so với 2013 và tăng
2.116 triệu đồng (tương ứng tăng 9,05%) lên 25.485 triệu đồng ở năm 2015 so với
năm 2014.
- Trong đó, doanh thu thuần (Doanh thu BH&CCDV sau khi đã trừ đi các
khoản giảm trừ doanh thu) của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng
doanh thu. Ở năm 2014 so với năm 2013, giá trị của doanh thu thuần đã tăng 1.374
triệu đồng (tăng 6,41%) và tỷ trọng của doanh thu thuần trong tổng doanh thu tăng
từ 96,54% lên 96,95%. Ở năm 2015 so với năm 2014, giá trị của doanh thu thuần
Nguyễn Thị Thương


MSV: 12106743 23


×