Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác văn thư của cục trồng trọt – bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.19 KB, 54 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
MỤC LỤC

Lưu Thị Hà Giang

Lớp QTVP K1A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
LỜI NÓI ĐẦU

Trong hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị, văn bản là phương tiện chủ yếu
để chuyển tải thông tin giải quyết công việc nhằm thực hiện chức năng, nhiệm
vụ được giao. Văn bản là phương tiện chuyển thông tin từ nơi gửi đến nơi nhận
phục vụ cho hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của các cơ quan. Từ việc ban
hành các chủ trương, chính sách, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, chỉ
đạo, điều hành thực hiện cho đến việc phản ánh tình hình công tác, đề đạt ý kiến
lên cấp trên, trao đổi công việc với các cơ quan, đơn vị có liên quan… chủ yếu
đều thể hiện bằng hình thức văn bản, hay nói cách khác đều được văn bản hóa.
Văn bản là cơ sở pháp lý để tiến hành giải quyết công việc, thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước nói chung, của từng cơ quan nói
riêng. Văn bản là sản phẩm phản ánh kết quả lao động của một tập thể hoặc của
một cán bộ, viên chức trong cơ quan, tổ chức. Chất lượng của sản phẩm này là
thước đo trình độ chính trị, năng lực chuyên môn và khả năng nắm bắt, liên hệ
thực tiễn của họ. Do đó, hiệu suất và chất lượng công tác của cơ quan nói chung,
từng cán bộ, công chức nói riêng có quan hệ chặt chẽ với khả năng ban hành văn
bản.


Công tác văn thư là quá trình xử lý văn bản, chuyển tải thông tin đảm bảo
chính xác, kịp thời, có cơ sở pháp lý, góp phần nâng cao hiệu suất, chất lượng
công tác của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội. Trong hoạt
động của các cơ quan, tổ chức, từ việc xây dựng chương trình, kế hoạch công
tác cho đến phản ánh tình hình, nêu đề xuất, kiến nghị với cơ quan cấp trên, chỉ
đạo cơ quan cấp dưới hoặc phối hợp với các cơ quan cùng cấp để triển khai, giải
quyết công việc… đều phải dựa vào các nguồn thông tin có liên quan. Thông tin
càng đầy đủ, chính xác và kịp thời thì hoạt động của cơ quan càng đạt hiệu quả
cao, bởi lẽ thông tin phục vụ quản lý được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau,
trong đó nguồn thông tin chủ yếu nhất, chính xác nhất là thông tin bằng văn bản
vì văn bản là phương tiện chứa đựng, truyền đạt, phổ biến thông tin có cơ sở,
mang tính pháp lý.

Lưu Thị Hà Giang

2

Lớp QTVP K1A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Là một sinh viên năm thứ 4, chuyên ngành QTVP em ý thức được ý nghĩa
cũng như vai trò rất quan trọng của công tác văn thư. Vì vậy em chọn đề tài “
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác văn thư của Cục
Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” làm đề tài cho báo
cáo của mình.
Để hoàn thành bản báo cáo này ngoài sự nỗ lực của bản thân, Em đã nhận

được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo, tập thể các cán bộ trong
Văn phòng của cơ quan. Đặc biệt Em nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình
của Chánh Văn phòng Nguyễn Hoàng Viêt; chuyên viên hướng dẫn thực tâp
Vũ Việt Hải ; cán bộ văn thư Lê Hải Vân và cô giáo hướng dẫn nghiệp vụ
thực tập Lâm Thu Hằng, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Quản trị
Văn phòng.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Nhà trường cùng toàn thể
các thầy cô giáo trong khoa Quản trị văn phòng và các cán bộ Cục Trồng trọt
đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tại đây và giúp đỡ em hoàn
thành bài báo cáo thực tập này.
Do điều kiện thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên bản báo cáo
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô đóng góp ý kiến
để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Lưu Thị Hà Giang

3

Lớp QTVP K1A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển bộ máy nhà nước qua các thời kỳ, Hệ thống chính
trị Việt Nam ngày càng phát triển, yêu cầu về lãnh đạo, chỉ đạo của hệ thống

chính trị đòi hỏi ngày càng cao, những phát minh, sáng kiến cải tiến về thiết bị
thông tin, điện tử… đã ra đời phục vụ đắc lực cho công tác trao đổi thông tin,
chuyển phát văn bản, giấy tờ…phục vụ cho hoạt động quản lý của Nhà nước,
của các cơ quan, đơn vị, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, giải quyết
đúng đắn mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường. Theo đó hàng loạt kế hoạch
dài hạn và những nhiệm vụ trước mắt trong lĩnh vực chỉ đạo điều hành của các
cơ quan quản lý nhà nước phải tổ chức thực hiện, trong đó không thể thiếu được
công tác văn bản.
Ngày nay, văn bản đã và đang là phương tiện được các cơ quan Đảng,
Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế dùng để ghi chép và
truyền đạt thông tin phục vụ cho lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành các mặt công
tác. Từ các cơ quan cấp quốc gia, đến mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhỏ
hay các xã, phường, thị trấn trong quá trình hoạt động, đề ra các chủ trương,
chính sách, xây dựng chương trình kế hoạch công tác cho đến việc phản ánh tình
hình, nêu kiến nghị với cấp trên hoặc giải quyết những công việc cụ thể, nói
chung đều phải dựa trên những văn bản, giấy tờ liên quan - hoạt động của công
tác văn thư để phục vụ cho hoạt động quản lý.
Việc tuân thủ đúng theo quy định của Nhà nước về công tác văn thư sẽ
đảm bảo cho hoạt động của cơ quan diễn ra một cách có hệ thống, đảm bảo hơn
nữa tính pháp quy, thống nhất chứa đựng bên trong các văn bản quản lý hành
chính nhà nước trong giải quyết công việc của cơ quan mình. Chính vì vậy việc
quan tâm đúng mực đến công tác văn thư sẽ góp phần tích cực vào việc tăng
cường hiệu lực của quản lý hành chính nói riêng và quản lý nhà nước nói chung.

Lưu Thị Hà Giang

4


Lớp QTVP K1A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Cục Trồng trọt là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ
chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành trồng trọt thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng, vì vậy hệ thống văn
bản được ban hành để quản lý các tổ chức tham mưu, giúp việc cho Cục với số
lượng rất lớn, chiếm một vị trí hết sức quan trọng là một mắt xích không thể
thiếu được, là phương tiện căn bản nhất trong hoạt động của Cục.
Hiểu được vấn đề đó em xin tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng
và giải pháp nâng cao chất lượng công tác văn thư của Cục Trồng trọt – Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn” đồng thời đưa ra các giải pháp giúp Cục
Trồng trọt hoàn thiện hơn về công tác văn thư, giúp cho việc quản lý được hiệu
quả hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Mục tiêu nghiên cứu chung: Tìm hiểu về công tác công tác văn thư của Cục
Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời đưa ra một số

-

giải pháp nâng cao hiệu quả công tác văn thư của Cục trồng trọt.
Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu thực trạng về hoạt động công tác văn thư của Cục
Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên cơ sở nghiên cứu

phân tích để đưa ra một số giải pháp và bài học kinh nghiệm để xây dựng và
hoàn thiện công tác văn thư theo đúng quy định.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu “ Công tác văn thư của Cục Trồng trọt – Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn – Thực trạng và giải pháp” hướng đến giải quyết
và làm rõ những nhiệm vụ cụ thể:
- Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu hoạt động của công tác văn thư.
- Đánh giá thực trạng công tác văn thư tại Cục trồng trọt.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác văn thư của Cục.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-

Đối tượng nghiên cứu: Công tác văn thư của Cục Trồng trọt – trực thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Lưu Thị Hà Giang

5

Lớp QTVP K1A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu: Vì thời gian có hạn nên em tập trung nghiên cứu và tìm
hiểu công tác văn thư của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn từ năm 2014 đến nay.

5. Giả thuyết nghiên cứu
Công tác văn thư của Cục Trồng trọt vẫn còn một số hạn chế, vi phạm về
quy định của Nhà nước về hoạt động của công tác văn thư.
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện bài nghiên cứu này em có sử dụng một số phương pháp sau:

-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm các tài liệu phục vụ cho mục đích nghiên
cứu.

-

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ những kết quả đã nghiên cứu, phân tích
được để lựa chọn, tổng hợp tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu.

-

Phương pháp thu thập thông tin: Tìm hiểu, thu thập thông tin về hệ thống văn
bản quản lý phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
7. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Khảo sát công tác văn phòng của cơ quan
Phần II: Tìm hiểu hoạt động của công tác văn thư
Phần III: Kết luận và đề xuất kiến nghị.

Lưu Thị Hà Giang

6


Lớp QTVP K1A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Phần I

KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA CƠ QUAN
1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục
Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
1.1.1. Vị trí và chức năng
1. Cục Trồng trọt là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và
tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành trồng trọt thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Trồng trọt có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có
kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.
1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Bộ trưởng:
a) Các dự án luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự
thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính
phủ; dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành theo chương trình, kế
hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ và các cơ chế, chính sách, dự án, đề
án theo phân công của Bộ trưởng;
b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và phát triển dài hạn, năm năm, hàng
năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia, các chương trình, đề án, dự
án, công trình thuộc chuyên ngành, lĩnh vực quản lý của Cục theo sự phân công
của Bộ trưởng.

2. Trình Bộ ban hành quyết định, chỉ thị, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia,
quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật; tổ chức xây dựng tiêu chuẩn
Lưu Thị Hà Giang

7

Lớp QTVP K1A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

quốc gia về quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Cục theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Trình Bộ công bố và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, đánh giá,
tổng hợp báo cáo thực hiện các cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch về chuyên ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Cục; chỉ đạo và tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục.
4. Ban hành các văn bản cá biệt và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ
thuộc chuyên ngành, lĩnh vực được giao quản lý. Thông báo kế hoạch chi tiết
thực hiện chương trình, đề án, dự án do Bộ quản lý cho từng địa phương, đơn
vị sau khi được Bộ phê duyệt kế hoạch tổng thể thuộc phạm vi quản lý của Cục.
5. Chỉ đạo sản xuất trồng trọt:
a) Xây dựng, chỉ đạo thực hiện và tổng kết, đánh giá kế hoạch sản xuất
trồng trọt hàng vụ, hàng năm và nhiều năm;
b) Chỉ đạo xây dựng, kiểm tra thực hiện quy hoạch phát triển vùng cây
trồng tập trung, sản xuất nông sản thực phẩm an toàn;

c) Chỉ đạo việc thực hiện cơ cấu cây trồng, kỹ thuật trồng trọt; đề xuất
biện pháp khắc phục thiên tai, dịch hại trong sản xuất trồng trọt.
6. Về giống cây trồng nông nghiệp:
a) Trình Bộ trưởng:
- Quy định về việc sử dụng, trao đổi nguồn gen cây trồng; các tiêu chuẩn
quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng, khảo nghiệm, kiểm
nghiệm, sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh giống cây trồng;
Lưu Thị Hà Giang

8

Lớp QTVP K1A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Quyết định công nhận giống cây trồng cho sản xuất thử, công nhận
giống cây trồng mới; các quy trình, tiến bộ kỹ thuật về sản xuất, bảo quản, chế
biến giống cây trồng. Ban hành các danh mục cây trồng chính, danh mục giống
cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh; danh mục nguồn gen cây trồng quý
hiếm cần bảo tồn; danh mục cây trồng cấm xuất khẩu, cho phép trao đổi với
nước ngoài; danh mục loài cây trồng được bảo hộ; danh mục giống cây trồng
thuộc sản phẩm hàng hóa nhóm 2;
b) Chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giống cây
trồng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi cả
nước và từng vùng sinh thái nông nghiệp;
c) Quản lý và tổ chức thực hiện công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm chất
lượng giống cây trồng, công nhận giống cây trồng mới; chỉ đạo thực hiện công

tác bình tuyển, công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng;
d) Chỉ định và quản lý hoạt động phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng
nhận hợp quy; phối hợp với các cơ sở đào tạo để bồi dưỡng và cấp giấy chứng
nhận người kiểm định, người lấy mẫu giống cây trồng; thực hiện quản lý hoạt
động cơ sở khảo nghiệm theo quy định;
đ) Cấp và thu hồi giấy cho phép xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen cây
trồng, giống cây trồng chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản
xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện nhiệm vụ dự trữ quốc gia về giống cây trồng theo phân công
của Bộ trưởng và theo quy định của pháp luật.
7. Về quản lý sử dụng đất nông nghiệp:
a) Trình Bộ kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất sản
xuất nông nghiệp, chống xói mòn, sa mạc hóa và sạt lở đất;
Lưu Thị Hà Giang

9

Lớp QTVP K1A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

b) Thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và
chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp theo
quy định;
c) Ban hành, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các giải pháp, tiến bộ kỹ
thuật về sử dụng, bảo vệ và nâng cao độ phì đất nông nghiệp; chống xói mòn, sa
mạc hóa, sạt lở đất;

d) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất
lúa, đất sản xuất nông nghiệp khác; hướng dẫn phương án bóc lớp đất mặt và bổ
sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng.
8. Về quản lý phân bón:
a) Trình Bộ các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng, kiểm nghiệm, sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh phân bón hữu cơ
và phân bón khác; ban hành quy định về khảo nghiệm phân bón, quy phạm khảo
nghiệm phân bón;
b) Thực hiện quản lý sản xuất, kinh doanh, chất lượng phân bón hữu cơ và
phân bón khác theo phân công của Bộ và quy định của pháp luật;
c) Chỉ định và quản lý hoạt động các phòng kiểm nghiệm phân bón hữu
cơ và phân bón khác;
d) Phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng người lấy mẫu phân bón.
9. Quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm:
a) Trình Bộ cơ chế, chính sách, đề án về sản xuất sản phẩm trồng trọt bảo
đảm an toàn thực phẩm; các quy định, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý theo phân
công của Bộ trưởng;
Lưu Thị Hà Giang

10

Lớp QTVP K1A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

b) Kiểm tra, phân loại và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an

toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất trồng trọt, cơ sở sơ chế (gắn với cơ sở
trồng trọt), vùng sản xuất tập trung các sản phẩm trồng trọt dùng để xuất khẩu
theo quy định;
c) Trình Bộ ban hành VietGAP, các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản
phẩm trồng trọt; cơ chế, chính sách hỗ trợ áp dụng VietGAP, GAP khác, tiêu
chuẩn hữu cơ trong sản xuất trồng trọt; công nhận GAP khác;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai áp dụng quy chuẩn kỹ thuật,
VietGAP, GAP khác, tiêu chuẩn hữu cơ; chương trình, kế hoạch sản xuất đảm
bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Cục theo phân
công của Bộ;
đ) Thực hiện quản lý hoạt động của các tổ chức chứng nhận VietGAP; tổ
chức đào tạo và cấp mã số người lấy mẫu đất, nước, sản phẩm cây trồng theo
quy định;
e) Tham gia tuyên truyền, phổ biến giáo dục chính sách pháp luật về chất
lượng, an toàn thực phẩm;
g) Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách quản lý
chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định;
h) Thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm về an
toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Cục theo phân công của Bộ trưởng
và quy định của pháp luật.
10. Khoa học, công nghệ và môi trường:
a) Đề xuất, trình Bộ chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu khoa học,
ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật về chuyên ngành trồng trọt;
Lưu Thị Hà Giang

11

Lớp QTVP K1A



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

b) Chủ trì thẩm định đề cương, đề tài nghiên cứu; đặt hàng cho các tổ
chức, cá nhân thực hiện; nghiệm thu, quản lý kết quả và chỉ đạo triển khai kết
quả nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý
của Cục;
c) Đánh giá và chỉ định phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp quy
thuộc phạm vi quản lý của Cục theo phân công của Bộ trưởng và quy định của
pháp luật;
d) Quản lý thông tin khoa học công nghệ và cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi
quản lý của Cục theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện quản lý về công nghệ cao thuộc phạm vi quản lý của Cục
theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật;
e) Thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường thuộc chuyên ngành được giao
theo phân công của Bộ trưởng và quy định pháp luật.
11. Chỉ đạo triển khai hoạt động khuyến nông thuộc phạm vi quản lý của
Cục theo phân công của Bộ trưởng.
12. Đề xuất trình Bộ danh mục các chương trình, dự án đầu tư về trồng
trọt. Phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ thẩm định các chương
trình, dự án đầu tư về trồng trọt; thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư các chương
trình, dự án đầu tư được Bộ trưởng giao.
13. Thực hiện nhiệm vụ về thương mại, thị trường nông sản, xúc tiến
thương mại và xử lý các tranh chấp thương mại liên quan đến sản phẩm trồng
trọt thuộc phạm vi quản lý của Cục theo phân công của Bộ trưởng.
14. Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức sản xuất, kinh tế hợp tác, xây dựng
nông thôn mới thuộc phạm vi quản lý theo phân công của Bộ trưởng và quy định
của pháp luật.

Lưu Thị Hà Giang

12

Lớp QTVP K1A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

15. Tổ chức chỉ đạo công tác điều tra, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu
về chuyên ngành trồng trọt theo quy định.
16. Về hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế:
a) Xây dựng, trình Bộ chương trình, dự án hợp tác quốc tế về chuyên
ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục;
b) Tham gia đàm phán để ký kết các điều ước, thỏa thuận quốc tế thuộc
phạm vi quản lý của Cục; tổ chức thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế
theo phân công của Bộ trưởng;
c) Tổ chức thực hiện hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế; các chương trình,
dự án quốc tế tài trợ theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng và quy định pháp
luật.
17. Về cải cách hành chính:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Cục
theo chương trình cải cách hành chính của Bộ và chỉ đạo của Bộ trưởng;
b) Chỉ đạo rà soát, hệ thống hóa và đề xuất, xây dựng hệ thống thể chế,
pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục;
c) Chỉ đạo hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức
trực thuộc Cục theo hướng phân công, phân cấp;
d) Đề xuất với Bộ về kiện toàn tổ chức, phương thức vận hành quản lý

của bộ máy quản lý nhà nước đối với lĩnh vực giao Cục quản lý thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ; trình Bộ phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về
ngành, lĩnh vực cho chính quyền địa phương;
đ) Chỉ đạo thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính và cải cách thủ tục
Lưu Thị Hà Giang

13

Lớp QTVP K1A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

hành chính, đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hóa công sở, ứng dụng công
nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Cục.
18. Về quản lý tổ chức, hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của
Cục:
a) Trình Bộ cơ chế, chính sách, quy chuẩn kỹ thuật về cung ứng dịch vụ
công; về thực hiện xã hộihóa các hoạt động cung ứng dịch vụ công;
b) Đề xuất với Bộ về quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp, dịch vụ
công lĩnh vực trồng trọt;
c) Ban hành định mức kinh tế-kỹ thuật, thời gian thực hiện cung ứng các
dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực;
d) Hướng dẫn, kiểm tra và hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện dịch vụ công
trong ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
19. Về thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với hoạt động của hội, tổ chức phi
Chính phủ theo phân công của Bộ trưởng:

a) Hướng dẫn, tạo điều kiện cho hội, tổ chức phi Chính phủ tham gia các
hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục; tổ chức lấy ý
kiến và tiếp thu việc đề xuất, phản biện của hội, tổ chức phi Chính phủ để hoàn
thiện các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực trồng trọt;
b) Kiến nghị việc xử lý các vi phạm pháp luật của hội, tổ chức phi Chính
phủ hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt;
c) Tham gia ý kiến về công nhận Ban vận động thành lập Hội và Điều lệ
Hội thuộc chuyên ngành được giao quản lý theo quy định.
20. Về tổ chức bộ máy, biên chế, số lượng người làm việc, vị trí việc làm,
chế độ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật:
Lưu Thị Hà Giang

14

Lớp QTVP K1A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

a) Trình Bộ trưởng dự thảo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Cục; đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức thuộc Cục theo
quy định;
b) Ban hành quy chế làm việc của Cục; quyết định quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức trực thuộc Cục (riêng các tổ chức có tư
cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản
của Bộ trước khi ký ban hành); ban hành quy chế/điều lệ tổ chức và hoạt động
của các tổ chức trực thuộc Cục; quyết định thành lập Tổ công tác của Cục theo
quy định của pháp luật;

c) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo các tổ chức
trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định pháp luật;
d) Xây dựng, trình Bộ đề án vị trí việc làm; quản lý biên chế công chức,
cơ cấu công chức theo ngạch, số lượng viên chức, cơ cấu viên chức theo chức
danh nghề nghiệp trong các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Cục
theo quy định của pháp luật;
đ) Quyết định giao biên chế công chức hành chính nhà nước; biên chế
công chức và số lượng viên chức sự nghiệp; hợp đồng lao động 68/2000/NĐCP cho các đơn vị trực thuộc Cục trên cơ sở quyết định giao biên chế công chức
và số lượng viên chức hàng năm của Bộ;
e) Quyết định cử công chức, viên chức, người lao động đi học tập, công
tác ở nước ngoài theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ;
g) Quy định thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức
thuộc Cục;
h) Thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành
chính trong các đơn vị thuộc Cục;
Lưu Thị Hà Giang

15

Lớp QTVP K1A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

i) Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm trong
thực thi công vụ theo quy định của pháp luật;
k) Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các Trường Cán bộ quản lý Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn của Bộ để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng

chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức thuộc nhiệm vụ của Cục
theo quy định pháp luật;
l) Thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức và
người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và
phân cấp quản lý của Bộ;
m) Xây dựng, trình Bộ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ công chức,
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc ngành, lĩnh vực theo phân
công của Bộ trưởng;
n) Thực hiện nhiệm vụ thi đua, khen thưởng theo quy định.
21. Về thanh tra, kiểm tra:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, phân cấp
quản lý về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định;
b) Thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về trồng trọt theo quy định
của pháp luật;
c) Giải quyết hoặc tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ
chức, công dân liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của Cục; tổ chức việc tiếp
công dân theo quy định của pháp luật;
d) Quản lý việc sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, thẻ thanh tra và
biển hiệu thanh tra chuyên ngành đối với công chức được giao nhiệm vụ thanh
tra chuyên ngành theo quy định.
Lưu Thị Hà Giang

16

Lớp QTVP K1A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


22. Về quản lý tài chính, tài sản:
a) Trình Bộ dự toán ngân sách hàng năm và kế hoạch ngân sách trung hạn
của Cục;
b) Chịu trách nhiệm quyết toán các nguồn kinh phí do Cục trực tiếp quản
lý; quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được
giao theo phân cấp quản lý của Bộ trưởng và quy định của pháp luật;
c) Tổ chức quản lý việc thu, sử dụng phí, lệ phí, xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực trồng trọt theo quy định của pháp luật.
23. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
và phân công, phân cấp của Bộ trưởng.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Cục:
a) Lãnh đạo Cục có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về hoạt động
của Cục.
b) Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác
theo sự phân công của Cục trưởng và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng, trước
pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Các tổ chức tham mưu:
a) Văn phòng Cục;

Lưu Thị Hà Giang

17

Lớp QTVP K1A



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

b) Phòng Kế hoạch, Tài chính;
c) Phòng Thanh tra, Pháp chế;
d) Phòng Cây lương thực, cây thực phẩm;
đ) Phòng Cây công nghiệp, cây ăn quả;
e) Phòng Quản lý Đất và Phân bón;
g) Phòng Quản lý chất lượng và Môi trường;
h) Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới;
i) Văn phòng đại diện Cục phía Nam, tại thành phố Hồ Chí Minh.
3. Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục:
a) Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia, trụ
sở đặt tại thành phố Hà Nội;
b) Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia, trụ sở đặt tại thành
phố Hà Nội.
Các đơn vị trực thuộc Cục Trồng trọt quy định tại Khoản 3 Điều này có
con dấu và tài khoản riêng theo quy định.
Các đơn vị sự nghiệp khác được thành lập trên cơ sở Đề án do Cục xây
dựng trình Bộ trưởng phê duyệt theo quy định.
1.2. Tình hình tổ chức, quản lý, hoạt động công tác hành chính văn
phòng của Cục Trồng trọt
1.2.1. Tổ chức và hoạt động của văn phòng Cục Trồng trọt
Văn phòng Cục Trồng trọt tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng,
Lưu Thị Hà Giang

18


Lớp QTVP K1A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

mọi hoạt động của Văn phòng, Chánh văn phòng là người ra quyết định cuối
cùng, phân công trách nhiệm và nhiệm vụ đối với nhân viên trong Văn phòng
Cục, có trách nhiệm tham mưu tổng hợp giúp Cục trưởng thực hiện quản lý nhà
nước về tổ chức, biên chế, công chức, viên chức, thi đua - khen thưởng...Có
chức năng tham mưu tổng hợp về các chương trình kế hoạch phục vụ công tác
và phục vụ các hoạt động của Cục, giúp Cục trưởng tổng hợp theo dõi, đôn đốc
các phòng thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Cục;
Tổ chức công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quản trị, đảm bảo công tác
hậu cần
1.2.2.Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của văn phòng
1.2.2.1. Chức năng của văn phòng
Văn phòng Cục có chức năng tham mưu tổng hợp cho Cục Trưởng và Phó
Cục trưởng về hoạt động của Cục, các hoạt động quản lý nhà nước về tổ chức,
biên chế, đào tạo, bồi dưỡng, cải cách hành chính, thi đua,…; Có chức năng
tham mưu, tổng hợp về chương trình, kế hoạch công tác và phục vụ các hoạt
động của cục, giúp Cục trưởng tổng hợp theo dõi, đôn đốc các phòng, các Văn
phòng, các Trung tâm thuộc Cục thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của
Cục. Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quản trị; phối hợp
với các phòng chuyên môn đảm bảo phương tiện, điều kiện làm việc, tiến độ
thực hiện công việc nhằm phục vụ chung hoạt động của Cục.
1.2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
Văn phòng Cục đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ sau đây nhằm đảm bảo
duy trì mọi hoạt động của Cục được đảm bảo và diễn ra thuận lợi

Thứ nhất: Đối với công tác tổ chức:
Đối với các công tác tổ chức Văn phòng Cục thực hiện các nhiệm vụ chủ
yếu và trọng tâm sau:

Lưu Thị Hà Giang

19

Lớp QTVP K1A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Một là: Chủ trì xây dựng trình Cục trưởng các phương án, đề án về tổ
chức bộ máy, tổ chức nhân sự, biên chế… thuộc Cục trình Bộ theo quy định.
Hai là: Dự thảo, trình Cục trưởng văn bản chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Cục trình Cục trưởng và trình Bộ theo quy đinh; xây
dựng trình Cục trưởng ban hành quy chế làm việc, điều lệ tổ chức và hoạt động
của các tổ chức thuộc Cục; Tham mưu giúp Cục trưởng quản lý tổ chức bộ máy
biên chế
Ba là: Chủ trì tổng hợp trình Cục trưởng quy hoạch, đề án vị trí việc làm,
thống kê chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, lãnh đạo quản lý; Thẩm định
trình Cục trưởng bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo
quản lý các cơ quan đơn vị thuộc Cục.
Bốn là: Hướng dẫn kiểm tra, tổng hợp và báo cáo về công tác tổ chức cán bộ,
công tác quản lý xất cảnh theo quy định và theo phân cấp thẩm quyền quản lý.
Thứ hai: Về chính sách lao động và tiền lương, Về đào tạo, Bồi dưỡng;
Một là: Chủ trì xây dựng, trình Cục tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối

với ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc Cục do Bộ phân
cấp quản lý; quy chế tăng lương sớm trước thời hạn theo quy định của pháp luật;
Hai là: Tổng hợp trình cục các quyết định tăng lương thường xuyên, tăng
trước thời hạn theo quy định của pháp luật và theo phân cấp thẩm quyền quản
lý.
Ba là: Trình Cục trưởng chến lược quy hoạch phát triển nguồn nhân lực
các đơn vị thuộc Cục, ngành theo quy định; Tham mưu Cục trưởng các đề án,
chương trình, kế hoạch đào tạo, dạy nghề, Bồi dưỡng công chức, viên chức…
Trình Cục trưởng Quyết định cử Cán bộ, công nhân viên chức đi đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
Lưu Thị Hà Giang

20

Lớp QTVP K1A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Thứ ba: Về công tác cải cách hành chính
Một là: Xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình cải cách hành
chính; cải cách chế độ công vụ, công chức, cải cách tổ chức bộ máy; Tham mưu
Quản lý, tổ chức hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Cục;
Hai là: Tham gia soạn thảo, góp ý, kiểm soát thể thức văn bản do Cục ban
hành; Xây dựng các nội quy, quy chế làm việc, theo dõi đôn đốc việc thực hiện
các quy chế, nội quy của cơ quan;
Ba là: quản lý lưu tữ hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Cục
quản lý; hướng dẫn kê khai tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp thẩm

quyền quản lý.
Thứ tư: Về hành chính và công tác quản trị
Một là: xây dựng các văn bản quy định, các hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc
việc thực hiện văn thư, lưu trữ đối với các đơn vị thuộc Cục theo quy đinh; thực
hiện các nhiệm vụ hành chính, văn thư, lưu trữ, thông tin; Trực tiếp quản lý các
web, văn phòng điện tử; quản lý con dấu, văn bản; Thông báo và tổng hợp các
chương trình công tác, lịch làm việc hàng tuần, tháng, quý năm của lãnh đạo và
các đơn vị của Cục;
Hai là: quản lý các cơ sở vật chất, kỹ thuật của cục; Thực hiện mua sắm,
sửa chữa máy móc khi cần thiết; Phối hợp với các phòng trong việc tổ chức các
cuộc họp, hội nghị, đi công tác, tiếp khách của lãnh đạo Cục; Thực hiện công tác
vệ sinh, lễ tân, khánh tiết, tang lễ, các hoạt động thăm hỏi của cơ quan theo quy
chế của Cục.
1.2.3. Xác định vị trí việc làm và xây dựng bản mô tả việc các vị trí trong
văn phòng
Với chức năng tham mưu, tổng hợp, giúp việc cho Cục trưởng thì bộ máy
Lưu Thị Hà Giang

21

Lớp QTVP K1A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

của Văn phòng cần phải đảm bảo đầy đủ số lượng, phân công trách nhiệm rõ
ràng và khoa học, có sự phối kết hợp nhịp nhàng nhằm giải quyết và thực hiện
công việc được hiệu quả cao nhất, đảm bảo cho sự hoạt động của Cục được

xuyên suốt, không bị gián đoạn. Văn phòng là một bộ phận không thể thiếu
trong mỗi cơ quan, đơn vị. Trong quá trình hoạt động của mình thì văn phòng là
một bộ nhớ của cơ quan cũng như của lãnh đạo, vì không phải lúc nào người
lãnh đạo cũng nhớ hết công việc của mình định làm và cần có một người thường
xuyên nhắc nhở công việc hàng ngày cho lãnh đạo và là nơi tiếp nhận thông tin
từ mọi phía để cung cấp cho lãnh đạo trong quá trình giải quyết công việc của cơ
quan. Do đó mà hoạt động văn phòng rất quan trọng và cần phải có sự hỗ trợ đắc
lực của các cán bộ, công chức, viên chức nhằm đảm bảo công việc được đáp ứng
kịp thời.
Văn phòng Cục Trồng trọt có số lượng cán bộ, Công nhân viên là 9 đồng
chí. Trong đó, có một Chánh Văn phòng, 02 chuyên viên, 03 nhân viên và 03 lái
xe. Để đáp ứng với yêu cầu công việc của Văn phòng và nhiệm vụ của Lãnh đạo
Cục giao cho, Lãnh đạo Văn phòng thống nhất phân công nhiệm vụ cụ thể cho
từng đồng chí cán bộ, công chức, nhân viên Văn phòng (Căn cứ vào quyết định
số 507/QĐ-TT-VP ngày 13/12/2013 Của Cục trưởng Cục Trồng trọt về việc ban
hành Quy chế làm việc của Cục Trồng trọt) như sau:
Một là: Đồng chí Nguyễn Hoàng Việt – Chánh Văn phòng
- Phụ trách hoạt động chung của Văn phòng;
- Chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và các Phó Cục trưởng về hoạt động
của Văn phòng;
- Trực tiếp tham mưu cho Lãnh đạo Cục về công tác tổ chức, cán bộ;
Thực hiện công tác Đảng Vụ;
- Phụ trách công tác cải cách hành chính của Cục;
Lưu Thị Hà Giang

22

Lớp QTVP K1A



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Kiểm soát số lượng, hình thức văn bản phát hành. Xử lý và ký các văn
bản khi được Lãnh đạo Cục phân công;
Hai là: Đồng chí Ngô Nguyên Nhan- Chuyên viên
- Chủ trì thực hiện công tác cải cách hành chính của Cục;
- Chủ trì thực hiện công tác thi đua khen thưởng- kỷ luật;
- Chủ trì thực hiện côn tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức;
- Thực hiện công việc khác khi có sự phân công của cấp trên;
Ba là: Đồng Chí Vũ Việt Hải- Chuyên viên
- Chủ trì thực hiện công tác hành chính Hải quan 1 cửa; Đầu mối ISO của
Cục;
- Thực hiện công tác Quản trị mạng; Thực hiện ứng dụng công nghệ
thông tin theo kế hoạch của Cục và Bộ;
- Phối hợp thực hiện công tac sửa chữa nhỏ; Phối hợp thực hiện công tác
Bảo hiểm xã hội, thi đua khen thưởng;
- Cập nhật theo dõi lich công tác của lãnh đạo;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo phân công
Bốn là: Đồng chí Lê Hải Vân- Nhân viên
- Chủ trì thực hiện công tác Quản lý văn bản đi trước khi đóng dấu, lưu
trữ văn bản;
- Quản lý sử dụng con Dấu;
- Chủ trì thực hiện về chế độ chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội;
Lưu Thị Hà Giang

23

Lớp QTVP K1A



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Phối hợp thực hiện công tác thi đua khen thưởng – kỷ luật;
- Đầu mối tổng hợp, theo dõi, lưu hồ sơ về việc quản lý tài sản, tham gia
hội đồng thanh lý tài sản của Cục;
- Thực hiện các công việc khác khi được lãnh đạo Cục phân công.
Năm là: Đồng chí Vũ Thị Diệu Thương- Nhân viên
- Thực hiện công tác văn thư- lưu trữ; Quản lý sử dụng con dấu;
- Theo dõi đôn đốc nhắc nhở các đơn vị, phòng giải quyết việc thực hiện
văn bản;
- Kịp thời báo cáo với lãnh đạo các văn bản A, B ; Chủ trì việc thực hiện
chế độ chính sách, tiền lương, bảo hiểm xã hội;
- Phối hợp Thực hiện cách cách hành chính, một cửa, ISO;
Sáu là: Đồng chí Ngô Minh Cường- Nhân viên
- Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ về hành chính, quản trị; Chủ trì quản lý
định mức xăng xe ô tô.
- Trực tiếp tham gia công tác chuẩn bị, thanh toán chi phí tổ chức các Hội
nghị, hội thảo của Cục…
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo phân công
Bảy là: Các Đồng chí lái xe
- Chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn các chuyến đi công tác của Lãnh đạo
Cục theo quy chế và các quy định của Cục;
- Trực tiếp sử dụng, bảo quản, điều khiển xe Oto được phân công;
Lưu Thị Hà Giang

24


Lớp QTVP K1A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Thực hiện các công việc khác khi được lãnh đạo phân công.

Lưu Thị Hà Giang

25

Lớp QTVP K1A


×