Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

TÌM HIỂU VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI PHÒNG NỘI VỤ THUỘC UBND HUYỆN THAN UYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.26 KB, 48 trang )

Tòng Thị Dương
Lớp: ĐH QTVP K1A
MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................................1

Báo cáo thực tập


Tòng Thị Dương
Lớp: ĐH QTVP K1A
BẢNG TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ,cụm từ viết tắt

Từ,cụm từ đầy đủ

1
2
3
4
5

HDND
UBND
CBCC
CVP
VTLLNN

Hội đồng nhân dân
Uỷ ban nhân dân


Cán bộ công chức
Chánh văn phòng
Văn thư lưu trữ nhà nước

Báo cáo thực tập


Tòng Thị Dương
Lớp: ĐH QTVP K1A
LỜI NÓI ĐẦU
Văn phòng là bộ máy của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thu thập, xử lý
thông và tổng hợp thông tin phục vụ lãnh đạo. Hiện nay nước ta đang bước vào
thời kỳ Công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước nên công tác văn phòng cũng
đóng góp phần rất lớn vào công tác xây dựng đất nước. Công tác văn phòng là
một công tác quan trọng đối với bất cứ một cơ quan nào, nó góp phần rất lớn
đến hoạt động của cơ quan. Công tác văn phòng thực hiện tốt sẽ là động lực thúc
đẩy sự phát triển của cơ quan, đơn vị.
Quản trị Văn phòng là một ngành rất rộng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu thực
tiễn của từng cơ quan, đơn vị. Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và
kỹ năng trong quá trình tổ chức và thực hiện những hoạt động và quản lý điều
hành của cơ quan, tổ chức. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tổ chức một đợt
cho sinh viên khoa Quản trị Văn phòng được đi thực tập ngành nghề tại các cơ
quan, tổ chức nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ sau khi ra trường và rèn luyện ý
thức cho sinh viên sau khi ra trường là ‘’học thật,thi thật để sau này ra trường
làm việc thật”.
Công tác văn thư là hoạt động thông tin bằng văn bản, phục vụ cho lãnh
đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành công việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các
tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân. Thông
tin là một yếu tố góp phần lớn trong việc hoạt động quản lý Nhà nước, thông tin
được lưu giữ bằng nhiều hình thức như: truyền miệng, khắc trên phiến đá, gỗ,...

để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và truyền kinh nghiệm cho các thế hệ
sau.Hoạt động quản lý Nhà nước bằng thông tin trước kia được hiểu theo khái
niệm nôm na là một công việc mang tính chung chung là công việc sổ sách, giấy
tờ. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển và từng bước chiếm vị trí quan trọng
trong xã hội và công việc sổ sách, giấy tờ cũng được hiểu cụ thể hơn bằng cái
tên mới là công tác văn thư. Công tác văn thư ngày càng khẳng định vị trí quan
trọng của mình trong hoạt động quản lý Nhà nước nói chung và của từng cơ
quan nói riêng.Cũng là một bộ phận quan trọng trong hoạt động văn phòng, bao
Báo cáo thực tập

1


Tòng Thị Dương
Lớp: ĐH QTVP K1A
gồm những công việc như sau: xây dựng văn bản, quản lý và giải quyết văn bản,
quản lý và sử dụng con dấu.Công tác văn thư có ý nghĩa quan trọng trong việc
đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết phục vụ
cho quản lý Nhà nước nói chung và của mỗi cơ quan nói riêng. Công tác quản lý
Nhà nước đòi hỏi phải có đầy đủ thông tin cần thiết, được cung cấp từ nhiều
nguồn khác nhau, trong đó nguồn thông tin chủ yếu và chính xác nhất là thông
tin bằng văn bản.Công tác văn thư được làm tốt sẽ góp phần giải quyết công
việc được nhanh chóng, chính xác, năng suất, chất lượng, đúng chính sách, chế
độ, giữ gìn bí mật của Đảng, Nhà nước.Công tác văn thư đảm bảo giữ lại đầy đủ
mọi hoạt động của cơ quan cũng như hoạt động của cá nhân giữ trách nhiệm
khác nhau trong cơ quan. Công tác văn thư đảm bảo giữ gìn đầy đủ hồ sơ, tài
liệu, tạo điều kiện làm tốt công tác lưu trữ.
Qua thời gian 7 tuần thực tập (từ ngày 04/1 đến ngày 11/03/2016 ) tại
phòng Nội Vụ Huyện Than uyên được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn và tạo
điều kiện để tôi có thêm kinh nghiệm thâm nhập thực tế công việc, củng cố thêm

phần kiến thức vẫn còn thiếu và nâng cao trình độ. Vận dụng lý luận, kiến thức
đã học tại trường mà thầy cô đã trang bị vào thực tiễn và rèn luyện kỹ năng
chuyên môn, nghiệp vụ để có thêm kiến thức, kinh nghiệm để phục vụ cho công
việc hiện tại của bản thân.Theo kế hoạch của Nhà trường, khoa Quản trị văn
phòng cùng sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ phòng Nội
Vụ huyện Than Uyên nơi tôi thực tập. Tôi đã có 7 tuần tìm hiểu kỹ hơn về nội
dung công tác nghiệp vụ văn thư ở phòng Nội vụ huyện Than uyên. Trong
nghiệp vụ văn thư gồm có: xây dựng và ban hành văn bản; quản lý giải quyết
văn bản đi – đến; quản lý và sử dụng con dấu; lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào
kho lưu trữ cơ quan.
Với bài báo cáo của mình, tôi xin được trình bày cụ thể một trong những
nội dung nghiệp vụ văn thư trên là Công tác quản lý văn bản đi của cơ quan. Lý
do tôi chọn chuyên đề này vì tôi thấy đây là một chuyên đề hay và thú vị. Văn
bản đi là những văn bản do chính cơ quan soạn thảo, ban hành và quản lý. Làm
Báo cáo thực tập

2


Tòng Thị Dương
Lớp: ĐH QTVP K1A
tốt công tác này sẽ giúp chi các khâu nghiệp vụ khác được tốt hơn.Được sự giúp
đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ trong cơ quan cùng với vốn kiến thức
đã được trang bị ở trường, trong quá trình nghiên cứu chuyên đề của bản thân,
tôi cũng gặp được nhiều thuận lợi, tiếp cận với thực tế để hiểu sâu hơn về công
tác văn thư và công tác quản lý văn bản đi là việc thống kê số lượng văn bản đi
trong ngày và việc sắp xếp và bảo quản sử dụng văn bản lưu tốt. Bên cạnh
những thuận lợi đó thì còn khóa học.Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy cô
trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức là
những bài giảng trên lớp và những ví dụ sát với thực tế để chúng em tích luỹ

được kiến thức làm hành trang khi bước vào cuộc sống. Em xin gửi lời cảm ơn !
Sự quan tâm giúp đỡ của các cán bộ, lãnh đạo của phòng Nội vụ huyện
Than uyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi được tiếp xúc với thực tế công việc để
tìm hiểu kỹ hơn và phát hiện ra những thiếu xót mà mình.Cuối cùng tôi xin chân
thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đợt thực tập và
củng cố kiến thức, kinh nghiệm để phục vụ cho công việc cũng như học tập của
bản thân sau này!

Báo cáo thực tập

3


Tòng Thị Dương
Lớp: ĐH QTVP K1A
PHẦN I
KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA UBND HUYỆN THAN UYÊN
 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN THAN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU
Than Uyên là huyện thuộc Tỉnh Lai Châu. Có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông giáp huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai, Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái.
- Phía Tây giáp huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La
- Phía Nam giáp huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái, huyện Mường La
tỉnh Sơn La
- Phía Bắc giáp huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu.
- Phía Đông Bắc giáp huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai.
- Phía Đông Nam giáp huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái.
- Phía Tây Nam giáp huyện Mường La tỉnh Sơn La
Từ ngày 01/01/2008 huyện Than Uyên có 12 đơn vị hành chính trực
thuộc.Than Uyên là một vùng đất lòng chảo, nằm ở phía tây dãy núi Hoàng Liên
Sơn, được hình thành 3 khu vực rõ rệt:

- Khu vực phía Đông là sườn núi phía Tây của dải núi Phan Xi Păng, núi
cao địa hình hiểm trở, độ dốc lớn.
- Khu vực phía Tây là đồi núi thấp thuộc dãy Pu San Cáp độ cao từ 600
-1.800m.
- Khu vực giữa: Chạy dọc theo Quốc lộ 32 từ Phúc Than đến Khoen On,
một thung lũng có cấu tạo là những đồi núi xen lẫn với những dải đồng bằng có
độ cao từ 500 – 650 m so với mặt biển.
- Tính đến ngày 31/12/2008, tổng số người toàn huyện là: 55.299
khẩu,Tổng số hộ: 10.516 hộ.
- Huyện Than Uyên có 10 dân tộc anh em:
- Kinh 1.987 hộ 7.252 khẩu (13,1%).
- Thái 7.273 hộ 40.450 khẩu (73,2%).
- Mông 920 hộ 5.829 khẩu (10,5%).
Báo cáo thực tập

4


Tòng Thị Dương
Lớp: ĐH QTVP K1A
- Khơ Mú 226 hộ 1.261 khẩu (2,3%).
- Dao 59 hộ 321 khẩu (0,6%).
- Dân tộc khác 51 hộ 161 khẩu (0,3%). 7. Dân tộc Tày 8. Dân tộc Lào 9.
Dân tộc Cao Lan
- Dân tộc Nùng.
- Sông Nậm Mu chảy qua huyện với chiều dài 160 km, có độc dốc lớn là
nguồn năng lượng vô tận cho việc phát triển thuỷ điện ở địa phương. Năm 2005,
khởi công xây dựng hai công trình thủy điện lớn trên sông là Bản Chát (xã
Mường Kim), công suất 220 MW và Huội quảng (xã Khoen On) có công suất
520 MW.Trên các nhánh sông cũng đã xây dựng các công trình thủy điện khác

như Nậm Mở 3 (công suất 10 MW, xã Khoen On), Nậm Mở 2.... Tại những nơi
đây khi đóng dập thủy điện Huội quảng và thủy điện bản Chát, nước dâng gập
đã tạo những hòn Đảo sơn phong cảnh tuyệt đẹp, đã có những tua du khách theo
dọc bờ sông để tìm kiếm ngắn những bông hoa Đỗ Quyên tuyệt đẹp, hay thưởng
thức món ăn địa phương (Cá cơm nướng ống nứa), cùng người dân nơi đây đánh
bắt thủy sản đây là nguồn Tài Nguyên phục vụ cho công tác du lịch của huyện,
tỉnh nhà.Diện tích đất nông nghiệp và đồng cỏ khá lớn gần 40.000 ha, nhất là
cánh đồng Mường Than, lớn thư 3 vùng Tây Bắc (nhát Thanh, nhì Lò, tam
Than, tứ Tấc) có tiềm năng cho việc phát triển nông nghiệp nhất là trồng trọt cây
lương thực, cây công nghiệp chè và chăn nuôi gia súc, trong đó trồng và sản
xuất chè là kinh tế mũi nhọn của Than Uyên.Than Uyên còn có nhiều tài
nguyên, văn hoá giàu sắc thái địa phương.Tại xã Phúc Than huyện Than Uyên là
cái nôi của gió, Gió theo hướng Bắc - Nam. Nơi đây là nơi lý tưởng cho việc
xây dựng nhà máy điện bằng năng lương sạch (Gió).
Là huyện có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế nông nghiệp, có cánh
đồng Mường Than lớn thứ 3 vùng Tây Bắc với diện tích hơn 2.000 ha; có 2 thủy
điện lớn là: Bản Chát có công suất 220 MW và Huổi Quảng có công suất 560
MW, đang được xây dựng. Nền kinh tế của huyện những năm qua tiếp tục được
duy trì và có sự tăng trưởng khá, GDP năm 2012 đạt 16,6%; thu nhập bình quân
Báo cáo thực tập

5


Tòng Thị Dương
Lớp: ĐH QTVP K1A
đầu người đạt 9,5 triệu/người/năm; tỷ lệ giảm nghèo đạt 8,57%. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng đã xác định, một số ngành, lĩnh vực bước đầu đã có sự
phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo
hướng tập trung gắn với chế biến và phát huy lợi thế từng vùng. Tạo sự chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và xây dựng nông thôn mới. Cơ cấu đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng từng bước được đổi mới phù hợp với hướng chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của địa phương, đến nay 100% các xã trong huyện có đường đến
trung tâm xã; 83,33% xã, thị trấn có điện lưới quốc gia (năm 2012). Văn hóa xã hội tiếp tục được quan tâm chỉ đạo có những chuyển biến tích cực. Sự nghiệp
giáo dục - đào tạo có sự phát triển khá, chất lượng giáo dục - đào tạo từng bước
được nâng lên, 100% số xã, thị trấn được công nhận xóa mù chữ; phổ cập giáo
dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở (năm 2012). Công tác chăm
sóc sức khỏe nhân dân được coi trọng. Các hoạt động văn hóa - xã hội có những
bước chuyển mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong
huyện từng bước được nâng cao. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn
định và giữ vững. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch,
vững mạnh được đẩy mạnh, đạt những kết quả quan trọng, niềm tin của cán bộ,
đảng viên và nhân dân các dân tộc đối với sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi
mới đất nước được củng cố. Phát huy truyền thống huyện Anh hùng, Đảng bộ,
nhân dân các dân tộc Than Uyên đang nỗ lực quyết tâm xây dựng Than Uyên
ngày càng giàu đẹp.
1.1. Chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan
kiến tập
1.1.1 Chức năng của ủy ban nhân dân huyện Than Uyên
- Văn phòng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Huyện giúp việc cho
thường trực HDND,UBND Huyện Than Uyên
- Văn phòng chịu trách nhiệm trước thường trực HDND,UBND Huyện
điều hòa phối hợp các hoạt động chung giữa các phòng ban chuyên môn,UBND
các xã,thị trấn.Tổng hợp tham mưu cho UBND Huyện thực hiện chúc năng quản
Báo cáo thực tập

6


Tòng Thị Dương

Lớp: ĐH QTVP K1A
lý nhà nước ở địa phương,phục vụ hoạt động giám sát của HDND Huyện,phục
vụ sự chỉ đạo điều hành của chủ tịch UBND Huyện,đảm bảo các điều kiện vật
chất cho hoạt động của thường trực HDND,UBND Huyện,chủ tịch UBND
Huyện
- Văn phòng có tư cách pháp nhân ,có con dấu riêng được mở khoản tại
kho bạc theo quy định của pháp luật
- Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của
Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
- Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng
cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội,
củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
- Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương,
góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà
nước từ trung ương tới cơ sở.
1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
Trong việc thi hành pháp luật, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện những
nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc
chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà
nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
- Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn;
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn;
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của pháp
luật;
Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính, Ủy ban
nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng

Báo cáo thực tập

7


Tòng Thị Dương
Lớp: ĐH QTVP K1A
nhân dân theo quy định của pháp luật;
- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp trên;
- Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp
của Ủy ban nhân cấp trên;
- Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;
- Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành
chính ở địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp
trên xem xét, quyết định.
Trong lĩnh vực kinh tế, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân
sách nhà nước, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp để trình Hội đồng
nhân dân quyết định.
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban
nhân dân xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết
của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quy
định của pháp luật;
- Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn.
- xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế trong mỗi năm.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và đất đai,
Ủy ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chương trình khuyến khích phát

triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương trình Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các chương trình sau
khi được phê duyệt.
- Phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác
Báo cáo thực tập

8


Tòng Thị Dương
Lớp: ĐH QTVP K1A
lâm sản, phát triển ngành, nghề đánh bắt cá nuôi trồng và chế biến thủy hải sản;
- Thực hiện giao đất, cho thêu đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia
đình, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của pháp
luật;
- Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Ủy ban nhân dân xã,
thị trấn;
Trong việc thi hành pháp luật, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện những
nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc
chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà
nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
- Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn;
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn;
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của pháp
luật;
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Ủy ban
nhân dân huyện có những nhiệm vụ sau:

- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và
tôn giáo;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao về các chương trình, kế
hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn đặc biệt;
- Quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng,
tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái những quy định của pháp
luật và chính sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thông tin và thể dục thể
thao, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y tế,
trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khỏe nhân dân;
Báo cáo thực tập

9


Tòng Thị Dương
Lớp: ĐH QTVP K1A
- Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ
cập giáo dục, quản lý các trường học; thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục
trên địa bàn; chỉ đạo việc xóa mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn
giáo viên, quy chế thi cử;
- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hóa, giáo dục, thông
tin, thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau
khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tổ chức, chỉ đạo việc day nghề, giải quyết việc làm cho người lao động;
tổ chức thực hiện phong trào xóa đói giảm nghèo.
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn
xã hội, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quả
thiên tai, bão lụt;
- Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ
sản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương;
- Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập
ngũ, giao quân, việc hoãn, miễn phi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường
hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý
hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;
- Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ
an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Ủy ban
nhân dân huyện có những nhiệm vụ sau:
- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và
tôn giáo;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao về các chương trình, kế
hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn đặc biệt;
Báo cáo thực tập

10


Tòng Thị Dương
Lớp: ĐH QTVP K1A
- Quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng,
tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái những quy định của pháp
luật và chính sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
1.1.3. cơ cấu tổ chức của ủy ban nhân dân huyện Than Uyên
Chủ tịch UBND huyện:

Phó Chủ tịch UBND huyện:
Phó Chủ tịch UBND huyện:
Phó Chủ tịch UBND huyện:
Các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện:
Phòng Tài Nguyên và Môi Trường.
Phòng Công Thương.
Phòng Nội Vụ.
Phòng Thanh Tra.
Phòng Tư Pháp.
Văn Phòng UBND huyện.
Phòng Văn Hóa - Thông Tin.
Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội.
Phòng Giáo Dục.
Phòng Nông Nghiệp.
Phòng Tài chính - kế hoạch.
Phòng Y tế.
Sơ đồ tổ chức bộ máy cơ quan( xem phụ lục 01)
1.2. Khảo sát tình hình tổ chức, quản lý, hoạt động công tác hành
chính văn phòng của UBND Huyện Than Uyên
1.2.1. Tổ chức và hoạt động của văn phòng
- Tổ chức tốt việc thực hiện củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy huyện theo
quy định của pháp luật, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên;
- Củng cố, nâng chất đội ngũ cán bộ, công chức quận, phường và đặc biệt
đối với đội ngũ cán bộ, công chức phường, phấn đấu đạt tỷ lệ 100% có trình độ
Báo cáo thực tập

11


Tòng Thị Dương

Lớp: ĐH QTVP K1A
chuyên môn đạt chuẩn, phù hợp chức danh theo quy định.
- Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý cán bộ, công chức theo quy định của
Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn liên quan
- Tổ chức, hướng dẫn các cơ quan đơn vị thuộc UBND huyện, UBND các
xã thực hiện tốt công tác cải cách hành chính tập trung vào nội dung cải cách thủ
tục hành chính tại quận, phường; xây dựng, áp dụng và cải tiến các quy
trình quản lý theo Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO nhằm nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đem lại sự thuận tiện, giảm thiểu phiền
hà cho người dân.
- Tổ chức, hướng dẫn các cơ quan đơn vị thuộc UBND huyện, UBND các
xã thực hiện tốt công tác thi đua- khen thưởng trên địa bàn quận nhằm khuyến
khích, động viên kịp thời tổ chức, cá nhân lập thành tích xuất sắc trong các
phong trào thi đua yêu nước theo định kỳ, đột xuất trong thời gian tới.
- Tổ chức, hướng dẫn các đơn vị có liên quan thực hiện tốt công tác quản
lý nhà nước đối với công tác tôn giáo, đảm bảo các hoạt động sinh hoạt tôn giáo
trên địa bàn huyện đúng quy định của pháp luật.
- Công tác cải cách hành chính được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả
thông qua việc triển khai, quán triệt các văn bản của Trung ương, của tỉnh về
công tác cải cách hành chính.
- Việc ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện cải cách hành
chính đang được thực hiện khẩn trương; công tác rà soát, đơn giản hóa thủ tục
hành chính đang được các phòng, ban, đơn vị trực thuộc thực hiện thường xuyên.
- Cơ chế một cửa tại cơ quan ngày càng được hoàn thiện, phát huy được
hiệu quả, cơ sở vật chất, phòng làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
được quan tâm đầu tư, nâng cấp, bố trí chỗ nơi khang trang, rộng rãi, thoáng
mát; từng bước đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tiếp nhận, giải
quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, hiệu quả đáp ứng yêu cầu giải quyết
công việc của cơ quan, đơn vị, cá nhân.
- Tổ chức bộ máy cơ quan được sắp xếp kiện toàn, phát huy hiệu quả

Báo cáo thực tập

12


Tòng Thị Dương
Lớp: ĐH QTVP K1A
trong công việc; chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được
nâng cao; công tác kiểm tra, khảo sát tình hình thực hiện công tác cải cách hành
chính được thực hiện thường xuyên.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng
Nội vụ huyện Than Uyên
1.2.2.1. Chức năng
- Phòng nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, là
cơ quna tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về các lĩnh vực: Tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp
nhà nước , cải cách hành chính, chính quyền địa phương, địa giới hành chính,
cán bộ công chức, viên chức nhà nước, cán bộ công chức xã, phường, thị trấn,
hội tổ chức phi chính phủ, văn thư-lưu trữ nhà nước, tôn giáo, thi đua khen
thưởng, công tác thanh niên.
- Phòng nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu
sự chỉ đạo, quản lý toàn diện, trực tiếp của ủy ban nhân dân huyện, đồng thời
chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ.
1.2.2.2. Nhiệm vụ quyền hạn
- Trình ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ thị, quy hoạch,
kế hoạch dài hạn, năm năm và hành năm tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật sau khi được phê duyệt, thong tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
 Về công tác Nội vụ:
- Tham mưu xây dựng bộ máy tổ chức.

- Tham mưu giúp ủy ban nhân dân huyện quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chyên môn, quy chế làm việc của các
xã, thị trấn thuộc UBND Huyện theo hướng dẫn của ủy ban nhân dân tỉnh và
Sở Nội vụ.
- Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức. Trình ủy
ban nhân dân huyện quyết định hoặc tham mưu ủy ban nhân dân huyện trình
cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan, đơn
Báo cáo thực tập

13


Tòng Thị Dương
Lớp: ĐH QTVP K1A
vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội, tổ chức liên ngành cấp huyện theo quy định
của pháp luật.
 Về quản lý và sử dụng biên chế.
- Tham mưu giúp chủ tịch ủy ban nhân dân huyện hang năm phân bố chỉ
tiêu biên chế hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế
- Tham mưu UBND huyện đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quy định
đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức đơn vị sự nghiệp, các hội, tổ
chức xã hội thuộc ủy ban nhân dân huyện và UBND xã.
 Về công tác xây dựng chính quyền địa phương.
- Giúp ủy ban nhân dân huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực
hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân theo phân công
của ủy ban nhân dân huyện và hướng dẫn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Hướng dẫn các quy trình, thẩm định hồ sơ về bầu cử các chức danh
HĐND và UBND để trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của
pháp luật

- Tham mưu giúp ủy ban nhân dân huyện xây dựng đề án thành lập mới,
sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính, quản lý hồ sơ mốc giới, bản
đồ địa giới hành chính và kiểm tra đánh giá các hoạt động của chính quyền các
xẫ, thị trấn (thôn, bản, tổ dân phố) trên địa bàn huyện
- Giúp ủy ban nhân dân huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp
báo cáo việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp, xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
- Về quản lý cân bộ, công chức, viên chức.
- Tham mưu giúp ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý tuyển dụng,
sử dụng, điều động, bổ nhiệm lại, bầu cử, nhận xét, đánh giá, thực hiện chính
sách, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với
các bộ, công chức, viên chức huyện các xã, thị trấn (kể cả cán bộ không chuyên
trách) theo phân cấp của tỉnh.
 Về công tác cải cách hành chính.
- Giup ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ
quan chuyên môn cùng cấp và ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn thữ hiện công tác
cải cách hành chính ở địa phương.
Báo cáo thực tập

14


Tòng Thị Dương
Lớp: ĐH QTVP K1A
- Tham mưu giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các biện pháp đẩy
mạnh cải cách hành chính trên địa bàn huyện, tổng hợp công tác cải cách hành
chính ở địa phương báo cáo ủy ban nhân dân huyện và Sở Nội vụ.
- Gíup ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức
hoạt động của hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn.


Báo cáo thực tập

15


Tòng Thị Dương
Lớp: ĐH QTVP K1A
 Về công tác văn thư - lưu trữ.
- Hướng dẫn kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hành
chế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ, chuyên môn, nghiệp
vụ về thu thập bảo vệ, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các
cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện.
 Về công tác tôn giáo.
- Giup ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo,hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức
thực hiện các chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về tôn
giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn.
- chủ trì phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của ủy ban
nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.
 Về công tác thi đua khen thưởng.
- Tham mưu,đề xuất với ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức các phong
trào thu đua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà
nước trên địa bàn huyện, làm nhiệm vụ thường trực của hội đồng thi đua – khen
thưởng huyện.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch nội dung thi đua,
khen thưởng trên địa bàn huyện, xây dựng, quản lý và sử dụng quỹ thi đua khen
thưởng theo quy định của pháp luật.
 về công tác thanh niên .
- Trình ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ thị, quy hoạch,
kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, chương trình, biện pháp tổ chức thực

hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác thanh niên.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thanh niên và
công tác thanh niên sau khi phê duyệt.
- Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh niên và
công tác thanh niên được giao.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm
Báo cáo thực tập

16


Tòng Thị Dương
Lớp: ĐH QTVP K1A
về công tác nội vụ theo thẩm quyền.
- thực hiện công tác thống kê, thong tin, báo cáo chủ tịch ủy ban nhân dân
huyện và giám đốc sở nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên
địa bàn
- Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khao học, công nghệ, xây dựng hệ
thống thong tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ
trên địa bàn.
- Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán
bộ, công chức, viên chức, thuộc phạm vi quản lý của phòng Về công tác Nội vụ:
- Tham mưu xây dựng bộ máy tổ chức.
- Tham mưu giúp ủy ban nhân dân huyện quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức các cơ quan chyên môn, quy chế làm việc của các xã, thị
trấn thuộc UBND Huyện theo hướng dẫn của ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Nội
vụ.
- Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức. Trình ủy ban
nhân dân huyện quyết định hoặc tham mưu ủy ban nhân dân huyện trình cấp có

thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan, đơn vị sự
nghiệp, các tổ chức xã hội, tổ chức liên ngành cấp huyện theo quy định của pháp
luật.
1.2.2.3. cơ cấu tổ chức
Phòng nội vụ có trưởng phòng, phó trưởng phòng và công chức
Trưởng phòng nội vụ chịu trách nhiện trươc ủy bna nhân dân, chủ tịch ủy
ban nhân dân huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn được giao và toàn bộ hoạt động của phòng nội vụ
Bộ phận tổ chức bộ máy cán bộ huyện, xẫ, tổ chức hội, công tác thanh
niên
Bộ phận cải cách hành chính, văn thư lưu trữ, quy chế dân chủ và cơ sở
Bộ phận thi đua khen thưởng
Báo cáo thực tập

17


Tòng Thị Dương
Lớp: ĐH QTVP K1A
Biên chế phòng nội vụ do chủ tịch ủy ban nhân dân huyện quyết định giao
cho tổng biên chế hành chính của huyện
1.2.2.4. Tổ chức thực hiện
Giao cho trưởng phòng nội vụ căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của phòng chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ theo quy
định
Phòng nội vụ có trách nhiệm xây dựng quy chế làm việc theo quy định
của pháp luật, bố trí sắp xếp công việc từng bộ phận chuyên môn theo hướng
chuyên môn hóa chức năng, nhiệm vụ đảm bảo chất lượng hiệu quả các hoạt
động
Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy của văn phòng (xem phụ lục 02)

1.2.3. Xác định vị trí việc làm và xây dựng bản mô tả công việc các vị
trí trong văn phòng
Bản mô tả công việc:
Đ.C: Bùi Huy huấn
• Về công tác Nội vụ
Tham mưu xây dựng bộ máy tổ chức.Tham mưu giúp ủy ban nhân dân
huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chyên
môn, quy chế làm việc của các xã, thị trấn thuộc UBND Huyện theo hướng dẫn
của ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Nội vụ.Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải
thể các tổ chức. Trình ủy ban nhân dân huyện quyết định hoặc tham mưu ủy ban
nhân dân huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể
các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội, tổ chức liên ngành cấp huyện
theo quy định của pháp luật.
Đ/C: Phùng Thanh Trang
• Về quản lý và sử dụng biên chế
- Tham mưu giúp chủ tịch ủy ban nhân dân huyện hang năm phân bố chỉ
tiêu biên chế hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế
- Tham mưu UBND huyện đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quy định
Báo cáo thực tập

18


Tòng Thị Dương
Lớp: ĐH QTVP K1A
đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức đơn vị sự nghiệp, các hội, tổ
chức xã hội thuộc ủy ban nhân dân huyện và UBND xã.
Đ/C: Đỗ Hải Cường
• Về công tác xây dựng chính quyền địa phương

- Giúp ủy ban nhân dân huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức
thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân theo phân
công của ủy ban nhân dân huyện và hướng dẫn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Hướng dẫn các quy trình, thẩm định hồ sơ về bầu cử các chức danh
HĐND và UBND để trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp
luật
- Tham mưu giúp ủy ban nhân dân huyện xây dựng đề án thành lập mới,
sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính, quản lý hồ sơ mốc giới, bản
đồ địa giới hành chính và kiểm tra đánh giá các hoạt động của chính quyền các
xẫ, thị trấn (thôn, bản, tổ dân phố) trên địa bàn huyện.
Gíup ủy ban nhân dân huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo
cáo việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp, xã, thị trấn trên địa bàn huyện .
Đ/C Nguyễn Thị Nhàn
• Về quản lý cân bộ, công chức, viên chức
Tham mưu giúp ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý tuyển dụng, sử
dụng, điều động, bổ nhiệm lại, bầu cử, nhận xét, đánh giá, thực hiện chính sách,
đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với các
bộ, công chức, viên chức huyện các xã, thị trấn (kể cả cán bộ không chuyên
trách) theo phân cấp của tỉnh
Đ/C Đỗ Thị Hương
• Về công tác cải cách hành chính
- Giúp ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ
quan chuyên môn cùng cấp và ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn thữ hiện công tác
Báo cáo thực tập

19


Tòng Thị Dương

Lớp: ĐH QTVP K1A
cải cách hành chính ở địa phương.
- Tham mưu giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các biện pháp đẩy
mạnh cải cách hành chính trên địa bàn huyện, tổng hợp công tác cải cách hành
chính ở địa phương báo cáo ủy ban nhân dân huyện và Sở Nội vụ.
- Giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức
hoạt động của hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn.
Đ/C: Nguyễn Thị Hạnh
• Về công tác văn thư - lưu trữ
- Hướng dẫn kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hành
chế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ, chuyên môn, nghiệp
vụ về thu thập bảo vệ, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các
cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện.
Đ/C: Nguyễn Văn Toàn
• Về công tác tôn giáo
- Giúp ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo,hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức
thực hiện các chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về tôn
giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn.
- chủ trì phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của ủy ban
nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Đ/C Hoàng Đình Thu
• Về công tác thi đua khen thưởng
- tham mưu,đề xuất với ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức các phong
trào thu đua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà
nước trên địa bàn huyện, làm nhiệm vụ thường trực của hội đồng thi đua – khen
thưởng huyện.
- hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch nội dung thi đua,
khen thưởng trên địa bàn huyện, xây dựng, quản lý và sử dụng quỹ thi đua khen
thưởng theo quy định của pháp luật.

Báo cáo thực tập

20


Tòng Thị Dương
Lớp: ĐH QTVP K1A
• Về công tác thanh niên
- Trình ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ thị, quy hoạch,
kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, chương trình, biện pháp tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác thanh niên.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thanh niên và
công tác thanh niên sau khi phê duyệt.
- Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh niên và
công tác thanh niên được giao.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm
về công tác nội vụ theo thẩm quyền.
- thực hiện công tác thống kê, thong tin, báo cáo chủ tịch ủy ban nhân dân
huyện và giám đốc sở nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên
địa bàn .
- Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khao học, công nghệ, xây dựng hệ
thống thong tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ
trên địa bàn
- Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán
bộ, công chức, viên chức, thuộc phạm vi quản lý của phòng Nội Vụ.

Báo cáo thực tập

21



Tòng Thị Dương
Lớp: ĐH QTVP K1A
PHẦN II
TÌM HIỂU VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC VĂN
THƯ TẠI PHÒNG NỘI VỤ THUỘC UBND HUYỆN THAN UYÊN
 Khái quát chung về công tác văn thư
Đối với phòng Nội vụ huyện Than uyên công tác văn thư có vai trò đặc
biệt quan trọng. như chúng ta đều biết mỗi cơ quan, tổ chức có chức năng,
nhiệm vụ riêng nhưng đều có một đặc điểm chung là trong quá trình hoạt động
đều sản sinh những giấy tờ liên quan và những văn bản, tài liệu có giá trị đều
được lưu giữ lại để tra cứu, sử dụng khi cần thiết. Bởi đây là những bản gốc, bản
chính, là căn cứ xác nhận sự việc đã xảy ra và có giá trị pháp lý rất cao. Việc
soạn thảo, ban hành văn bản đã quan trọng, việc lưu trữ, bảo quản an toàn và
phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ còn quan trọng hơn nhiều. Do đó, khi các cơ
quan, tổ chức được thành lập, công tác văn thư, lưu trữ sẽ tất yếu được hình
thành vì đó là huyết mạch trọng hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức. Công tác
văn thư nhằm đảm bảo thông tin bằng văn bản phục vụ kịp thời cho việc lãnh
đạo, quản lý điều hành công việc, cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, ảnh
hưởng trực tiếp tới việc giải quyết công việc hằng ngày, tới chất lượng và hiệu
quả hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức.
Mặc dù công tác văn thư đã có từ rất lâu, tồn tại song song với chiều dài
lịch sử của dân tộc, chiều dài lịch sử hình thành của các cơ quan, tổ chức và
trách nhiệm thực hiện thuộc về tất cả các cá nhân trong một cơ quan, tổ chức.
Nhưng hiện nay, trong suy nghĩ của không ít người, công tác này hình như mới
có từ một vài năm trở lại đây và đó chỉ là công việc sự vụ, giấy tờ đơn thuần của
những người làm văn thư, lưu trữ nên chưa có những quan tâm, chú trọng, đầu
tư xứng đáng. Đây là suy nghĩ, là quan niệm chưa đúng khi đánh giá về công tác
văn thư cần thiết phải được nhìn nhận lại.

Như chúng ta đã biết, công tác văn thư bao gồm các nội dung như: Quản
lý văn bản đến, văn bản đi, quản lý và sử dụng con dấu, lập hồ sơ.... Theo đó,
Báo cáo thực tập

22


Tòng Thị Dương
Lớp: ĐH QTVP K1A
việc tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao văn bản đến, văn bản đi, quản lý, sử dụng
con dấu, phát hành văn bản đi là trách nhiệm của người làm văn thư; việc cho ý
kiến chỉ đạo, phân phối giải quyết văn bản đến, ký văn bản để phát hành thuộc
thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan, tổ chức; việc soạn thảo văn bản, lập hồ sơ
là trách nhiệm của mỗi cá nhân khi được giao giải quyết công việc… Như vậy
để thấy rằng, tất cả các cá nhân, từ thủ trưởng đến nhân viên trong cơ quan, tổ
chức đều tham gia thực hiện các nội dung của công tác văn thư, chịu trách
nhiệm với công việc được giao và để khẳng định rằng công tác văn thư không
phải của riêng những người làm văn thư.
Cũng với suy nghĩ, công tác văn thư, chỉ là công việc sự vụ, giấy tờ,
không quan trọng nên không ít người đánh giá không đúng đối với những người
làm công tác văn thư, lưu trữ mà không biết được rằng họ là những người hy
sinh thầm lặng. Chúng ta cứ nhìn vào kết quả A, kết quả B của nhiều người mà
quên mất rằng để đạt được những kết quả đó, có phần đóng góp không nhỏ của
những người làm văn thư, lưu trữ. Để văn bản đến được chuyển giao đúng thời
gian, văn bản đi phát hành kịp thời, tài liệu lưu trữ được giữ gìn, bảo quản, hệ
thống khoa học, thuận lợi cho việc tra cứu, cung cấp thông tin… thì những
người làm công tác này luôn nổ lực, tận tình, cẩn thận, chu đáo, miệt mài nhưng
cũng không ít áp lực, khổ cực. Thế nhưng, những đóng góp của họ lại chưa được
ghi nhận xứng đáng.
Hơn nữa, đối với không ít người, công việc được giao đã giải quyết xong

là hết trách nhiệm mà chưa ý thức được rằng phải lập hồ sơ, quản lý đối với
những văn bản, tài liệu được hình thành và cũng không nghĩ rằng những tài liệu
hôm nay sẽ có giá trị cho mai sau nên chưa có ý thức trân trọng, bảo vệ tài liệu
những tài liệu đó. Hiện nay, không ít tài liệu được hình thành trong hoạt động
của các cơ quan, tổ chức được chất đống, bỏ trong bao tải, thùng cattong… Nếu
không có sự cần cù, không có sự đóng góp của những người làm lưu trữ thì
chúng ta sẽ kiếm tìm được thông tin gì từ những đống tài liệu này và liệu những
tài liệu đó có trở nên có ý nghĩa? Tài liệu lưu trữ thực sự có ý nghĩa khi được
Báo cáo thực tập

23


×