Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

LUẬN án TIẾN sỹ xây DỰNG THẾ TRẬN LÒNG dân TRONG LỊCH sử VIỆT NAM từ THẾ kỷ x đến THẾ kỷ XIX copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.13 KB, 113 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lòng dân mà cốt lõi là tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, ý chí quật
cường... của cả dân tộc được khơi dậy, quy tụ dưới ngọn cờ của giai cấp tiến bộ, là
một yếu tố cơ bản để phát huy cao độ sức mạnh vô địch của Việt Nam trong công
cuộc giữ nước.
Thực hiện “chúng chí thành thành”, cả nước chung sức, toàn dân đánh giặc,
dân tộc ta đã đứng vững trước những kẻ thù xâm lược rất hung hãn, tàn bạo. Có thể
khẳng định, TTLD là một bí quyết để giành thắng lợi, là một nét độc đáo của nghệ
thuật giữ nước của dân tộc Việt Nam trong lịch sử. Điều này được khẳng định, thể hiện
rõ nét trong giai đoạn đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc từ thế kỷ X đến
thế kỷ XIX.
Ngày nay, nhiệm BVTQ Việt Nam XHCN đang đặt ra những yêu cầu rất
mới, rất cao đối với nền QPTD trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù, đặc biệt
là trước những đòn đánh hiểm độc của chiến lược “diễn biến hòa bình” kết hợp bạo loạn
lật đổ và răn đe quân sự của chúng đối với cách mạng nước ta. Hiện nay, “nạn tham
nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một
nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta” [6, tr. 76] gây mất niềm tin trong quần
chúng nhân dân. Tình hình và nhiệm vụ BVTQ trong giai đoạn cách mạng mới đòi hỏi
chúng ta phải không ngừng củng cố, xây dựng TTLD, giữ vững ổn định chính trị - xã
hội, đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, tập trung mọi
tinh thần và lực lượng để bảo vệ và xây dựng thành công CNXH trên đất nước ta.
Vì vậy, nghiên cứu TTLD trong công cuộc giữ nước của dân tộc, đặc biệt
trong mười thế kỷ đấu tranh bảo vệ nền độc lập, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, để vận
dụng xây dựng TTLD trong điều kiện hiện nay là một vấn đề có ý nghĩa to lớn vừa cơ
bản vừa cấp bách.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, dưới những góc độ khác nhau về
công cuộc giữ nước của dân tộc từ thế kỷ XIX trở về trước, nhất là những công trình
nghiên cứu ở trong nước. Có thể kể tên một số công trình: “Về tài thao lược của dân tộc
Việt Nam”; “Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc”; “Tìm hiểu về tổ


tiên ta đánh giặc”; “Việt Nam ba lần đánh Nguyên toàn thắng”... Những công trình này
đề cập khá sâu sắc, toàn diện về sự nghiệp giữ nước của dân tộc. Tuy nhiên, cho đến
nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, cơ bản về TTLD trong công
cuộc giữ nước của dân tộc ta từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX.


3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.
Mục tiêu của đề tài: Trên cơ sở phân tích quá trình xây dựng TTLD trong
công cuộc giữ nước của dân tộc Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX thông qua những
sự kiện lịch sử tiêu biểu nhằm khái quát đặc trưng và một số bài học kinh nghiệm, mang
tính quy luật về xây dựng TTLD, từ đó kiến nghị một số vấn đề về xây dựng TTLD
trong sự nghiệp BVTQ Việt Nam XHCN hiện nay.
Nhiệm vụ của đề tài:
- Phân tích quá trình xây dựng TTLD trong công cuộc giữ nước của dân
tộc ta từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX.
- Khái quát đặc trưng của TTLD và một số bài học kinh nghiệm, mang
tính quy luật về xây dựng TTLD trong công cuộc giữ nước của dân tộc Việt Nam
từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX.
- Kiến nghị một số vấn đề về xây dựng TTLD trong sự nghiệp BVTQ Việt
Nam XHCN hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đề tài nghiên cứu một số bài học kinh nghiệm về xây dựng TTLD trong
công cuộc giữ nước của dân tộc Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về BVTQ, về chiến tranh quân
đội, nhất là về vai trò của nhân tố CT - TT, của quần chúng nhân dân trong công cuộc
xây dựng và củng cố quốc phòng, BVTQ.
Đề tài dựa vào nguồn sử liệu đã được công bố chính thức trong các tác
phẩm, công trình khoa học, bài viết về lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản là: lịch sử và lôgíc, phân tích
và tổng hợp, so sánh, tổng kết, phương pháp chuyên gia...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Những kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ truyền thống giữ nước của
dân tộc, làm phong phú thêm tri thức về BVTQ. Đây cũng là một vấn đề có ý nghĩa
quan trọng cần được kế thừa và phát triển trong việc xây dựng nền QPTD hiện nay.
Đề tài còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy
cả ở trong và ngoài quân đội.


7. Kết cấu của đề tài: Gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kiến nghị, kết
luận và danh mục tài liệu tham khảo.
Chương 1
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG THẾ TRẬN LÒNG DÂN TRONG CÔNG
CUỘC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XIX
Nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong lịch sử chống ngoại xâm
là thực hiện CTND, lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn. Đây là bí quyết giành thắng lợi
từ trước đến nay của dân tộc ta trước mọi kẻ thù hung bạo có tiềm lực kinh tế, quân sự
lớn mạnh hơn. Bí quyết giành thắng lợi đó không thể không dựa vào yếu tố cả nước
đồng lòng, toàn dân một ý chí, quyết tâm đánh giặc cứu nước, được xây dựng trên nền
tảng vững chắc là khối đại đoàn kết toàn dân. Phải chăng đây là nội dung cốt lõi của
TTLD - một đặc điểm nổi bật trong công cuộc giữ nước của dân tộc Việt Nam? Và,
khái niệm TTLD tuy mới xuất hiện, nhưng hình hài và nội dung cơ bản của nó đã từng
được biểu hiện trong lịch sử?
Sức mạnh to lớn cho phép một nước nhỏ đánh thắng mọi kẻ thù lớn mạnh
hơn nhất thiết phải là sức mạnh “cử quốc nghênh địch”, “Bách tính giai binh”, sức mạnh
của cả dân tộc đứng lên đánh giặc. Vì vậy, trong công cuộc giữ nước, ông cha ta trước
kia cũng như Đảng cộng sản Việt Nam ngày nay không chỉ thuần túy dựa vào LLVT,
dựa vào quân đội (tuy rất quan tâm đến xây dựng LLVT, xây dựng quân đội, coi đó là
lực lượng nòng cốt của sự nghiệp giữ nước), mà còn dựa vào lực lượng của nhân dân cả

nước, dựa vào sự đồng tâm nhất trí của cả dân tộc, dựa vào thế và lực toàn diện, cả vật
chất và tinh thần của đất nước. Trong đó, sức mạnh của lòng dân luôn luôn được coi là
yếu tố quyết định trong công cuộc giữ nước.
Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, người anh hùng của ba lần đánh thắng
quân Nguyên ở thế kỷ XIII đã từng đề nghị vua Trần thực hiện “chúng chí thành thành”,
coi đó là bức thành vững chắc BVTQ. Tư tưởng này đã trở thành luận điểm có tính chất
kinh điển trong kho tàng lý luận quân sự Việt Nam. Chính ông đã nhiều lần dùng đến
chữ “lòng dân”, “đồng lòng”, đồng thời nhấn mạnh cần phải “khoan thư sức dân” để có
được “lòng dân”, tạo nên “đồng lòng”, coi đó là “thượng sách giữ nước”.
Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, nhà chính trị quân sự kiệt xuất trong
cuộc kháng chiến chống quân Minh ở thế kỷ XV, đã nhận thức sâu sắc vai trò của nhân
dân đối với công cuộc giữ nước chống ngoại xâm. Ông cho rằng chở thuyền cũng là
dân, lật thuyền cũng là dân; đồng thời chỉ ra trong chiến tranh thì phải đoàn kết một
lòng “hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” để tụ tập “bốn phương mạnh lệ”; khi hòa
bình thì phải nuôi dưỡng sức dân “để nơi thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán hận
sầu than”.


Người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, trên đường đi chống giặc Thanh, trong
cuộc duyệt binh lớn tại Nghệ An đã kêu gọi quân dân cả nước “đồng tâm hiệp lực”
chống quân thù. Do vậy, sức mạnh của quân Tây Sơn tăng lên gấp bội, ngay kẻ thù cũng
phải thừa nhận quân Tây Sơn “hợp lại đông như kiến cỏ, thế lực ồ ạt như nước triều
dâng” [10, tr. 354].
Như vậy là, tư tưởng của ông cha ta về quy tụ lòng dân, thực hiện cả nước
chung sức, chung lòng đánh giặc trên cơ sở đoàn kết toàn dân, đã phác họa nên nội dung
cơ bản của TTLD.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, trên cơ sở nhận thức đúng đắn vai trò của
quần chúng nhân dân trong lịch sử, đã phát huy cao độ sức mạnh của mọi tầng lớp nhân
dân, của cả dân tộc làm nên những thắng lợi vĩ đại, ghi vào lịch sử nước nhà như những
mốc son chói lọi nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói đến “lòng dân”, “lòng

người”, “đại đoàn kết toàn dân”. Theo Người, để tạo sự đoàn kết toàn dân, muôn người
như một, “chỉ một ý chí”, “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không
chịu làm nô lệ”, “không có gì quý hơn độc lập tự do” thì phải có chính sách hợp lòng
dân, vì con người, vì nhân dân, trong thời bình cũng như thời chiến. Người nhấn mạnh:
“Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức thành đồng xung quanh Tổ quốc, dù
địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải
thất bại” [11, tr.150]. Hình tượng “bức thành đồng” khi nói về sự đoàn kết, đồng tâm
hiệp lực của đồng bào cả nước không những nói lên sức mạnh to lớn và vững chắc của
sự đồng tâm, đoàn kết ấy, mà còn cho ta thấy một cách rõ ràng diện mạo của một thế
trận trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, một thế trận có vẻ như
trừu tượng, nhưng thật là sống động, cụ thể trong hiện thực - TTLD.
Những năm gần đây trên văn đàn lý luận quân sự, nhiều tướng lĩnh quân đội
ta và nhiều nhà khoa học, trong các công trình và bài viết của mình, đã đề cập đến thuật
ngữ TTLD với tư cách là một nội dung cơ bản của nền QPTD, của thế trận quốc phòng an ninh BVTQ Việt Nam XHCN.
Khi trình bày thế trận quốc phòng - an ninh, Trung tướng, PGS, TS Nguyễn
Hải Bằng đã cho rằng TTLD như là một nội dung cơ bản của thế trận quốc phòng - an
ninh và nhấn mạnh “thời bình thì có chính sách khoan thư sức dân, quy tụ và động viên
phong trào toàn dân tham gia xây dựng và củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh Tổ
quốc” [19, tr. 2]. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà nêu rõ “khâu quan trọng
nhất cần coi trọng là xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, bao gồm xây dựng cơ sở
chính trị - xã hội, xây dựng thế trận lòng dân...” [18, tr. 3]. Trong bài viết về nhiệm vụ
quốc phòng - an ninh trước thềm Đại hội IX của Đảng, một lần nữa đồng chí Bộ trưởng
nhấn mạnh: “Đặc biệt chú ý xây dựng cơ sở chính trị - xã hội, thế trận lòng dân của nền
quốc phòng toàn dân” [17, tr. 17].
Từ những quan điểm trên, có thể thấy mặc dù TTLD là một thuật ngữ mới,
nhưng những nội dung cơ bản của nó đã dần dần được hình thành trong lịch sử chống


ngoại xâm của dân tộc ta. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi thời đại khác nhau, mức độ
của việc quan tâm đến dân, xây dựng và phát huy sức mạnh lòng dân, phát huy vai trò

của nhân dân trong sự nghiệp giữ nước có khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào tính chất
tiến bộ và phương pháp của lực lượng lãnh đạo xã hội, lãnh đạo cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm của dân tộc.
TTLD là một thuật ngữ ghép của hai từ “thế trận” và “lòng dân”. Thế trận là
một từ dùng trong lĩnh vực quân sự, phản ánh sự tổ chức, bố trí lực lượng để tiến hành
chiến tranh và hoạt động tác chiến. Còn lòng dân thực chất là tinh thần của nhân dân, là
nhận thức, tư tưởng, niềm tin, thái độ, tình cảm, ý chí, nguyện vọng... của nhân dân.
Lòng dân thì bao giờ cũng có, nhưng lòng dân hướng về đâu, bị phân hóa thành các xu
hướng khác nhau hay được quy tụ thống nhất vì sự nghiệp chung của quốc gia - dân tộc,
vì lợi ích của chính nhân dân thì lại là vấn đề khác. Điều đó phụ thuộc vào bản chất giai
cấp và mục đích chính trị của lực lượng đề ra và thực hiện chính sách đối với dân. Xây
dựng TTLD là quy tụ, xây dựng nhân tố tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân trong công
cuộc giữ nước trên cơ sở khối đại đoàn kết dân tộc. Đó chính là nhân tố CT - TT của
nhân dân được quy tụ và phát huy, tạo thành sức mạnh chiến thắng kẻ thù.
Với cách hiểu như vậy, ngày nay TTLD là chỗ dựa vững chắc, nguồn sức
mạnh CT - TT của nền QPTD. TTLD là một bộ phận trong thế trận chung của cả nước,
gắn kết tất cả các vùng, các lĩnh vực hoạt động của mọi tầng lớp nhân dân hướng vào
mục tiêu BVTQ XHCN. Vì vậy, ngay những lực lượng hoạt động độc lập tuy “xa dân”
(xa nơi dân ở), như hoạt động trên không của bộ đội Không quân, trên biển của bộ đội
Hải quân, nhưng sức mạnh, chỗ dựa của các chiến sĩ không quân và hải quân vẫn có
nguồn gốc không những trực tiếp từ TTLD ở địa bàn đóng quân và nơi hoạt động, mà
còn có cội nguồn vững chắc từ thế trận chung của cả nước. Họ chiến đấu không đơn
độc, mà đằng sau họ là cả dân tộc, là niềm tin, ý chí, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân
được quy tụ vào nhiệm vụ BVTQ; đồng thời bản thân họ cũng mang ý chí quyết tâm
của quê hương, đất nước vào trận đánh. Nhân dân vừa là nguồn sức mạnh vật chất, vừa là
nguồn sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ trực tiếp chiến đấu chống quân thù. TTLD là
yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh tổng hợp để BVTQ XHCN. TTLD cần được hiểu như thế,
thì việc xây dựng TTLD mới trở thành một nhiệm vụ trọng yếu của sự nghiệp xây dựng
QPTD, không nơi nào có thể “trắng” TTLD. Thật là chính xác khi Đảng ta khẳng định:
“Sức mạnh BVTQ là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống

chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức
mạnh của lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân với sức mạnh của lực lượng và thế
trận an ninh nhân dân” [6, tr. 117].
Trên cơ sở những dữ liệu bước đầu về nội dung cơ bản của TTLD, cần
nghiên cứu lịch sử giữ nước của dân tộc ta để tìm ra những biểu hiện của TTLD, từng
nội dung của nó được hình thành ra sao, mức độ và tính chất như thế nào. Đó là quá
trình tái hiện hình hài, nội dung cụ thể của TTLD trong lịch sử. Làm được như vậy sẽ
trả lời được câu hỏi: trong lịch sử giữ nước của dân tộc ta có TTLD hay không, nội


dung cụ thể của nó như thế nào và nó có vai trò gì trong lịch sử chống ngoại xâm của
dân tộc, ông cha ta đã làm như thế nào để xây dựng TTLD, góp phần làm rõ nét đặc sắc,
độc đáo trong nghệ thuật giữ nước của dân tộc ta, từ đó vận dụng và phát huy nó trong
sự nghiệp BVTQ Việt Nam XHCN hiện nay.
Trong mấy ngàn năm hình thành và phát triển của dân tộc ta, quá trình dựng
nước luôn gắn liền với quá trình giữ nước. Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu và những
hạn chế về nguồn sử liệu, Ban đề tài chỉ khảo sát TTLD trong lịch sử giữ nước từ thế kỷ
X đến thế kỷ XIX, lịch sử của chế độ phong kiến Việt Nam ở kỷ nguyên Đại Việt. Kỷ
nguyên này bao gồm hai giai đoạn lớn: Giai đoạn một từ thế kỷ X đến thế kỷ XV - giai
đoạn đang lên của chế độ phong kiến Việt Nam; giai đoạn hai, từ thế kỷ XVI đến thế kỷ
XIX - giai đoạn suy vong vủa chế độ phong kiến Việt Nam.
1.1. Xây dựng thế trận lòng dân trong công cuộc giữ nước của dân tộc
Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV.
Lịch sử giữ nước của dân tộc ta trải qua bao thăng trầm biến cố, luôn phải
đương đầu với các thế lực xâm lược hùng mạnh và tàn bạo, muốn thôn tính và đồng hóa
chúng ta. Tổ tiên chúng ta đã kiên cường chống giặc giữ nước, nhưng chỉ giành được
thắng lợi khi lực lượng lãnh đạo dân tộc biết rõ sức mạnh của nhân dân, dựa vào dân,
chăm lo xây dựng các nguồn lực từ dân, tạo nên TTLD.
Truyền thuyết kể rằng, vua An Dương, trong cảnh thái bình dựng nước đã
chủ quan, không thấy hết âm mưu của kẻ thù, không dựa vào dân mà quá tin vào thành

quách, quân đội, tên đồng nỏ liễu, sao nhãng sự cố kết dân tộc, vì vậy đã thất bại khi
quân thù tiến đánh. Đó là một bài học cay đắng dẫn tới thảm họa cho dân tộc hơn một
ngàn năm dưới ách đô hộ của các thế lực phong kiến phương Bắc.
Không chịu cảnh nước mất nhà tan, nhân dân ta liên tục đứng lên dưới ngọn
cờ khởi nghĩa của các vị anh hùng dân tộc mà tiêu biểu là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý
Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền... Có
thể nói, các cuộc đấu tranh anh dũng và bền bỉ của dân tộc ta chống lại kẻ thù xâm lược
đã diễn ra dưới mọi hình thức, lúc âm ỷ, khi bùng lên kéo dài suốt mười thế kỷ, hy sinh
bao xương máu để tự giải phóng mình, cuối cùng đã giành thắng lợi, mở ra một kỷ
nguyên mới - kỷ nguyên độc lập của dân tộc. Nhưng lịch sử cũng đặt ra những thách
thức mới đối với sự nghiệp xây dựng và BVTQ, đòi hỏi các triều đại phong kiến Việt
Nam lúc này phải biết củng cố khối đoàn kết dân tộc, xây dựng TTLD vững chắc, làm
cơ sở chống lại các thế lực xâm lược phương Bắc.
Nghiên cứu quá trình xây dựng TTLD trong giai đoạn từ thế kỷ X đến thế
kỷ XV, căn cứ vào những sự kiện lịch sử tiêu biểu, có thể chia làm 4 thời kỳ dưới đây.
1.1.1. Xây dựng thế trận lòng dân trong thế kỷ X
Đối với dân tộc ta, thế kỷ X là thế kỷ giành được độc lập và đấu tranh để giữ
vững nền độc lập non trẻ, xây dựng nhà nước thống nhất. Thế kỷ này gắn với các cuộc
kháng chiến chống xâm lược Nam Hán và cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất.


Thế kỷ X là thế kỷ có rất nhiều biến động lịch sử. Đất nước độc lập nhưng
lúc đầu chưa thống nhất bởi nạn cát cứ. Các triều đại phong kiến (dòng họ) thay nhau trị
vì đất nước, nhưng chỉ trong thời gian ngắn (không quá vài thập kỷ), nên chưa đủ thời
gian thực hiện những ý tưởng xây dựng đất nước về mọi mặt. Mặc dù vậy, để đáp ứng
yêu cầu củng cố nền độc lập, chống ngoại xâm và thống nhất Tổ quốc, các vương triều
phong kiến non trẻ cũng đã ý thức được ở mức độ nhất định vị trí, vai trò của quần
chúng nhân dân, bước đầu xây dựng TTLD.
Ngay từ thập kỷ đầu của thế kỷ, khi lên nắm triều chính (907) Khúc Hạo
(con Khúc Thừa Dụ) đã thực hiện đường lối “thân dân” với chủ trương: “Chính sự cốt

chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui” [13, tr. 188]. Nghĩa là không
khắt khe quá với nhân dân, chống bọn tham quan ô lại - sản phẩm của ngàn năm Bắc
thuộc để lại, không làm phiền hà, sách nhiễu nhân dân, tạo ra cuộc sống “an cư lạc
nghiệp” cho dân chúng. Theo đó, các chủ trương cụ thể về cải cách hành chính, quản lý
xã hội, cải cách điền địa, thuế khóa đều được thực hiện. Về sau, Dương Đình Nghệ,
Ngô Quyền cũng thực hiện các biện pháp “thân dân” theo đường lối chính trị trên.
Đường lối chính sách “thân dân” ở nửa đầu thế kỷ X của các triều đại phong
kiến nước ta đã tạo ra cơ sở chính trị - xã hội thuận lợi để đoàn kết các tầng lớp nhân
dân, bước đầu xây dựng TTLD. Nhờ vậy mà các thế lực phong kiến tiến bộ, được sự
ủng hộ của nhân dân, đã đánh bại hai cuộc xâm lược của quân Nam Hán (930 và 938).
Trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ hai do Ngô
Quyền lãnh đạo, những hình thái biểu hiện của TTLD đã xuất hiện rõ nét và khẳng định
sức mạnh của nó trong sự nghiệp giữ nước. Trước nạn ngoại xâm, thanh niên đã hăng
hái tham gia vào đội quân đánh giặc, làm cho quân đội của Ngô Quyền từ một đội binh
của một châu (ái Châu), nhanh chóng trở thành một quân đội dân tộc. Nhân dân vùng
Đông Bắc còn lưu truyền mãi truyện 38 chàng trai làng Gia Viễn (An Hải, Hải Phòng)
tự vũ trang theo Ngô Quyền đánh giặc. Trai tráng các làng Lâm Đông (Thủy Nguyên,
Hải Phòng), Đằng Châu (Kim Động, Hải Dương) nô nức mang vũ khí, thuyền bè đến
đầu quân Ngô Quyền. Toàn dân ở vùng Đông Bắc đều tham gia kháng chiến. Người
khỏe thì vào các đội dân binh chiến đấu, chặt cây đóng cọc trên sông Bạch Đằng. Người
yếu thì đóng góp lương thảo, thuyền bè và phục vụ binh sĩ. Sự đóng góp sức người, sức
của và ý chí đánh giặc của nhân dân đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng lịch sử cuối
938, vĩnh viễn xóa bỏ mưu đồ xâm lược nước ta của quân Nam Hán. Nhà sử học Lê
Văn Hưu đã nhận xét: “Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của đất Việt mà phá
được trăm vạn quân của Lưu Bằng Thao, mở nước xưng Vương, làm cho người phương
Bắc không dám lại sang nữa” [13, tr.202].
Những thập kỷ cuối của thế kỷ X, vào thời Đinh - Lê, triều đình đã thực hiện
nhiều chính sách tiến bộ để động viên, quy tụ nhân dân vào công cuộc giữ nước, làm
cho TTLD có sự phát triển hơn so với nửa đầu thế kỷ. Sau khi dẹp loạn 12 xứ quân,
thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế và bắt tay vào xây dựng nhà

nước trung ương tập quyền. Ông tiếp tục thực hiện các chính sách “thân dân”, quan tâm
đến cày cấy và lo việc “yên dân”. Đinh Bộ Lĩnh mất, Lê Hoàn lên ngôi trong lúc nhà


Tống đang ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta. Để củng cố đất nước vừa được thống
nhất và đối phó với giặc ngoại xâm, nhà Lê đã đề ra các chính sách nhằm tăng cường
khối đoàn kết dân tộc, làm cho “trên dưới cùng lòng, lòng dân không chia”, cả nước hợp
sức chống giặc.
Lê Hoàn đã chú trọng phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp bảo
đảm đời sống nhân dân, tạo cơ sở kinh tế - xã hội quy tụ lòng dân. Việc nhà vua đi cày,
tịch điền - một nghi lễ của nhà nước phong kiến Việt Nam - thể hiện sự gần dân và
khuyến khích việc cày cấy, bắt đầu có từ đây (987). Nông nghiệp được mùa kéo theo sự
phát triển công thương nghiệp. Nhiều con đường lớn, sông đào được xây dựng vào cuối
thế kỷ X. Lê Hoàn còn cho đúc tiền “Thiên phúc thông bảo” (984) để nhân dân tiện mua
bán giao lưu, đồng thời khẳng định quyền lực của nhà nước và tính độc lập thống nhất
của quốc gia.
Về chính trị, Lê Hoàn ra sức xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Trước hết là
loại bỏ các hiềm khích trong nội bộ triều đình, phá tan âm mưu chia rẽ nội bộ ta của
giặc Tống. Trên cơ sở đó củng cố quyền lực của nhà nước thống nhất, tuyển dụng người
hiền tài, động viên trai tráng trong dân chúng tham gia quân đội và các đội vũ trang địa
phương. Đối với quân đội thường trực, Lê Hoàn cho kiểm điểm dân số để lấy quân.
Quân chỉ được gọi khi cần, lúc bình thường thì ở nhà cày cấy. Đây là hình thức manh
nha của chính sách “ngụ binh ư nông” ở các triều đại sau.
Với những chính sách trên, Lê Hoàn đã thu phục được nhân tâm ngay trong
nội bộ giai cấp thống trị và dân chúng trăm họ, tạo lập được TTLD trong cuộc chiến
tranh chống quân xâm lược Tống năm 981. Vì vậy gần 10 vạn quân Tống hùng hổ, ào ạt
tiến vào nước ta đã bị quân dân ta đánh cho tan tành.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống là thắng lợi của ý chí tự lập tự
cường, của sức mạnh vật chất và tinh thần, sự đoàn kết của nhân dân Đại Cồ Việt trước
mưu đồ bành trướng xâm lược của phương Bắc. Sau này (1300), Trần Quốc Tuấn đã

nhận xét: “Thời Đinh - Lê, dùng được người hiền lương, đất phương Nam mới mạnh mà
phương Bắc thì mỏi mệt suy yếu, trên dưới cùng lòng, lòng dân không chia, dựng thành
Bình Lỗ, mà phá được quân Tống” [13, tr. 236].
Như vậy, trong buổi đầu bảo vệ nền độc lập, nhà nước phong kiến Việt
Nam ở thế kỷ X đã thấy được vai trò, sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ
nước, thực hiện một số chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội đương
thời, đáp ứng được nguyện vọng của dân, tập hợp đoàn kết được dân. Đó là cơ sở
chính trị - xã hội để thống nhất dân tộc và đánh thắng các thế lực phong kiến
phương Bắc xâm lược. Hình hài ban đầu của TTLD ở thế kỷ X là điểm xuất phát
quan trọng cho việc xây dựng TTLD của các nhà nước phong kiến Đại Việt trong
các thế kỷ sau.
1.1.2. Xây dựng thế trận lòng dân trong thế kỷ XI - XII.


Thế kỷ XI - XII, nước ta bước vào thời kỳ phát triển rực rỡ của một quốc
gia độc lập thống nhất, thời kỳ mở đầu cho nền văn minh Đại Việt. Thời kỳ này gắn
với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ hai do triều Lý lãnh đạo.
Tiếp tục những chính sách tiến bộ của các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, nhà Lý
đã ra sức chăm lo xây dựng đất nước về mọi mặt, thi hành các chính sách thân dân,
chăm lo phát triển sản xuất và đời sống của muôn dân, nhằm “cố kết nhân tâm”, củng cố
vững chắc TTLD để xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngay từ khi lên ngôi, rời đô từ Hoa
Lư về Thăng Long, Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) đã xuống chiếu lệnh cho những người
trốn chạy hoặc phiêu tán (thời Lê Long Đĩnh) trở về quê cũ, ra lệnh đại xá, cấp quần áo,
lương thực, thuốc men và cử người đưa về quê đối với những tù nhân bị Ngọa Triều
giam giữ. Tất cả những người bị tù tội, phiêu tán trở về đều được cấp ruộng đất để cày
cấy. Để giúp “con dân” khắc phục khó khăn, đói kém, Lý Thái Tổ đã ra lệnh xá thuế 3
năm liền cho cả nước (1011 - 1013), xóa nợ cho những người mồ côi, già yếu, góa
chồng... Sau đó, những năm được mùa hay có việc vui, triều đình lại lệnh xóa hoặc
giảm tô, thuế cho thiên hạ...
Sức kéo cho nông nghiệp ở thời kỳ này được nhà nước rất quan tâm. Năm

1123, vua Lý Nhân Tông xuống chiếu: “trâu là vật quan trọng cho việc cày cấy, lợi cho
người không ít... không được giết trâu ăn thịt, ai làm trái thì sẽ bị trị tội theo pháp luật”
[8, tr. 204]. Nhà nước ban hành luật lệ nghiêm khắc để bảo vệ trâu bò, vừa giữ được trật
tự xã hội, vừa đảm bảo nguồn sức kéo cho nền kinh tế thuần nông, góp phần làm cho
mùa màng tươi tốt, làng xóm yên vui.
Trên cơ sở chế độ nhà nước trung ương tập quyền, các triều đình phong
kiến ban hành nhiều chính sách nhằm xác định quyền sở hữu tối cao của nhà nước
về ruộng đất. Tuy các chính sách liên quan đến ruộng đất đều thể hiện tính giai cấp rõ
rệt, nhưng mặt tích cực của nó là khuyến khích phục hóa, khai hoang mở mang diện
tích canh tác, dân chúng được an cư, lạc nghiệp, đáp ứng được một phần nguyện
vọng của nhân dân trong điều kiện chế độ phong kiến.
Do điều kiện địa lý, khí hậu nước ta nên sản xuất nông nghiệp, cũng như đời
sống nói chung của nhân dân, thường bị thiên tai đe dọa, đặc biệt là nạn lụt hàng năm.
Lụt là một nguyên nhân gây ra đói kém và làm cho nhiều người phải tha phương cầu
thực. Để khắc phục tình trạng trên, từ đầu thế kỷ XI các vua nhà Lý đã chú trọng đến đê
điều và công việc trị thủy. Đến đầu thế kỷ XII các địa phương gần sông lớn đều có đê
phòng lụt. Việc đắp đê trị thủy ở những thế kỷ này cũng như suốt chiều dài lịch sử của
dân tộc ta, là yêu cầu tất yếu của công cuộc dựng nước và giữ nước. Những gì nhà Lý
làm đã hạn chế được tác hại ghê gớm của lũ lụt, làm cho mùa màng tốt tươi, đời sống
nhân dân no đủ trong thanh bình. Vì thế, người dân gắn bó với quê hương, đất nước
mình.
Để đảm bảo vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ đất nước, nhà Lý đã thực hiện
chính sách “ngụ binh ư nông” trong tổ chức quản lý quân đội. Quân đội Đại Việt từ thế
kỷ XI đến thế kỷ XII được tổ chức tương đối chính quy gồm cấm quân và quân các Lộ,


Phủ. Quân thường trực khoảng 10 vạn, được chia làm 5 phiên để luân phiên nhau về
cày cấy tự cấp. Chính sách “ngụ binh ư nông” một mặt giải quyết được nhân lực cho
sản xuất, tạo ra vật chất đảm bảo cuộc sống của hậu phương quân đội và đóng góp cho
nhà nước; mặt khác, làm cho mỗi người lính gắn bó với quê hương đồng ruộng, khi có

giặc thì “trăm họ là binh”, toàn dân đánh giặc.
Sự chăm lo phát triển sản xuất và đời sống dân sinh của các triều đại phong
kiến tiến bộ Đại Việt từ thế kỷ XI đến thế kỷ XII, qua một số chính sách nổi bật trên bắt
nguồn từ nhận thức của giai cấp thống trị lúc này là: “Xem sự đủ ăn là nguyện của dân,
lấy việc cày cấy là gốc của nước” [13, tr. 298 ]. Khi nhà nước có những chính sách
“thân dân”, lo nâng cao đời sống của dân, thì tinh thần “trung quân”, “ái quốc” của dân
chúng được tăng cường, đó là cơ sở để tập hợp, đoàn kết nhân dân, tạo ra TTLD trong
công cuộc giữ nước.
Cùng với những chính sách trên, nhà Lý rất coi trọng phát huy tinh thần yêu
nước, lòng tự hào dân tộc, đoàn kết nhân dân. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XII, dân tộc ta
phải đối mặt với kẻ thù phương Bắc là quân xâm lược Tống. Nhà Tống (960 - 1279) là
một trong những triều đại lớn của chế độ phong kiến Trung Quốc. Nước Tống là nước
lớn, có dân số đông nhất thế giới lúc bấy giờ. Sau thất bại của cuộc chiến tranh xâm
lược nước ta lần thứ nhất (981), chúng ráo riết chuẩn bị và tiến hành chiến tranh xâm
lược nước ta lần thứ hai với quy mô lớn hơn, tàn bạo hơn. Thủ đoạn của chúng rất xảo
quyệt, trong đó có việc liên kết với nước láng giềng phía Nam nước ta để đánh ta từ hai
đầu, mua chuộc lôi kéo các thủ lĩnh người dân tộc thiểu số phía Bắc nước ta làm nội
ứng, tạo bàn đạp tấn công v.v... Thực chất là giặc Tống tìm cách chia rẽ khối đoàn kết
toàn dân của Đại Việt để dễ bề thôn tính.
Nhà Lý đã có gần một thế kỷ xây dựng kinh tế, xã hội với các chính sách
“thân dân”, chăm lo phát triển kinh tế và đời sống của dân, làm cho “thế nước” thêm
vững, lòng dân thêm “trung”. Ở thời đại phong kiến, nước là vua, trung thành với vua là
trung thành với nước, là yêu nước. Giờ đây, trước họa giặc Tống xâm lăng, lòng “trung
quân ái quốc” đứng trước thử thách mới, đó là sự chiến đấu hy sinh vì xã tắc. Triều đình
nhà Lý đã bằng nhiều cách để dân chúng biết được âm mưu xâm lược nước ta của giặc
Tống, khơi dậy trong nhân dân truyền thống đánh giặc giữ nước của tổ tiên, khẳng định
vị thế, lòng tự hào, tự tin dân tộc. Tất cả nội dung trên được thể hiện cô đọng trong bài
“Thơ Thần” của Lý Thường Kiệt cuối thế kỷ XI:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư.
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.
(Sông núi nước Nam vua Nam ở, rành rành định phận ở sách trời. Cớ sao
lũ giặc sang xâm phạm, chúng bay sẽ bị đánh tơi bời).
áng văn trên được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, không
những có tác dụng động viên tinh thần to lớn, cổ vũ nhân dân đứng lên đánh đuổi quân


xâm lược Tống, mà còn khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc của nhân dân ta mãi
mãi về sau.
Để quy tụ được lòng dân, tạo sự đồng lòng trong hành động chống quân thù,
triều đình nhà Lý còn làm cho nhân dân ta, cả dân chúng và binh lính đối phương thấy
được sự chính nghĩa của cuộc chiến tranh chống giặc Tống xâm lược.
Trong cuộc tiến công đánh trước sang đất Tống để tự vệ, với tư tưởng “ngồi
yên đợi giặc đến sao bằng đánh trước để bẻ gẫy mũi nhọn của nó”, muốn cho nhân dân
hai nước ủng hộ và tin vào sự chính nghĩa của Đại Việt, Lý Thường Kiệt đã cho phân
phát bản “Lộ bố” khắp nơi nói rõ sự tàn bạo, hèn kém và mưu đồ xấu xa của vua quan
nhà Tống. “Lộ bố” khẳng định: “Nay bản chức vâng mệnh quốc vương, chỉ đường tiến
quân lên Bắc, muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt; chỉ có ý phân biệt quốc thổ, không
phân biệt chúng dân. Phải quét sạch nhơ bẩn, hôi tanh... Ta nay ra quân, cốt để cứu
muôn dân khỏi nỗi chìm đắm. Hịch văn truyền tới để mọi người cùng nghe. Ai nấy hãy
đắn đo, chớ mang lòng sợ hãi” [13, tr. 266].
Nhờ những việc làm trên, nhà Lý đã giành được sự ủng hộ của đông đảo
quần chúng nhân dân, không chỉ dân Đại Việt mà cả dân Tống, “dân Tống thấy lời
tuyên cáo đều vui mừng, đem trâu, rượu khao quân ta. Từ đó mỗi lúc dân Tống thấy
hiệu cờ Lý Thường Kiệt đằng xa, thì nói là quân của cha họ Lý người nước Nam...
Nhờ đó mà uy danh quân ta lan khắp nơi” [13, tr. 266].
Triều đình nhà Lý luôn chú ý xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Vấn đề đoàn
kết dân tộc ở vào thời điểm chuẩn bị chống quân xâm lược Tống cuối thế kỷ XI đã được
giải quyết tương đối tốt. Nhà nước phong kiến Đại Việt thời Lý đang độ đi lên, các

chính sách phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với yêu cầu của đất nước, nên không có
mâu thuẫn, đố kỵ lớn trong nội bộ quý tộc phong kiến. Mâu thuẫn giữa nhân dân với
giai cấp thống trị cũng tạm thời lắng xuống. Sự khó khăn của vấn đề đoàn kết toàn dân
lúc này là các dân tộc thiểu số ở vùng núi biên giới, xa kinh thành, lại luôn bị nhà Tống
mua chuộc lôi kéo với nhiều thủ đoạn thâm độc. Nhà nước Đại Việt đã ban chiếu vạch
rõ âm mưu, tội ác của giặc, trấn áp những kẻ ngoan cố tiếp tay cho giặc, các lực lượng
chống đối, có ý đồ cát cứ; đồng thời ban phát gạo, muối, vải lên miền núi cho nhân dân;
phong chức sắc cho thủ lĩnh dân tộc thiểu số; dùng quan hệ hôn nhân để kết thân với
một số tù trưởng có uy tín... (Lý Thái Tổ gả công chúa cho tù trưởng Giáp Thừa Quý,
Lý Thái Tông gả công chúa cho Thân Thiện Thái. Lý Thánh Tông gả công chúa cho
Thân Đạo Nguyên...). Với những biện pháp trên, nhà Lý đã thu phục được đa số những
người đứng đầu các dân tộc thiểu số, không chỉ bằng quan hệ vua - tôi, dân - nước, mà
bằng cả quan hệ gia đình. Trên cơ sở ấy thu phục được nhân tâm, đoàn kết được đồng
bào vùng sơn cước, tạo ra TTLD trong cả nước.
Quy tụ lòng dân và phát huy TTLD tạo nên sức mạnh chiến thắng kẻ
thù. Trong điều kiện chế độ phong kiến trung ương tập quyền đang trên đà phát triển,
thế nước đang lên, các triều đại phong kiến Đại Việt (chủ yếu là nhà Lý) đã thực hiện


nhiều chính sách thể hiện sự tích cực, chủ động xây dựng và phát huy TTLD trong công
cuộc giữ nước. TTLD thời kỳ này được xây dựng trên quy mô toàn quốc, hình thái biểu
hiện tương đối phong phú, thực sự mang lại sức mạnh cho quốc gia Đại Việt, nhất là
trong cuộc kháng chiến chống Tống 1075 - 1077.
Trong cuộc kháng chiến năm 1075 - 1077, những nơi giặc tràn qua, thế giặc
đang mạnh, dân chúng đã nhất loạt thực hiện kế “thanh dã”, vườn không nhà trống.
Quân của Quách Quỳ, Triệu Tiết không còn gì để cướp của, bắt người đã lâm vào cảnh
khốn khó, hoang mang. Về phía ta, nhân dân hăng hái đóng góp sức người và của cải
cho kháng chiến. Hàng vạn dân ở khắp các huyện, lộ trung du và đồng bằng châu thổ
sông Hồng đã cùng với binh sĩ xây dựng chiến tuyến Như Nguyệt dài tới 160 dặm (80
km) để chặn đánh quân thù. Nhân dân đã tích cực đưa con em vào quân đội trực tiếp

đánh giặc. Quân đội nhà Lý trước chiến tranh có khoảng 10 vạn, khi quân Tống xâm
lược đã nhanh chóng tăng lên 20 vạn. Ngoài ra còn có các đội dân binh, các đội quân
của các thủ lĩnh dân tộc thiểu số. Chính các đội quân của đồng bào dân tộc đã dũng cảm
đánh chặn, kìm chân quân giặc, quấy nhiễu, đánh tỉa phía sau lưng chúng, làm cho giặc
không lúc nào yên ổn. Tiêu biểu là các đội quân của Tôn Đản, phò mã Thân Cảnh
Phúc...
Sự đồng tâm hiệp lực của nhân dân và binh sĩ trên khắp mọi nơi đã chứng tỏ
một TTLD vững chắc trong kháng chiến, đây là điều kiện quan trọng để triều đình xác
định và thực hiện các ý đồ chiến lược, chiến thuật đánh giặc. Vì vậy mà chúng ta đã
nhanh chóng kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai với khí thế:
“Rầm rập ruổi quân cự địch, ầm ầm sấm động ra uy. Thành Ung châu ức ngàn quân giặc
tan tành như trận gió cuốn mây. Sông Như Nguyệt trăm vạn binh thù vỡ lở như mặt trời
đốt giá” [13, tr. 295]. Gần 40 vạn quân xâm lược Tống bị tiêu diệt (Kể cả Ung châu)
cùng hàng vạn tấn lương thảo, khí giới bị phá hủy. Nhà Tống đã tiêu tốn cho cuộc chiến
tranh này 5.190.000 lạng vàng, khiến cho sức mạnh quân sự, tiềm lực chiến tranh của
chúng suy giảm nghiêm trọng, phải từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, không những
bảo vệ được nền độc lập, chủ quyền quốc gia mà còn mang lại cho nhân dân Đại
Việt gần hai thế kỷ (1077 - 1285) hòa bình để xây dựng đất nước. Thắng lợi này do
nhiều nguyên nhân. Xét về mặt chính trị - xã hội, đây là thắng lợi của TTLD và theo
lôgích nó tạo khả năng tốt hơn cho việc xây dựng, củng cố TTLD trong sự nghiệp
xây dựng, BVTQ ở những thế kỷ sau.
1.1.3. Xây dựng thế trận lòng dân trong thế kỷ XIII - XVI.
Thế kỷ XIII - XIV là thời kỳ phát triển cực thịnh của quốc gia phong kiến
Đại Việt, thời kỳ hùng tráng của lịch sử dân tộc gắn với những chiến công hiển hách ba
lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông. Đây là thời kỳ phát triển cao của TTLD
trong điều kiện chế độ phong kiến trung ương tập quyền nhà Trần (1226 - 1400).
Vào những năm cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII, triều đại nhà Lý suy vong,
nhân dân sống cơ cực và bị các tập đoàn phong kiến lợi dụng sức người, sức của cho
các cuộc chinh phạt lẫn nhau. Triều Lý không còn đáp ứng được yêu cầu xây dựng, bảo



vệ đất nước. Nhà Trần thay thế nhà Lý. Vương triều Trần được thành lập 1226, đã
nhanh chóng củng cố chính quyền trung ương tập quyền và thống nhất quốc gia. Tiếp
đó là những nỗ lực tổ chức bộ máy nhà nước, phát triển kinh tế làm cho quốc gia Đại
Việt hùng mạnh.
Đặc biệt, nhà Trần tiếp thu và thực hiện những biện pháp xây dựng TTLD ở
các thế kỷ trước. Song cả về nhận thức và trên thực tế, các chính sách mà Trần đã thực
hiện có quy mô rộng lớn hơn và rất mạnh mẽ.
Nhà Trần đã nhận thức sâu sắc hơn vai trò của quần chúng nhân dân trong
công cuộc giữ nước với luận điểm nổi tiếng “chúng chí thành thành”. Kết cấu xã hội
thời Trần bao gồm nhiều đẳng cấp khác nhau, trên cùng là đẳng cấp quý tộc mà quyền
lợi gắn liền với thái ấp. Tiếp đó là đẳng cấp quan liêu sống dựa vào bổng lộc. Đẳng cấp
bình dân gồm những người không có chức tước gì, phần lớn là nông dân và thợ thủ
công tự do, đây là đẳng cấp đông đảo nhất trong xã hội. Đẳng cấp cuối cùng có thân
phận thấp kém nhất là nô tỳ. Quần chúng nhân dân ở đây có thể hiểu là tầng lớp bình
dân và nô tỳ.
Xã hội có giai cấp, đẳng cấp, tất nhiên là có mâu thuẫn giữa các giai cấp,
đẳng cấp đó. Nhưng ở buổi đầu của thời Trần, các mâu thuẫn này còn lắng dịu. Giai
cấp phong kiến quý tộc nhà Trần qua kinh nghiệm của các thế kỷ trước và qua cuộc
đấu tranh dựng nước và giữ nước ở thế kỷ XIII đã dần nhận thức sâu sắc hơn vai
trò to lớn của quần chúng nhân dân - những người thuộc đẳng cấp thấp của xã hội.
Họ biết rõ làm ra ngũ cốc nuôi sống thiên hạ là dân, đào sông, đắp đê là dân, xây
thành đắp lũy cũng là dân, khi có giặc cũng cần đến dân. Dân có giàu thì nước mới
thịnh, dân có “trung” thì vương triều mới bền, xã tắc mới vững.
Sự đánh giá vai trò sức mạnh của quần chúng nhân dân được Trần Quốc
Tuấn khái quát trong câu nói: “Chúng chí thành thành”. Nghĩa là ý chí của nhân dân là
bức thành. Bức thành che chắn mọi phong ba bão tố, bức thành ngăn chặn quân thù xâm
lược... Do vậy phải luôn chăm lo, giữ gìn bức thành lòng dân.
Từ những nhận thức trên, vua Trần và các quý tộc tiến bộ ngoài việc quan

tâm phát triển kinh tế, chăm lo đời sống dân sinh, còn luôn gần gũi nhân dân. Các vua
Trần giữ nhiều lối sống, phong cách của tầng lớp bình dân, thường “vi hành” để hiểu rõ
dân tình. Vào lúc thịnh trị nhất của nhà Trần, bài học về “thượng sách giữ nước” đã
được Trần Quốc Tuấn khái quát, đó là: “khoan dân lực dĩ vi thâm căn cố đế chi kế”.
Nghĩa là khoan sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc. Đây là biểu hiện của tư tưởng “dân vi
trọng”, “dân vi bản” trong hoàn cảnh nước Đại Việt ở giai đoạn này. Vì vậy mà nhà
Trần thu phục được lòng dân.
Nhà Trần đã tích cực xây dựng khối đoàn kết toàn dân, phát huy cao độ
TTLD trong công cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Nhà Trần rất chú trọng thực
hiện các chính sách đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp xã hội, các dân tộc trong quốc gia,
các lực lượng trong bộ máy nhà nước... để xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong đó, nhà


Trần đặc biệt chú ý tăng cường đoàn kết trong nội bộ giai cấp phong kiến quý tộc, các
hoàng thân quốc thích. Bộ phận quý tộc cầm quyền giai đoạn đang lên của nhà Trần đã
biết gạt bỏ những bất đồng, nghi kỵ, thậm chí là hận thù lẫn nhau, đặt lợi ích của non
sông xã tắc lên trên hết. Tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết ấy là Quốc Công Tiết Chế
Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Trước sự an nguy của quốc gia, Trần Quốc Tuấn đã
đặt chữ “trung” lên trên hết. Vì lợi ích của xã tắc, của trăm họ, ông đã chủ động xóa bỏ
hiềm khích với Trần Quang Khải. Mọi sự ngờ vực, bất đồng trong tôn thất được xóa bỏ.
Thay vào sự bất hòa là “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận”. Đó chính là hạt nhân
của sự đoàn kết dân tộc, của TTLD trong thời kỳ này.
Đoàn kết tướng sĩ trong quân đội như ruột thịt là nét nổi bật ở thế kỷ
XIII, dưới thời Trần. Tiếp thu việc xây dựng quân đội nhà Lý, nhà Trần rất chú ý
đến xây dựng lực lượng vũ trang, bao gồm quân chính quy và dân binh, quân của
các vương hầu, tù trưởng. Nhà Trần cũng xây dựng tổ chức lực lượng vũ trang theo
chính sách “ngụ binh ư nông”, nhưng với quy chế chặt chẽ hơn nhà Lý. Do vậy ở
thời Trần “trăm họ đều là binh”. Quân đội thường trực lúc thời bình không nhiều, vì
nhà Trần chủ trương: “Quân quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Binh pháp rất được chú
trọng, học tập binh pháp là nghĩa vụ bắt buộc của tướng sĩ. Tuy vậy, tướng tài quân

khỏe không phải là tất cả của sức mạnh. Nhà Trần ý thức rõ: muốn quân đội có sức
mạnh vô địch, phải kết hợp được nhiều yếu tố. Trong đó, quan trọng nhất là người
lính phải có trạng thái tinh thần, tư tưởng thật tốt, phải đoàn kết, thống nhất cao độ.
Vua quan và các tướng lĩnh nhà Trần rất chú trọng xây dựng quân đội về mặt này,
đặc biệt là xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa các tướng lĩnh và binh sĩ. Hưng Đạo
vương Trần Quốc Tuấn - người thống lĩnh quân đội thời Trần ở thế kỷ XIII, đã dạy
các tướng lĩnh: “Có thu được quân lính một lòng như cha con thì mới dùng được”
[13, tr. 335]. Nghĩa là người chỉ huy và người lính chiến đấu cho cùng một mục đích
phải hiểu nhau, thương yêu nhau, sống chết cùng nhau.
Để làm được việc này, người chỉ huy là người nắm giữ vị trí trung tâm, chủ
động. Các tướng lĩnh thời Trần rất nghiêm khắc, nhưng đồng thời lại rất gần gũi, thương
yêu và chăm lo đến đời sống tinh thần, vật chất của binh sĩ, tin tưởng và khoan dung đối
với họ như cha đối với con. Vì vậy mà người lính gắn bó với chỉ huy, nhất nhất theo
lệnh chỉ huy trong luyện tập và trong chiến đấu, lúc thắng lợi cũng như lúc gặp nạn.
Người lính tự nguyện chiến đấu hy sinh để bảo vệ quân vương, bảo vệ đất nước, coi đó
là nghĩa vụ thiêng liêng của mình.
Đội quân do Phạm Ngũ Lão chỉ huy là một trong các đội quân nổi tiếng về
tình “phụ tử” của quân đội Đại Việt thời Trần. Những đội quân tinh nhuệ, quả cảm và
gắn bó máu thịt như vậy luôn là nòng cốt, là chỗ dựa cho các đội dân binh, cho toàn dân
đánh giặc. Ở thế kỷ XIII - XIV, việc tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang, quân đội
thường trực như trên quả là một sáng tạo của ông cha ta.
Nhà Trần cũng rất coi trọng việc xây dựng ý chí quyết chiến, dám đánh giặc,
tự tin vào thắng lợi nhằm xây dựng, củng cố TTLD. Thời kỳ này, dân tộc ta phải đương
đầu với quân Nguyên Mông, đội quân xâm lược mạnh nhất, tàn bạo và thiện chiến nhất


lúc đó . Quân Mông Cổ đã từng xâm lược, nô dịch các dân tộc từ Á sang Âu, thôn tính
các quốc gia, tạo thành một đế quốc rộng lớn. Sau khi đánh bại nhà Tống (1279) lập nên
triều Nguyên, chủ nghĩa đại Mông kết hợp với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán càng trở
nên hung hãn. Trong quá trình xâm lược nước ta, quân Nguyên Mông liên tục dụ dỗ, đe

dọa triều đình nhà Trần. Cả ba lần tiến đánh, chúng đều chiếm được thành Thăng Long
và truy kích các vua Trần. Sức mạnh ban đầu của chúng đã làm không ít người hoang
mang. Một số quý tộc do khiếp đảm, lại bị mua chuộc, đã cam tâm làm tay sai cho giặc
như: Trần Kiện, Trần ích Tắc, Trần Tú Doãn, Trần Văn Lộng... Vì vậy, để đánh thắng
giặc phải củng cố được niềm tin và ý chí cho quần chúng nhân dân, trước hết là cho nội
bộ triều đình, quý tộc.
Triều đình nhà Trần đã làm cho quần chúng nhân dân thấy được bản chất
tàn bạo, ngông cuồng của kẻ thù và những điểm yếu chí mạng của chúng, khích lệ tinh
thần dân tộc, ý chí quyết đánh, quyết thắng cho tướng sĩ, cho quý tộc, quan lại và tầng
lớp dân chúng. “... Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, nước mắt đầm đìa, ruột
đau như cắt, chỉ giận không được ăn thịt nằm da, nuốt gan uống máu quân thù, tuy trăm
thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm...” [13,
tr. 374]. Tinh thần, ý chí của Trần Quốc Tuấn trong “Hịch Tướng sĩ” đã nhanh chóng
lan tỏa và biến thành tinh thần chung của cả dân tộc, trước hết là của quân đội.
Những tấm gương quả cảm của các tướng lĩnh, những người giữ vị trí trụ cột
trong triều luôn là nguồn khích lệ tinh thần chiến đấu cho binh sĩ và nhân dân. Vua Trần
Thái Tông không mảy may run sợ trước sự uy hiếp của kẻ thù, đã ra lệnh tống giam các
sứ giả Mông Cổ. Rồi sau đó, dấn thân vào mưa tên, xông lên phía trước, tự mình đốc
thúc tướng sĩ đánh giặc. Trần Thủ Độ, trong lúc cùng triều đình rút lui để tránh sự truy
đuổi của quân giặc, đã tâu với vua: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!”.
Trần Quốc Tuấn khi được nhà vua hỏi “Thế giặc như thế, ta nên hàng chúng chăng”, ông
đã trả lời kiên quyết: “trước hết chém đầu thần rồi sau hãy hàng”. Tướng quân Trần Bình
Trọng khi sa vào tay giặc, bị chúng mua chuộc bằng tước vương, đã thét vào mặt chúng:
“Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”... Những tấm gương ấy
đã thực sự làm cảm kích lòng người, củng cố ý chí và niềm tin cho mọi tầng lớp nhân
dân tiếp tục chiến đấu giành thắng lợi. Các chiến sĩ đã tự thích vào tay hai chữ “sát thát”
(giết giặc Mông Cổ) để tỏ rõ quyết tâm tiêu diệt giặc.
Tổ chức các hội nghị có tính chất dân chủ quyết định đại sự quốc gia là nét nổi
bật trong xây dựng và phát huy TTLD ở thời Trần. Sau thất bại lần thứ nhất, quân Nguyên
ráo riết chuẩn bị mọi mặt để tiến đánh Đại Việt lần thứ hai với quy mô lớn hơn. Triều đình

nhà Trần đã cùng toàn dân gấp rút chuẩn bị kháng chiến. Trong đó đã triệu tập các hội nghị
để bàn bạc, thống nhất ý chí và kế hoạch đánh giặc.
Hội nghị Bình Than được triều đình triệu tập (1282). Tại đây, vua Trần đã
cùng các vương hầu, quý tộc hạ quyết tâm chiến đấu và bàn kế sách công, thủ. Đây là
hội nghị của giai cấp lãnh đạo lúc đó. Chủ trương kháng chiến của triều đình đã được


thống nhất trong giới quý tộc và hệ thống quan lại, huy động tối đa khả năng đóng góp
của tầng lớp này cho kháng chiến.
Sau hội nghị Bình Than, triều đình đã kiện toàn bộ máy cho phù hợp
với yêu cầu của chiến tranh. Các vương hầu chuẩn bị lương thực, tuyển thêm
binh sĩ, các tướng lĩnh khẩn trương luyện quân, tập dượt đánh trận. Tinh thần
khí thế ấy đã lan tỏa nhanh chóng trong trăm họ, tạo thành không khí sôi nổi
kháng chiến của toàn dân tộc. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản vì còn nhỏ không
được dự bàn việc nước đã bóp nát quả cảm trong tay lúc nào không biết. Về nhà,
Trần Quốc Toản lập một đội quân gồm hơn một nghìn gia nô và người thân, sắm
vũ khí, đóng chiến thuyền, ngày đêm luyện tập để sẵn sàng tham gia đánh giặc
cứu nước. Trên lá cờ của đội quân này ghi sáu chữ “Phá cường địch, báo hoàng
ân” (phá giặc mạnh báo ơn vua).
Câu chuyện về Trần Quốc Toản phần nào cho ta hình dung được khí thế náo
nức chuẩn bị chống quân xâm lược Nguyên ở khắp mọi nơi, từ kinh đô Thăng Long, các
phủ đệ vương hầu đến các hương ấp.
Sau hội nghị Bình Than là hội nghị Diên Hồng (1285). Để thống nhất ý chí
toàn dân tộc, triều đình nhà Trần đã mời đại biểu phụ lão trong cả nước về kinh đô
Thăng Long, đặt tiệc ở điện Diên Hồng, bàn kế giữ nước khi quân Nguyên đã tiến đến
bờ cõi. Các mái tóc bạc phơ bên nhau, đại biểu cho trăm họ của khắp mọi miền đất nước
cùng hô vang một tiếng “đánh” là hình ảnh đẹp nhất, là biểu tượng của ý chí quyết tâm
và tinh thần đoàn kết dân tộc tại hội nghị này.
“Đánh” là câu trả lời quyết chiến với quân thù của nhân dân cả nước,
thông qua các bậc phụ lão - những đại biểu uy tín của quần chúng nhân dân

trước nhà vua và triều đình. Sự kiện này đã củng cố ý chí, quyết tâm lãnh đạo
kháng chiến cho triều đình. Đồng thời “đánh” là thông điệp từ hội nghị Diên
Hồng, qua các bô lão về tới con cháu mọi nhà, cổ vũ lòng yêu nước, quyết tâm
giết giặc của mọi người.
Những hội nghị thống nhất ý chí quyết tâm, bàn kế sách đánh giặc ở thời
Trần vừa phảng phất truyền thống dân chủ xa xưa của tổ tiên, lại có cái vượt lên trên
thời đại. Trong chế độ phong kiến việc tổ chức các hội nghị như thế là nét độc đáo để
xây dựng TTLD của quốc gia Đại Việt.
Cùng với những nỗ lực xây dựng đất nước về mọi mặt, các biện pháp xây
dựng TTLD ở thế kỷ XIII đã làm cho nước ta trở nên giàu mạnh, hùng cường. Do đó mà
luôn bình tĩnh, tự tin, chủ động đối phó với quân thù xâm lược lớn hơn mình. Cả ba lần
hùng hổ tiến đánh nước ta, quân Nguyên đều không vượt qua được bức thành lòng dân
Đại Việt và chúng đều bị thất bại thảm hại. Quân Nguyên đi đến đâu cũng bị quân địa
phương, quân của các tù trưởng và dân binh chặn đánh quyết liệt. Lương thảo nơi đồng
nội được cất giấu. Nhân dân nơi địch tràn qua đều thực hiện vườn không, nhà trống, kể
cả thành Thăng Long khi chúng chiếm được, cũng là một đô thành vắng lặng, không
một bóng người, không một hạt thóc. Địch không cướp bóc được lương thực, lại bị quân


dân ta căng ra đánh bằng nhiều hình thức, vì thế mà mệt mỏi, tinh thần suy sụp, thế ban
mai nhanh chóng lụi tàn, cuối cùng chịu thất bại nhục nhã trước những đòn phản công
quyết định của ta.
Cần thấy rằng, kẻ địch là một đội quân xâm lược mạnh nhất thế giới lúc bấy
giờ, không dễ gì đánh bại ngay lập tức. Cả ba lần tiến đánh nước ta, chúng đều chiếm
được Thăng Long, truy đuổi triều đình, khiến quân ta nhiều phen lao đao. Song, ngay
những lúc khó khăn nhất, đại quân cùng bộ chỉ huy kháng chiến phải rút lui, nhưng lòng
dân không hề nao núng, quân địa phương và dân binh không tan rã. Thế trận đánh giặc
của toàn dân, từ mọi hương ấp vẫn được giữ vững. TTLD trong nguy nan không hề bị
rạn nứt, ngược lại càng vững chắc hơn.
Nhờ có TTLD ấy mà bộ chỉ huy kháng chiến đã chủ động thực hiện được

những ý đồ chiến lược đánh giặc. Cũng nhờ đó mà công cuộc giữ nước của dân tộc ta ở
thế kỷ XIII đã mang tính chất nhân dân rộng rãi, chứng tỏ sự phát triển vượt bậc của
TTLD so với các thế kỷ trước.
1.1.4. Xây dựng thế trận lòng dân trong thế kỷ XV.
Gần ba mươi năm đầu thế kỷ XV, xã hội Đại Việt chìm đắm trong sự mục
ruỗng cuối đời Trần và ách đô hộ của giặc Minh. Trong khoảng thời gian này, lịch sử đã
chứng kiến thất bại của cuộc chiến tranh giữ nước dưới triều nhà Hồ và sự thắng lợi vẻ
vang của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo. Nghiên
cứu TTLD ở thế kỷ XV có hai sự kiện nổi bật sau đây:
Một là, nhà Hồ không xây dựng được TTLD dẫn đến bị mất nước.
Từ nửa cuối thế kỷ XIV, triều đại nhà Trần vào giai đoạn suy thoái, vua
quan, quý tộc sống sa đọa, những kẻ bất tài, giỏi xu nịnh được thăng quan tiến chức,
người trung thành bị bức hại. Trung thần Chu Văn An (triều vua Dụ Tông) dâng sớ
“thất trảm” không thành đã treo ấn từ quan. Lụt lội triền miên, dân tình đói kém. Sức
dân bị triều đình lợi dụng vào các cuộc chiến tranh phi nghĩa triền miên với Ai Lao,
Chăm Pa. Nhân dân cùng khổ đã nổi dậy chống triều đình ở khắp nơi. Lòng dân ly tán,
TTLD vỡ ra từng mảnh trước khi nhà Hồ lên ngôi.
Sự thối nát của triều đình nhà Trần dẫn tới sự lên ngôi của nhà Hồ. Hồ Quý
Ly (một đại thần ngoại thích của nhà Trần) đã từng bước tiến quyền, tiến tới cướp ngôi
Vua, chém giết, thanh trừng hàng loạt quan lại, quý tộc nhà Trần làm cho nội bộ quý tộc
chia rẽ sâu sắc, trăm hộ oán thán, hoang mang. Việc phế bỏ nhà Trần là yêu cầu của lịch
sử, vì nó không còn đủ khả năng lãnh đạo đất nước, trong khi giặc Minh đang lăm le
xâm lược. Nhưng cách làm của nhà Hồ rõ ràng không được lòng người, không củng cố
được TTLD. Trong lúc xã hội thời Trần rối ren, kinh tế suy sụp, Hồ Quý Ly đã đề ra
một loạt cải cách, mong phục hồi nền kinh tế, tạo ra sức mạnh cho đất nước. Sau khi lên
ngôi, những cải cách đó càng được đẩy mạnh. Song đáng tiếc, những biện pháp cải cách
kiên quyết mang tính cách tân của nhà Hồ vào thời điểm đó không đáp ứng được yêu
cầu phát triển đất nước. Ngược lại nó làm cho đời sống nhân dân khó khăn thêm. Tình



hình đó làm cho lòng dân ly tán, hoang mang, không những không được lòng dân,
không có tác dụng xây dựng TTLD, mà còn làm rạn nứt sự cố kết dân tộc, phá vỡ
TTLD, dẫn đến nguy cơ mất nước trước sự xâm lược của nhà Minh.
Trong chiến lược phòng thủ đất nước và chỉ đạo chiến tranh, nhà Hồ chủ
trương dựa vào quân đội chính quy và một hệ thống thành lũy kiên cố để đánh giặc theo
kiểu “trường trận”. Song quân đội không được xây dựng theo chính sách “ngụ binh ư
nông” không có mối quan hệ mật thiết với nhân dân. Quan hệ tướng sĩ không còn là
quan hệ “phụ tử” và “huynh đệ” như quân đội nhà Trần ở thế kỷ XIII. Vì vậy mà quân
đội nhà Hồ có tới vài ba chục vạn nhưng “trăm vạn người, trăm vạn lòng” [8, tr. 409].
Do kinh nghiệm lịch sử và trải qua thực tế, dưới triều nhà Hồ cũng có người
nhận thức được sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân. Một vị đại thần nhà Hồ là
Hồ Nguyên Trừng, trong hội nghị chuẩn bị cho kháng chiến đã nói: “ Thần
không sợ đánh chỉ sợ lòng dân không theo” [8, tr. 409]. Nhưng do những
nguyên nhân khách quan và chủ quan kể trên, nhà Hồ đã không quy tụ được lòng dân,
không xây dựng được TTLD để tổ chức cuộc chiến tranh giữ nước với sự tham gia đánh
giặc của toàn dân, bằng các biện pháp, hình thức phong phú như nhà Trần tổ chức
chống quân Nguyên.
Vì vậy, mặc dù cha con Hồ Quý Ly là những người yêu nước, quyết tâm
đánh giặc bảo vệ đất nước, đã tích cực chuẩn bị trong bảy năm (1400 - 1407), nhưng khi
quân Minh tiến đánh, nhà Hồ chỉ cầm cự được khoảng nửa năm. Vậy là, sau năm thế kỷ
giành được độc lập, chủ quyền và phát triển đất nước, dân tộc ta lại rơi vào sự đô hộ tàn
bạo của phong kiến phương Bắc. Nguyên nhân chính của sự thất bại này là do trong
cuộc kháng chiến chống quân Minh, nhà Hồ chỉ lo xây dựng quân đội, thành quách,
không tổ chức được một cuộc CTND rộng khắp, không xây dựng được TTLD để
BVTQ.
Hai là, xây dựng TTLD trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, dưới sự
lãnh đạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
Việc xây dựng TTLD trong hai mươi năm kháng chiến chống quân Minh
tiếp theo có nhiều khó khăn. Những người lãnh đạo kháng chiến không có bộ máy nhà
nước trong tay, bản thân họ đang bị chính quyền đô hộ coi là “giặc cỏ”. TTLD giữ nước

trước đây về cơ bản đã tan vỡ, giờ đây phải vừa đánh giặc vừa xây dựng. Mặc dù vậy,
chúng ta vẫn thấy nổi lên những biện pháp xây dựng TTLD rất có hiệu quả.
Trước hết, những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã coi trọng
giáo dục tinh thần yêu nước, căm thù giặc, quyết chiến đấu giải phóng dân tộc cho mọi
tầng lớp nhân dân. Sau khi chiếm được nước ta, quân Minh đã nuốt luôn lời hứa “phù
Trần diệt Hồ” - chiêu bài lôi kéo một số quý tộc nhà Trần, chia rẽ nội bộ triều đình Đại
Việt trước và trong quá trình tiến quân xâm lược. Chúng nhanh chóng thiết lập bộ máy
cai trị, biến nước ta thành một vùng lệ thuộc để tiền hành vơ vét, bóc lột và đồng hóa
dân tộc ta.


Chính sách vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động trên quy mô rộng lớn là
một trong những tội ác lớn nhất của quân Minh đối với nhân dân ta. Chúng cướp
từng hạt lúa, cân tơ, chúng bắt dân ta lên núi đào vàng, xuống biển mò ngọc trai.
Chúng cưỡng bức dân ta đi lính, đi phu triền miên. Một bộ phận đáng kể lao động
nước ta bị đưa về Trung Quốc, thường là những thợ thủ công, thầy thuốc, con hát để
phục vụ trong các công xưởng và thỏa mãn cuộc sống xa hoa của vua quan nhà Minh
làm cho nền kinh tế nước ta suy sụp, làng xóm tiêu điều, trăm họ điêu linh.
Về văn hóa, quân Minh âm mưu đồng hóa dân tộc ta bằng những thủ đoạn
thâm độc như đốt sách vở, phá hủy các bia đá, mở trường học dạy theo cách của chúng,
bắt nhân dân ta ăn mặc theo phong tục của người Hán... Tố cáo tội ác tầy trời của giặc
Minh, Nguyễn Trãi đã viết trong “Bình Ngô đại cáo”:
“... Thui dân đen trên lò bạo ngược
Vùi con đỏ dưới hố tai ương...
Tát khô nước Đông Hải khó rửa sạch tanh hôi
Chẻ hết trúc Nam Sơn khó ghi đầy tội ác...”
Tội ác của giặc Minh đè nặng lên mọi tầng lớp nhân dân, người chịu tủi
nhục, người gánh tai ương, tất cả đều oán hờn quân đô hộ. Những cuộc khởi nghĩa
chống quân Minh xâm lược đã xuất hiện ở nhiều nơi. Hiểu được lòng dân, khơi dậy tinh
thần yêu nước thương nòi, thống nhất ý chí của nhân dân thành sức mạnh to lớn cứu

nước, cứu nhà, những người lãnh đạo khởi nghĩa đã truyền đi khắp nơi những “Bố cáo”
hay “Hịch” khởi nghĩa. Trong đó cáo trạng tội ác của quân thù “thần người đều căm
giận, trời đất lẽ nào dung tha”, kêu gọi dân chúng vùng lên khởi nghĩa giết giặc bảo vệ
non sông, giống nòi. Sẵn lòng yêu nước, căm thù giặc, nhân dân đã tham gia các cuộc
khởi nghĩa rất đông. Sử sách của quân Minh cũng phải thừa nhận: “Lúc bấy giờ, từ
Đông Quan về phía đông, giặc cướp nổi lên như ong” (ý chỉ cuộc khởi nghĩa) và người
Giao (chỉ nhân dân ta) “mỗi khi nghe giặc nổi lên là cùng hưởng ứng, tướng giặc đến
đâu là được chúng cung ứng, giấu giếm, cho nên giặc tan rồi lại hợp” [8, tr. 427].
Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta bị quân Minh đàn áp đẫm máu,
nhiều cuộc vì thế mà tan rã. Nhưng kẻ thù càng đàn áp thì tinh thần yêu nước, ý
chí giết giặc của nhân dân ta càng cao. Hết cuộc khởi nghĩa này đến cuộc khởi
nghĩa khác bùng lên, có lúc hàng trăm cuộc khởi nghĩa, với hàng chục vạn
người tham gia.
TTLD đã hình thành, nhưng trong thời gian đầu còn phân tán, cục bộ đã làm
hạn chế sức mạnh kháng chiến của dân tộc. Về sau, các cuộc khởi nghĩa được quy tụ lại
dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi. TTLD trên quy mô cả nước hình thành và
ngày càng được củng cố, là cơ sở tạo sức mạnh vô địch đánh thắng giặc Minh.
Những người lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn đã nêu cao tinh thần đoàn kết,
chịu đựng gian khổ vừa kháng chiến vừa xây dựng lực lượng, xây dựng TTLD. So với
các thế kỷ trước, đây là biện pháp truyền thống để xây dựng TTLD. Nhưng ở thế kỷ
XV, trong cuộc kháng chiến chống quân Minh giải phóng dân tộc, biện pháp trên được


tiến hành trong hoàn cảnh đặc thù và có nội dung riêng. Lúc này, nghĩa quân bị coi là
“giặc”, lực lượng ban đầu mới như “đốm lửa”. Phải biến “đốm lửa” thành “biển lửa”
thiêu cháy quân thù, giành lại đất nước. Vì vậy, đoàn kết, chịu đựng gian khổ, vừa
kháng chiến vừa xây dựng lực lượng có vai trò rất quan trọng để xây dựng TTLD.
Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ năm 1418, trong những ngày đầu có
khoảng 600 nghĩa quân, so với vài chục vạn quân Minh thì quả là nhỏ bé. Song do
đoàn kết, chịu đựng hy sinh gian khổ, mưu trí dũng cảm mà vượt qua được mọi hiểm

nghèo, càng đánh càng lớn mạnh. Nghĩa quân đã bao phen bị giặc truy đuổi, bao
vây, ăn đói, mặc rét, có lúc tổn thất rất nặng nề, lâm vào tình trạng “chín phần tử,
một phần sinh”. Trong hoàn cảnh ấy, Lê Lợi, Nguyễn Trãi và bộ tham mưu nghĩa
quân vẫn sắt son ý chí, đồng cam cộng khổ, nếm mật nằm gai với các nghĩa sĩ, làm
cho tinh thần quyết tâm và uy tín của nghĩa quân ngày càng lớn. Bộ chỉ huy nghĩa
quân rất chú trọng xây dựng tinh thần đoàn kết, ý chí chiến đấu và kỷ luật nghiêm
minh, coi trọng việc “đánh vào lòng người”. Quân đội Lam Sơn nổi tiếng là một
“đạo quân tình thiết cha con, thân cùng cam khổ” [8, tr. 460], không xâm hại đến
của cải của nhân dân ngay cả lúc thiếu thốn nhất, nên rất được lòng dân, nghĩa
quân đi đến đâu cũng được dân chúng tin yêu, bảo vệ, đóng góp lương thảo, khuyến
khích con em tham gia nghĩa quân đánh giặc.
Để có thể trường kỳ kháng chiến, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã chủ trương cho
nghĩa quân “vừa cày ruộng vừa đánh giặc”, nhằm tự túc một phần lương thực, bớt
sự đóng góp của nhân dân và để tạo thế, tạo lực từng bước đưa cuộc kháng chiến
đến toàn thắng. Như vậy, quá trình phát triển của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, cũng là
quá trình xây dựng TTLD, tạo ta sức mạnh tổng hợp từ nhân dân để đánh giặc, giải
phóng đất nước.
Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã nêu cao tính chất nhân
đạo, chính nghĩa của cuộc kháng chiến cứu nước, để xây dựng và phát huy TTLD.
Chiến tranh BVTQ hay chiến tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của ngoại bang
là những cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự nó đã hàm chứa tính nhân đạo và là một lợi
thế để tập hợp lực lượng, tạo thành sức mạnh. Song không phải lúc nào, ở đâu, người ta
cũng có thể tận dụng được lợi thế này. Đối với cuộc chiến tranh giải phóng ở nước ta
đầu thế kỷ XV, những người lãnh đạo đã phát huy cao độ được lợi thế đó.
Với tư tưởng “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, Nguyễn Trãi đã khái quát
mục đích của cuộc khởi nghĩa là giành cuộc sống ấm no và sự yên bình của dân chúng.
Song dưới ách đô hộ của quân Minh, nhân dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị dồn đến cùng cực.
Nguyên nhân của sự khổ nhục là do mất nước, do vậy sớm hay muộn, cuối cùng nhân
dân ta đã đi theo cờ khởi nghĩa để cứu nước, cứu mình.
Trong kháng chiến lúc đầu địch đông và mạnh hơn ta, buộc nghĩa

quân phải “lấy yếu chống mạnh”, “lấy ít địch nhiều”. Để vượt qua được thử
thách này, không chỉ cần có mưu lược giỏi mà còn phải có một đội quân có tinh
thần ý chí tốt. Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã rèn luyện được đội quân như thế, đội


quân vì đại nghĩa mà chiến đấu, đem “đại nghĩa thắng hung tàn”, lấy “chí nhân
thay cường bạo”. Các tướng lĩnh, linh hồn của đội quân ấy thì luôn lấy “nhân
nghĩa làm gốc”.
Tính chất nhân đạo của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở đây còn thể
hiện ở thái độ đối với quân thù. Căm thù giặc, không thỏa hiệp, quyết chiến đấu là bản
lĩnh xuyên suốt của nghĩa quân trong cuộc chiến. Song lại luôn mở cho kẻ thù lối thoát
khi nghĩa quân đã cầm chắc chiến thắng. Đó là những lần quân ta dụ hàng khi quân
Minh đã bị bao vây ở giai đoạn cuối và việc phóng thích hai vạn tù binh, cấp lương
thực, phương tiện cho gần chục vạn quân Minh về nước sau khi chúng buộc phải cầu
hòa, tuyên bố bãi binh. Nguyễn Trãi viết trong “Bình Ngô đại cáo”:
“Chúng đã sợ chết tham sống mà thực muốn cầu hòa,
ta lấy toàn quân làm cốt, cho dân được yên nghỉ”
Những tư tưởng và hành động đầy nhân nghĩa làm cảm kích lòng người
như vậy đã nhanh chóng tập hợp được mọi tầng lớp nhân dân, cô lập được kẻ thù,
lôi kéo được một bộ phận ngụy quân, ngụy quyền về với nghĩa quân, tham gia chiến
đấu giải phóng dân tộc. TTLD vì vậy mà được củng cố và mở rộng.
Nhờ xây dựng được TTLD vững chắc mà từ “đốm lửa” Lam Sơn, cuộc
khởi nghĩa đã nhanh chóng trở thành “biển lửa” kháng chiến của cả dân tộc Đại
Việt. Mọi lực lượng xã hội, từ những người “cùng dân” đến thương nhân, nho sĩ,
quan lại, địa chủ, quý tộc đều tham gia kháng chiến bằng sức lực và cách thức
của mình. Mọi địa phương, mọi dân tộc trên đất nước, đều tổ chức đánh giặc rất
linh hoạt, sáng tạo, mọi cuộc khởi nghĩa chống quân Minh khắp đất nước cũng tụ
về Lam Sơn, làm cho nghĩa quân lên đến ba bốn chục vạn, đủ sức đánh những
đòn quyết định giải phóng đất nước, khiến cho địch “đã về nước còn ngực đập
chân run”.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh là thắng lợi của cuộc
CTND giải phóng dân tộc vĩ đại, trong điều kiện chế độ phong kiến, dựa trên cơ sở một
TTLD vững chắc. Đất nước được giải phóng, chấm dứt hai mươi năm đô hộ tàn bạo của
quân Minh. Triều đại nhà Lê được thành lập, dân tộc Đại Việt tiếp tục phát triển đến
đỉnh cao của chế độ phong kiến trung ương tập quyền.
TTLD còn tiếp tục được duy trì trong các thập kỷ tiếp theo của thế kỷ XV,
cùng với quá trình xây dựng đất nước trong điều kiện hòa bình, độc lập dưới triều Lê.
1.2. Xây dựng thế trận lòng dân trong công cuộc giữ nước của dân tộc
Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.
Nghiên cứu TTLD trong công cuộc giữ nước của dân tộc Việt Nam từ thế kỷ
XVI đến thế kỷ XIX, có thể chia ra ba thời kỳ với những sự kiện lịch sử tiêu biểu phản ánh
những bài học thành công và không thành công của sự nghiệp giữ nước và thống nhất Tổ
quốc. Qua đó thấy được nội dung của TTLD và việc xây dựng TTLD trong từng thời kỳ
lịch sử ấy. Xét một cách toàn cục, đây là giai đoạn quốc gia phong kiến Việt Nam đã qua
sự phát triển hưng thịnh và dần dần đi vào suy yếu.


1.2.1. Xây dựng thế trận lòng dân từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII.
Sau khi chiến thắng quân Minh (1427), Lê Lợi chính thức thiết lập vương
triều nhà Lê. Đến đầu thế kỷ XVI những dấu hiệu suy nhược của triều Lê đã xuất hiện
rõ rệt. Nạn cát cứ, tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra gay gắt. Đất nước
đắm chìm trong một thời kỳ dài bị chia cắt và nội chiến với chiến tranh Lê - Mạc (1543
- 1592) và chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672). Đây là một đặc điểm nổi bật của
giai đoạn lịch sử này, đồng thời là một trong những giai đoạn đặc biệt tiêu biểu cho tình
trạng cát cứ và nội chiến của lịch sử Việt Nam.
Đất nước bị chia cắt, thế trận chung dựa trên cơ sở của sự thống nhất giang
sơn đã bị phá vỡ, do đó TTLD không còn thống nhất trên quy mô toàn quốc, nó đã bị
chia ra từng mảng, về cơ bản đã trở nên suy yếu, nhân dân đã bị các phe phái phong
kiến lợi dụng tiến hành các cuộc chiến tranh vì lợi ích của chúng. Tuy nhiên, để củng cố
sức mạnh của mình giành thắng lợi đối với phe phái khác, các thế lực phong kiến không

thể không tính đến sức mạnh của nhân dân. Từ nhận thức, thái độ, quan điểm đến việc
thực hiện các chính sách cụ thể đối với nhân dân nhằm động viên sức người, sức của
cho chiến tranh, làm cho dân tin theo để phục vụ lợi ích của dòng họ phong kiến thống
trị, nhưng cũng nói lên được phần nào những khía cạnh khác nhau về nội dung của
TTLD.
Các phe phái phong kiến trong giai đoạn này không còn đại diện cho xu thế
tiến bộ của xã hội Việt Nam, mà chỉ vì lợi ích riêng của chúng. Nhân dân lao động nói
chung không thực sự là chỗ dựa, là lực lượng của các phe phái trong các cuộc chiến
tranh. Sự tranh giành của các phe phái phong kiến chỉ làm tăng thêm nỗi thống khổ đối
với nhân dân. Lợi ích của nhân dân lao động mà chủ yếu là nông dân bị đặt ra ngoài và
bị “hy sinh” vì lợi ích của dòng họ phong kiến. Ngay lợi ích của quốc gia dân tộc cũng
bị chúng sẵn sàng vùi dập. Trước sự đe dọa của nhà Minh, Mạc Đăng Dung đã đầu hàng
và đem dâng phần đất của Tổ quốc cho kẻ thù để được rảnh tay đàn áp nhân dân và đối
phó với các phe phái đối lập trong nước [10, tr. 291].
Như vậy, tập đoàn phong kiến thối nát không những không quan tâm đến đời
sống nhân dân mà còn có những hành động phản bội lại lợi ích của nhân dân, của dân
tộc. Độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất Tổ quốc và thanh danh đất nước là
những điều thiêng liêng, là nguyện vọng, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam. Những
điều đó bị súc phạm làm cho nhân dân phẫn nộ, căm ghét các phe phái phong kiến phản
động và nạn cát cứ, nội chiến do chúng gây ra. Thật đúng với nội dung của một tờ sớ
dâng Mạc Mậu Hợp năm 1581: “Lòng người nao núng, thế nước nguy ngập...” [9, tr.
72]. Như vậy là lòng người đã nao núng, phân ly thì thế nước trở nên nguy ngập, suy
yếu, đó là lôgíc được rút ra từ sự kiện lịch sử trên.
Tuy có nhiều hạn chế, nhưng các tập đoàn phong kiến đương thời vẫn
phải thừa nhận vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Năm 1613, trước
khi chết, Nguyễn Hoàng đã căn dặn người con của mình là Nguyễn Phúc Nguyên:
“Nếu biết dạy bảo nhân dân, luyện tập binh sĩ kháng cự lại họ Trịnh thì gây dựng
được cơ nghiệp muôn đời” [9, tr. 81]. Như vậy, dù dưới nhãn quan thiển cận của



một dòng họ phong kiến phản động, hoàn toàn vì lợi ích ích kỷ của mình, Nguyễn
Hoàng cũng đã nhận ra được sức mạnh to lớn của nhân dân, và thấy được cần phải
“dạy bảo” nhân dân để mưu đồ sự nghiệp lớn.
Trịnh Cương cũng đã từng dụ rằng, muốn thương dân thì phải thi hành nhân
chính, muốn thi hành nhân chính thì phú dịch phải chia đều. Dù đứng trên lập trường
phong kiến (nhất là không phải là lực lượng đại diện cho tiến bộ xã hội, cho dân tộc), dù
với lợi ích ích kỷ của dòng họ, nhưng các thế lực phong kiến đương thời, với mức độ
khác nhau đã nhìn ra được vai trò to lớn của quần chúng nhân dân và sự cần thiết phải
có chính sách đối với dân để xây dựng cơ đồ. Mặc dù vậy, do hạn chế và tính chất phản
động của nó, các phe phái phong kiến Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn trên thực tế chỉ coi nhân
dân như “cỏ rác”, ra sức bóc lột, vơ vét và đàn áp nhân dân, làm cho nhân dân lâm vào
tình trạng cơ cực, khốn khổ đúng như câu ca dao: “Cướp đêm là giặc, cướp ngày là
quan”.
Các triều đại phong kiến đã thực hiện các chủ trương, chính sách nhằm bảo
vệ quyền lợi ích kỷ của mình và để chiến thắng các phe phái khác trong các cuộc nội
chiến. Nhân dân ta lúc đó hầu hết là nông dân, kinh tế đất nước chủ yếu nông nghiệp,
bởi vậy chính sách nông nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Dưới thời chúa Trịnh
“ruộng đất tư của dân nghèo phần nhiều rơi vào tay kẻ hào phú” và “dân nghèo không
có miếng đất cắm dùi” [10, tr. 320]. Số ruộng đất công còn lại, phần lớn dùng để ban
cấp cho quan lại và binh lính, phần để cho nông dân lao động “không còn bao nhiêu”.
Chế độ quân điền đã trở thành công cụ quan trọng của giai cấp thống trị để trói buộc
nông dân vào ruộng đất, giam hãm họ trong làng xã, bắt họ chịu tô thuế, đi phu, đi lính
cho chính quyền phong kiến.
Người nông dân đã bị tước đoạt phần ruộng đất tư ít ỏi của mình, số
ruộng đất của làng xã còn rất ít nên họ bị lệ thuộc nặng nề vào địa chủ. Tô thuế,
lao dịch, binh dịch của các tập đoàn thống trị phong kiến ngày càng gia tăng, đè
nặng lên đầu họ. Mặc dù nhà Trịnh ra lệnh “các nhà quyền quý, thế phiệt, các
nha lại và các nhà hào phú, không được thừa dịp dân các xã nghèo khổ, phiêu
bạt, lấy cớ mua ruộng đất để chiếm làm của tư” [10, tr. 320], nhưng người nông
dân vẫn bị mất ruộng đất, dẫn đến hàng loạt nông dân phải rời bỏ đồng ruộng,

quê hương để phiêu bạt kiếm ăn một cách tuyệt vọng. Như vậy, dù nhận thức
được vai trò của nhân dân, nhưng với tính chất phản động của tầng lớp phong
kiến thống trị, họ không thể thực hiện được những chính sách vì lợi ích của
người lao động.
Tình hình đó làm cho lòng dân ly tán, không chỉ người nông dân mới căm
phẫn chế độ phong kiến đương thời, mà tất cả các tầng lớp nhân dân lao động đều chán
ghét chế độ đó, ngay cả binh lính là người trực tiếp cầm vũ khí bảo vệ lợi ích của tập
đoàn phong kiến thống trị cũng không muốn “xông pha trận mạc”.
Nhà sử học Phan Huy Chú đã có nhận xét cụ thể về chế độ ruộng đất và tô
thuế dưới thời họ Trịnh: “một tấc đất cũng không sót, không chỗ nào là không đánh
thuế, cái chính sách vơ vét hết lợi, hình như quá cay nghiệt” [9, tr. 202].


Dưới triều Nguyễn ở Đàng trong tình hình cũng như vậy. Nhân dân Đàng
trong đã mất nhiều công sức để khai hoang, mở mang ruộng đất, làm cho nền kinh tế
nông nghiệp ở đây có sự phát triển. Song, chính quyền nhà Nguyễn đã nhanh chóng lợi
dụng, chiếm đoạt những thành tựu khai hoang và phát triển kinh tế ấy nhằm mở rộng
ảnh hưởng, tăng thêm quyền lực và lực lượng cho dòng họ phong kiến của mình. Chính
vì vậy, đời sống nhân dân lao động mà đa số là nông dân ở Đàng trong vẫn trong tình
trạng hết sức cơ cực “trăm họ đói khổ, trộm cướp nổi dậy bốn phương” [16, tr. 236].
Nhân dân Việt Nam ở Đàng trong cũng như Đàng ngoài đều có tinh thần yêu
nước, ý thức dân tộc cao, vì thế dù phải sống trong điều kiện chia cắt, cát cứ, vẫn không
phai nhạt ý thức cố kết cộng đồng và đoàn kết dân tộc. Các cuộc nổi dạy của nông dân
khắp mọi miền đất nước chống lại chính sách thống trị và bóc lột, chống lại sự chia cắt
đất nước diễn ra ngày càng quyết liệt, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của nông dân Tây
Sơn vào nửa cuối thế kỷ XVIII.
Như vậy là, giai đoạn từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII của lịch sử Việt Nam,
sự chia cắt đất nước, sự thống trị và chính sách bóc lột của các phe phái phong kiến
phản động đã làm cho lòng dân ly tán, sự cố kết dân tộc bị lung lay, TTLD bị suy yếu
nghiêm trọng, thế nước nguy ngập, độc lập dân tộc đứng trước sự đe dọa bởi một cuộc

xâm lăng của thế lực phong kiến phương Bắc.
Trong quá trình tranh chấp quyền lực, để có được sức mạnh, các tập đoàn
phong kiến trong chừng mực nhất định có quan tâm đến dân, nhất là nông dân và binh
lính. Khi tiến hành cai trị, các dòng họ phong kiến cũng đã chú ý đến việc ban hành và
thực hiện những chính sách bảo hộ nguồn bóc lột, ít nhiều mang lại lợi ích cho nhân dân
lao động. Nhưng với bản chất phản động của các tập đoàn phong kiến, những chính
sách gọi là nhằm vào lợi ích của nhân dân ấy cũng chỉ mang tính mị dân, về cơ bản
không trở thành hiện thực. Chúng “coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, hoang phí
vô cùng” [7, tr. 369], trong khi đời sống nhân dân ngày càng cơ cực. Chính sự thống trị,
bóc lột tàn bạo và nặng nề làm cho các tập đoàn phong kiến không thể tập hợp được
quảng đại quần chúng nhân dân, không thể làm cho người dân “sống chết” vì nó, và
càng không thể giương ngọn cờ đoàn kết, tập hợp toàn dân đứng lên bảo vệ đất nước khi
có ngoại xâm. Không những thế, họ còn sẵn sàng bán rẻ lợi ích của dân tộc cho ngoại
bang mà không có một đắn đo gì. Việc nhà Mạc cắt đất cho triều Minh là một minh
chứng rõ rệt về điều này.
Từ đó có thể thấy rằng, TTLD phải là thế trận chung trên quy mô cả nước và
được thiết lập trên tất cả mọi vùng của đất nước, quy tụ được sức mạnh của cả dân
tộc để giữ nước. Đất nước chia cắt, lòng dân ly tán, thậm chí tầng lớp thống trị đẩy nhân
dân vào cảnh “nồi da, nấu thịt”, chém giết lẫn nhau là dấu hiệu cơ bản của sự suy yếu
TTLD và là nguy cơ dẫn đến mất nước trước âm mưu xâm lược của các thế lực ngoại
bang.
1.2.2. Xây dựng thế trận lòng dân ở cuối thế kỷ XVIII.


Cuộc khởi nghĩa của nông dân Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc,
Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ tổ chức và lãnh đạo, bùng nổ vào mùa xuân năm 1771. Đây là
một cao trào cách mạng của nông dân và sau đó trở thành phong trào dân tộc đánh đuổi
giặc Thanh. Phong trào Tây Sơn đã làm bùng lên hào khí quật cường, tinh thần vùng lên
chống áp bức, ý chí quyết tâm chiến đấu vì sự toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất giang sơn
trong tất cả mọi tầng lớp nhân dân từ Bắc đến Nam. Ý chí, nguyện vọng của nhân dân bị

phân ly, vùi dập dưới thời Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn phân tranh đã được khôi
phục, tập hợp lại dưới ngọn cờ đại nghĩa Tây Sơn, hướng vào mục tiêu lật đổ ách thống
trị của các tập đoàn phong kiến phản động, thống nhất Tổ quốc, đánh thắng giặc ngoại
xâm, bảo vệ sự toàn vẹn của non sông gấm vóc.
Đây là một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc. Với sự kiệt xuất của người
anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, phong trào Tây Sơn không những tiêu biểu cho sức mạnh
đoàn kết, thống nhất dân tộc, ý chí độc lập tự chủ của nhân dân Việt Nam, mà còn là sự
kết tinh và nâng nên tầm cao mới, trong điều kiện lịch sử mới, những tư tưởng, quan
điểm và nghệ thuật quân sự của dân tộc, đặc biệt là nghệ thuật phát huy sức mạnh tổng
hợp, nghệ thuật tiến hành CTND chống ngoại xâm. Một trong những thành công nổi bật
của phong trào Tây Sơn là đã nhanh chóng quy tụ được lòng người, tạo lập được TTLD
và phát huy cao độ sức mạnh của TTLD trong công cuộc thống nhất Tổ quốc và chống
ngoại xâm.
Đánh giá đúng vai trò của nhân dân, quy tụ được lòng dân, xây dựng TTLD
vững chắc làm cơ sở sức mạnh cho phong trào là thành công cơ bản, có ý nghĩa quyết
định của những người lãnh đạo phong trào Tây Sơn, mà tiêu biểu là người anh hùng
Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Ngay từ ngày đầu khởi nghĩa, khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân
nghèo” đã được nêu cao như ngọn cờ hiệu triệu và tập hợp quần chúng nhân dân.
Khẩu hiệu ấy đã cổ vũ nông dân nghèo và các tầng lớp bị áp bức, bóc lột
vùng lên tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt. Ngọn cờ đại nghĩa Tây Sơn đã
đánh trúng và làm thức tỉnh tinh thần đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động, là
chất kết dính mọi tầng lớp nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc trong một mục tiêu thống
nhất vì dân, vì nước. Vì thế, nhân dân đã nô nức tham gia khởi nghĩa dưới cờ Tây Sơn.
Trong “Hịch Tây Sơn”, lãnh đạo phong trào Tây Sơn đã nêu rõ mục đích “Đánh đổ
quyền thần Trương Thúc Loan, ủng hộ Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương” để tập hợp lực
lượng, phân hóa kẻ thù. “Hịch Tây Sơn” còn nêu rõ mục đích “Kéo cùng dân ra khỏi
chốn lầm than”.
Những người lãnh đạo phong trào, đặc biệt là Nguyễn Huệ đã hiểu rất rõ
tầm quan trọng của lòng người, lòng dân trong quá trình khởi nghĩa và chiến tranh giải

phóng. Khi nhận thấy nhân dân chưa hiểu rõ tính chất chính nghĩa của phong trào Tây
Sơn, lòng dân chưa thật sự thuận theo phong trào, thì một mặt tiến hành phương pháp sử
dụng lực lượng, tiến hành chiến tranh cho phù hợp; mặt khác, giương cao ngọn cờ chính
nghĩa để tập hợp lực lượng. Đây là sự xử lý hết sức tài tình và khéo léo của Nguyễn Huệ


×