Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

bài tiểu luận hành chính so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.27 KB, 35 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

BÀI TẬP NHÓM
MÔN: HÀNH CHÍNH SO SÁNH
Đề tài:
So sánh việc quản lý công chức trong nền công vụ của
hai nước Nhật Bản và Thái Lan

Người hướng dẫn : th.s Đào Thị Thanh Thủy
Người thực hiện : Lê Thị Nam ( nhóm trưởng)
Lê Thị Bích Mơ
Lê Thị Minh
Nguyễn Thị Hòa
Phạm Thị Thúy Hường
\

1


Hà Nội, tháng 10 - 2012

2


LI CM N
Từ trớc tới nay mỗi khi nhắc đến khái niêm quản lý trên lnh vực rộng, thông
thòng chúng ta sẽ nhắc tới một khái niệm, một công việc gắn liền với nó, đó là
hành chính, chúng ta làm công tác quản lý nhân sự trong một công ty tức là
chúng ta cũng làm công việc hành chính, và còn rộng hơn thế nữa đó là
quản lí trên quy mô cả một đất nớc, một quốc gia cũng cần tới hành chính.


Vậy hành chính là gì? hay nền hành chính của một quốc gia là nh thế nào?
nó bao gồm những yếu tố, những thành phần gì? có lẽ chúng ta cũng cha thể
hiểu hết đợc, không những thế mà khi đi sâu vào nghiên cứu nó chúng ta lại
luôn đặt ra một câu hỏi, liệu nền hành chính của các quốc gia khác nhau trên
thế giới có đợc xây dựng giống nhau hay không? chúng đơc xây dựng trên cùng
một mô hình tổ chức nhà nc hay là mỗi một quốc gia sẽ có một mô hình, tổ
chức nhà nuớc của riêng mình? Tất cả những điều đó cũng chính là những
băn khoăn của nhóm sinh viên chúng tôi khi nghiên cứu bộ mô Hành chính so
sánh, vì vậy trong điều kiện cho phép, với đề tài tiểu luận Tìm hiểu về
nền hành chính Nhật Bản chúng tôi mong muốn hiểu đợc về cách thức tổ
chức nền hành chính của Nhật Bản, về cơ cấu tổ chức bộ máy và mô hình
mà nhà nớc này theo đuổiđể thấy đợc với cách thức tổ chức nhà nứơc nh
vậy Nhật Bản đã đạt đợc gì trong việc xây dựng và nâng tầm đất nớc của
mình trên trờng quốc tế, đồng thời qua đó áp dụng vào nền hành chính của
Việt Nam, xét xem giũa hành chính Việt Nam và Nhật Bản có điểm nào tơng đồng không, những gì mà chúng ta cần phải học tập từ nền hành chính
Nhật BảnTìm hiểu và so sánh nền hành chính của Việt Nam với các nớc
trên thếgiới luôn là mong muốn của nhóm sinh viên chúng tôi, tuy nhiên trong
điều kiện một bài tiểu luận chúng tôi chỉ xin tìm hiểu về nền hành chính
của một quốc gia mà theo chúng tôi cũng là tiêu biểu đó là Nhật Bản. Trong
quá trình xây dựng và hoàn thành bài tiểu luận này có sự tham gia nghiên cứu
của các thành viên trong nhóm và để bài làm đợc đầy đủ và hoàn chỉnh
chúng tôi xin đợc gửi lời cẩm ơn tới cô Hạ Thu Quyên Giảng viên bộ môn Hành
chính so sánh khoa Hành chính học - Học Viện Hành Chính đã giúp đỡ
chúng tôi trong quá trình làm bài tiểu luận này.
Bài làm của chúng tôi tuy có nhiều cố gắng nhng vẫn không tránh khỏi
những thiếu xót, rất mong sự đóng góp ý kiến từ phía bạn đọc để bài làm
của chúng tôi đợc hoàn thiện hơn.

3



MỤC LỤC
Nội dung
A. PHẦN MỞ ĐẦU
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Giới thiệu về đất nước Nhật Bản
1. Điều kiện tự nhiên
2. Điều kiện kinh tế xã hội
II. Hệ thống chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước ở Nhật Bản
III. Nền hành chính Nhà nước ở Nhật Bản
1. Thể chế hành chính
2. Bộ máy hành chính
2.1. Bộ máy hành chính Nhà nước ở Trung ương
2.2. Bộ máy Hành chính Nhà nước ở địa phương
3. Nền công vụ ở Nhật Bản
4. Tài chính công ở Nhật Bản
IV. Nhận xét về nền hành chính Nhà nước ở Nhật Bản
1. Ưu điểm
2. Nhược điểm
3. Cải cách hành chính ở Nhật Bản
4. So sánh với một số quốc gia khác trên thế giới
V. Một số khuyến nghị đối với nền hành chính Nhà nước Việt
Nam
C. KẾT LUẬN

4

Trang



1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
Lịch sử nhân loại qua các thời kì đã cho chúng ta thấy một điều rõ ràng là các
quốc gia, dân tộc qua các thời kì hình thành và phát triển đã để lại trong mình
những dấu ấn riêng, dấu ấn để cho nhân loại cùng nhìn vào. Chúng ta có thể kể
qua ở đây như Hoa Kì một cường quốc được xét vào hàng bá chủ thế giới, nắm
giữ thế lực về kinh tế là bởi vì Hoa Kì có điều kiện hàng trăm năm độc lập, là
đất nước không có chiến tranh, và tập trung nhiều nhân tài nhất trên thế giới.
Hay như vương quốc Anh lại là nơi có sự sở hữu tư sản đầu tiên trên thế giới, để
đến nay Anh cũng là một trong những cường quốc đi đầu về kinh tế và có sự ảnh
hưởng về chính trị quan trọng trên thế giới. Nhưng đó là câu chuyện tiến tới
ngôi vị là những cường quốc mạnh nhất trên thế giới của những đất nước có
những điều kiện thuận lợi,thuận lợi cả về điều kiện xã hội cũng như điều kiện tài
nguyên thiên nhiên. Dẫu sao sự thành công của họ cũng là điều dễ hiểu về .Tuy
nhiên những dấu ấn đặc biệt cho nhân loại không chỉ dừng lại ở đó, sự thành
công không chỉ đến với những nơi có điều kiện thuận lợi mà nó còn xuất hiện ở
những đâu mong muốn có sự thành công, và điểm mấu chốt mà chúng tôi muốn
nói ở đây chính là đất nước Nhật Bản, một quốc đảo được hình thành nên từ bốn
đảo nhỏ, một đất nước ban đầu có dấu ấn vô cùng mờ nhạt trên trường quốc tế,
nơi mà có rất ít nguồn tài nguyên thiên nhiên, nằm ở trung tâm của thiên tai là
động đất và núi lửa, hàng năm có hàng trăm trận động đất nổ ra và núi lửa phun
trào đã tàn phá nặng nề đất nước này khiến cho Nhật Bản như lại trở về con số
không trên bước đường xây dựng đất nước. Không chỉ có vậy Nhật Bản còn là
đất nước bị tàn phá nghiêm trọng sau chiến tranh, đặc biệt sau chiến tranh thế
giới lần thứ II, Nhật Bản bị Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố
lớn là Hirosima và Nakagiaki làm phá huỷ toàn bộ hai thành phố,hai quả bom
nguyên tử chính thức làm cho Nhật Bản trở về vị trí bắt đầu với “hai bàn tay
trắng”.Tưởng chừng như sau cơn bị tàn phá Nhật Bản không thể gắng gượng

được để xây dựng đất nước nhưng trái với những suy nghĩ thông thường, Nhật
Bản đã làm nên một hiện tượng mà cả thế giới phải ngước nhìn, người ta gọi đó
là sự “ thần kì Nhật Bản”, và trở thành đất nước đứng hàng đầu thế giới về phát
triển kinh tế chỉ sau Hoa kì, và như một điều tất yếu quốc gia nào có thế mạnh
về kinh tế tất có thế mạnh về chính trị trên trường quốc tế. Nhật Bản đã làm
được điều đó. Vậy Nhật Bản đã có những chiến lược gì, Chính Phủ Nhật Bản đã
có những kế hoạch gì cho phát triển kinh tế. Tìm hiểu những điều đó có lẽ chúng
ta nên tìm hiểu sâu hơn về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Nhật phân chia
quyền lực trong bộ máy nhà nước, sự phối hợp hoạt động của các bộ phận trong
nhà nước Nhật Bản để thấy được Nhật Bản đã xây dựng nên một nền chính trị
vững mạnh như thế nào từ đó là cơ sở cho phát triển kinh t ế. Trong bài tiểu luận
này chúng tôi không đi sâu vào hiện tượng “thần kì Nhật Bản” mà mong muốn
đi tìm hiểu về nền Hành chính Nhật Bản, về cơ cấu tổ chức quyền lực công ở
Nhật Bản để hiểu sâu hơn về cách quản lý nhà nước và sự điều hành đất nước
1


của họ, qua đây cũng mong tìm ra những điểm tương đồng để áp dụng cách thúc
quản lí của Nhật Bản tới Việt Nam.

1


B. PHẦN NỘI DUNG
I.Giới thiệu đất nước Nhật Bản.
1. Điều kiên tự nhiên:
1.1. Vị trí địa lý:
Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do
bốn quần đảo độc lập hợp thành. Bốn quần đảo đó là: quần đảo Kuril (Nhật Bản
gọi là quần đảo Chishima), quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, và quần đảo

Izu-Ogasawara. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là
Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài
Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.
Vì là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển. Nhật Bản không tiếp
giáp quốc gia hãy lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên và
bán đảo Sakhalin (Nhật Bản gọi là Karafuto) chỉ cách các đảo chính của Nhật
Bản vài chục km.
Xét theo kinh độ và vĩ độ, các điểm cực của Nhật Bản như sau:
Điểm cực Đông: 24 độ 16 phút 59 giây Bắc, 153 độ 59 phút 11 giây Đông.
Điểm cực Tây: 24 độ 26 phút 58 giây Bắc, 122 độ 56 phút 01 giây Đông.
Điểm cực Bắc: 45 độ 33 phút 21 giây Bắc, 148 độ 45 phút 14 giây Đông.
Điểm cực Nam: 20 độ 25 phút 31 giây Bắc, 136 độ 04 phút 11 giây Đông.
1.2. Tự nhiên
Nhật Bản nằm trên chỗ tiếp xúc giữa 4 đĩa lục địa là Á-Âu, Bắc Mỹ, Thái
Bình Dương và biển Philippines. Các quần đảo của Nhật Bản hình thành do vài
đợt vận động tạo núi và có từ cách đây lâu nhất là 2,4 triệu năm. Xét về mặt địa
chất học, như vây là rất trẻ.
Chính vì vậy, Nhật Bản có hai đặc trưng tự nhiên khiến cho nó nổi tiếng thế
giới đó là nhiều núi lửa, lắm động đất.
Mỗi năm Nhật Bản chịu vào khoảng 1000 trận động đất. Các hoạt động địa chấn
này đặc biệt tập trung vào vùng Kanto, nơi có thủ đô Tokyo và người ta cho
rằng cứ 60 năm Tokyo lại gặp một trận động đất khủng khiếp. Động đất với mức
7 hoặc 8 trong thang Richter đã từng xảy ra ở Nhật Bản. Động đất cấp 3, 4 xảy
ra thường xuyên. Trận động đất xảy ra vào ngày 1 tháng 9 năm 1923, với cường
độ 8,2 trên thang Richter, đã tàn phá phần lớn hai thành phố Tokyo và
Yokohama. Động đất là mối đe dọa lớn nhất đối với Nhật Bản nên chính phủ
Nhật mỗi năm đã phải bỏ ra hàng tỉ Yên Nhật để tìm kiếm một hệ thống báo
động sớm về động đất, và khoa học địa chấn tại Nhật Bản được coi là tiến bộ
nhất trên thế giới nhưng kết quả của các nghiên cứu và các dụng cụ báo động
cho tới nay chưa được coi là đáng tin cậy.

Nhật Bản có 186 núi lửa còn hoạt động trong đó có núi Phú Sĩ. Đi kèm với
núi lửa là các suối nước nóng cũng có rất nhiều ở Nhật Bản.
1.3. Địa lý
Nhật Bản có diện tích tổng cộng là 377.834 km². Đất đai của Nhật Bản là
một dãy hải đảo trải theo hình vòng cung bên cạnh phía Đông của lục địa Châu
1


Á, dài 3.800 km. Địa hình chủ yếu là đồi núi (71%). Có nhiều núi nguồn gốc núi
lửa, một số ngọn vẫn còn hoạt động, tiêu biểu là núi Phú Sĩ (Fuji) (3.776 m).
Nhật Bản có hơn 3.900 hòn đảo nhỏ và 4 đảo lớn là đảo Honshu chiếm khoảng
60% toàn thể diện tích, đảo Hokkaido,đảo Kyushu, và đảo Shikoku, Trong số
các hòn đảo nhỏ, đảo Okinawa, là lớn nhất và quan trọng nhất, nằm giữa đường
kéo dài từ mỏm phía cực tây của đảo Honshu tới đảo Đài Loan. Hòn đảo
Okinawa này tuy thuộc về Nhật Bản nhưng trước kia do ở khá xa phần đất chính
nên đã phát triển được một thứ văn hóa riêng và một số điểm khác biệt với nếp
sống của bốn hòn đảo lớn.
Sóng thần, động đất, núi lửa, bão nhiệt đới khá phổ biến ở Nhật Bản. Đặc
biệt, do thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương, Nhật Bản là một trong những
vùng có nhiều động đất nhất thế giới. Mỗi năm có hàng trăm dư chấn, có những
trận động đất gây tổn thất nặng nề.
1.4. Khí hậu
Nhật Bản là quốc gia với hơn ba nghìn đảo trải dài dọc biển Thái Bình
Dương của Châu Á. Các đảo chính chạy từ Bắc tới Nam bao gồm Hokkaidō,
Honshū (đảo chính), Shikoku và Kyūshū. Quần đảo Ryukyu, bao gồm Okinawa,
là một chuỗi các hòn đảo phía Nam Kyushū. Cùng với nhau, nó thường được
biết đến là quần đảo Nhật Bản.
Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý không hợp
cho nông nghiệp, công nghiệp và cư trú. Có điều này là do độ cao dốc so với
mặt nước biển, khí hậu và hiểm họa lở đất gây ra bởi những cơn động đất, đất

mềm và mưa nặng. Điều này đã dẫn đến một nền mật độ dân số rất cao tại các
vùng có thể sinh sống được, chủ yếu nằm ở các vùng eo biển. Nhật Bản là quốc
gia có mật độ dân số lớn thứ 30 trên thế giới.
Vị trí nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nằm ở điểm nối của ba
vùng kiến tạo địa chất đã khiến Nhật Bản thường xuyên phải chịu các dư trấn
động đất nhẹ cũng như các hoạt động của núi lửa. Các cơn động đất có sức tàn
phá, thường dẫn đến sóng thần, diễn ra vài lần trong một thế kỷ. Những cơn
động đất lớn gần đây nhất là động đất Chūetsu năm 2004 và đại động đất
Hanshin năm 1995. Vì các hoạt động núi lửa diễn ra thường xuyên nên quốc gia
này có vô số suối nước nóng và các suối này đã và đang được phát triển thành
các khu nghỉ dưỡng.
Khí hậu Nhật Bản phần lớn là ôn hòa, nhưng biến đổi từ Bắc vào Nam.
Đặc điểm địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu.
2. Điều kiện xã hội
Thủ đô của Nhật Bản là Tokyo.
2.1. Dân số:
Dân số Nhật Bản ước tính khoảng 127.4 triệu người, phần lớn là đồng nhất
về ngôn ngữ và văn hóa ngoại trừ thiểu số những công nhân nước ngoài,
Zainichi Hàn Quốc, Zainichi Trung Quốc, Người Philippines, người Nhật gốc
1


Brazil. Tộc người chủ yếu là người Yamato cùng với các nhóm dân tộc thiểu số
như Ainu hay Ryūkyūans.
Nhật Bản có một trong những chỉ số tuổi thọ cao nhất thế giới, trung bình
là 81.25 tuổi cho năm 2006. Tuy nhiên, dân số nước này đang lão hóa do hậu
quả của sự bùng nổ dân số sau thế chiến 2. Năm 2004, 19.5% dân số Nhật trên
65 tuổi.
Thay đổi dân số đã tạo ra các vấn đề xã hội, đặc biệt là sự suy giảm lực
lượng lao động đồng thời gia tăng chi phí cho phúc lợi xã hội như vấn đề lương

hưu. Nhiều người trẻ Nhật Bản hiện có xu hướng không kết hôn hoặc có gia
đình khi trưởng thành. Dân số nước Nhật Bản dự tính sẽ giảm xuống còn 100
triệu người vào năm 2050 và 64 triệu người vào năm 2100. Chính quyền và các
nhà hoạch định dân số đang đau đầu để giải quyết vấn đề này. Nhập cư và gia
tăng khuyến khích sinh đẻ đang được xem là giải pháp để cung cấp lực lượng
lao động cho sự lão hóa của dân số nhằm duy trì sự phát triển của nền kinh tế
khổng lồ lớn thứ hai trên thế giới.
Khoảng 84% đến 96% dân số Nhật theo cả đạo Shinto và phật giáo Đại
Thừa. Phật Giáo, Đạo Giáo và Nho Giáo từ Trung Quốc cũng có ảnh hưởng đến
niềm tin và tín ngưỡng của người Nhật, 7% dân số theo Đạo Cơ Đốc. Thêm vào
đó, từ giữa thế kỷ 19, rất nhiều đạo giáo đã xuất hiện ở Nhật Bản như
(Shinshūkyo)99% dân số nói tiếng Nhật. Đây là loại ngôn ngữ kết dính được
phân biệt bởi một hệ thống các từ ngữ lễ giáo phản ánh xã hội tôn ti và trọng đạo
đức của Nhật Bản, với các dạng động từ và từ vừng biểu hiện tính cách của
người nói và người nghe. Tiếng Nhật đã vay mượn một lượng lớn từ vựng trong
tiếng Trung và cả tiếng Anh (từ sau thế chiến II). Hệ thống chữ viết sử dụng
kanji (các chữ viết Trung Quốc) và hai loại kana (bảng âm tiết dựa trên chữ
tiếng Trung), cũng như Roman alphabet và số Arabic.Tiếng Ryūkyūan, một
phần của ngữ hệ Japonic, được nói phần lớn ở Okinawa, chỉ có số ít người học
ngôn ngữ này. Tiếng Ainu chỉ được sử dụng bởi một số ít người già bản địa còn
sống tại Hokkaidō. Phần lớn các trường công và tư ở Nhật đều buộc học sinh
phải học cả tiếng Nhật và tiếng Anh.
2.2. Kinh tế
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong
khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị
tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế
Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955-1973).
Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một
nước có nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học kĩ thuật
lớn đứng thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ), GDP trên đầu người là

36.217 USD (1989). Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng
đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay,
viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài
chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là: đồng yên Nhật.
1


Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ
cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại
cơ cấu chính phủ... Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1 năm
2001. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành
xu thế không thể đảo ngược ở Nhật Bản và gần đây đã đem lại kết quả đáng
khích lệ, nền kinh tế Nhật đã phục hồi và có bước tăng trưởng năm 2003 đạt trên
3%, quý I/2004 đạt 6%.
Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, bán lẻ, giao thông, viễn thông
tất cả đều là ngành công nghiệp lớn của Nhật Bản, Nhật Bản có năng lực rất lớn
về công nghiệp, và đây là trụ sở của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc
nhất thế giới về các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy
móc, thép, phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế
biến. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng
thương mại trong lĩnh vực công nghệ và máy móc. Xây dựng từ lâu đã trở thành
một trong những nền công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản.
Nhật Bản là trụ sở của ngân hàng lớn nhất thế giới, tập đoàn tài chính
Mitsubishi UFJ (Mitsubishi UFJ Financial Group) với số vốn ước tính lên đến
1.7 nghìn tỉ đô la Mỹ. Nhật Bản cũng là nơi có thị trường chứng khoán lớn thứ
hai thế giới - thị trường chứng khoán Tokyo với khoảng 549.7 nghìn tỉ yên vào
tháng 12/2006. Đây cũng là trụ sở của một số công ty dịch vụ tài chính, những
tập đoàn kinh doanh và những ngân hàng lớn nhất thế giới. Ví dụ như những tập
đoàn kinh doanh và công ty đa quốc gia như Sony, Sumitomo, Mitsubishi and
Toyota sở hữu hàng tỉ và hàng nghìn tỉ đô la đang hoạt động trong lĩnh vực ngân

hàng, nhóm các nhà đầu tư hoặc dịch vụ tài chính như ngân hàng Sumitomo,
ngân hàng Fuji, ngân hàng Mitsubishi, Toyota Financial Services and Sony
Financial Holdings.
Từ giai đoạn 1960 đến 1980, tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản được gọi là
"sự thần kì" : tốc độ phát triển kinh tế trung bình 10% giai đoạn 1960, trung bình
5% giai đoạn 1970 và 4% giai đoạn 1980. Sự tăng trưởng suy giảm đáng kể
trong giai đoạn 1990 do hậu quả của sự đầu tư quá mức suốt giai đoạn cuối thập
niên 1980.
Từ giai đoạn 1960 đến 1980, tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản được gọi là
"sự thần kì" : tốc độ phát triển kinh tế trung bình 10% giai đoạn 1960, trung bình
5% giai đoạn 1970 và 4% giai đoạn 1980. Sự tăng trưởng suy giảm đáng kể
trong giai đoạn 1990 do hậu quả của sự đầu tư quá mức suốt giai đoạn cuối thập
niên 1980.
Giao thông ở Nhật Bản rất phát triển, vào năm 2004 ở Nhật Bản có
khoảng 1,177,278 km (731,683 miles) đường bộ, 173 sân bay, 23,577 km
(14,653 miles) đường sắt. Phương tiện đường không được hoạt động chủ yếu
bởi All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines (JAL). Đường sắt được điều
khiển bởi Japan Railways. Có rất nhiều các chuyến bay quốc tế lớn từ nhiều
thành phố và đất nước trên thế giới đến và rời Nhật Bản.
1


Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc
13.4%, Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005). Những
mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới,
hàng điện tử, máy móc điện tử và hóa chất. Do hạn chế về tài nguyên thiên
nhiên để duy trì sự phát triển của nền kinh tế, Nhật Bản phải phụ thuộc vào các
quốc gia khác về phần nguyên liệu vì vậy đất nước này nhập khẩu rất nhiều loại
hàng hóa đa dạng. Đối tác nhập khẩu chính của Nhật là Trung Quốc 21%, Hoa
Kỳ 12.7%, A Rập Xê Út 5.5%, UAE 4.9%, Australia 4.7%, Hàn Quốc 4.7% và

Indonesia 4% (số liệu 2005). Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là
máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu
dệt may và những nguyên liệu cho các nghành công nghiệp của đất nước. Nhìn
chung, Đối tác buôn bán tổng thể lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc.
II. Hệ thống chính trị và Bộ máy Nhà nước ở Nhật Bản
Nền chính trị Nhật Bản được thành lập dựa trên nền tảng của một thể chế
quân chủ lập hiến và cộng hòa đại nghị (hay chính thể quân chủ đại nghị) theo
đó Thủ tướng giữ vai trò đứng đầu nhà nước và chính đảng đa số. Quyền hành
pháp thuộc về chính phủ. Lập pháp độc lập với chính phủ và có quyền bỏ phiếu
bất tính nhiệm với chính phủ, trong trướng hợp xấu nhất có thể tự đứng ra lập
chính phủ mới. Tư pháp giữ vai trò tối quan trọng và đối trọng với chính phủ và
hai viện quốc hội gồm thượng viện và hạ viện). Hệ thống chính trị Nhật được
thành lập dựa trên hình mẫu cộng hoà đại nghị của Anh quốc và chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ từ các nước dân luật ở châu Âu, cụ thể là hình mẫu của nghị viện Đức
Bundestag. Vào 1896 chính quyền Nhật thành lập bộ luật dân sự Minpo dựa trên
mô hình của bộ luật dân sự Pháp. Mặc dù có thay đổi sau Thế chiến II nhưng bộ
luật cơ bản còn hiệu lực đến nay.
Chính trị nhật bản bao gồm:
1.Hiến pháp:
Hiến pháp Nhật Bản là một văn bản trên luật được thông qua và chính thức
có hiệu lực năm 1947, được soạn ra nhằm dọn đường cho một chính quyền đại
nghị cũng như cho phép bảo đảm các quyền cơ bản nhất của con người. Theo đó
Thiên hoàng là ”Biểu tượng của quốc gia, và cho sự hoà hợp của dân tộc”, và
chỉ có vai trò trong các buổi lễ quan trọng nơi mà ông phục vụ các nghi thức như
một người đứng đầu quốc gia nhưng không giữ bất kì quyền lực chính trị nào.
Được biết đến với tên “Bản Hiến pháp hòa bình” của Nhật Bản và là một trong
các bản Hiến pháp nổi tiếng bằng tuyên bố từ bỏ quyền phát động chiến tranh
như được qui định trong Điều 9, và trong chừng mực nào đó, cho phép Nhật Bản
theo đuổi một chính quyền pháp trị trong khi duy trì một nền quân chủ (lập
hiến). Bản Hiến pháp được soạn thảo khi Nhật Bản còn được điều hành bởi lực

lượng chiếm đóng Hoa Kỳ sau.
Chiến tranh thế giới thứ hai với dự tính thay thế Hệ thống quân chủ chuyên
chế trong tay chính quyền quân phiệt với một Thể chế dân chủ đại nghị. Hiện
1


bản Hiến pháp này chưa trải qua bất kì sự chỉnh sửa nào kề từ khi được chấp
thuận thông qua.
Bản Hiến pháp dài gần 5000 chữ, trong đó bao gồm phần mở đầu và 103
Điều khoản trong 11 Chương. Gồm các nội dung về:
Nhật hoàng (1-8)
Tuyên bố từ bỏ quyền tuyên chiến (9)
Quyền và nghĩa vụ công dân(10-40)
Quốc hội (41-64)
Nội các (65-75)
Tư pháp (76-82)
Hiến pháp của nước Nhật Bản, được công bố vào ngày 3 tháng 11 năm 1946
và có hiệu lực kể từ ngày 3 tháng 5 năm 1947, quy định rằng nhân dân N hật
Bản thề nguyện trung thành với các lý tưởng hòa bình và trật tự dân chủ.
Dù vậy vào ngày 3 tháng 5 năm 2007, Nghị viện đã thông qua một văn bản
dưới luật theo đó cho phép chính phủ tổ chức trưng cầu dân ý cho một bản sửa
đổi mới vào năm 2010 và sẽ cần hai phần ba số phiếu thuận của Nghị viện để có
hiệu lực.
2. Hoàng thất nhật bản:
Thiên hoàng
Thiên hoàng, trước đây được gọi là Ngự Môn hay Đế là tước hiệu của Hoàng
đế Nhật Bản. Nhiều sách báo ở Việt Nam gọi đây là Nhật hoàng. Thiên hoàng là
người đứng đầu Hoàng gia Nhật Bản. Sau năm 1945, Thiên hoàng không còn
thực quyền mà chỉ là người đứng đầu quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến.
Thiên hoàng được xem như là biểu tượng của đất nước Nhật Bản và được người

dân Nhật tôn kính. Thiên hoàng cũng đồng thời là vị nguyên thủ quốc gia duy
nhất hiện nay được gọi là Emperor (Hoàng đế). Thiên hoàng còn là Giáo chủ của
Thần đạo. Trong lịch sử, chỉ có một trường hợp có một không hai là Thiên
hoàng Dụng Minh đi lễ Phật ở chùa năm 585.
Hoàng gia Nhật Bản là nền quân chủ di truyền còn tồn tại lâu dài nhất trên
thế giới. Các Thiên hoàng xuất thân là thủ lĩnh bộ lạc Yamato. Theo Cổ Sự Ký
và Nhật Bản Thư Kỷ, Đế quốc Nhật Bản được Thiên hoàng Thần Vũ sáng lập
năm 660 TCN. Tuy nhiên, phần chính sử Nhật Bản chỉ được bắt đầu với Thiên
hoàng Khâm Minh, Thiên hoàng thứ 29 theo Danh sách Thiên hoàng truyền
thống. Đương kim Thiên hoàng là Akihito, niên hiệu là Bình Thành . Ông lên
ngôi năm 1989 sau khi vua cha Hirohito, tức Thiên hoàng Chiêu Hòa qua đời.
Với truyền thống tôn sùng hoàng đế, Thiên hoàng được coi là thiên tử - con
của trời. Thiên hoàng bắt đầu xưng "Thiên tử" từ đầu thế kỷ thứ VII.
Thiên hoàng được xem là con cháu của Thái Dương Thần Nữ và do đó cũng
được xem là thần trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc năm 1945. Cho
đến năm 1945, triều đình Nhật đã luôn luôn là chỉ huy của các lực lượng quân
sự. Tuy nhiên, hầu như thời nào, Thiên hoàng cũng bị điều khiển bởi các thế lực
chính trị, với mức độ cao hay thấp, tiêu biểu là họ từng bị Mạc phủ chi phối từ
thế kỉ XII đến thế kỉ XIX.
1


Hoàng gia nhật bản
Hoàng gia Nhật Bản là tập hợp những thành viên trong đại gia đình của
đương kim Thiên hoàng. Theo Hiến pháp hiện hành của Nhật Bản, Thiên hoàng
là biểu tượng của quốc gia và sự đoàn kết dân tộc. Tuy Thiên hoàng không phải
là nguyên thủ quốc gia, nhưng ông vẫn thường được coi là một vị nguyên thủ
quốc gia. Các thành viên khác trong Hoàng gia mang những trách nhiệm về nghi
lễ nhưng không được tham chính.
Nhà Yamato của Nhật Bản là triều đại thừa tập lâu dài nhất trong lịch sử vẫn

còn tồn tại. Hoàng gia công nhận 125 vị Thiên hoàng chính thống kể từ Thiên
hoàng hoàng đầu tiên là Thần Vũ bắt đầu vào ngày 11 tháng 2 năm 660 trước
công nguyên cho đến đương kim Thiên hoàng Akihito.
Theo Hoàng Thất Điển Phạm năm 1947, các thành viên của Hoàng gia bao
gồm: Hoàng hậu, Hoàng thái hậu, Thái hoàng thái hậu, thái tử, thái tôn, Thân
vương, Nội thân vương, Vương và Nữ vương.
Hiện tại hoàng gia Nhật Bản có 23 thành viên được chia ra thành nhiều cung:
Nội đình. Đông cung, Thu điều cung, Tam lạp cung,…
3. Lập pháp:
Cơ quan lập pháp là kiểu hội đồng thảo luận đại diện có quyền thông qua các
luật. Đây là một trong ba cơ quan chính gồm lập pháp, hành pháp và tư pháp của
thể chế chính trị tam quyền phân lập.
Lập pháp có nhiều tên gọi khác nhau, phổ biến nhất là nghị viện và quốc hội
(lưỡng viện), mặc dù những tên này có nhiều nghĩa đặc trưng khác nữa. Trong
hệ thống nghị viện của chính phủ, cơ quan lập pháp là cơ quan tối cao chính
thức và chỉ định cơ quan hành pháp. Ở hệ thống tổng thống, cơ quan lập pháp
được xem là phân nhánh quyền lực tương đương và độc lập với cơ quan hành
pháp. Ngoài việc ban hành luật ra, cơ quan lập pháp còn có quyền tăng thuế,
thông qua ngân sách và các khoản chi tiêu khác.
Theo qui định hiến pháp, nghị viện gồm hai viện là cơ quan quyền lực nhất
trong ba nhánh lập pháp hành pháp và tư pháp. Nghị viện sẽ giới thiệu cho Nhật
hoàng để chỉ định người đứng đầu hành pháp (thủ tướng) và tư pháp (chánh án
tối cao).
Quốc hội Nhật Bản là cơ quan lập pháp cao cấp nhất, gồm có Hạ viện với
512 ghế và Thượng viện với 252 ghế. Hạ viện được bầu ra từ 130 đơn vị bầu cử
với số nghị viên từ 2 tới 6 vị tùy theo dân số. Nhiệm kỳ của Thượng viện là 6
năm, mỗi 3 năm được bầu lại một nửa. 100 Thượng nghị sĩ được bầu theo sự đại
diện tỉ lệ tức là do các cử tri toàn quốc, số còn lại 152 ghế được bầu từ 47 đơn
vị bầu cử tỉnh. Hạ viện có quyền bỏ phiếu tín nhiệm hay bất tín nhiệm Nội các,
đây là một quyền lực chính trị quan trọng nhất của nền chính trị đại nghị. Các

công dân Nhật Bản trên 25 tuổi đều có quyền ứng cử Dân biểu và trên 30 tuổi có
thể tranh cử ghế Thượng viện. Quyền được thực hiện phổ thông đầu phiếu thuộc
về mỗi người dân nam nữ trên 20 tuổi.
Hạ viện: là một trong hai viện của Quốc hội ở tại các Quốc gia lưỡng viện.
Các thành viên của Hạ viện được chọn lựa qua bầu cử. Hạ viện có chức năng lập
1


pháp. Quyền lực của hạ viện so với thượng viện là khác nhau tùy theo hiến
pháp.
Hạ viện được bầu trực tiếp phổ thông đầu phiếu,nhiệm kỳ là 4 năm.Hiện
nay,hạ viện có 480 đại biểu.Hạ viện có thể bị giải tán bởi sắc lệnh của nhật
hoàng trên cơ sở đề nghị của thủ tướng.Theo luật định Hạ viện có thể bị giải tán
trong các trường hợp: đề nghị ít nhất 2/3 tổng số đại biểu,đảng cầm quyền mất
uy tín và gây hậu quả lớn cho nền chính trị và kinh tế đất nước,bất đồng lớn về
chính trị giữa Nội các và Hạ viện,Thủ tướng thấy cần thiết phải giải tán Hạ viện
vì lợi ích Quốc gia và các Phó chủ tịch của Hạ viện. Hạ viện có 20 ủy ban
thường trực có nhiệm vụ giúp Hạ viện chuẩn bị các dự luật và kiểm tra các hoạt
động của nội các.Hạ viện có quyền thành lập,bãi miễn Nội các.Nội các hoạt
động và chịu trách nhiệm tập thể trước Hạ viện.Khi Hạ viện bỏ phiếu bất tín
nhiệm thì toàn bộ Nội các phải từ chức.
Tại các quốc gia theo thể chế dân chủ nghị viện, hạ viện có quyền lập ra thủ
tướng và Chính phủ. Đảng nào có nhiều ghế trong hạ viện có quyền thành lập
chính phủ.
Thượng viện: do dân cử và mỗi bang có 2 thượng nghị sĩ.Thượng viện hiện
gồm 242 đại biểu.Nhiệm kỳ là 6 năm,cứ 3 năm bầu lại ½ số đại biểu.Thượng
viện bầu chủ tịch,các phó chủ tịch và các ủy ban thường trực giúp việc.Hiện nay
Thượng viện có 17 ủy ban thường trực.
Chủ tịch và Phó chủ tịch của thượng viện cũng như Chủ tịch,Phó chủ tịch Hạ
viện trong thời gian đương nhiệm phải từ bỏ đảng phái.

Về nguyên tắc quyết định của Quốc Hội được thông qua trên cơ sở nghị
quyết của 2 viện nhất trí với nhau.Trong trường hợp dự luật được thông qua tại
Hạ viện mà bị Thượng viện phủ quyết thì Hạ viện phải thông qua lại và nếu đạt
được 2/3 số phiếu thuận trong số các nghị sĩ có mặt thì dự luật có hiệu lực.Về
việc thông qua ngân sách,các hiệp ước khi 2 viện không nhất trí với nhau thì
nghị quyết của hạ viện được coi là nghị quyết của Quốc hội.
Như vậy,Hạ viện có quyền hạn lớn hơn Thượng viện.Tuy nhiên thời gian gần
đây do không có đảng nào nắm được đa số trong hạ viện nên kết quả bầu cử
Thượng viện được các đảng chú ý hơn trước.Vai trò của Thượng viện cũng được
nâng cao hơn.
4. Hành pháp:
Quyền hành pháp được giao cho Nội các, gồm Thủ tướng và các bộ trưởng,
tất cả chịu trách nhiệm tập thể trước Quốc hội. Thủ tướng phải là một nghị viên
của Quốc hội và được Quốc hội bổ nhiệm, có quyền chỉ định và bãi nhiệm các
bộ trưởng, các vị sau này phải là dân sự và phần lớn là nghị viên Quốc hội.
Vào tháng 3 năm 1992, Nhật Bản có 12 bộ, 32 cơ quan với Văn phòng Thủ
tướng, và 1,17 triệu công chức kể cả 240 ngàn nhân viên thuộc Lực lượng Tự vệ
Ngoài ra còn có Hội đồng Kiểm toán chịu trách nhiệm thanh tra các tài khoản
quốc gia.
Nhật Bản được chia làm 47 đô đạo phủ huyện. Đô đạo phủ huyện lại được
chia làm các thị đinh thôn.
1


Hành pháp có trách nhiệm báo cáo các vấn đề thường niên lên quốc hội.
Đứng đầu nội các là Thủ tướng, được chỉ định bởi hoàng đế về hình thức dưới
sự giới thiệu của quốc hội. Bắt buộc là công dân Nhật Bản và là thành viên của
một trong hai viện quốc hội. Nội các đuợc Thủ tướng và một vài bộ trưởng đứng
đầu chỉ định và chịu trách nhiệm trước quốc hội. Thủ tướng phải là thành viên
nghị viện được sự tín nhiệm của hạ viện và có quyền bổ nhiệm và cách chức các

bộ trưởng và là người đứng đầu đảng đa số tại hạ viện
Đô đạo phủ huyện (tỉnh): là cấp hành chính địa phương thứ nhất trong hai
cấp hành chính địa phương chính thức hiện nay ở Nhật Bản. Cấp hành chính này
có tổng cộng 47 đơn vị, trong đó Tokyo được gọi là đô, Hokkaido được gọi là
đạo và Kyoto, Osaka được gọi là phủ và 43 đơn vị cấp tỉnh còn lại được gọi là
huyện. Tuy nhiên, giữa đô, đạo, phủ và huyện hiện nay không có phân biệt gì về
mặt quyền hạn hành chính. Người đứng đầu mỗi đô đạo phủ huyện là tri sự, do
dân bầu trực tiếp từng nhiệm kỳ 4 năm. Các tỉnh được chia thành các hạt, bao
gồm các thành phố, thị trấn và làng, riêng ở Tokyo còn có 23 khu đặc biệt.
Hệ thống hành chính hiện tại được chính quyền Minh Trị thiết lập từ tháng 7
năm 1871 sau khi bãi bỏ hệ thống phiên. Dù ban đầu có hơn 300 đạo phủ huyện,
con số này được giảm xuống còn 72 cuối năm 1871 và xuống còn 47 đô đạo phủ
huyện năm 1888. Luật tự trị địa phương năm 1947 đã ban cho các đơn vị cấp
dưới quốc gia này nhiều quyền lực chính trị hơn.
Thị đinh thôn (đơn vị hành chính cấp hạt của nhật bản): là đơn vị hành chính
địa phương cấp cơ sở của Nhật Bản. Cấp này được thành lập từ năm 1882. Các
đơn vị hành chính cấp hạt gồm ba loại: thành phố, thị trấn, làng. Ngoài ra, mỗi
khu trong Các khu đặc biệt của Tokyo cũng là một đơn vị hành chính cấp hạt.
Cấp hành chính chính thức ngay trên đơn vị hành chính cấp hạt là tỉnh.
Theo kế hoạch, đến ngày 31 tháng 3 năm 2007, Nhật Bản có 1.804 đơn vị
hành chính cấp hạt.
5. Tư pháp:
Cơ quan tư pháp gồm Tối cao Pháp viện, 8 tòa án cao cấp và các tòa án địa
phương, tòa án gia đình. Tối cao Pháp viện gồm Chánh án được Thiên hoàng
Nhật Bản bổ nhiệm và 14 vị Thẩm phán do Nội các chọn. Tất cả các vụ án đều
được xét xử công khai, nhất là các vụ vi phạm chính trị, báo chí và nhân quyền.
Bộ máy tư pháp hoạt động hoàn toàn độc lập với quốc hội và nội các. Bao
gồm tòa án tối cao, 8 tòa án cấp cao (phúc thẩm) đặt tại 8 thành phố lớn, mỗi
tỉnh có tòa án thỉnh(trừ Hốc cai đô có 4 tòa án), các tòa án xét xử rút gọn và tòa
án gia đình được thiết lập từ năm 1949.

Tòa án tối cao có tiếng nói quyết định cuối cùng trong việc xem xét tính hợp
hiến của bất cứ đạo luật, mệnh lệnh, quy định hoặc quy tắc chính thức nào.
Chánh án tòa án tối cao do Nữ Hoàng bổ nhiệm theo đề nghị của nội các,14
thành viên khác của tòa án tối cao do nội các bổ nhiệm thông qua cuộc trưng cầu
dân ý toàn quyền. Các thẩm phán tòa án cấp dưới được nội các bổ nhiệm theo đề
nghị của Tòa án tối cao. Nhiệm kỳ các thẩm phán là 10 năm, sau đó có thể được
tái nhiệm.
1


6. Các Đảng phái chính trị ở nhật bản:
Nhật Bản là quốc gia có đa đảng. Những đảng phái chính trị lớn gồm có:
Đảng Dân Chủ Tự Do: Thành lập tháng 11 năm 1955, là đảng tư sản - bảo
thủ lớn nhất, hiện chiếm 296/480 ghế tại Hạ viện và 115/252 ghế tại Thượng
viện.
Đảng Dân chủ: Thành lập ngày 28 tháng 9 năm 1996, thành phần chủ yếu
gồm các nghị sĩ tách ra từ Đảng Xã hội và Đảng Sakigake. Tháng 4 năm 1998,
Đảng Dân chủ sát nhập thêm Tân đảng ái hữu và liên hiệp cải cách dân chủ,
thành lập Đảng Dân chủ mới, trở thành đảng đối lập lớn nhất. Hiện nay, đảng
này có 113/480 ghế tại Hạ viện và 82 ghế tại Thượng viện. Ngày 5 tháng 10
năm 2003, Đảng Dân chủ đã sáp nhập với Đảng Tự do thành Đảng Dân chủ với
204 nghị sĩ trong đó có 136 Hạ Nghị sĩ. Chủ tịch Đảng Dân chủ mới là ông
Okada Kazuya. Sau cuộc bầu cử thượng viện ngày 29 tháng 7 năm 2007, Đảng
Dân chủ trở thành đảng lớn nhất trong thượng viện.
Đảng Komei (Công Minh): Được thành lập vào tháng 11 năm 1964. Năm
1998, các thế lực đảng Komei cũ trong Tân đảng Hoà bình ở Hạ viện và Komei
ở Thượng viện hợp nhất thành lập Đảng Komei mới. Hiện nay, đảng này tham
gia vào chính phủ liên hiệp của Thủ tướng Koizumi với 24 ghế tại Thượng viện
và 34 ghế tại Hạ viện.
Đảng Xã hội Dân chủ: Tiền thân là Đảng Xã hội (JSP) thành lập tháng 11

năm 1945, có cơ sở chủ yếu trong tầng lớp trí thức, có khuynh hướng xã hội dân
chủ. Hiện nay Đảng này chiếm 7/480 ghế trong Hạ viện và 5 ghế trong Thượng
viện.
Đảng Cộng sản: Được thành lập năm 1922, song chỉ sau Thế Chiến Thứ Hai
mới được ra hoạt động công khai. Hiện nay giữ 9/480 ghế tại Hạ viện, 7/242 ghế
trong Thượng viện.
III. Nền hành chính Nhà nước ở Nhật Bản
1. Thể chế hành chính
Nội các được thành lập trên cơ sở bầu chọn hai viện quốc hội, tuy nhiên
quyền quy định thuộc về Hạ viện. Sau đó, Quốc hội đệ trình lấy cử viên lên nhật
hoàng để bổ nhiệm làm Thủ tướng, trên thực tế, Thủ tướng thường là lãnh tụ của
Đảng hay liên minh Đảng chiếm đa số trong Hạ viện Thủ tướng bổ nhiệm và bãi
nhiệm các thành viên Nội các, Nhật hoàng chỉ xác nhận việc bổ nhiệm và bãi
nhiệm đó. Tuy nhiên đa số các thành viên Nội các phải là Hạ nghị sĩ. Theo quy
định của Hiến pháp, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ phải là Viên chức
dân sự. Thông qua Nhật hoàng, Thủ tướng bổ nhiệm Chánh án và chỉ định các
Thẩm phán tòa án tối cao.
Điều 65 Hiến pháp quy định: Quyền hành chính thuộc về Nội các. Nội các
gồm Thủ tướng và không quá 20 bộ trưởng , phải chịu trách nhiệm Thủ tướng,
Quốc hội, Thủ tướng điều hành các phiên họp Nội các, trong Nội các, ngoài văn
phòng Nội các còn có các cơ quan giúp việc khác. Các Bộ trưởng là thành viên
của Nội các được phân công phụ trách, phụ trách các công việc hành chính như
1


phủ Thủ tướng hoặc cán bộ. Năm 2001 các Nội các giảm còn 20 bộ, không có
Bộ quốc phòng nhưng có Cục phòng vệ.
Là cơ quan quyền lực tối cao trong hệ thống hành chính quốc gia, Nội các có
trách nhiệm điều hành hoạt động của các cơ quan hành chính cấp dưới, có trách
nhiệm liên hệ với Quốc hội về cách thức tiến hành các hoạt động Hành chính,

theo sự cố vấn và đồng ý của Nội các. Nhật hoàng công bố những sửa đổi hiến
pháp, luật, sắc lệnh, các hiệp ước triệu tập kì họp quốc hội, trao huân chương,
phong cấp tiếp đoàn đại biểu ngoại giao nước ngoài … Nhân danh Nội các Thủ
tướng đệ trình lên Quốc hội các dự thảo luật (do có sự ủy hộ của các nghị sĩ của
đảng mình nên các điều luật do Thủ tướng đề xuất thường được thông qua dễ
dàng ), báo cáo tình hình đối nội và đói ngoại, thực hiện giám sát toàn bộ công
việc của chính phủ ban hành các quy tắc thực thi Hiến pháp và ban hành các đạo
luật, soạn thảo dự án ngân sách hàng năm, giải tán Hạ viện yêu cầu cuộc bầu cử
mới khi thấy cần thiết, Bộ trưởng có thể bị truy tố nếu không được phép của Thủ
tướng, Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Nội các,
toàn thể nội các bị từ chức nếu khuyết ghế Thủ tướng, Trên thực tế hầu hết các
sáng kiến luật đều xuất phát từ Nội các và các dự luật, quy định này được phê
chuẩn kĩ lưỡng nên các ủy ban Quốc hội và các phiên họp toàn thể rất ít khi sửa
đổi.
Đặc biệt các cơ quan của Chính phủ (Nội các, bộ, ngành, chính quyền địa
phương) ban hành các văn bản dưới luật để cụ thể hóa các đạo luật, khác với các
đạo luật dài, khó hiểu, trừu tượng các văn bản dưới luật hết sức cụ thể, dễ hiểu.
Nội các quy định đường lối ngoại giao, kí kết các hiệp ước quốc tế (sau đó phải
được sự phê chuẩn của quốc hội) mọi luật và sắc lệnh phải được các bộ trưởng
liên quan và Thủ tướng kí chứng thực trước khi nó có hiệu lực. Đặc biệt, Nội
các có quyền đặc xá.
Cơ quan tiến hành các công việc hành chính trên thực tế theo pháp luật là các
cơ quan ở các bộ, ủy ban, tổng cục, đặt dưới sự kiểm soát của Nội các. Ngoài ra
còn có nhiều cơ quan đặt tại các địa phương với tư cách là các cơ quan đại diện
cho nhà nước tại địa phương.
Cùng với chức năng hành chính của nhà nước được mở rộng ,số cơ quan
hành chính và quy mô của nó cũng như có xu hướng tăng lên, để phân công
trách nhiệm ở các cơ quan Hành chính, Nội các đặt ra các tư cách pháp nhân đặc
biệt theo luật định như công ti, công trình công cộng hoặc tổng cục, các cơ quan
đó độc lập với nhau và thực thi các hoạt động công cộng.

2. Bộ máy hành chính
2.1. Bộ máy hành chính Nhà nước ở Trung ương.
Bộ máy hành chính Nhà nước Trung ương thực chất là tổ chức Chính Phủ ở
Nhật Bản. Tổ chức Chính phủ Nhật Bản bao gồm: Nội các (thủ tướng và các bộ
trưởng), Cơ quan nhân sự Quốc gia, Ban kiểm tra.
Cơ quan ngành dọc trực thuộc nội các là Văn phòng Nội các, Bộ Tư pháp, Bộ
Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục, Bộ Y tế và Phúc lợi, Bộ Nông – Lâm 1


Thủy sản, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Bưu chính Viễn thông,
Bộ Lao động, Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ.
Trực thuộc Văn phòng nội các có Ban điều phối mâu thuẫn môi trường, Cục
Khai thác và Phát triển Okinawa, Cục Khai thác và Phát triển Hokkaido, Ban An
ninh Quốc gia, Ban Hội chợ Thương mại, Cục Thổ nhưỡng, Ban Lễ tân Hoàng
gia, Cục Môi trường, Cục Phòng vệ (Nay đã được nâng lên thành Bộ Quốc
phòng), Cục Kế hoạch Kinh tế Quốc gia, Cục Khoa học và Công nghệ, Cục
Quản lý và Điều phối.
Trực thuộc Ban an ninh Quốc gia có Cục Cảnh sát Quốc gia.
2.1.1. Nội các
Nội các tổng lý đại thần là tên gọi của chức danh của người đứng đầu Nội
các của Nhật Bản hiện nay, có nhiệm vụ và quyền hạn tương đương với chức
Thủ tướng của một quốc gia quân chủ lập hiến. Nội các Tổng lý Đại thần do
Thiên hoàng phê duyệt việc bổ nhiệm sau khi được đề cử bởi Quốc hội từ các
thành viên, và phải được sự tín nhiệm của Hạ viện để tồn tại ở vị trí này. Tên
Nội các tổng lý đại thần của Thủ tướng có nghĩa là người đứng đầu Nội các và
chỉ định hoặc bãi miễn các Bộ trưởng. Người hiện nắm giữ chức vụ này là Kan
Naoto, tại nhiệm từ ngày 10 tháng 10 năm 2009.
Ở các quốc gia khác và ở Việt Nam, chức vụ này vẫn thường được gọi là Thủ
tướng Nhật Bản hay gọi tắt là Thủ tướng.
Nội các tổng lý đại thần được đề cử bởi cả hai viện của Quốc hội Nhật Bản.

Cho việc đó, mỗi viện tiến hành một cuộc bầu cử dưới hệ thống hai vòng bầu
cử. Nếu cả hai viện chọn ra hai người khác nhau, thì một ủy ban hỗn hợp từ hai
viện sẽ được cử ra để đồng ý một ứng cử viên chung. Tuy nhiên, nếu cả hai viện
đều không đồng ý trong mười ngày thì cuối cùng quyết định của Hạ viện sẽ
được ưu tiên. Do đó, trên lý thuyết Hạ viện là cơ quan có tiếng nói cuối cùng
trong việc quyết định người được đề cử nắm giữ ghế Tổng lý Đại thần.
Nội các tổng lý đại thần phải từ chức nếu như Hạ viện thông qua một cuộc bỏ
phiếu bất tín nhiệm hoặc thất bại trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, ngoại trừ
Hạ viện bị giải tán trong vòng 10 ngày. Nội các tổng lý đại thần cũng phải từ
chức sau mỗi lần tổng tuyển cử Hạ viện, ngay cả trường hợp Đảng của ông
chiếm đa số trong viện. Văn phòng Nội các tổng lý đại thần theo truyền thống
được nắm giữ bởi người đứng đầu Đảng chiếm đa số trong quốc hội ngoại trừ
trường hợp hiếm hoi của Tsutomu Hata hay là Tomiichi Murayama.
Vai trò của Nội các tổng lý đại thần được quy định trong Hiến pháp Nhật
Bản được thông qua vào năm 1947.
"Điều khiển và giám sát" các bộ phận thuộc hành pháp.
Chủ tọa các buổi họp của Chính phủ.
Đề cử và bãi miễn các Bộ trưởng.
Cho phép việc thi hành pháp luật đối với các Bộ trưởng.
Đồng ký tên, cùng với các bộ trưởng tương ứng, các luật và chỉ thị của chính
phủ.
Tổng tư lệnh của các Lực lượng Phòng thủ.
1


Lịch sử hình thành Nội Các
Sau cuộc Minh Trị Duy tân, hệ thống Thái chính quan, được sử dụng trong
giai đoạn Nara, được sử dụng như là một chính thể của nhà nước Nhật Bản. Các
thế lực chính trị của người đứng đầu của họ, Thái Chính Đại Thần và những
người cận vệ của ông, Tả Đại thần và Nội Đại thần mang đầy tham vọng là

thường xuyên mâu thuẫn với các vị trí khác như là Sangi. Trong những năm
1880, Ito Hirobumi, lúc đó là một trong các Sangi, bắt đầu xem xét việc cải cách
các tổ chức nhà nước. Vào năm 1882, Ito và những người nhân viên của ông, Ito
Miyoji và Saionji Kinmochi, công du tới châu Âu và nghiên cứu các hiến pháp
trong các nước quân chủ lập hiến, Đế quốc Anh và Đế quốc Đức. Sau khi quay
trở về Nhật, Ito vận động lập ra một Hiến pháp và một hệ thống nhà nước hiện
đại và thuyết phục những thế lực bảo thủ ủng hộ dự định của ông.
Vào 22 tháng 12 năm 1885, Sắc lệnh Thái chính quan số 69 được ban hành,
bãi bỏ hệ thống Thái chính quan và thiết lập chức vụ Nội các Tổng lý Đại thần tức Thủ tướng Nhật Bản - cùng với Nội các Nhật Bản.
Văn phòng chính thức của Nội các tổng lý đại thần được gọi là Tổng lý Đại
thần Quan để hay gọi tắt là "Quan để". Địa điểm của nơi này nguyên gốc được
sử dụng từ năm 1929 đến năm 2002. Về sau, một tòa nhà mới được xây dựng và
trở thành văn phòng mới của Nội các tổng lý đại thần vào năm 2002. Văn phòng
cũ của Nội các tổng lý đại thần được chuyển thành một nơi ở mới cho quan chức
với tên gọi Công để.
Nội các Nhật Bản là nhánh hành pháp của chính quyền ở Nhật Bản. Đứng
đầu nội các là Thủ tướng (Tổng Lý Đại Thần). Giúp việc cho Thủ tướng là các
Bộ trưởng (Đại Thần). Thủ tướng do Quốc hội bổ nhiệm. Còn bổ nhiệm và miễn
nhiệm các bộ trưởng sẽ thuộc quyền của Thủ tướng. Tập thể Nội các chịu trách
nhiệm trước Quốc hội và phải từ chức nếu bị Hạ viện mất tín nhiệm.
Nội các Nhật Bản hiện đại được thành lập theo Hiến pháp năm 1946 của
Nhật Bản. Trước đây, thời kỳ Đại Nhật Bản Đế Quốc, Nội các được thành lập
theo Hiến pháp Đại Nhật Bản Đế Quốc và là một cơ quan dưới quyền của Nhật
hoàng.
Theo Hiến pháp, các Bộ trưởng được Thủ tướng lựa chọn và bổ nhiệm. Phần
lớn thành viên của Nội các, bao gồm cả Thủ tướng phải là đại biểu của một
trong hai viện thuộc Quốc hội và tất cả thành viên đều phải là dân sự. Theo Luật
Nội các năm 2001, số lượng Bộ trưởng không được quá 14 người, tuy nhiên,
trong trường hợp đặc biệt, vẫn có thể lên đến 17 người, và hiện nay số lượng
thành viên của nội các là 17 người. Trong trường hợp Nội các từ chức tập thể,

Nội các vẫn phải điều hành công việc cho đến khi có một Thủ tướng mới được
bổ nhiệm. Trong khi tại nhiệm, các hoạt động pháp lý vẫn có thể chống lại các
Bộ trưởng mà không cần có sự đồng ý của Thủ tướng.
Nội các phải từ chức tập thể trong những trường hợp sau:
Khi bị Hạ viện bỏ phiếu quyết định bất tín nhiệm, trừ phi Hạ viện giải tán
trong vòng 10 ngày;
1


Tùy theo quyết định trong lần nhóm họp đầu tiên của Quốc hội khi Hạ viện
mới được bầu ra qua tổng tuyển cử (ngay cả khi toàn bộ bộ trưởng sau đó được
tái bổ nhiệm);
Khi vị trí Thủ tướng bị bỏ trống, hoặc khi Thủ tướng tuyên bố ý định từ
chức.
Quyền lực của Nội các
Nội các Nhật Bản có thể hành xử hai loại quyền lực. Một loại thực hiện
thông qua Nhật hoàng theo thỉnh cầu và tư vấn của Nội các. Một loại nữa do Nội
các trực tiếp thực hiện. Trái với nhiều nước theo chế độ quân chủ lập hiến khác,
hoàng đế Nhật Bản không phải là nguyên thủ quốc gia về ngành hành pháp.
Hiến pháp Nhật Bản đã trao toàn bộ công việc hành pháp cho Nội các.
Các quyền lực thực hiện qua Nhật hoàng
Triệu tập Quốc hội
Giải tán Hạ viện
Tuyên bố tổng tuyển cử Quốc hội
Tiến hành các nghi lễ.
Các quyền lực tuyệt đối
Thực thi pháp luật
Chính sách đối ngoại
Ký kết các hiệp ước (với sự phê chuẩn của Quốc hội)
Quản lý các dịch vụ công cộng

Lập dự toán ngân sách trung ương (phải được Quốc hội phê chuẩn)
Phê chuẩn các nghị định của Nội các
Quyết định đại xá, đặc xá, phạt, giảm tội, khôi phục quyền
Tất cả các luật và nghị định Nội các đều do Bộ trưởng liên quan ký
Nội các hiện tại
Nội các hiện tại là nội các do Kan Naoto thành lập khi lên làm Thủ tướng.
2.1.2. Các bộ
Sau cải cách Heisei thì Nhật Bản có 13 bộ và cơ quan tương đương cụ thể
như sau:
Bộ tổng hợp(sát nhập cục tổng hợp,bộ bưu chính,bộ tự trị)
Bộ tư pháp
Bộ ngoại giao
Bộ môi trường
Uỷ ban an ninh
Bộ khoa học và văn hóa
Văn phòng nội các
Bộ lãnh thổ và giao thông(sát nhập bộ giao thông,bộ xây dựng,cục lãnh thổ)
Bộ y tế-lao động(sát nhập bộ y tế và bộ lao động)
Bộ tài chính
Bộ nông lâm thủy sản
Cục phòng vệ
Bộ kinh tế và công nghiệp
1


2.2. Bộ máy hành chính Nhà nước ở địa phương
Chính quyền địa phương là một tổ chức hành chính có tư cách pháp nhân
được hiến pháp và pháp luật công nhận sự tồn tại vì mục đích quản lý một khu
vực nằm trong một quốc gia. Các cán bộ chính quyền địa phương là dân địa
phương. Chính quyền địa phương có trách nhiệm cung ứng hàng hóa công cộng

(nhiệm vụ chi) cho nhân dân trong địa phương mình và có quyền thu thuế địa
phương (nguồn thu).
Nói chung ở các quốc gia, đơn vị hành chính dưới trung ương thường gồm
một vài cấp. Vì thế, chính quyền địa phương cũng có thể có nhiều cấp.
Chính quyền địa phương ở Nhật Bản bắt đầu hình thành từ thời kỳ Minh Trị
Duy Tân. Sau Đệ nhị Thế chiến, chính quyền địa phương trở nên có quyền tự
chủ cao. Gần đây, họ được phân công thêm nhiều trách nhiệm và được hưởng
thêm nhiều quyền hạn.
Quyền tự chủ của địa phương
Khái niệm tự chủ của bộ máy chính quyền địa phương ở Nhật Bản mang hàm
nghĩa rằng, cấp cơ sở và cấp trung gian giữa cơ sở với trung ương có quyền tự
quyết và quản lý các chính sách công cộng theo sáng kiến riêng một cách tương
đối tự do. Từ năm 1947, Hiến pháp của Nhật Bản dành hẳn một chương
(Chương 8: Tự trị địa phương) về chính quyền địa phương. Cũng năm đó, Luật
Tự chủ địa phương được ban hành,qui định chính quyền địa phương của Nhật
Bản gồm hai cấp: chính quyền cấp tỉnh và chính quyền cấp hạt Thực ra có một
số hạt lớn được hưởng qui chế đặc biệt gọi là đô thị quốc gia (mặt khác có một
số đơn vị cấp hạt nông thôn có thể liên kết với nhau tạo thành các đơn vị gọi là
gun) hoặc shichoh. tuy nhiên những trường hợp thế này không phổ biến. Luật
Tự chủ địa phương còn qui định cơ cấu, thành phần và quyền hạn của các cơ
quan lập pháp và của người lãnh đạo được bầu ra tại địa phương. Cục Tự trị địa
phương có trách nhiệm xúc tiến tinh thần của Hiến pháp và của Luật Tự chủ địa
phương.
Đặc điểm
Hệ thống chính quyền địa phương của Nhật Bản sau chiến tranh chịu ảnh
hưởng rất nhiều từ tinh thần tự chủ kiểu Mỹ - trái với hệ thống mang tính tập
quyền Trung ương theo mô hình kiểu Phổ thời kỳ trước chiến tranh. Hạt là địa
phương cấp cơ sở ở Nhật Bản, chịu trách nhiệm chính trong việc cung ứng các
hàng hóa công cộng thiết yếu đối với đời sống của nhân dân như điện nước, giáo
dục cơ sở, công trình dân sinh phúc lợi,... Cuối thập niên 1990, Nhật Bản có trên

ba ngàn hạt. Tỉnh là địa phương cấp trung gian duy nhất giữa chính quyền trung
ương với chính quyền cơ sở, chịu trách nhiệm chuyển tải các chính sách của
trung ương về địa phương, thực hiện trách nhiệm chi đối với các kế hoạch phát
triển tầm toàn vùng và cung ứng các hàng hoá công cộng quan trọng mà qui mô
tác động của chúng vượt ra khỏi phạm vi một hạt như đường giao thông, bảo vệ
môi trường,… Nhật Bản có 47 tỉnh.
1


Nếu như trách nhiệm phân công cho chính quyền các tỉnh giống nhau, thì
trách nhiệm phân công cho chính quyền các hạt lại không như nhau tùy theo dân
số của mỗi hạt. Hạt càng đông dân thì chính quyền hạt càng được phân công
nhiều trách nhiệm. Các hạt có quy mô dân số rất lớn có thể được trung ương
quyết định là các thành phố chỉ định quốc gia và được phân công rất nhiều trách
nhiệm, có thể tương đương với trách nhiệm của chính quyền tỉnh mà hạt đó nằm
trong. Các thành phố trung tâm vùnga cũng được phân công nhiều trách nhiệm.
Các trách nhiệm được quy định rất rõ ràng bởi pháp luật.
Những cải cách gần đây
Gần đây, Nhật Bản đẩy mạnh phân quyền. Các chính quyền địa phương trở
nên được giao nhiều trách nhiệm hơn và cũng có thêm quyền hạn. Các địa
phương cấp hạt được khuyến khích sáp nhập với nhau để đáp ứng thực tế là
phạm vi sinh hoạt của nhân dân địa phương ngày càng rộng hơn và để phát huy
tính kinh tế nhờ quy mô trong cung ứng hàng hóa công cộng địa phương. Theo
kế hoạch của chính phủ Nhật Bản, thông qua sáp nhập, số lượng chính quyền
cấp cơ sở sẽ giảm xuống còn khoảng 1500.
2.2.1. Đơn vị hành chính cấp tỉnh
Cấp tỉnh ở Nhật Bản chia làm 47 tỉnh. Tại các tỉnh, chính quyền địa phương
được thành lập ở cấp tỉnh, thành phố, thị trấn và thị xã, mỗi cấp đều có nghị viện
riêng. Tỉnh trưởng và thị trưởng thành phố, chủ tịch thị trấn và chủ tịch xã cũng
như các thành viên của các nghị viện địa phương được bầu ra từ các cử tri có

đăng ký cư trú tại khu vực nhất định.
Tỉnh là cấp hành chính địa phương thứ nhất trong hai cấp hành chính địa
phương chính thức hiện nay ở Nhật Bản. Cấp hành chính này có tổng cộng 47
đơn vị, trong đó Tokyo được gọi là đô (Hokkaido được gọi là đạo (và Kyoto,
Osaka được gọi là phủ và 43 đơn vị cấp tỉnh còn lại được gọi là huyện .Tuy
nhiên, giữa đô, đạo, phủ và huyện hiện nay không có phân biệt gì về mặt quyền
hạn hành chính. Người đứng đầu mỗi đô đạo phủ huyện là tri sự, do dân bầu trực
tiếp từng nhiệm kỳ 4 năm. Các tỉnh được chia thành các hạt, bao gồm các thành
phố , thị trấn và làng; riêng ở Tokyo còn có 23 khu đặc biệt.
Hệ thống hành chính hiện tại được chính quyền Minh Trị thiết lập từ tháng 7
năm 1871 sau khi bãi bỏ hệ thống phiên (phế phiên trí huyện). Dù ban đầu có
hơn 300 đạo phủ huyện, con số này được giảm xuống còn 72 cuối năm 1871 và
xuống còn 47 đô đạo phủ huyện năm 1888. Luật tự trị địa phương năm 1947 đã
ban cho các đơn vị cấp dưới quốc gia này nhiều quyền lực chính trị hơn.
2.2.2. Đơn vị hành chính cấp hạt
Đơn vị hành chính cấp hạt là đơn vị hành chính địa phương cấp cơ sở của
Nhật Bản. Cấp này được thành lập từ năm 1882. Các đơn vị hành chính cấp hạt
gồm ba loại: thành phố, thị trấn, làng . Ngoài ra, mỗi khu trong Các khu đặc biệt
của Tokyo cũng là một đơn vị hành chính cấp hạt. Cấp hành chính chính thức
ngay trên đơn vị hành chính cấp hạt là tỉnh.
Theo kế hoạch, đến ngày 31 tháng 3 năm 2007, Nhật Bản có 1.804 đơn vị
hành chính cấp hạt.
1


Thành phố
Ở Nhật Bản có 782 thành phố. Các thành phố lại được chia làm 4 loại:
Thành phố chính lệnh chỉ định
Thành phố trung tâm
Thành phố đặc biệt

Thành phố.
Các khu đặc biệt của Tokyo
Tokyo có 23 khu hành chính đặc biệt. Mỗi khu này là một đơn vị hành chính
cấp hạt.
Căn cứ theo pháp luật, đặc biệt khu thuộc đơn vị hành chính cấp 3 của Nhật
Bản, nhưng giữa nó và đơn vị hành chính cấp một "đô" không được lập quận
hoặc thành phố.
Các khu đặc biệt của Tokyo là những đơn vị hành chính thực sự (có bộ máy
hành chính). Chúng được gọi là các khu đặc biệt để phân biệt với các khu nhưng
lại không phải là đơn vị hành chính thực sự thường thấy ở các thành phố cấp
quốc gia ở Nhật. Trong Luật Tự trị Địa phương của Nhật Bản, các khu này được
gọi là "khu của thủ đô". Bản thân người Tokyo coi mỗi khu này là một thành
phố.
Các đặc biệt khu tập trung ở phía Đông của Tokyo. Tại ngày 1 tháng 12 năm
2006, tổng dân số của cả 23 khu lên tới trên 8,5 triệu người, tổng diện tích là
621,49 km².
Tuy cùng cấp hạt, nhưng chính quyền của các khu đặc biệt được trao nhiều
chức năng hành chính hơn so với các thị trấn và làng. Tuy nhiên, so với các
thành phố, thì các khu đặc biệt không nhiều quyền hạn bằng. Ví dụ, không được
phân cấp dịch vụ cung ứng nước sạch, dịch vụ thoát nước thải, phòng cháy chữa
cháy.
Từ năm 1947 đến 1952, khu trưởng - người đứng đầu chính quyền các khu
đặc biệt - do chính quyền đô Tokyo bổ nhiệm. Tuy nhiên, từ năm 1952, những
người này do nhân dân trong khu bầu nên.
Thị trấn
Ở Nhật Bản có 827 thị trấn. Đây là những đô thị ở vùng sâu và xa của mỗi
tỉnh. Chú ý là ngay trong các thành phố có những khu mà tiếng Nhật cũng gọi là
machi hoặc cho, song đấy lại không phải là thị trấn- đơn vị hành chính cấp hạt.
Làng
Làng là đơn vị hành chính cấp hạt ở khu vực nông thôn của Nhật Bản. Ở

Nhật Bản có 195 làng. Có một điều đặc biệt là tới 6 tỉnh không có làng. Và có 5
tỉnh chỉ có một làng ở mỗi tỉnh.
Ở Nhật Bản có xu hướng sáp nhập một vài đơn vị hành chính cấp hạt liền kề
nhau thành một đơn vị cấp hạt có quy mô (dân số, diện tích) lớn hơn. Xu hướng
này diễn ra liên tục kể từ khi cấp hạt được thành lập. Tuy nhiên, vào các thời kỳ
Minh Trị, Showa và hiện nay có các đợt sáp nhập hàng loạt.
3. Nền công vụ Nhật Bản
1


Ở Nhật Bản quan niệm công chức là những người làm việc trong cơ quan
Nhà nước, Quốc hội, Tòa án, các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
trừ những người do bầu cử hoặc bổ nhiệm.
Khi nghiên cứu công tác tuyển dụng công chức ở các nước, chúng ta thấy
rằng bất cứ nước nào muốn có được một đội ngũ công chức thật sự có trình độ
năng lực đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước thì điều quan trọng, côt
yếu là phải thực hiện những kỳ thi dể tuyển chọn.
Ở Nhật Bản, việc thi tuyển công chức được thưc hiện từ thời Minh Trị Duy
Tân(1896-1912). Tuy nhiên qua mỗi thời kỳ việc tổ chức thi tuyển công chức ở
Nhật Bản được đặt ra những yêu cầu ngày càng cao, người muôn làm nghề công
chức phải qua kỳ thi khó khăn hơn, gắt gao hơn và mức độ cạnh tranh càng gay
gắt hơn. Nhà nước Nhật Bản nêu ra một yêu cầu nhất quán là khi thi tuyển mỗi
người vào làm bất cứ công việc gì cũng phải thực hiện qua kỳ thi. Mục đích của
việc thi tuyển là để chọn nhân tài, xóa bỏ chế độ dùng tiền, dùng quyền để mua
bán văn bằng, tước vị. Vì vậy ở Nhật Bản coi trọng tài năng thực tế chứ không
nặng về bằng cấp.
Về nguyên tắc tuyển dụng: Nhật Bản nêu hai nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt
trong quá trình tổ chức thi tuyển là: phải đảm bảo nguyên tắc công khai, công
bằng, đối xử bình đẳng trong quá trình tổ chức, nguyên tắc căn cứ trên thành
tích tức là kết quả phản ánh thực chất của người thi, hoàn toàn loại bỏ yếu tố

tình cảm trong kỳ thi.
Hoạt động cho công tác tuyển mộ người thi: công việc này được chuẩn bị khá
chu đáo để giúp người có nguyện vọng tham dự kỳ thi hiểu được những việc cần
làm.
kỳ thi phải được công bố công khai trên công báo để mọi người có thể nắm
được nhũng nội dung, yêu cầu, lịch trình, vá kế hoạch của kỳ thi, phải tuyên
truyền rộng rãi thông qua hình thức áp phích, kèm theo các bản hướng dẫn thi
tuyển, phổ biến các điều kiện cần thiết, lịch thi qua phương tiện thông tin đạị
chúng như đài báo, truyền hình. Với đối tượng là sinh viên đại học, bộ phận
chuẩn bị còn tổ chức đến các trường để giải thích nghiệp vụ, tọa đàm với sinh
viên để hướng dẫn họ lựa chọn nơi xin việc phù hợp với khả năng và trình độ.
Nội dung và hình thức thi: mục đích thi tuyển công chức ở Nhật Bản là để
tuyển chọn người bằng cách kiểm chứng khả năng thực thi công vụ. Vì vậy, nội
dung thi tuyển phải thể hiện được những kiến thức cơ bản, tổng hợp và cả phần
chuyên môn cần biết, hình thức thi: thi viết và thi vấn đáp cá nhân.
Tổ chức thi: người được tuyển chọn công chức ở Nhật Bản thực chất là họ
phải trải qua 3 kỳ thi: thi sơ tuyển, thi kỳ 2,thi vấn đáp tại cơ quan mà người đó
sễ được nhận để làm việc. Như vậy việc thi truyển công chức vào làm việc ở cơ
quan hành chính được thực hiện như sau: công bố trên công báo, phương tiện
thông tin đại chúng, nhận đơn xin dự thi, thi sơ tuyển, thi kỳ 2 và thi vấn đáp.
Ngoài ra điều kiện dự thi cần phải tuân theo những quy định hiện hành và
những quy định của cơ quan tuyển chọn.
1


×