Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Quản trị chi phí, phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.77 KB, 22 trang )

Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ
A.

GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh

TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ

Khái niệm về chi phí:
Chi phí được định nghĩa là giá trị tiền tệ của các khoản hao phí bỏ ra nhằm tạo ra
các loại tài sản, hàng hóa hoặc các dịch vụ.
Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa
trong một thời kỳ nhất định mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến các hoạt động
sản xuất kinh doanh của đơn vị.
I.

-

Đối tượng tập hợp chi phí:
Xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là là xác định giới hạn các bộ phận
chịu chi phí hoặc các đối tượng chịu chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành. Khái
niệm này không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất mà còn có thể áp dụng cho
các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh doanh khác.
Có 2 biểu hiện về đối tượng tập hợp chi phí:
- Các trung tâm chi phí: Là những bộ phận trong doanh nghiệp mà nhà quản trị ở bộ
phận đó chịu trách nhiệm về những biến động chi phí phát sinh trong kỳ
- Trung tâm chi phí trong:
+ Doanh nghiệp sản xuất: phân xưởng, đội sản xuất, đơn vị sản xuất. ..
+ Doanh nghiệp thương mại: của hàng, quầy hàng…
+ Doanh nghiệp thương mại: Khách hàng, khu nghỉ mát, bộ phận kinh doanh…
- Sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cùng loại, một công việc (đơn đặt hàng) hay một
hoạt động, một chương trình nào đó, hoạt động sửa chữa tài sản cố định. Trong


trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí không quan tâm đến các bộ phận phát sinh
mà quan tâm chi phí phát sinh cho công việc gì, ở hoạt động nào. Khi đó nhà quản
trị có thể so sánh, đánh giá chi phí giữa các sản phẩm, các hoạt động với nhau.
II.

Đối tượng tập hợp chi phí
Sản phẩm
Dịch vụ
Dự án
Khách hàng
Nhóm nhãn hiệu
Hoạt động
Bộ phận

Ví dụ
Đôi giày mang nhãn hiệu Vina Giày của công
ty cổ phần Giày Việt
Một chuyến bay từ thủ đô Hà Nội đến Thành
phố Hồ Chí Minh
Dự án tàu cao tốc Bắc – Nam tại Hà Nội
Một công ty ở Mỹ mua sản phẩm của công ty
lụa Khaisilk
Nhóm nhãn hiệu dầu gội đầu Pantene của công
ty P&G Việt Nam
Hoạt động nghiên cứu và phát triển
smartphone mới của SamSung
Một phân xưởng sản xuất của công ty dệt may
Trang 1



Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

Chương trình

III.

-

-

-

-

GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh

Hòa Thọ
Chương trình đào tạo nhân viên phụ trợ trên
tàu thủy du lịch do dự án EU tổ chức tại TP Hạ
Long

Phân loại chi phí

1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản
phẩm hoặc cung cấp dịch vụ trong một kỳ nhất định. Chi phí sản xuất gồm: Chi phí
NVLTT, Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Chi phí bán hàng: Bao gồm các khoản chi phí cần thiết để đanỷ mạnh quá trình bán
hàng hóa và để đảm bảo việc đưa hàng đến tay người tiêu dung.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là nhưng khoản chi phí liên quan đến việc tổ chức

hành chính và các hoạt động văn phòng của doanh nghiệp.
2. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Chi phí biến đổi: Khoản chi phí xét về mặt tổng thể có quan hệ tỷ lệ với những thay
đổi của một hoặt động cụ thể nào đó nhưng khi tính cho một đơn vị hoạt động thì ổn
định, không thay đổi.
Chi phí cố định: Khoản chi phí xét về mặt tổng thể không thay đổi khi mức độ hoạt
động thay đổi nhưng khi tính cho một đơn vị hoạt động thì thay đổi.
Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố biến phí lẫn định
phí.
3. Phân loại chi phí theo đối tượng chi phí

-

Chi phí trực tiếp: phát sinh một cách riêng biệt cho một hoạt động cụ thể của doanh
nghiệp.
Chi phí gián tiếp: Chi phí phát sinh không liên quan với hoạt động cụ thể mà liên
quan cùng lúc với nhiều hoạt động.

4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với Báo cáo tài chính
-

-

Chi phí sản phẩm: Chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hình thành nên
sản phẩm chờ bán hay là những chi phí gắn liền với quá trình mua hàng hóa về để
bán lại.
Chi phí thời kỳ: Chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán và đem lại lợi ích trong kì đó.
5. Các cách phân loại khác

Trang 2



Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ
-

-

GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh

Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được: Chi phí có thể kiểm soát
được tại một cấp quản lý khi nhà quản lý cấp đó có quyền quyết định với chi phí và
ngược lại.
Chi phí khác biệt: Là những chi phí có ở những phương án này nhưng chỉ có một
phần hoặc không có ở phương án khác.
Chi phí cơ hội: Là lợi ích bị mất đi vì chọn phương án hành động này thay vì chọn
phương án hành động khác.
Chi phí chìm: Là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu mà vẫn sẽ phải chịu dù doanh
nghiệp chọn phương án hành động nào.

B.

PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

Tại nhiều quốc gia, áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp không hề mới, nhưng
tại Việt Nam, kế toán quản trị chỉ thực sự được tìm hiểu vào đầu những năm 90 và được
nghiên cứu từ năm 1999. Khảo sát tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cho thấy, việc
cung cấp thông tin chi phí chất lượng giúp cho các nhà quản lý ra quyết định tốt hơn trong môi
trường kinh doanh có sức cạnh tranh ngày khốc liệt. Chính vì vậy, nội dung phần này nhằm
đưa ra các mô hình phân bổ chi phí sản xuất chung, giúp doanh nghiệp cung cấp chính xác hơn
về chi phí cho từng loại sản phẩm, dịch vụ mà vẫn đảm bảo được tính hợp lý.

Qua việc khảo sát tại các doanh ngiệp sản xuất kinh doanh, hiện nay kế toán quản trị tồn
tại các mô hình phân bổ chi phí sản xuất chung sau đây:
I.

Các mô hình phân bổ chi phí sản xuất chung:

 Mô hình Phân bổ chi phí SXC theo phương pháp truyền thống
1. Phân bổ chi phí SXC chỉ sử dụng một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất

Trước đây, khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa có sự ứng dụng mạnh
mẽ của khoa học công nghệ tự động hóa mà chủ yếu mang nặng tính thủ công. Chính vì thế,
yếu tố ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công trực tiếp chính là số giờ công. Nhà quản trị cho
rằng giữa việc sử dụng nhân công và chi phí sản xuất chung có mối quan hệ với nhau.Vì vậy,
khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí SXC người ta sử dụng số giờ công hoặc số ca máy hoạt
đông,…. là tiêu thức phân bổ duy nhất cho chi phí SXC.

Trang 3


Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh

Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ nguồn gốc phát sinh các chi phí trong chi phí SXC thì rất đa dạng
và phức tạp nhưng chỉ lựa chọn tiêu thức phân bổ duy nhất là số giờ công hoặc số ca máy hoạt
động thì chưa chính xác.
Ví dụ: Tại một Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh đồ bảo hộ lao động và giày dép
các loại. Sản phẩm của công ty chia thành 3 nhóm chính: Giàu ủng bảo hộ lao động, dép nhựa
và dép xốp ép. Trong mối nhóm sản phẩm lại bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau. Về quy
trình và thời gian sản xuất đối với các sản phẩm này cũng khác nhau. Chi phí SXC được chia

thành 5 nhóm:
-

CP lương của nhân viên nhà máy

-

CP về vật tư và công cụ nhỏ(dây buộc, bao tải, chỉ khâu bao tải, bao tay, quần áo bảo hộ
lao động,….)

-

Chi phí điện, ga, than đá, xăng, dầu

-

CP khấu hao TSCĐ

-

CP công cụ lớn phân bổ nhiều lần (khuôn đúc)

Công ty phân bổ chi phí SXC theo số ca máy hoạt động sản xuất
CP SXC phân bổ cho
từng ca máy

=

Tổng CP SXC thực tế phát sinh
Số ca máy thực hiện trong tháng


CP SXC tính cho = Tổng CP SXC phân bổ cho từng
từng sản phẩm

loại SP theo số ca máy
Số lượng SP thực tế SX

Phương pháp phân bổ CP SXC theo cách gộp tất cả các khoản mục của CP SXC theo ca
máy hoạt động dẫn đến việc phân bổ không hợp lý và giá thành sản phẩm bị bóp méo.
* Ưu điểm
-

Tính toán đơn giản

-

Chi phí quản lý thấp

* Nhược điểm
-

Độ chính xác không cao

Trang 4


Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh


Vì vậy, khi lựa chọn mô hình này để phân bổ chi phí SXC thì điều kiện áp dụng là hoạt
động sản xuất kinh doanh mang tính thủ công và chi phí SXC chiểm tỷ trọng nhỏ trong giá
thành sản xuất.

2. Phân bổ chi phí SXC theo bộ phận

Theo kết quả mô hình 1 cho thấy việc sử dụng một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất là không hợp
lý. Do vậy, nhiều công ty đã áp dụng mô hình phân bổ CP SXC dựa trên nhiều tiêu chuẩn phân
bổ khác nhau ở từng bộ phận phát sinh chi phí. Để xác định chi phi SXC cho từng sản phẩm,
dịch vụ phải trải qua 2 giai đoạn:
-

Giai đoạn 1: Tập hợp chi phí SXC phát sinh ở từng bộ phận (từng trung tâm chi phí).

-

Giai đoạn 2: Tiến hành phân bổ chi phí SXC cho từng sản phẩm, dịch vụ (dùng nhiều
tiêu thức phân bổ khác nhau cho phù hợp và hợp lý).

* Ưu điểm:
-

Giá thành từng loại SP, dịch vụ chính xác hơn

* Nhược điểm:
Những công ty mà sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau về kích cỡ, tính chất, quy
trình sản xuất phức tạp thì việc tính và phân bổ CP SXC vẫn còn nhiều hạn chế.

 Mô hình Phân bổ chi phí sản xuất chung theo phương pháp ABC


Mô hình ABC đòi hỏi quá trình phân bổ CPSXC cho từng loại sản phẩm, dịch vụ được
tiến hành theo hai giai đoạn phân biệt:
- Giai đoạn 1: Tập hợp chi phí sản xuất chung theo các bộ phận và hoạt động. Trong giai đoạn
này, trước hết CPSXC cũng được tập hợp theo các trung tâm chi phí là các bộ phận tương tự
như mô hình sử dụng một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất và mô hình phân bổ CPSXC theo bộ
phận. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, chi phí sản xuất chung còn tiếp tục được quy nạp theo
từng

hoạt

động

của

quá

trình

sản

xuất.

- Giai đoạn 2: Phân phối chi phí cho từng loại sản phẩm, dịch vụ. Ở giai đoạn này, chi phí đã
được tập hợp theo các hoạt động sẽ tiếp tục được phân phối cho từng sản phẩm, dịch vụ.

Trang 5


Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ


GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh

Việc vận dụng mô hình ABC phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể về công tác tổ chức quản lý
sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, năng lực quản lý của từng doanh nghiệp. Tuy
nhiên, có thể khái quát quá trình vận dụng mô hình này thành 4 bước cơ bản sau:
Bước 1: Phân tích quá trình sản xuất thành các hoạt động:
KTQT nhận diện được các hoạt động tiêu dùng nguồn lực, gây ra sự phát sinh CPSXC.
Thông thường, các hoạt động gây ra sự phát sinh CPSXC bao gồm: hoạt động sử dụng nhân
công quản lý sản xuất, hoạt động sử dụng máy móc, hoạt động tiêu thụ năng lượng, động lực,
hoạt động giám sát, kiểm tra chất lượng… Việc phân tích quá trình sản xuất thành các hoạt
động là rất quan trọng, nó là bước cơ sở để KTQT xác định trung tâm hoạt động, trung tâm chi
phí ở các bước tiếp theo.
Bước 2: Xác định các trung tâm hoạt động:
KTQT phải xác định các trung tâm hoạt động. Về lý thuyết, mỗi hoạt động đều có thể
được coi là một trung tâm
Bước 3: Tập hợp chi phí cho các bộ phận và quy nạp chi phí cho các hoạt động (trung
tâm hoạt động):
Chi phí sản xuất chung phát sinh trước hết sẽ được tập hợp cho các bộ phận như: các
phân xưởng sản xuất, đội sản xuất,…
Bước 4: Xác định nguồn phát sinh chi phí và phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng
loại sản phẩm:
Sau khi đã xác định được nguồn phát sinh chi phí, kết hợp với dữ liệu về mức độ tiêu
dùng các hoạt động (thực chất là tiêu dùng nguồn phát sinh chi phí) của từng loại sản phẩm,
CPSXC đã được tập hợp ở các trung tâm hoạt động sẽ được phân phối cho từng loại sản phẩm,
dịch vụ.
* Ưu điểm:
- Mô hình này giúp KTQT thực hiện tốt mục tiêu kiểm soát chi phí.
- Linh hoạt trong việc sử dụng các tiêu chuẩn phân bổ chi phí cho sản phẩm nhằm cung
cấp thông tin đa dạng, phong phú về tình hình chi phí, giá thành đáp ứng được các nhu cầu sử
dụng thông tin khác nhau của các nhà quản trị.

* Nhược điểm:
Trang 6


Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh

Điểm hạn chế nhất của việc áp dụng mô hình này là khối lượng công việc kế toán rất lớn và
khá phức tạp.
Kết luận
Qua việc nghiên cứu các mô hình phân bổ chi phí sản xuất chung, ta thấy việc phân bổ chi phí
sản xuất chung có thể tận dụng những ưu điểm của từng mô hình phân bổ chi phí SXC nêu trên
để đảm bảo sự hài hòa trên cơ sở kết hợp tính hợp lý (đơn giản, tiết kiệm) với tính khoa học
(thông tin chi phí chính xác) để đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý về cung cấp thông tin chi phí
chính xác, phụ trợ cho việc ra các quyết định trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng
khốc liệt.
II. So sánh giữa phương pháp truyền thống và phương pháp ABC
Giống nhau:
• Cách tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp trực tiếp và đối tượng tính



giá thành.
Có cùng đối tượng tính giá thành.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của hai phương pháp này có giống một phần là tiêu
thức phân bổ chi phí luôn gắn liền với số lượng sản xuất hoặc kết hợp với định mức thời
gian sản xuất sản phẩm.

Khác nhau


NỘI DUNG

TRUYỀN THỐNG

ABC

Chi phí được tập hợp theoTập hợp dựa trên hoạt động
Đối tượng tập hợp chi

công việc, nhóm sản phẩm hay

phí phí

nơi phát sinh chi phí: phân
xưởng, đội sản xuất…

Nguồn sinh phí

Có nhiều nguồn sinh phí đối Nguồn sinh phí xác định
tượng tập hợp chi phí

Trang 7

rõ ràng


Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh


Thường có một nguồn sinh phí
cho mỗi hoạt động

Dựa vào một trong các tiêu Dựa trên nhiều tiêu thức
Tiêu thức
phân bổ

thức phân bổ sau: Dựa trên
sản lượng sản phẩm sản xuất

phân bổ

ra hoặc chi phí tiền lương của Tiêu thức lựa chọn là nguồn
lao động trực tiếp đối với chi sinh phí ở mỗi hoạt động
phí sản xuất chung, giờ máy…
Giá thành được tính với độ

Tính chính xác và hợp Giá thành được tính quá cao


chính xác cao, do đó độ tin
cậy trong việc ra quyết định

hoặc quá thấp

lớn.
Kiểm soát chi phí

Kiểm soát trên cơ sở trung Kiểm soát chặt chẽ hơn

tâm chi phí: Phân xưởng, theo từng hoạt động
phòng ban đơn vị
Khá phức tạp, chi phí khá cao

Chi phí kế toán

Chi phí thấp, đơn giản

Cung cấp thông tin
cho quản trị

để duy trì phương pháp này
Cung cấp thông tin về quá trình

Chỉ cung cấp thông tin về mức và nguyên nhân phát sinh chi
chi phí

phí

Kế toán chi phí theo phương pháp chi phí mục tiêu

III.
1.

Vài nét về phương pháp chi phí mục tiêu:

Phương pháp chi phí mục tiêu có nguồn gốc từ Nhật Bản, phương pháp này đã được áp
dụng kể từ năm 1980 bởi các công ty lớn như Toyota, NEC, Sony và Nissan... Một tổ chức
quốc tế được thành lập do một số các tập đoàn công nghiệp lớn, gọi là Consortium for Avanced
Trang 8



Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh

Management-International (gọi tắt là CAM-I) để phát triển các phương pháp kế toán quản trị
hiện đại đã định nghĩa về chi phí mục tiêu như sau: “Phương pháp chi phí mục tiêu là tổng thể
các phương pháp, công cụ quản trị cho phép đạt được mục tiêu chi phí và mục tiêu hoạt động
ở giai đoạn thiết kế và sản xuất sản phẩm mới. Phương pháp cũng cho phép thiết lập một hệ
thống kiểm soát chi phí ở giai đoạn sản xuất và bảo đảm các sản phẩm này đạt được mục tiêu
lợi nhuận đã được xác định phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm”
Phương pháp chi phí mục tiêu phản ánh một thực tế là hầu hết các quyết định lựa chọn
các thiết kế sản phẩm và thiết kế quá trình sản xuất không phải là các thiết kế có chi phí thấp
nhất, mà chỉ là các thiết kế mà doanh nghiệp có thể chấp nhận được, nói cách khác giải pháp
mà doanh nghiệp lựa chọn không phải là giải pháp tốt nhất, mà chỉ là một giải pháp đáp ứng
vừa phải với mục tiêu lợi nhuận mà doanh nghiệp đề ra
Điểm khác biệt cơ bản giữa phương pháp chi phí mục tiêu với phương pháp chi phí
truyền thống là việc hoạch định chi phí mục tiêu không chỉ chú ý đến điều kiện sản xuất mà
còn chú ý đến lợi nhuận mục tiêu. Trong khi các phương pháp truyền thống sử dụng chi phí để
tính giá thành cho sản phẩm, chi phí mục tiêu đi theo cách ngược lại. Nó sử dụng giá để xác
định chi phí. Trong chi phí mục tiêu, một doanh nghiệp bắt đầu bằng cách xác định mức giá
phù hợp cho một sản phẩm. Sau đó trừ đi phần lợi nhuận mong muốn của mình từ mức giá đó
để được chi phí tối đa có thể đủ chi trả cho việc sản xuất sản phẩm đó.
Nhìn chung, việc thực hiện quản trị chi phí mục tiêu được tiến hành theo ba bước:
Bước 1: Xác định chi phí mục tiêu theo các bộ phận sản phẩm sản xuất
Bước 2: Tổ chức thực hiện các mục tiêu chi phí đã xác định
Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện chi phí
Lợi ích và ưu, nhược điểm của phương pháp chi phí mục tiêu:
Chi phí mục tiêu có thể mang lại nhiều lợi ích bởi vì nó:


2.
-

+ Gia tăng cảm giác hài lòng cho khách hàng vì thiết kế được tập trung đến giá trị
khách hàng.
+ Giảm thiểu chi phí thông qua những thiết kế mang tính ảnh hưởng và hiệu quả.
Trang 9


Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh

+ Giúp cho doanh nghiệp đạt được lợi nhuận mong đợi trên những thiết kế mới hoặc tái
thiết kế.
+ Làm giảm tổng thời gian cần thiết để phát triển sản phẩm thông qua việc tăng cường
phối

hợp

giữa

các

nhà

quản

trị


thiết

kế,

sản

xuất



marketing.

+Giúp cung cấp một lề cạnh tranh trong thời điểm khủng hoảng kinh tế.
+ Giúp cải thiện chất lượng sản phẩm toàn diện,vì thiết kế được phát triển 1 cách cẩn
thận và những vấn đề về sản xuất được cân nhắc một cách rõ rang trong phương diện
thiết kế.
-

Ưu, nhược điểm của phương pháp chi phí mục tiêu:
Chi phí mục tiêu thừa nhận rằng một doanh nghiệp không có toàn quyền kiểm soát giá

cả của sản phẩm, giá được giới hạn bởi các yếu tố thị trường. Nó cũng khuyến khích các doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Giúp đạt được một số lợi thế cạnh tranh. Chi phí mục tiêu là
sức mạnh của công ty để trở nên cạnh tranh hơn, nó là một hình thức chiến lược chung để phân
tích trong ngành công nghiệp cạnh tranh khốc liệt, nơi thậm chí chênh lệch giá nhỏ sẽ thu hút
người tiêu dùng đến các sản phẩm có giá thấp hơn. Nó sử dụng hệ thống kiểm soát chi phí để
hỗ trợ và củng cố chiến lược sản xuất, xác định các cơ hội thị trường để có thể được chuyển
đổi thành tiết kiệm thực sự đạt được giá trị tốt nhất chứ không phải chỉ đơn giản là chi phí thấp
nhất…

Những trở ngại trong chi phí mục tiêu là gì? Phải mất thời gian và tiền bạc để mang lại
những thay đổi sâu rộng trong một tổ chức. Mặt khác, chi phí mục tiêu thường đòi hỏi các
doanh nghiệp phải thiết kế toàn bộ quá trình sản xuất của nó để đáp ứng yêu cầu về chi phí. Đó
là một thách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ mà không có đội ngũ phát triển chuyên dụng.
Ngoài ra còn có các vấn đề về thay đổi hành vi của người lao động, dẫn đến những góc khuất
như sử dụng vật liệu rẻ tiền hoặc quá ít nhân công có tay nghề cao để hạ chi phí xuống mức
thích hợp.
3.

Vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu ở Việt Nam

Đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam, phương pháp này dường như còn khá mới mẻ, vì
quản trị chi phí và kế toán quản trị chưa được coi trọng đúng mức và đang ở giai đoạn đầu của
Trang 10


Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh

quá trình hình thành. Tuy nhiên, việc tiếp cận kế toán quản trị trong bối cảnh mới ở nước ta
không nên đi theo những phương pháp truyền thống mà phải có sự sàng lọc cần thiết và tiếp
cận những phương pháp hiện đại. Trong trào lưu du nhập các công cụ quản trị hiện đại từ các
nền kinh tế phát triển vào nước ta mà trong đó phương pháp chi phí mục tiêu là một trong
những ưu tiên. Mặc dù môi trường kinh tế, kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý ở nước ta có
sự cách biệt lớn so với các nước phát triển, khả năng vận dụng phương pháp này trong các
công ty có áp dụng qui trình công nghệ và tổ chức sản xuất tiên tiến, nhất là các công ty liên
doanh và có vốn đầu tư nước ngoài là hoàn toàn có thể. Thật vậy, phân tích nội dung quản trị
chi phí theo mục tiêu cho thấy, phương pháp này có vài điểm giống phương pháp quản trị chi
phí theo định mức và kế hoạch - một phương pháp đã được vận dụng từ rất lâu ở các doanh

nghiệp nước ta. Sự khác biệt lớn ở đây liên quan đến kiểm soát chi phí và sự phối hợp của tất
cả các giai đoạn của qui trình sản xuất để cắt giảm chi phí. Có thể nói rằng, không có nhiều
ràng buộc đặc biệt về vận dụng phương pháp này ở các doanh nghiệp Việt Nam. Có chăng chỉ
là ý thức và khả năng tổ chức của nhà quản trị doanh nghiệp. Vận dụng phương pháp này đòi
hỏi nhà quản trị phải phân chia qui trình sản xuất phù hợp với kết cấu sản phẩm đã được xác
lập ở giai đoạn thiết kế sản phẩm, hoạch định kế hoạch chi phí ở các bộ phận theo mức độ
quan trọng của các bộ phận cấu thành sản phẩm được chế tạo ở bộ phận đó, và tổ chức kiểm
soát chi phí ở tất cả các khâu. Để làm được điều này, một mặt, qui trình sản xuất phải được
phân định thành nhiều giai đoạn, tổ chức sản xuất phải được phân chia theo nhiều cấp sản xuất
phù hợp với các giai đoạn qui trình sản xuất, mặt khác phương pháp này đòi hỏi sự phối hợp
giữa các bộ phận chức năng với nhau, nhân viên từ các phòng ban khác nhau (sản xuất, kỹ
thuật, R & D, tiếp thị, kế toán) phải có trách nhiệm xác định giá thị trường chấp nhận được
cũng như chi phí khả thi trong đó một bộ phận nhất định có thể được sản xuất. Để giảm thiểu
chi phí, các thành viên tập trung vào việc loại bỏ chi phí ngoài giá trị gia tăng của quá trình, cải
tiến thiết kế sản phẩm và sửa đổi các phương pháp xử lý.

Trang 11


Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ
C.

I.

GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh

PHÂN BỔ CHI PHÍ BỘ PHẬN PHỤ TRỢ TRONG KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ

Bộ phận phụ trợ


1. Bộ phận phụ trợ là gì?

Trong thực tế tại các doanh nghiệp, các bộ phận có thể chia thành 2 loại:
- Bộ phận chức năng: Thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh
nghiệp.
- Bộ phận phụ trợ: Gồm những đơn vị không gắn một cách trực tiếp với hoạt động chức
năng nhưng hoạt động của chúng cần thiết cho các bộ phận trực tiếp, cung cấp dịch vụ phụ trợ
tạo điều kiện thuận lợi cho những bộ phận này hoạt động.
VD: phòng kế toán, phòng thu mua, phòng tổ chức, căn tin….
+ Tất cả các chi phí sản xuất, cho dù có nguồn gốc ở bộ phận sản xuất hoặc bộ phận
dịch vụ đều phải được phân bổ vào hàng hóa sản xuất → định giá sẽ chính xác hơnSự cần
thiết phải phân bổ chi phí của các bộ phận phụ trợ.
Mô hình phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ và bộ phận chức năng
Chi phí trực tiếp và gián tiếp
Bộ phận phụ trợ
(P. Kế toán)
Bộ phận phụ trợ
(P. Nhân sự)
Bộ phận phụ trợ
(Căn tin)
Bộ phậnchức năng
(Gia công)
Bộ phận phụ trợ
(Lắp ráp)
Sản phẩm

Trang 12



Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

-

GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh

Các chi phí của bộ phận phụ trợ phân bổ cho các bộ phận chức năng
Các chi phí chung bộ phận chức năng cộng với các chi phí bộ phận phụ trợ phân bổ
được tính cho sản phẩm và dịch vụ.

2. Sự cần thiết phải phân bổ chi phí của các bộ phận phụ trợ
- Chi phí do bộ phận phụ trợ cung cấp cho một bộ phận nào đó sẽ ảnh hưởng đến tổng
-

chi phí của sản phẩm hay dịch vụ của bộ phận đó.
Nếu phân bổ bất hợp lý sẽ có ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả hoạt động của các
bộ phận chức năng.

3. Tiêu thức phân bổ

Tiêu thức phân bổ hợp lý phải phù hợp với các điều kiện sau:
- Phải gắn liền với sự phát sinh của chi phí được phân bổ.
- Phải phản ánh mức chi phí chung của mỗi bộ phận và mức lợi ích mà mỗi bộ phận
được lợi hưởng.
- Phải đơn giản, nhất quán và tiết kiệm
4. Các phương pháp phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

Để thực hiện phân bổ chi phí bộ phận phụ trợ ta phải căn cứ vào tiêu thức phân bổ và
thông thường số liệu phân bổ nên là số liệu kế hoạch. Hiện có 3 phương pháp để thực hiện việc
phân bổ:

a. Phương pháp trực tiếp:
Là hình thức đơn giản, dễ làm, nó bỏ qua tất cả các chi phí về các dịch vụ giữa các bộ
phận phụ trợ lẫn nhau và phân bổ tất cả các chi phí của bộ phận phụ trợ cho các bộ phận hoạt
động. Theo hình thức này chi phí của các bộ phận phụ trợ được phân trực tiếp cho các bộ phận
chức năng, không phân bổ cho các bộ phận phụ trợ khác, dù những bộ phận này được hưởng
dịch vụ phụ trợ của những bộ phận phụ trợ kia. Khi phân bổ chi phí sản xuất của bộ phận phụ
trợ, vấn đề cần quan tâm chính là chi phí sản phẩm, dịch vụ của các bộ phận phụ trợ cung ứng
cho các bộ phận chức năng, chi phí sản xuất của bộ phận phụ trợ chỉ phân bố cho các bộ phận
chức năng. Vì vậy tính chính xác của bộ phận này phụ thuộc rất nhiều vào sản phẩm, dịch vụ
các bộ phận phụ trợ cung ứng lẫn nhau. Nếu các bộ phận phụ trợ có sự chuyển giao lẫn nhau
Trang 13


Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh

lớn thì mức phân bổ chi phí sản xuất của bộ phận phụ trợ cho bộ phận chức năng thường
không chính xác và dẫn đến phương pháp này không còn thích hợp nữa.

Bộ phận phụ trợ
(Bảo dưỡng)
Bộ phận phụ trợ
(Hệ thống thông tin)
Bộ phận SX
(PX Cơ khí)
Bộ phận SX
(PX Lắp ráp)
Bỏ qua sự phục
vụ lẫn nhau giữa

các bộ phận phụ
trợ, chi phí được
phân bổ trực tiếp
cho các bộ phận
sản xuất.

Trang 14


Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh

- Ưu điểm: Việc phân bổ chi phí ở bộ phận phụ trợ theo phương pháp trực tiếp đơn giản
hơn các phương pháp trên.
- Nhược điểm: Việc phân bổ chi phí ở các bộ phận phụ trợ cho các bộ phận chức năng
kém chính xác, vì bỏ qua hoàn toàn phần cung cấp sản phẩm, dịch vụ lẫn nhau giữa các bộ
phận phụ trợ. Các bộ phận không thể thực hiện đầy đủ chi phí mình phải gánh chịu, nên không
phản ánh đầy đủ trách nhiệm ở các bộ phận phụ trợ.
Việc phân bổ chi phí bộ phận phụ trợ rất quan trọng, nó phản ánh đầy đủ trách nhiệm
của các bộ phận phụ trợ và các bộ phận chức năng, tuy nhiên tùy từng doanh nghiệp có thể lựa
chọn phương pháp phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 15


Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh


b. Phương pháp đường chéo:

Sự phục vụ lẫn
nhau giữa các
bộ phận phụ trợ
được ghi nhận
đầy đủ
Bộ phận phụ trợ
(Bảo dưỡng)
Bộ phận SX
(PX Cơ khí)
Bộ phận SX
(PX Lắp ráp)
Bộ phận phụ trợ
(Hệ thống thông tin)

Với phương pháp phân bổ lẫn nhau, khi phân bổ chi phí sản xuất của các bộ phận
phụ trợ cho các bộ phân chức năng phải tính đến chi phí sản xuất của các bộ phận phụ trợ
cung ứng lẫn nhau. Chính vì vậy, việc tính toán phân bổ chi phí sản xuất của các bộ phận
phụ trợ sẽ được tiến hành phân bổ cho các bộ phận phụ trợ cung ứng lẫn cho nhau và cho
các bộ phận chức năng. Phương pháp này cho ta thấy rõ toàn bộ sự phân bổ dịch vụ hơn
là chỉ một bộ phận như là phương pháp bậc thang.

Trang 16


Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

Trang 17


GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh


Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

Trang 18

GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh


Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh

- Ưu điểm: Phân bổ chính xác chi phí bộ phận phụ trợ
- Nhược điểm: với phương pháp này rất khó thực hiện bởi vì hầu hết các doanh
nghiệp đều tổ chức nhiều bộ phận phụ trợ, tương ứng với mỗi bộ phận là 1 phương
trình. Như vậy, việc giải hệ phương trình gồm nhiều phương trình sẽ khó khăn,
dẫn đến việc phân bổ phức tạp.
c. Phương pháp bậc thang:
Khác với hình thức phân bổ trực tiếp, hình thức phân bổ nhiều bước thừa nhận
việc giữa các bộ phận phụ trợ có sự cung cấp dịch vụ phụ trợ lẫn nhau, ngoài việc cung
cấp dịch vụ cho các bộ phận chức năng. Nguyên tắc phân bổ theo hình thức phân bổ bậc
thang là phân bổ liên tiếp, mỗi lần phân bổ chi phí của một bộ phận dịch vụ, bắt đầu từ bộ
phận nào cung ứng lượng dịch vụ nhiều nhất cho các bộ phận khác và kết thúc ở bộ phận

Khi CP của bộ phận
phụ trợ X đã phân
bổ đi, chi phí của
các bộ phận phụ

trợ khác không
được phân bổ ngược
lại cho bộ phận phụ
trợ X đó.
Bộ phận phụ trợ
(Bảo dưỡng)
Trang 19


Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh

Bộ phận SX
(PX Cơ khí)
Bộ phận phụ trợ
(Hệ thống thông tin)
Bộ phận SX
(PX Lắp ráp)

phụ trợ cung cấp lượng dịch vụ ít nhất. Kết quả của quá trình này, ngoài bộ phận phụ trợ
đầu tiên được chọn thực hiện phân bổ, các bộ phận còn lại của doanh nghiệp là bộ phận
phụ trợ hay bộ phận chức năng cũng đều có một phần chi phí của một sô bộ phận phụ trợ
được thực hiện phân bổ trước nó. Áp dụng: các doanh ngiệp vừa, có nhiều bộ phận phụ
trợ chỉ cung cấp cho nhau the o một chiều, như bệnh viện,…

D.

VẬN DỤNG PHÂN BỔ CHI PHÍ VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ CHO
BỘ PHẬN PHỤ TRỢ VÀO VIỆT NAM


Điều kiện để vận dụng các phương pháp phân bổ chi phí:
1. Điều kiện để vận dụng phương pháp phân bổ chi phí truyền thống:
I.

+ Nền kinh tế chưa phát triển, hoạt động sản xuất còn mang nặng tính thủ công.
+ Chi phí sản xuất chung chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng thể chi phí sản xuất.
+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất sản phẩm đồng nhất về công nghệ và quy trình
sản xuất được lặp lại.

Trang 20


Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh

+ Các doanh nghiệp có tổ chức bộ máy kế toán còn đơn giản và năng lực của đội ngũ
nhân viên còn hạn chế.
- Đối với mô hình phân bổ CPSXC theo một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất
- Đối với mô hình phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng bộ phận
+ Các doanh nghiệp có sự gia tăng của tỷ trọng chi phí sản xuất chung so với tổng chi
phí sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, có sự phong phú của các yếu tố chi phí.
+ Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại.
+ Doanh nghiệp có đã bắt đầu có sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong hệ thống tổ
chức bộ máy kể toán.
2. Điều kiện để vận dụng phương pháp phân bổ chi phí hiện đại:
- Điều kiện vận dụng mô hình phân bổ CP theo cơ sở hoạt động (ABC)
+ Sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã, phức tạp về kỹ thuật. Quy trình chế tạo sản
phẩm phải có sự kết hợp nhiều giai đoạn công nghệ

+ CPSXC chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất và ngày càng có xu
hướng tăng lên.
+ Tính không chính xác của mô hình mà doanh nghiệp đang áp dụng khá lớn → thông
tin được cung cấp ít có tác dụng đối với các quản trị trong việc ra quyết định.
- Điều kiện để vận dụng phương pháp quản trị chi phí mục tiêu (Target Costing)
+ Các doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực sản xuất cơ khí hóa và tự động hóa cao
+ Doanh nghiệp có quy trình công nghệ hiện đại, có sự phân chia quy trình sản xuất
+ Có sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ giữa các bộ phận từ khâu hình thành ý tưởng đến
kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất bán.
+ Có hệ thống tổ chức bộ máy kế toán phức tạp.
II.

Điều kiện để vận dụng các phương pháp phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ:
- Công ty tại Việt Nam hầu như là những công ty vừa và nhỏ, nên việc vận dụng kế
toán quản trị vào công việc quản lý là chưa phổ biến
→ Nhưng theo xu thế hiện nay, các công ty đã bắt đầu đánh giá cao công tác kế toán
quản trị doanh nghiệp trong việc ra quyết định
- Việc phân bổ chi phí là rất quan trọng
Trang 21


Phân bổ chi phí và phân bổ chi phí cho bộ phận phụ trợ

GVHD: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh

- Ngoài mô hình phân bổ truyền thống, ngày nay các doanh nghiệp còn vận dụng
thêm phương pháp ABC, chi phí mục tiêu,...
- Ngoài bộ phận chức năng, trong doanh nghiệp còn có các bộ phận phụ trợ và việc
phân bổ cho các bộ phận phụ trợ cũng hết sức cần thiết.


TỔNG KẾT
 Việc phân bổ chi phí là rất quan trọng.
 Ngoài mô hình phân bổ truyền thống, ngày nay các doanh nghiệp còn vận dụng

them mô hình ABC, mô hình chi phí mục tiêu,…
 Ngoài bộ phận chức năng, trong doanh nghiệp còn có các bộ phận phụ trợ và việc
phân bổ cho các bộ phận phụ trợ cũng rất quan trọng.
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình kế toán quản trị ( PGS.TS. Trương Bá Thanh chủ biên)
2. Elearning Khoa Kế toán ĐH Kinh tế Đà Nẵng: Phân bổ chi phí cho bộ phận phụ
trợ (TS. Đoàn Ngọc Phi Anh)

Trang 22



×