1
Contents
A.
I.
LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ DỰA TRÊN CƠ SỞ
HOẠT ĐỘNG:
GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP ABC:
Hiện nay, những doanh nghiệp sản xuất đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng trên
một thị trường với xu hướng toàn cầu.
Để ra được những quyết định chính xác, những nhà quản lý phải có những thông tin về chi phí
đầy đủ, chính xác và được cập nhật. Hệ thống tính chi phí truyền thống dựa vào việc phân bổ chi
phí theo sản lượng đã mất đi sự chính xác khi mà lao động trực tiếp không còn chiếm một tỉ
trọng đáng kể như trước nữa. Những hệ thống tính chi phí truyền thống có xu hướng làm cho
việc tính toán chi phí sản phẩm không được chính xác và dẫn đến những quyết định chiến lược
không phù hợp (Johnon và Kaplan, 1987; Johnson, 1987; 1991).
Một phương pháp tính chi phí mới được thiết kế nhằm khắc phục các nhược điểm của những hệ
thống tính giá thành truyền thống, đó là hệ thống tính chi phí theo hoạt động (ABC – Activities
Based Costing). Robin Cooper, Robert Kaplan, và H. Thomas Johnson là những người đầu tiên
đưa ra phương pháp ABC. Đây là một phương pháp tính chi phí được sử dụng để tính thẳng chi
phí chung vào các đối tượng tính chi phí (Cooper, 1988a; 1988b; 1990; Cooper và Kaplan, 1988;
Johnson, 1990). Những đối tượng này có thể là các sản phẩm, dịch vụ, quá trình, hoặc khách
hàng… ABC cũng giúp cho nhà quản lý ra được những quyết định đúng tương ứng với cơ cấu
sản phẩm và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
1. Lịch sử phương pháp ABC:
2
Các khái niệm của ABC đã được phát triển trong lĩnh vực sản xuất của Hoa Kỳ trong
những năm 1970-1980.
Robin Cooper và Robert.S.Kaplan đã mô tả ABC là một cách tiếp cận để giải quyết các vấn
đề của hệ thống quản lý chi phí truyền thống.Hệ thống chi phí truyền thống thường không thể
xác định các chi phí thực tế của quá trình sản xuất và các chi phí dịch vụ liên quan. Do đó
các nhà quản lý sẽ đưa ra các quyết định dựa trên các thông tin không chính xác đặc biệt ở những
doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, sản phẩm khác nhau.
Hệ thống tính giá ABC lần đầu tiên được định nghĩa rõ ràng vào năm 1987 bởi
Robert.S.Kaplan và W.Bruns.Họ tập trung vào ngành công nghiệp sản xuất đầu tiên, nơi mà
tiến bộ công nghệ và sự gia tăng năng suất làm giảm tỉ lệ của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
và chi phí nhân công trực tiếp, tăng tỉ lệ của các chi phí gián tiếp. Hệ thống tính chi phí ABC
sau này được giải thích rõ hơn vào năm 1999 bởi Peter.F.Drucker trong quyển
“Management Challenges of the 21st Century”.
2. Khái niệm và tổng quan về phương pháp ABC:
Theo Krum Wiede và Roth(1997):
“Phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) là một hệ thống kế toán quản trị tập
trung đo lường chi phí, các hoạt động, sản phẩm, khách hàng và các đối tượng chi phí.
Phương pháp này phân bổ chi phí cho các đối tượng chi phí dựa trên số lượng hoạt động sử
dụng bởi đối tượng chi phí đó”.
Đối với Kaplan (1998), cho rằng:
“Phương pháp ABC được thiết kế nhằm cung cấp một cách thức phân bổ chính xác chi phí
gián tiếp và nguồn lực cho các hoạt động, quá trình kinh doanh, các sản phẩm và dịch vụ.
Mục tiêu của phương pháp ABC không phải là phân bổ chi phí chung cho các sản phẩm mà
mục tiêu của phương pháp ABC là đo lường và tính giá tất cả các nguồn lực sử dụng cho các
hoạt động mà có thể hỗ trợ cho việc sản xuất và phân phối sản phẩm,dịch vụ đến với khách
hàng”.
Còn Horngren (2000):
“Phương pháp ABC là sự cải tiến của phương pháp tính giá truyền thống bằng việc tập trung
vào các hoạt động cụ thể như là các đối tượng chi phí cơ bản. Hệ thống tính giá dựa trên cơ sở
hoạt động là tập hợp chi phí cho từng hoạt động phân bổ chi phí cho từng sản phẩm hoặc dịch
vụ dựa trên hoạt động được tiêu dung bởi sản phẩm hay dịch vụ đó”.
Maher (2001) cho rằng:
“Phương pháp ABC là công cụ quản trị dựa trên hoạt động, trước hết, chi phí được phân bổ
cho các hoạt động, sau đó sẽ phân bổ cho từng sản phẩm, dịch vụ dựa trên các hoạt động mà
sản phẩm hay dịch vụ đã tiêu dùng. Quản trị dựa trên hoạt động sẽ tìm kiếm sự cải tiến không
ngừng. Phương pháp ABC cung cấp thong tin về hoạt động và nguồn lực cần thiết để thực
hiện chúng”.
Theo Deepak Mohan & Hemantkumar Patil (2003):
"Hoạt động dựa trên chi phí là một mô hình chi phí để đo lường chi phí hoạt động, kết quả,
các nguồn lực và các đối tượng chi phí. ABC gán nguồn lực cho các hoạt động, các hoạt động,
3
đối tượng chi phí theo tiêu thụ thực tế và công nhận mối quan hệ nhân quả của các trình điều
khiển chi phí với hoạt động, ABC tập trung nhiều hơn về chi phí và nguyên nhân dựa vào quá
trình và các hoạt động chứ không phải là về các phòng ban và các chức năng truyền thống ".
Phương pháp ABC là tập hợp toàn bộ chi phí gián tiếp trong quá trình sản xuất theo từng loại
hoạt động hoặc các nhóm hoạt động tương tự nhau, sau đó phân bổ các chi phí gián tiếp đó
cho từng sản phẩm theo mức độ sử dụng hoạt động cảu sản phẩm, phương pháp này tính giá
khắc phục được những nhược điểm của phương pháp tính giá truyền thống.
Trong mô hình ABC, nhóm các chi phí chung ví dụ như chi phí hành chính, chi phí thuê
mướn, chi phí vận chuyển, và chi phí bảo hiểm phải được xác định. Những thông tin chi phí
này có thể có được dễ dàng từ bộ phận kế toán. Bước kế tiếp là xác định những hoạt động
chính mà có thể dễ dàng theo dõi được thông tin về chi phí. Việc này có thể thực hiện được
bằng cách nhóm những hành động có liên quan thành các hoạt động và nhóm các hoạt động
thành trung tâm hoạt động theo cách tiếp cận ABC. Một vài ví dụ về các hoạt động cho một
doanh nghiệp nhỏ đó là nhận yêu cầu của khách hàng, báo giá cho khách hàng, giám sát sản
xuất, và vận chuyển hàng hóa. Chi phí sẽ được phân cho những hoạt động vừa được xác định
thông qua những tiêu thức phân bổ chi phí trong giai đoạn một. Sang giai đoạn hai, những tiêu
thức phân bổ chi phí cho các hoạt động được xác định để phân bổ chi phí chung đến từng sản
phẩm.
Phương pháp này giả định rằng doanh nghiệp có thể phân loại toàn bộ chi phí chung ra thành
từng nhóm cụ thể. Đây là cách phân loại vẫn thường được sử dụng trong phương pháp truyền
thống. Thông tin này giúp xác định lại tính cân đối của các chi phí chung được tính toán từ
giai đoạn đầu so với tổng chi phí được phân bổ cho từng sản phẩm riêng biệt trong phương
pháp ABC.
II.
Quy trình phân bổ chi phí chung vào các đối tượng tính chi phí:
Bước 1. Phân nhóm các chi phí
Bước này đòi hỏi việc phân chia các chi phí chung thành các nhóm chi phí có tính chất đồng
nhất.
Bước 2. Xác định những hoạt động chính
Phân chia hoạt động của doanh nghiệp ra thành các nhóm có liên quan đến việc sử dụng chi
phí với mục đích cung cấp dịch vụ cho các sản phẩm.
Bước 3. Liên hệ những chi phí vào các hoạt động bằng cách thiết lập ma trận EAD.
Trong bước này, các hoạt động liên quan đến từng loại chi phí được xác định để thiết lập ma
trận Chi phí–hoạt động (EAD). Nhóm chi phí biểu diễn theo cột, trong khi các hoạt động xác
định trong bước 2 được biểu diễn theo hàng. Nếu hoạt động i có sử dụng loại chi phí j, đánh
dấu vào ô ij.
4
Bước 4.Thay thế những dấu đã đánh bằng hệ số tỉ lệ trong ma trận EAD.
Những ô đã đánh dấu được thay thế bằng một tỉ lệ được ước lượng bằng cách sử dụng một
trong các phương pháp đã đề cập trong phần trước.Tổng các cột của ma trận EAD phải bằng
1.
•
•
•
•
Bước 5.Tính toán giá trị bằng tiền của các hoạt động.
Để có được giá trị bằng tiền của từng hoạt động, chúng ta áp dụng công thức sau :
TCA (i) = Chi phí (j) * EAD(i,j) (1)
Với:
TCA (i) = Tổng chi phí của hoạt động i
M = Số loại chi phí
Chi phí (j) = Giá trị bằng tiền của nhóm chi phí j
EAD (i,j) = Hệ số tỉ lệ ở ô i, j của ma trận EAD
Bước 6. Thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động và các sản phẩm trên ma trận APD
Trong bước này, các hoạt động được sử dụng cho từng sản phẩm được xác định và ma trận
Hoạt động–sản phẩm (APD) được lập. Những hoạt động được biểu diễn theo cột còn các sản
phẩm được biểu diễn theo hàng. Nếu sản phẩm i sử dụng hoạt động j, ta đánh dấu vào ô i, j.
Bước 7. Thay thế những dấu đã đánh bằng tỉ lệ trong ma trận APD.
Những ô đã đánh dấu được thay thế bằng một tỉ lệ được ước lượng bằng cách sử dụng một
trong các phương pháp đã đề cập trong phần trước.Tổng các cột của ma trận APD phải bằng 1.
•
•
•
•
Bước 8. Tính toán giá trị bằng tiền của các sản phẩm.
Để có được giá trị bằng tiền của từng hoạt động, chúng ta áp dụng công thức sau
OCP (i) = TCA (j) * APD(i,j) (2)
Với:
OCP(i) = Chi phí chung của sản phẩm i
N = Số hoạt động
TCA (j) = Giá trị bằng tiền của hoạt động j
APD (i,j) = Tỉ lệ ở ô i, j của ma trận EAD
Phương pháp trên có thể dễ dàng thực hiện bằng việc sử dụng các phần mềm bảng tính thông
thường.
III. Ứng dụng phương pháp tính giá thành
1. Điều kiện vận dụng phương pháp ABC:
dựa trên cơ sở hoạt động:
Tuỳ theo từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể để đưa ra quyết định có thực hiện phương pháp
ABC hay không. Doanh nghiệp sẽ chỉ có ý định thay đổi việc sử dụng phương pháp truyền
thống bằng việc sử dụng ABC khi có những yếu tố sau xuất hiện:
•
Khi các nhà quản lý không tin vào giá thành được xác định bởi hệ thống kế toán.
•
Phòng marketing không muốn sử dụng giá thành sản phẩm được báo cáo để xác định
giá bán.
•
5
Sản phẩm sản xuất phức tạp được báo cáo là đem lại lợi nhuận rất cao
•
Lợi nhuận sản phẩm biên khó xác định.
•
Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm.
•
Khi nhà quản lý muốn cắt giảm các sản phẩm được kế toán báo cáo là mang lại lợi
nhuận cao.
•
Một số sản phẩm được báo cáo là có lợi nhuận cận biên cao nhưng lại không được đối
thủ cạnh tranh sản xuất.
•
Chi phí sản xuất chung tăng.
•
Chủng loại sản phẩm phong phú.
•
Chi phí lao động trực tiếp chiếm tỉ trọng nhỏ.
•
Những sản phẩm có sản lượng tiêu thụ lớn,được đối thủ cạnh tranh định giá quá thấp .
•
Hệ thống kế toán phải sử dụng rất nhiều thời gian để tính giá và quyết định đặt mức
giá bán.
2.
•
•
•
•
•
•
•
•
•
Lợi ích của phương pháp ABC:
Xác định khách hàng, sản phẩm, kênh phân phối tạo ra lợi nhuận nhiều nhất và ít nhất.
Xác định những yếu tố làm gia tăng hay làm giảm hiệu quả hoạt động tài chính.
Dự báo một cách chính xác chi phí, lợi nhuận và những nguồn lực khi xuất hiện những
thay đổi về dung lượng sản xuất, mô hình tổ chức của công ty và chi phí nguồn lực.
Dễ dàng xác định các nguyên nhân gốc rễ của các hoạt động tài chính kém hiệu quả.
Theo dõi chi phí hoạt động và quy trình hoạt động.
Trang bị cho cấp quản lý những dữ liệu báo cáo chi phí quý giá cho việc cải thiện hoạt
động.
Hỗ trợ quản trị và điều chỉnh tổ hợp tiếp thị.
Tăng khả năng đàm phán với khách hàng.
Định vị sản phẩm tốt hơn.
3. Ưu, nhược điểm của phương pháp ABC:
•
a.
Ưu điểm
Phương pháp ABC tập trung đa chiều vào chi phí, điều này có thể thấy rõ ràng ở chi phí
chung. Hầu hết hệ thống ABC cung cấp một báo cáo toàn diện, dễ hiểu về những cấu
•
trúc chi phí, mà phương pháp truyền thống không thể cung cấp được.
Khả năng quản lý chi phí của phương pháp ABC được đánh giá là tốt hơn so với
phương pháp truyền thống. Quản lý các hoạt động sẽ dẫn đến việc tái cấu trúc lại chuỗi
giá trị với chi phí thấp nhất.
• Sự vận dụng hệ thống ABC yêu cầu cần phải có một sự hiểu biết thấu đáo về cấu
trúc chi phí của một tổ chức, mà thiết lập mô hình chi phí (cost modelling) và chi phí
mục tiêu (target costing) có thể thực hiện mà không có một yếu tố bất thường nào xảy ra.
6
•
Một số quy trình quản lý như: quản lý chất lượng, quản lý thời gian và quản lý năng lực
sản xuất được thực hiện một cách dễ dàng hơn bởi một hệ thống ABC.
• Cơ sở phân bổ dựa trên những thủ tục rất chi tiết và hợp lý nên đảm bảo mức độ tin cậy
rất cao vào chi phí.
• Từ phương pháp ABC , một sản phẩm chỉ chịu chi phí tương ứng với công suất sử dụng.
Công suất nhàn rỗi sẽ không được tính vào sản phẩm hoặc dịch vụ. Theo quan điểm
truyền thống, chi phí liên quan đến công suất nhàn rỗi sẽ được tính vào giá thành sản
phẩm, do đó làm sai lêch thông tin liên quan đến chi phí của sản phẩm. Điều này sẽ hạn
chế khả năng của nhà quản lý trong việc đưa ra quyết định chính xác và tốt nhất cho việc
định giá sản phẩm và đưa ra mức sản xuất đạt được mục tiêu mong muốn.
•
Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều mặt hàng thì việc đàm phán với khách hàng
hay xử lí đơn hàng một cách nhanh chóng đòi hỏi phải có thông tin chi tiết về giá thành
cũng như cơ cấu chi phí của từng sản phẩm, qua đó có thể xác định mức giá tối ưu cho
các đơn hàng khác nhau. Có được thông tin chi tiết và chính xác về chi phí cho các sản
phẩm giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc cải tiến sản phẩm của mình nhằm tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường bằng cách đưa vào sản phẩm những giá trị gia tăng
•
trong điều kiện chi phí còn cho phép.
b.
Nhược điểm:
Hệ thống ABC chắc chắn là phức tạp hơn nhiều so với phương pháp truyền thống. Để
có thể cung cấp chi tiết về cấu trúc chi phí đòi hỏi một khối lượng công việc phân tích
rất lớn được thực hiện. Kế hoạch phải được thiết lập một cách kỹ lưỡng và chu đáo,
quy trình quản lý chi phí tỉ mỉ hơn sẽ gia tăng yếu tố đầu vào.
•
Một hệ thống kế toán phức tạp hơn rất nhiều được triển khai trong khi tổ
chức không có đủ nhân sự hoặc chuyên gia để quản lý, điều này dễ dàng dẫn đến sự
•
7
thiếu tin tưởng vào hệ thống do bởi các thông tin thiếu tin cậy.
Một hạn chế của phương pháp ABC là các báo cáo cung cấp thông tin ra bên ngoài phải
dựa trên việc nhận diện chi phí theo phương pháp truyền thống. K, phương pháp ABC có
thể tạo ra kết quả khác với những yêu cầu thường được chấp nhận theo các nguyên tắc kế
toán (GAAP). Do đó, ABC phương pháp thường được xem như phương pháp bổ sung.
Nó được sử dụng để quản lý và ra quyết định nội bộ, nhưng nó không phù hợp với báo
cáo công khai (lưu ý: khi kết quả báo cáo tài chính tổng hợp không khác nhau về vật chất
giữa ABC và phương pháp khác, ABC có thể được sử dụng cho mục đích bên trong và
bên ngoài). Thực tế là phương pháp ABC không tuân thủ theo quy định của GAAP, nghĩa
là một công ty muốn sử dụng phương pháp ABC thì phải sử dụng hai hệ thống chi phí:
một cho báo cáo bên ngoài và một cho quản lý nội bộ. Một bất lợi khác của phương pháp
ABC là nó phức tạp hơn các phương pháp xác định chi phí khác. Hơn nữa việc phân bổ
chi phí chung của tất cả các phân xưởng sản xuất trên cơ sở số giờ lao động đòi hỏi nhiều
yếu tố chi phí phải được phân bổ riêng. Nói cách khác, ABC là một kỹ thuật chuyên sâu
hơn, và chi phí để thực hiện nó là vấn đề mà các doanh nghiệp phải quan tâm.
4. Ứng dụng phương pháp ABC vào thực tế:
1. Ngành sản xuất
2. Ngành ngân hàng, bảo hiểm
3. Ngành điện thoại, đường sắt
Loại hình doanh nghiệp duy nhất
thực sự sản xuất ra các sản phẩm
hữu hình
. Do có sự phức tạp về quy trình và
công nghệ nên không thể phân tích
thành các hoạt động mà phải nhóm
chúng vào các trung tâm hoạt
động. Ngoài các hoạt động sản xuất
sản phẩm, các doanh nghiệp còn
cung cấp các dịch vụ có thể định
giá cho khách hàng như duy trì, sửa
chữa, bảo dưỡng. Các hoạt động
khác như tổ chức hội nghị khách
hàng, bán, xử lý đơn đặt hàng…
Cuối cùng là các hoạt động duy trì
doanh nghiệp. Tỷ lệ các hoạt động
duy trì và phục vụ khách hàng phụ
thuộc vào tính phức tạp của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất đơn
giản và thủ công thì hoạt động phục
vụ khách hàng, duy trì doanh
nghiệp thấp, điều này ngược lại với
những doanh nghiệp kỹ thuật cao.
Là ngành tạo ra sản phẩm không
mang hình thái vật chất cụ thể hay
chính là các dịch vụ cung cấp ra.
Chịu ảnh hưởng lớn bởi hoạt động
quan hệ với khách hàng. Công việc
chính của các tổ chức này là giao
dịch với khách hàng để hướng
khách hàng sử dụng các dịch vụ của
họ, từ đó mới phát sinh doanh thu.
Mỗi một giao dịch này có sự khác
nhau đối với từng khách hàng riêng
biệt, với mỗi loại sản phẩm cụ thể,
do đó các chi phí liên quan sẽ
khác nhau đối với mỗi loại sản
phẩm và khách hàng. Mặt khác
chi phí giao dịch còn thay đổi tuỳ
theo từng nhân viên giao dịch, đại
lý hay từng kênh phân phối. Tất
cả những thuộc tính này đòi hỏi
phải tính phí cho từng đối tượng và
phục vụ nhu cầu quản lý.
Cấu trúc chi phí ở các ngành này
đều có các mạng lưới có liên hệ với
nhau để chuyển từ địa điểm này đến
địa điểm khác. Mặt khác, bao giờ
khách hàng doanh thu thấp cũng tốn
kém hơn và ít lãi một cách tương
đối hơn so với các khách hàng
doanh số cao, bao giờ chi phí đơn
vị cho một số lượng đông khách
cũng nhỏ hơn với số lượng ít. Do
đó, ABC lại cần chú trọng đến
hoạt động duy trì và phục vụ
khách hàng hơn là đến bản thân
từng loại hình dịch vụ.
Như vậy với đặc thù từng ngành, từng doanh nghiệp, quản trị nên quan tâm tới việc phân tích
hoàn cảnh thực tế ở doanh nghiệp mình mà không nên áp dụng máy móc một mô hình ở những
doanh nghiệp khác. Những mô hình đó chỉ nên dùng để xem xét và so sánh với mô hình hoạt
động của doanh nghiệp mình, từ đó rút ra những ưu nhược điểm và các cách khắc phục khó khăn
trong việc áp dụng mô hình ABC.
IV.
8
So sánh ABC với phương pháp truyền thống:
1. Giống nhau:
Về mục tiêu cơ bản, cả 2 đều hướng tới mục tiêu xác định chi phí giá thành của sản phẩm
dịch vụ và cung cấp thông tin chi phí giá thành cho cấp quản trị ra quyết định
Về giai đoạn cả 2 bao gồm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 xác định chi phí liên quan đến hoạt động
chịu chi phí hay trung tâm chi phí, giai đoạn 2 là tính toán giá thành sản phẩm dịch vụ thông
qua kỹ thuật tính toán của từng phương pháp
2. Khác nhau:
Nội dung
Phương pháp tính giá truyền thống
Đối tượng
tập hợp chi
Chi phí được tập hợp theo công việc,
nhóm sản phẩm, nơi phát sinh chi phí
phí
(phân xưởng/đội sản xuất)…
Nguồn sinh
Phương pháp tính giá ABC
Tập hợp dựa trên hoạt
động
Nguồn sinh phí xác định rõ
Có nhiều nguồn sinh phí cho đối tượng
ràng
tập hợp chi phí.
phí
Thường có một nguồn sinh
phí cho mỗi hoạt động
Dựa vào một trong các tiêu thức phân bổ
sau:
Tiêu thức• Sản lượng sản phẩm sản xuất ra
phân bổ • Chi phí tiền lương của lao động trực tiếp
đối với chi phí sản xuất chung
• Số giờ máy hoạt động…
9
Tính
chính xác
và hợp lý
Giá thành được tính quá cao hoặc quá
thấp
Kiểm soát
chi phí
Kiểm soát trên cơ sở trung tâm chi phí:
(phân xưởng/phòng ban/ đơn vị)
Dựa trên nhiều tiêu thức
phân bổ
Tiêu thức lựa chọn là nguồn
sinh phí ở mỗi hoạt động.
Giá thành được tính với độ
chính xác cao, do đó độ tin
cậy trong việc ra quyết định
lớn.
Kiểm soát chặt chẽ hơn
theo từng hoạt động.
Chi phí kế
toán
Cung cấp
thông
tin
cho quản trị
V.
Chi phí thấp, đơn giản
Chỉ cung cấp thông tin về mức chi phí
Khá phức tạp, chi phí khá
cao để duy trì phương pháp
này.
Cung cấp thông tin về quá
trình và nguyên nhân phát
sinh chi phí.
Lý thuyết hệ thống quản trị dựa trên hoạt động (ABM):
1. Khái niệm ABM:
Quản trị dựa trên hoạt động (ABM) được định nghĩa bởi CAM-I (Consortium
for Advanced Management International) như sau: “Đó là một quy tắc tập trung
vào việc quản trị các hoạt động để cải thiện các giá trị nhận được bởi khách
hàng và lợi nhuận từ việc cung cấp các giá trị đó”.
2. Mối quan hệ ABC và ABM
Phương pháp ABC ngày nay đã gắn với một triết lý mới trong quản trị là quản trị dựa trên
hoạt động(ABM). Theo quan điểm quản trị hiện đại, nhà quản trị sẽ tích cực tìm ra cách cắt giảm
chi phí trong những chi phí hoạt động. Do vậy, thông tin từ phương pháp ABC vừa cho biết chi
tiết hơn về chi phí của khối lượng công việc thực tế và chi phí hoạt động, vừa cho biết chi phí
sản phẩm chính xác hơn, cung cấp thông tin liên quan để ra quyết định trong các dạng vấn đề
quản trị, hay còn gọi là Quản trị trên cơ sở hoạt động (ABM- Activity based management).
ABC nhấn mạnh các hoạt động như là những đối tượng tập hợp chi phí chủ yếu. Chi phí
phát sinh theo hoạt động này sẽ được phân bổ cho đối tượng tính giá thành theo số lượng hoạt
mà đối tượng đã sử dụng. Trong khi đó, ABM là một triết lý quản lý tập trung vào việc lập kế
hoạch, điều hành, đo lường các hoạt động và giúp công ty tồn tại trong một thế giới kinh doanh
đầy sự cạnh tranh. ABM sử dụng thông tin có được từ hệ thống ABC để giảm thiểu hoặc loại trừ
các hoạt động không làm gia tăng giá trị, và kết quả là cải tiến toàn bộ quá trình.
ABM thực hiện việc phân tích các hoạt động và việc tạo ra giá trị của các hoạt động,
phân tích các nguồn sinh phí và các tiêu thức đo lường hiệu quả các hoạt động để khởi phát, điều
khiển và hỗ trợ các nỗ lực hoàn thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. ABM thực hiện
việc tìm ra gốc rễ của sự tiêu hao nguồn lực, qua đó chỉ ra thành quả đạt được của một hoạt
động, một quy trình hay một bộ phận của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, người quản lý có thể tìm
ra các giải pháp để tăng cường hiệu quả các hoạt động, tiết kiệm nguồn lực. Mục tiêu cuối cùng
của nhà quản trị khi thực hiện ABM là thay đổi nhu cầu hoạt động theo hướng các hoạt động tạo
ra lợi nhuận (hoạt động gia tăng giá trị) và giảm các hoạt động không hiệu quả (hoạt động không
10
gia tăng giá trị), hoạt động lãng phí. Phương pháp ABM một mặt sẽ cung cấp dữ liệu để phân
tích các hoạt động và nguồn sinh phí. Mặt khác, nó cũng hỗ trợ quá trình quản trị trong việc lập
dự toán phân bổ nguồn lực cho hoạt động. Thông qua việc hiểu rõ mức tiêu hao các nguồn lực
của các hoạt động, người quản lý có thể lập dự toán chi phí chính xác hơn, nhằm thực hiện việc
quản trị hoạt động hiệu quả hơn.
Mối quan hệ ABC và ABM thể hiện qua sơ đồ:
B.
NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ:
Việc nghiên cứu ứng dụng phương pháp ABC ở các nước trên thế giới đã diễn ra từ
những cuối những năm 1980. Họ không những nghiên cứu lý thuyết mà còn khảo sát thực
trạng ứng dụng ABC, tìm ra những yếu tố tác động tích cực cũng như tiêu cực đến quá trình
ứng dụng ABC:
•
•
11
Năm 1992, một phương pháp mới trên phương diện cải tiến quy trình ABM đã được giới
thiệu bởi Cooper và Kaplan. Trong bài “Activity-Based Systems: Measuring the Costs of
Resource Usage”, họ đề xuất không phân bổ các chi phí không sử dụng hết vào sản
phẩm. Các chi phí không sử dụng hết nên được tách ra và không được tính vào chi phí
sản phẩm. Trong cách tiếp cận này, chi phí đơn vị của sản phẩm không thay đổi khi số
lượng sản phẩm sản xuất tăng, tuy nhiên sự thay đổi này làm giảm các chi phí không sử
dụng hết liên kết với mỗi hoạt động trong quá trình sản xuất mỗi sản phẩm.
Luận án tiến sĩ của Gues, A. P. với đề tài “Tính chi phí kinh doanh theo quá trình hoạt
động và mô hình lí thuyết của các mặt hạn chế cho các quyết định sản xuất hỗn hợp” đã
được bảo vệ thành công vào ngày 29/06/1999 tại Blacksburg, Virginia. Luận án này đã
tập trung phân tích cách sử dụng phương pháp tính chi phí kinh doanh theo quá trình hoạt
•
•
•
•
•
•
•
•
12
động kết hợp với lí thuyết của các mặt hạn chế trong việc gây ra các quyết định sản xuất
hỗn hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của một công ty.
Trên Tạp chí phát triển kinh tế, trường Đại học Kinh tế TPHCM, số 82, tháng 08/1997 tác
giả Nguyễn Việt đã có bài đăng Lợi ích của việc tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt
động ABC. Bài viết đã tập trung phân tích những ưu điểm của phương pháp ABC so với
phương pháp truyền thống, từ đó chỉ rõ những lợi ích của các doanh nghiệp khi áp dụng
phương pháp này vào việc tính giá thành. Cũng trong bài viết, tác giả đã chỉ ra một số
công ty hàng đầu thế giới đã từng áp dụng thành công phương pháp này như Boeing, Eli
Lilly…
Tháng 10/1999 các tác giả Narcyz Roztocki, Jorge F. Valenzuela. José D. Porter, Robin
M. Monk, KimlaSscola Needy đã công bố đề tài “ Quy trình tính chi phí kinh doanh theo
quá trình hoạt động trong doanh nghiệp nhỏ một cách trôi chảy ” tại hội thảo quốc gia
ASEM ở Virginia. Nghiên cứu đã mô tả một quy trình giúp các doanh nghiệp nhỏ dịch
chuyển một cách uyển chuyển từ tính chi phí kinh doanh theo phương pháp truyền thống
sang phương pháp ABC với mức đầu tư tối thiểu và rủi ro thấp.
Tháng 6/2002 tác giả Chongruksut W . với đề tài luận án tiến sĩ “ Sự tiếp cận tính chi phí
kinh doanh theo qua trình hoạt động tại thái Lan” luận án này đã khảo sát mô hình lí
thuyết ABC tại Thái Lan
Năm 2003 tác giả David ben – Arieh , Li Quian đã nghiên cứu đề tài “ Quản trị chi phí
kinh doanh theo quá trình hoạt động trong giai đoạn thiết kế và phát triển”. Nghiên cứu
này trình bày phương pháp sử dụng ABC để đánh giá chi phí thiết kế và phát triển hoạt
động cho các bộ phận làm bằng máy.
Năm 2005, các tác giả Blocher, Chen, Cokins and Lin đã cho tái bản lần thứ 3 quyển
“Cost management – A strategic emphasis”. Nội dung chính của quyển sách nhằm mục
đích trả lời câu hỏi “Tại sao phải quản lý chi phí?” Các tác giả đã cung cấp các công cụ
quản lý chi chí và các kỹ thuật cần thiết để hỗ trợ, tăng khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp, trong đó hệ thống kế toán chi phí theo phương pháp ABC được xem là công cụ
hữu ích giúp các tổ chức doanh nghiệp thành công.
Trong năm 2008, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã có công trình khoa học sinh viên
của chị Bùi Thị Lâu khóa 30K6.2 về đề tài “Vận dụng phương pháp tính giá ABC vào
Công ty cổ phần dệt may 29-3”. Đề tài đã đạt giải nhì của giải thưởng “Sinh viên nghiên
cứu khoa học” do Đại học Đà Nẵng tổ chức.
Trên Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 3(32).2009 đã đăng tải bài
viết của tác giả Trương Bá Thanh (Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng) và Đinh Thị Thanh
Hường (Trung tâm Phát triển phần mềm, Đại học Đà Nẵng). Nội dung chính của bài viết
nhằm đưa ra hướng vận dụng phương pháp tính giá ABC vào các doanh nghiệp in.
Năm 2012, trên tạp chí Int. J.Production Economic có đăng bài “Một cuộc điều tra hỗn
hợp báo cáo về tỷ lệ áp dụng ABC làm rõ từ Úc, NewZealand và Anh” của các tác giả
Davood Askarany, HassanYazdifar. Bài viết trình bày về thực trạng áp dụng phương pháp
ABC tại các quốc gia trên. Cùng dẫn chứng số liệu cụ thể được lấy từ các công ty áp
dụng thành công phương pháp này tại các nước.
C. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ABC VÀO CÔNG TY TNHH TÂN LONG
GRANITE:
I. Giới thiệu công ty TNHH Tân Long Granite
-
-
Công ty TNHH Tân Long Granite được thành lập trên cơ sở giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số: 3502000012 ngày 02/01/2001 do Sở Kế hoạch – Đầu tư Bình Định cấp;
thay đổi lần thứ 7 năm 2009 với số vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng.
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính: Khai thác, mua bán và chế biến đá Granite …
Nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, Công ty đã khai thác và sản
xuất các sản phẩm cao cấp từ đá ốp lát, đá thủ công mỹ nghệ … sản phẩm tiêu biểu của
Công ty là đá ốp lát trang trí. Đây là loại vật liệu cao cấp có giá trị kinh tế cao hơn so với
các loại vật liệu khác như gạch men, đá rửa … Đá ốp lát bền đẹp và chịu được phong hóa
tốt, màu sắc đa dạng nhiều chủng loại.
Cưa xẻ thành tấm
Xử lý bề mặt
Cắt quy cách
Đóng kiện, nhập kho và xuất bán
Đặc điểm quy trình sản xuất tại công ty: Với mỗi công đoạn đều có nhân viên KCS kiểm tra chất
lượng sản phẩm trước khi đưa qua công đoạn tiếp theo.
II.
II.
Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty:
Quy trình sản xuất đá granite là một quy trình khép kín, nhiều công đoạn theo dây chuyền, nếu
thiếu một trong số các khâu, dây chuyền thì sản phẩm sẽ không hoàn chỉnh, không tiêu thụ được.
Do đó, đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quá trình sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng
loại sản phẩm đá granite hoàn chỉnh.
1. Chi phí sản xuất:
a. Tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
13
- Kế toán chi phí nguyên vật liệu được hạch toán theo từng đối tượng chịu chi phí.
- Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí phát sinh liên quan đến bộ phận lao
động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản
trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí theo quy định.
Sản phẩm của công ty bao gồm: Ruby 40x60, Vàng 60x80, Tím băm, Đen 40x60.
Báo cáo về chi phí vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp cho mỗi loại sản phẩm như sau: ĐVT:
1000 đồng
Tên sản phẩm
DVT
Số lượng
Ruby 40x60
Vàng 60x80
Tím băm
Đen 40x60
m2
m2
m2
m2
8.000
2.800
4.655
3.320
Chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp
2.608.000
386.400
553.210
761.250
Chi phí nhân công
trực tiếp
176.000
61.600
88.445
63.080
Chi phí sản xuất chung
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung
Nội dung chi phí
Số tiền
(Đvt: 1.000đồng)
1.Chi phí nhân viên phân xưởng
128.367
2.Chi phí vật liệu phụ
384.887
3.Chi phí dụng cụ sản xuất
4.Chi phí khấu hao tài sản cố định
307.574
5.Chi phí dịch vụ mua ngoài
154.450
6.Chi phí bằng tiền khác
Tổng cộng
2. Tính giá thành theo phương pháp truyền thống:
Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm
14
35.750
98.957
1.109.985
Chi phí
Tên sản
TT
phẩm
nguyên vật
ĐVT
Đá khối
liệu trực
tiếp
1 Ruby 40x60
m
2 Vàng 60x80
m
3
Tím băm
m
4
Đen 40x60
m
Chi phí sản xuất
Tỷ lệ
chung phân bổ
phân bổ
(1.000đ)
3
320
2.608.000
0,6053
671.835
3
112
386.400
0,0897
99.539
3
245
553.210
0,1284
142.510
3
175
761.250
0,1767
196.102
Tổng cộng
4.308.860
1
1.109.985
Tính giá thành sản phẩm tại Công ty
Trong từng giai đoạn công nghệ kế toán chỉ thực hiện việc tập hợp chi phí và sau đó tiến
hành kết chuyển về bộ phận tổng hợp để tính giá thành sản phẩm hoàn chỉnh. Giá thành sản
phẩm là kết quả quá trình tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp và phân bổ chi phí sản xuất chung đến từng loại sản phẩm.
15
Bảng tính giá thành sản phẩm
ĐVT: 1000 đồng
T
T
Tên
ĐV
sản
T
phẩm
Chi phí
Số
nguyên vật
lượng
liệu trực tiếp
Chi phí
nhân công
trực tiếp
Chi phí
sản xuất
Tổng giá
chung
thành
phân bổ
2
vị/m
Ruby
2
1 40x60
m
Giá
thành
đơn
8.000
2.608.000
176.000
671.835
3.455.835
432
2.800
386.400
61.600
99.539
547.539
196
2
4.655
553.210
88.445
142.510
784.165
168
2
4 40x60
m
3.320
761.250
63.080
196.102
1.020.432
307
18.775
4.308.860
389.125
1.109.985
5.807.970
Vàng
2
2 60x80
m
Tím
3 băm
m
Đen
Tổng cộng
(Nguồn Công ty TNHH Tân Long Granite)
3. Tính giá thành thep phương pháp ABC
a. Xác định các hoạt động:
Qua phân tích, thu thập số liệu, các hoạt động này bao gồm: Hoạt động cưa (cưa đĩa và
gangsaw), hoạt động xử lý bề mặt, hoạt động cắt quy cách, hoạt động KCS, hoạt động
hoàn thành
16
b. Xác định các chi phí:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công giống như phương pháp truyền
thống.
Phân bổ chi phí sản xuất chung:
17
Bảng phân bổ chi phí khấu hao theo hoạt động
Khấu hao
tháng 12
Chia ra các hoạt động
Hoạt động
Chi phí
Cưa
Xử lý bềCắt quy
mặt
cách
KCS
Hoàn
thành
Sửa chữa,
bảo trì máy
Hỗ trợ sản
xuất
1. TSCĐ
phục vụ cưa
Máy cưa đĩa
147.219
72.219
72.219
12.500
12.500
Máy cưa giàn
Cẩu trời
2. TSCĐ phục
vụ xử lý bề
mặt
Máy
đánh
bóng
61.400
61.400
61.400
3. TSCĐ
dùng cắt quy
cách
Máy cắt QC
26.570
26.570
4. TSCĐ
phục vụ
chung
Tổng cộng 178.419 79.200 38.570
18
26.570
2.270
4.500
2.265
2.350
307.574
Bảng chi phí nhân viên theo hoạt động
Hoạt động
KCS
Hoàn thành
Sửa chữa bảo trì máy
Hỗ trợ sản xuất
Tổng cộng
Chi phí nhân viên
19.255
59.048
11.553
38.511
128.367
Bảng phân bổ chi phí công cụ dụng cụ sản xuất
Hoạt động
Chí phí công cụ dụng cụ
Cưa
6.078 17%
Xử lý bề mặt
4.648 13%
Cắt quy cách
6.793 19%
KCS
3.933 11%
Hoàn thành
6.078 17%
Sửa chữa, bảo trì máy
3.218
9%
Hỗ trợ sản xuất
5.005 14%
Tổng cộng
35.753 100%
Bảng chi phí dịch vụ mua ngoài
chi phí dịch vụ mua
Hoạt động
ngoài
Cưa
13.901
9%
Xử lý bề mặt
23.168 15%
Cắt quy cách
13.901
9%
KCS
7.723
5%
Hoàn thành
50.969 33%
Sửa chữa, bảo trì
máy
21.623 14%
Hỗ trợ sản xuất
23.168 15%
Tổng cộng
154.453 100%
19
Ghi chú
15%
46%
9%
30%
Bảng chi phí bằng tiền khác
Hoạt động
Chi phí bằng tiền khác
Cưa
4.948
5%
Xử lý bề mặt
4.948
5%
Cắt quy cách
4.948
5%
KCS
4.948
5%
Hoàn thành
44.531 45%
Sửa chữa, bảo trì máy
14.844 15%
Hỗ trợ sản xuất
19.791 20%
Tổng cộng
98.958 100%
Xác định các chi phí cho từng hoạt động:
Dựa trên kết quả trên, ma trận chi phí – hoạt động gọi tắt là EAD (Expense – Activity –
Dependence) được thiết lập. Trong ma trận này, nếu hoạt động (i) tiêu dùng chi phí (j) thì
dấu (X) sẽ đánh vào ô (i,j), và tại đó có sự phân chia hệ số tỷ lệ ma trận sau:
Chia ra các hoạt động
Hoạt động
Chi phí
Cưa Xử lý bề Cắt quy
mặt
cách
Nhân viên
KCS
Hoàn
thành
Sửa
chữa,
bảotrì
máy
X
X
X
X
Hỗ trợ
sản xuất
Vật liệu phụ
X
X
X
Dụng cụ sản xuất
X
X
X
X
X
X
X
Khấu hao TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua
ngoài
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
Chi phí
bằng tiền khác
20
Phụ lục 3.4. Bảng hệ số tỷ lệ ma trận EAD
Chia ra các hoạt động
Hoạt động
Chi phí
Cưa
Xử lý bề
Sửa chữa, Hỗ trợ
Cắt quy
cách
mặt
Nhân viên
KCS
15%
Vật liệu phụ
50%
30%
20%
Dụng cụ sản xuất
17%
13%
19%
Khấu hao TSCĐ
58% 25,74%
12,56%
Hoàn
bảo trì
sản
thành
máy
xuất
46%
9%
30%
100%
100%
11%
17%
0,74% 1,46%
9%
0,74%
14%
100%
0,76% 100%
Chi phí dịch vụ mua
ngoài
9%
15%
9%
5%
33%
14%
15%
100%
5%
5%
5%
5%
45%
15%
20%
100%
Chi phí
bằng tiền khác
Để tính được giá trị bằng tiền của từng hoạt động đối với từng nhóm chi phí, áp dụng công thức
sau:
TCA (i) = ∑ Chi phí (j) x EAD (i,j)
Trong đó các chỉ tiêu:
TCA (i): Tổng chi phí của hoạt động i
Chi phí (j): Giá trị bằng tiền của nhóm chi phí j
EAD(i,j): Hệ số tỉ lệ ở ô (i, j) của ma trận EAD
Áp dụng công thức trên có số liệu bảng ma trận chi phí –hoạt động như sau:
21
Phụ lục 3.5. Bảng ma trận bằng tiền EAD
Chia ra các hoạt động
Hoạt động
Chi phí
Nhân viên
Vật liệu
phụ
Dụng cụ
sản xuất
Khấu hao
TSCĐ
Chi phí
dịch
vụ mua
ngoài
Chi phí
bằng tiền
khác
Tổng chi
phí
Cưa
Xử lý bề
mặt
192.444 115.466
Cắt
quy
cách
KCS
Hoàn
thành
19.255
59.049
Sửa
chữa, Hỗ trợ
bảo trì sản xuất
máy
11.553
38.510
76.977
Tổng
128.367
384.887
6.078
4.648
6.793
3.933
6.078
3.218
5.005
35.750
178.393
79.170
38.631
2.276
4.491
2.276
2.338
307.574
13.901
23.168
13.901
7.723
50.969
21.623
23.168
154.450
4.948
4.948
4.948
4.948
44.531
14.844
19.791
98.957
38.134 165.116
53.513
88.812
1.109.985
395.762 227.398 141.250
Xác định chi phí hoạt động cho từng sản phẩm
Sau khi chi phí của từng hoạt động được xác định, chi phí từ các hoạt động được kết chuyển hay
phân bổ cho từng sản phẩm thể hiện qua ma trận Hoạt động – Sản phẩm. Trong ma trận này, nếu
sản phẩm (i) tiêu dùng hoạt động (j) thì dấu (X) sẽ được đánh vào ô (i,j), và ta có hệ số tỷ lệ của
ma trận APD như sau:
22
Chia ra các hoạt động
Sửa chữa,
Hoạt động
Cắt quy
Xử lý bề
Sản phẩm
Cưa
Ruby 40x60
X
X
Vàng 60x80
X
Tím băm
Đen 40x60
cách
mặt
Hoàn
bảo trì máy Hỗ trợ sản
xuất
KCS
thành
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
Phụ lục 3.8. Bảng hệ số tỷ lệ của ma trận APD
Chia ra các hoạt động
Hoạt động
Sản phẩm
Cưa
Xử lý bề
mặt
Cắt
quy
cách
KCS
Hoàn
thành
Sửa
chữa, Hỗ trợ
sản
bảo
xuất
trì máy
Ruby 40x60
33%
30%
25%
25%
25%
30%
25%
Vàng 60x80
28%
27%
25%
25%
25%
30%
25%
Tím băm
16%
16%
25%
25%
25%
20%
25%
Đen 40x60
23%
27%
25%
25%
25%
20%
25%
100%
100%
100%
100%
100%
Tổng nguồn phát sinh
chi phí
23
100%
100%
Để tính được giá trị bằng tiền của từng sản phẩm, áp dụng công thức sau:
OCP (i) = ∑ TCA (j) x APD (i,j)
Trong đó:
OCP (i): Chi phí chung của sản phẩm i
TCA (j): Giá trị bằng tiền của hoạt động j
APD (i,j): tỷ lệ ở ô ij của ma trận EAD
Áp dụng công thức trên ta có số liệu Bảng phân phối chi phí sản xuất chung đến từng sản phẩm
như sau:
Bảng giá trị bằng tiền ma trận APD
Chia ra các hoạt động
Hoạt động
Sản phẩm
Cưa
Xử lý bề
mặt
Ruby 40x60
130.602
68.220
35.312
9.533
Sửa
chữa,
Hỗ trợ
Hoàn
bảo
sản
xuất
thành
trì
máy
41.279 16.054 22.203
Vàng 60x80
110.813
61.398
35.312
9.533
41.279 16.054 22.203
296.593
Tím băm
63.322
36.384
35.312
9.533
41.279 10.703 22.203
218.736
Đen 40x60
Tổng chi
phí
của hoạt
động
91.025
61.398
35.312
9.533
41.279 10.703 22.203
271.453
24
Cắt
quy
cách
KCS
323.203
395.762 227.398 141.250 38.134 165.116 53.513 88.812 1.109.985
Tính giá thành sản phẩm
Bảng tính giá thành sản phẩm theo phương pháp ABC
Ruby
40x60
Vàng
60x80
Tím
băm
Đen
40x60
2.608.000
386.400
553.210
761.250
4.308.860
2. Nhân công trực tiếp
176.000
61.600
88.445
63.080
389.125
3. Chi phí sản xuất chung
323.203
296.593
218.736
271.453
1.109.985
130.602
110.813
63.322
91.025
395.762
68.220
61.398
36.384
61.398
227.398
35.312
35.312
35.312
35.312
141.250
9.533
9.533
9.533
9.533
38,134
41.279
41.279
41.279
41.279
165.116
16.054
16.054
10.703
10.703
53.513
22.203
22.203
22.203
22.203
88.812
Tổng giá thành
3.107.203
744.593
860.391
1.095.783
5.807.970
Giá thành đơn vị
388,400
265,926
184,831
330,055
Chi phí
1. Nguyên vật liệu trực tiếp
Cộng
Trong đó
Hoạt động cưa
Hoạt động xử lý bề mặt
Hoạt động cắt quy cách
Hoạt động KCS
Hoạt động hoàn thành
Hoạt động sửa chữa, bảo trì
máy
Hoạt động hỗ trợ sản xuất
So sánh giá thành theo phương pháp ABC và phương pháp hiện tại Công ty đang áp dụng
Bảng so sánh giá thành theo phương pháp ABC và phương pháp công ty đang áp dụng
Sản phẩm
Ruby 40x60
Vàng 60x80
Tím băm
25
Giá thành đơn vị
Truyền thống
431,979
195,549
168,456
ABC
388,400
265,926
184,831
Chênh lệch
-43,579
+70,377
+16,375