Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Dieu tri nhiem trung tieu bệnh đái tháo nhạt ths bs trần thị trúc linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.96 KB, 26 trang )

NHIỄM TRÙNG TIỂU

BS VÕ HOÀNG NGHĨA


MỤC TIÊU

1. Nêu được tiêu chuẩn chẩn đoán xác
định nhiễm trùng tiểu
2. Trình bày nguyên tắc điều trị nhiễm
trùng tiểu
3. Trình bày các phát đồ điều trị nhiễm
trùng tiểu
4. Nêu được các phương pháp phòng
ngừa nhiễm trùng tiểu


Tình huống lâm sàng
• Bệnh nhân nam, 30 tuổi vào viện vì sốt cao kèm lạnh run.
Khám:
• Tỉnh, tiếp xúc tôt
• T0 40, NT: 24 lần/phút, HA: 150/80mmHg
• Tiểu khoảng 500ml/24h gắt, lắt nhắt, nhiều bọt
• Phù toàn thân trắng, mềm ấn lõm không đau
• Đau hông lưng 2 bên, rung thận (+)
• Môi khô, lưỡi dơ
• Tiền căn: HCTH 2 năm, NTT 2 tháng
• Các cơ quan khác hiện chưa ghi nhận bất thường


• Hãy nêu các chẩn đoán trên bệnh


nhân này?


CHẨN ĐÓAN
1. Dựa vào triệu chứng lâm sàng
2. Tiểu Bạch cầu, tiểu mủ
3. Tiểu vi khuẩn


CHẨN ĐÓAN
Nhiễm trùng tiểu, vị trí, cấp mãn, yếu
tố nguy cơ, cơ địa đặc biệt, biến
chứng


ĐiỀU TRỊ


NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ

Chọn lựa KS dựa trên:
- Tính nhạy cảm của VK
- sức đề kháng của BN
- Kháng sinh thải được qua thận
- ít độc, rẻ tiền


NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ

Thời gian điều trị:

- Bệnh cảnh lâm sàng
- cơ địa bệnh nhân
- Tái phát hay tái nhiễm


NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
- Điều trị cần theo dõi đáp ứng
- Cấy nước tiểu và làm kháng sinh đồ
nếu có chỉ định
- Điều trị nguyên nhân và loại bỏ yếu
tố nguy cơ
- Điều trị cho bạn tình


NHIỄM TRÙNG TiỂU DƯỚI


ĐT VIÊM BQ KHÔNG BC

1. Phác đồ ngắn ngày
2. Phác đồ 7 ngày


ĐT VIÊM BQ KHÔNG BC
1. Phác đồ ngắn ngày
- 3 ngày TMP-SMX, Fluoroquinolone,
Nitrofurantoin, ß-lactam,
- ĐTĐ không tổn thương đường niệu
có thể áp dụng.
- Không cần cấy sau ĐT, không cần

XN hình ảnh học.


ĐT VIÊM BQ KHÔNG BC

2. Phác đồ 7 ngày
- Bệnh sử hoặc Tc kéo dài trên 7 ngày
- NTT tái phát
- ĐTĐ với bất thường đường niệu
- Tuổi > 65
- Sử dụng màng ngăn tránh thai
(Cephalexin 250 mg uống 4 lần/ ngày, hoặc Cefixim 200
mg uống 2 lần/ngày hoặc 400 mg uống 1 lần/ngày)


Nhiễm trùng tiểu tái phát ở phụ nữ

• Yếu tố nguy cơ: Bế tắc đường
tiểu,sử dụng dụng cụ tránh thai,
phụ nữ mãn kinh, người già.
• Nên kéo dài thời gian điều trị
trên 2 tuần, xét nghiệm hình ảnh
học tìm bất thường trên đường
dẫn tiểu.


Nhiễm trùng tiểu ở nam giới

Ít gặp, nên điều trị 7 ngày với
TMP/SM hoặc Fluoroquinolone.

Cần thăm dò hình ảnh học
đường tiết niệu khi điều trị thất
bại, nhiễm trùng tiểu tái phát
hoặc viêm đài bể thận cấp.


Nhiễm trùng tiểu không có triệu
chứng

• Chỉ định đối với phụ nữ có thai
hoặc trước phẫu thuật đường tiết
niệu, ghép thận, giảm bạch cầu hạt.
• Ở phụ nữ có thai: Điều trị 7 ngày
với Amoxicillin250 – 500 mg uống
3 lần/ngày, Cephalexin 250 mg
uống 4 lần/ngày hoặc TMP/SMX
(tránh dùng lúc gần sinh).


Tiểu mủ có triệu chứng nhưng cấy
nước tiểu âm tính

• Do các tác nhân Chlamydia
Trachomatis, N.Gonorrhocae.
• Điều trị: Doxycyline 100 mg uống
2 lần/ngày trong 7 ngày hoặc
Azithromycin 1g uống 1 liều duy
nhất. Ngoài ra còn có thể dùng
Ceftriaxon hoăc Cefixim,
Fluoroquinolone tring trường hơp

N.Gonorrhocae.


Viêm tiền liệt tuyến

• Nhiễm cấp: TMP/SMX
160/80mg uống 2 lần/ngày trong
14 ngày hoặc dùng
fluoroquinolone.
• Nhiễm mãn: Kéo dài thời gian
điều trị quinolone trong 1 tháng
hoặc TMP/SMX trong 3 tháng.


NHIỄM TRÙNG TiỂU TRÊN


Viêm đài bể thận cấp không biến
chứng


.

• Fluoroquinolone: Ciprofloxacin 200-400 mg 2
lần/ngày hoặc Ofloxacin 200-400 mg 2 lần/ngày.
• Cephalosporin thế hệ III, IV: Ceftriaxon 1g 1- 2
lần/ngày, Ceftazidim 1-2 g 2-3 lần/ngày hoặc
Cefepime 1-2g 2 lần/ngày.
• Aminoglycosides: Gentamycin 1,5-2 mg/kg 3 lần/ngày
có thể kết hợp hoặc không với Beta-lactam.

• Nếu nghi ngờ nhiễm entorococcus: Ampicillin 1g 4
lần/ngày phối hợp hoặc không với Gentamycin.
• Sau khi bệnh nhân hết sốt có thể chuyển sang kháng
sinh uống cho đủ 14 ngày


Viêm đài bể thận cấp có biến chứng
• Bệnh nhân có thể vào choáng nhiễm
trùng, abcès quanh thận, ổ abcès
chuyển đi. Cần lưu ý nếu bệnh nhân sốt
dai dẳng, vi khuẩn niệu tiếp tục tồn tại,
có dấu hiệu nhiễm độc sau 48-72 giờ
điều trị.
• Cần siêu âm, CT Scan, UIV để loại trừ
tắc nghẽn niệu quản hoặc abcès quanh
thận là 2 bệnh lý cần phải can thiệp
phẫu thuật khẩn cấp.


NHIỄM TRÙNG TIỂU Ở BỆNH
NHÂN ĐẶT SONDE TIỂU
• Lựa chọn kháng sinh ban đầu có thể sử
dụng Fluoroquinolone, Cephalosporin
thế hệ III, IV đường tĩnh mạch hoặc
Ampicillin phối hợp Gentamycin. Thời
gian điều trị 10 -14 ngày. Tuy nhiên
cần xem xét nhuộm Gram nước tiểu,
cấy kháng sinh đồ, phổ vi khuẩn tại địa
phương, ký chủ, sự sử dụng dụng
kháng sinh của bệnh nhân đó gần đây.



NHIỄM TRÙNG TIỂU Ở BỆNH
NHÂN ĐẶT SONDE TIỂU
• Bệnh nhân suy giảm miễn dịch ,nhiễm nấm
Candida từ đường tiểu có thể lan tràn toàn
thân. Sử dụng thuốc kháng nấm bao gồm:
Fluconazole 200 mg trong ngày đầu, rồi 100
mg trong 4 ngày kế; tưới rửa bàng quang liên
tục bằng Amphotericin B (500mg/1000ml
nước tiệt trùng) bằng catheter có 3 nòng trong
5 ngày. Hoăc Amphotericin B tĩnh mạch liều
thấp (0,3 mg/kg liều duy nhất). Đôi khi điều trị
toàn thân dài hơn với 5-fluorocytosine hoặc
Amphotericin B tĩnh mạch hoặc cả hai.


NGUYÊN TẮC PHÒNG BỆNH

- Tầm sóat và Đt các NTT không
triệu chứng trên các ĐT có
YTNC.
- Ngăn ngừa tái phát bằng cách
lọai bỏ YTNC.


×