Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG tác xếp HẠNG tín DỤNG nội bộ DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN bưu điện LIÊN VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.86 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VÕ THỊ CẨM NHUNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ
PHẦN BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Đà Nẵng – Năm 2016


Công trình đƣợc hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hòa Nhân

Phản biện 1: PGS. TS Hoàng Tùng
Phản biện 2: PGS. TS Phan Thị Hà

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng họp tại Đại học Đà Nẵng
vào ngày 27 tháng 08 năm 2016

Có thể tìm hiểu Luận văn tại:


- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ
yếu cho các Ngân hàng thương mại, nhưng cũng hàm chứa nhiều rủi
ro. Xếp hạng tín dụng nội bộ là một trong những công cụ quản trị rủi
ro tín dụng hiệu quả mà các Ngân hàng thương mại đã và đang áp
dụng khi cấp tín dụng cho khách hàng.
Trong những năm qua, cùng với yêu cầu quản trị rủi ro tín
dụng ngày càng gia tăng, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt cũng đã nỗ
lực trong việc xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của
riêng mình. Ngay khi ra đời, hệ thống này đã đạt được những kết quả
nhất định, đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng.
Tuy nhiên, hoạt động của công tác xếp hạng tín dụng nội bộ vẫn bộc
lộ nhiều bất cập. Chính vì yêu cầu trên nên việc nghiên cứu giải pháp
để hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng ở Ngân hàng Bưu điện
Liên Việt – Chi nhánh Đà Nẵng là rất cấp thiết trong giai đoạn cạnh
tranh gay gắt hiện nay. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài:
“Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Đà
Nẵng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về công tác XHTD nội bộ đối với
KHDN tại NHTM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác XHTD nội bộ đối với

KHDN tại LPB Đà Nẵng.
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác XHTD nội bộ
đối với KHDN tại LPB Đà Nẵng.


2
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Nội dung công tác XHTD nội bộ KHDN tại NHTM là gì?
Tiêu chí đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng đến công tác XHTD
nội bộ KHDN là gì?
- Thực trạng công tác XHTD nội bộ DN tại LPB Đà Nẵng diễn
ra như thế nào? Những mặt đạt được và hạn chế trong công tác
XHTD nội bộ DN tại LPB Đà Nẵng là gì?
- LPB Đà Nẵng cần làm gì để hoàn thiện công tác XHTD nội
bộ DN?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu những
vấn đề lý luận về công tác XHTD nội bộ đối với KHDN tại NHTM
và thực tiễn công tác XHTD nội bộ KHDN LPB Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: phạm vi nghiên cứu là công tác XHTD nội bộ
đối với KHDN, công tác XHTD nội bộ bao gồm cả việc xem xét hệ
thống XHTD nội bộ lẫn việc thực hiện XHTD nội bộ trong thực tế.
+ Về không gian: xem xét công tác XHTD nội bộ đối với
KHDN tại LPB Đà Nẵng.
+ Về thời gian: khảo sát thực trạng công tác XHTD nội bộ
được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Vận dụng những nghiên cứu của những đề tài trước, kết hợp

với các phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích…
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống lại những vấn đề lý luận về XHTD và công tác
XHTD nội bộ đối với KHDN.


3
- Nhìn nhận về thực trạng công tác XHTD nội bộ đối với KHDN tại
LPB Đà Nẵng. Từ đó, tìm ra những nguyên nhân của sự hạn chế và
đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác XHTD nội bộ đối
với DN tại LPB Đà Nẵng.
7. Tổng quan tài liệu
Các tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận về hệ thống xếp hạng tín
dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu chấm
điểm và cách tính của hệ thống. Đối với phân tích, đánh giá thực tế
đã khái quát được cơ bản tình hình hoạt động kinh doanh của ngân
hàng và đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện khá hợp lý và
mang tính thực tiễn cao.
Tuy nhiên, chủ yếu các tác giả đi sâu về mô hình xếp hạng tín
dụng nội bộ, những giải pháp cho mô hình, còn công tác xếp hạng tín
dụng nội bộ chỉ nói chung chung, không nêu rõ những ưu, nhược
điểm cũng như giải pháp cụ thể cho từng bước côngviệc.


4
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI
1.1.1. Tín dụng doanh nghiệp và vai trò của tín dụng
doanh nghiệp
Tín dụng doanh nghiệp của NHTM: là quan hệ tín dụng giữa
NHTM với mọi chủ thể là DN. Tín dụng DN có vai trò quan trọng
đối với doanh nghiệp:
- Tín dụng DN là công cụ tài trợ cho các doanh nghiệp thoả
mãn nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh
- Tín dụng DN góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
- Tín dụng DN góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho DN
1.1.2. Đặc điểm của tín dụng doanh nghiệp
- Tín dụng DN thường có giá trị lớn hơn tín dụng cá nhân hay
hộ sản xuất kinh doanh
- Chi phí thẩm định tín dụng DN thường rất cao
- Thời gian thẩm định tín dụng DN thường lâu hơn so với thời
gian thẩm định tín dụngcá nhân hay hộ sản xuất kinh doanh.
1.1.3. Những hình thức tín dụng ngân hàng đối với doanh
nghiệp
Tín dụng ngân hàng có thể phân loại theo các căn cứ sau:
- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
- Căn cứ vào thời hạn cấp tín dụng


5
- Căn cứ vào hình thức bảo đảm của các khoản cấp tín dụng
- Căn cứ vào xuất xứ tín dụng
1.1.4. Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp

a. Rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp
Rủi ro tín dụng đối với DN là rủi ro về sự tổn thất tài chính,
xuất phát từ việc DN không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo
cam kết hoặc do DN mất khả năng thanh toán.
b. Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp
Đa số nợ xấu phát sinh là do công tác quản trị rủi ro tín dụng
chưa được thực hiện tốt. Do vậy, ngân hàng cần có những giải pháp
hữu hiệu để quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Trong đó,
một giải pháp quan trọng, mang nhiều lợi ích cho hoạt động đánh giá
doanh nghiệp và quản trị rủi ro là công tác XHTDNB đối với khách
hàng doanh nghiệp.
1.2. CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NHTM
1.2.1. Định nghĩa hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với
khách hàng doanh nghiệp
Hệ thống XHTD nội bộ khách hàng doanh nghiệp: là một quy
trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của khách
hàng doanh nghiệp đối với ngân hàng như việc trả lãi và gốc nợ vay
hoặc các điều kiện tín dụng khác nhằm đánh giá, xác định rủi ro
trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
1.2.2. Sự cần thiết của việc xếp hạng tín dụng khách hàng
doanh nghiệp
- XHTD doanh nghiệp là cơ sở quản trị RRTD.
- XHTD doanh nghiệp cung cấp chuỗi thông tin của DN là cơ


6
sở giúp các nhà quản trị ngân hàng đưa ra quyết định chính xác, kịp
thời, và có hiệu quả.
- XHTD doanh nghiệp là cơ sở để xây dựng chính sách tín

dụng và chính sách khách hàng
- XHTD doanh nghiệp góp phần thực hiện nguyên tắc cho vay
của NH.
- XHTD khách hàng doanh nghiệp giúp ngân hàng xây dựng
chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo phương
pháp định tính.
1.2.3. Nội dung xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp
- Xác định ngành kinh tế: ngành nghề kinh doanh chính của
DN.
- Xác định quy mô: Quy mô của DN chia làm các loại sau: lớn,
trung bình, nhỏ, siêu nhỏ.
- Xác định loại hình sở hữu doanh nghiệp: DN nhà nước, DN
có vốn đầu tư nước ngoài, DN khác.
- Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính.
- Chấm điểm chỉ tiêu phi tài chính.
- Tổng hợp điểm khách hàng: là tổng điểm của phần tài chính
và phi tài chính nhân với trọng số từng phần.
1.2.4. Nội dung công tác xếp hạng tín dụng nội bộ doanh
nghiệp
Tổ chức thực hiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ doanh
nghiệp
Bao gồm việc ban hành các quy định, quy trình thực hiện
theo từng công đoạn, phân công thực hiện công tác xếp hạng.


7
Thu thập, sàng lọc và lưu trữ thông tin
CVTD tiến hành thu thập thông tin để phục vụ công tác
XHTD nội bộ: thông tin tài chính, thông tin phi tài chính. Sau khi thu
thập được thông tin, NH tiến hành xử lý, hoàn thiện thông tin.

Chấm điểm, xếp hạng khách hàng
Sau khi tính điểm tổng hợp, xác định kết quả xếp hạng khách
hàng, sẽ trình cho người kiểm soát để xem xét phê duyệt.
Sử dụng kết quả xếp hạng
- Phục vụ thực hiện chính sách khách hàng, quản lý chất lượng
tín dụng.
- Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Kiểm tra đánh giá, cập nhật công tác xếp hạng
Công tác xếp hạng sẽ được thường xuyên kiểm tra và đánh giá
trên phạm vi toàn NH, để phát hiện và chỉnh sửa kịp thời những
điểm không phù hợp, chưa phù hợp.
1.2.5. Tiêu chí đánh giá kết quả công tác xếp hạng tín dụng
nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp
a. Khối lượng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ
- Số doanh nghiệp được xếp hạng.
- Tỷ lệ số doanh nghiệp được xếp hạng/Tổng số khách hàng
doanh nghiệp.
- Kỳ xếp hạng/số lần xếp hạng doanh nghiệp trong một năm.
b. Chất lượng của công tác xếp hạng tín dụng nội bộ
Để đánh giá mức độ chính xác của kết quả XHTDNB phải so
sánh, đối chiếu kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của từng nhóm
khách hàng được xếp hạng với mức độ rủi ro cụ thể trong thực tế của
từng nhóm khách hàng được xếp hạng.


8
c. Mức độ sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ phục vụ
cho hoạt động quản trị tín dụng tại ngân hàng thương mại
Tiêu chí này đánh giá ngân hàng đã sử dụng kết quả XHTDNB
của ngân hàng như thế nào? Ngân hàng đã sử dụng kết quả

XHTDNB cho những nội dung gì?
1.2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác xếp hạng tín
dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp
a. Nhân tố bên trong ngân hàng
- Hệ thống chỉ tiêu và các tiêu chuẩn đánh giá XHTD đối với
DN.
- Các quy định và chính sách của ngân hàng.
- Năng lực và trình độ của CBTD.
- Mức độ hiện đại hóa công nghệ của NHTM.
b. Nhân tố bên ngoài ngân hàng
- Quy định, chính sách của nhà nước
- Chuẩn mực kế toán
- Chất lượng nguồn thông tin.


9
CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI
BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT
CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI
BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT –
CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.2.1. Tình hình và đặc điểm khách hàng doanh nghiệp
2.2.2. Hệ thống XHTDNB đối với khách hàng doanh

nghiệp của LPB
Hệ thống XHTD nội bộ tại LPB được chia làm 4 nhóm: KH
doanh nghiệp, KH cá nhân, KH hộ kinh doanh, định chế tài chính.
Bộ chỉ tiêu tính điểm gồm 2 phần: Phần tài chính, phần phi tài
chính. Số lượng và tỉ trọng chỉ tiêu của từng phần là khác nhau giữa
4 nhóm khách hàng. Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá tương
ứng với 5 mức điểm: 20, 40, 60, 80, 100 (điểm ban đầu). Điểm tổng
hợp sẽ là tích số giữa điểm ban đầu với trọng số có tính tới việc báo
cáo tài chính của ngân hàng có được kiểm toán hay chưa.
Trên cơ sở tổng điểm của các chỉ tiêu, khách hàng được xếp
loại vào 1 trong 10 hạng AAA, AA, AA, BBB, BB, B, CCC, CC, C,
D.
Hệ thống XHTDNB khách hàng DN của LPB được xây dựng
cho 3 đối tượng khác nhau: DN có quy mô lớn, trung bình và nhỏ;


10
DN quy mô siêu nhỏ, DN mới thành lập.
Công tác XHTDNB doanh nghiệp được thực hiện theo mô
hình sau
Xác định loại khách hàng
Căn cứ vào lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng với NH để
phân các KH thành 2 loại là KH cũ/ KH mới.
Xác định loại hình doanh nghiệp: DN nhà nước, DN có vốn
đầu tư nước ngoài, DN khác.
Xác định quy mô khách hàng
Quy mô KH được phân loại: quy mô lớn, trung bình, nhỏ, siêu
nhỏ và không xác định quy mô.
Xác định ngành nghề kinh tế
Ngành nghề kinh tế của mô hình XHTDNB doanh nghiệp bao

gồm 19 ngành kinh tế đối với KH có quy mô lớn - trung bình – nhỏ
và 02 ngành kinh tế đối với KH có quy mô siêu nhỏ.
Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Tùy theo quy mô DN mà có các nhóm chỉ tiêu khác nhau. Đối
với các doanh nghiệp mới thành lập sẽ không thực hiện chấm điểm
phần tài chính.
Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
Tùy theo quy mô DN mà có các nhóm chỉ tiêu khác nhau
Tổng hợp điểm và xếp hạng KH
Điểm của KH = Điểm các chỉ tiêu tài chính * Trọng số phần
tài chính + Điểm các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số phần phi tài
chính.


11
Bảng 2.5. Bảng tổng hợp tỉ trọng các chỉ tiêu trong XHTD
Nhóm chỉ tiêu

Thông tin tài

Thông tin tài chính

chính được kiểm

chưa được kiểm

toán

toán


DN lớn, trung bình, nhỏ
Tỉ trọng chỉ tiêu tài

35%

30%

chính
Tỉ
trọng chỉ tiêu phi tài

65%

65%

100%

95%

chính
Tổng cộng

DN siêu nhỏ
Tỉ trọng chỉ tiêu tài

25%

20%

75%


75%

100%

95%

chính
Tỉ trọng chỉ tiêu phi tài
chính
Tổng cộng

(Nguồn: Quy định XHTD của LPB)
Đánh giá mô hình XHTDNB đối với khách hàng doanh
nghiệp của LPB
- Kết quả đạt được: Mô hình xếp hạng khoa học: LPB sử dụng
bộ chỉ tiêu chấm điểm khác nhau đối với từng đối tượng KHDN.
- Những mặt hạn chế:
+ Phương pháp chấm điểm có nhiều hạn chế.
+ Hệ thống XHTDNB đưa ra bộ chỉ tiêu tài chính vẫn còn
tương đối ít.


12
2.2.3. Nội dung công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với
khách hàng doanh nghiệp tại LPB Đà Nẵng
a. Tổ chức thực hiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối
với khách hàng doanh nghiệp
Công tác XHTDNB đối với KHDN được tổ chức thực hiện
theo quy định: việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng do

phòng KH thực hiện; việc rà soát đối với khách hàng và thẩm định
rủi ro do Tổ GSKD thuộc phòng GSHĐ thực hiện.
Thẩm quyền phê duyệt kết quả XHTDNB đối với KHDN được phân
cho Giám đốc chi nhánh.
- Kết quả:
+ LPB Đà Nẵng đã tổ chức thực hiện tốt công tác XHTDNB
KHDN: đúng thành phần, đúng thời gian quy định.
+ Quy trình thực hiện chấm điểm qua 03 bộ phận về mặt hình
thức tương đối khoa học, tạo được sự giám sát, kiểm tra, qua nhiều
khâu kiểm duyệt. Công tác XHTDNB KHDN tại LPB Đà Nẵng đảm
bảo tính khách quan do việc tách bạch giữa khâu trực tiếp chấm điểm
và rà soát, phê duyệt.
- Hạn chế: Công tác phân công thu thập và xác minh độ tin cậy
của dữ liệu tập trung cho bộ phận KHDN làm cho kết quả XHTDNB
phụ thuộc nhiều vào chuyên viên KH, không đảm bảo tính chính xác.
b. Thu thập và xử lý thông tin
CVTD tiến hành điều tra, thu thập, xác minh và sàng lọc để
tổng hợp thông tin: từ các báo cáo tài chính, các đối tác kinh doanh
của khách hàng, CIC,…và các nguồn khác như báo chí,….
- Kết quả: Phần lớn chuyên viên tín dụng tiếp cận được KH.
- Hạn chế:
+ Các thông tin kinh tế vĩ mô thiếu kênh cung cấp.


13
+ Việc thu thập thông tin còn thụ động, thiếu tính cập nhật.
+ Thông tin BCTC không được DN cung cấp kịp thời, luôn bị
trễ sau 1 kỳ xếp hạng (BCTC năm trước liền kề thường được cung
cấp vào kỳ XHTD 01/10), điều này có thể làm cho kết quả XHTD bị
sai lệch nếu tình hình tài chính DN trước đó đã chuyển biến xấu.

Việc kiểm toán BCTC chưa được các DN chú trọng, do vậy thiếu đi
một kênh xác thực số liệu tài chính trước khi công bố ra bên ngoài.
+ Thông tin chưa được phân tích, đánh giá một cách đầy đủ
trước khi chấm điểm xếp hạng. Một phần do việc thiếu các quy định
từ LPB, một phần do nhận thức của nhân viên làm công tác XHTD
chưa cao, chưa thấy được tầm quan trọng của kết quả XHTDNB đối
với hoạt động TD. Ngoài ra, vì nhiều lý do, cán bộ thu thập, tổng hợp
và phân tích thông tin không đúng thực chất: lĩnh vực kinh doanh,
các chỉ tiêu liên quan đến xác định quy mô DN, loại hình DN.
c. Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ khách
hàng doanh nghiệp
KH được chấm điểm theo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định
của LPB tại từng thời kỳ
- Kết quả: Công tác XHTD nội bộ doanh nghiệp hầu hết đã
được các CVTD, người phê duyệt thực hiện đúng quy trình.
- Hạn chế:
+ Việc XHTD nội bộ KHDN thường do một CVTD quản lý
khách hàng đó thực hiện, không làm việc nhóm nên kết quả thường
mang tính chủ quan.
+ Việc chấm điểm một số chỉ tiêu phi tài chính theo đánh giá
của người chấm điểm không đúng, hoặc không logic.


14
d. Rà soát độc lập kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ khách
hàng doanh nghiệp
Nhiệm vụ rà soát độc lập kết quả XHTD tại LPB Đà Nẵng
được giao cho Tổ GSKD thuộc phòng GSHĐ thực hiện.
- Kết quả: thực hiện đầy đủ các bước, đúng quy định thời gian.
- Hạn chế:

+ Thực tế cho thấy, công việc rà soát của phòng GSHĐ rất đơn
giản, chỉ tập trung vào các chỉ tiêu định lượng. Đối với các chỉ tiêu
định tính, phần lớn phòng GSHĐ đều thống nhất với đánh giá của
phòng/bộ phận KH.
+ Mặc dù thực hiện chức năng quản lý RRTD của LPB Đà
Nẵng nhưng phòng GSHĐ chưa thực sự nhận thấy được rủi ro của
DN ngay từ khâu XHTD DN. Một số trường hợp kết quả XHTD
chưa phản ánh được rủi ro DN nhưng chưa được phòng GSHĐ nhận
diện và xử lý kịp thời, như việc xếp hạng cao đối với DN thuộc
ngành nghề gặp khó khăn về thanh khoản (chẳng hạn như DN kinh
doanh bất động sản) hoặc DN gặp khó khăn trong việc trả nợ. Điều
này xuất phát từ việc nhận thức về nhiệm vụ rà soát kết quả XHTD
nội bộ KHDN còn giản đơn, nên nội dung rà soát chủ yếu dựa vào
quy định vốn rất sơ sài của hệ thống XHTD nội bộ. Chưa gắn nhiệm
vụ QLRR nói chung với nhiệm vụ rà soát kết quả XHTD nội bộ.
e. Phê duyệt kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng
doanh nghiệp
Việc phê duyệt kết quả XHTD nội bộ KHDN tại LPB Đà Nẵng
hiện nay được giao cho Giám đốc chi nhánh.
- Kết quả: thực hiện đầy đủ các bước phê duyệt.
- Hạn chế: chỉ phê duyệt chứ ít kiểm tra lại.


15
f. Sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ trong hoạt động
tín dụng doanh nghiệp
- Phục vụ quản lý chất lượng TD, thực hiện chính sách khách
hàng
- Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
- Kết quả: Chi nhánh đã sử dụng kết quả XHTDNB KHDN để

áp dụng chính sách tín dụng linh hoạt cho khách hàng.
- Hạn chế:
+ Chưa sử dụng kết quả XHTDNB để trích lập dự phòng rủi ro
+ Chưa áp dụng các quy định cụ thể về tỷ lệ tài sản bảo đảm
tương ứng với kết quả XHTDNB.
2.2.4. Đánh giá kết quả công tác xếp hạng tín dụng nội bộ
đối với khách hàng doanh nghiệp tại LPB Đà Nẵng
a. Đánh giá về khối lượng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ
đã thực hiện
Bảng 2.3. Số lượng và tỷ trọng khách hàng doanh nghiệp được
xếp hạng
Năm 2014
Loại DN

Số lượng DN
được XH

Tỷ trọng

Năm 2015
Số lượng DN
được XH

Tỷ trọng

DN thông thường

111

95,69%


125

92,59%

DN mới thành lập

5

4,31%

10

7,41%

116

100%

135

100%

Tổng cộng

(Nguồn: Báo cáo của Phòng GSHĐ)
Công tác XHTDNB trong năm 2015 được thực hiện một cách
triệt để, số lượng các doanh nghiệp có quan hệ cũng được tăng lên
nhờ có sự quảng bá thương hiệu, hình ảnh.



16
Về kỳ xếp hạng: Định kỳ 6 tháng/lần (có 2 kỳ XHTDNB là
01/04 và 01/10 hàng năm)
b. Đánh giá về chất lượng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ
đã thực hiện
Qua phân tích số liệu thực tế, khách hàng có kết quả xếp hạng
càng tốt như AAA, AA, A thì có tỷ lệ phát sinh nợ xấu thấp hơn so
với khách hàng có kết quả xếp hạng thấp hơn như BB, CCC, CC,….
c. Sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ cho hoạt động
tín dụng
- Thứ nhất, là kết quả của công tác XHTDNB vẫn chưa được
Chi nhánh sử dụng trong một số nội dung quan trọng của quá trình
cấp TD
- Thứ hai, là mặc dù kết quả XHTDNB là căn cứ để xác định
tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm tối thiểu nhưng Chi nhánh vẫn chưa
mạnh dạn áp dụng quy định này.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG
NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI LPB
ĐÀ NẴNG
2.3.1. Những mặt đạt đƣợc
2.3.2. Những hạn chế
a. Hệ thống XHTDNB KHDN của LPB còn một số hạn chế
Bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của hệ thống XHTDNB
KHDN của LPB còn những thiếu sót, số lượng chỉ tiêu còn ít.
b. Công tác thu thập, sàng lọc và lưu trữ thông tin
Thông tin không được thu thập đầy đủ, ít được kiểm tra. Một
số trường hợp CVTD không chỉnh sửa, cập nhật thông tin kịp thời.
c. Công tác chấm điểm, xếp hạng khách hàng
- Nhiều trường hợp kết quả XHTD bị sai do CVTD chọn sai



17
ngành nghề hoạt động, nhập báo cáo chưa chính xác.
- Trong quá trình XHTD, đôi khi một số chỉ tiêu phi tài chính
vẫn còn được chấm điểm chưa chặt chẽ.
d. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác xếp
hạng
Công tác XHTDNB được thực hiện bởi các CVTD và việc
kiểm soát của Tổ GSKD hầu như chỉ được thực hiện khi quá trình
chấm điểm gần như đã hoàn tất, mang tính hình thức.
e. Công tác sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng
Một số trường hợp do kết quả XHTDNB chưa chính xác dẫn
đến chính sách khách hàng được áp dụng không hợp lý, gây rủi ro
cho công tác cấp tín dụng, quản lý RRTD.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong xếp hạng tín
dụng nội bộ đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh
a. Nguyên nhân khách quan
- Số liệu thống kê về ngành: Chưa có một cơ quan nào có
thông tin về các chỉ tiêu trung bình ngành, nhóm ngành. Số liệu trung
bình ngành hiện tại chủ yếu tại các công trình nghiên cứu khoa học
cấp cơ sở hoặc cấp bộ đối với một số ngành nhất định như giấy, xi
măng, điện… Điều này khiến cho việc xác định các bộ chỉ tiêu có
phần khó khăn, dựa vào kinh nghiệm của người phân tích và tập hợp
số liệu của các doanh nghiệp trong từng ngành mà ngân hàng đã và
đang quản lý.
- Báo cáo tài chính: phần nhiều vẫn chưa được kiểm toán nên
mức độ tin cậy không cao.
- Môi trường cho dịch vụ XHTD các DN vay vốn hoặc nhà
phát hành trong nước ít phát triển.



18
Các tổ chức xếp hạng tín dụng có vai trò hết sức quan trọng
trong việc phát triển các nghiệp vụ xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
tại bất kỳ quốc gia nào. Hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có luật nào
quy định điều kiện cho sự ra đời và phát triển của tổ chức xếp hạng
tín dụng chuyên nghiệp.
b. Nguyên nhân chủ quan
- Kinh nghiệm, trình độ, năng lực của người xây dựng, thực
hiện phân tích, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp còn có hạn chế.
- LPB chưa xây dựng được bộ phận hỗ trợ chuyên trách xếp
hạng tín dụng cho các đơn vị.


19
CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN
DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
3.1. ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC
XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN
DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BƢU ĐIỆN
LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
3.2.1. Bổ sung hệ thống chỉ tiêu phân tích

Ngân hàng cần đưa thêm việc đánh giá tài sản bảo đảm, hay
mức độ bảo đảm tín dụng bằng TSBĐ và đánh giá khả năng trả nợ bổ
sung của DN.
- Mức độ bảo đảm tín dụng bằng TSBĐ có thể xác định dựa
trên các chỉ tiêu:
+ Loại tài sản.
+ Khả năng phát mại tài sản.
+ Giá trị TSBĐ.
+ Tỷ lệ giá trị TSBĐ trên dư nợ.
+ Tỷ lệ dư nợ có TSBĐ trên tổng dư nợ.
- Khả năng trả nợ bổ sung:
Ngoài việc xem xét giá trị TSBĐ, LPB cần đánh giá các khả
năng trả nợ bổ sung từ tài khoản được bảo lãnh, từ sự hỗ trợ của


20
công ty mẹ… Các nguồn trả nợ này đều có thể tăng khả năng trả nợ
NH, và có thể là căn cứ điều chỉnh mức hạng của doanh nghiệp.
3.2.2. Nâng cao hiệu quả thu thập và xử lý thông tin cho
công tác xếp hạng tín dụng
- CVTD phải tăng cường việc khai thác và xử lý thông tin từ
nhiều nguồn. Bên cạnh nguồn từ hồ sơ khách hàng gửi đến, CVTD
cũng cần tiến hành nhiều biện pháp để thu thập thông tin khác.
- LPB Đà Nẵng cần lập một tổ hoặc phòng ban riêng chuyên
phụ trách công tác thu thập, nghiên cứu, phân tích và dự báo thông
tin nhằm đảm bảo yêu cầu: chính xác, khách quan và hiệu quả kinh
tế.
3.2.3. Hoàn thiện phƣơng pháp phân tích trong công tác
xếp hạng tín dụng nội bộ
Đối với việc xây dựng bảng chỉ số tài chính thuộc các ngành

kinh tế, ngoài việc thu thập BCTC tích luỹ sau nhiều năm thì LPB
Đà Nẵng nên sử dụng phương pháp chủ yếu trong lĩnh vực này đó là
phương pháp thống kê và phương pháp chuyên gia. Bảng điểm chuẩn
cho các ngành phải được thay đổi định kỳ hàng năm. Để làm được
việc này, hàng năm LPB Đà Nẵng phải nghiên cứu tình hình thực tế
hoạt động của từng ngành kinh tế, nắm rõ những thay đổi, những
thuận lợi, khó khăn, những biến động của từng ngành, trên cơ sở đó
kết hợp các yếu tố cần thiết khác, xây dựng bảng điểm chuẩn cho
ngành kinh tế.
3.2.4. Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, giám sát đối với
công tác xếp hạng tín dụng nội bộ
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ thực hiện công tác kiểm tra,
giám sát


21
- Quy định về lịch trình và tiến độ kiểm soát: Kiểm tra định kỳ
và kiểm tra đột xuất.
- Đề xuất, ban hành quy chế chịu trách nhiệm về công tác
XHTDNB đối với KHDN đối với cá nhân, bộ phận thực hiện.
3.2.5. Nâng cao chất lƣợng cán bộ phụ trách công tác xếp
hạng tín dụng nội bộ
- Thứ nhất, ngân hàng cần thực hiện tốt công tác tuyển dụng
nhân viên, xây dựng một chính sách tuyển dụng hợp lý, phải đặt ra
các điều kiện và yêu cầu tối thiểu về trình độ và kinh nghiệm.
- Thứ hai, LPB Đà Nẵng cần có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại
CVTD, hướng dẫn và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, cử cán
bộ đi học các lớp về nghiệp vụ tại các trung tâm đào tạo có uy tín
nhằm giúp các CVTD nắm bắt vững chắc về kiến thức cơ bản và
kiến thức phân tích tài chính.

- Thứ ba, LPB Đà Nẵng cũng cần thực hiên công tác phân
công công việc theo năng lực và sở trường của từng cán bộ để phát
huy hết khả năng của từng cán bộ nhằm đem lại hiệu quả cao trong
công việc.
- Thứ tư, LPB Đà Nẵng cần có chính sách giữ và thu hút nhân
tài, chuyên gia giỏi thông qua chính sách lương bổng, trợ cấp, tạo
môi trường làm việc thoải mái, cởi mở cũng như tạo điều kiện thăng
tiến cho họ. Có như vậy, nhân viên mới cảm thấy thoải mái khi làm
việc, đồng thời họ cũng cảm thấy giá trị bản thân đã được ngân hàng
tôn trọng, đề cao và từ đó gắn bó hơn với công việc.
Tóm lại, để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất
lượng XHTD đối với doanh nghiệp nói riêng, trong thời gian tới,
LPB Đà Nẵng cần có chính sách bồi dưỡng chuyên môn cũng như
phẩm chất đạo đức cho CVTD cả về chất và lượng. Tăng cường và


22
tuyển dụng CVTD trẻ vì đây là đội ngũ nhân viên chủ yếu trong ngân
hàng và sẽ tạo ra thế mạnh mới cho LPB Đà Nẵng nói riêng và LPB
nói chung trong tương lai.
3.2.6 Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác xếp hạng tín dụng nội bộ
- LPB cần triển khai việc kết nối dữ liệu của tất cả các bộ phận
với dữ liệu của hệ thống XHTDNB thành một hệ thống thông tin
quản trị thống nhất trong toàn Chi nhánh.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng các trang thiết bị một cách hợp
lý, phù hợp với các đặc điểm của Chi nhánh. Cần cân nhắc hiệu quả
sử dụng trong mối quan hệ với chi phí đầu tư. Đồng thời về mặt tài
chính cũng cần xây dựng phương án khấu hao trang thiết bị hợp lý.
3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với
khách hàng doanh nghiệp
Các chỉ tiêu trong hệ thống XHTD của LPB chủ yếu đánh giá
tình trạng của khách hàng trong quá khứ và hiện tại, ngân hàng cần
nghiên cứu bổ sung thêm các chỉ tiêu có tính chất đánh giá tiềm năng
trong tương lai của KH để hoàn thiện chức năng dự báo của hệ
thống XHTD.
Thứ hai, xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ cho công tác xếp
hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp.
LPB nên thiết lập cho mình một hệ thống thông tin tín dụng
nội bộ. Đây sẽ là nơi cất trữ những kho dữ liệu riêng, đặc biệt là
những khách hàng đã có quan hệ tín dụng hoặc những khách hàng bị
từ chối quan hệ tín dụng với các Chi nhánh thuộc hệ thống LPB.


23
Thứ ba, định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện XHTD
nội bộ tại chi nhánh.
LPB cần thường xuyên tổ chức rà soát và kiểm tra việc thực
hiện quy trình XHTD nội bộ trên toàn hệ thống, để đảm bảo việc
thực hiện công tác này được thông suốt và mang lại hiệu quả tốt hơn
cho hoạt động quản trị rủi ro trên toàn hệ thống.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và thực hiện hệ
thống XHTD nội bộ tại các ngân hàng.
- Hoàn thiện, thúc đẩy hoạt động của trung tâm Thông tin tín
dụng
- NHNN trong thời gian tới cần thành lập các phòng, ban
chuyên nghiên cứu, thống kê thông tin, phối hợp với các cơ quan,

ban ngành khác để xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành
thống nhất cho toàn hệ thống ngân hàng, cũng như các thông tin
thống kê về tình hình kinh doanh, cạnh tranh của từng ngành, từng
lĩnh vực.


×