Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.39 KB, 45 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để nghiên cứu và hoàn thành bài báo cáo, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi
còn nhận được sự giúp đỡ từ các cá nhân, tổ chức từ trong và ngoài trường.
Vậy qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể thầy cô
giáo trong Trường Đại học Nội vụ , đặc biệt là cô Đỗ Thị Thanh Nga -Trưởng
khoa Khoa Hành chính học đã dạy dỗ, dìu dắt tôi trong suốt thời gian làm báo
cáo. Tôi xin cảm ơn cán bộ và nhân dân xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên
cứu thu thập số liệu và khảo sát thực tế tại địa phương.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, chăm sóc, động viên tôi
trong quá trình học tập, tích lũy kiến thức.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến …..người đã
giảng dạy, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành bài báo cáo
của mình.
Trong thời gian thực tập tôi đã cố gắng để hoàn thành báo cáo của mình,
tuy nhiên khó tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy mong nhận được sự nhận xét, bổ
sung của thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2016
Sinh viên
Vi Thị Hạnh


DANH MỤC VIẾT TẮT
CNH-HDH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
NTM : Nông thôn mới
UBND : Uỷ ban nhân dân
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông


CTXH : Chính trị xã hội
QHXD : Quy hoạch xây dựng
HD-ND : Hội đồng nhân dân
KT-XH : Kinh tế xã hội
HTX : Hợp tác xã


MỞ BÀI
I.1.

Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động
tập trung chủ yếu ở nông thôn. Có tới 70,37 % dân số sống trong khu
vực nông thôn (khoảng trên 60 triệu người, theo tổng điều tra dân số
và nhà ở năm 2009). Cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao thì sự
khác biệt giữa thu nhập và mức sống dân cư sống ở khu vực thành thị
với khu vực nông thôn ngày càng lớn. Thậm trí tốc độ phát triển
không đồng đều cũng diễn ra giữa các khu vực ở nông thôn, đặc biệt
là khu vực miền núi. Có rất nhiều khó khăn ảnh hưởng tới quá trình
phát triển của nông thôn như: tỷ lệ nghèo đói, tỷ lệ thất nghiệp cao, ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, diện tích đất nông nghiệp giảm do
quá trình công nghiệp hóa, dịch vụ nông thôn kém phát triển kể cả y tế
và giáo dục, đất đai nhỏ lẻ manh mún, phương thức sản xuất kém hiệu
quả… là rào cản cho quá trình chuyên môn hóa.
Trước yêu cầu của phát triển và hội nhập, mục tiêu đẩy nhanh công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi có nhiều chính sách đột
phá và đồng bộ nhằm giải quyết toàn bộ các vấn đề kinh tế, xã hội,
văn hóa của nông thôn. Giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông nghiệp
và nông thôn có ý nghĩa chiến lược đối với sự ổn định và phát triển
đất nước.

Giáp Sơn là xã nông nghiệp của huyện Lục Ngạn. Những năm gần
đây, xã Giáp Sơn đã có những bước phát triển tích cực kể cả về kinh
tế lẫn đời sống văn hóa xã hội. Tuy nhiên so với Bộ tiêu chí quốc gia
về xây dựng nông thôn mới của Chính phủ, xã còn nhiều tiêu chí chưa
đạt hoặc đạt ở mức độ trung bình. Thực tế cho thấy, thực trạng sản
xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn manh mún nhỏ lẻ, không
đồng bộ; sản xuất hàng hóa không tập trung, hiệu quả thấp; kết cấu hạ
tầng nông thôn còn chắp vá; tận dụng giá trị trên 1ha canh tác và thu
nhập của người dân còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo cao; môi trường sống còn
bị ô nhiễm; Sản xuất nông nghiệp còn nhiều bất cập


chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có… Do đó, việc xây dựng mô hình
nông thôn mới (NTM), với nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị
trường và giao lưu hội nhập, xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế, xã hội
đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống của người
dân, củng cố và bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm nguồn nước,
không khí… là việc làm hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài: “ Thực trạng
xây dựng nông thôn mới tại xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh
Bắc Giang ” làm vấn đề nghiên cứu.
I.2.

Mục tiêu nghiên cứu

I.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng xây dựng và phát triển nông thôn mới tại xã Giáp
Sơn và trên cơ sở đó đưa ra giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình xây
dựng nông thôn mới tại xã Giáp Sơn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
I.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình nông thôn
mới.
- Thực trạng xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Giáp Sơn.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng nông
thôn mới tại xã Giáp Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng
nông thôn mới tại xã.
I.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

I.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kết quả xây dựng nông thôn mới đang
được triển khai tai địa phương.
Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình
nông thôn mới.
I.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tại xã Giáp Sơn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
- Về thời gian: + Số liệu được lấy trong 2010-2016.


+ Thời gian thực hiện đề tài từ 30/5/2016-26/6/2016
I.4.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Quan sát và học hỏi những kinh nghiệm thực tế của cán bộ, công chức
tại xã. Nêu ra được thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã
để từ đó phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt yếu kém
trong công tác xây dựng nông thôn mới theo đề án giai đoạn
2015-2020 của Chính phủ. Đưa ra được những giải pháp thiết thực

nhằm nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng đề án này.

I.5.

Phương pháp nghiên cứu

I.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: thông qua tài liệu, báo cáo tổng hợp, số
liệu thống kê của xã với các tài liệu như điều kiện tự nhiên, dân số,
kinh tế xã hội, văn hóa đời sống của xã.
- Thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra, phỏng vấn thu thập tại xã Giáp
Sơn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang băng phương pháp gặp gỡ cán
bộ địa phương trao đổi tình hình triển khai chương trình nông thôn
mới tại địa phương.
I.5.2. Phương pháp phân tich số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: mô tả các chỉ số lớn nhất, nhỏ nhất,
tổng số, khối lượng…
- Phương pháp thống kê so sánh: so sánh đối chiếu các năm, trước và
sau khi xây dựng nông thôn mới ở xã. Từ đó thấy được sự khác biệt
và hiệu quả khi áp dụng mô hình nông thôn mới.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: tổng hợp các số liệu để
từ đó đánh giá tình hình thực hiện tại địa phương nghiên cứu.
I.6.

Bố cục báo cáo
- Bố cục của bài báo cáo gồm 3 chương :
+ Chương 1: Tổng quan về Ủy ban nhân dân xã Giáp Sơn, huyện
Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
+ Chương 2: Thực trạng xây dựng đề án nông thôn mới tại xã Giáp
Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.



+ Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
trong xây dựng nông thôn mới tại xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn,
tỉnh Bắc Giang.


Chương 1
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA XÃ GIÁP SƠN
I.1.

Khái quát chung về xã Giáp Sơn

I.1.1. Địa vị pháp lý
Theo quy định tại điều 123 Hiến pháp năm 1992 thì: "Ủy ban nhân dân
do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp,
luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng
nhân dân". Như vậy có thể thấy rằng, vị trí pháp lý của Ủy ban nhân dân
(UBND) thực hiện hai vai trò đó là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân
(HĐND) và là cơ quan hành chính nhà nước (chịu trách nhiệm quản lý hành
chính nhà nước ở địa phương).
I.1.2. Vị trí địa lý
Xã Giáp Sơn là xã trung du miền núi nằm ở phía đông của huyện Lục
ngạn - tỉnh Bắc Giang. Xã có 11 thôn, dân số 8.689 người với tổng diện tích đất
tự nhiên là 1612,17 ha.
- Về địa giới:
+ Phía đông giáp xã Phì Điền
+ Phía bắc giáp Trường bắn TB1
+ Phía nam giáp xã Tân Quang

+ Phía tây giáp xã Hồng Giang
- Xã Giáp sơn có Quốc lộ 31 chạy qua có chiều dài khoảng 3 km.
- Về địa hình: xã Giáp Sơn có địa hình bán sơn địa, cao ở phía Đông Bắc,
thấp dần về phía Tây Nam tạo nên độ cao thấp của địa hình mang đặc thù xã
trung du miền núi bắc bộ.
+ Phía Bắc và phía Đông không được bằng phẳng, hệ thống ruộng đa số là
ruộng bậc thang nhưng có chênh lệch về độ cao giữa các ruộng không lớn, hệ
thống kênh mương tại đây hàng năm được nạo vét tu sửa.


+ Phía Nam và phía Tây địa hình tương đối bằng phẳng tạo nên vùng trồng
lúa, hoa màu và các cây công nghiệp ngắn ngày, hệ thống ao hồ, kênh mương tại
đây tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
- Về khí hậu, xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ
rệt, nhiệt độ cao nhất khoảng 36 - 38oC (tháng 7 - 8), nhiệt độ thấp nhất khoảng
7 - 9oC (tháng 02 - 03). Lượng mưa trung bình hàng năm 1600 - 1800 mm. Nhìn
chung khí hậu và thời tiết của xã Giáp Sơn tương đối thuận lợi cho phát triển
trồng trọt, chăn nuôi. ( đặc biệt là cây ăn quả như: Cam, Bưởi, Vải....)
1.2.1. Đặc điểm tình hình của cơ quan
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên

 Tài nguyên đất
- Diện tích đất tự nhiên: 1710,14 ha, mật độ dân số 541 người/km2
- Diện tích đất nông nghiệp: 1437,70 ha, trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 1093,50 ha
+ Đất lâm nghiệp: 319,21ha
- Đất phi nông nghiệp: 267,96 ha, trong đó:
+ Đất ở: 70,9 ha.
+ Đất chuyên dùng: 133,17 ha
+ Đất tôn giáo tín ngưỡng: 1,69ha

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 9,80 ha
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 52,51 ha
HIỆN TRẠNG VÀ MỤC TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT
Đơn vị tính: ha
Mục tiêu

Hiện
trạng
(2015)

Năm
2016

1710,14

1710,14

1710,14

1710,14

I Đất Nông nghiệp

1437,70

1440,35

1434,52

1431,92


1 Đất sản xuất nông nghiệp

1027.64

TT

Chỉ tiêu
Tổng diện tich tự nhiên

Năm 2017

Năm
2018


* Đất trồng cây hàng năm

147.04

- Đất trồng lúa

147.04

* Đất trồng cây lâu năm

876,55

2 Đất Lâm nghiệp
- Đất rừng sản xuất


319,21
319,21

- Đất rừng phòng hộ

0.00

- Đất rừng đặc dụng

0.00

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản

25,01

II Đất phi nông nghiệp
1 Đất ở
- Đất ở tại nông thôn

267,96
70,79
70,79

- Đất ở tại đô thị

0.00

2 Đất chuyên dùng


133,17

- Đất trụ sở CQ, C.trình
sự nghiệp
- Đất quốc phòng, an ninh

0.34
58.63

- Đất sản xuất, kinh doanh
phi nông nghiệp

0.84

- Đất có mục đích công
cộng

73,36

3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng

1,69

4 Đất nghĩa trang, nghĩa
địa

9,80

5 Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng


52,51

6 Đất phi nông nghiệp khác
III Đất chưa sử dụng

0.00
4,41

1 Đất bằng chưa sử dụng

3.62

2 Đất đồi núi chưa sử dụng

0.79

 Tài nguyên rừng
Xã có 243,5 ha rừng trồng theo dự án.


 Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt gồm có Đập Đá mài, Đập Muối và hệ thống ao hồ, đập
nằm rải rác trong xã, tạo điều kiện khá thuận lợi cho sản xuất của nhân dân.
Nguồn nước ngầm chưa được khảo sát cụ thể, nhưng qua thực tế sử dụng
của nhân dân cho thấy: đối với giếng đào có độ sâu trung bình từ 4 - 15 m, đối
với giếng khoan gia đình loại nhỏ có độ sâu trung bình 15 - 50 m.

 Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn xã Giáp Sơn hiện nay chưa phát hiện có nguồn tài nguyên

khoáng sản.
1.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

 Dân số, nguồn lao động và văn hóa xã hội
Theo thống kê, toàn xã có 2.277 hộ với 9.861 nhân khẩu (trong đó có 595
hộ dân tộc thiểu số với 2.673 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 27,1%) gồm 8 dân tộc như
Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Sán Dìu, Cao Lan, Mường, Dao chung sống đoàn kết ở
11 thôn, trong đó có 6.075 lao động trong độ tuổi, lao động nông nghiệp chiếm
khoảng 80%.
Trình độ nhân lực có 366 người có trình độ đại học và sau đại học đang học
tập và công tác trên nhiều lĩnh vực ở khắp cả nước, cộng với đức tính cần cù sáng
tạo, nguồn nhân lực sản xuất nông nghiệp ở Giáp Sơn đang tiếp cận dần đến mức
sản xuất chuyên canh nông sản hàng hóa chất lượng cao phục vụ thị trường trong
và ngoài nước.
Tại xã Giáp Sơn nhìn chung dân cư đều sống hòa thuận, đoàn kết giúp đỡ
lẫn nhau. Phong tục tập quán sinh hoạt tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc của
vùng trung du miền núi Bắc Bộ.

 Hệ thống chính trị.
Giáp Sơn là xã có truyền thống cách mạng, nhiều năm liền được công nhận
đơn vị lá cờ đầu những năm thuộc huyện. Đảng bộ có 16 chi bộ với 241 đảng
viên, không có chi bộ yếu kém. Có 9 tổ chức bao gồm: Đảng bộ, HĐND,
UBND, MTTQ, Đoàn TN, Hội PN, Hội ND, Hội CCB, công đoàn cơ sở, đủ theo
quy định.
1.2. Hệ thống văn bản của Ủy ban nhân dân xã Giáp Sơn


 Quyết định số: 182/2008/QĐ-UBND Về việc ban hành quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn,
các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND xã Giáp Sơn.

 Quyết định số: 170/QĐ-UBND ban hành quy chế tổ chức và hoạt
động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng
HĐND và UBND xã Giáp Sơn.
 Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành
Trung ương khoá X về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn
 Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 11/01/2008 của UBND tỉnh
Bắc Giang về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Lục Ngạn giai đoạn 2007-2020;
 Quyết định số: 56/2013/QĐ-UBND Về việc ban hành văn bản
quy định về quy trình làm việc, cách thức tổ chức thực hiện công
việc của UBND
 Nghị quyết số: 17/2014/NQ-HĐND về việc quy định mức thu
phí, lệ phí; tỉ lệ phần trăm để lại cho các tổ chức, cá nhân thu một
số khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.


1.3.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân xã Giáp Sơn
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã Giáp Sơn
CHỦ TỊCH
(Phụ trách chung)

TRƯỞNG
CÔNG AN


PHÓ CHỦ TỊCH

CHỈ HUY
TRƯỞNG

QUÂN SỰ


Tư pháp

Văn phòng

Địa chính

Tài chính

Văn hóa



_

_

_

_

Hộ tịch

Thống kê

Nông nghiệp

Kế toán


Xã hội

1.3.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch UBND xã và các
đơn vị bộ phận
1.3.2.1.

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch UBND xã

Chủ tịch UBND xã là người đứng đầu UBND xã, lãnh đạo và
điều hành mọi công việc của UBND xã, chịu trách nhiệm thực hiện
chức năng, nhiệm nhiệm vụ theo luật tổ chức chính quyền địa phương
2015 và Căn cứ Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm
2015 cảu ủy ban nhân dân xã Văn Luông về việc ban hành quy chế
làm việc của UBND nhiệm kỳ 2011-2016
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và
có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành
viên Ủy ban nhân dân xã;
Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc
thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp
trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các
nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo ðảm trật tự, an toàn xã hội, đấu
tranh, phňng, chống tội phạm vŕ các hŕnh vi vi phạm pháp luật khác,
phňng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp
bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự,
nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân;
thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định
của pháp luật;



Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương
tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp
luật;
Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân
theo quy định của pháp luật;
Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống
cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất,
khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân
1.3.2.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Phó Chủ tịch xã
1. Phó Chủ tịch UBND xã được Chủ tịch UBND xã phân công phụ
trách một số lĩnh vực công tác, chỉ đạo một số cơ quan chuyên môn,
đơn vị thuộc UBND.
2. Phó Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm cá nhân về công tác của
mình trước UBND, Chủ tịch UBND xã; đồng thời cùng các thành viên
khác của UBND xã chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND
xã trước HĐND xã và UBND huyện.
3. Trong lĩnh vực công tác được phân công, Phó Chủ tịch UBND xã có
nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Chủ động kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan chuyên
môn, đơn vị thuộc UBND xã, phường trong việc tổ chức thực hiện Nghị
quyết của HĐND xã, Quyết định, Chỉ thị của UBND xã, Chủ tịch
UBND xã, chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước về lĩnh vực
được phân công;
b) Chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án thuộc
lĩnh vực được phân công phụ trách phù hợp với Nghị quyết của HĐND

xã, Quyết định, Chỉ thị của UBND xã, quy hoạch ngành, quy hoạch
tổng thể của các cơ quan Nhà nước cấp trên và đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước;


c) Được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch UBND xã trong việc quyết
định, giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu
trách nhiệm trước Chủ tịch về quyết định đó;
d) Báo cáo và đề xuất với Chủ tịch UBND xã xem xét, quyết định xử lý
kịp thời công việc liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách đã
phối hợp xử lý nhưng ý kiến chưa thống nhất.
4. Phó Chủ tịch UBND xã ngoài việc thực hiện trách nhiệm và phạm vi
giải quyết công việc theo quy định của pháp luật còn được Chủ tịch ủy
quyền lãnh đạo công việc của UBND xã khi Chủ tịch đi vắng.
1.3.2.3. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của công chức Trưởng Công an xã
1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an
toàn xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về
công an xã và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao.
1.3.2.4. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của công chức Chỉ huy
trưởng Quân sự
1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực quốc phòng,
quân sự trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về dân
quân tự vệ, quốc phòng toàn dân, nghĩa vụ quân sự và các văn bản có
liên quan của cơ quan có thẩm quyền.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

gia
1.3.2.5. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của công chức Văn phòng - Thống

1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn
phòng, thống kê, tổ chức, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tín


ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và thanh niên trên địa bàn theo quy định của
pháp luật.
2. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công
tác, lịch làm việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường
trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã;
b) Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ
chức các kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt
động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Tổ chức lịch tiếp dân, tiếp khách của Ủy ban nhân dân cấp xã; thực
hiện công tác văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên
thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã; nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và
chuyển đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xem xét,
giải quyết theo thẩm quyền; tổng hợp, theo dõi và báo cáo việc thực
hiện quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã và thực hiện dân chủ
ở cơ sở theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác xây dựng và theo dõi việc thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê, báo cáo
tình hình phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động
kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã; dự thảo các văn bản theo yêu cầu
của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân

dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên
ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao
1.3.2.6. Vị trí, vai trò , nhiệm vụ của công chức Địa chính - nông
nghiệp
1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai,
tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:


a) Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây
dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi
trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao
thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy
định của pháp luật;
b) Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã;
c) Giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản
lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành
chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc,
hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và
biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất
đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa
bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy
ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên
ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

1.3.2.7. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của công chức Tài chính - kế toán
1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tài chính, kế
toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện
pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn cấp xã;
b) Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách
theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách
cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định
của pháp luật;
c) Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp
xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác,


kế toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản,...)
theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra,
quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy
ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên
ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xă gia
1.3.2.8. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch
1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tư pháp và hộ
tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục
vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên

địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật;
b) Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem
xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn cấp
xã;
c) Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng
nhận và theo dõi về quốc tịch trên địa bàn cấp xã theo quy định của
pháp luật; phối hợp với công chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây
dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại
địa bàn cấp xã;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở
cơ sở.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên
ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
1.3.2.9. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của công chức Văn hóa - Xã hội.
1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa,


thể dục thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh,
xã hội, y tế, giáo dục theo quy định của pháp luật.
2. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể
thao, du lịch, y tế và giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây
dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn
hóa trên địa bàn cấp xã;
b) Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế xã hội ở địa phương;
c) Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo
dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng
chính sách lao động, thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực

hiện và chi trả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và
người có công; quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt
sĩ; thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và chương trình xóa đói, giảm
nghèo trên địa bàn cấp xã;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác và trưởng thôn, tổ trưởng tổ
dân phố xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện
công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên
ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
1.4. Đội ngũ nhân sự của xã Giáp Sơn
Tổng số cán bộ, công chức xã là 23 người, có trình độ chuyên môn:
( Đại học 05, Cao đẳng 03, Trung cấp 15). Hiện trạng đội ngũ cán bộ,
công chức đạt chuẩn theo quy định.
 Danh sách cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân xã Giáp
Sơn
Stt

Tên cán bộ,công chức

Chức danh

Nơi ở

Trình độ chuyên
môn

1

Vi Văn Tư


Chủ tịch

Muối



2

Vi Đức Thọ

Bí thư Đảng ủy

Hạ Long

TC

3

Trương Công Nguyên

Chủ tịch HĐND

Bèo

TC


4

Vũ Thị Giang


Phó chủ tịch HĐND

Lim

TC

5

Trần Văn Hành

Phó chủ tịch UBND

Chão Cũ

TC

6

Nguyễn Duy Chiu

Phó chủ tịch UBND

Lim



7

Nguyễn Đức Tứ


Phó Bí thư Đảng ủy

Hạ Long

TC

8

Tô Văn Hải

Chủ tịch HĐND

Muối

TC

9

Vũ Trọng Khang

Bí thư Đoàn

Lim



10

Ngô Đình Hồng


Chủ tịch MTTQ

Hạ Long

TC

11

Vi Thị Mai

Chủ tịch hội LHPN

Lim

TC

12

Giáp Văn Linh

Tài chính kế toán

Lim

ĐH

13

Vi Văn Thao


Địa chính xây dựng

Hạ long

TC

14

Vi Trọng Nghĩa

Tài chính xây dựng

Hạ Long

ĐH

15

Nguyễn Văn Ngọc

Văn hóa xây dựng

Hạ long

TC

16

Vi Văn Bảo


Văn hóa xã hội

Muối

ĐH

17

Trần Huy Phượng

Trưởng công an

Lim

TC

18

Lục Văn Sáu

Trưởng ban chỉ huy
quân sự

Bèo

TC

19


Lục Anh Hồng

Tư pháp hộ tịch

Bèo

TC

20

Hín Văn Hạnh

Tư pháp hộ tịch

Vành dây

TC

21

Vi Văn Ngự

Trưởng văn phòng
thống kê

Hạ Long

ĐH

22


Nguyễn Duy Trường

Văn phòng thống kê

Lim

ĐH

23

Nguyễn Thị Hương

Văn phòng công chứng

Bèo

TC

1.5.

Cơ sở vật chất, tài chính của Ủy ban nhân dân xã Giáp Sơn
Nhìn chung UBND xã Giáp Sơn ngày càng được đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng, các trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động giải quyêt cac
công việc của cơ quan.

1.5.1. Công sở
Thực hiện theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8
năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Văn hóa công
sở tại các cơ quan hành chính nhà nước UBND xã Văn Luông thực



hiện chuẩn mực, đúng đắn, góp phần hoàn thiện văn hóa công sở một
cách tốt nhất.
1.5.2. Trang thiết bị làm việc
Về cơ bản, văn phòng UBND xã Giáp Sơn đã được trang bị
đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho quá trình làm việc của các cán
bộ công chức, viên chức tại xã, đáp ứng được nguyện vọng của nhân
dân.
1.5.3. Phòng tài chính
Tài chính do phòng Tài Chímh thực hiện quản lý nên phòng văn thư không
có nguồn tài chính riêng.
Các khoản thu từ lệ phí làm thủ tục của phòng được cán bộ tồng kết mỗi
tháng và giao cho phòng Tài Chính quản lý
Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, có máy tính làm việc riêng, có đầy đủ bàn
ghế, quạt, điện,... Các phương tiện thiết yếu phục vụ công việc đầy đủ, hiện đại,
thoáng mát


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ GIÁP SƠN
HUYỆN LỤC NGẠN TỈNH BẮC GIANG
2.1. Cơ sở lý luận
- Nông thôn:
Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và có nhiều quan
điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng nông thôn được coi là khu vực địa lý
nơi đó cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ
môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Một
số quan điểm khác cho rằng nông thôn là nơi có mật độ dân số thấp hơn thành
thị. Vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, nguồn sinh

kế chính của cư dân trong vùng là sản xuất nông nghiệp. Quan điểm khác lại cho
rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác
định vùng nông thôn vì cho rằng vùng nông thôn có trình độ sản xuất, hàng hóa
và tiếp cận thị trường thấp hơn so với thành thị. Hay dựa vào chỉ tiêu trình độ
phát triển cơ sở hạ tầng, nghĩa là cơ sở hạ tầng của vùng nông thôn không phát
triển bằng đô thị.
Như vậy khái niệm nông thôn chỉ mang tính chất tương đối, nó thay đổi
theo thời gian và tiến trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên thế
giới. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam chúng ta có thể hiểu: “ Nông thôn
là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông nghiệp. Tập hợp
dân cư này tham gia vào hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong
một thể chế nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”.
- Nông thôn mới:
Trước tiên, nông thôn mới phải là nông thôn, chứ không phải là thị xã, thị
trấn hay thành phố, nông thôn mới khác với nông thôn truyền thống. Mô hình
nông thôn mới là tổng thể, những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức
nông thôn theo tiêu chí mới đáp ứng yêu cầu mới đặt ra trong nông thôn hiện


nay. Nhìn chung mô hình nông thôn mới là mô hình cấp xã, thôn được phát triển
toàn diện theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, dân chủ và văn minh. Mô
hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát triển,
có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; đạt được hiệu quả
cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Tiến bộ hơn so với
mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên
toàn lãnh thổ.
Xây dựng mô hình nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng
lực của người dân, tạo động lực cho mọi người phát triển kinh tế, xã hội góp
phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thay đổi cơ sở
vật chất, diện mạo đời sống, văn hóa qua đó thu hẹp khoảng cách giữa nông

thôn và thành thị. Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội
dung quan trọng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đường lối, chủ trương
phát triển đất nước và các địa phương.
Nghị quyết 26/TQ_TW của Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa X đã
đề ra chủ trương xây dựng nông thôn mới phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời
sống của nhân dân, phát triển nông nghiệp và nông thôn nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của cư dân ở nông thôn. Nghị quyết đã xác định rõ mục tiêu:
“Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại, cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp phát triển
nhanh với công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn
định, giàu bản sắc dân tộc, dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo
vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”.
I.2.

Thực trạng xây dựng đề án nông thôn mới tại xã Giáp Sơn, huyện
Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Việc đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội của xã Giáp Sơn dựa trên 19 tiêu
chí xã nông thôn mới theo quy định của Chính phủ để đánh giá, so sánh và đưa
ra nhận xét Đạt hay Chưa đạt làm cơ sở cho việc xây dựng danh mục các dự án,
các nội dung công việc cần tổ chức thực hiện.


 Hiện trạng và kế hoạch hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới
xã Giáp Sơn- huyện lục Ngạn giai đoạn 2016-2020
Stt

Tiêu chí

Mục tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019-2020

I

Quy hoạch và thực hiện quy
hoạch

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

1

Quy hoạch

Đạt

Đạt

Đạt


Đạt

II

Cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội

2

Giao thông

Chưa đạt

Chưa đạt

Chưa đạt

Cơ bản đạt

3

Thủy lợi

Chưa đạt

Chưa đạt

Chưa đạt

Cơ bản đạt


4

Điện

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

5

Trường học

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

6

Cơ sở vật chất văn hóa

Chưa đạt


Chưa đạt

Chưa đạt

Cơ bản đạt

7

Chợ nông thôn

Chưa đạt

Chưa đạt

Chưa đạt

Cơ bản đạt

8

Bưu điện

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt


9

Nhà ở dân cư

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

III

Kinh tế và tổ chức sản xuất

10

Thu nhập

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

11


Tỷ lệ hộ nghèo

Chưa đạt

Chưa đạt

Chưa đạt

Cơ bản đạt

12

Cơ cấu lao động

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

13

Hình thức tổ chức sản xuất

Đạt

Đạt


Đạt

Đạt

IV

Văn hóa xã hội môi trường

14

Giáo dục

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

15

Y tế

Đạt

Đạt

Đạt


Đạt

16

Văn hóa

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

17

Môi trường

Chưa đạt

Chưa đạt

Chưa đạt

Cơ bản đạt

V

Hệ thống chính trị


18

Hệ thống tổ chức CTXH vững
mạnh

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

19

An ninh trật tự xã hội

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt


2.2.1. Nhóm tiêu chí đạt tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước.
Xã có 13 tiêu chí đã đạt theo tiêu chuẩn của nông thôn mới, đó là:
• Tiêu chí số 1 ( Quy hoạch và hiện trạng quy hoạch )

- Thực trạng của xã:
+ Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Giáp Sơn được UBND
huyện Lục Ngạn phê duyệt tại Quyết định số 6886/QĐ-UBND ngày
29/12/2011“V/v phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Giáp Sơn
huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025”.
+ Các bản vẽ quy hoạch được niêm yết công khai để người dân biết và thực
hiện; hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy hoạch
được duyệt;
+ Có Quy chế quản lý quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
* Những quy hoạch chưa có, cần xây dựng mới theo yêu cầu:
- Quy hoạch phát triển hạ tầng KT - XH - Môi trường theo chuẩn mới;
- Quy hoạch phát triển các khu dân cư và chỉnh trang các khu dân cư hiện
có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hoá tốt đẹp;
- Quy hạch phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Đối chiếu với đánh giá: Đạt.
• Tiêu chí số 4 ( Điện nông thôn )
- Hiện trạng của xã:
+ Hệ thống điện đã đảm bảo yêu cầu kỹ thuật ngành điện.
+ Số km đường dây hạ thế: 44,791 km, trong đó đường dây điện 3 pha là
33,991 km; đương dây 1 pha là 10,8km.
- Xã có 16 trạm biến thế phục vụ dân sinh đặt tại các thôn: Muối, Núi Lều,
Lim, Chão Mới, Trại Mới, Trung tâm UBND xã, Hạ Long, Bèo, Thái Hòa
...Công suất từ 100 KVA đến 250 KVA; 08 trạm biến thế phục vụ sản xuất kinh
doanh.
+ Trên địa bàn xã có 2.449/2.449 hộ, đạt 100% số hộ trong xã sử dụng
điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn.


- Đối chiếu với tiêu chuẩn chung đánh giá: Đạt
• Tiêu chí số 5 ( Trường học )

- Hiện trạng của xã:
- Trường Mầm non của xã đạt chuẩn Quốc gia theo Quyết định số
1456/QĐ-UBND ngày 24/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang.
+ Số phòng học: 19 phòng; phòng chức năng: 05 phòng; diện tích sân
chơi, bãi tập 1000m 2 .
- Trường Tiểu học Giáp Sơn của xã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 theo năm
+ Số phòng học: 25 phòng, phòng chức năng 09 phòng, diện tích sân chơi,
bãi tập 3919 m 2 .
- Trường Trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia theo Quyết định công nhận
của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ngày 19/12/2011.
+ Số phòng học: 26 phòng; phòng chức năng: 23 phòng; diện tích sân
chơi, bãi tập 12.962m 2 .
- Đối chiếu với tiêu chuẩn chung đánh giá: Đạt
• Tiêu chí số 8 ( Bưu điện )
- Hiện trạng của xã:
+ Có 01 điểm Bưu điện văn hóa xã, 01 điểm bưu chính viễn thông.
+ Có điểm Internet đến 11 thôn.
- Đối chiếu với tiêu chuẩn chung đánh giá: Đạt
• Tiêu chí số 9 ( Nhà ở dân cư )
- Hiện trạng của xã:
Các công trình nhà ở của nhân dân được xây dựng với phong cách bố trí
nhà ở nằm trong vườn sản xuất cây ăn quả tạo nên bản sắc kiến trúc nhà vườn
riêng biệt của vùng trồng cây ăn quả.
+ Hiện xã không còn nhà tạm, nhà dột nát;
+ Tỷ lệ hộ có nhà ở của xã đạt chuẩn Bộ xây dựng 1730/2162 nhà đạt 80%;
- Đối chiếu với tiêu chuẩn chung đánh giá: Đạt.
• Tiêu chí số 10 ( Thu nhập )



×