Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

HOẠT ĐỘNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA UBND XÃ CẨM ĐÀN, HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.15 KB, 30 trang )

1
Báo cáo kiến tập

1
Sinh viên Vy Văn Vinh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA HÀNH CHÍNH HỌC

Tên sinh viên:VY VĂN VINH
Lớp: ĐH.QLNN 13C

BÁO CÁO KIẾN TẬP NGHỀ NGHIỆP

ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA UBND XÃ
CẨM ĐÀN, HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG

Hà Nội, 2016
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG BÁO CÁO KIẾN TẬP
ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG BÁO CÁO KIẾN TẬP


2
Báo cáo kiến tập

2
Sinh viên Vy Văn Vinh
TRANG THÔNG TIN
THÔNG TIN CÁ NHÂN SINH VIÊN

I.


TÓM TẮT LÝ LỊCH BẢN THÂN

1. Họ và tên sinh viên: VY VĂN VINH
2. Ngày, tháng, năm sinh: 03/08/1995
3. Quê quán: Cẩm Đàn - Sơn Động - Bắc Giang
4. Nơi tạm trú: Xuân La – Tây Hồ - Hà Nội
5. Số điện thoại: 01666643751
THÔNG TIN CƠ QUAN THỰC TẾ
I.

ĐƠN VỊ THỰC TẾ

1. Tên đơn vị thực tế: UBND xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
2. Điện thoại:
3. Website:
4. Email:
5. Địa chỉ: thôn Cẩm Đàn, xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
II.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

1. Họ và tên cán bộ hướng dẫn: HOÀNG VĂN LỊCH
2. Chức vụ: công chức Tư pháp – Hộ tịch
3. Nơi công tác: UBND xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
4. Địa chỉ nơi công tác: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa,
UBND xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc giang
5. Số điện thoại liên hệ:


3

Báo cáo kiến tập

3
Sinh viên Vy Văn Vinh
BẢNG CHÚ THÍCH CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Stt

Chữ cái viết tắt

Nội Dung

1

UBND

Ủy ban nhân dân

2

HĐND

Hội đồng nhân dân

3

KT - XH

Kinh tế - Xã hội


4

CNH/HĐH

Công nghiệp hóa/Hiện đại hóa

5

LĐ-TB-XH

Lao động-Thương binh-Xã hội

6

TDTT

Thể dục thể thao

7

CB-CC

Cán bộ-Công chức

8

TĐKT

Thi đua khen thưởng


9

TGDT

Tôn giáo-Dân tộc


4
Báo cáo kiến tập

4
Sinh viên Vy Văn Vinh
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng:
3.2. Phạm vi:
4. Phương pháp nghiên cứu.
5. Ý nghĩa của đề tài.
6. Bố cục của bài báo cáo.
CHƯƠNG 1.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ CẨM ĐÀN, HUYỆN
SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG.
1.1. Giới thiệu chung về UBND xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên:
1.1.1.1 Vị trí địa lý:

1.1.1.2 Đặc điểm địa hình:
1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu:
1.1.2. Đặc điểm dân số - kinh tế - văn hóa - xã hội:
1.1.2.1. Dân số.
1.1.2.2. Kinh tế.
1.1.2.3. Văn hóa, xã hội.
1.2. UBND xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
1.2.1. Cơ cấu tổ chức của UBND xã Cẩm Đàn
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã Cẩm Đàn.
1.2.2.1. Trong lĩnh vực kinh tế:


5
5
Báo cáo kiến tập
Sinh viên Vy Văn Vinh
1.2.2.2.Trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp:
1.2.2.3.Trong lĩnh lực xây dựng, giao thông vận tải:
1.2.2.4. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và TDTT:
1.2.2.5. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành
pháp luật ở địa phương:
1.2.2.6.Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo:
1.2.2.7.Trong việc thi hành pháp luật:
1.2.3. Vai trò của UBND xã Cẩm Đàn.
Chương 2. HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA UBND
XÃ CẨM ĐÀN.
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1. Khái niệm cải cách hành chính.
2.1.2. Khái niệm cải cách thủ tục hành chính.
2.2.Tình hình và kết quả giải quyết các thủ tục hành ở UBND xã Cẩm Đàn.

2.2.1. Trong lĩnh vực đất đai.
2.2.2. Trong lĩnh vực công chứng, chứng thực.
2.2.3. Trong lĩnh vực hộ tịch.
2.2.4.Trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2.2.5. Trong lĩnh vực giải quyết văn bản.
2.2.6. Trong các thủ tục hành chính khác.
Chương 3.NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ VỀ HOẠT ĐỘNG CẢI CÁCH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ CẨM ĐÀN.
3.1.Nhận xét và đánh giá hoạt động cải cách thủ tục hành chính ở UBND xã Cẩm
Đàn.
3.1.1. Về ưu điểm.
3.1.2. Những tồn tại, hạn chế.
3.2. Kiến nghị và nâng cao hiệu quả hoạt động.


6
Báo cáo kiến tập

6
Sinh viên Vy Văn Vinh


7
Báo cáo kiến tập

7
Sinh viên Vy Văn Vinh
LỜI CẢM ƠN.

Được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Hành Chính Học,

Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội. Em tiến hành đợt kiến tập ngành nghề tại
UBND xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang . Chọn đề tài ‘‘Hoạt
động cải cách thủ tục hành chính của UBND xã Cẩm Đàn, Huyện Sơn Động,
Tỉnh Bắc Giang ’’ là đề tài nghiên cứu và viết báo cáo.
Qua bài báo cáo của mình, cá nhân em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới
tất cả mọi người đã giúp đỡ em và đặc biệt là thầy Trương Quốc Việt đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em qua đợt kiến tập này cũng như những kinh nghiệm
thực tế của bản thân trong suốt khóa học.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy cô trường Đại học Nội vụ Hà Nội
đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức là những bài giảng trên lớp và
những ví dụ sát với thực tế để chúng em tích luỹ được kiến thức làm hành
trang khi bước vào cuộc sống.
Em xin gửi lời cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các cán bộ, lãnh đạo của
UBND xã Cẩm Đàn đã tạo điều kiện giúp đỡ em được tiếp xúc với thực tế công
việc để tìm hiểu kỹ hơn và phát hiện ra những thiếu xót mà mình cần khắc
phục.
Do thời gian trình độ chuyên môn còn hạn chế trong quá trình nghiên
cứu và thực hiện đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất
định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các giảng viên và các
bạn để bản đề tài này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


8
Báo cáo kiến tập

8
Sinh viên Vy Văn Vinh
PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài.
Cải cách hành chính là một trong những nội dung cơ bản của khoa học nghiên
cứu về hành chính nói chung và hành chính Nhà nước nói riêng. Ngày nay, cải
cách hành chính là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm cả về mặt lý luận và thực
tiễn.
Về mặt lý luận, cải cách hành chính nhằm tìm ra mô hình Chính phủ, mô hình
thực thi quyền hành pháp sao cho phù hợp với yêu cầu mới; xác định nội dung,
trình tự cách thức tiến hành cải cách hành chính; tác động của nó tới các ngành,
các lĩnh vực khác.
Về mặt thực tiễn, cải cách hành chính nhằm mục đích nâng cao hiệu lực, hiệu
quả hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ phục vụ cho công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước.
Ở Việt Nam, ngày từ Đại hội VI của Đảng đã xác định: “để thiết lập cơ chế
quản lý mới, cần thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức, bộ máy của các cơ
quan”.Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1/1995)
khẳng định tầm quan trọng của cải cách hành chính: tiếp tục xây dựng và hoàn
thiện Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền
hành chính Quốc gia.
Một trong những nội dung cải cách hành chính hiện nay là cải cách thủ tục hành
chính. Trên tinh thần đó, những năm qua công tác cải cách thủ tục hành chính trở
thành nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong chương trình công tác của Chính phủ
và các bộ, ngành địa phương.
Trước vai trò quan trọng của hoạt động cải cách thủ tục hành chính trong việc
bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết công
việc hành chính cho người dân và được sự được phân công của trường em được
kiến tập tại văn phòng của UBND xã Cẩm Đàn. Qua một tháng kiến tập (30/5 đến
ngày 26/6 năm 2016), em được tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm


9

9
Báo cáo kiến tập
Sinh viên Vy Văn Vinh
vụ của UBND xã Cẩm Đàn và được tiếp cận với cách giải quyết các công việc tại
văn phòng cùng với chuyên ngành học tại trường, em chọn đề tài: “ Hoạt động cải
cách thủ tục hành chính của Uỷ ban nhân dân xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động,
tỉnh Bắc Giang ” làm chuyên đề báo cáo kiến tập.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm hiểu hoạt động cải
cách thủ tục hành chính và từ đó đưa ra những giải pháp, khuyến nghị góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động cải cách thủ tục hành chính tại đơn vị kiến tập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng:
- Những lý luận chung về thực trạng hoạt động cải cách thủ tục hành chính
của UBND xã Cẩm Đàn.
3.2. Phạm vi:
- UBND xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
4. Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp quan sát thực tế
+ Phương pháp phân tích tài liệu
+ Phương pháp tổng hợp – thống kê
5. Ý nghĩa của đề tài.
- Giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của hoạt động cải cách thủ tục
hành chính.
- Hiểu được tình hình hoạt động cải cách thủ tục hành chính của UBND xã
Cẩm Đàn.
- Góp phần thúc đẩy cuộc cải cách thủ tục hành chính nhà nước thành công.
Thúc đẩy KT - XH phát triển theo nhu cầu của xã hội.
6. Bố cục của bài báo cáo.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, báo cáo được

chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về UBND xã Cẩm Đàn- huyện Sơn Động- tỉnh Bắc
Giang.


10
10
Báo cáo kiến tập
Sinh viên Vy Văn Vinh
Chương 2: Hoạt động giải quyết thủ tục hành chính của UBND xã Cẩm Đàn.
Chương 3: Nhận xét, đánh giá, kiến nghị về hoạt động cải cách thủ tục hành chính
của UBND xã Cẩm Đàn.
CHƯƠNG 1.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ CẨM ĐÀN, HUYỆN
SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG.
1.1. Giới thiệu chung về UBND xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc
Giang.
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên:
1.1.1.1 Vị trí địa lý: Sơn Động nằm ở phía Đông tỉnh Bắc Giang.
- Phía Bắc giáp các huyện Lộc Bình và Đình Lập của tỉnh Lạng Sơn.
- Phía Đông và phía Nam giáp các huyện Ba Chẽ, Hoành Bồ và thành phố
Uông Bí của tỉnh Quảng Ninh.
- Phía tây giáp hai huyện Lục Ngạn và Lục Nam.
Huyện có 23 đơn vị hành chính, gồm 21 xã và 2 thị trấn với tổng diện tích
844,32 km2. Riêng xã Cẩm Đàn có 7 thôn, bao gồm thôn Ao Giang, Cẩm Đàn,
Đồng Bưa, Gốc Gạo, Răng, Rộc Nẩy, Thượng. Trên địa bàn xã có trục đường quốc
lộ 31 chạy qua, ngoài ra còn có các trục đường liên xã tạo nên mạng lưới giao
thông thông suốt thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
1.1.1.2 Đặc điểm địa hình:
Địa hình chung của xã chủ yếu là đồi núi chiếm 82,3% diện tích tự nhiên.

1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu:
Cẩm Đàn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc. Một
năm có 4 mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân và mùa thu khí
hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 – 23 độ C. Độ ẩm dao động lớn, từ 73% –
87%.
1.1.2. Đặc điểm dân số - kinh tế - văn hóa - xã hội:
1.1.2.1. Dân số.


11
11
Báo cáo kiến tập
Sinh viên Vy Văn Vinh
Dân số toàn huyện năm 2013 là ≈ 7,3 vạn người với 12 dân tộc anh em
cùng chung sống (trong đó dân tộc thiểu số chiếm 47,2%). Đối với xã Cẩm Đàn có
3457 khẩu và 880 hộ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 58,2% dân số xã. Đó là
nguồn nhân lực lao động dồi dào tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
1.1.2.2. Kinh tế.
* Tài nguyên thiên nhiên:
Xã Cẩm Đàn có diện tích đất tự nhiện là 18,54 km2, trong đó đất lâm nghiệp
là 1.258,3 ha bằng 67,8% diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp chiếm 331,2 ha
bằng 17,7% diện tích đất tự nhiên. Với 239,2 ha được bố chí chủ yếu để trồng cây
lúa nước, diện tích còn lại là trồng các loại cây màu khác, nuôi trồng thủy sản và
sử dựng vào các mục xã hội của địa phương. Bình quân đất canh tác/đầu người là
0,54ha, và có su hướng giảm dần qua các năm do nhu cầu về đất ở và xây dựng cơ
sở hạ tầng. Đất đai của xã Cẩm Đàn cho phép phát triển nông nghiệp toàn diện, có
khả năng quay vòng cao với nhiều loại cây trồng đa dạng, phong phú. Xã có sông
chính là sông Cẩm Đàn và rất nhiều khe suối, kênh mương đáp ứng được cơ bản
nhu cầu tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
* Kết cấu hạ tầng:

Đây là vấn đề rất quan trọng đối với vấn đề phát triển kinh tế xã hội của địa
phương. Tình hình cơ sở vật chất kĩ thuật có ảnh hưởng lớn đến phát triển KT XH. Nếu cơ sở vật chất yếu kém sẽ kéo theo KT - XH cũng kém phát triển.
Về hệ thống giao thông: Cẩm Đàn có hệ thống giao thông chủ yếu là đường
bộ. Tổng chiều dài của tuyến quốc lộ 31 chạy qua địa bàn xã là 6km. Những năm
trở lại đây tuyến quốc lộ 31 cũng như các tuyến liên xã đã được nâng cấp rải nhựa
và bê tông hóa tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa. Tuy nhiên với một xã
diện tích nhỏ lại chủ yếu là đồi núi, việc đi lại, lưu thông hàng hóa còn gặp nhiều
khó khăn do hệ thống đường xá yếu kém.
Hệ thống thủy lợi: Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong nông nghiệp nên
trong những năm qua xã đã đầu tư xây dựng và nâng cấp các trạm bơm tưới tiêu
tại các thôn bản trọng yếu của xã với hơn 5km kênh mương tưới tiêu đã được kiên
cố hóa, đáp ứng được nhu cầu về nước tưới trong sản xuất nông nghiệp.


12
12
Báo cáo kiến tập
Sinh viên Vy Văn Vinh
Hệ thống điện lưới: Với 03 trạm biến áp và hàng trục km đường dây hạ thế
đã đảm bảo 100% số thôn bản có điện sinh hoạt và sản xuất. Đáp ứng nhu cầu về
điện phục vụ cho quá trình CNH/HĐH nông nghiệp, nông thôn của xã.
Riêng xã đã xây dựng mới trụ sở nhà làm việc của Đảng ủy, HĐNDUBND các ngành đoàn thể trong xã đáp ứng nhu cầu làm việc của cán bộ, công
chức trong xã.
* Thương mại, dịch vụ:
Toàn xã có 108 hộ tham gia buôn bán ngày càng mở rộng . Mặt hàng đã cơ bản
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất, xây dựng của nhân dân trong xã. Xã có gần
400 lao động đi làm cho doanh nghiệp ngoài địa bàn và lao động nhà nước.
* Ngành nghề Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng:
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp phất triển thao hướng đa dạng hơn như sản xuất
cơ khí, vận tải hành khách hàng hoá. May công nghiệp, xây dựng, mộc gia dụng

phát triển mạnh trên địa bàn. Thu hút 925 lao động có việc làm thường xuyên và
thu nhập ổn định, phát triển kinh tế gia đình phát triển bền vững.
1.1.2.3. Văn hóa, xã hội.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được các cấp, các
ngành và nhân dân hưởng ứng tích cực, việc thực hiện nếp sống văn minh trong
việc cưới, việc tang, lễ hội đã được đưa vào quy ước, hương ước của bản, làng,
thôn, khu phố và được nhân dân đồng tình hưởng ứng, một số Lễ hội văn hoá
truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc như Hội hát Soong Hao tại khu
vực 6 xã Cẩm Đàn, Hội hát Then khu vực Vân Sơn, Hội bơi chải khu trung tâm
huyện được khôi phục và duy trì hàng năm, tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 95,4%,
phủ sóng truyền hình đạt 90%. An ninh chính trị, TTATXH luôn ổn định và
thường xuyên được giữ vững.
1.2. UBND xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
1.2.1. Cơ cấu tổ chức của UBND xã Cẩm Đàn
* Về bộ máy:
- Văn phòng HĐND – UBND;
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo quy chế một cửa.


13
Báo cáo kiến tập
* Sơ đồ cơ cấu của UBND xã:

* Về nhân sự:
- Bí thư;
- Phó bí thư;
- Chủ tịch HĐND;
- Phó chủ tịch HĐND;
- Chủ tịch UBND;
- Phó chủ tịch UBND;

- Trưởng công an;
- Xã đội trưởng;
- Văn phòng - Thống kê;
- Tư pháp – Hộ tịch;
- Địa chính - xây dựng;
- Văn hoá - xã hội;
- Uỷ ban mặt trận Tổ quốc;
- Hội Cựu chiến binh;
- Hội cựu thanh niên xung phong;
- Hội Người cao tuổi;
- Hội Nông dân;
- Hội Chữ Thập đỏ;

13
Sinh viên Vy Văn Vinh


14
Báo cáo kiến tập
- Hội Liên hiệp Phụ nữ;

14
Sinh viên Vy Văn Vinh

- Đoàn thanh niên.
* Đội ngũ cán bộ:
- Thường trực Ủy ban hành chính xã gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên
thư ký.
- Ủy ban hành chính xã có hai hình thức hội nghị: Hội nghị toàn thể ủy ban
và hội nghị thường trực ủy ban.

- Bộ máy giúp việc của Ủy ban hành chính xã:
+ Có một người phụ trách văn phòng ( không phải là ủy viên Ủy ban hành
chính làm công việc thường trực ủy ban hành chính cùng với Phó Chủ tịch, ủy
viên thư ký, giải quyết các công việc hàng ngày, quản lý con dấu, công văn, giấy
tờ, sổ sách…).
+ Các ban giúp việc gồm: Ban Tư pháp – Hộ tịch ( làm nhiệm vụ hòa giải ),
ban Văn hóa xã hội, ban Công an.
Và một số ban khác được lập ra khi cần thiết; các trưởng ban có thể là Phó
Chủ tịch hoặc ủy viên ủy ban và một số người khác không phải là ủy viên ủy ban.
+ Ủy ban hành chính xã: Làm việc bán thoát ly, nghĩa là không thoát ly hẳn
sản xuất; hàng ngày thường trực tại trụ sở một buổi (trừ những ngày họp hoặc
thường trực ủy ban ).
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã Cẩm Đàn.
1.2.2.1. Trong lĩnh vực kinh tế:
Uỷ ban nhân dân xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức
thực hiện kế hoạch đó;
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân
sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều
chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân
sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban
nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;


15
15
Báo cáo kiến tập
Sinh viên Vy Văn Vinh
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà

nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn thị trấn và báo
cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các
nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng,
đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy
định của pháp luật;
1.2.2.2.Trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công
nghiệp:
Uỷ ban nhân dân xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án
khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản
xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong
sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây
trồng và vật nuôi;
- Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ,
bảo vệ đê điều; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn
kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều tại địa phương;
- Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy
định của pháp luật;
- Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền
thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát
triển các ngành, nghề mới.
1.2.2.3.Trong lĩnh lực xây dựng, giao thông vận tải:
Uỷ ban nhân dân xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo
phân cấp;
- Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân
cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây
dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định;



16
16
Báo cáo kiến tập
Sinh viên Vy Văn Vinh
- Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao
thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp
luật;
- Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao
thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật.
1.2.2.4. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và TDTT:
Uỷ ban nhân dân xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp
với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các
lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;
- Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu
giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản
lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;
- Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia
đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh;
- Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, TDTT; tổ chức
các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá và
danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt
sĩ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các
gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương
tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa
phương theo quy định của pháp luật;
- Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở

địa phương.
1.2.2.5. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi
hành pháp luật ở địa phương:
Uỷ ban nhân dân xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:


17
17
Báo cáo kiến tập
Sinh viên Vy Văn Vinh
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng
làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;
- Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng
ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn
luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp
phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật
khác ở địa phương;
- Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của
người nước ngoài ở địa phương.
1.2.2.6.Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo:
- Uỷ ban nhân dân xã có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện
chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân
dân ở địa phương theo quy định của pháp luật.
1.2.2.7.Trong việc thi hành pháp luật:
Uỷ ban nhân dân xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật
và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân

theo thẩm quyền;
- Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi
hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Vai trò của UBND xã Cẩm Đàn.
UBND xã Cẩm Đàn là cơ quan chấp hành của HĐND xã Cẩm Đàn, là cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương do HĐND xã Cẩm Đàn bầu ra; chịu trách
nhiệm trước HĐND xã Cẩm Đàn và cơ quan nhà nước cấp trên.
UBND xã Cẩm Đàn chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND xã nhằm bảo đảm


18
18
Báo cáo kiến tập
Sinh viên Vy Văn Vinh
thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển KT - XH củng cố an ninh quốc phòng
và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn xã.
UBND xã Cẩm Đàn thực hiện chức năng quản lí nhà nước ở địa phương;
góp phần đảm bảo sự chỉ huy, quản lí thống nhất trong bộ máy hành chính nhà
nước từ trung ương đến cơ sở.
Chương 2.
HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA UBND XÃ
CẨM ĐÀN.
2.1. Cơ sở lí luận.
Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung quan trọng trong cải cách hành
chính nói chung và nó nhằm phục vụ cho nền hành chính phát triển đi lên, phục vụ
lợi ích cho xã hội.
Nó xuất phát từ Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2001 - 2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng

9 năm 2001) là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Mục tiêu cơ bản là "Tiếp
tục cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch
và công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính. Loại bỏ những thủ tục
rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân. Mở
rộng cải cách thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực, xóa bỏ kịp thời những
quy định không cần thiết về cấp phép và thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm định,
giám định".
II.1.1 Khái niệm cải cách hành chính.

Cải cách hành chính là một phạm trù của khoa học hành chính. Do chế độ
chính trị khác nhau, trình độ và giai đoạn phát triển KT - XH của các nước khác
nhau và do sự khác biệt về quan điểm và góc độ nghiên cứu mà giữa các nước có
những cách hiểu khác nhau về khái niệm cải cách hành chính.
Theo nghĩa rộng: Cải cách hành chính là một quá trình thay đổi căn bản,
lâu dài, liên tục bao gồm cơ cấu của quyền lực hành pháp và tất cả các hoạt động
có ý thức của bộ máy Nhà nước nhằm đạt được sự hợp tác giữa các bộ phận và các
cá nhân vì mục đích chung của cộng đồng và phối hợp các nguồn lực để tạo ra


19
19
Báo cáo kiến tập
Sinh viên Vy Văn Vinh
hiệu lực, hiệu quả quản lý và các sản phẩm (dịch vụ hàng hóa) phục vụ nhân dân
thông qua phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực.
Như vậy, theo nghĩa này, cải cách hành chính là những thay đổi được thiết
kế có chủ định nhằm cải tiến một cách căn bản các khâu trong hoạt động quản lý
của bộ máy Nhà nước: lập kế hoạch, định chế, tổ chức, công tác cán bộ, tài chính,
chỉ huy phối hợp, kiểm tra, thông tin và đánh giá.
Theo nghĩa hẹp, cải cách hành chính là một quá trình thay đổi nhằm nâng

cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháp hành
chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới trong lĩnh vực quản lý
của bộ máy hành chính Nhà nước.
Ở Việt Nam, theo Nghị quyết Trung ương tám, lần thứ VII, thì cải cách
hành chính là: trọng tâm của công cuộc tiếp tục xây dựng và kiện toàn Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm những thay đổi có chủ định nhằm
hoàn thiện thể chế của nền hành chính, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ
máy hành chính các cấp và đội ngũ công chức hành chính để nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của nền hành chính công phục vụ dân.
2.1.2. Khái niệm cải cách thủ tục hành chính.
- Theo ý nghĩa chung nhất thủ tục là phương thức , cách thức giải quyết
công việc theo một trình tự nhất định, một thể thống nhất bao gồm các nhiệm vụ
liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn.
- Thủ tục hành chính là trình tự , là cách thức giải quyết công việc của các cơ
quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ ngành và giữa
các cơ quan hành chính nhà nước với các cá nhân công dân. Nó giữ vai trò đảm
bảo cho công việc đạt được mục đích đã định, phù hợp với thẩm quyền của các cơ
quan nhà nước hoặc của cá nhân, tổ chức được uỷ quyền trong việc thực hiện các
chức năng quản lý nhà nước.
- Cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá. Cải cách thủ tục sẽ góp phần
làm đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch, bớt phiền hà, nhũng nhiễu; tiết
kiệm thời gian, kinh phí của nhân dân và thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt


20
20
Báo cáo kiến tập
Sinh viên Vy Văn Vinh
Nam, cải thiện mối quan hệ giữa nhân dân, doanh nghiệp và Chính phủ, cán bộ,
công chức.

2.2.Tình hình và kết quả giải quyết các thủ tục hành chính ở UBND xã Cẩm
Đàn.
2.2.1. Trong lĩnh vực đất đai.
Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai đã được cải tiến theo hướng đơn
giản hóa, thống nhất và công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất
thực hiện các quyền luật định, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. Theo tinh
thần đó, Luật đất đai đã được Chính phủ trình Quốc hội ban hành năm 2003.Ngày
29 tháng 10 năm 2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP quy
định về việc thi hành Luật nói trên. Việc cải cách thủ tục hành chính trong pháp
luật về đất đai ở UBND xã Cẩm Đàn thể hiện trong các nội dung: lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi
đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết tranh chấp về đất đai.


21
Báo cáo kiến tập

21
Sinh viên Vy Văn Vinh

Hinh ảnh minh họa

Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất: Thẩm quyền
giao đất, cho thuê đất đã được phân cấp hoàn toàn cho địa phương. Thủ tục thu hồi
đất được cải tiến theo hướng giảm sự can thiệp bằng biện pháp hành chính. Tổ
chức phát triển quỹ đất được thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng sau khi quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố. Thủ tục giao đất, cho thuê đất đã được
thực hiện theo cơ chế "một cửa", hồ sơ được đơn giản hóa, thời gian được rút ngắn
nhờ cải tiến các bước trích lục, trích đo địa chính khu vực đất xin giao, xin thuê.
2.2.3. Trong lĩnh vực công chứng, chứng thực.



22
22
Báo cáo kiến tập
Sinh viên Vy Văn Vinh
Được xây dựng trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của 10 năm hoạt động
công chứng và nhất là tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trên lĩnh vực công
chứng, chứng thực, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày08/12/2000 của
Chính phủ về công chứng, chứng thực đã có nhiều nội dung được cải cách, đổi
mới,trong đó có các thủ tục về công chứng, chứng thực theo tinh thần đơn giản,
giảm phiền hà cho công dân, tổ chức có nhu cầu công chứng, chứng thực như mở
rộng phạm vi những cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực bản sao; mở rất
rộng phạm vi; quy định thẩm quyền chứng thực cho UBND xã; trình tự và thủ tục
công chứng, chứng thực các loại việc công chứng được quy định rõ ràng, cụ thể.
Mặt khác, thẩm quyền cũng như thủ tục công chứng, chứng thực bản sao giấy tờ,
tài liệu (loại việc được công chứng, chứng thực nhiều nhất hiện nay ) đã có nhiều
nội dung được cải cách, đổi mới nhất nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho
người dân yêu cầu công chứng.

Hinh ảnh minh họa

* Các bước tiến hành:
Bước 1. Do cán bộ công chức Tư pháp – Hộ tịch thực hiện gồm:
- Tiếp nhận hồ sơ các đối tượng; kiểm tra tính pháp lí của hồ sơ giấy tờ( bản gốc).
- Làm thủ tục đúng dấu “ Chứng thực sao đúng với bản chính” và dấu “ bản sao”
vào phía trên bên phải, trả bản gốc cho đối tượng.
-Ghi sổ theo dõi hộ tịch – chứng thực.



23
23
Báo cáo kiến tập
- Chuyển giao hồ sơ, giấy tờ cho UBND xã.

Sinh viên Vy Văn Vinh

Bước 2. Do cán bộ văn phòng UBND xã thực hiên gồm:
-Nhận hồ sơ từ cán bộ Tư pháp – Hộ tịch chuyển đến.
- Trình Chủ tịch UBND xã ký, đóng dấu.
- Thu lệ phí; ( theo Thông tư số: 92/2008/TTLT- BTC ngày 17/10/2008 của liên
Bộ Tài Chính – Bộ Tư Pháp ; Nghị quyết số : 92/2007/NQ- HĐND tại kì họp thứ
8 HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIV).
- Trả kết quả cho đối tượng.
2.2.3. Trong lĩnh vực hộ tịch.
Trong thời gian qua được sự quan tâm chỉ đạo của UBND các cấp, công tác
hộ tịch đã có nhiều tiến bộ, hoạt động ngày có hiệu quả và đi vào nề nếp, mang
tính chuyên môn hóa cao. Nội dung bao gồm: đăng kí khai sinh, khai tử( đăng kí
lại, đăng kí quá hạn) nuôi con nuôi, giám hộ,nhận cha, mẹ, con, thay đổi cải chính
hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung, điều chỉnh hộ
tịch( nếu sổ hộ tịch còn lưu giữ tại UBND xã).

Hình ảnh minh họa

* Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Do cán bộ Tư pháp - Hộ tịch thực hiện gồm:


24
24

Báo cáo kiến tập
Sinh viên Vy Văn Vinh
- Tiếp nhân hồ sơ của đối tượng, kiểm tra hồ sơ.
- Hướng dẫn đối tượng và thực hiện những nội dung theo quy định.
- Vào sổ đăng kí ; sổ theo dõi hộ tịch – chứng thực...
- Chuyển giao hồ sơ cho cán bộ văn phòng UBND xã.
Bước 2: Do cán bộ văn phòng UBND xã thực hiện gồm:
- Tiếp nhận hồ sơ do cán bộ Tư pháp - Hộ tịch chuyển đến.
- Trình Chủ tịch UBND xã ký; đóng dấu UBND xã.
- Thu lệ phí( theo Thông tư số: 92/2008/TTLT- BTC ngày 17/10/2008 của liên Bộ
Tài Chính – Bộ Tư Pháp ; Nghị quyết số: 92/2007/NQ- HĐND tại kì họp thứ 8
HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIV).
- Ghi sổ theo dõi hộ tịch, chứng thực.
- Trả kết quả cho đối tượng.
2.2.4.Trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Hình ảnh minh họa

Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân là một trong những hoạt động
chủ yếu, quan trọng của UBND xã.
Yêu cầu giải quyết khiếu nại tố cáo => Tiếp nhận => Xem xét, giải quyết =>
trả lời.
Sau khi nhận được khiếu nại, tố cáo bộ phận một cửa mà người chịu trách
nhiệm giải quyết chính là Chủ tịch, hai Phó Chủ tịch sẽ tiến hành xem xét, kiểm


25
25
Báo cáo kiến tập
Sinh viên Vy Văn Vinh

tra tính đúng đắn, phạm vi, thẩm quyền giải quyết; sau đó tiến hành kiểm tra thực
tế về vấn đề cần giải quyết; trong quá trình điều tra làm rõ cần phối hợp giữa các
bên liên quan. Với những khiếu nại, tố cáo có mực độ nghiêm trọng lớn Chủ tịch
Uỷ ban sẽ tiến hành họp thảo luận lấy ý kiến của Uỷ ban. Sau khi làm rõ vấn đề
người chịu trách nhiệm giải quyết sẽ có câu trả lời xác đáng với người khiếu nại,
tố cáo. Bộ phận một cửa sẽ tiến hành giải quyết các khiếu nại tố cáo không để tình
trạng vượt cấp. Những khiếu nại, tố cáo không thuộc phạm vi, thẩm quyền giải
quyết bộ phận một cửa sẽ hướng dẫn công dân có khiếu nại, tố cáo đến đúng nơi
thẩm quyền giải quyết.
2.2.5. Trong lĩnh vực giải quyết văn bản.
* Tất cả các loại văn bản đến, văn bản đi đều phải
qua Văn phòng Ủy ban nhân dân. Văn phòng Ủy ban

nhân

dân chịu trách nhiệm đăng ký các văn bản đến vào sổ
công văn và chuyển đến các địa chỉ, người có trách nhiệm
quyết. Các văn bản đóng dấu hoả tốc, khẩn, phải
nhận

được.

giải
chuyển ngay khi
Hình

ảnh

minh họa


* Đối với những văn bản phát hành của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban
nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân phải ghi đầy đủ ký hiệu, số văn bản, ngày,
tháng, năm, đóng dấu và gửi theo đúng địa chỉ; đồng thời lưu giữ hồ sơ và bản
gốc.
* Các vấn đề về chủ trương, chính sách đã được quyết định trong phiên họp của
Ủy ban nhân dân đều phải được cụ thể hoá bằng các quyết định, chỉ thị của Ủy ban
nhân dân. Văn phòng Ủy ban nhân dân hoặc cán bộ, công chức theo dõi lĩnh vực
có trách nhiệm dự thảo, trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký ban hành
chậm nhất là 5 ngày, kể từ ngày phiên họp kết thúc.
* Soạn thảo và thông qua văn bản của Ủy ban nhân dân:


×