Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu giải pháp tổ chức quản lý bảo đảm chất lượng khoan phụt vữa xử lý chống thấm nền công trình thủy lợi, thủy điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 105 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Công trình thủy lợi, thủy điện là những công trình có vốn đầu tư lớn từ vài
chục đến hàng ngàn tỷ đồng, nhiệm vụ chủ yếu là trữ nước, dùng cột nước để cấp
nước, phát điện, phòng lũ… Nếu công trình bị thấm, mất nước thì hiệu quả đầu tư
sẽ thấp, đôi khi công trình không phát huy được tác dụng.
Công trình thủy lợi, thủy điện là sản phẩm đơn chiếc, nó không thể áp dụng
máy móc hoàn toàn một mẫu hình của công trình khác bởi nó phụ thuộc vào đặc
điểm tự nhiên, vị trí và nhiệm vụ công trình. Đặc biệt công tác chống thấm cho nền
phụ thuộc phần lớn vào đặc điểm địa chất, tính cơ lý của nền và cột nước công tác
của hồ chứa.
Công tác xử lý chống thấm cho nền nằm sâu dưới mặt đất, không thể quan
sát bằng mắt thường và khó đánh giá chất lượng công tác khoan phụt cho nên cần
có những giải pháp chủ động từ khâu thiết kế đến quá trình thi công, nghiệm thu để
chủ động đảm bảo chất lượng công trình đạt yêu cầu chống thấm đề ra.
Nền không xử lý chống thấm hoặc xử lý nhưng không đạt yêu cầu sẽ dẫn đến
mất nước, có thể gây xói ngầm làm công trình mất an toàn, sự cố vỡ đập có thể xảy
ra.
Với những đặc điểm và yêu cầu nêu trên, đề tài “Nghiên cứu giải pháp tổ
chức quản lý bảo đảm chất lượng khoan phụt vữa xử lý chống thấm nền công trình
thủy lợi, thủy điện” mang ý nghĩa thiết thực, cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả đầu
tư, phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra đối với các công trình thủy lợi, thủy điện.
2. Mục đích của Đề tài
Một là, nắm được đặc điểm kỹ thuật và nội dung các phương pháp phụt xi
măng xử lý chống thấm nền đập để có giải pháp quản lý bảo đảm chất lượng công
trình.


2



Hai là, đề xuất các phương pháp chủ động để đảm bảo chất lượng và kiểm tra
đánh giá chất lượng trong quá trình thi công và kết thúc công tác khoan phụt xi
măng.
Ba là, áp dụng phương pháp tổ chức quản lý công tác khoan phụt chống thấm
vào công trình cụ thể: Thủy điện Lai Châu
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận:
- Tìm hiểu các tài liệu đã được nghiên cứu và ứng dụng;
- Khảo sát thực tế ở những công trình đã ứng dụng ở Việt Nam;
- Các đánh giá của các chuyên gia.
Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổng quan lý thuyết và thực tiễn
- Nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam;
4. Kết quả dự kiến đạt được
Tổng quan về công tác khoan phụt chống thấm trong các công trình thủy lợi,
thủy điện hiện tại, đề xuất những giải pháp tổ chức quản lý phù hợp bảo đảm hiệu
quả, chất lượng công tác khoan phụt xi măng chống thấm cho nền công trình, áp
dụng cụ thể cho công trình Thủy điện Lai Châu.


3

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
CHỐNG THẤM NỀN CÔNG TRÌNH.
1.1. Mở đầu
Công trình thủy lợi – thủy điện xây dựng trên các nền đá nứt nẻ hoặc cuội sỏi
có hệ số thấm lớn, khi có độ chênh cột nước thượng hạ lưu sẽ làm xuất hiện dòng
thấm ở nền và bờ; dòng thấm qua nền và hai bên vai công trình sẽ làm mất nước hồ
chứa và còn gây nên áp lực lên đáy công trình có phương thẳng đứng với mặt đáy,

làm giảm khả năng chống trượt cũng như sự ổn định của công trình. Nước thấm
cũng có thể gây nên phản ứng hóa học, làm hòa tan chất muối trong nền và hình
thành nên xói ngầm hóa học, có thể mang đi các hạt đất rất nhỏ về hạ lưu và dẫn
đến xói ngầm cơ học. Để hạn chế lượng nước thấm (giảm lưu lượng thấm đơn vị q),
giảm áp lực thấm lên đáy công trình và giảm gradien thấm J ở cửa ra để tránh xói
ngầm và mất nước, cần phải có những biện pháp để chống thấm cho nền công trình.
Một trong những biện pháp phổ biến được sử dụng để chống thấm cho nền công
trình rất hiệu quả là khoan phụt vữa tạo màn chống thấm.
1.2. Các phương pháp xử lý làm tăng khả năng chống thấm của nền công trình
Dòng thấm gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi có tính chất nghiêm trọng đối với
công trình. Do đó trong các công trình thủy lợi – thủy điện, đặc biệt là các đập ngăn
nước bắt buộc cần phải có các biện pháp phòng chống thấm cho nền công trình
nhằm các mục đích sau:
- Hạn chế lượng nước thấm;
- Giảm áp lực thấm dưới bản đáy để tăng ổn định cho công trình;
- Giảm gradien thấm ở cửa ra để tránh xói ngầm và mất nước.
Tùy theo đặc điểm của công trình có thể đặt ra đồng thời cả 3 mục tiêu trên,
hoặc chỉ một trong số đó. Chẳng hạn đối với hồ chứa thì cần hạn chế lưu lượng
thấm, còn đối với một số loại cống thì yêu cầu này không bắt buộc.
Ngoài ra, khi đề xuất các biện pháp công trình để phòng và chống thấm, cần
phân tích các điều kiện cụ thể để thỏa mãn cả 2 yêu cầu là kỹ thuật và kinh tế.


4

Có nhiều phương pháp để giảm lượng thấm qua nền công trình, tùy vào điều
kiện địa chất, chiều sâu tầng thấm và điều kiện thi công mà lựa chọn những phương
pháp xử lý hợp lý.
1.2.1. Giải pháp chống thấm bằng tường nghiêng và sân phủ


Hình 1.1 – Sơ đồ chống thấm bằng tường nghiêng và sân phủ
- Nội dung: Xây dựng tường nghiêng và sân phủ phía thượng lưu đập,
thường làm bằng đất sét, đất có hệ số thấm nhỏ như trong hình 1.1. Tường nghiêng,
sân phủ có tác dụng kéo dài đường viền thấm.
- Ưu điềm: Sử dụng vật liệu địa phương nên giá thành rẻ, thi công đơn giản,
thời gian thi công ngắn và có thể thi công song song với thi công thân đập nên rút
ngắn được thời gian xây dựng công trình.
- Nhược điểm: Tác dụng giảm lượng thấm không được nhiều, nếu có yêu cầu
giảm lượng thấm lớn thì chiều dài sân phủ phải rất lớn, làm kinh phí xây dựng tăng
lên nhiều.
- Điều kiện áp dụng: Thường ứng dụng với công trình đập đất, đập đá đổ
nằm trên nền thấm mỏng, cột nước thấm không lớn lắm, đất làm vật liệu chống
thấm sẵn có.


5

1.2.2. Giải pháp chống thấm bằng tường răng kết hợp lõi giữa

Hình 1.2 – Sơ đồ chống thấm bằng tường răng kết hợp lõi giữa
- Nội dung: Làm tường răng kết hợp lõi giữa bằng vật liệu có hệ số thấm nhỏ
để chống thấm cho thân và nền đập như trong hình 1.2.
- Ưu điểm: Thi công đơn giản, thời gian thi công nhanh, giá thành rẻ; so với
giải pháp dùng tường nghiêng sân phủ thì có khối lượng ít hơn.
- Nhược điểm: Khả năng giảm lượng nước thấm không được nhiều.
- Điều kiện áp dụng: Thường áp dụng đối với đập đất có lõi giữa xây dựng
trên nền thấm nước và chiều dày tầng thấm nước không lớn lắm, vật liệu sẵn có.
1.2.3. Giải pháp chống thấm bằng tường hào bentonit

Hình 1.3 – Sơ đồ chống thấm bằng tường hào bentonit



6

- Nội dung: Công nghệ chống thấm bằng tường hào bentonit sử dụng máy
đào hào chuyên dụng để moi đất và thay thế vào đó bằng vật liệu (dung dịch xi
măng + bentonit hoặc xi măng + đất sét tại chỗ nghiền mịn) có tính chống thấm cao.
Trong quá trình đào phải chống sập vách bằng vữa bentonit như trong hình 1.3.
- Ưu điềm: Độ tin cậy cao, chủ động kiểm soát chất lượng.
- Nhược điểm: Thiết bị thi công cồng kềnh.
- Điều kiện áp dụng: Áp dụng hiệu quả đối với nền cát, cát cuội sỏi, đất có
chiều sâu tới 60m. Khuyến cáo chỉ sử dụng công nghệ này để chống thấm cho đập
cũ vì với đập mới đắp thì có hiện tượng nứt tách giữa tường và thân đập.
1.2.4. Giải pháp chống thấm bằng khoan phụt truyền thống

Hình 1.4 – Sơ đồ chống thấm bằng khoan phụt truyền thống
- Nội dung: Khoan phụt truyền thống còn được gọi là khoan phụt có nút bịt.
Nguyên lý của công nghệ này là bơm dung dịch chất kết dính (xi măng, đất sét, hoá
chất, ...) vào trong đất đá dưới một áp lực phù hợp (thường từ vài atm đến vài chục


7

atm tùy thuộc đối tượng xử lý, loại đất và thiết bị công nghệ). Nút bịt có tác dụng
bịt không cho dung dịch trào lên miệng hố khoan. Sơ đồ chống thấm bằng khoan
phụt chống thấm như trong hình 1.4.
- Ưu điểm: Khả năng chống thấm tốt, quy trình thi công đã khá hoàn chỉnh
và thống nhất.
- Nhược điểm: Giá thành cao.
- Điều kiện áp dụng: Giải pháp này có thể áp áp dụng thích hợp cho nền là

lớp bồi tích dày, phía dưới là đá phong hóa nứt nẻ mạnh, hoặc trong lớp bồi tích có
lẫn đá lăn, đá tảng lớn. Đặc biệt phương pháp này áp dụng phổ biến cho nền đá nứt
nẻ ít hoặc nứt nẻ lớn.
1.2.5. Giải pháp chống thấm bằng cọc xi măng + đất (Công nghệ khoan phụt áp
lực cao)

Hình 1.5 – Sơ đồ chống thấm bằng cọc xi măng + đất
- Nội dung: Đặc điểm của giải pháp chống thấm bằng cọc xi măng + đất là sử
dụng công nghệ khoan phụt áp lực cao tạo ra cột đất gia cố từ vữa phụt và đất nền.
Nhờ tia nước và vữa phun ra với áp suất cao (từ 200÷400 atm), vận tốc lớn
(100m/s), các phần tử đất xung quanh hố khoan bị xói tơi ra và hoà trộn với vữa
phụt, sau khi đông cứng tạo thành một khối đồng nhất gọi là cọc xi măng đất
(XMĐ). Cọc xi măng đất vừa có tác dụng chịu lực vừa có tác dụng chống thấm. Sơ
đồ chống thấm như trong hình 1.5.
- Ưu điểm: Khả năng chống thấm tốt, ngoài ra có tác dụng gia cố nền, giá
thành rẻ hơn so với khoan phụt truyền thống.
- Nhược điểm: Thi công phức tạp.


8

- Điều kiện áp dụng: Giải pháp chống thấm này áp dụng thích hợp cho đất
nền cát sỏi hạt rời đến đất bùn sét, kích thước hạt từ 0,005mm đến 10mm; không áp
dụng cho nền đá, đá nứt nẻ có đá lăn, đá tảng.
1.2.6. Giải pháp thay đất nền
- Nội dung: Để khắc phục những tác hại do nền đất có hệ số thấm lớn, ta tiến
hành đào móng đắp đất có hệ số thấm nhỏ để thay thế một phần hoặc toàn bộ nền
đất trong phạm vi xảy ra hiện tượng thấm của công trình.
- Ưu điểm: Quy trình thi công đơn giản.
- Nhược điểm: Phương pháp này có giá thành cao, thời gian thi công lâu.

- Điều kiện áp dụng: Áp dụng được với mọi điều kiện địa chất tại những nơi
có sẵn vật liệu có hệ số thấm nhỏ để dùng thay thế nền.
1.2.7. Giải pháp chống thấm bằng tường cừ

Hình 1.6 - Sơ đồ chống thấm bằng tường cừ
- Nội dung: Dùng tường cừ cứng đóng vào nền có hệ số thấm lớn nhằm tiêu
hao cột nước thấm như trong hình 1.6. Cừ có thể làm bằng gỗ, thép hoặc bê tông cốt
thép.
- Ưu điểm: Khả năng chống thấm tốt.
- Nhược điểm: Thi công phức tạp, giá thành cao.
- Ứng dụng: Dùng cho những nơi không có vật liệu chống thấm bằng đất sét,
tầng thấm trong nền là đất hoặc sỏi có chiều dày nhỏ.


9

1.2.8. Các giải pháp kết hợp khác
Trong thực tế xây dựng, tùy thuộc vào điều kiện địa chất nền và chiều dày
lớp đất nền cần xử lý mà ta lựa chọn giải pháp xử lý chống thấm nền khác nhau.
Thường trong thực tế khi tính toán thiết kế biện pháp xử lý nền để đảm bảo về tính
kinh tế và kỹ thuật người ta chọn giải pháp xử lý chống thấm bằng kết hợp giữa hai
hay nhiều biện pháp với nhau cho phù hợp với điều kiện địa chất nền, điều kiện
thiết bị thi công và giá thành công trình.
1.3. Đặc điểm của công tác khoan phụt xử lý nền và những yêu cầu kỹ thuật
khi thiết kế, thi công màn chống thấm
1.3.1. Đặc điểm của công tác khoan phụt xử lý nền
Về bản chất, phụt là kỹ thuật đưa một lượng hỗn hợp chất lưu (lỏng – khí)
vào môi trường đất có khe – lỗ hổng hoặc đá nứt nẻ - lỗ rỗng nhằm mục đích giảm
tính thấm xuống mức cần thiết hoặc gia cường tính ổn định và chịu lực của chúng,
hoặc cả hai.

Những mục đích của công tác khoan phụt có hai mức độ thời gian: tạm thời
hoặc vĩnh cửu. Dây chuyền thiết bị trên mặt đất nhằm tạo ra và đưa chất lưu vào đất
đá gọi là công nghệ phụt, còn chính chất lưu có tính năng đáp ứng những mục đích
trên được gọi là vữa phụt.
1.3.2. Những yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế, thi công màn chống thấm
Khi thiết kế, thi công màn chống thấm cần phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ
thuật sau:
- Màn chống thấm là một bộ phận của công trình nên phải đạt được các tiêu
chuẩn như thiết kế công trình (về tuổi thọ, độ ổn định, độ bền,…);
- Màn chống thấm có tác dụng làm giảm được lưu lượng thấm theo yêu cầu;
- Thi công thuận tiện;
- Giá thành hạ;
- Đảm bảo và vượt tiến độ thi công.


10

1.4. Đặc điểm của phương pháp khoan phụt xi măng trong nền đá
Theo TCVN 8645-2011: Nền công trình thủy công được coi là nền đá khi
sức chống nén tức thời một trục Rn của các mẫu đá không thấp hơn 50daN/cm2.
Khác với các loại nền khác như đất, cuội sỏi, khi nghiên cứu nền đá, ta còn phải xác
định được thế nằm của đá, mức độ và sự phân bố nứt nẻ, phương của các nứt nẻ…
Nền đá nói chung có độ rỗng nhỏ. Đối với nền là đá phún xuất thì độ rỗng
khoảng 0,5÷0,8%; đối với đá trầm tích là 4÷35%. Hệ số thấm qua đá nguyên khối
khoảng 10-6÷10-9 cm/s. Vì vậy, có thể bỏ qua hiện tượng thấm qua lỗ rỗng trong đá.
Thấm ở nền đá chủ yếu là qua các khe nứt. Các khe nứt qua khối đá được hình
thành do quá trình kiến tạo, đoạn tầng, tác dụng của phong hóa hay do nổ mìn khi
đào móng gây nên v.v… Chiều rộng khe nứt thường từ vài mm đến vài cm hoặc
hơn nữa. Nước từ thượng lưu thấm qua các khe nứt trong nền đá công trình và thoát
ra hạ lưu.

Phương pháp khoan phụt xi măng trong nền đá là phương pháp đưa vữa xi
măng vào trong các khe rỗng của nền đá công trình xây dựng bằng thiết bị khoan
phụt.
Theo TCVN 8645-2011, những nền đá có đặc tính sau đây mới áp dụng biện
pháp khoan phụt xi măng:
- Nền là đá cứng hoặc nửa cứng bị nứt nẻ, có độ mở rộng khe nứt từ 0,1mm
đến 10mm;
- Lượng mất nước đơn vị trong phạm vi từ 0,01lit/(phút.m2) đến
10lit/(phút.m2) và vận tốc chuyển động của nước ngầm nhỏ hơn 2400m/d (2,8.10-2
m/s);
- Thành phần hóa học của nước ngầm không phá hoại quá trình ninh kết và
đông cứng của dung dịch vữa xi măng.
Đặc điểm của phương pháp khoan phụt xi măng trong nền đá là được tiến
hành sâu trong lòng đất nên việc kiểm soát chất lượng khá phức tạp, đòi hỏi cần có
quy trình đồng bộ và chính xác ngay từ khâu thiết kế ban đầu và trong khi thi công.


11

1.5. Tổng quan về công nghệ khoan phụt ở Việt Nam và những tiến bộ công
nghệ trên thế giới
Từ đầu thế kỷ trước, phụt đã được áp dụng trong xử lý nền móng công trình.
Trong hơn nửa thế kỷ, chủ yếu có hai công nghệ phụt: phụt đáy mở và phụt phân
đoạn từ trên xuống hoặc từ dưới lên, tức phân đoạn thụ động tùy thuộc địa tầng. Từ
hơn ba thập niên trước, phụt phân đoạn chủ động tức phụt ống bọc (còn gọi là hai
nút) mới đi vào hoàn thiện công nghệ. Tuy nhiên, trong 20 năm gần đây đánh dấu
sự ra đời phong phú của các công nghệ tiên tiến nhất như phụt dòng (tia) quét, phụt
siêu áp, phụt nén-rung, … thậm chí không những xử lý móng mà còn tạo chính
những cọc móng cho công trình. Khoan cọc nhồi gần đây thực chất cũng là một
biến thể của công tác phụt.

Đi đầu về công nghệ phụt là những nước phát triển, nơi có điều kiện thuận
lợi về kinh tế và kĩ thuật công nghệ. Tại những nước đó có những đòi hỏi cao về xử
lý nền và móng cho các công trình siêu kích thước và tải trọng, cùng những nguy cơ
cao của của chất thải ngầm cực độc về hóa học và phóng xạ cần được ngăn chặn.
Tại Việt Nam, công nghệ phụt đáy mở được áp dụng ở miền Bắc từ hơn 40
năm nay, ban đầu chủ yếu để xử lý các tổ mối rỗng trong thân đê điều. Sau này,
phụt phân đoạn thụ động đã phổ biến cho nhiều mục tiêu đa dạng trong xử lý chống
thấm và một phần để xử lý nền. Từ gần một thập niên cuối, công nghệ phụt ống bọc
và xử lý chống thấm bằng tường hào thẳng đứng được công ty Bachy Soletance
(Pháp) thực hiện thành công và chuyển giao công nghệ cho một số đơn vị chuyên
ngành. Mấy năm gần đây là bắt đầu các thử nghiệm và thực hiện thành công bước
đầu công nghệ phụt dòng quét, còn gọi là phụt áp lực cao.
Ở nước ta hiện nay đã xây dựng được quy trình khoan phụt xi măng vào nền
đá (khoan phụt có nút bịt) khá hoàn chỉnh và đã được áp dụng ở nhiều công trình
thủy điện lớn như Tuyên Quang, Hủa Na (Nghệ An), Bản Chát (Lai Châu) v.v….
đạt hiệu quả tốt. Ngoài ra, chúng ta đã chủ động được kỹ thuật khoan phụt áp lực
cao, khoan phụt tuần hoàn giúp mở ra những hướng mới trong công tác xử lý nền.
Phương pháp khoan phụt có nút bịt tuần hoàn lần đầu tiên được áp dụng tại công


12

trình đập Cửa Đạt (Thanh Hóa), các kết quả kiểm tra cho thấy đã đạt kết quả tốt.
Đặc biệt, gần đây hai công trình thủy điện lớn là Sơn La và Lai Châu đã áp dụng
công nghệ khoan phụt chống thấm theo mô hình GIN là một tiến bộ trên thế giới và
bước đầu đã chứng minh được tính ưu việt của nó so với công nghệ khoan phụt
truyền thống thông thường.
Kết luận chương 1
Khoan phụt xử lý nền để tăng khả năng chống thấm là nội dung thường gặp
khi xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện. Có nhiều giải pháp để giảm lượng

thấm qua nền và vai đập; mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng và phù hợp
cho loại nền yêu cầu chống thấm, nên khi lựa chọn cần phân tích so sánh để chọn
được phương pháp phù hợp với yêu cầu xử lý và điều kiện cung cấp thiết bị, tổ chức
thi công. Lựa chọn phương pháp chống thấm nào đều phải đạt được yêu cầu kỹ
thuật do thiết kế đề ra và có lợi về mặt kinh tế, rút ngắn thời gian thi công.


13

CHƯƠNG 2: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ ĐỘNG TRONG THIẾT KẾ ĐỂ
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG MÀN CHỐNG THẤM BẰNG PHƯƠNG PHÁP
KHOAN PHỤT XI MĂNG
2.1. Đặt vấn đề
Phụt vữa vào nền đá là nhu cầu thường gặp nhất trong xử lý nền móng các
hạng mục của đập lớn nói chung. Hiệu quả phụt quyết định đến tính kinh tế và ổn
định của công trình. Thực trạng ở Việt Nam cho thấy có nhiều nơi thường phải xử
lý phụt sau khi công trình đã đi vào vận hành. Không chỉ đập lớn, nhiều đập nhỏ
cũng thường nảy sinh vấn đề về mất nước ngầm, giảm khả năng trữ nước, thậm chí
đôi khi không còn khả năng xử lý vì quá tốn kém so với vốn tài chính ban đầu. Đặc
thù của màn chống thấm là nằm sâu dưới đáy công trình nên nếu có sự cố thì việc
xử lý sẽ rất khó khăn và tốn kém. Do đó, việc chủ động trong khâu thiết kế màn
khoan phụt chống thấm sẽ giúp cho công trình đảm bảo an toàn về mặt kĩ thuật và
tiết kiệm chi phí, tránh những rủi ro phát sinh sau này.
2.2. Nhiệm vụ, đặc điểm màn chống thấm bằng phương pháp khoan phụt xi
măng
2.2.1. Nhiệm vụ của màn chống thấm
Màn chống thấm là một bộ phận của công trình làm những nhiệm vụ sau:
- Hạn chế lượng nước thấm qua nền công trình;
- Giảm áp lực đẩy ngược dưới đáy công trình;
- Tăng thêm độ ổn định, chắc chắn cho đá nền;

- Chịu được áp lực cột nước theo thiết kế;
- Tạo liên kết tốt giữa nền và công trình, tăng ổn định trượt.
2.2.2. Đặc điểm của màn chống thấm
Màn chống thấm bằng phương pháp khoan phụt xi măng có các đặc điểm sau:
- Nằm sâu dưới lòng đất;
- Chứa cột nước áp lực lớn và có biên độ thay đổi lớn;


14

- Tồn tại và làm việc trong suốt quá trình vận hành của công trình (có cùng
tuổi thọ với công trình);
- Là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của công trình thủy lợi, thủy
điện xây dựng trên nền đá.
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến cấu tạo và chất lượng màn chống thấm
Cấu tạo và chất lượng của màn chống thấm bằng phương pháp khoan phụt
phụ thuộc vào những nhân tố chủ yếu sau:
- Đặc điểm, nhiệm vụ của công trình: Các công trình có đặc điểm, nhiệm vụ
khác nhau sẽ có yêu cầu chống thấm khác nhau, do đó màn chống thấm sẽ cũng có
những yêu cầu kỹ thuật riêng;
- Công tác khảo sát địa hình, địa chất: Công tác khảo sát càng chính xác thì
càng nâng cao chất lượng thiết kế, vì thế chất lượng của màn chống thấm sẽ được
nâng cao;
- Điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn: Tùy thuộc vào đặc điểm
địa chất của nền mà màn chống thấm được thiết kế với những chỉ tiêu phù hợp đảm
bảo chất lượng và kinh tế;
- Phương pháp khoan phụt: Phương pháp và công nghệ khoan phụt đóng vai
trò quan trọng bảo đảm và nâng cao chất lượng màn chống thấm, công nghệ càng
tiên tiến và phù hợp thì chất lượng thi công càng cao và rút ngắn thời gian hoàn
thành;

- Vật liệu phụt: Việc lựa chọn vật liệu phụt đảm bảo chất lượng theo tiêu
chuẩn cùng công tác chế tạo và bảo quản vữa phụt đóng vai trò quan trọng quyết
định chất lượng màn chống thấm;
- Kỹ thuật thi công khoan phụt: Kỹ thuật thi công càng hiện đại, công tác tổ
chức thi công chính xác, hài hòa giúp đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm chất lượng màn
chống thấm;
- Công tác kiểm soát, thí nghiệm đánh giá chất lượng: Đây là công tác rất
quan trọng, cần tiến hành liên tục, thường xuyên với sự chính xác cao thì chất lượng
màn chống thấm mới được đảm bảo theo yêu cầu thiết kế.


15

2.4. Những yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế và thi công màn chống thấm bằng
phương pháp khoan phụt xi măng
2.4.1. Những yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế màn chống thấm bằng phương pháp
khoan phụt xi măng
Thiết kế màn chống thấm bằng phương pháp khoan phụt xi măng cần đảm
bảo được các yêu cầu kỹ thuật sau:
- Màn chống thấm phải ổn định, đạt được độ bền cao;
- Màn chống thấm không bị xâm thực, mài mòn trong môi trường đá nền;
- Màn chống thấm phải có tác dụng giảm được lưu lượng thấm theo yêu cầu.
2.4.2. Những yêu cầu kỹ thuật khi thi công màn chống thấm bằng phương pháp
khoan phụt xi măng
Những yêu cầu kỹ thuật khi thi công màn chống thấm bằng phương pháp
khoan phụt xi măng như sau:
- Cần bố trí đủ mặt bằng và không gian phù hợp với công nghệ thi công
khoan phụt. Khi tiến hành khoan phụt từ các hành lang ngầm thì hành lang đó phải
có đủ chiều rộng, chiều cao để bố trí các thiết bị khoan và các máng dẫn mùn khoan,
thiết bị xói rửa vận chuyển mùn khoan ra nơi tập trung;

- Khoan phụt xi măng phải được thực hiện trước khi dâng nước. Trường hợp
phải tiến hành khoan phụt khi đã dâng nước trước công trình thì phải xem xét ảnh
hưởng của cột nước gây ra đối với hiệu quả của biện pháp khoan phụt và có biện
pháp xử lý phù hợp;
- Phải kết thúc việc phụt xi măng trước khi thi công các công trình tiêu nước
của nền trong phạm vi ảnh hưởng của hố khoan phụt hoặc phải có các biện pháp
ngăn ngừa các công trình tiêu nước bị lấp tắc bởi dung dịch phụt;
- Khi khoan phụt qua các công trình bê tông có khớp nối phải có biện pháp
che chắn không để cho dung dịch xi măng xâm nhập làm cứng các khớp nối;
- Khi khoan phụt vào lớp đá dưới nền, thông thường phải có một lớp gia tải
bên trên. Lớp gia tải này phải đảm bảo sao cho khi tiến hành phụt với áp lực thiết kế


16

không bị gãy nứt, dung dịch phụt không chảy ra bề mặt hoặc chảy vào lớp gia tải.
Lớp gia tải có thể là lớp đá thiên nhiên hoặc tấm bê tông. Không cần bố trí lớp gia
tải nếu áp lực phụt không lớn hơn 0,2Mpa (2atm) và nền công trình là đá nguyên
khối, ít nứt nẻ và khi phụt thử nghiệm cho kết quả tốt;
- Nếu lớp đất nền trên mặt là không ổn định thì phải đặt các ống chèn qua
phạm vi lớp này và phải đổ vữa xi măng vào khoảng trống bên ngoài ống;
- Phụt vữa phải được tiến hành liên tục, không gián đoạn bởi vì khi ngừng thì
lượng ăn vữa giảm, có lúc không ăn vữa nữa. Muốn thế phải chuẩn bị đầy đủ vật
liệu, thiết bị và các tiện nghi phục vụ như điện, nước, hơi ép v.v… Trong quá trình
phụt phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời những vấn
đề xảy ra. Sau khi phụt xong mỗi đoạn phải phụt nước để rửa hệ thống thiết bị dẫn
vữa, tránh tình trạng lắng đọng, ninh kết làm tắc thiết bị. Trường hợp bắt buộc phải
ngừng thì cố gắng thời gian ngừng ngắn nhất. Khi tiến hành phụt lại, nếu lượng ăn
vữa xấp xỉ bằng lượng ăn vữa trước khi ngừng thì có thể dùng nồng độ cũ. Nếu
lượng ăn vữa giảm xuống nhiều thì phải dùng nồng độ mới loãng hơn, rồi sau đó

tăng dần. Nếu thời gian ngừng quá lâu (vượt quá thời gian ninh kết của vữa) thì phải
ép nước rửa đoạn này rồi mới phụt lại lần thứ hai;
- Áp lực phụt lúc đầu nên lớn hơn áp lực nước tĩnh của đoạn phụt từ
0,5÷1atm, mỗi lần sau chỉ nên tăng thêm 0,5atm và chỉ được tăng khi lượng ăn vữa
xuống tới 50lit/giờ hoặc lúc thay đổi nồng độ. Phụt vữa phải tiến hành liên tục cho
tới khi dùng nồng độ thiết kế với áp lực thiết kế mà lượng ăn vữa vẫn bằng 0 hoặc
nhỏ hơn 0,4lit/phút thì cần kéo dài thêm 20 phút nữa là có thể kết thúc.
2.5. Lựa chọn tiêu chuẩn thiết kế và thi công màn chống thấm bằng phương
pháp khoan phụt xi măng
2.5.1. Lựa chọn tiêu chuẩn thiết kế
Căn cứ vào yêu cầu chống thấm cho công trình và kết quả khảo sát địa hình,
địa chất, tiến hành lựa chọn các tiêu chuẩn sau phục vụ cho công tác thiết kế màn
chống thấm:


17

- Tiêu chuẩn TCVN 8645:2011 “Công trình thủy lợi – Yêu cầu kỹ thuật
khoan phụt xi măng vào nền đá”;
- Tiêu chuẩn TCVN 4253:2012 “Nền các công trình thủy công – Tiêu chuẩn
thiết kế”;
- Tiêu chuẩn TCVN 9149:2012 “Công trình thủy lợi – Xác định độ thấm
nước của đá bằng phương pháp thí nghiệm ép nước vào hố khoan”;
- Tiêu chuẩn TCVN 9137:2012 “Công trình thủy lợi – Thiết kế đập bê tông
và bê tông cốt thép”;
- Tiêu chuẩn TCVN 8216:2009 “Thiết kế đập đất đầm nén”;
- Tham khảo các yêu cầu kỹ thuật do Công ty tư vấn Colenco (Thụy Sĩ) kiến
nghị với khoan phụt chống thấm cho thủy điện Sơn La và Lai Châu.
2.5.2. Lựa chọn tiêu chuẩn thi công
Căn cứ vào các yêu cầu của thiết kế, tiến hành lựa chọn áp dụng các tiêu

chuẩn sau để thi công màn chống thấm bằng phương pháp khoan phụt vữa xi măng:
- Quy trình thi công khoan phụt và các yêu cầu kỹ thuật trong khi thi công
theo tiêu chuẩn TCVN 8645:2011 “Công trình thủy lợi – Yêu cầu kỹ thuật khoan
phụt xi măng vào nền đá”;
- Lựa chọn thiết bị khoan phụt theo yêu cầu thi công và khả năng đáp ứng
thực tế;
- Lựa chọn vật liệu khoan phụt theo các tiêu chuẩn:
+ Tiêu chuẩn 14TCN 66-2002 “Xi măng cho bê tông thủy công – Yêu cầu kỹ
thuật”;
+ Tiêu chuẩn 14TCN 72-2002 “Nước dùng cho bê tông thủy công – Yêu cầu
kỹ thuật”;
+ Tiêu chuẩn TCXDVN 325:2004 “Phụ gia hóa học cho bê tông”.
- Tham khảo điều kiện kỹ thuật thi công của các công trình tương tự.


18

2.6. Lựa chọn các chỉ tiêu trong thiết kế màn chống thấm bằng phương pháp
khoan phụt xi măng
Các chỉ tiêu cần phải được làm rõ khi thiết kế màn chống thấm bằng phương
pháp khoan phụt xi măng là:
- Lượng mất nước đơn vị yêu cầu: Phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của nền
và công trình;
- Chiều dày màn chống thấm: Phụ thuộc vào chênh lệch mực nước thượng,
hạ lưu và gradien cột nước cho phép của màn tương ứng với loại đá nền;
- Chiều sâu màn chống thấm: Căn cứ vào cột nước trước đập, các yêu cầu
kéo dài đường viền thấm để giảm J và áp lực thấm lên nền, yêu cầu liên kết các khối
đá lại để tăng khả năng chịu tải của nền và độ bền cho khối đá;
- Số hàng khoan và khoảng cách các hố: Căn cứ vào yêu cầu của lượng nước
thấm cho phép sau khi có màn chống thấm;

- Phương của các hố khoan: Căn cứ vào phương các nứt nẻ chủ yếu của đá
nền, yêu cầu tạo ra màn chống thấm kín khi khoan phụt từ các hành lang ở các cao
độ khác nhau;
- Nồng độ dung dịch phụt: Căn cứ vào mức độ nứt nẻ của đá nền, tiến hành
thí nghiệm để chọn nồng độ phù hợp;
- Áp lực phụt lớn nhất: Căn cứ vào yêu cầu bảo đảm không phá hoại kết cấu
của tầng đá và lớp bê tông bên trên.
2.7. Lựa chọn công nghệ và thiết bị thi công khoan phụt vữa màn chống thấm
2.7.1. Lựa chọn công nghệ khoan phụt
Việc lựa chọn công nghệ khoan phụt đóng vai trò quyết định hàng đầu tới
chất lượng của màn chống thấm. Yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn được công nghệ
khoan phụt áp dụng với điều kiện thực tế của công trình vừa đảm bảo độ bền cho
công trình mà giá thành rẻ nhất, thời gian thi công nhanh.
Các công nghệ khoan phụt cống thấm cho công trình thủy lợi ở nước ta hiện
nay được minh họa như trong hình 2.1.


19

Hình 2.1 - Nguyên lý một số công nghệ khoan phụt
chống thấm cho công trình thuỷ lợi, thủy điện
2.7.1.1. Khoan phụt truyền thống
2.7.1.1.1. Khoan phụt truyền thống thông thường
Khoan phụt truyền thống còn được gọi là khoan phụt có nút bịt (1 nút hoặc 2
nút) được thực hiện theo sơ đồ hình 2.2. Nguyên lý của nó là bơm dung dịch chất
kết dính (xi măng, đất sét, hoá chất, ...) vào trong đất dưới một áp lực phù hợp
(thường từ vài atm đến vài chục atm tùy thuộc đối tượng xử lý, loại đất và thiết bị
công nghệ). Nút bịt có tác dụng bịt không cho dung dịch trào lên miệng hố khoan.
Mục tiêu của phương pháp là sử dụng áp lực phụt để ép vữa xi măng (hoặc xi
măng – sét) lấp đầy các lỗ rỗng trong các kẽ rỗng của nền đá nứt nẻ. Gần đây, đã có

những cải tiến để phụt vữa cho công trình đất (đập đất, thân đê, ...).
Phương pháp này sử dụng khá phổ biến trong khoan phụt nền đá nứt nẻ, quy
trình thi công và kiểm tra đã khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, với đất cát mịn hoặc đất
bùn yếu, mực nước ngầm cao hoặc nước có áp thì không kiểm soát được dòng vữa
sẽ đi theo hướng nào.


20

Hình 2.2 - Sơ đồ khoan phụt có nút bịt
2.7.1.1.2. Công nghệ khoan phụt theo mô hình GIN (là một bước phát triển của
khoan phụt truyền thống)
Do khoan phụt chống thấm ngày càng có nhiều quy trình – quy phạm khác
nhau trên thế giới, chúng hiện được các nước tiên tiến thống nhất thành hệ thống
quy trình gọi là “Mô hình GIN” với mục đích đạt chất lượng phụt ổn định bằng cách
đơn giản hóa quy trình và ngăn ngừa tác động nứt thủy lực có entropi tăng (nhất là
dưới nền các đập lớn). Mô hình này đã được thống nhất và thông qua tại Hội nghị
quốc tế lần 3 về “Phụt và xử lý nền” diễn ra từ 10 đến 12/2/2003 ở New Orleans,
Los Angeles, Hoa Kỳ.
Cơ sở cho mô hình hóa công tác phụt chính là chỉ số GIN. Chỉ số GIN
(Grouting Intensity Number – Chỉ số cường độ phụt) xác định điều kiện dòng vữa


21

ngừng thấm, tức điều kiện ngừng phụt, tránh áp suất tăng quá 10÷20% áp lực quy
định. Về bản chất, đây chính là năng lượng tối đa có thể thực hiện phụt. Trị số GIN
cho biết mức thấm vữa trung bình, thí nghiệm trong phòng cho thấy GIN luôn độc
lập với độ mở của khe nứt. Các khe nứt nhỏ có lượng ăn vữa thấp nhưng đòi hỏi áp
lực cao. Nguyên nhân của việc tăng đều lượng ăn vữa là do hiện tượng tăng “khe

nứt thủy lực” cả mới và cũ. Khách quan hơn cả là dừng phụt khi đạt mức cường độ
phụt và do đó tốt nhất nên sử dụng chỉ số GIN.
ĐƯỜNG CONG GIỚI HẠN PHỤT VỮA
60.00

500
1000
1500

50.00

2000

Áp lực phụt vữap (atm)

2500

40.00

30.00

20.00

10.00

0.00
0

50


100

150

200

250

300

350

Khối lượng vữa đã phụt V (l/m)

Hình 2.3 - Đường cong giới hạn GIN cho khoan phụt
Những khía cạnh quan trọng của mô hình GIN:
- Sử dụng một công thức hỗn hợp vữa thống nhất và thỏa đáng được xác định
trên cơ sở các thí nghiệm tiên tiến, độ bền của vữa cũng để đảm bảo độ bền vữa của
công trình;
- Dùng công thức GIN giới hạn (với ba thông số Pmax, Vmax và GIN), mật độ
hố, chiều dài đoạn phụt, cỡ hạt xi măng tương thích tính chất đá. Theo yêu cầu của
dự án mà tiến hành thử nghiệm thử tại hiện trường về phụt và chỉ tiêu cơ học đá;
- Tự động hóa khâu theo dõi và ghi đo số liệu trong quá trình phụt;
- Phân tích thường xuyên số liệu và điều chỉnh tối ưu quá trình phụt;


22

- Tránh thí nghiệm ép nước vào nền đá đã phụt hoàn chỉnh.
Những lợi thế chính của phương pháp khoan phụt theo mô hình GIN:

- Đơn giản hóa việc sử dụng vữa về một loại thống nhất và do vậy loại trừ
cũng như giảm thiểu đáng kể lượng vữa thải bỏ khi phải đổi nồng độ - tỷ lệ;
- Giảm bớt và thậm chí ngăn chặn nguy cơ thông khe thủy lực (hydrojacking) và quan trọng là ngăn nứt thủy lực (hydro-fracturing) trong đá do loại bỏ
được sự tăng áp hay lượng vữa phụt quá ngưỡng;
- Cân bằng tương đối độ ngấm vữa cho mọi đoạn phụt, không phân biệt tính
đất đá khiến cho quy trình phụt dễ thiết kế hơn;
- Cho kết quả dữ liệu mạch lạc, nhờ đó dễ dàng giám sát tiến trình phụt, đảm
bảo kết quả chất lượng và tối ưu về kinh tế;
- Quy phạm GIN có khả năng tự thích nghi nên nhờ vậy sẽ áp dụng được cho
các điều kiện tự nhiên đa dạng gặp dưới nền đá móng công trình.
Các nguyên lý thiết kế phụt theo mô hình GIN
- Ấn định chính xác mục đích công tác phụt;
- Thiết kế một quy trình phụt linh hoạt;
- Dùng thí nghiệm trong phòng để lựa chọn “vữa tốt nhất” cả về mặt kỹ thuật
lẫn kinh tế. Chỉ loại vữa có tính bền này mới được thiết kế sử dụng;
- Chỉ dùng một loại vữa thích hợp nhất cho mọi phân đoạn phụt nhằm đảm
bảo chất lượng cuối cùng và đơn giản hóa quy trình phụt. Điều này cũng giúp giảm
hẳn lượng vữa thải bỏ;
- Xác định các thông số tối thiểu từ đường cong GIN gồm Pmax, Vmax và chỉ
số GIN=P.V. Cân nhắc mọi đơn nguyên địa chất và tính chất cơ lý của đá để có cái
nhìn toàn diện và giải quyết tốt mặt kinh tế của dự án;
- Hoàn chỉnh giai đoạn phụt thí nghiệm hiện trường và kiểm tra chất lượng
tiến trình công việc bằng cách phụt thí nghiệm bổ sung;
- Không ép nước thí nghiệm trong quá trình phụt vì chúng không cần thiết
mà lại rất nguy hiểm đối với chất lượng phụt. Sử dụng số liệu ghi được từ các hố
khoan phụt trước làm căn cứ lựa chọn chỉ tiêu cho các hố khoan phụt sau;


23


- Phương pháp chia khoảng cách (bố trí - mật độ) cho hố phụt không mới
nhưng sử dụng trong mô hình GIN theo cách tự thích nghi và tự điều chỉnh, không
nhất thiết là mạng đều, tối thiểu hay tối đa (giãn cách hàng và hố thay đổi phù hợp);
- Áp dụng nguyên tắc độ dài phân đoạn tăng theo chiều sâu phụt là biện pháp
đẩy nhanh tiến độ để tiết kiệm chi phí;
- Phần địa tầng đá trên mực nước ngầm nên ép nước với áp lực thấp trước
phụt vữa nhằm tránh tình trạng “bao vây” bất thường trong khi phụt vữa và là
nguyên nhân thấm hụt nước của vữa phụt ảnh hưởng đến độ phụt;
- Bắt buộc tạo hố phụt mới phải có chiều sâu dựa trên cơ sở lượng ăn vữa của
những hố gần nhất;
- Vi tính hóa quy trình theo dõi sẽ hiển nhiên đem lại sự tối ưu và đầy đủ.
Nhiều dữ liệu lẻ có khi rất có ích, chúng cũng dễ sử dụng để thống kê và thiết lập
các quan hệ giữa các thông số cần quan tâm.
Những ưu điểm của phương pháp khoan phụt theo mô hình GIN so với
phương pháp khoan phụt truyền thống thông thường:
- Thời gian khoan phụt nhanh hơn so phương pháp khoan phụt thông thường
do sử dụng một nồng độ vữa phụt thống nhất, không cần tiến hành nhiều thí nghiệm
ép nước trong quá trình phụt;
- Cập nhật kết quả khoan phụt kịp thời, chính xác làm căn cứ cho các đợt
khoan phụt sau;
- Tiết kiệm chi phí do giảm được lượng vữa phải thải bỏ;
- Quy trình thống nhất từ đầu đến cuối.
2.7.1.2. Khoan phụt kiểu ép đất
Khoan phụt kiểu ép đất là biện pháp sử dụng vữa phụt có áp lực, ép vữa
chiếm chỗ của đất làm tăng độ chặt của đất xung quanh. Biện pháp này thường
được sử dụng trong xử lý nền đất yếu.
2.7.1.3. Khoan phụt thẩm thấu
Khoan phụt thẩm thấu là biện pháp ép vữa (thường là hoá chất hoặc xi măng
cực mịn) với áp lực nhỏ để vữa tự đi vào các lỗ rỗng. Phổ biến hiện nay là sử dụng



24

xi măng cực mịn có pha thêm dung dịch hóa chất để làm tăng độ linh động. Do vật
liệu sử dụng có giá thành cao nên phương pháp này ít áp dụng.
2.7.1.4. Khoan phụt cao áp (Jet – grouting)
Công nghệ trộn xi măng với đất tại chỗ - dưới sâu tạo ra cọc xi măng đất
(cọc XMĐ) được gọi là công nghệ trộn sâu (Deep Mixing-DM). Phương pháp này
dựa trên nguyên lý cắt nham thạch bằng dòng nước áp lực.
Khi thi công, trước hết dùng máy khoan để đưa ống bơm có vòi phun bằng
hợp kim vào tới độ sâu phải gia cố (nước + xi măng) với áp lực > 20 MPa từ vòi
bơm phun xả phá vỡ tầng đất. Với lực xung kích của dòng phun và lực li tâm, trọng
lực... sẽ trộn lẫn dung dịch vữa, rồi sẽ được sắp xếp lại theo một tỷ lệ có quy luật
giữa đất và vữa theo khối lượng hạt. Sau khi vữa cứng lại sẽ thành cọc xi măng đất
(XMĐ). Nếu thi công chồng lấn lên nhau có thể tạo ra được một tường hào XMĐ.
Đường kính cọc XMĐ phụ thuộc loại đất, áp lực phun, tốc độ xoay và rút cần và tuỳ
thuộc loại thiết bị. Với những thiết bị lớn nhất hiện nay có thể tạo ra các cọc có
đường kính đến 3m.
2.7.2. Lựa chọn phương pháp khoan phụt
Việc lựa chọn phương pháp phụt vữa phụ thuộc vào đặc điểm của nền, điều
kiện thiết bị, chiều sâu hố khoan, yêu cầu chống thấm và công nghệ khoan phụt.
Cùng với việc lựa chọn công nghệ khoan phụt thì việc lựa chọn phương pháp khoan
phụt đóng một vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng và tiến độ thi công màn
chống thấm.
2.7.2.1. Các phương pháp phụt vữa
Căn cứ vào sự vận động của vữa khi phụt có các phương pháp:
- Phương pháp phụt nén ép vữa (phụt vữa không tuần hoàn): là phương pháp
phụt vữa trong đó toàn bộ vữa do máy bơm phụt đi (trừ các tổn thất công nghệ) đều
được đưa vào trong các khe hở của nền đá. Sơ đồ của phương pháp thể hiện trong
hình 2.4.

+ Ưu điểm: Thiết bị đơn giản, thao tác dễ dàng.


25

+ Nhược điểm: Lưu tốc phụt vữa nhỏ, vữa dễ bị lắng đọng làm cho hệ thống
đó bị tắc.
+ Ứng dụng: Dùng cho hố khoan nông, nền khe nứt lớn, lượng ăn vữa lớn.

Hình 2.4 – Sơ đồ phương pháp phụt vữa không tuần hoàn
- Phương pháp phụt vữa bán ép: là phương pháp phụt vữa trong đó chỉ một
phần vữa được đưa vào trong các khe hở của nền đá, một phần vữa ngay sau khi ra
khỏi máy bơm lại quay trở về bể chứa để bơm lại mà không được phụt vào trong hố
khoan.
- Phương pháp phụt vữa tuần hoàn: là phương pháp phụt vữa trong đó vữa do
máy bơm phụt đi chạy vòng quanh từ máy bơm đến hố khoan và quay vòng trở lại.
Trong một chu kỳ quay vòng đó, một phần vữa thâm nhập được vào trong nền đá,
phần còn lại quay từ hố khoan trở về bể chứa để bơm lại. Sơ đồ của phương pháp
được thể hiện trong hình 2.5.
+ Ưu điểm: Đảm bảo được tính lưu động của vữa trong quá trình phụt, chất
lượng vữa cao, tránh được hiện tượng vữa lắng đọng.
+ Nhược điểm: Thiết bị phụt phức tạp.
+ Ứng dụng: Dùng cho hố khoan sâu, nền nứt nẻ nhỏ.


×