Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý hoạt động khai thác hải sản vùng ven biển hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.53 KB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




KIỀU TRUNG DŨNG




NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ HOẠT ðỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN
VÙNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. ðinh Văn ðãn



HÀ NỘI - 2011

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

i




LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận văn là trung thực, nội dung trích dẫn ñều ñược chỉ rõ nguồn
gốc. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng ñược ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung nghiên cứu trong
Luận văn này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn



Kiều Trung Dũng




Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

ii
LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành Luận văn thạc sĩ kinh tế với ñề tài: “Nghiên cứu giải
pháp tăng cường quản lý hoạt ñộng khai thác hải sản vùng ven biển Hải
Phòng” với sự hướng dẫn giúp ñỡ của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa
Kinh tế và Phát triển Nông thôn Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội; Cục
Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn, Chi cục Thủy sản thành phố Hải Phòng cùng bà con ngư dân, gia ñình
và các bạn ñồng nghiệp tôi ñã hoàn thành tốt Luận văn thạc sĩ kinh tế.
Trước tiên Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Viện ðào tạo sau
ñại học và các phòng, ban của Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tạo
ñiều kiện cho tôi hoàn thành khóa học cao học và làm luận văn Thạc sĩ kinh tế
Tôi xin chân thành cám ơn tới Tiến sĩ: ðinh Văn ðãn là người hướng
dẫn khoa học trực tiếp trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này.
ðồng thời tôi cũng trân trọng cảm ơn: Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn
lợi thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản thành
phố Hải Phòng cùng bà con ngư dân, gia ñình và các bạn ñồng nghiệp ñã tạo
ñiều kiện về vật chất, tinh thần, thời gian cần thiết ñể tôi hoàn thành ñề tài
nghiên cứu của mình./.

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2011
Tác giả



Kiều Trung Dũng



Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

iii

MỤC LỤC



Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng v
Danh mục ñồ thị viii
Danh mục sơ ñồ viii
1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT
ðỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN VÙNG VEN BIỂN 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.2 Tình hình quản lý hoạt ñộng khai thác hải sản vùng ven biển ở
một số nước trên Thế giới và ở Việt Nam 16
2.3 Một số công trình và tài liệu nghiên cứu liên quan ñến quản lý
hoạt ñộng khai thác hải sản vùng ven biển 34
3 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯỚNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 36
3.2 Phương pháp nghiên cứu 45
3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 49
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
4.1 Tình hình quản lý hoạt ñộng khai thác hải sản vùng ven biển Hải
Phòng 51

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

iv
4.1.1 Kết quả hoạt ñộng khai thác hải sản vùng ven biển Hải Phòng 51
4.1.2 Thực trạng quản lý khai thác hải sản vùng ven biển ở các ñiểm

ñiều tra 63
4.2 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng ñến thực trạng và giải pháp
tăng cường quản lý hoạt ñộng khai thác hải sản vùng ven biển
Hải Phòng 82
4.2.1 Phân tích yếu tố ảnh hưởng của chính sách ñối với quản lý hoạt
ñộng khai thác hải sản ven biển Hải Phòng 82
4.2.2 Phân tích yếu tố ảnh hưởng của nguồn nhân lực ñối với hoạt
ñộng khai thác hải sản vùng ven biên Hải Phòng 87
4.2.3 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng của khoa học công nghệ ñối
với hoạt ñộng khai thác hải sản vùng ven biển Hải Phòng 93
4.2.4 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng của vốn ñầu tư cho hoạt ñộng
khai thác hải sản vùng ven biển Hải Phòng 95
4.2.5 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng của công tác khuyến ngư ñối
với hoạt ñộng khai thác vùng ven biển Hải Phòng 96
4.2.6 Phẩn tích những yếu tố ảnh hưởng của hệ thống tổ chức quản lý
hoạt ñộng khai thác hải sản vùng ven biển Hải Phòng 97
4.3 ðịnh hướng và giải pháp tăng cường quản lý hoạt ñộng khai thác
hải sản vùng ven biển Hải Phòng ñến năm 2015 100
4.3.1 ðịnh hướng và mục tiêu 100
4.3.2 Giải pháp tăng cường quản lý hoạt ñộng khai thác hải sản vùng
biển ven biển Hải Phòng 103
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 111
5.1 Kết luận 111
5.2 ðề nghị: 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
PHỤ LỤC 117

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

v


DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Tình hình quản lý ñăng ký tàu cá từ năm 2007 – 2010 26
2.2 Tình hình quản lý ñăng kiểm tàu cá năm 2007 – 2010 26
2.3 Tình hình tai nạn trên biển của Việt Nam 27
3.2 Hệ thống cảng cá và bến cá của thành phố Hải Phòng 39
3.3 Các vị trí neo ñậu, tránh trú gió bão ở Hải Phòng theo Quyết ñịnh
số 135/2001/Qð -TTg ngày 14/9/2001 40
3.4 Lao ñộng hoạt ñộng khai thác hải sản tại Hải Phòng năm 2010 41
3.5 Tầu cá và công suất tàu cá giai ñoạn 2007 – 2010 42
3.6 Số mẫu ñiều tra quản lý khai thác vùng ven biển Hải Phòng 46
4.1 Sản lượng và năng suất khai thác hải sản từ năm 2007 - 2010 52
4.2 Sản lượng một số hải sản chủ yếu khai thác của Hải Phòng năm
2007-2010 54
4.3 Số lượng tàu khai thác hải sản phân theo nhóm công suất và theo
nhóm nghề 56
4.4 Kết quả ñào tạo nghiệp vụ cho ngư dân hoạt ñộng khai thác hải
sản vùng ven biển Hải Phòng 59
4.5 Kết quả phối hợp giữa các tổ ñội trong hoạt ñộng khai thác hải
sản vùng ven biển Hải Phòng 60
4.6 Năng suất và sản lượng khai thác của Hải Phòng so với 8 tỉnh
Vịnh Bắc Bộ 62
4.7 Sản lượng khai thác hải sản vùng ven biển tại ñiểm nghiên cứu 63
4.8 Doanh thu một chuyến khai thác hải sản 65
4.9 Thu nhập của hộ dân tham gia hoạt ñộng khai thác hải sản vùng
ven biển Hải Phòng 66


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

vi
4.10 Kết quả tuyên truyển phổ biến pháp luật về hoạt ñộng khai thác
hải sản vùng ven biển Hải Phòng 68
4.11 Kết quả công tác tuyên truyền chính sách về khai thác hải sản
vùng ven biển Hải Phòng 70
4.12 Tình hình vi phạm về hoạt ñộng khai thác hải sản vùng ven biển
Hải Phòng 72
4.13 So sánh ñiểm mới của Nghị ñịnh 33/2010/Nð-CP 73
4.14 ðáng giá hệ thống kiểm tra, kiểm soát trên biển 73
4.15 Số tầu cải hoán và ñóng mới của 2 ñịa phương hoạt ñộng khai
thác hải sản vùng ven biển Hải Phòng 75
4.16 Kết quả hỗ trợ ngư dân nghèo hoạt ñộng khai thác hải sản ven bờ
vùng biển Hải Phòng 76
4.17 Cơ cấu tàu thuyền theo nghề khai thác 78
4.18 Kết quả tiêu thụ sản hải sản vùng ven biển Hải Phòng 81
4.19 ðánh giá nhận thức của ngư dân ñối với hoạt ñộng khai thác hải
sản vùng ven biển Hải Phòng 86
4.20 ðánh giá những hạn chế của hoạt ñộng khai thác hải sản vùng
ven biển Hải Phòng 86
4.21 Kết quả nguồn nhân lực hoạt ñộng khai thác hải sản vùng ven
biển Hải Phòng 90
4.22 Trình ñộ các hộ hoạt ñộng nghề khai thác hải sản vùng ven biển
Hải Phòng 92
4.23 Tình hình áp dụng khoa học công nghệ trong hoạt ñộng khai thác
hải sản vùng ven biển Hải Phòng 94
4.24 Vốn ñầu tư cho thủy hải sản ở Hải Phòng 95
4.25 Kết quả phổ biến công tác khuyến ngư tại ñịa bàn nghiên cứu 96
4.26 Số cán bộ hoạt ñộng khai thác hải sản vùng ven biển Hải Phòng 98


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

vii

4.27 Dự kiến kế hoạch sản lượng khai thác hải sản vùng ven biển Hải
Phòng ñến năm 2015 100
4.28 Dự kiến nghề khai thác hải sản vùng ven biển Hải Phòng ñến
năm 2015 101
4.29 Dự báo lao ñộng hoạt ñộng nghề khai thác hải sản tại Hải Phòng
từ 2011 – 2015 102

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

viii
DANH MỤC ðỒ THỊ


STT Tên ñồ thị Trang

ðồ thị 3.1. Công suất và số lượng tàu thuyền qua các năm 42
ðồ thị 3.2: Sản lượng khai thác hải sản năm 2007 - 2010 44
ðồ thị 4.1. Sản lượng và năng suất khai thác năm 2007-2010 52
ðồ thị 4.2: Kết quả ñào tạo nguồn nhân lực cho hoạt ñộng khai thác hải
sản ven vùng biển Hải Phòng 88

DANH MỤC SƠ ðỒ

Sơ ñồ 4.1: Phân cấp quản lý nhà nước của Hải Phòng 69
Sơ ñồ 4.2: Hệ thống tiêu thụ sản phẩm Hải sản sau ñánh bắt 81

Sơ ñồ 4.3: Hệ thống Bộ máy quản lý về thủy sản Hải Phòng 99

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

1

1. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Hải Phòng là thành phố ven biển, có chiều dài bờ biển trên 125 km nằm
ở phía ðông miền Duyên hải Bắc Bộ, cách thủ ñô Hà Nội 102 km, kể cả bờ
biển có các ñảo lớn, nhỏ nằm rải rác từ vùng biển ven bờ ra vùng biển khơi,
lớn nhất là ñảo Cát Bà và xa nhất là ñảo Bạch Long Vĩ.
Hải Phòng là Trung tâm nghề cá miền Bắc, vùng biển Hải Phòng có tính
ña dạng sinh học cao; theo thống kê có khoảng 124 loài cá biển thuộc 89 giống
nằm trong 56 họ phân bố ở vùng biển quanh các ñảo Cát Bà, Bạch Long Vỹ và
các vùng biển tại một số quận, huyện như ðồ Sơn, Thủy Nguyên, Kiến Thụy
Trong các năm 2007 và 2008, ñã khảo sát thành phần loài hải sản ở vùng biển
Cát Bà, Bạch Long Vỹ và Thủy Nguyên ñã xác ñịnh ñược 215 loài và nhóm
loài hải sản, thuộc 72 họ khác nhau; trong ñó có 173 loài cá, 26 loài giáp xác,
14 loài ñộng vật thân mềm và 2 loài sam biển, cá rạn san hô chiếm ưu thế với
79 loài, thuộc 58 giống nằm trong 37 họ khác nhau. Các họ cá biển bắt gặp
nhiều là cá khế, cá bống, cá hồng, cá phèn, cá lượng, cá chai, cá ñù, cá mối và
cá trích; ngoài ra còn có một số ñối tượng có giá trị kinh tế cao như tôm he,
mực nang, mực ống và cua bơi. Nguồn lợi hải sản ở vùng biển Hải Phòng
mang ñặc ñiểm nguồn lợi hải sản vịnh Bắc Bộ, với thành phần loài phong phú
và không có loài hoặc nhóm loài chiếm ưu thế tuyệt ñối trong thành phần sản
lượng khai thác. Theo ñánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam ñã thực hiện
4 chuyến khảo sát nguồn lợi hải sản ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, khu vực ñiều tra
bao phủ hầu hết vùng biển Hải Phòng; kết quả cho thấy ñược 515 loài/nhóm

loài thuộc 10 nhóm sinh thái lớn và nhóm loài khác nhau, trong số này, nhóm
cá ñáy có số lượng loài cao nhất (234 loài), tiếp theo là nhóm cá rạn san hô
(117 loài), cá nổi - 86 loài; nhóm giáp xác - 47 loài, nhóm chân ñầu - 27 loài,
nhóm ốc và hai mảnh vỏ có 6 loài và 1 loài sam biển.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

2

Hiện nay, thành phố có trên 3.977 tàu cá các loại, trong ñó có 2.661 tàu
cá có công suất <20 chiến 67% và gần 700 tàu khai thác hải sản xa bờ. Việc
chuyển ñổi cơ cấu nghề, số lượng tàu cá tại các tuyến khai thác trên biển,
giảm khai thác tuyến bờ, tăng khai thác thuỷ sản vùng biển xa, góp phần giữ
vững an ninh trật tự, chủ quyền quốc gia trên biển, gắn với bảo vệ nguồn lợi
thuỷ sản và phát triển khai thác thuỷ sản bền vững, bảo ñảm an toàn cho
người và phương tiện hoạt ñộng nghề khai thác hải sản nhất là trong mùa mưa
bão là nhiệm vụ, giải pháp phát triển hoạt ñộng khai thác hải sản Hải Phòng
trong thời gian tới.
Hoạt ñộng khai thác hải sản ở vùng biển Hải Phòng diễn ra nhộn nhịp
với cơ cấu ngành nghề khai thác ña dạng, ngư trường khai thác rộng lớn, từ
vùng biển ven bờ quanh các quần ñảo Cát Bà, Long Châu cho ñến ñảo Bạch
Long Vỹ và vùng ñánh cá chung Việt Nam – Trung Quốc. Hải Phòng có hệ
thống dịch vụ hậu cần nghề cá khá phát triển với nhiều cảng cá, bến cá hiện
ñại ở Cát Bà, ðồ Sơn, Bạch Long Vĩ và Thủy Nguyên ñáp ứng không những
cho ngư dân Hải Phòng mà còn cho ngư dân ở nhiều tỉnh khác.
Những năm gần ñây, nguồn lợi hải sản ở vùng biển Hải Phòng nói
chung và vùng ven biển của các quận, huyện Hải Phòng nói riêng ñã và ñang
bị khai thác quá mức; số lượng tàu thuyền tăng nhanh cùng với việc quản lý
hoạt ñộng khai thác hải sản còn bất cập dẫn ñến sự suy giảm nghiêm trọng
nguồn lợi cả về chất và lượng; Hàng loạt các loài hải ñặc sản có nguy cơ biến

mất, các loài cá tạp chất lượng thấp ñang dần chiếm ưu thế trong sản lượng
khai thác; Trước thực trạng ñó, việc nghiên cứu ñánh giá hiện trạng về những
mặt ñược, chưa ñược, phân tích những yếu tố ảnh hưởng ñể từ ñó ñề ra những
giải pháp tăng cường quản lý hoạt ñộng khai thác ở vùng ven biển Hải Phòng
là cần thiết, góp phần bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi hải sản bền vững
vùng ven biển Hải Phòng thời gian tới.
ðể tăng cường quản lý hoạt ñộng khai hải sản vùng ven biển Hải Phòng

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

3

thì những câu hỏi ñặt ra cần nghiên cứu ñó là:
- Thực trạng sản lượng khai thác hải sản vùng ven biển Hải Phòng như
thế nào;
- Các hình thức tổ chức hoạt ñộng khai thác hải sản như thế nào;
- Dùng phương tiện nào ñể khai thác hải sản vùng ven bờ cho phù hợp;
- Quy hoạch lại các vùng ñánh bắt như thế nào ñể bảo vệ nguồn lợi hải sản;
- Trình ñộ của ngư dân hoạt ñộng khai thác hải sản vùng ven biển như
thế nào ñể ñạt hiệu;
- Các chính sách của nhà nước và ñịa phương như thế nào ñể tăng
cường hoạt ñộng quản lý hoạt ñộng khai thác hải sản có hiệu quả;
- Vốn ñầu tư cho hoạt ñộng khai thác như thế nào.
Từ các vấn ñề ñặt ra ở trên tôi tiến hành chọn ñề tài: “Nghiên cứu giải
pháp tăng cường quản lý hoạt ñộng khai thác hải sản vùng ven biển Hải
Phòng”, làm luận văn thạc sỹ kinh tế của mình.
1. 2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu ñánh giá thực trạng tình hình quản lý hoạt ñộng
khai thác hải sản vùng ven biển Hải Phòng từ ñó ñề xuất ñịnh hướng và một

số giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý hoạt ñộng khai thác hải sản vùng ven
biển Hải Phòng nhằm ñạt hiệu quả cao trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt
ñộng khai thác hải sản vùng ven biển.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến quản lý hoạt ñộng khai thác hải
sản vùng ven biển Hải Phòng.
- ðề xuất ñịnh hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường
quản lý hoạt ñộng khai thác hải sản vùng ven biển Hải Phòng trong thời gian
tới ñạt hiệu quả cao.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

4

1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
- Các vấn ñề kinh tế có liên quan ñến quản lý hoạt ñộng khai thác hải
sản vùng ven biển
- Các tổ chức kinh tế, cá nhân hoạt ñộng khai thác hải sản vùng ven
biển Hải Phòng.
- Các nguồn lực quản lý hoạt ñộng khai thác hải sản vùng ven biển Hải
Phòng
- Một số vấn ñề quản lý hoạt ñộng khai thác hải sản vùng ven biển Hải
Phòng.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi về nội dung
- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giải pháp quản lý hoạt ñộng khai
thác hải sản.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt ñộng khai thác hải sản vùng ven biển Hải

Phòng.
- ðánh giá thực trạng các giải pháp quản lý hoạt ñộng khai thác hải sản
ở một số ñiểm khảo sát vùng ven biển Hải Phòng
- ðề xuất ñịnh hướng và một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt
ñộng khai thác hải sản có tính khả thi ñạt hiệu quả cao trong những năm tới.
b. Phạm vi không gian
Khảo sát tại 4 xã ven biển của 2 quận, huyện thành phố Hải Phòng
gồm: Ngọc Hải, Bàng La thuộc quận ðồ Sơn và Phả lễ, Lập Lễ thuộc huyện
Thuỷ Nguyên.
c. Phạm vi thời gian
- Các số liệu, thông tin thu thập ñể phân tích nghiên cứu qua 3 năm
2008 - 2010. Số liệu ñiều tra khảo sát thực tế năm 2010
- Thời gian thực hiện ñề tài: từ tháng 10 năm 2009 ñến tháng 10 năm 2011.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

5

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
HOẠT ðỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN VÙNG VEN
BIỂN

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm và vai trò của quản lý hoạt ñộng khai thác
a. Một số khái niệm
- Quản lý là sự tác ñộng có tổ chức, có hướng ñích của chủ thể quản lý
tới ñối tượng quản lý. Trong quản lý bao giờ cũng có một tác ñộng hướng
ñích, có mục tiêu xác ñịnh.
Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận, ñó là chủ thể quản lý và
ñối tượng quản lý, ñây là quan hệ ra lệnh - phục tùng, không ñồng cấp và có

tính chất bắt buộc.
- Khai thác là các hoạt ñộng khai thác nguồn tài nguyên ñộng thực vật
tự nhiên sống trong môi trường nước, cung cấp hàng hóa tiêu dùng và nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến.
- Hải sản là những sinh vật sống dưới nước biển, chúng là các tài
nguyên thiên nhiên sẵn có và có khả năng tái sinh.
- Quản lý hoạt ñộng khai thác hải sản là một quá trình tổng hợp về thu
thập thông tin, phân tích, quy hoạch, tư vấn, ra quyết ñịnh, phân bổ nguồn lợi,
xây dựng và thực hiện các quy ñịnh hoặc luật lệ và thi hành khi cần thiết,
nhằm quản lý các hoạt ñộng khai thác hải sản ñể ñảm bảo năng suất tiếp tục
của nguồn lợi và ñạt ñược các mục tiêu khác về thuỷ sản.
Tuy nhiên, khái niệm về quản lý hoạt ñộng khai thác hải sản tại Việt Nam
cũng có thể hiểu rộng hơn theo luật ñịnh như: quản lý vận chuyển hải sản khai
thác; Bảo quản; chế biến; mua bán; xuất nhập khẩu thuỷ sản; dịch vụ
b. Vai trò quản lý hoạt ñộng khai thác hải sản vùng ven biển

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

6

Hoạt ñộng khai hải sản là ngành sản xuất cơ bản của nghề cá, nó có vị
trí quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho chế biến, gắn liền
với ñời sống việc làm của hàng triệu ngư dân ven bờ và hải ñảo.
Hoạt ñộng khai thác ñược thể hiện thông qua vai trò của công nghiệp
và nông nghiệp trong nền kinh tế. Hoạt ñộng khai thác có vai trò hết sức quan
trọng trong quá trình tái sản xuất mở rộng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân,
ñược khẳng ñịnh qua các mặt cụ thể sau:
- Về kinh tế: Sản lượng thủy sản liên tục tăng trưởng với tốc ñộ cao theo
hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; gắn sản xuất với thị trường
trong nước và xuất khẩu; ñóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc dân.

Năm 1985, sản lượng thủy sản ñạt cả nước 1,16 triệu tấn thì năm 2010
ñã tăng lên trên 5,1 triệu tấn (tăng gần 4,5 lần). Trong ñó, khai thác hải sản
tăng 2,35 lần, tốc ñộ tăng trưởng bình quân ñạt 3,79%/năm; nuôi trồng thủy
sản tăng lên gần 8,82 lần, tốc ñộ tăng trưởng bình quân ñạt 9,99%/năm. Tốc
ñộ tăng trưởng bình quân của sản lượng thủy sản ñạt 6,17%/năm trong giai
ñoạn 1985-2010.
GDP (theo giá so sánh năm 1994) của ngành Thủy sản giai ñoạn 1995 -
2000 (chỉ bao gồm lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản) tăng từ 5.262 tỷ
ñồng năm 1995 lên 6.680 tỷ ñồng năm 2000; tốc ñộ tăng bình quân ñạt
4,89%/năm, cao hơn tăng trưởng của nông nghiệp (4,53%/năm) và lâm nghiệp
(1,18%/năm); trong giai ñoạn 2001 - 2010, ngành Thủy sản có tốc ñộ tăng
trưởng trung bình ñạt 8%/năm (nông nghiệp: 3,35% và lâm nghiệp: 1,03%).
Cơ cấu sản xuất thủy sản chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng
thủy sản trong tổng GDP cả nước năm 1991 chỉ chiếm trên dưới 1,2%, ñã
tăng tới 3,37% ở năm 2000 và chiếm 4,02% ở năm 2007.
Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực sản xuất nguyên liệu, ñặc biệt là lĩnh
vực nuôi trồng thuỷ sản trong những năm gần ñây, ñã làm gia tăng khối lượng
nguyên liệu chế biến thủy sản, dẫn ñến công suất các cơ sở chế biến và nhu cầu

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

7

lao ñộng cũng không ngừng gia tăng. Ngành chế biến thủy sản ban ñầu chỉ có ở
một số ít khu ñô thị hoặc khu công nghiệp, ñến nay ñã phát triển và mở rộng
trên phạm vi cả nước. Từ 170 cơ sở chế biến thủy sản ñông lạnh năm 1995, ñến
năm 2010 ñã tăng lên trên 650 cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp,
ñạt công nghệ tiên tiến ở tầm khu vực và thế giới. Trong ñó, có 3/4 các cơ sở
ñạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường chính là Nhật Bản, EU, Mỹ và Nga.
Giá trị xuất khẩu thủy sản tăng liên tục trong thời gian qua, ñưa nước ta

trở thành một trong 10 nước xuất khẩu thủy sản có quy mô lớn nhất thế giới.
So với năm 1985, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2010 ñã tăng trên
50 lần (từ 0,09 tỷ USD lên 4,94 tỷ USD).
ðến năm 2010, sản phẩm thủy sản của Việt Nam ñã xuất khẩu sang gần
160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
- Về chính trị: Quán triệt, vận dụng sáng tạo ñường lối, chủ trương,
chính sách phát triển thủy sản kịp thời, ñúng hướng của ðảng và Nhà nước,
tạo cơ hội huy ñộng các thành phần kinh tế tham gia tích cực phát triển
thủy sản trong ñó tăng cường quản lý hoạt ñộng khai thác hải sản tại vùng
biển Việt Nam.
Năm 1993, ðảng ta ñã xác ñịnh một số nhiệm vụ phát triển kinh tế xã
hội trong những năm trước mắt từ việc kết hợp phát triển kinh tế biển liên
quan ñến bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái biển với việc ñảo ñảm an
ninh quốc phòng trên biển nhằm quyết tâm phấn ñấu ñưa nước ta thành một
nước mạnh về biển và xây dựng ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn trong khung cảnh tiếp tục ñổi mới và tăng cường phát triển kinh tế - xã
hội nông thôn. Ban hành hai Nghị quyết quan trọng xác ñịnh hướng ñi mang
tầm chiến lược ñối với phát triển thủy sản là Nghị quyết 03-NQ/TW ngày 6
tháng 5 năm 1993 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 05-NQ/TW, ngày 10
tháng 6 năm 1993 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương
ðảng Khóa VII.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

8

ðặc biệt năm 2008, với Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành
Trung ương ðảng Khóa X về Chiến lược biển Việt Nam ñến năm 2020 và
Nghị quyết số 26-NQ/TW, ðảng ta ñã chủ trương phấn ñấu ñưa nước ta trở
thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, ñảm bảo vững chắc chủ

quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, ñảo và phát triển toàn diện nông
dân, nông nghiệp và nông thôn; góp phần quan trọng trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện ñại hóa và phát triển ñất nước.
- Về xã hội: Mô hình quản lý nghề cá tổng hợp ở cảng cá phù hợp
với ñiều kiện Việt Nam, ñem lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân và bảo vệ tài
nguyên môi trường sinh thái. Ngoài ra, việc nghiên cứu và áp dụng các mô
hình ñồng quản lý, các hình thức tổ chức trong sản xuất và khai thác hải
sản, chuyển ñổi nghề nghiệp ñã góp phần quản lý và khai thác hợp lý
nguồn lợi thủy sản khu vực ven biển. Những kết quả ñạt ñược là cơ sở quan
trọng trong việc ñịnh hướng về nghiên cứu kinh tế - xã hội nghề cá trong
những năm tiếp theo.
Tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật, các công nghệ mới trong lĩnh vực khai
thác hải ở các nước tiên tiến ñược du nhập vào nước ta thông qua các dự án,
các chương trình viện trợ, hỗ trợ kỹ thuật cho ngành. Việc áp dụng những kỹ
thuật mới, tiên tiến vào sản xuất ñã ñóng góp một phần quan trọng trong sự
phát triển nghề cá của nước ta trong những năm vừa qua.
Công tác ñào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật, nghiên cứu khoa học công
nghệ và hoạt ñộng khuyến ngư ñã tạo ñược một lực lượng cán bộ nghiên cứu
và ñội ngũ công nhân kỹ thuật hùng hậu, ñặc biệt hàng triệu nông dân, công
nhân ñã tích lũy ñược những kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt ñộng khai
thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. ðây không những là một nhân tố quan
trọng ñóng góp cho sự thành công của ngành thủy sản trong những năm qua,
mà còn là vốn tri thức quý báu cho ñất nước ở thời kỳ phát triển sau này.
- Về môi trường: Khai thác hải sản ñã trở thành một nghề của ña số cư

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

9

dân ven biển, với việc sử dụng tàu, thuyền cỡ nhỏ, tập trung khai thác ở vùng

nước nông, ven bờ. Chính việc gia tăng số lượng tàu, thuyền ñánh bắt ven bờ
(ñược coi là nơi sinh sản chủ yếu của nhiều loài hải sản), ñã làm cho nguồn
lợi, môi trường sinh thái bị ñe dọa, gây ảnh hưởng lớn ñến tính ña dạng sinh
học ở vùng bờ và ven bờ. Nhiều loài sinh vật biển ñang có dấu hiệu suy giảm
và nguy cơ bị ñe dọa tuyệt chủng. Nhiều loài có giá trị kinh tế cao ñang bị
giảm dần. Năng suất ñánh bắt, chất lượng, kích cỡ hải sản giảm. Chẳng hạn,
nếu như năm 1997, số lượng tàu khai thác dưới 90 CV (tàu khai thác ven bờ)
có 58.396 chiếc, thì năm 2010 ñã tăng lên 85.843 chiếc, chiếm 75% tổng số
tàu ñánh bắt hải sản. Tuy số lượng tàu tăng, nhưng năng suất khai thác giảm
rõ rệt. Từ giá trị sản xuất chiếm 67,4% tổng giá trị sản xuất toàn ngành thủy
sản năm 1997, thì năm 2010 chỉ còn chiếm 28,8%. ðiều này cho thấy, rõ
ràng, nguồn lợi hải sản và vai trò sản xuất của ngành khai thác ñang giảm sút
nghiêm trọng trong thời gian qua.
Sản lượng khai thác tối ưu cho phép ở vùng nước ven bờ ở vào mức
600.000 tấn, nhưng thực tế sản lượng khai thác ở ñây ñã vượt quá con số hơn
1.000.000 tấn. ðiều này chứng tỏ áp lực khai thác ven bờ lên nguồn lợi thủy
sản là quá lớn. Một ñiểm ñáng chú ý, khai thác ven bờ mang nhiều nét truyền
thống với quy mô tàu nhỏ, công nghệ và phương pháp khai thác lạc hậu, chủ
yếu dựa vào kinh nghiệm với nhiều loại nghề và phương tiện khai thác như
lưới rùng, lưới mành, lưới rê, lưới kéo, lưới vây…. Thậm chí, không ít ngư
dân sử dụng cả những phương pháp ñánh bắt mang tính hủy diệt nguồn lợi
như xung ñiện, chất nổ, chất ñộc,… ñã làm suy giảm rất lớn số lượng sinh vật
biển và nguy hại tới môi trường sống của chúng, số lượng loài có nguy cơ
tuyệt chủng và cạn kiệt ngày càng gia tăng (Viện nghiên cứu hải sản, 2008).
2.1.2. ðặc ñiểm quản lý hoạt ñộng khai thác hải sản vùng ven biển
a. Tính ñặc thù của hoạt ñộng khai thác hải sản
Tính ñặc thù ñược quyết ñịnh bời những yếu tố ñặc thù của ñối tượng

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………


10
lao ñộng. Trước hết, cá và nguồn lợi thuỷ sản nói chung là những tài nguyên
thiên nhiên, nhưng chúng là những tài nguyên sống, có thể tái sinh tự nhiên và
không cố ñịnh, những ñặc tính này ảnh hưởng trực tiếp ñến hoạt ñộng khai
thác và nuôi trông thuỷ sản do phụ thuộc quá lớn vào các ñiều kiện tự nhiên,
có tính mùa vụ, sản xuất không ổn ñịnh và rủi ro lớn.
Tính ñặc thù của hoạt ñộng khai thác hải sản ñòi hỏi việc xây dựng, tổ
chức các hoạt ñộng và phát triển hoạt ñộng khai thác phải tuân thủ những
nguyên tắc cơ bản nhằm ñảm bảo phát triển thuỷ sản bền vững như quy ñịnh
trong Luật Thuỷ sản. Các nguyên tắc ñó là “ðiều 4 Luật Thuỷ sản”.
b. Tính ñộc lập của hoạt ñộng khai thác hải sản
Trong hoạt ñộng khai thác hải sản thì thời gian lao ñộng và thời gian
sản xuất trùng nhau. Do ñó tổ chức sản xuất của hoạt ñộng khai thác là mang
ñặc trưng của tổ chức sản xuất công nghiệp.
Là một ngành sản xuất vật chất ñược coi là ñộc lập khi có các ñiều kiện:
Có ñối tượng lao ñộng riêng, có công cụ và phương thức lao ñộng riêng, có lực
lượng lao ñộng chuyên môn hoá thể hiện ñó là một nghề nhất ñịnh do ñó hoạt
ñộng khai thác cũng là ngành sản xuất vật chất ñộc lập.
Sự phát triển của hoạt ñộng khai thác hải sản chịu ảnh hưởng lớn của
sự phát triển của ngành khác và nền kinh tế. Ngược lại, hoạt ñộng khai thác có
sự tác ñộng quan trọng ñối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và các
ngành kinh tế khác.
c. Tính chất hỗn hợp và phức tạp của hoạt ñộng khai thác
Do ñối tượng lao ñộng của hoạt ñộng khai thác hải sản là cá và các vi
sinh vật sống dưới nước có khả năng tái sinh tự nhiên, nên ñi ñôi với việc khai
thác các nguồn lợi tự nhiên cần phải nghiên cứu và thực hiện bảo vệ, duy trì
và tái tạo nguồn lợi. Tiến hành nuôi trồng và phát tiển các sinh vật ñó ñể phục
vụ cho nhu cầu sản xuất lâu dài, công việc này phụ thuộc lớn vào các ñiều
kiện tự nhiên và vai trò quản lý của con người.


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

11
d. Có tính truyền thống, khai thác ven bờ là chủ yếu
ðây là ñặc ñiểm có tính lịch sử của sự phát triển ngành thuỷ sản nước
ta. Nghề cá nói chung và hoạt ñộng khai thác hải sản nói riêng của nước ta ra
ñời và phát triển trong bối cánh của một nền sản xuất nhỏ, thủ công và lạc
hậu. Hầu hết cá hoạt ñộng khai thác hải sản ñược hình thành trên cơ sở các
nghề nghiệp truyền thống của từng ñịa phương, từng vùng có ñiều kiện tự
nhiên khác nhau, thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài thuỷ
sản ở mỗi vùng.
Do truyền thống và tự phát của các hoạt ñộng khai thác hải sản mà trình
ñộ kỹ thuật, công nghệ và quản lý sản xuất thuỷ sản nước ta nói chung là thấp,
tập trung chủ yếu ở các vùng nước nội ñịa ven bờ. ðặc ñiểm này gây ra nhiều
khó khăn trong quá trình phát triển hoạt ñộng khai thác hải sản xã bờ, dựa trên
kỹ thuật, công nghệ, trình ñộ chuyên môn cao ở nước ta, ñồng thời chi phối
nội dung, hình thực và bước ñi thích hợp trong việc thực hiện sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện ñại hoá hoạt ñộng khai thác.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng ñến quản lý hoạt ñộng khai thác hải sản vùng
ven biển
a. Yếu tố về tự nhiên
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt ñới, gió mùa ðông Nam Á, với 2
mùa rõ rệt, mùa ñông và mùa hè. Chịu ảnh hưởng lớn của các biến ñộng về
khí quyển Tây Thái Bình Dương. ðiều kiện khí tương thuỷ văn tương ñối
phức tạp, bão thường xảy ra từ tháng 6 ñến tháng 9.
Bờ biển Việt Nam có chiều dài 3.260 km và khoảng 4.000 hòn ñảo lớn
nhỏ và 12 ñầm, phá, 112 của sông, lạch có ñộ sâu khác nhau, trong ñó 41%
(47 cửa) có ñộ sâu 1,6 – 3,0 m, lợi dụng nước thuỷ triều tàu cá 135 CV có thể
ra vào dễ dàng. Nhiều cửa sông có thể xây dựng các bến cá, cảng cá và các cơ
sở hạ tầng phục vụ khai thác hải sản xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản và góp phần

ñảm bảo an ninh quốc phòng.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

12
Biển Việt Nam bao gồm: vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.00 km
2
,
vùng biển ñặc quyền kinh tế rộng khoảng 01 triệu km
2
; có nhiều vũng, vịnh kín
gió, dễ trú ñậu tàu thuyền và có ñiều kiện phát triển nuôi biển. Căn cứ ñặc ñiểm
ñịa hình và khí tượng thuỷ văn, vùng biển và các tỉnh dọc ven biển Việt Nam có
thể chia làm 3 vùng lớn: vùng biển Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam.
b. Yếu tố kinh tế
* Về hình thức quản lý hoạt ñộng khai thác hải sản
Hoạt ñộng khai thác hải sản tại Việt Nam nói chung mang tính chất
của nghề cá quy mô nhỏ, thủ công. Ngư dân tham gia hoạt ñộng khai thác
hải sản chủ yếu theo nghề cha truyền, con nối với quy mô nhỏ, lẻ, mang
tính chất từng hộ gia ñình.
Năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị ñịnh số 33/2010/Nð-CP ngày
31/03/2010 về quản lý hoạt ñộng khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt
Nam trên các vùng biển.
Nghi ñịnh này tạo ñiều kiện thuận lợi ñể hình thành các tổ khai thác hải
sản, bước ñầu chuyển hình thức khai thác ñơn lẻ thành những tổ khai thác trên
biển hỗ trợ nhau trong quá trình khai thác trên biển, tìm kiếm, cứu hộ, cứu
nạn, hỗ trợ vốn ñể mua ngư cụ, trang bị phục vụ sản xuất Quan trọng nhất là
việc hỗ trợ nhau về mặt tinh thần, kết nối thông tin thông suốt giữa tàu với tàu
ñã làm cho ngư dân yên tâm hơn khi bám biển dài ngày.
Tổ khai thác hải sản ñược thành lập từ ít nhất 03 tàu cá trở lên theo

nguyên tắc tự nguyện, hoạt ñộng theo Quy ước tổ chức hoạt ñộng của tổ do
các thành viên trong tổ cùng thống nhất xây dựng và ñược xác nhận của các
cấp có thẩm quyền.
* Về lao ñộng
Theo kết quả của cuộc Tổng ñiều tra năm 2008 của Tổng cục Thống kê,
tính ñến ngày 01/07/2008, cả nước có 4,5 triệu lao ñộng nghề cá, tăng so với
năm 2005 là 200 nghìn lao ñộng. ðến năm 2010 cả nước có 4,75 triệu lao ñộng

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

13
nghề cá, tăng so với năm 2007 là 205 nghìn lao ñộng.
Năm 2011, theo chỉ ñạo của Thủ tướng Chính phủ sẽ thực hiện tổng
ñiều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản. Nhằm thu thập thông tin cơ bản
về nông thôn, nông nghiệp và thủy sản phục vụ việc ñánh giá thực trạng và xu
hướng phát triển của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam; thiết lập căn cứ làm
cơ sở xây dựng kế hoạch, hoạch ñịnh chính sách phát triển nông nghiệp, nông
thôn trong giai ñoạn tới và mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Qua kết quả ñiều tra cho thấy: lao ñộng khai thác hải sản có trình ñộ
văn hoá thấp. Số lao ñộng có trình ñộ văn hoá cấp 2 chỉ chiếm 20%, còn lại là
cấp 1 và chưa biết chữ. Phần ñông lao ñộng khai thác hải sản là lao ñộng
nghèo, không có vốn ñể mua sắm phương tiện khai thác mà chỉ sống bán ngư
(ñặc biệt là các ñội tàu có công suất máy < 50 CV).
Hầu hết thuyền trưởng, máy trưởng và thuỷ thủ trên tàu cá ñều ñánh bắt
theo kinh nghiệm, chưa ñủ khả năng ñể sử dụng những thiết bị hiện ñại. Vì
vậy, ý thức bảo vệ và tái tạo nguồn lợi của lao ñộng khai thác là rất kém.
* Về nguồn vốn
- Hiện này, nguồn vốn từ ngân sách tập trung ñầu tư cho các hoạt ñông
nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trong hoạt ñộng khai
thác hải sản và bảo quản sản phẩm sau ñánh bắt trên biển khoảng 132,7 tỷ

ñồng nhằm hỗ trợ ngư dân nâng cao hiệu quả sản xuất phát triển hoạt ñộng
khai thác hải sản. Nguồn vốn ngân sách thực hiện các chủ trương, chính sách
hỗ trợ phát triển sản xuất như: hỗ trợ lãi suất vay cho ngư dân cải hoán, ñóng
mới tàu có công suất lớn vươn khơi khai thác hải sản nâng cao hiệu quả sản
xuất và phát triển bền vững.
- Nguồn vốn tín dụng: Các tổ chức cá nhân ñã phối hợp với các ngân
hàng thương mại ñể có chính sách, hình thức cho vay vốn phù hợp với ñiều
kiện từng hộ vay, có hình thức ưu tiên ñể các hộ ngư dân tiếp cận với các

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

14
nguồn vốn tín dụng: vay bằng tín chấp, vay theo dự án sản xuất, thế chấp
bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
- Ngoài ra còn có nguồn vốn nhân dân và nguồn vốn từ các tổ chức
trong và ngoài nước hỗ trợ ngư dân trong hoạt ñộng khai thác hải sản.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Hệ thống cảng cá: Ngành Thuỷ sản ñã có một mạng lưới dịch vụ hậu
cần rộng khắp cả nước ñể ñáp ứng nhu cầu dịch vụ cho nghề cá. Năm 2010,
ñã có 117 cảng cá và 103 bến cá ñược phân bố tại 28 tỉnh ven biển. Các cảng
cá ñược xây dựng với nhiều nguồn vốn khác nhau. Hiện tại có 108 cảng cá
ñược ñưa vào sử dụng với tổng chiều dài cầu cảng là 15.700 m.
- Cơ sở ñóng tàu: cả nước có khoảng 1.102 cơ sở ñóng sửa tàu thuyền,
khả năng ñóng mới 6.000 chiếc/năm và sửa chữa khoảng 10.000 chiếc/năm. Hầu
hết các cơ sở ñóng tàu bằng vỏ gỗ, một số ít doanh nghiệp ñóng bằng vỏ sắt có
công suất 200 - 400 CV.
- Cơ sở cung cấp vật liệu, thiết bị nghề cá: có 8 cơ sở sản xuất lưới sợi
với công suất 500 tấn/năm; vật tư 9.500 tấn/năm.
- Cả nước có khoảng 156 kho cấp ñông với tổng công suất khoảng
10.000 tấn và 200 xí nghiệp nước ñá ñể cung ứng cho các tàu ñánh cá.

- Hệ thống thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn ñịnh, chưa hỗ trợ và
tạo ñiều kiện thuận lợi cho người dân bao tiêu sản phẩm. Dịch vụ thu mua sản
phẩm trên biển chưa ñược quản lý chặt chẽ, phần lớn các tàu thu mua hải sản
trên biển là của các chủ nậu, tình trạng ép giá ñối với người lao ñộng là
thường xuyên.
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá còn lạc hậu,
thiếu ñồng bộ, vệ sinh công nghiệp kém. ða số các bến cảng và luồng lạch
chưa ñược nạo vét nên tàu thuyền ra vào khó khăn. Nơi trú ñậu thiếu và
không ñảm bảo dẫn ñến thời gian ñợi bốc cá kéo dài làm cho chất lượng sản
phẩm bị suy giảm.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

15
* Yếu tố về khoa học công nghệ
Tiến bộ khoa học công nghệ một mặt tạo ra những nhu cầu mới, mặt
khác tạo ra những khả năng mới hình thành và phát triển cơ cấu hoạt ñộng
khai thác ñể ñáp ứng nhu cầu. Trong ñiều kiện hiện nay làm thay ñổi ñáng kể
vị trí, vai trò của các ngành chuyên môn hóa theo hướng các ngành ñại ñiện
cho kỹ thuật mới có thành lực lượng xản xuất trực tiếp làm cho sự phụ thuộc
của con người vào ñiều kiện tự nhiên ngày càng ít ñi, từ ñó hoạt ñộng khai
thác chịu ảnh hưởng lớn của ñiều kiện tự nhiên.
Làm thay ñổi vai trò của nguyên liệu trong quá trình sản xuất, nó cho
phép sử dụng tốt hơn những nguyên liệu, phế liệu, tận dụng triệt ñể các chất
có ích chứa trong nguyên liệu, giảm mức tiêu hao nguyên liệu trong một ñơn
vị sản phẩm, từ ñó có thể tăng số lượng chủng loại sản phẩm làm ra trên một
lượng nguyên liệu nhất ñịnh, ñáp ứng ñược nhiều nhu cầu hơn, ñiều này là
cho thay ñổi quan hệ giữa hoạt ñộng khai thác và chế biến, cho phép phát
triển hoạt ñộng khai thác có hiệu quả hơn trước, có thể khai thác những nguồn
lợi ñộng thực vật mà trước ñây chưa có khả năng khai thác.

* Yếu tố về xã hội
Hoạt ñộng khai thác hải sản ở nước ta cũng nhưng các hoạt ñộng khác
trong toàn bộ nền kinh tế, phát triển trong ñiều kiện xã hội của một nền sản
xuất nhỏ, thủ công, lạc hậu, mang năng tính chất tự cung, tự cấp gây nhiều
khó khăn cho phát triển và xây dựng một cơ cấu hoàn chỉnh, hiện ñại. Với
nhận thức ñầy ñủ, ñúng ñắn nhân tố này là cơ sở ñể xây dựng các chủ trương
chính sách ñúng ñắn cho sự phát triển của hoạt ñộng khai thác hải sản ở Việt
Nam. ðặc ñiểm lớn nhất của hoạt ñộng khai thác hải sản ở nước ta là do nhân
dân hình thành trên cơ sở nghề nghiệp truyền thống của từng vùng, từng ñịa
phương với cơ cấu nghề nghiệp nhỏ bé, khai thác ven bờ là chủ yếu nên năng
suất thấp. Nếu muốn phát triển hoạt ñộng khai thác hải sản thì phải lấy hoạt
ñộng khai thác làm ñộng lực, nhưng phải có sự dịch chuyển cơ cấu nghề

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

16
nghiệp theo hướng vươn xa bờ, kết hợp khai thác hải sản và bảo vệ nguồn lợi.
ðồng thời phát triển mạnh ngành chế biến ñặc biệt là chế biến xuất khẩu ñể
nâng cao hiệu quả của sản phẩm khai thác và tạo nguồn vốn ñầu tư ñể hiện
ñại hóa ngành hoạt ñộng khai thác.
* Yếu tố về chính sách
- Chưa có nhiều chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham
gia công tác nghiên cứu khoa học công nghệ phát triển thủy sản, bảo vệ môi
trường, nguồn lợi, kiểm tra, giám sát các hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh, xúc
tiến thương mại trong lĩnh vực thủy sản theo ñịnh hướng của Nhà nước.
Nhà nước vẫn hạn chế ñầu tư cho hoạt ñộng khai thác hải sản, vì vậy
chưa có nhiều ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới vào khai
thác hải sản; xây dựng hạ tầng nghề cá; ñào tạo nghề; xây dựng hệ thống
thông tin liên lạc; dịch vụ hậu cần và các chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển
ñổi nghề nghiệp sang các nghề khác… khuyến khích tổ chức, cá nhân phát

triển khai thác hải sản xa bờ.
- Chưa có nhiều chính sách khuyến khích ngư dân tham gia hình thành
các mô hình tổ chức tập thể, doanh nghiệp, tập ñoàn hoạt ñộng trong lĩnh vực
khai thác hải sản.
- Các chính sách hỗ trợ rủi ro trong hoạt ñộng khai thác hải sản còn thiếu.
2.2. Tình hình quản lý hoạt ñộng khai thác hải sản vùng ven biển ở một
số nước trên Thế giới và ở Việt Nam
2.2.1 Tình hình quản lý hoạt ñộng khai thác hải sản vùng ven biển ở một số
nước trên Thế giới
a. Quản lý hoạt ñộng khai thác hải sản vùng ven biển ở Nhật Bản
+ Hoạt ñộng khai thác hải sản ven bờ bao gồm: các tàu không ñộng cơ
và có ñộng cơ nhưng trọng tải < 20CV.
Như vậy có thể nói hơn 90% số tàu của nghề cá Nhật Bản là thuộc các

×