Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI VĂN PHÒNG UBND TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2011 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.82 KB, 44 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- Ủy ban nhân dân : UBND


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ hội nhập như ngày nay, yếu tố con người là một trong
những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia nói
chung, mỗi tổ chức nói riêng. Như vậy, để có thể tạo nên tiền đề, cơ sở vững
mạnh cho sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức thì nhân lực là một yếu tố
không thể bỏ qua. Nhân lực luôn là vấn đề then chốt của mọi thời đại nhất là
trong thời kỳ chuyển giao từ nên kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay của nước ta. Xã hội,
thế giới luôn biến động, luôn thay đổi từng giờ vì vậy yếu tố thích ứng với
thời đại là một trong những yêu cầu nhất thiết đối với nguồn nhân lực hiện
nay. Để có thể giúp nâng cao khả năng thích ứng của nguồn nhân lực trong
thời đại này thì cơng tác đào tạo bồi dưỡng là hoạt đông không thể xem nhẹ.
Muốn làm cho nguồn lực con người được sử dụng có hiệu quả và đáp ứng
được với nhu cầu ngày càng cao của công việc, cũng như phù hợp với xu thế
phát triển của thế giới thì việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực là khơng
thể thiếu và phải mang tính thường xun.
Văn phịng UBND tỉnh Phú Thọ là một cơ quan hoạt động trong lĩnh
vực hành chính nhà nước ở địa phương nên việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
công chức cần phải được chú trọng quan tâm và mang tính chiến lược của
tỉnh. Tiếp thu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ là gốc của mọi vấn
đề, gốc có tốt thì ngọn mới tốt”, nhận thấy đội ngũ cán bộ, cơng chức có trình
độ chun mơn nghiệp vụ cao thì mới có thể hồn thành tốt cơng việc và
nhiệm vụ được giao, Văn phòng UBND tỉnh Phú Thọ trong nhưng năm qua


rất quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, xác định đó
là một yếu tố cơ bản để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; cũng là
để đáp ứng nhu cầu bắt kịp được những xu hướng phát triển của thế giới,

3


nâng cao hơn khả năng thích ứng của cán bộ, công chức đối với những biến
đổi của thời đại, và nâng cao trình độ kiến thức, chun mơn nghiệp vụ cho
cán bộ, cơng chức.
Chính vì vậy, qua q trình đào tạo tại trường cùng với các kiến thức
chuyên ngành đã được học tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, cùng với thời
gian kiến tập tại Văn phòng UBND tỉnh Phú Thọ, được sự hướng dẫn của
thầy cô trong Khoa Tổ chức và Quản lý Nhân lực em xin trình bày về thực
trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng chức tại Văn phịng UBND
tỉnh Phú Thọ và đưa ra một số ý kiến đánh giá kiến nghị giải pháp mang tính
cá nhân về cơng tác này qua đề tài: “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng
chức tại Văn phịng UBND tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2015”.
2. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng chức tại Văn phịng UBND
tỉnh Phú Thọ.
3. Phạm vi nghiên cứu
Công tác đào tạo bồi dưỡng tại Văn phòng UBND tỉnh Phú Thọ phụ
thuộc vào chỉ tiêu, nhu cầu do UBND tỉnh quyết định và có kế hoạch. Vì vậy
đề tài được nghiên cứu trong phạm vi Văn phòng UBND tỉnh Phú Thọ với nội
dung nghiên cứu về công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Văn phòng UBND tỉnh
Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp
nhằm thu thập thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu như:

- Phương pháp phân tích tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp so sánh tổng hợp
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp ghi nhật ký công việc, ghi chép tổng hợp
5. Ý nghĩa của báo cáo

4


Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa rất to lớn cả về mặt lý
luận và mặt thực tiễn. Thông qua hoạt động nghiên cứu về thực trạng công tác
đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức sẽ cho chúng ta biết được nên đào tạo
như thế nào, cần đào tạo nội dung gì, những nội dung gì đang thiếu hụt cần
được bổ sung đào tạo bồi dưỡng, tìm ra những hạn chế trong cơng tác đào tạo
bồi dưỡng cán bộ công chức, đưa ra phương hướng giải quyết những hạn chế
đấy, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ công
chức.
6. Bố cục của báo cáo
Báo cáo được chia làm 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề chung về tỉnh Phú Thọ và Văn phòng UBND
tỉnh Phú Thọ
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
tại Văn phòng UBND tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2015
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo,bồi
dưỡng cán bộ, cơng chức tại Văn phịng UBND tỉnh Phú Thọ

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỈNH PHÚ THỌ VÀ
VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

1.1.

Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam, có vị

5


trí trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Phú
Thọ nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Cơn Minh (Trung
Quốc), phía Đơng giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây tiếp giáp thành phố Hà Nội,
phía Nam giáp tỉnh Hồ Bình, phía Bắc giáp tỉnh n Bái và Tuyên Quang.
Phú Thọ cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách Trung tâm thành phố Hà
Nội 80km (Phú Thọ là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội), cách
cảng Hải Phòng 170km, cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu (giữa Lào Cai - Việt
Nam và Vân Nam - Trung Quốc) và cửa khẩu Thanh Thủy – Lạng Sơn
200km và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sơng Hồng, sơng Đà và sơng
Lơ.Với vị trí địa lý này đã tạo cho Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi và
tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanh, giao lưu, phát triển kinh tế với cả
trong nước và ngồi nước.
Phú Thọ cịn là mảnh đất cội nguồn, vùng đất tổ của dân tộc Việt Nam.
Tại đây có đền thờ các Vua Hùng và hệ thống di tích lịch sử, lễ hội dày đặc,
mỗi lễ hội có một sắc thái riêng đặc sắc và độc đáo, là tiềm năng rất lớn để
phát triển du lịch, dịch vụ.
Diện tích đất tự nhiên 3.532 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là
97.610 ha, đất rừng là 195.000 ha với 64.064 ha rừng tự nhiên, đất mặt nước
nuôi trồng thuỷ sản là 10.000 ha, các loại đất khác là 19.299 ha.
+ Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc các
huyện Thanh Sơn, Yên Lập, phía Tây huyện Cẩm Khê... là vùng có nhiều
tiềm năng phát triển về lâm nghiệp, khai thác khoáng sản.

+ Tiểu vùng đồi gò thấp, xen kẽ đồng ruộng, dải đồng bằng ven các
triền sông Hồng, sông Lô và Sông Đà. Đây là vùng thuận lợi cho việc trồng
các loại cây nguyên liệu giấy, cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày như

6


chè, cây ăn quả; thuận lợi cho phát triển chăn ni và ni trơng thuỷ sản. Có
tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp
phụ trợ, cơng ngiệp chế biến…
Tỉnh Phú Thọ có trên 1,4 triệu người với 21 dân tộc anh em cùng sinh
sống bao gồm dân tộc Kinh, dân tộc Mường, dân tộc Dao, dân tộc Sán Chay,
dân tộc Tày, dân tộc Mông, dân tộc Thái, dân tộc Nùng, dân tộc Hoa, dân tộc
Thổ, dân tộc Ngái,…
1.2. Giới thiệu chung về Văn phòng UBND tỉnh Phú Thọ
1.2.1.Vị trí chức năng
Văn phịng Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ là cơ quan thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh Phú Thọ, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh
Phú Thọ về: chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức, quản lý và công bố các
thơng tin chính thức về hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ; đầu mối Cổng thông tin điện tử, kết nối
hệ thống thơng tin hành chính điện tử chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân
tỉnh Phú Thọ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; quản lý công báo và phục vụ
các hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
(các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh) thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo
thẩm quyền; quản lý văn thư - lưu trữ và công tác quản trị nội bộ của Văn
phòng UBND tỉnh Phú Thọ.
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu và tài
khoản riêng.
1.2.2. Nhiệm vụ quyền hạn


7


* Trình Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành:
- Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.
- Văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.
- Văn bản hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn
phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh.
- Văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng, Phó
đơn vị thuộc Văn phịng Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ; Chánh Văn phịng,
Phó Chánh Văn phịng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện
thuộc tỉnh Phú Thọ.
* Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành:
- Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc
Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Các văn bản khác theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh.
* Tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế
hoạch cơng tác của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ:
- Tổng hợp đề nghị của các Sở, cơ quan ngang Sở, cơ quan thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức liên
quan.

8


- Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đưa vào

chương trình, kế hoạch cơng tác những vấn đề cần tập trung chỉ đạo, điều
hành hoặc giao cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án, dự án, dự thảo
văn bản.
- Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành hoặc phê duyệt chương trình, kế hoạch cơng tác.
- Theo dõi, đôn đốc các Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan,
tổ chức liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch cơng tác, đảm bảo đúng
tiến độ, chất lượng.
- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất kết quả thực hiện; kiến nghị giải pháp
nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch cơng tác.
- Kịp thời báo cáo, điều chỉnh chương trình, kế hoạch cơng tác, đáp ứng
yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Phú Thọ.
* Phục vụ hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị chương trình, nội
dung, phục vụ các cuộc họp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo.
- Theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế làm việc của
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tổ chức công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

9


* Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Triệu tập, chủ trì các cuộc họp.
- Theo dõi, đơn đốc, chỉ đạo, kiểm tra công tác đối với các Sở; Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thực hiện nhiệm vụ trước Hội đồng nhân dân tỉnh; tiếp xúc, báo cáo,

trả lời kiến nghị của cử tri.
- Chỉ đạo, áp dụng biện pháp cần thiết giải quyết công việc trong
trường hợp đột xuất, khẩn cấp.
- Cải tiến lề lối làm việc; duy trì kỷ luật, kỷ cương của bộ máy hành
chính nhà nước ở địa phương.
* Tiếp nhận, xử lý, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh giải quyết những văn bản, hồ sơ do các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi,
trình (văn bản đến):
- Đối với đề án, dự án, dự thảo văn bản do các cơ quan trình: Kiểm tra
hồ sơ, trình tự, thủ tục soạn thảo, thể thức, kỹ thuật trình bày dự thảo văn bản;
tóm tắt nội dung, nêu rõ thẩm quyền quyết định, sự đồng bộ trong chỉ đạo,
điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với vấn đề
liên quan, đề xuất một trong các phương án: Ban hành, phê duyệt; đưa ra
phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh; gửi lấy ý kiến các thành viên Ủy ban nhân
dân tỉnh; thông báo ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu cơ
quan soạn thảo hoàn chỉnh lại, lấy thêm ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân
hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định và quy chế làm việc của Ủy

10


ban nhân dân tỉnh.Trong quá trình xử lý, nếu đề án, dự án, dự thảo văn bản
còn ý kiến khác nhau, chủ trì họp với cơ quan, tổ chức liên quan để trao đổi
trước khi trình.
- Đối với dự thảo báo cáo, bài phát biểu: Phối hợp với các cơ quan liên
quan biên tập, hoàn chỉnh theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Đối với văn bản khác: Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
giao cơ quan liên quan triển khai thực hiện; tổ chức các điều kiện cần thiết để
Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý theo quy định của
pháp luật và nội dung văn bản đến.

* Phát hành, quản lý, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả
thực hiện văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Quản lý, sử dụng con dấu, phát hành văn bản của Ủy ban nhân dân,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.
- Theo dõi, đơn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bản của
Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; định kỳ rà soát, báo cáo
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong chỉ
đạo, điều hành.
- Rà soát nhằm phát hiện vướng mắc, phát sinh về thẩm quyền, hồ sơ,
trình tự, thủ tục và nghiệp vụ hành chính văn phịng trong q trình chỉ đạo,
điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; kịp thời báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung; hàng năm, tổng hợp, báo cáo Văn
phịng Chính phủ.
- Lưu trữ văn bản, hồ sơ, tài liệu của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban

11


nhân dân tỉnh Phú Thọ.
* Thực hiện chế độ thông tin:
- Tổ chức quản lý, cập nhật thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của
Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về hoạt động của Cổng Thông tin
điện tử và kết nối hệ thống thơng tin hành chính điện tử chỉ đạo, điều hành
của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.
- Xuất bản, phát hành Công báo tỉnh.
- Thiết lập, quản lý và duy trì hoạt động mạng tin học của Ủy ban nhân
dân tỉnh Phú Thọ.
* Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật:
- Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban

nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.
- Phục vụ các chuyến công tác, làm việc, tiếp khách của Ủy ban nhân
dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.
* Hướng dẫn nghiệp vụ hành chính văn phịng:
Chủ trì, phối hợp với Văn phịng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng
nhân dân tỉnh Phú Thọ tổng kết, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ hành
chính văn phịng đối với Văn phịng các Sở, Văn phòng Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơng chức Văn phịng - Thống kê xã, phường, thị
trấn.

12


* Thực hiện nhiệm vụ quản trị nội bộ:
- Tổ chức thực hiện các văn bản, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan có
thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt liên quan đến hoạt động của Văn phòng
Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.
- Tiếp nhận, xử lý văn bản do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi Văn phòng
Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ; ban hành và quản lý văn bản theo quy định.
- Hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy
quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và cải cách hành
chính phục vụ nhiệm vụ được giao.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế cơng chức, cơ cấu ngạch cơng chức,
vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và số
lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh Phú Thọ.
- Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công
chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Ủy

ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; quản lý và chịu trách nhiệm
về tài chính, tài sản được giao theo quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch

13


Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ giao hoặc theo quy định của pháp luật.

14


1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Chánh Văn phòng UBND
tỉnh Phú Thọ

Phó Chánh Văn
phịng UBND tỉnh

Phịng
Kinh tế
ngành

Phịng
Kinh tế
tổng
hợp


Phịng
Văn xã

Phó Chánh Văn
phịng UBND tỉnh

Phịng
Nội
chính

Ban
Tiếp
cơng
dân

15

Phó Chánh Văn
phịng UBND tỉnh

Phịng
Hành
chính –
Tổ
chức

Phịng
Quản
trị - Tài

vụ

Trung
tâm
cơng
báo


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ, CƠNG CHỨC TẠI VĂN PHỊNG UBND TỈNH PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
2.1. Lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
2.1.1. Các khái niệm cơ bản


Khái niệm đào tạo
Đào tạo là q trình bù đắp những thiếu hụt về yêu cầu nhân sự, về mặt
chất lượng của người lao động nhằm trang bị cho họ những kiến thức, kỹ
năng, thái độ đối với công việc để họ có thể hồn thành cơng việc hiện tại với



năng suất và hiệu quả cao nhất.
Khái niệm bồi dưỡng
Bồi dưỡng là quá trình nâng cao những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất
và bổ sung những kiến thức còn thiếu để nâng cao trình độ của người lao
động để người lao động có thể đáp ứng tốt được các yêu cầu của hiện tại và




tương lai trong hoạt động lao động.
Khái niệm đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực
Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực là các hoạt động để duy trì và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức. Bù đắp những thiếu hụt về
nhu cầu nhân sự, về kiến thức, kỹ năng, thái độ, phẩm chất đạo đức của người
lao động, nhằm giúp cho họ có thể làm việc, phát triển bản thân và đáp ứng
được yêu cầu của xã hội tương lai. Là điều kiện quyết định để các tổ chức có
thể đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh đầy biến động.
Theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010 của
Chính phủ về đào tạo bồi dưỡng cơng chức, tại Điều 5 đã giải thích: “ Đào tạo
là q trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy
định của từng cấp học, bậc học” và “ Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập



nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc”.
Khái niệm cán bộ, công chức

16


Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế
và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
2.1.2. Vai trò của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, cùng với sự phát triển của thế giới
theo xu hướng tồn cầu hóa đã đặt ra yêu cầu mới trong quá trình xây dựng và
phát triển đất nước. Để có thể đáp ứng được các yêu cầu ấy, địi hỏi đội ngũ
cán bộ, cơng chức của nước ta phải thường xuyên được đào tạo bồi dưỡng
nâng cao trình độ chun mơn, trình độ tri thức để có thể bắt kịp với sự thay
đổi đó, đáp ứng được những u cầu, địi hỏi của tình hình mới, giai đoạn
mới.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh có ý nghĩa quan trọng,
khơng chỉ có vai trị nhằm góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ
chun môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ,
công chức, hướng tới mục tiêu là tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi
nhiệm vụ chun mơn, mà cịn giúp nâng cao tính hiệu quả và tính khả thi của
các chủ trương, chính sách cải cách đổi mới của Nhà nước đưa ra khi có đội
ngũ cán bộ, cơng chức có năng lực trình độ cao thực hiện.
2.1.3. Mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng
Cán bộ, cơng chức có vai trị rất quan trọng trong việc hoạch định, triển

17


khai và tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước; quyết định sự
thành công hay thất bại của đường lối, chính sách do cơ quan, tổ chức vạch ra.
Đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực thi các chính sách, kế hoạch của cơ
quan, tổ chức; các mục tiêu quốc gia; thực hiện các giao tiếp (trao đổi, tiếp
nhận thông tin,...) giữa các cơ quan nhà nước với nhau và với doanh nghiệp
và người dân. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, công chức phải được quan tâm đào tạo,
bồi dưỡng về năng lực công tác, kỹ năng nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và
ý thức phục vụ nhân dân.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Văn phòng UBND tỉnh
Phú Thọ nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ, cơng chức có bản lĩnh chính

trị, năng lực thực tiễn, có phẩm chất và đạo đức cách mạng trong sáng, tác
phong làm việc khoa học, hiệu quả, có tính chun nghiệp cao, tận tụy phục
vụ nhân dân. Đảm bảo có trình độ chun mơn, lý luận chính trị, có kiến thức
kỹ năng phù hợp với nhiệm vụ cơng tác, góp phần giúp cho q trình thực
hiện nhiệm vụ được tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Đáp ứng việc kiện toàn
nâng cao năng lực lãnh đạo, tác phong làm việc của cán bộ công chức, nâng
cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước trong hoạt động quản lý
ở tỉnh Phú Thọ. Việc đào tạo bồi dưỡng có ba mục tiêu chính:
- Trang bị, bổ sung, cập nhật những kiến thức, kỹ năng, thái độ chuyên
môn nghề nghiệp cần thiết để nâng cao hiệu quả công việc, tăng năng suất lao
động.
- Tạo điều kiện, làm giảm thời gian làm quen với vị trí công việc mới
trong các trường hợp đề bạt, luân chuyển, thuyên chuyển, biệt phái.
- Trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để công chức đáp ứng
được các tiêu chuẩn của Ngạch, đáp ứng các yêu cầu tương lai về nguồn nhân

18


lực của Tổ chức.
2.1.4. Yêu cầu của đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo, bồi dưỡng tập trung trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ
thực hiện công việc cho cán bộ, cơng chức; trong đó, cung cấp những kiến
thức, lý luận cơ bản, trang bị kỹ năng, cách thức hoạt động thực thi công việc,
giáo dục thái độ thực hiện cơng việc thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách
nhiệm của người cán bộ, công chức. Để đạt được kết quả tốt thì trong quá
trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp và tài liệu
giảng dạy cho phù hợp, theo yêu cầu của từng vị trí cơng tác.
- Xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể theo từng

năm và cả nhiệm kỳ.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải gắn với việc bố trí, sử dụng; tránh tình
trạng đào tạo khơng đúng chun ngành, chun mơn nghiệp vụ.
- Xây dựng đội ngũ giảng viên có kiến thức sâu, rộng, có nhiều kinh
nghiệm trong thực tế; cung cấp cho người học những thông tin, kiến thức thiết
thực; chú trọng mời giảng viên thỉnh giảng là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị
công tác trong ngành, trong địa phương có kinh nghiệm thực tiễn để truyền
đạt kiến thức, hướng dẫn kỹ năng theo từng vị trí việc làm.
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng
2.1.5.1. Các yếu tố bên trong tổ chức
* Công tác xác định mục tiêu của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng:
Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cần phải rõ ràng, không thể chung chung.
Khi xây dựng mục tiêu chung chung sẽ khơng giúp gì cụ thể cho việc định

19


hướng thực hiện đào tạo, bồi dưỡng. Mục tiêu chung chung thì yêu cầu và
phương thức đào tạo, bồi dưỡng đưa ra cũng mang tính chung chung như vậy.
Làm như thế thì hiệu quả của hoạt động đào tạo bồi dưỡng sẽ không đạt hiệu
quả cao.
Khi mà tổ chức, cơ quan xác định rõ được mục tiêu của hoạt động đào
tạo bồi dưỡng thì sẽ đề ra được yêu cầu, phương thức đào tạo một cách hiệu
quả nhất, tìm ra được những hạn chế những thiếu xót để từ đó xây dựng
chương trình đào tạo phù hợp với các đối tượng đã được lựa chọn để đào tạo
bồi dưỡng. Khi đã xác định được mục tiêu, hướng đào tạo, bồi dưỡng một
cách rõ ràng thì các Chính sách sẽ tập trung theo hướng đó và như thế mới
phát huy được hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.
* Công tác xác định nhu cầu, đối tượng tham gia đào tạo, bồi
dưỡng:

Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của hoạt
động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Nếu như, việc xác định nhu cầu
và đối tượng tham gia đào tạo bồi dưỡng khơng đúng với tình hình thực tế của
cơ quan thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả nâng cao năng lực làm việc cho cán
bộ, công chức. Như việc đào tạo sai chuyên môn, sai trình độ, cấp bậc cho cán
bộ, cơng chức sẽ gây lãng phí tiền của, thời gian và ảnh hưởng đến công việc
của cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
Việc xác định không đúng nhu cầu đào tạo bồi dưỡng trong từng thời
điểm, giai đoạn cũng gây ảnh hưởng cho công tác nâng cao năng lực làm việc.
Do đó phải xác định được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho từng vị trí
cơng việc. Những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà cán bộ, công chức hiện có
là gì? Những kiến thức, kỹ năng cịn thiếu của cán bộ cơng chức đối với vị trí
cơng việc? Tính cấp thiết của việc nâng cao kiến thức kỹ năng ấy của cán bộ
cơng chức? Những khóa học nào cần tổ chức để khắc phục những thiếu hụt về

20


kiến thức, kỹ năng cho cán bộ công chức? Nếu xác định được đúng nhu cầu
cũng như đối tượng thì công tác đào tạo bồi dưỡng mới đạt được kết quả cao.
* Công tác xây dựng nội dung kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng:
Khi đã xác định được mục tiêu, nhu cầu và đối tượng của đào tạo bồi
dưỡng, mà khơng xây dựng được nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng
cho phù hợp thì khơng thể đảm bảo được tính hiệu quả của cơng tác ấy. Do đó
cần chú trọng việc xây dựng nội dung theo sát với mục tiêu đã đề ra, phù hợp
với nhu cầu cần đào tạo và đối tượng được đào tạo để đem lại hiệu quả tốt.
* Công tác xác định phương pháp đào tạo, bồi dưỡng:
Lựa chọn phương thức đào tạo bồi dưỡng cần dựa vào nội dung và nhu
cầu đào tạo. Hình thức đào tạo có vai trị quan trọng ảnh hưởng đến chất
lượng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng. Do đó cần phải xác định hình thức,

phương pháp đào tạo cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của chương trình đào
tạo, bồi dưỡng đã đề ra cũng như phải phù hợp với hồn cảnh, tình hình thực
tế của cán bộ, công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
*Công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá
Quản lý, kiểm tra, đánh giá cán bộ, công chức về các mặt nhận thức, tư
tưởng, năng lực công tác, các mối quan hệ xã hội, đạo đức, lối sống…là
những nội dung có tính chất cơ sở làm căn cứ để đánh giá chất lượng cán bộ
công chức, phục vụ cho công tác xác định mục đích, nhu cầu của hoạt động
đào tạo bồi dưỡng. Nhưng việc thực hiện cơng tác này cịn gặp nhiều khó
khăn vì mỗi cán bộ, cơng chức có hồn cảnh cơng tác, mối quan hệ xã hội
khác nhau. Tuy nhiên, nếu làm tốt cơng tác này thơng qua các hình thức kiểm
tra, đánh giá thì sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức, cũng như góp phần nâng cao hiệu quả của cơng tác đào
tạo, bồi dưỡng.
* Ngân sách và kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng:

21


Ngân sách kinh phí cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo bồi
dưỡng. Tùy thuộc vào từng hình thức đào tạo và ngân sách hiện có mà tiến
hành tổ chức, xây dựng, lựa chọn phương án tối ưu nhất cho hoạt động đào
tạo bồi dưỡng.
* Công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động bồi
dưỡng, đào tạo:
Sau khi kết thúc hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cần thực hiện khâu đánh
giá kết quả của hoạt động đề có thể rút ra được kinh nghiệm cho hoạt động
này, từ đó đưa ra những bài học, hạn chế trong việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng
về sau.
Phải đánh giá được: Công tác đào tạo, bồi dưỡng có đạt mục tiêu

khơng? Nội dung có phù hợp khơng? Chương trình đào tạo, bồi dưỡng có phù
hợp khơng? Giảng viên có đáp ứng được yêu cầu của chương trình đào tạo,
bồi dưỡng khơng? Học viên có tham gia đầy đủ và tích cực trong q trình
đào tạo, bồi dưỡng khơng? Cơng tác tổ chức có tốt khơng? Học viên học được
những gì và họ áp dụng được những điều đã học vào thực tế công việc không?
Hiệu quả của chương trình đào tạo, bồi dưỡng? Trả lời được các câu hỏi trên
sẽ giúp công tác đánh giá đạt hiệu quả, từ đó rút ra nhận xét về quá trình thực
hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả hay không.
Nếu công tác này được thực hiện tốt thì sẽ góp phần nâng cao hơn chất
lượng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Văn phịng UBND
tỉnh Phú Thọ.
2.1.5.2. Các yếu tố bên ngồi tổ chức
* Hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng:

22


Hiện nay các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phân tán, chưa đủ mạnh, năng
lực đào tạo chưa cao và cách thức tổ chức đào tạo lãng phí. Cơng tác chuẩn bị
về cơ sở hạ tầng cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cũng cần phải chú trọng để
đảm bảo quá trình đào tạo, bồi dưỡng đạt tiêu chuẩn. Các phòng học cần được
trang bị đầy đủ thiết bị, phục vụ tốt cho công tác đào tạo bồi dưỡng. Lớp học
cần được tổ chức với số lượng học viên phù hợp, khơng q đơng hay q ít
để đảm bảo hiệu quả của công tác.
* Công tác lựa chọn giảng viên :
Một nguyên tắc của việc bồi dưỡng là cung cấp kiến thức ở mức cần
thiết, rèn tập kỹ năng đến mức có thể. Như vậy, giảng viên phải là những
người có kiến thức, có kỹ năng, đối với lĩnh vực mình giảng dạy phải chun
sâu, tốt và thành thạo. Khơng nên có giảng viên giảng dạy trong khóa bồi
dưỡng về nghiệp vụ tổ chức cán bộ mà họ chưa bao giờ làm công tác tổ chức

cán bộ, họ chưa tổ chức quản lý bất kỳ một khóa học nào mà lại đi hướng dẫn
bồi dưỡng học viên về công tác đào tạo, bồi dưỡng. Cần có quy chế về tổ
chức, sử dụng và bồi dưỡng thường xuyên đối với giảng viên kiêm chức cho
các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cơng chức.
* Một số yếu tố khác:
Ngồi những yếu tố nêu trên cịn có một số yếu tố khác từ phía các cán
bộ, cơng chức như tuổi tác, hồn cảnh gia đình,…
2.1.6. Các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng
2.1.6.1. Đào tạo tại nơi làm việc
Là phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc trong đó người học sẽ
họ hỏi kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện
công việc và thường dưới sự hướng dẫn của người có trình độ chun mơn

23


cao.
Các hình thức đào tạo chính:
- Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn cơng việc: là sự giới thiệu, giải thích của
người dạy và mục tiêu công việc được tỉ mỉ theo từng bước về cách quan sát,
-

trao đổi học hỏi tới khi thành thạo công việc.
Đào tạo theo kiểu học nghề: Là phương pháp bắt đầu lý thuyết trên lớp, sau
đó học viên được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của những người lành

-

nghề trong một thời gian cho tới khi thành thạo.
Đào tạo theo kiểu luân chuyển, thuyên chuyển: Nhận nhiệm vụ mới ở bộ

phận trong tổ chức nhưng vẫn giữ chức danh quyền hạn cũ, chuyển đến đơn
vị khác ngồi chun mơn hoặc chuyển cơng tác trong lĩnh vực chun mơn.
2.1.6.2. Đào tạo thốt ly khỏi công việc
Là phương pháp người được đào tạo tách khỏi sự thực hiện cơng việc
thực tế. Các hình thức đào tạo:
- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng.
- Cử đi học tại các trường chính quy: Cử cán bộ, công chức đến học tập
ở các trường đào tạo, bồi dưỡng. Phương pháp này giúp cán bộ, công chức
được trang bị tương đối đầy đủ cả về lý thuyết lẫn thực hành.
- Phương pháp đào tạo theo kiểu tự động hóa: Là phương pháp đào tạo
theo kiểu hiện đại ngày nay. Trong phương pháp này các chương trình đào tạo
được viết sẵn trên đĩa mềm của máy tính, phương pháp này có thể sử dụng
nhiều kỹ năng mà khơng cần người dạy.

-

Đào tạo từ xa: Là phương pháp đào tạo mà giữa người dạy và người học
không trực tiếp gặp nhau tại một địa điểm mà thông qua phương tiện nghe
nhìn trung gian. Phương tiện trung gian có thể là sách, tài liệu học tập, băng
đĩa.

24


2.2. Sự cần thiết của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, cơng
chức
Trình độ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ,
công chức nếu ngày càng được trau dồi, nâng cao sẽ thích nghi được với cơ
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đội
ngũ cán bộ, cơng chức góp phần đóng góp quan trọng trong việc thực hiện các

chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước một cách hiệu quả, đạt được
những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện cơng tác
đào tạo, bồi dưỡng, Văn phịng UBND tỉnh Phú Thọ đã tiến hành công tác
triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đối với cán bộ, cơng chức
theo đúng quy định của Chính phủ, Bộ Nội vụ và các cơ quan chức năng.
2.3. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại
Văn phòng UBND tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2015
2.3.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức của Văn phòng UBND
tỉnh Phú Thọ
2.3.1.1. Số lượng và cơ cấu cán bộ, cơng chức Văn phịng UBND
tỉnh Phú Thọ
Tổng số cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Văn phòng UBND
tỉnh Phú Thọ tổng cộng là 70 người:
Bảng 2.1: Số lượng cán bộ, công chức theo từng chức danh, chức vụ
STT
1
2
3

Chức danh, chức vụ
Chủ tịch UBND
Phó Chủ tịch UBND
Chánh Văn phòng

25

Số lượng
1
3

1


×