Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Đánh giá hiệu quả hệ thống nông lâm kết hợp tại xã bành trạch huyện ba bể tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.83 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------o0o----------

THANG BẢO NGỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI
XÃ BÀNH TRẠCH, HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: NLKH

Khoa

: Lâm nghiệp

Khoá học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


----------o0o----------

THANG BẢO NGỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI
XÃ BÀNH TRẠCH, HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: NLKH

Lớp

: K43 - NLKH

Khoa

: Lâm nghiệp

Khoá học

: 2011 – 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Trần Công Quân


Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài tốt nghiệp: “Đánh giá hiệu quả hệ thống Nông Lâm Kết Hợp
tại xã Bành Trạch, Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu
của bản thân tôi, đề tài đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các
thông tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong đề tài
này là trung thực và chưa được sử dụng trong bất cứ một công trình nghiên
cứu khoa học nào khác. Các số liệu trích dẫn trong đề tài đều đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên,ngày
XÁC NHẬN CỦA GVHD

TS. Trần Công Quân

tháng 05 năm 2015

Ngƣời viết cam đoan

Thang Bảo Ngọc

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
(ký, họ và tên)


ii


LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là khâu quan trọng trong quá trình học tập và nghiên
cứu tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp. Tất cả các
sinh viên trước khi ra trường đều phải trải qua thời gian thực tập dài hay ngắn
tùy thuộc theo quy trình đào tạo của từng trường. Đây là khoảng thời gian cần
thiết để giúp cho sinh viên có điều kiện áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.
Thực tập tốt nghiệp là kết quả của quá trình tiếp thu kiến thức thực tế, qua đó giúp
cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình công tác sau này.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của khoa
Lâm Nghiệp – Trường Đại Học- Nông Lâm- Thái Nguyên, tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả hệ thống Nông Lâm Kết Hợp tại xã
Bành Trạch, Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn”.
Để có được kết quả này trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
Ban chủ nhiệm Khoa Lâm Nghiệp – Trường Đại Học Nông Lâm – Thái
Nguyên, các thầy, cô trong khoa, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn TS. Trần
Công Quân giáo viên khoa lâm nghiệp đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Do trình độ của tôi còn hạn chế nhất định, vì vậy rất mong được sự
đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các bạn cùng lớp để khóa luận
tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Thang Bảo Ngọc


iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất của xã Bành Trạch .......................... 17
Bảng 4.2: Các dạng hệ thống NLKH hiện có tại khu vực nghiên cứu ............... 20
Bảng 4.3: Hiệu quả kinh tế của các loại mô hình được điều tra......................... 22
Bảng 4.4: Phân tích cho điểm các dạng hệ thống NLKH có sự tham gia tại khu
vực thôn Bản Hon ............................................................................................ 25
Bảng 4.5: Phân tích cho điểm các dạng hệ thống NLKH có sự tham gia tại khu
vực thôn Nà Lần ............................................................................................... 26
Bảng 4.6: Phân tích cho điểm các dạng hệ thống NLKH có sự tham gia tại khu
vực thôn Khuổi Slắng ....................................................................................... 27
Bảng 4.7: Kết quả lựa chọn các dạng hệ thống NLKHđiển hình có sự tham gia
tại khu vực nghiên cứu ..................................................................................... 28
Bảng 4.8: Cơ cấu sử dụng đất đai của gia đình ông Triệu Văn Chiến ............... 29
Bảng 4.9: Cơ cấu thu chi của hệ thống R.V.C.Rg của gia đình ông Chiến (2014).....33
Bảng 4.10: Cơ cấu sử dụng đất đai của gia đình ông Bàn văn Pu ...................... 34
Bảng 4.11: Cơ cấu thu chi của hệ thống NLKH của gia đình ông Pu (năm
2014) ..................................................................................................... 38
Bảng 4.12: Cơ cấu sử dụng đất đai của gia đình ông Phùng Văn Nhậy (2014).. 39
Bảng 4.13: Cơ cấu thu chi từ hệ thống NLKH của ông Phùng Văn Nhậy
(2014) .................................................................................................... 43
Bảng 4.14: Sơ đồ phân tích SWOT trong phát triển hệ thống NLKH đối với 3
thôn của xã Bành Trạch .................................................................................... 45


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Một góc hệ thống NLKH thôn Bản Hon......................................... 26
Hình 4.2: Một góc hệ thống của thôn Nà Lần................................................. 27

Hình 4.3: Một góc hệ thống thôn Khuổi Slắng ............................................... 28
Hình 4.4: Sơ lát cắt hệ thống NLKH của hộ gia đình ông Triệu Văn Chiến .......... 32
Hình 4.5: Sơ lát cắt hệ thống NLKH của hộ gia đình ông Bàn Văn Pu ......... 37
Hình 4.6: Sơ lát cắt hệ thống NLKH của hộ gia đình ông Phùng Văn Nhậy............ 42


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải nghĩa

NLKH

Nông lâm kết hợp

PRA

Phương pháp đánh giá có sự tham gia

R.A.C.Rg

Rừng - Ao - Chuồng - Ruộng

RRA

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn

R.V.Rg


Rừng - Vườn - Ruộng

R.V.C.Rg

Rừng - Vườn - Chuồng - Ruộng

R.V.C

Rừng - Vườn - Chuồng

V.R

Vườn - Rừng


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................... 1

1.2.Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .......................................... 3
1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ................................................................ 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................ 4
2.1.1. Quan điểm về hệ thống ............................................................................. 4
2.1.2 Quan điểm về hệ thống NLKH .................................................................. 4
2.2 Tình hình nghiên cứu và phát triển NLKH trong và ngoài nước ................... 5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. ........................................................... 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................... 6
PHẦN 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 9
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 9
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 9
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 9
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................... 9
3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu: ................................................................ 9
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu ................................................................. 9
3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................... 9


vii

3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 10
3.4.1. Công tác ngoại nghiệp ............................................................................ 10
3.4.2 Công tác nội nghiệp ................................................................................. 11
3.4.3. Tổng hợp số liệu và viết báo cáo ............................................................. 15
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 16
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ........ 16
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 16
4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.................................. 19
4.2 Thực trạng phát triển Nông lâm kết hợp tại xã Bành Trạch ........................ 20

4.2.1 Phân loại các hệ thông Nông lâm kết hợp tại địa bàn nghiên cứu ............. 20
4.3 Hiệu quả của các hệ thống NLKH trên địa bàn xã Bành Trạch .................. 22
4.3.1.Hiệu quả kinh tế....................................................................................... 22
4.4. Kết quả điều tra phân tích các dạng hệ thống NLKH lựa chọn ................... 29
4.4.1. Hệ thống điển hình tại thôn Bản Hon ..................................................... 29
4.4.2 Hệ thống điển hình tại thôn Nà Lần ......................................................... 34

4.4.3. Hệ Thống Thôn Khuổi Slẳng ................................................................ 39
4.5. Một số tác động về mặt xã hội từ các hệ thống NLKH ............................... 44
4.5.1. Giải quyết việc làm cho các lao động trong nông hộ ............................... 44
4.5.2. Tăng cường mối quan hệ cộng đồng, cải thiện đời sống tinh thần cho
người dân ......................................................................................................... 44
4.6 Những điểm mạnh, điểm yếu trong việc phát triển hệ thống NLKH ........... 45
4.7 Đề xuất giải pháp phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả hệ thống NLKH
xã Bành Trạch .................................................................................................. 47
4.7.1. Giải pháp về kỹ thật ................................................................................ 47
4.7.2. Giải pháp về thị trường ........................................................................... 48
4.7.3 Giải pháp về cơ sở hạ tầng ....................................................................... 49
4.7.4. Giải pháp về vốn ..................................................................................... 49
4.7.5. Giải pháp về giống .................................................................................. 49


viii

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 50
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 50
5.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu ...................... 50
5.1.2. Thực trạng phát triển hệ thống NLKH tại địa bàn nghiên cứu. ................ 50
5.1.3 Hiệu quả của các hệ thống NLKH ........................................................... 51
5.1.4 Một số tác động về mặt xã hội ................................................................. 51

5.2. Đề nghị ...................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 53


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
NLKH là phương thức canh tác trên đất dốc, đã được rất nhiều nước áp
dụng bởi qua các mô hình NLKH có thể giải quyết được các mâu thuẫn về
việc phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực vùng núi mà vẫn bảo vệ
được môi trường sinh thái, phát triển các nguồi tài nguyên thiên nhiên sẵn có.
Phương thức sản xuất NLKH phù hợp với vùng núi bởi sự phối kết hợp giữa
nhiều thành phần của Nông - Lâm - Ngư trong đó cây trồng được bố trí hợp lý
theo không gian và thời gian nhằm tận dụng được tiềm năng về đất đai một
cách triệt để.
Để đem lại hiệu quả từ việc phát triển NLKH cần có sự tham gia của
người dân và các nhà khoa học, vì người dân là đối tượng trực tiếp có nhu cầu
phát triển kinh thế, phát triển các mô hình, trên đất đai của mình, họ là những
người nắm trong tay lượng kiến thức lớn về kinh nghiệm sản xuất tại địa
phương. Chính vì điều đó việc kết hợp giữa các nhà khoa học và người dân là
rất đỗi cần thiết để đem lại hiệu quả từ các mô hình NLKH.
Bành Trạch là một xã miền núi thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Xã
có dạng địa hình phức tạp đan xen, chủ yếu là đồi núi và thung lũng nhỏ. Diện
tích của xã là 59,76 km², đất lâm nghiệp là 25,31km², nông nghiệp 31,25km²,
dân số khoảng 3.089 người, mật độ dân số đạt 51,7 người/km², chủ yếu là
người dân tộc sinh sống. Với dạng địa hình là đồi núi và có độ dốc lớn nên
việc canh tác còn chịu nhiều hạn chế nhất định với việc phát triển cũng như
nâng cao sản xuất nông lâm nghiệp chưa thực sự được quan tâm. Nền kinh tế
phụ thuộc vào nền nông nghiệp và phần nhỏ vào lâm nghiệp là chính nên chủ

yếu người dân có nền kinh tế là tự cung tự cấp, cơ cấu cây trồng vật nuôi còn
chưa đa dạng nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn.


2
Sau thời gian tìm hiểu tôi nhận thấy xã Bành Trạch hiện đang là một xã
còn nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế nông lầm ghiệp và có nhiều
tiềm năng phát triển các mô hình NLKH như người dân ham học hỏi và chịu
khó, quỹ đất chưa sử dụng và sử dụng không mang lại hiệu quả kinh tế còn
nhiều, có một sông lớn chảy qua địa bàn cung cấp nước tưới quanh năm. Việc
đánh giá và xây dựng các mô hình NLKH giúp người dân có được một mô
hình phát triển kinh tế hộ mà đảm bảo được tính bền vững và bảo vệ được hệ
sinh thái địa phương. Cùng với mong muốn đây sẽ là một mô hình đem lai
nhiều hiệu quả về kinh tế và môi trường để được các địa phương lân cận học
hỏi và tham khảo. Để giúp người dân địa phương có được những giải pháp
phát triển sản xuất Nông lâm nghiệp nói chung và NLKH nói riêng theo
hướng sử dụng tài nguyên lâu bền và hiệu quả tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả các hệ thốngNông lâm kết hợp tại Xã Bành Trạch,
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”
1.2.Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống NLKH điển hình tại Xa Bành
Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn từ đó tìm ra được những tiềm năng hạn chế
của mô hình NLKH và đưa ra các giải pháp nhằm nâng hiệu quả của mô hình,
nhân rộng mô hình trong địa bàn và các vùng lân cận, nâng cao đời sống
người dân tại địa phương góp phần vào việc bảo vệ môi trường sinh thái của
xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng phát triển và hiệu quả của một số hệ thống
NLKH tại xã Bành Trạch huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường

một cách lâu dài và bền vững từ các hệ thống NLKH, từ đó xây dựng những
mô hình bền vững và đem lại hiệu quả cao.


3
1.4. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Bổ sung thêm các phương pháp tiếp cận và nghiên cứu trong đánh giá
các mô hình NLKH về hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường, xã hội
- Tạo cho sinh viên môi trường học tập ngoài thực tiễn, giúp sinh viên
áp dụng các kiến thức đã được học tại nhà trường vào thực tiễn, giúp học sinh
hệ thống lại kiến thức đã học.
- Giúp sinh viên làm quen với việc học tập và nghiên cứu, biết vận
dụng các phương pháp sử lý số liệu, thu thập thông tin, kỹ năng giao tiếp với
người dân.
1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Các giải pháp mà đề tài đã đề xuất được ứng dụng vào sản xuất góp
phần nâng cao hiệu quả các mô hình NLKH theo hướng bền vững và hiệu quả
từ đó nâng cao đời sống cho người dân tại địa phương.
- Giúp địa phương về việc đưa ra các chính sách hỗ trợ người dân phát
triển NLKH thông qua các kết quả thu được từ đề tài.
- Đưa ra các hướng phát triển, cải tạo các mô hình NLKH để đem lại
hiệu quả và bền vững từ mô hình NLKH.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Quan điểm về hệ thống

Có rất nhiều quan điểm về Hệ thống trên thế giới nhưng nổi bật lên hết
là quan điểm về Hệ thống của Papendick cụ thể như sau: Theo tác giả
Papendick (1976) “Hệ thống là một nhóm các thành phần quan hệ qua lại với
nhau hoạt động cùng chung mục đích, hoạt động này mang tính thống nhất và
có thể bị tác động bởi điều kiện môi trường, hệ thống không bị ảnh hưởng bởi
chính đầu ra của nó và mỗi hệ thống đều có ranh giới rõ rệt, ranh giới đó có
được là do sự phản hồi nhận ra các thành phần trong hệ thống”[18].
2.1.2 Quan điểm về hệ thống NLKH
Hệ thống NLKH đã được hình thành và phát triển từ rất lâu cùng với
đó là nhiều quan điểm về về hệ thống NLKH. Nhưng trong đó quan điểm của
2 tác giả Landgren và Raintree(1982) được coi là hoàn chỉnh nhất được công
nhận rộng rãi trong các văn bản của ICRAF ( trung tâm Quốc tế về nghiên
cứu NLKH).[15]
Theo quan điểm của Nair (1987) cho rằng: “NLKH là một hệ thống sử
dụng đất trong đó phối hợp cây lâu năm với cây hoa màu và vật nuôi một
cách thích hợp với điều kiện không gian và thời gian để tăng sức sản xuất
tổng thể của thực vật trồng và vật nuôi một cách bền vững trên một diện tích
đất đặc biệt trong các tình huống có kỹ thuật thấp và trên các vùng đất khó
khăn”.[17]
Theo quan điểm này NLKH là tên gọi chung của những hệ thống sử
dụng đất trong đó có các cây lâu năm (cây gỗ, cây bụi, tre hay cây ăn quả, cây
công nghiệp) được trồng suy tính trên một đơn vị diện tích quy hoạch đất với
hoa màu hoặc với vật nuôi dưới dạng sắp xếp không gian hay thời gian. Trong


5
các hệ thông NLKH có mỗi tác động tương hỗ qua lại cả về mặt sinh thái lẫn
kinh tế giữa các thành phần của chúng.
Như vậy một hệ thống NLKH đầy đủ cần đầy đủ các tiêu chí sau:
- Chu kỳ sản xuất thường lớn hơn 1 năm.

- Đa dạng về sinh thái lớn hơn 1 năm.
- Đa dạng về sinh thái (cấu trúc, nhiệm vụ) và kinh tế so với canh tác
độc canh.
- Cần có một mối quan hệ tương hỗ có ý nghĩa giữa các thánh phần cây
lâu năm và thành phần khác.
- Có ít nhất hai hay nhiều hơn hai sản phẩm từ hệ thống. (Bài giảng
NLKH, 2002).[11]
2.2 Tình hình nghiên cứu và phát triển NLKH trong và ngoài nƣớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
Để hạn chế được việc xói mòn và bảo vệ đất đai và đa dạng hóa sản
phâm và cây trồng các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu các hệ thống
canh tác trên vùng đồi núi dốc để loại bỏ các yếu tố gây hại cho đất nhưng
vẫn đảm bảo được nguồn thu cho người dân và đảm bảo tính bền vững và nổi
bật hơn cả là các hệ thống NLKH đều đáp ứng được yêu cầu của các nhà khoa
học đề ra.
Việc phát triển dân số trên toàn cầu cùng nhu cầu về lương thực, thực
phẩm và đặc biệt là nạn phá rừng đã trở thành mối lo ngại của toàn xã hội.
Việc phát triển nông lâm nghiệp thiếu khoa học thể hiện rõ nhất là việc độc
canh trên đất dốc và thiếu quy hoạch trong việc phát triển nông lâm nghiệp là
những lý do dẫn tới việc sự đa dạng về hệ sinh thía bị giảm sút nghiêm trọng
vào những thập niên 70 và các năm đầu thập niên 80.
Với việc tàn phá nặng nề về hệ sinh thái và hệ lụy từ việc phát triển độc
canh trên đất dốc các nhà khoa học đã tìm các phương thức canh tác khác
nhau với mục đích hạn chế việc giảm suy thái đất, bảo vệ môi trường,


6
tăng hiệu quả kinh tế và đảm bảo tính bến vững. Và nổi bật hơn cả là
những phương thức canh tác tiền đề để hình thành các hệ thống NLKH
được hình thành về sau.

Để thấy được nguồn gốc của hệ thốngNLKH thì có thể nhận thấy quan
điểm của King (1987) đã khẳng định rằng ở Châu Âu thời trung cổ người ta
phát quang rừng, đốt cành nhánh và canh tác lương thực. Kiểu canh tác này
không phổ biến và tồn tại lâu dài nhưng ơ Đức và Phần Lan kiểu canh tác này
tồn tại đến năm 1920.[14]
Theo PKL,Nair.(1987) ông đã cho tằng: Du canh được đánh giá là
phương thức cổ xưa nhất, lúc này người ta đã tích lũy được ít nhiều kiến thức
sơ đẳng về tự nhiên. Loài người đã vượt qua thời kỳ này bằng các cuộc cách
mạng về kỹ thuật, chăn nuôi và trồng trọt song không phải tất cả các nước
trên thế giới đều thực hiện được. Sau đó sự ra đời của phương thức Taungya ở
vùng nhiệt đới như là một sự báo trước cho phương thức NLKH sau này [17]
Qua đây có thể thấy rằng từ rất sớm các nhà kha học đã chú trọng tới
việc tìm kiếm và phát triển các hệ thống bao gồm cả việc áp dụng các phương
thức mới để tìm ra được hệ thống với quy mô và phương thức kết hợp tạo
được sự đa dạng vê sản phẩm và tạo được nguồn thu lớn và ổn định.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, các tập quán canh tác
NLKH đã có ở Việt Nam từ lâu đời, như các hệ thống canh tác nương rẫy
truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở nhiều
vùng địa lý sinh thái trên khắp cả nước, v.v.
Từ những năm thập niên 60, hệ sinh thái Vườn - Ao - Chuồng đã được
nhiều người dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ và lan rộng khắp cả
nước. Sau đó là các hệ thống Rừng - Vườn - Ao - Chuồng và vườn đồi được
phát triển mạnh mẽ ở các khu vực dân cư miền núi. Nhiều dự án đã bắt đầu
quan tâm tới các vấn đề về kinh tế - xã hội – môi trường và đã giới thiệu các


7
mô hình canh tác trên đất dốc theo đường đồng mức (SALT) ở một số khu
vực miền núi như: Hệ thống canh tác xen theo băng (SALT 1), hệ thống nông

lâm đồng cỏ (SALT 2), hệ thống canh tác nông lâm bền vững (SALT 3) và hệ
thống nông lâm nghiệp với cây ăn quả với quy mô nhỏ (SALT 4) (Vi Xuân
Hồng,2011) [7].
Song song với phong trào thi đua sản xuất từ thập niên 60, hệ sinh thái
Vườn -Ao - Chuồng (VAC) được nhân dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh
mẽ và lan rộng khắp cả nước với nhiều biến thể khác nhau thích hợp cho từng
vùng sinh thái cụ thể. Sau đó là các hệ thống Rừng - Vườn - Ao - Chuồng
(R.V.A.C) và vườn đồi được phát triển mạnh ở các khu vực dân cư miền núi.
Các hệ thống rừng ngập mặn, nuôi trồng thủy sản cũng được phát triển mạnh
ở vùng duyên hải các tỉnh miền Trung và miền Nam. Các dự án được tài trợ
quốc tế cũng giới thiệu các mô hình canh tác trên đất dốc theo đường đồng
mức (SALT) ở một số khu vực miền núi. Trong hai thập niên gần đây, phát
triển nông thôn miền núi theo phương thức NLKH ở các khu vực có tiềm
năng là một chủ chương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Quá trình thực hiện
chính sách định canh định cư kinh tế mới, mới đây các chương trình 327,
chương trình 5 triệu ha rừng (661) và chính sách khuyến khích phát triển kinh
tế trang trại đều có liên quan đến việc xây dựng và phát triển các hệ thống
NLKH tại Việt Nam, Đặc biệt là các nhân tố chính sách ảnh hưởng đến sự
phát triển NLKH. Tuy nhiên các tư liệu nghiên cứu về tương tác giữa phát
triển NLKH với môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh (vi mô và vĩ
mô) vẫn còn rất ít.
Từ khi đất nước tiến hành cải cách chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường. Sau Đại hội Đảng VI (12/1986) đã chỉ ra trong thời kỳ quá độ là phát
triển “ nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần”. Đặc biệt từ sau khi các nghị
định của Thủ tướng Chính phủ như: Nghị định 327/CP (9/1992) về chủ
trương sử dụng đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển và mặt nước, hay Nghị


8
định 64/CP(27/9/1993) và 02/CP(15/7/1994) quy định về việc giao đất giao

rừng cho các tổ chức xã hội, hộ gia đình sử dụng lâu dài vào mục đích lâm
nghiệp đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh NLKH phát triển mạnh.(Linh Thị
Hương,2010 )[6]
Việc phát triển các hệ thống NLKH thông qua quá trình nghiên cứu có
sự tham gia của người dân bản địa và việc sử dụng các kinh nghiệm bản địa
được đề cào và chú trọng. Với việc sử dụng kiến thức bản địa giúp người dân
dễ dàng tiếp cận với kỹ thuật hơn. Ngày nay các hệ thống NLKH đã trở nên
quen thuộc với người dân và ngày càng phát huy hiệu quả từ hệ thống là khả
năng bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ đất và tạo đượng nguồn thu cho người dân.


9
PHẦN 3.
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hệ thống NLKH điển hình tại
xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kan.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Pham vi nghiên cứu của đề lài là những yếu tố của điều kiện tự nhiên,
điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.
- Những mô hình NLKH điển hình tại địa phương và tiến hành
nghiên cứu
- Những hoạt động sản xuất trong mô hình NLKH bao gồm nông
nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu:
Địa điểm tiến hàng nghiên cứu các mô hình NLKH là 3 thông
- Thôn Bản Hon
- Thôn Nà Lần

- Thôn Khuổi Slẳng
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu
Từ tháng 2 năm 2015 đến tháng 5 năm 2015
3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu nghiên cứu
Căn cứu vào mục tiêu của đề tài tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung
sau đây:
- Đánh giá thực trạng phát triển NLKH tại địa bàn nghiên cứu.
- Điều tra đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh tế của một số mô hình
NLKH trên địa bàn xã.


10
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả về mặt xã hội của một số hệ
thống NLKH điển hình trên địa bàn xã Bành Trạch
- Đưa ra các biện pháp cải tiến hệ thống NLKH, đề xuất các giải pháp
góp phần phát triển, xây dựng các dạng mô hình NLKH tại địa phương.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Công tác ngoại nghiệp
- Phương pháp điều tra kế thừa tài liệu có sẵn
Sử dụng các các tài liệu sẵn có về NLKH của địa phương trong thời
gian gần đầy như các đề tài, nghiên cứu về NLKH các tài liệu thống kê và
tổng kết hằng năm về nông lâm nghiệp, bên cạch đó còn thông tin sẵn có về
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có thể thu thập được từ các văn phòng có
quyền hạn tại địa phương.
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA)
Lấy người dân làm trọng tâm, gợi ý, định hướng người dân, cùng người
dân quan sát, đánh giá, phân loại mô hình, tìm ra những khó khăn và đưa ra
các hướng giải quyết.
- Sử dụng phiếu điều tra
Để thu thập được thông tin một cách đầy đủ và chính xác về khó khăn,

hiệu quả của mô hình của các hộ gia đình cần sử dụng phiếu điều tra. Sử dụng
phiếu điều tra dưới hình thức tới tận hộ gia đình, thăm hỏi, nói chuyện kết
hợp với quan sát đánh giá của bản thân về hệ thông của hộ
Bước 1. Tới trực tiếp hộ gia đình có mô hình NLKH, kế hợp quan sát
để xác định được hệ thống của hộ gia đình đang sử dụng.
Bước 2. Dựa vào phiếu điều tra đã chuẩn bị sẵn, thu thập đầy đủ các
thông tin cần thiết, trong khi hỏi cần tạo không khí thoải mái, vui tươi, không
tạo áp lực với người được hỏi, không lan man, luôn hướng người hỏi vào các
câu hỏi đã chuẩn bị sẵn.


11
Bước 3. Tìm kiếm các khó khăn trong việc phát triển các mô hình tại
địa phương thông qua bước 2 và hỏi ý kiến trưởng thôn, cán bộ khuyến nông,
chủ tịch hội phụ nữ của địa phương .
3.4.2 Công tác nội nghiệp
Công tác nội nghiệp có cấc hoạt động sau:
- Kiểm tra, rà soát số liệu sau khi đã thu thập đầy đủ
- Tổng hợp, phần tích thông tin đã thu thập được
- Tính toán dựa trên các hàm toán học để có được số liệu về các khoản
thu, chi của mô hình.
Cụ thể về phương pháp:
a)Phương pháp mô tả điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
- Để có được cái nhìn tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội
của xã điều tra tiền hành thu thập các thông tin liên quan tại các phòng ban có
chức năng liên quan tại Ủy Ban xã, kết hợp với các tài liệu sẵn có của địa
chính xã về vị trí địa lý, ranh giới hành chính, diện tích khu vực...
- Tiến hành khảo sát thực tế địa bạn xã, kết hợp với nghi chép các đặc
điểm nổi bật của xã để bổ xung vào tài liệu từ các phòng ban đã thu thập
được, qua đó có thể tổng hợp được một lượng lớn các thông tin về điều kiện

kinh tế, xã hội của địa bàn điều tra.
b)Phương pháp đánh giá thực trạng phát triên NLKH tại địa bàn
nghiên cứu
* Phương pháp điều tra phỏng vấn
- Tiến hành lập bộ câu hỏi và bảng hỏi phù hợp với nội dung muốn
phỏng vấn và yêu cầu bộ câu hỏi đầy đủ các vấn đề quan trọng liên quan đến
vấn đề điều tra, cần điều tra thu thập từ hộ gia đình có dạng mô hình NLKH
điển hình tại khu vực nghiên cứu. Tiến hành điều tra theo ba kiểu địa hình
chính là: Khu vực có điều kiện địa hình khó khăn, núi cao, độ dốc lớn; khu
vực có địa hình trung gian bao gồm có núi cao, độ dốc không lớn và có xen


12
với vùng bằng phẳng; khu vực bằng phẳng không có đồi núi hoặc có đồi
thoải. Mỗi khu vực tiến hành chọn ra 10 hộ có mô hình NLKH điển hình. Kết
hợp giữa bộ câu hỏi chuẩn bị sẵn và quan sát, khảo sát khu vực gia đình.
- Yêu cầu về nội dung thu thập từ các hộ gia đình cần bao gồm các
thông tin sau: Diện tích mô hình, thành phần cây trồng có trong mô hinh, các
loại vật nuôi chính được chủ hộ đánh giá là có thu nhập chính hoặc giữ vài trò
trong sản xuất, diện tích cụ thể của cây trồng nông, lâm nghiệp, cách bố trí
các yếu tố trong mô hình hiện tại.
* Phương pháp phân loại các hệ thống NLKH
- Phân loại các dạng hệ thống NLKH dựa vào thành phần chính của hệ
thống hiện tại bao gồm cây trồng, vật nuôi
- Hệ thống NLKH có thêm bao gồm các thành phần:
+ R : Rừng ( rừng trồng, rừng tự nhiên)
+ A : Ao ( ao nuôi các loại cá)
+ V: Vườn ( cây ăn quả, cây vường tạp,...)
+ C: Chuồn ( chuồng nuôi vật nuôi)
+ Rg : Ruộng ( ruộng lúa, ngô, ...)

- Đề tài thực hiện áp dụng phương pháp này để làm cơ sở phân loại hệ
thống trên địa bàn nghiên cứu
- Các thành phần được coi là thành phần chính trong hệ thống phải đảm
bảo các yêu cầu, nếu là cây trồng phải có số lượng đủ lớn, đem lại nguồn thu
chính, có diện tích chiếm 20% so với tổng diện tích của toàn mô hình, các
thành phần khác phải cho thu nhập tối thiểu 20% tổng thu của toàn hệ thống
mới được đưa vào trong hệ thống. Đối với thành phần là rừng, có hai loại
rừng được đề cập đến trong mô hình là rừng tự nhiên là rừng có nguồn gốc tự
nhiên và rừng trồng là rừng được con người trồng lại. Ngoài các thành phần
chính có thể thêm các thành phần phụ như thức ăn cho gia súc, gà, lợn, mía,
nhưng chỉ để phục vụ cho gia đình có số lượng ít. Ví dụ hệ thống R.V.A.C :


13
thì cần đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau. Đối với rừng phải đảm bảo có diện
tích > 20% tổng diện tích của toàn hệ thống, có vường ăn quá lâu năm, có ao
nuôi cá có chuồng trại chăn gia súc gia cầm cả 4 thành phần này phải đảm bảo
đem lại nguồn thu lớn và chủ yếu từ hệ thống.
c) Phương pháp đánh giá hiệu quả của một số hệ thống NLKH tại địa
bàn nghiên cứu
* Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế : Dựa vào số liệu đã thu thập được tính hiệu quả kinh
tế của mô hình theo công thức:
H=T–C
Trong đó : H là hiệu quả kinh tế / năm.
T là thu nhập / năm
C là chi phí / năm
(T = Thu nhập cây nông nghiệp + Thu nhập cây lâm nghiệp + Thu
nhập cây ăn quả + Thu nhập chăn nuôi )
(C = Chi phí cây nông nghiệp + Chi phí cây lâm nghiệp + Chi phí cây

ăn quả + Chi phí chăn nuôi ).
* Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội
- Để đánh giá được hiệu quả kinh tế về các vấn đề xã hội từ việc phát
triển mô hình NLKH cần sử phương pháp xác định số công lao động cho hệ
thông, sử dụng phương pháp PRA.
- Hiệu quả đâu tiên nói tới là việc giải quyết việc làm cho các lao động
trong gia đình, tận dụng được tối đa thời gian nông nhàn, ngoài ra thông qua
việc phát triển các mô hình NLKH còn mang lại những lợi tích về việc thúc
đẩy phát triển văn hóa, tăng tường giao lưu học hỏi, cải thiện đời sống của
người dân, nâng cao trình độ canh tác, đảm bảo ổn định về giá cả thị trường.


14
- Xác định công lạo động cho từng thành phần của hết thống thông qua
người dân tự đánh giá, từ khâu đầu tiền là làm đất đến khi thu hoạch, bảo
quản và bán quy cho 1ha trong một năm.
- Số liệu tính toán được người dân trực tiếp tính qua nhiều năm dưới sự
hỗ trợ, tư vấn. Trong đó bao gồm cả lao dộng ít tuổi và người già, hai lao
động ít tuổi, người già được tính là một công chính.
* phương pháp đánh giá tính bền vững của các hệ thống NLKH
- Để đánh giá tính bền vững của hệ thống NLKH cần có nhiều nguồn
thông tin từ các lĩnh vực khác nhau. Để đánh giá được tính bên vững của các
hệ thống NLKH trong đề tài này có thể thông qua các thông tin định lượng
của đề tài và căn cứ vào việc tạo được nguồn thu ổn định cho hộ gia đình, giải
quyết được các vấn đề xã hội liên qua tới hệ thống như việc làm, nâng cao
nhận thức và kỹ thuật, tăng cường việc giao lưu học hỏi thêm nhiều kình
nghiệm, áp dụng những kinh nghiệm truyền thống đã có tại địa phương vào
sản xuất, giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn đem lại nguồn lợi ổn định sau
nhiều năm, môi trường xung quanh hệ thống không bị thay đổi do quá trình
sản xuất lâu dài, đất đai vẫn đảm bảo về thành phần và không bị suy thoái sau

thời gian sản xuất.
d) phương pháp nghiên cứu một số biện pháp cải tiến, thử nghiệm và
đề xuất giải pháp góp phần phát triển LKH tại địa phương.
* Đánh giá các thuật lợi và yếu tố cản trở đến sự phát triển của hệ
thống NLKH và đề xuất giải pháp
Việc đánh giá các thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển hệ
thống NLKH cần được điều tra tỉ mỉ và cẩn thận, bởi đây là những thông tin
giúp đưa ra những biện pháp thay đổi, cải tiến các hệ thống NLKH để đem
đến hiệu quả nhất cho các hộ. Sử dụng phương pháp RRA và phương pháp
PRA đánh giá được các tiềm năng, hạn chế thông qua các câu hỏi và thúc đẩy
người dân đưa ra các ý kiến như: Diện tích mô hình hiện tại, lượng vốn phải


15
bỏ, kỹ thuật sử dụng, địa hình, cây, con giống,... đây là những thông tin cần
thiết và quan trọng để đề xuất các biện pháp cải tiến mô hình.
Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin, ý kiến của các hộ có hệ thông
NLHK tiêu biểu, từ đó thấy được lý do, mức độ, các yếu tố cản trở như thế
nào đối với việc phái triển các hệ thống NLKH. Tìm ra các lý do tiêu biểu mà
các hộ gặp phải nhiều để đưa ra các giải pháp tháo gỡ để hệ thống được phát
triển tốt hơn, đem lại hiệu quả cao hơn.
3.4.3. Tổng hợp số liệu và viết báo cáo
Từ những số liệu đã thu thập được sau quá trình điều tra, phỏng vấn các
hộ sử dụng phần mềm Microsoft Excel sử lí số liệu và tổng hợp kết quả.
- Xử lí số liệu điều tra bằng phần mềm Microsoft Excel để tính tóan các
số liệu về diện tích năng xuất cây trồng, sản lượng, hiệu quả kinh tế, thu
nhập,..
- Ra soát kiểm tra đối với hai dạng số liệu định tính và định lượng để
đảm bảo chính xác và có tính logic.
- Đánh giá các vùng sinh thái và phân chia thành các khu vực cụ thể.

- Tổng hợp kết quả tính toán, phân tích đánh giá.


×