Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đánh giá tình hình xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại xã Trung Thành huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

ĐỖ THI QUỲNH
Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XỬ LÝ BAO BÌ THUỐC BẢO VỆ THỰC
VẬT SAU SỬ DỤNG TẠI XÃ TRUNG THÀNH, HUYỆN PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Lớp

: K43 – KHMT

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên - 2015




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

ĐỖ THI QUỲNH
Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XỬ LÝ BAO BÌ THUỐC BẢO VỆ THỰC
VẬT SAU SỬ DỤNG TẠI XÃ TRUNG THÀNH, HUYỆN PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Lớp

: K43 – KHMT

Khóa học


: 2011 – 2015

Giảng viên hƣớng dẫn

: TS. Nguyễn Chí Hiểu

Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng giúp sinh viên sau thời
gian học tập, nghiên cứu tại trường có điều kiện củng cố và vận dụng kiến thức
đã học được vào thực tế. Qua đó giúp sinh viên học hỏi và rút kinh nghiệm từ
thực tế khi ra trường trở thành cán bộ có năng lực, chuyên môn cao, đáp ứng nhu
cầu cấp thiết của xã hội.
Với mục đích và tầm quan trọng trên, được sự phân công của Khoa
Môi trường, đồng thời được sự tiếp nhận của UBND xã Trung Thành em tiến
hành đề tài "Đánh giá tình hình xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng tại xã
Trung Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên".
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa Môi trường, đặc biệt với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em
xin chân thành cảm ơn thầy TS. Nguyễn Chí Hiểu đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo, truyền thụ những kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn thiện khóa luận này.
Em xin chân thành cảm UBND xã Trung Thành đã tạo điều kiện giúp đỡ
em trong thời gian thực tập.
Trong quá trình thực tập và làm khóa luận, do kinh nghiệm còn thiếu,
kiến thức và thời gian có hạn nên khóa luận của em không tránh khỏi những
sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo

và các bạn để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành
công tốt đẹp trong sự nghiệp trồng người cao quý của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên, ngày 24 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Đỗ Thị Quỳnh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại (theo quy định của WHO)...... 8
Bảng 2.2: Bảng phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại .................................. 9
Bảng 2.3: Bảng phân loại độ độc của thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện tượng
về độ độc cần ghi trên nhãn .........................................................................10
Bảng 4.1: Bảng thống kê diện tích, năng suất và sản lượng lúa trong một số năm
qua của xã Trung Thành ..............................................................................39
Bảng 4.2: Tình hình sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi năm 2013 ....................41
của xã Trung Thành..............................................................................................41
Bảng 4.3: Hiện trạng phân bố dân cư...................................................................44
Bảng 4.4: Các loại thuốc BVTV thông dụng tại xã Trung Thành năm 2014 ..............48
Bảng 4.5: Tình hình giao trồng và sử dụng thuốc BVTV vụ xuân năm 2013 .............53
Bảng 4.6: Tình hình gieo trồng và sử dụng thuốc BVTV vụ mùa năm 2013 ............54
Bảng 4.7: Tình hình gieo trồng và sử dụng thuốc BVTV vụ đông 2013.............55
Bảng 4.8: Tình hình gieo trồng và sử dụng thuốc BVTV vụ mùa năm 2014 ..............57
Bảng 4.9: Lượng bao bì thuốc BVTV đếm được trên đoạn mương dài 100 m tại

cánh đồng của 2 xóm đại diện tại xã Trung Thành .....................................58
Bảng 4.10: Số lượng bao bì thuốc BVTV sau sử dụng còn lại tại một số ruộng
xóm Cầu Sơn................................................................................................59
Bảng 4.11: Số lượng bao bì thuốc BVTV sau sử dụng còn lại tại một số ruộng
xóm Am Lâm ...............................................................................................59
Bảng 4.12: Cách thức xử lý thuốc và dụng cụ sau khi sử dụng thuốc BVTV của
người dân .....................................................................................................61
Bảng 4.13: Kết quả điều tra các cách xử lý bao bì sau sử dụng của người dân xã
Trung Thành ................................................................................................64
Bảng 4.14: Các triệu chứng cơ năng của người nông dân khi phun thuốc ..........65
Bảng 4.15: Kết quả điều tra nhận thức của người dân về sự cần thiết phải thay đổi cách
xử lý thường được áp dụng đối với bao bì thuốc BVTV sau sử dụng ................66


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1.Biểu đồ tỷ lệ người dân được hướng dẫn kỹ thuật sử dụng thuốc ........60
Hình 4.2. Biểu đồ tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân xã Trung Thành ..61
Hình 4.3: Biểu đồ nhận thức của người dân với việc xử lý bao bì thuốc BVTV
năm 2014......................................................................................................66


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCH

: Ban chấp hành


BVTV

: Bảo vệ thực vật

UBND

: Ủy ban nhân dân

VSV

: Vi sinh vật


v

MỤC LỤC
Trang

PHẦN 1: MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.3.Yêu cầu của đề tài ............................................................................................ 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học............................................ 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................... 4
2.1. Cơ sở Pháp lý của đề tài .................................................................................. 4
2.2. Khái niệm thuốc BVTV .................................................................................. 5
2.3. Phân loại thuốc BVTV .................................................................................... 5
2.3.1. Phân loại theo đối tượng sử dụng................................................................. 5

2.3.2. Phân loại theo giai đoạn sử dụng đối với dịch hại ....................................... 6
2.3.3. Phân loại theo con đường xâm nhập của thuốc vào cơ thể dịch hại ............ 6
2.3.4. Phân loại theo cơ chế tác dụng của thuốc .................................................... 7
2.3.5. Phân loại theo phương thức tác động của thuốc .......................................... 7
2.3.6. Phân loại theo dạng thuốc ............................................................................ 8
2.3.7. Phân loại theo nguồn gốc sản xuất ............................................................... 8
2.3.8. Phân loại theo tính độc ................................................................................. 8
2.4. Những điều kiện để thuốc BVTV có thể phát huy tác dụng .........................10
2.4.1. Thuốc phải được tác dụng với cơ thể dịch hại ...........................................10
2.4.2. Thuốc phải được xâm nhập vào cơ thể dịch hại, phải được vận chuyển đến
các trung tâm sống của sinh vật. ..................................................................11
2.4.3. Chất độc phải được tồn giữ trong cơ thể sinh vật một thời gian ở một nồng
độ nhất định để chất độc đủ phát huy tác dụng. ..........................................14
2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính độc của thuốc BVTV .............................14


vi

2.5.1. Tính chất của các loại thuốc ảnh hưởng đến tính độc ................................14
2.5.2. Sự liên quan giữa sinh vật gây hại đến tính độc của thuốc BVTV ............15
2.5.3. Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến tính độc của thuốc BVTV .............15
2.6. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới và ở Việt Nam ......................16
2.6.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới ............................................16
2.6.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam .............................................17
2.7. Những hệ quả của thuốc BVTV gây ra cho sinh quần..................................19
2.7.1. Ưu điểm của biện pháp dùng thuốc hóa học trong BVTV ........................19
2.7.2. Nhược điểm của biện pháp dùng thuốc hóa học trong BVTV...................20
2.8. Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và sinh thái ..............................20
2.8.1. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường đất và VSV đất ..................20
2.8.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường nước ..................................20

2.8.3. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường không khí ..........................21
2.8.4. Tác động của thuốc BVTV đến cây trồng..................................................21
2.8.5. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với người và động vật máu nóng ..........22
2.8.6. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với cá và ong mật .................................23
2.8.7. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến thiên địch .............................................23
2.9. Hậu quả từ việc lạm dụng và xử lý không đúng cách vỏ bao bì thuốc BVTV
đến môi trường và con người. ......................................................................24
2.10. Các hướng dẫn về sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả ....................25
2.11. Thực trạng công tác xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng tại Việt Nam..........27
PHẦN 3: NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....32
3.1. Đối tượng địa điểm và phương pháp nghiên cứu ..........................................32
3.2. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................32
3.3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................32
3.3.1. Phương pháp kế thừa ..................................................................................32
3.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa ..................................................................33
3.3.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn...............................................................33


vii

3.3.4. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu:.....................................33
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...............................34
4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Trung Thành. ........34
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................34
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...........................................................................38
4.1.3. Nhận xét chung ..........................................................................................46
4.2.Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV tại địa phương ...........................................47
4.2.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trong năm 2013 ......................................47
4.2.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trong giai đoạn tháng 6 - T11/2014 .......56
4.3.Những bất cập trong quá trình sử dụng thuốc của người dân tại xã Trung

Thành ...........................................................................................................60
4.3.1. Sử dụng thuốc quá liều lượng khuyến cáo .................................................60
4.3.2. Chưa đảm bảo an toàn sau khi sử dụng thuốc............................................61
4.4. Tình hình xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng của người dân tại xã Trung
Thành ...........................................................................................................62
4.4.1. Tình hình xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng của người dân xã Trung
Thành năm 2013 ..........................................................................................62
4.4.2. Tình hình xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng của người dân tại xã
Trung Thành trong thời gian nghiên cứu. ....................................................64
4.5. Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới sức khỏe con người và môi trường ..........65
4.6. Đánh giá nhận thức của người dân xã Trung Thành trong công tác xử lý bao
bì thuốc BVTV sau sử dụng ........................................................................66
4.7.Đề xuất một số giải pháp nâng cao ý thức của người dân địa phương cũng
như hiệu quả công tác xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng ....................68
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................72
5.1. Kết luận .........................................................................................................72
5.2. Kiến nghị .......................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................74


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm
của Việt Nam thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất thuận
lợi cho sự phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy việc sử
dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh, bảo vệ mùa màng, giữ
vững an ninh lương thực quốc gia là một biện pháp quan trọng và chủ yếu.

Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển vũ bão của các
ngành khoa học, lĩnh vực hóa học và kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV đã có sự
thay đổi rất mạnh mẽ. Sự hiểu biết sâu hơn về phương thức tác động khác
trước, được sử dụng một cách hiệu quả và an toàn trong sản xuất nông nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển do bùng nổ dân số, cùng với xu
hướng đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng mạnh, con người chỉ còn cách
phải thâm canh để tăng sản lượng cây trồng. Khi thâm canh cây trồng, một hậu
quả tất yếu không thể tránh được là gây nên những vấn đề nghiêm trọng cho môi
trường như: Mất cân bằng sinh thái kéo theo sự phá hoại của dịch hại ngày càng
nhanh chóng và đời sống sinh hoạt của con người cũng thay đổi.
Nhằm giảm thiệt hại do dịch hại gây ra con người phải tiến hành các
biện pháp phòng trừ . Trong đó sử dụng thuốc BVTV là quan trọng nhất.
Đồng thời cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực cho loài
người. Chính vì nhu cầu đó mà lượng thuốc BVTV dùng cho nông nghiệp
ngày càng tăng cao nhằm tăng hiệu quả và năng suất cây trồng. Đồng thời tìm
ra những vướng mắc và hạn chế trong quá trình sử dụng thuốc BVTV.


2

Một trong những vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan và môi
trường khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần được quan tâm giải quyết đó là
ý thức của người dân trong việc quản lý và xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử
dụng. Để có thể có những định hướng và giải pháp góp phần khai thác có hiệu
quả mọi tiềm năng của thuốc BVTV đối với nền nông nghiệp cả nước nói
chung và xã Trung Thành- huyện Phổ Yên- tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
Được sự phân công của Khoa Môi Trường - Trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy TS. Nguyễn Chí Hiểu, em tiến
hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tình hình xử lý bao bì thuốc bảo vệ
thực vật sau sử dụng tại xã Trung Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”.

1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng của công tác xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử
dụng tới môi trường vùng nghiên cứu.
- Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao ý thức người dân
địa phương cũng như hiệu quả công tác xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng
tại địa phương.
1.3.Yêu cầu của đề tài
- Số liệu, tài liệu thu thập phải chính xác.
- Nắm chắc các quy định, quy trình và xử lý bao bì thuốc BVTV
sau sử dụng.
- Các giải pháp đưa ra phải có ý nghĩa thực tiễn và phù hợp với địa phương.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng kiến thức đã học được ở nhà trường vào thực tế
- Nâng cao hiểu biết về kiến thức thực tế.


3

- Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
- Bổ sung tư liệu cho học tập.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được tình hình xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng của
người dân địa phương tại xã. Đồng thời đề xuất các biện pháp nâng cao ý thức
người dân cũng như biện pháp nâng cao quản lý về vấn đề này.
-Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch cho xây dựng chính
sách về bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền giáo dục, vận đông người dân tham
gia bảo vệ môi trường để nâng cao chất lượng.



4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở Pháp lý của đề tài
- Nghị định 58/2002/NĐ - CP của Chính phủ ban hành điều lệ Bảo vệ
thực vật, điều lệ kiểm dịch thực vật, điều lệ quản lý thuốc BVTV.
- Quyết định 145/2003/QĐ-BNN-BVTV về quy định thủ tục thẩm định
sản xuất, gia công, đăng ký, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán, lưu trữ, tiêu huỷ,
nhãn thuốc, bao bì đúng gói, hội thảo, quảng cáo thuốc BVTV.
- Nghị định 26/2003/NĐ - CP của Chính phủ quy định xử phạt hành
chính trong lĩnh vực Bảo vệ thực vật.
- Quyết định số 50/QĐ-BNN ngày 25 tháng 3 năm 2003 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và
khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật nhằm mục đích đăng ký tại Việt Nam.
- Luật Bảo vệ môi trường của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, số 29/2005/L- CTN ngày 29/11/2005.
- Quyết định số 184/2006/QĐ-TTg ngày 10/8/2006 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các
chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.
- Quyết định 63/2007/QĐ-BNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của quy định về Quản lý thuốc BVTV ban hành theo Quyết định
89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.
- Thông tư số 77/2009/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra nhà nước
chất lượng thuốc BYTV nhập khẩu; Danh mục thuốc BVTV được phép sử
dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam của Bộ NN& PTNT ban
hành hàng năm; Các Quy chuẩn kỹ thuật, Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn
chất lượng thuốc BVTV về cửa hàng buôn bán thuốc BVTV, quy tình kiểm
tra sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng.



5

- Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT về Quản lý thuốc BVTV quy
định: Từ đăng ký, xuất nhập khấu, sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, ghi
nhãn, sử dụng, vận chuyển, bảo quản, quảng cáo, khảo nghiệm, kiểm định
chất lượng và dư lượng thuốc BVTV.
- Thông tư 12/2011/TT - BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư 03/2013/TT - BTNMT ngày 11 tháng 1 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về Quản lý thuốc BVTV.
- Thông tư 14/2013/TT - BNNPTNT ngày 25 tháng 02 năm 2013 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
- Thông tư 21/2013/TT - BNNPTNT ngày 17 tháng 4 năm 2013 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về Danh mục thuốc BVTV
được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam
2.2. Khái niệm thuốc BVTV
Thuốc bảo vệ thực vật là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hay tổng
hợp, được dùng để phòng trừ các loài vật gây hại cho cây trồng nông nghiệp: sâu
bệnh, cỏ dại, chuột, ốc vàng…. (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2006) [12]
2.3. Phân loại thuốc BVTV
Theo Nguyễn Thị hồng Hạnh 2006 có rất nhiều cách phân loại khác
nhau đó là:
2.3.1. Phân loại theo đối tượng sử dụng
Theo cách này thì được chia làm sáu loại thuốc như sau:
+ Thuốc trừ côn trùng

+ Thuốc trừ nấm


+ Thuốc trừ chuột

+ Thuốc trừ tuyến trùng

+ Thuốc trừ cỏ

+ Thuốc trừ vi khuẩn


6

Tuy nhiên, cách phân loại này chỉ mang tính chất tương đối, bởi vì đa số các
loại thuốc hóa học BVTV đều có phổ tác động rộng diệt được rất nhiều các loài
dịch hại khác nhau như: Bi5 tám diệt sâu còn diệt được cả nhện; 2,4D tác dụng trừ
cỏ, ngoài ra còn kích thích sinh trưởng và ra rễ của thực vật ở nồng độ thấp.
2.3.2. Phân loại theo giai đoạn sử dụng đối với dịch hại
- Phân theo giai đoạn này ta có các loại thuốc sau: Thuốc trừ trứng,
Thuốc trừ sâu non, thuốc trừ sâu trưởng thành, thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm,
thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm.
2.3.3. Phân loại theo con đường xâm nhập của thuốc vào cơ thể dịch hại
- Cách phân loại này thuốc BVTV chia làm 5 loại đó là:
a.Thuốc có tác dụng tiếp xúc
Là những loại thuốc gây độc cho cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập
qua biểu bì của dịch hại. Thuốc sẽ phá hủy bộ máy thần kinh của dịch hại như
Bassa, Mipxin.
Tuy nhiên thuốc tiếp xúc muốn phát huy được tác dụng thì cần đạt
những yêu cầu như: Thuốc phải được tiếp xúc với cơ thể dịch hại; thuốc phải
được dễ dàng xâm nhập qua da, hoặc phải hòa tan được qua axit béo…
b. Thuốc có tác dụng vị độc.

Là thuốc gây độc cho cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập qua đường
tiêu hóa của dịch hại như: 666, Dupterex…
Muốn thuốc vị độc phát huy được tác dụng cần phải: thuốc phải theo
thức ăn vào ruột sâu càng nhiều càng tốt; thuốc phải được hòa tan cùng với
thức ăn; thuốc phải được vận chuyển đến các trung tâm sống của dịch hại và
được tồn giữ ở đó trong một khoảng thời gian nhất định.
c. Thuốc có tác dụng xông hơi
Là loại thuốc có khả năng bốc thành hơi, đầu độc bầu không khí bao
xung quanh cơ thể dịch hại và được xâm nhập vào cơ thể dịch hại qua bộ máy


7

hô hấp. Thuốc sẽ phá hủy chức năng hút O2 và thải khí CO2 của cơ thể dịch
hại, làm cho cơ thể dịch hại bị tiêu diệt như: Clopirin, ALP,…
d. Thuốc có tác dụng nội hấp
Là những loại thuốc được xâm nhấp vào cây mở ngoặc qua lá , thân, rễ,
cành… . Rồi được vận chuyển tích lũy trong hệ thống dẫn nhựa của cây, tồn
tại trong đó một thời gian và cây chết cho cơ thể sinh vật ở vị trí xa nơi tiếp
xúc ban đầu của thuốc như: Roundup, 41SC,…
Trong nhómthuốc nội hấp lại được chia thành ba loại đó là:
Thuốc hướng ngọn: là thuốc nội hấp được xâm nhấp vào cây và được
vận chuyển lên ngọn.
Thuốc lưu dẫn: là thuốc nội hấp xâm nhập vào cây qua lá và được vận
chuyển xuống các bộ phận phía dưới của cây.
Thuốc hướng rễ: là thuốc nội hấp được vận chuyển xuống rễ.
e. Thuốc thấm sâu
Là những loại thuốc được xâm nhập vào cây qua tế bào thực vật chủ
yếu theo chiều ngang, thuốc không có khả năng di chuyển trong hệ thống
mạch dẫn của cây, nó có tác dụng tiêu diệt dịch hại sống ẩn nấp trong tổ chức

tế bào thực vật như: Wofatox
2.3.4. Phân loại theo cơ chế tác dụng của thuốc
- Cách phân loại này thì thuốc BVTV được chia làm 2 loại là: Thuốc
trừ chuột chống đông máu, thuốc kìm hãm men thần kinh cholinesteraza.
2.3.5. Phân loại theo phương thức tác động của thuốc
Với cách phân loại này thuốc BVTV bao gồm: Thuốc gây ngán cho cơ
thể, thuốc xua đuổi, thuốc triệt sản, thuốc dẫn dụ, thuốc tẩy uế, thuốc làm
rụng lá và thuốc điều hòa sinh trưởng.


8

2.3.6. Phân loại theo dạng thuốc
- Cách phân loại này chia làm 5 loại thuốc BVTV đó là: Dạng thuốc bột,
dạng thuốc bột thấm nước, dạng thuốc sữa, dạng bột hòa tan và dạng dung dịch.
2.3.7. Phân loại theo nguồn gốc sản xuất
- Cách phân loại này được chia làm ba loại thuốc đó là: Thuốc thảo
mộc, thuốc tổng hợp hóa học, thuốc vi sinh.
2.3.8. Phân loại theo tính độc
Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại,
đơn vị đo lường được biểu thị dưới dạng LD50 (Lethal Dose 50) và tính
bằng mg/kg cơ thể. Các loại thuốc BVTV được chia mức độ độc như sau:
Bảng 2.1: Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại
(theo quy định của WHO)
Trị số LD50 của thuốc (mg/kg)
Dạng lỏng
Rất độc
Độc
Độc trung bình
Ít độc


Dạng rắn

Qua miệng

Qua da

Qua miệng

Qua da









20 – 200

40 - 400

5 - 50

10 - 100

200 – 2000

400 - 4000


50 - 500

100 - 1000

> 2000

> 4000

> 500

> 1000

(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [ 15]
Trong đó:
- LD50. Liều chất độc cần thiết giết chết 50% chuột thực nghiệm, giá trị
LD50 càng nhỏ, chứng tỏ chất độc đó càng mạnh.
- Liều 5mg/kg thể trọng tương đương một số giọt uống hay nhỏ mắt.
- Liều 5-50mg/kg thể trọng tương đương một thìa cà phê.
- Liều 50-500mg/kg thể trọng tương đương hai thìa súp.


9

Bảng 2.2: Bảng phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại
Nhóm độc

Nguy hiểm (I)

LD50 qua

miệng (mg/kg)
LD50 qua da
(mg/kg)
LD50 qua hô
hấp (mg/l)

(II)

báo (III)

50 - 500

< 200

200 - 2.000

<2

0,2 - 2

Phản ứng niêm

mạc, đục màng,

mạc mắt

sừng mắt kéo dài
> 7 ngày

Phản ứng da


Cảnh

< 50

Gây hại niêm

Cảnh

Báo động

Đục màng
sừng mắt và
gây ngứa
niêm mạc 7
ngày

Mẩn ngứa da

Mẩn ngứa 72

kéo dài

giờ

500

-

5.000

2.000
20.000
2 - 20

Gây
ngứa
niêm
mạc
Mẩn

-

báo
(IV)
> 5.000

> 20.000

> 20
Không
gây
ngứa
niêm
mạc
Phản

ngứa nhẹ ứng nhẹ
72 giờ

72 giờ


Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [15]


10

Bảng 2.3: Bảng phân loại độ độc của thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện
tƣợng về độ độc cần ghi trên nhãn
LD50 đối với chuột (mg/kg)
Nhóm

Chữ

Hình tƣợng

Vạch

Qua miệng

độc

đen

(đen)

màu

Thể

Thể


Thể

Thể

rắn

lỏng

rắn

lỏng

≤ 200

≤ 100

≤ 400

Qua da

Đầu lâu xương

Nhóm

Rất độc chéo trong hình

độc I

Đỏ


≤ 50

thoi vuông trắng
Chữ thập chéo

Nhóm

Độc cao trong hình thoi

độc II

Vàng

vuông trắng
Đường chéo

Nhóm

Nguy

không liền nét

hiểm

trong hình thoi

độc III

vuông trắng

Cẩn thận

Xanh
nước
biển

Không biểu

Xanh

tương

lá cây

> 50 - > 200 - > 100 - > 400 500

2.000

500

- >2.000

2.000

- 3.000

1.000

4.000


> 1.000 > 4.000

> 2.000 > 3.000 > 1.000 > 4.000

(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [15]
2.4. Những điều kiện để thuốc BVTV có thể phát huy tác dụng
- Thuốc BVTV chỉ phát huy tác dụng nếu đảm bảo được đầy đủ 3 điều
kiện sau:
2.4.1. Thuốc phải được tác dụng với cơ thể dịch hại
Vì mỗi một loài sinh vật có những đặc tính khác nhau cho nên việc sử
dụng thuốc BVTV cũng có những cách thức phát huy tác dụng khác nhau tùy
vào từng loài như:


11

-Với côn trùng: Tùy theo từng loại côn trùng, tập quán sinh sống, đặc
trưng gây hại, vị trí gây hại khác nhau và lựa chọn thuốc cho thích hợp.
- Với nấm bệnh và nhện: Là những sinh vật ít di chuyển cho nên phải
phun vào những nơi mà chúng sống tập trung, thuốc phải được bao phủ kín
trê bề mặt vật phun để thuốc dễ tiếp xúc với dịch bệnh.
- Với chuột: Do chuột di chuyển nhanh, nhút nhát, nên không thể dùng
thể dùng thuốc tác động trực tiếp mà chỉ đặt lén, phải thay đổi bả, rải thuốc
trên lỗi đi, để chuột ăn được nhiều.
- Với cỏ dại: Pha chế thuốc đúng nồng độ thích hợp, phải phun thuốc
rải đều trên diện tích để bề mặt cây cỏ tiếp xúc với thuốc được nhiều.
2.4.2. Thuốc phải được xâm nhập vào cơ thể dịch hại, phải được vận
chuyển đến các trung tâm sống của sinh vật.
Tùy theo từng đối tượng gây hại mà sự xâm nhập của thuốc vào cơ thể
có khác nhau nhu:

a. Sự xâm nhập của thuốc vào tế bào nấm bệnh
Như ta đã biết tế bào nấm bệnh có cấu tạo gồm ba phần: màng, nguyên
sinh chất và nhân. Màng nguyên sinh chất tế bào có tính thấm chọn lọc, cho các
chất hòa tan đi qua với những tốc độ khác nhau. Dưới tác động của các chất độc
hóa học, tế bào sinh vật sẽ bị kích thích hay bị tổn thương làm thay đổi tính thấm
của màng tế bào, các chất trong đó có cả thuốc độc sẽ được xâm nhập nhanh
chóng vào bên trong tế bào và chỉ dừng lại khi hai bên cân bằng về áp suất.
Mặt khác màng tế bào có đặc tính tự hấp thụ các chất độc cao, đặc biệt
là các kim loại nặng: Cu, Hg, S… Vì vậy các gốc hoạt động của thuốc sẽ
được xâm nhập nhanh chóng vào bên trong tế bào nấm bệnh…


12

b. Sự xâm nhập và dịch chuyển của thuốc BVTV vào cơ thể côn trùng
Các loại thuốc trừ sâu được xâm nhập vào cơ thể côn trùng chủ yếu qua
ba con đường: Xâm nhập qua da, xâm nhập qua đường tiêu hóa và xâm nhập
qua hệ thống lỗ thở.
* Xâm nhập qua da côn trùng.
Da côn trùng được chia làm ba lớp: lớp biểu bì trên, lớp biểu bì trên,
lớp biểu bì ngoài và lớp biểu bì trong. Sau khi xâm nhập qua da thuốc theo
chiều ngang thấm xuống đến nội bì và lan vào máu, nhờ máu chất độc được
chuyển đến các chuỗi thần kinh hoặc xâm nhập vào cáo trung tâm sống và
gây độc cho côn trùng.
Trong các loại thuốc BVTV, dạng thuốc sữa có chứa chất hòa tan chất
béo, thấm ướt nhanh biểu bì trên vì thế mà hiệu lực của thuốc cao. Tuy nhiên,
ở những dịch hại có biểu dày phải cho thêm chấp hợp lực, chất cọ sát làm
rách biểu bì thuốc mới có tác dụng.
*Xâm nhập qua đường tiêu hóa
Khi côn trùng ăn phải thức ăn có chứa chất độc , chất độc sẽ theo thức

ăn vào ruột sâu. Dưới tác dụng của các men trong tuyến nước bọt, ống thực
quản, túi chứa cùng với hệ men ở ruột giữa, khi thức ăn được hòa tan thì chất
độc cũng được hòa tan theo. Ở ruột giữa, chất độc được đồng hóa mạnh, nó
thẩm thấu qua thành ruột giữa, thấm vào máu rồi theo máu lan truyền đi khắp
cơ thể đến các trung tâm sống qun trọng hoặc bị giữ lại trong các mô. Ở ruột
giữa nếu chất độc không được hòa tan, thuốc sẽ được tống ra ngoài làm giảm
hiệu lực diệt trừ của thuốc.
Tác động của các loại thuốc vị độc càng cao khi chúng được hòa tan
mạnh, chất độc được tồn lâu trong cơ thể. Ngoài ra hiệu lực của thuốc vị độc
còn phụ thuộc vào độ pH và khả năng đồng hóa trong huyết dịch nhanh hay
chậm của cơ thể côn trùng.


13

*Xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua hệ thống lỗ thở, vi khí quản.
Chất độc ở thể khí sẽ được khuếch tán qua vách khí quản, vi khí quản,
lỗ thở, tràn vào huyết dịch và được lan truyền khắp cơ thể.
Chất độc được xâm nhập qua đường hô hấp mạnh hơn các con đường
khác, thuốc có tác dụng ngay đến máu, đến hệ thần kinh và các trung tâm
sống. Cường độ hô hấp càng nhanh, nhiều thì hiệu quả phòng trừ càng cao.
Da và lỗ khí đều cùng có nguồn gốc, vì vậy những chất độc khi dễ dàng
xâm nhập qua da thì cũng dễ dàng xâm nhập qua lỗ khí.
c. Sự xâm nhập và dịch chuyển thuốc vào cơ thể thực vật.
Thuốc BVTV có thể xâm nhập và dịch chuyển vào cơ thể thực vật qua
bề mặt lá, thân cây, rễ cây.
- Thuốc được xâm nhập vào cây chủ yếu qua bề mặt dưới của lá, vì mặt
dưới của lá có các lỗ hở tự nhiên, khí khổng, tế bào kèm, vì vậy nước thuốc
dễ dàng xâm nhập vào cây.
- Thân cây có diện tích tiếp xúc với thuốc ít hơn lá. Nhưng ở dưới lớp

vỏ cây là lớp bó mạch, nên nếu thuốc đã xâm nhập vào cây, nó sẽ có khả năng
vận chuyển nhanh chóng vào cây. Thân cây mềm, non, khả năng xâm nhập
của thuốc càng dễ dàng hơn thân già.
- Rễ cây có nhiệm vụ hút dinh dưỡng, muối khoáng và nước. Khi phun,
thuốc được hòa tan trong dung dịch đất và sẽ được xâm nhập vào cây qua
miền lông hút của hệ rễ.
Tóm lại: Sựu hấp thụ các chất độc vào cơ thể thực vật phụ thuộc vào
nhiệt độ, ẩm độ, số giờ nắng, độ pH của cây, nồng độ thuốc và cường độ thoát
hơi nước của lá.


14

2.4.3. Chất độc phải được tồn giữ trong cơ thể sinh vật một thời gian ở một
nồng độ nhất định để chất độc đủ phát huy tác dụng.
Chất độc sau khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật, dưới tác dụng của nhiều
yếu tố, nó biến đổi theo ba hướng khác nhau: Độ độc của thuốc có thể tăng
cao khi chúng biến thành hợp chất mới; độc độc, của thuốc có thể bị suy giảm
hay mất hẳn do phản ứng tự vệ của cơ thể sinh vật; độ độc của thuốc có thể
giữ nguyên không thay đổi.
Trong cơ thể sinh vật, chất độc có thể phản ứng với protid làm tê liệt hệ
men, ngăn cản sự tạo thành vitamin của sinh vật hoặc làm giảm độ nhớt của
keo nguyên sinh chất và chết, nồng độ của thuốc càng cao, thời gian tồn
dưỡng chất độc trong cơ thể càng dài thì sinh vật càng nhanh bị chết.
2.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến tính độc của thuốc BVTV
- Những yếu tố ảnh hưởng đến tính độc của thuốc BVTV thường được
biểu hiện ở ba khía cạnh khác nhau đó là.
2.5.1. Tính chất của các loại thuốc ảnh hưởng đến tính độc
Quyết định đến tính độc của một số loại thuốc đó chính là gốc sinh độc.
Gốc sinh độc có thể là một nguyên tố hay các nhóm nguyên tố kết hợp với

nhau như: Nhóm thuốc trừ bệnh chứa đồng, gốc sinh độc là Cu2+ hay nhóm
thuốc trừ sâu lân hữu cơ, gốc sinh độc là P04-3.
Mặt khác, hoạt tính sinh học cũng quyết định đến tính độc của thuốc
BVTV. Hoạt tính sinh học được quyết định bởi các nối đôi, nối ba trong phân
tử. Khi chuyển hóa, các nối liên kết này sẽ phát huy tác dụng, từ đó làm tăng
tính độc của thuốc.
Bên cạnh đó, sự thay thế nhóm này bằng nhóm khác, hay sự thêm bớt
một vài nhóm trong cấu trúc phân tử của thuốc cũng dẫn đến thay đổi tính độc
của thuốc như thuốc Wofattox và Etylparation thì độ độc thuốc tăng 4- 8 lần.


15

Ngoài ra, tính phân cực và không phân cực cũng quyết định đến khả
năng xâm nhập và con đường xâm nhập của thuốc vào cơ thể dịch hại.
2.5.2. Sự liên quan giữa sinh vật gây hại đến tính độc của thuốc BVTV
Sự liên quan này được thể hiện ở các khía cạnh như: Mỗi một loài sinh
vật khác nhau thì khả năng chống chịu với thuốc khác nhau; các giai đoạn
phát dục khác nhau thì khả năng chống chịu với thuốc cũng khác nhau, trong
đó giai đoạn trưởng thành chống chịu thuốc tốt hơn giai đoạn sâu non; Giới
tính cũng ảnh hưởng đến khả năng chống thuốc của sinh vật, thông thường
con cái chống chịu tốt hơn con đực.
Cùng một loại thuốc, nhưng dịch hại khác nhau thì khả năng chống
chịu thuốc cũng khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Sinh vật có khả năng tiêu hóa nhanh hay chậm
+ Độ dày mỏng của da côn trùng
+ Khả năng oxy hóa trong huyết dịch cao hay thấp
+ Thành phần hệ men của cơ thể sinh vật
2.5.3. Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến tính độc của thuốc BVTV
Các yếu tố ngoại cảnh thường gây ảnh hưởng rất lớn đến tinh độc của

thuốc. Chúng có thể làm tăng hoặc giảm khả năng diệt trừ sâu bệnh của thuốc
BVTV. Các yếu tố này bao gồm:
- Độ ẩm không khí và độ ẩm của đất: Độ ẩm đất liên quan đến tính hòa
tan của thuốc BVTV, với những loại thuốc có tính hòa tan kém, nếu độ ẩm cao
sẽ có tác dụng làm cho thuốc tan dần dần, tan nhiều, thuốc xâm nhập vào cơ thể
dịch hại rõ ràng, hiệu lực diệt trừ cao như thuốc thuốc trừ cỏ 2,4 D, có đặc tính
tan kém, nếu phun xong gặp mưa, độ ẩm đất cao thì thuốc tan nhiều và hiệu quả
phòng trừ cao. Ngược lại, với những loại thuốc có đặc điểm dễ hòa tan, nếu độ
ẩm cao, thuốc sẽ hòa tan nhiều cho nên ngoài tác dụng diệt trừ sâu bệnh thuốc
còn gây ảnh hưởng đến cây trồng như thuốc trừ bệnh CuSO4.5H2O. rất dễ hòa


16

tan cho nên khi độ ẩm cao Cu2+ sẽ được giải phóng nhiều và xâm nhập vào cây
trồng mạnh, ngoài tác dụng diệt từ bào tử nấm thuốc còn kết tủa Protein của tế
bào thực vật làm rụng lá, hoa, quả hoặc làm chết cây.
- Lượng mưa: cũng ảnh hưởng rất lớn đến tính độc của thuốc cho nên
cần tránh phun thuốc khi trời mưa to vì có thể làm rửa trôi thuốc dẫn đến hiệu
thực phòng trừ của thuốc giảm.
- Gió: Gió to ảnh hưởng đến khả năng bám dính trên bề mặt vật phun,
làm bạt thuốc đi xa cũng dẫn đến giảm hiệu lực phòng trừ của thuốc.
- Ánh sáng: Cường độ ánh sáng mạnh thì thuốc phân hủy mạnh dẫn đến
tính độc của thuốc cũng giảm. Vì thế không nên phun thuốc vào lúc nắng to.
- VSV đất: Hoạt động của VSV đất cũng ảnh hưởng nhiều đến khả
năng phân hủy của thuốc. VSV đất hoạt động càng mạnh thì khả năng phân
hủy của thuốc càng nhanh làm giảm hiệu lực phòng trừ.
2.6. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới và ở Việt Nam
2.6.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới
Chỉ trong thời gian hơn nửa thế kỷ qua, nhất là từ những năm 1980 đến

nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cách ngành KHCN, thuốc BVTV
cũng được phát minh và sử dụng ngày càng nhiều và đã đem lại những lợi ích
kinh tế to lớn. Tới nay đã có hàng ngàn chất được sáng chế và sử dụng làm
thuốc BVTV. Theo thống kê của tổ chức thế giới WHO, năm 1972 toàn thế
giới sử dụng lượng thuốc BVTV trị giá 7,7 tỉ USD, năm 1985 khoảng 16 tỉ
USD, đến năm 1990 sử dụng trên 3 triệu tấn hoạt chất thuốc BVTV trị giá
khoảng 25 tỉ USD. Trong đó thuốc trừ cỏ chiếm 46%.
Thuốc trừ sâu chiếm 31%, thuốc trừ bệnh 18 %, và 5% là các loại thuốc
khác. Khoảng 80% thuốc BVTV sản xuất ra được sử dụng ở các nước phát triển.
Tuy vậy tốc độ sử dụng thuốc BVTV ở các nước đang phát triển tăng 7- 8 %/năm,


×