Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Giáo án tự chọn 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.65 KB, 27 trang )

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 Trờng THCS Nguyễn Huy
Tởng
chủ đề tự chọn môn ngữ văn lớp 8
( Các chủ đề nâng cao )
Hà Nội 1-2003

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 Trờng THCS Nguyễn Huy
Tởng
Lời nói đầu
Dạy-học các nội dung tự chọn là một trong những điểm mới của Chơng
trình Ngữ văn THCS. Những nội dung này chỉ đợc dạy ở 2 lớp cuối cấp với mục
đích:
1, Củng cố và khắc sâu thêm những kiến thức đã học trong chơng trình
chính khoá .
2, Mở rộng và nâng cao thêm một số tri thức và kỹ năng cần thiết nhng cha
đợc chuẩn bị trong chơng trình chính khoá do thời gian và điều kiện cha có. Góp
phần định hớng, phân hoá năng lực của học sinh cuối cấp THCS giúp các em bớc
đầu có thể tự chọn cho mình một hớng đi thích hợp khi chuyển lên học ở trờng
Trung học chuyên ban.
3, Hệ thống lại một số tri thức và kỹ năng thật thiết thực nhằm góp phần
giúp một số HS không có điều kiện học lên, bớc vào cuộc sống tốt hơn.
4, Bớc đầu đáp ứng nguyện vọng và sở thích cá nhân của một số HS .
Để đạt đợc mục đích trên, chung tôi xây dựng các nội dung tự chọn môn
Ngữ văn theo ba loại chủ đề nh sau:
a, Chủ đề bám sát: hớng tới đối tợng HS từ trung bình trở xuống nhằm
giúp các em nắm vững đợc những kiến thức và kỹ năng đã đợc học trong chơng
trình chính khoá. Nội dung chủ yếu là tổng kết, hệ thống lại những vấn đề đã học,
từ đó đa ra hệ thống bài tập bổ sung nhằm củng cố và rèn luyện.
b, Chủ đề nâng cao: Hớng tới đối tợng HS khá giỏi nhằm giúp các em mở
rộng, đào sâu, nâng cao những tri thức đã học trong chơng trình. Nội dung và ph-
ơng pháp chủ yếu là giới thiệu một số vấn đề mới cha đợc học hoặc cha có điều


kiện học kỹ, học sâu trong chơng trình chính khoá.
c, Chủ đề đáp ứng: Hớng tới những HS có nguyện vọng và sở thích cá
nhân nhằm đáp ứng những yêu cầu riêng của HS. Tuy vậy nội dung và phơng
pháp ở loại chuyên đề này vẫn chủ yếu nằm trong khuôn khổ nhà trờng nhằm bổ
sung cho học vấn phổ thông một cách thiết thực, bổ ích và khả thi.
Chơng trình Ngữ văn lớp 8 nêu lên 15 chủ đề tự chọn, trớc mắt chúng tôi
giới thiệu 5 chủ đã đợc viết thành bài học. Các chủ đề này đợc viết chủ yếu cho
HS tự học. Tuy chúng đợc trình bày khá linh hoạt nhng đều có hai phần lớn:
Một là gợi ý, hớng dẫn HS tự học bằng cách nêu lên các bớc, thực hiện các
hoạt động để tìm hiểu các nội dung cần nắm vững.
Hai là cung cấp những hiểu biết theo các yêu cầu và mức độ của từng loại
chủ đề đã nêu qua một bài đọc cụ thể.
Do lần đầu tiên biên soạn các chủ đề này, các tác giả cha có nhiều kinh
nghiệm, nên tài liệu chắc chắn còn những thiếu sót. Chúng tôi rất mong bạn đọc,
các em HS và nhất là các thầy, cô giáo góp cho những ý kiến để kịp thời chỉnh
sửa.
Thay mặt các tác giả
Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 Trờng THCS Nguyễn Huy
Tởng
một số yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý
khi phân tích thơ trữ tình
Mục tiêu:
Sau khi học chuyên đề này, các em nắm đợc một số nội dung và kĩ năng cơ
bản sau đây:
Những yếu tố hình thức nghệ thuật mà các nhà thơ thờng dùng để biểu hiện
tình cảm, t tởng của mình trong thơ trữ tình .
Những chú ý khi phân tích các yếu tố nghệ thuật đó
Những điều cần tránh khi phân tích các yếu tố hình thức nghệ thuật trong thơ
trữ tình .
Biết vận dụng những hiểu biết có đợc tự bài học tự chọn này để phân tích một

số tác phẩm trữ tình.
Thời gian học tập trên lớp : 6 tiết
Tài liệu học tập:
Bài đọc: Một số yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ
tình
Các bài tập luyện tập
Các bài đọc-hiểu thơ trữ tình đã học trong sách Ngữ văn 6,7,8
Các thể thơ ca và sự phát triển của hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam
(Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức - NXB Khoa học Xã hội, 1971)
99 Phơng tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt (Đinh Trọng Lạc - NXB Giáo
dục, 1999)
Gợi ý thực hiện:
Để nắm chắc đợc các nội dung cơ bản đã nêu trong phần Mục tiêu ở trên,
các em cần thực hiện một số hoạt động học tập sau đây:
Bớc 1. Ôn lại một số vấn đề về thơ trữ tình
Đọc và trả lời một số câu hỏi và bài tập sau đây:
Câu 1: Hãy kể ra một số bài thơ trữ tình mà em thuộc trong sách Ngữ văn 6,
Ngữ văn 7 hoặc Ngữ văn 8.
Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 Trờng THCS Nguyễn Huy
Tởng
Câu 2: Em hiểu thế nào là trữ tình và thế nào là tự sự ? Hai cách thể hiện này
khác nhau ở chỗ nào? Nắm đợc điều đó sẽ giúp gì cho việc tìm hiểu thơ trữ tình
và văn xuôi tự sự ?
Để trả lời đợc câu hỏi này, các em hãy suy nghĩ và tìm hiểu một số điểm sau:
a. Có bạn giải thích trữ tình là: tích trữ tình cảm (trữ là tích trữ nh tích trữ lơng
thực; tình là tình cảm, tâm hồn của ngời viết); còn tự sự là kể lại, thuật lại sự
việc ( tự là kể lại thuật lại; sự là việc). Trong cách giải thích của bạn có gì đúng
và có gì cha đúng ?
b. Khi đọc tác phẩm Lão Hạc hoặc Tắt đèn, em có thấy nhà văn Nam Cao và
Ngô Tất Tố xuất hiện trực tiếp không ? Có khi nào Nam cao nói trực tiếp trong

truyện: tôi thơng lão Hạc lắm không ? Ngợc lại khi đọc đoạn thơ sau:
Nay xa cách lòng tôi luôn tởng nhớ
Màu nớc xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !
( Quê hơng - Tế Hanh. Ngữ văn 8 - sách thí điểm)
thì tình cảm nhớ nhung đối với quê hơng trong đoạn thơ có phải là của Tế Hanh
không và có phải nhà thơ đã phát biểu một cách trực tiếp không ?
c. Có ngời phân tích bài Bánh trôi nớc của Hồ Xuân Hơng chỉ tập trung phân tích
hình tợng chiếc bánh trôi, từ đó làm nổi bật phẩm chất cao đẹp và thân phận chìm
nổi của ngời phụ nữ Việt Nam. Theo em cách phân tích đó còn thiếu điều gì quan
trọng đối với thơ trữ tình ?
Câu 3. Có hai ý kiến khác nhau khi phân tích bài thơ Lợm của Tố Hữu.
ý kiến 1: Tập trung phân tích và làm nổi bật vẻ đẹp của hình tợng Lợm ( vui tơi,
nhí nhảnh, dũng cảm, lạc quan...)
ý kiến 2: Tập trung phân tích những tình cảm yêu thơng, trân trọng của nhà thơ
Tố Hữu đối với chú bé liên lạc trong bài thơ.
ý kiến của em nh thế nào ? Tại sao em lại lựa chọn hoặc đề xuất ý kiến
nh thế ?
Câu 4. Qua các bài thơ trữ tình đã học, hãy xác định xem những yếu tố hình thức
nghệ thuật nào thờng đợc chú ý phân tích, những yếu tố nào em thấy ít đợc chú ý
và yếu tố nào cha biết bằng cách đánh kí hiệu vào trớc chữ cái của các yếu tố sau.
Yếu tố đã đợc chú ý ghi dấu cộng (+); yếu tố ít đợc chú ý đánh dấu trừ (-) và yếu
tố cha biết ghi dấu tích ( ).
A. Thể thơ
B. Vần thơ
C. Thanh điệu (bằng, trắc)
D. Nhịp thơ
Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 Trờng THCS Nguyễn Huy
Tởng

E. Từ ngữ - Hình ảnh
H. Các biện pháp tu từ
I. Không gian và thời gian
Bớc 2. Đọc kĩ bài đọc Những yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân
tích thơ trữ tình và trả lời các câu hỏi:
1. Bài đọc có mấy phần ? Mỗi phần nêu các nội dung lớn gì ? Hãy lập dàn ý đại
cơng cho bài đọc ấy.
2. Những hình thức nghệ thuật nào thờng đợc các nhà thơ sử dụng trong thơ trữ
tình? Ngoài các hình thức mà bài viết nêu lên, còn có hình thức nào khác không?
Nếu có thì hãy liệt kê ra và cho một ví dụ cụ thể .
3. Bài đọc giúp em hiểu thêm đợc điều gì và giúp em tránh đợc những lỗi gì khi
phân tích, cảm thụ thơ trữ tình ?
Bớc 3. Làm các bài tập thực hành
Bài tập 1. Đọc kĩ các đoạn thơ dới đây và trả lời câu hỏi :
Đoạn 1 : Tiếng suối trong nh tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya nh vẽ ngời cha ngủ,
Cha ngủ vì lo nỗi nớc nhà.
( Cảnh khuya - Hồ Chí Minh )
Đoạn 2 : Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
Khinh lũ ngời kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giơng mắt bé diễu oai linh rừng thẳm.
( Nhớ rừng - Thế Lữ )
Đoạn 3 : Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đờng bạch dơng sơng trắng nắng tràn
Anh đi nghe tiếng ngời xa vọng
Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn
( Em ơi Ba Lan - Tố Hữu )
a, Hãy chỉ ra các chữ mang vần trong 3 đoạn thơ trên và xác định đó là những

vần gì ?
b, Cách gieo vần trong đoạn thơ thứ ba có gì đặc biệt ? Cách gieo vần nh thế
đã giúp gì cho việc biểu hiện nội dung đoạn thơ ?
Đọc các câu thơ sau đây và trả lời câu hỏi :
Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 Trờng THCS Nguyễn Huy
Tởng
Đoạn 1 : Ô ! Hay buồn vơng cây ngô đồng
Vàng rơi, vàng rơi: thu mênh mông
( Bích Khê )
Đoạn 2 : Đoạn trờng thay lúc phân kì
Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập gềnh
( Nguyễn Du )
Đoạn 3 : Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hơng
( Tản Đà )
a, Thống kê các chữ mang thanh bằng và thanh trắc trong ba đoạn thơ trên; Cách
sử dụng các thanh bằng và thanh trắc của các tác giả có gì đặc biệt ?
b, Thanh bằng thờng diễn tả những gì nhẹ nhàng, êm ái, bâng khuâng... Ngợc lại
thanh trắc thờng diễn tả những gì trúc trắc, nặng nề ... Vận dụng đặc điểm này,
hãy chỉ ra tác dụng của các thanh bằng, trắc trong việc biểu hiện nội dung ở các
câu thơ trên .
Bài tập 2: Khi đọc bài thơ Lợm ơi đến những dòng thơ nh
Ra thế
Lợm ơi !
hoặc : Thôi rồi, Lợm ơi ! và Lợm ơi, còn không ? có bạn vẫn đọc theo ngữ điệu
giống nh khi đọc các câu thơ khác trong bài ? Theo em nh thế có đúng không ?
Vì sao ?
Bài tập 3: Những câu thơ sau đều có ít nhất 2 cách đọc. Cách nào cũng thấy có vẻ
đúng, nhng nghĩ kỹ thì sẽ có một cách đọc đúng nhất. Hãy đọc và ngắt nhịp cho
chính xác.

Một chiếc xe đạp băng vào bóng tối .
( Xuân Diệu )
Càng nhìn ta lại càng say
( Tố Hữu )
Non cao tuổi vẫn cha già
( Tản Đà )
Sau lng thềm nắng lá rơi đầy
( Nguyễn Đình Thi )
Bài tập 4 : Mở đầu bài thơ Hội Tây, Nguyễn Khuyến viết :
Kìa hội Thăng bình tiếng pháo reo
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo ,
Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 Trờng THCS Nguyễn Huy
Tởng
Chữ Kìa trong câu thơ trên đã giúp nhà thơ diễn tả đợc điều gì ?
Bài tập 5. Đọc các câu thơ sau và trả lời câu hỏi
Nhác trông nhờn nhợt màu da
Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao .
( Kiều - Nguyễn Du )
Bác Dơng thôi đã, thôi rồi
Nớc mây man mác ngậm ngùi lòng ta .
( Khóc Dơng Khuê - Nguyễn Khuyễn )
a, Có ý kiến cho rằng khi phân tích câu thơ trên của Nguyễn Du chỉ cần chú ý
chữ : nhờn nhợt và ăn gì là đủ . ý kiến của em nh thế nào ?
b, Có ngời nói trong câu thơ khóc Dơng Khuê, Nguyễn Khuyến viết thừa một
chữ thôi và có thể thay vào đó bằng chữ mất rồi : "Bác Dơng thôi đã mất rồi ". ý
kiến của em nh thế nào ?
Bài tập 6. Hãy tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ
sau :
" Chúng đem bom nghìn cân
Giội lên trang giấy trắng

Mỏng nh một ánh trăng ngần
Hiền nh lá mọc mùa xuân
Ôi từng trang giấy
Trong lòng anh, đập khẽ, đêm nay
Nh bàn tay vẫy
Nh bàn tay ròng ròng máu chảy .
( Trang giấy học trò - Chính Hữu )
Bài tập 7: Ca dao có câu
Ngời sao một hẹn thì nên
Ngời sao chín hẹn thì quên cả mời
Chờ em đã tám hôm nay
Hôm qua là tám, hôm nay là mời .
Biện pháp tu từ sử dụng trong 2 câu ca dao trên là biện pháp nào? Các biện
pháp ấy đã giúp tác giả dân gian thể hiện đợc tâm trạng gì trong lòng nhân vật trữ
tình ? Hãy su tầm một số câu thơ có cha biện pháp tu từ trên đây. Ví dụ :
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một ngời chín nhớ, mời mong một ngời ( Nguyễn Bính )
Hoặc : Nhà em cách bốn quả đồi
Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 Trờng THCS Nguyễn Huy
Tởng
Cách ba ngọn núi, cách đôi cánh rừng... ( Nguyễn Bính)
Bài tập 8 :
Cũng cờ cũng biển cũng cân đai
Cũng gọi ông nghè có kém ai
( Ông nghè tháng tám - Nguyễn Khuyến )
Thái độ và tình cảm của nhà thơ qua câu thơ trên là một tình cảm và thái
độ gì ? Biện pháp tu từ nào trong câu thơ đã giúp tác giả thể hiện dợc điều đó ?
Hãy phân tích để làm sáng tỏ điều đó .
Bài tập 9: Đọc các câu thơ sau :
Trong nh tiếng hạc bay qua

Đục nh tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan nh gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập nh trời đổ ma
( Kiều - Nguyễn Du )
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dát bay
( Chạy Tây - Nguyễn Đình Chiểu )
Ta đi tới không thể gì chia cắt
Mục Nam Quan đến bãi Cà Mau
Trời ta chỉ một trên đầu
Bắc Nam liền một biển
Lòng ta không giới tuyến
Lòng ta chung một cụ Hồ
Lòng ta chung một thủ đô
Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam .
( Ta đi tới - Tố Hữu )
Trong các câu thơ trên, hai nhà thơ đã dùng biện pháp tu từ gì ? Chúng có
tác dụng gì trong việc biểu hiện nội dung t tởng, tình cảm của nhà thơ ?
Bớc 4. Đọc và suy nghĩ về một số điểm cần chú ý sau đây
Thơ có thể có vần, có thể không có vần . Bình thờng mỗi đoạn thơ có một
vần lặp lại ở các câu thơ, nhng có đoạn mang nhiều vần khác nhau .
Những câu thơ, đoạn thơ sử dụng chỉ một hoặc phần lớn một loại thanh là
những câu thơ đặc biệt .
Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 Trờng THCS Nguyễn Huy
Tởng
Khi gặp đoạn thơ mang nhiều vần, hoặc sử dụng thanh đặc biệt, cần chú ý
để phân tích chỉ ra vai trò của chúng trong việc biểu hiện nội dung .
Khi đọc cũng nh khi phân tích đoạn thơ trên, cần chú ý tới các dấu câu .
Chú ý vị trí của các dấu câu đó, chúng ta sẽ đọc đúng nhịp thơ hơn .
Dấu câu không chỉ để tách ý, tách đoạn và làm rõ nghĩa của thông báo

khi viết, mà còn dùng để ngắt nhịp làm tăng sức biểu cảm cho thơ .
Trong một bài thơ, câu thơ, không phải chữ nào cũng hay, cũng đắt, khi
đọc thơ cần nhận ra đợc đúng các chữ đó và phân tích cái hay, cái đẹp
của chúng . Những chữ dùng hay là những chữ không thể thay thế đợc .
Thơ ca thờng sử dụng các biện pháp tu từ. Các biện pháp tu từ hay bao giờ
cũng giúp nhà thơ biểu hiện đợc nội dung một cách sâu sắc.
Chỉ chú ý phân tích các yếu tố nghệ thuật độc đáo, bao giờ cũng cần chỉ
ra vai trò, tác dụng của những yếu tố ấy trong việc thể hiện nội dung .
Tránh phân tích tràn lan (yếu tố nào cũng phân tích); tránh suy diễn một
cách gợng ép về ý nghĩa và tác dụng của các yếu tố hình thức nghệ thuật .
Bớc 5: Tìm hiểu các yếu tố hình thức của một số bài thơ trọn vẹn
Bài tập 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thức nổi bật của thơ trữ tình thông qua thể
lục bát
Thề non nớc
Nớc non nặng một lời thề,
Nớc đi đi mãi, không về cùng non.
Nhớ lời nguyện nớc thề non,
Nớc đi cha lại, non còn đứng không.
Non cao những ngắm cùng trông,
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày.
Xơng mai một nắm hao gầy,
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sơng.
Trời tây ngả bóng tà dơng,
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.
Non cao tuổi vẫn cha già,
Non còn nhớ nớc, nớc đà quên non.
Dù cho sông cạn đá mòn,
Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 Trờng THCS Nguyễn Huy
Tởng
Còn non còn nớc hãy còn thề xa.

Non cao đã biết hay cha?
Nớc đi ra biển lại đi về nguồn.
Nớc non hội ngộ còn luôn,
Bảo cho non chớ có buồn làm chi.
Nớc kia dù hãy còn đi,
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui.
Nghìn năm giao ớc kết đôi,
Non non nớc nớc cha nguôi lời thề.
(Tản Đà, Thơ mới (1932-1945): Tác giả và tác phẩm-
NXB Hội Nhà văn, 1999 )
1. Hãy chỉ ra các từ đã tạo ra vần trong mỗi cặp câu sáu tám của bài thơ.
2. Nêu đặc điểm vị trí và âm thanh (cấu trúc ngữ âm) của các cặp từ hiệp vần với
nhau. Xác định tên gọi cho kiểu hiệp vần trong bài thơ. Xác định cách gieo vần ở
bài thơ này?
3. Em hãy xác định nhịp của từng câu thơ để thấy đợc sự phong phú, linh hoạt về
nhịp của bài thơ trên.
Nêu đặc điểm về lối ngắt nhịp của bài thơ (Cách ngắt nhịp phong phú, linh
hoạt ngắt nhịp xen kẽ, hỗn hợp). Cách ngắt nhịp nh vậy có tác dụng nh thế nào
đối với hình thức diễn đạt của bài thơ ?
4. Bài thơ là lời tâm sự, bộc bạch của hai vế trong cặp quan hệ nớc - non. Qua lời
đối thoại đó, ngời đọc cảm nhận đợc tình cảm gắn bó, thuỷ chung của nhân vật
trữ tình. Vậy nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Có những biện pháp tu từ chủ
yếu nào đợc tác giả sử dụng trong bài thơ? Biện pháp tu từ nào quan trọng nhất
trong việc thể hiện t tởng tình cảm của tác giả?
5. Tài năng sáng tạo nghệ thuật của Tản Đà đợc bộc lộ qua sự vận dụng có kế
thừa và phát triển hình tợng quen thuộc trong ca dao dân ca trong bài thơ này nh
thế nào ?
Bài tập 2:
Tìm hiểu đặc điểm hình thức nổi bật của thơ trữ tình thông qua thể thất
ngôn bát cú Đờng luật và thể tứ tuyệt Đờng luật

Bài 1:
Thu ĐIếu
Ao thu lạnh lẽo nớc trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×