Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện chi lăng tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.41 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
------------- -------------

HOÀNG PHƯƠNG MAI

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHI
LĂNG TỈNH LẠNG SƠN

Hà Nội - 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
-------------

-------------

HOÀNG PHƯƠNG MAI

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHI
LĂNG TỈNH LẠNG SƠN

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Mã ngành


: 52850103

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TS. TRỊNH HỮU LIÊN

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo - TS. Trịnh Hữu
Liên, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, là người trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành đồ án này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Quản lý đất đai, tập thể giáo
viên, cán bộ công nhân viên Khoa Quản lý đất đai cùng toàn thể bạn bè đã
giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Em cũng xin chân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán
bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng Tài nguyên và Môi trường,
Phòng Thống kê huyện Chi Lăng đã tạo điều kiện cho em thu thập số liệu và
những thông tin cần thiết liên quan. Cảm ơn gia đình, các anh chị, bạn bè đã
động viên và giúp đỡ em hoàn thành bài đồ án này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, năng lực bản thân đặc biệt là kinh
nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài của em không tránh khỏi những sai sót,
em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để đồ
án tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Sinh viên

Hoàng Phương Mai



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .......................................... 2
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 3
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................. 4
1.1.Cơ sở khoa học và tính pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất đai4
1.1.1.Cơ sở lý luận chung ........................................................................... 4
1.1.2.Tình hình quản lý sử dụng đất đai ở 1 số nước trên thế giới ............... 5
1.2. Công tác quản lý sử dụng đất đai trong cả nước ................................. 7
1.2.1 Cơ sở pháp lý về quản lý sử dụng đất đai........................................... 7
1.2.2. Nghiên cứu công tác quản lý sử dụng đất đai ở Việt Nam theo Luật
Đất đai 2013 ............................................................................................. 11
1.3. Thực trạng số nội dung công tác quản lý đất đai trên địa bàn Tỉnh Lạng
Sơn ........................................................................................................... 21
1.3.1 Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai ........ 21
1.3.2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính ................................................................................................ 22
1.3.3. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ......................... 23
1.3.4 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.................................................................................................... 24
1.3.5. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. .................................................. 24
1.3.6. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai ................................................. 26
1.3.7. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai ..... 26


1.3.8. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố

cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai ............................. 27
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 28
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................... 28
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 28
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 29
2.3.1. Phương pháp kế thừa và phân tích thống kê số liệu sẵn có ............. 29
2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa ....................................................... 29
2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu thu thập ............................. 29
2.3.4. Phương pháp thống kê .................................................................... 30
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu, sử dụng các bản đồ chuyên dùng ........... 30
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... 31
3.1 Kết quả điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã
hội trên địa bàn huyện Chi Lăng ............................................................... 31
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường................ 31
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................. 37
3.1.3. . Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường
................................................................................................................. 43
3.2 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Chi Lăng............................... 46
3.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp .................................................. 47
3.2.2. Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp ........................................... 48
3.2.3. Đất chưa sử dụng ........................................................................... 53
3.2.4. Đất đô thị ....................................................................................... 53
3.3. Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai của huyện Chi Lăng - tỉnh
Lạng Sơn: .................................................................................................... 53


3.4. Kết quả đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa
bàn huyện Chi Lăng:................................................................................. 55
3.4.1. Kết quả đánh giá công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

................................................................................................................. 55
3.4.2. Kết quả đánh giá công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi
đất, chuyển mục đích sử dụng đất. ............................................................ 62
3.4.3. Kết quả đánh giá công tác quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi thu hồi đất........................................................................................... 70
3.4.4. Kết quả đánh giá công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa
chính, cấp Giấy chứng nhận: .................................................................... 72
3.5. Nhận xét tổng hợp công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn
huyện Chi Lăng .......................................................................................... 80
3.5.1. Thành tựu đạt được: ........................................................................ 80
3.4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý sử dụng
đất đai trên địa bàn huyện Chi Lăng: ......................................................... 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 86
4.1 Kết luận .............................................................................................. 86
4.2.Kiến nghị ............................................................................................ 88


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2014 của huyện Chi Lăng ........... 46
Bảng 3.2: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp năm 2014 của huyện Chi Lăng ...... 47
Bảng 3.3: Cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp năm 2014 của huyện Chi Lăng ... 50
Bảng 3.4: Danh mục các công trình dự án trong kế hoạch sử dụng đất .......... 61
Bảng 3.5: Tình hình công tác giao đất giai đoạn 2011- 2014 ........................ 63
Bảng 3.6: Tổng hợp các dự án, công trình thu hồi đất năm 2014 .................. 65
Bảng 3.7: Thống kê diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi sang đất phi nông
nghiệp trong năm 2014 ................................................................................. 68
Bảng 3.8: Công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất.................. 71
Bảng 3.9: Công tác cấp giấy chứng nhận năm 2014 huyện Chi Lăng ............ 74
Bảng 3.10: Kết quả thực hiện việc quản lý hồ sơ địa chính năm 2014 của
huyện Chi Lăng – tỉnh Lạng Sơn .................................................................. 75

Bảng 3.11. Tình hình giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại tố cáo trong
quản lý đất đai của huyện Chi Lăng năm 2014 ............................................. 77


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV:

Bảo vệ thực vật

NSNN:

Ngân sách nhà nước

XDCB:

Xây dựng cơ bản

UBND:

Ủy ban nhân dân

HĐND:

Hội đồng nhân dân

SDĐ:

Sử dụng đất

GCN:


Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất

TN&MT:

Tài nguyên và môi trường


PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn
nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Đất đai thường xuyên chịu sự tác động của các yếu tố tự nhiên và con
người. Dưới tác động của các hoạt động sử dụng đất tác động mạnh cả về mặt tích
cực và tiêu cực đến đất đai. Quản lý chặt chễ đất đai, quy hoạch phân bổ hợp lý
tài nguyên đất là một trong những biện pháp mang tính hiệu quả kinh tế cao trong
việc phát triển kinh tế xã hội. Kết hợp hài hòa giữa khai thác, sử dụng đất với bảo
vệ đất và hệ sinh thái chung sẽ tạo sự phát triển ổn định và lâu dài. Đúng quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất sẽ tiết kiệm, có hiệu
quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử
dụng đất xung quanh.
Trong tình hình hiện nay, trước sự đổi mới mạnh nền mẽ kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời, để khắc phục yếu kém, sai phạm,
tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật Đất đai 2013. Công tác quản lý nhà nước
về đất đai là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cho các cấp, các ngành
sắp xếp, bố trí, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai. Qua đó,
vừa đáp ứng được yêu cầu Nhà nước thống nhất quản lý đất đai, vừa tránh được
sự chồng chéo, sử dụng đất sai mục đích sử dụng đất gây lãng phí, hủy hoại môi

trường đất, bảo vệ được cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái, góp phần
thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do vậy, việc thực
hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai là một yêu cầu mang tính cấp bách của
từng địa phương, là căn cứ để hoạch định mục tiêu phát triển toàn diện của từng
cấp, từng ngành trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

1


Chi Lăng là huyện nằm ở phía nam tỉnh Lạng Sơn, phía bắc là huyện
Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn, phía nam là huyện Lục Ngạn - Bắc Giang.
Địa hình đa số là đồi núi nên điều kiện canh tác còn khó khăn, bên cạnh đó
dân số còn chủ yếu là người dân tộc thiểu số như Tày, Nùng… trình độ khai
thác, sử dụng, quản lý về đất đai còn nhiều hạn chế. Người dân thường canh
tác theo phương thức nương rẫy đơn giản làm cho đất đai bị xói mòn nặng nề,
đất bị bỏ hoang hóa hay sử dụng chưa đúng mục đích… Điều này đã gây
nhiều khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương.
Chính vì vậy, công tác quản lý Nhà nước về đất đai luôn được Đảng bộ và
chính quyền nơi đây đặc biệt quan tâm.
Luật đất đai 2013 mới đi vào cuộc sống, huyện Chi Lăng Tỉnh Lạng Sơn
cũng như nhiều địa phương khác cần đẩy mạnh là làm tốt hơn nữa công tác quản
lý nhà nước về đất đai. Do vậy đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của
huyện trong những năm qua để thấy được nhưng tiềm năng của huyện, cũng như
những điểm còn tồn tại trong công tác này từ đó đưa ra những giải pháp khắc
phục nhằm làm tăng hiệu quả trong quá trình quản lý và sử dụng đất là rất cần
thiết.
Xuất phát từ thực tiễn khách quan và được sự đồng ý của ban chủ nhiệm
khoa Quản lý đất đai trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cùng với
sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Trịnh Hữu Liên, em đã tiến hành nghiên cứu đề
tài: “ Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa

bàn huyện Chi Lăng Tỉnh Lạng Sơn ”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
*Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai và đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về
đất đai trên địa bàn huyện Chi Lăng Tỉnh Lạng Sơn
2


* Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên
địa bàn huyện Chi Lăng.
- Đánh giá, phân tích một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại
huyện Chi Lăng Tỉnh Lạng Sơn
- Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao, tăng cường hiệu quả
công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Chi Lăng Tỉnh Lạng
Sơn
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Nắm vững các quy định trong các văn bản pháp luật, pháp quy của Nhà
nước, của địa phương trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Nắm sơ lược được công tác quản lý của huyện Chi Lăng Tỉnh Lạng
Sơn
- Số liệu thu thập đầy đủ, khách quan, chính xác và trung thực.
- Đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với thực trạng của địa phương.
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu:
- Tìm hiểu và nắm vững các kiến thức về luật đất đai nói chung.
- Giúp sinh viên gắn lí thuyết đã học được trên lớp với thực tiễn bên
ngoài để củng cố kiến thức để có thể giúp cho công việc sau này.

* Ý nghĩa thực tiễn:
- Tìm ra những mặt đạt được và hạn chế của công tác quản lý nhà nước
về đất đai khi thực hiên luật đất đai 2013, từ đó đề xuất các giải pháp hợp lý
bảo đảm thự hiện tốt hợn việc triển khai luật đất đai 2013 vào thực tiễn cuộc
sống.

3



×