Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bai tap cao hoc the luc chung - tl cmon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.52 KB, 4 trang )

Qua tham khảo tài liệu và công việc thực tiễn, lựa chọn test đánh
giá thể lực (thể lực chung và thể lực chuyên môn) cho vận động viên môn
chuyên sâu.
Bài làm:
Thể lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến
hiệu quả hoạt động của con người. Rèn luyện phát triển thể lực là một
trong hai điểm cơ bản của giáo dục thể chất.
Thể lực là thể trạng con người có khả năng chịu đựng hoạt động có
cường độ cho trước hay năng lượng duy trì khả năng vận động trong một
thời gian nhất định mà cơ thể có thể chịu đựng được.
Đối với cơng tác huấn luyện TDTT của người huấn luyện viên,
việc xây dựng hợp lý các bài tập phát triển thể lực và các test đánh giá thể
lực giúp đánh giá chính xác trình độ thể lực của vận động viên ảnh hưởng
trực tiếp tới thành tích thể thao và hiệu quả cơng tác huấn luyện.
Theo lý luận và phương pháp TDTT, tố chất thể lực được chia làm
5 loại: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khả năng phối hợp
vận động. Bên cạnh đó, các yếu tố hiểu biết, ý chí, đạo đức, kỷ_chiến
thuật…cũng đóng vai trị quan trọng trong cơng tác huấn luyện.
Quá trình chuẩn bị thể lực cho vận động viên gồm có chuẩn bị thể
lực chung và chuẩn bị thể lực chuyên môn.
Huấn luyện thể lực chung là có mối quan hệ chặt chẽ với thể lực
chun mơn, là cơ sở nền tảng cho thể lực chuyên môn hoàn thiện các hệ
thống chức năng của cơ thể nâng cao các tố chất thể lực và phẩm chất ý
chí cho vận động viên.
Huấn luyện thể lực chung là quá trình phát triển tồn diện những
năng lực thể chất của vận động viên.
Dù tập luyện bất kỳ một môn thể thao nào, trước khi phát triển
được thể lực chuyên môn thì các vận động viên đều phải trang bị cho


mình một nền tảng thể lực chung tốt thì mới phát huy hiệu quả tối đa


thành tích trong mơn thể thao đó.
Huấn luyện thể lực chun mơn là nhằm đảm bảo cho việc phát
triển các tố chất đặc thù chuyên môn thể thao nhất định, là điều kiện cần
thiết để nâng cao thành tích thể thao. Do vậy, huấn luyện chuyên môn cần
phải tạo tiền đề quan trọng cho việc hình thành thể lực cho thi đấu. Hơn
nữa việc huấn luyện thể lực chuyên môn để phát triển các tố chất, phất
triển các phẩm chất cá nhân cho vận động viên như khả năng chịu đựng
lượng vận động, ý chí tự lực, tự chủ, nâng cao phẩm chất đạo đức và tự
tin trong tập luyện, thi đấu. Do đó, huấn luyện thể lực chuyên môn làm
cho vận động viên nâng cao được thành tích trong tập luyện và thi đấu.
Điền kinh là môn thể thao phong phú và đa dạng với tổ hợp nhiều
nội dung, trong đó chạy 400m là một nội dung quan trọng đã giúp các
vận động viên mang lại nhiều huy chương cho Việt Nam trên các đấu
trường quốc tế. Việc đánh giá thể lực chung và thể lực chuyên môn cho
vận động viên chạy 400m là vơ cùng cần thiết. Bởi vì thành tích chạy
400m địi hỏi vận động viên hội tụ các tố chất: nhanh, mạnh, bền, mềm
dẻo bên cạnh đòi hỏi tâm lý, ý chí thi đấu.
Chạy cự ly 400m là hoạt động mang tính động lực. Cự ly hoạt
động tương đối ngắn, tốc độ nhanh, hoạt động vùng cường độ lớn, yêu
cầu trọng tâm cơ thể phải ổn định trong suốt cự ly, tiết tấu động tác tốt,
tần số động tác hoạt động với công suất tối đa. Qua nghiên cứu cho thấy,
một yếu tố quyết định đến thành tích ở các mơn chạy nói chung và chạy
400m nói riêng là độ dài và tần số bước chạy. Trên toàn cự ly, vận động
viên cần phải thể hiện sự nỗ lực và đòi hỏi tố chất sức mạnh - bền ở mức
tương đối trong thực hiện duy trì tốc độ bước đạp sau, động tác duỗi đùi,
co gấp bàn chân.
Ở cự ly ngắn với tốc độ dưới hạn, quá trình chạy xảy ra nợ oxy
cao, axitlactic tăng lên đáng kể. Chính vì vậy vận động viên ở cuối cự ly



thường căng thẳng thần kinh, mệt mỏi cơ bắp. Trong quá trình huấn luyện
phải trang bị cho vận động viên một trình độ thể lực tốt để duy trì độ dài
và tần số bước thích hợp trong suốt q trình chạy trên cự ly của mình.
Thậm chí cả khi về đích cơ thể rất mệt mỏi cịn phải tăng tốc độ, địi hỏi
vận động viên phải có sức bền và sự nỗ lực ý chí lớn. Vì vậy, trong huấn
luyện chạy cự ly 400m người huấn luyện viên phải có các test nhằm tăng
cường và đánh giá được cả sức nhanh, sức mạnh và sức bền ở vận động
viên.
Một số bài tập thường được sử dụng trong công tác thực tiễn huấn
luyện chạy cự ly 400m hiện nay: Chạy nâng cao đùi tại chổ 10s chạy về
trước 30m; Chạy 30m, 60m, 100m, 200m, 400m, 800m xuất phát cao;
Chạy 200m, 400m xuất phát thấp; Bật xa tại chổ 1, 3, 5, 7 bước hố cát;
Bật cao ôm gối trong hố cát; Chạy biến tốc 50m x 50m, 100m x 100m,
200m x 200m; Chạy tăng tốc chéo sân; Chạy đạp sau không và có tạ kéo;
Chạy việt dã; Các bài tập nằm ngửa gập bụng, ép dẻo, cơ lưng bụng;
Gánh tạ…
Trên cơ sở tham khảo các nguồn tài liệu và liên hệ thực tiễn, tôi lựa
chọn các test đánh giá thể lực cho vận động viên chạy 400m như sau:
* Test đánh giá thể lực chung cho vận động viên chạy 400m:
- Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây): Đánh giá sức mạnh.
- Bật xa tại chổ (mét): Đánh giá sức mạnh.
- Chạy 30m xuất phát cao (giây): Đánh giá sức nhanh.
- Chạy 200m xuất phát cao (giây): Đánh giá sức mạnh - tốc độ.
- Chạy 800m xuất phát cao (phút): Đánh giá sức bền.
* Test đánh giá thể lực chuyên môn cho vận động viên chạy 400m:
- Tại chổ bật 3 bước (m): Đánh giá sức mạnh.
- Chạy 60m tốc độ cao (s): Đánh giá tốc độ.
- Chạy 200m xuất phát thấp (s): Đánh giá sức mạnh – tốc độ.
- Chạy 400m xuất phát thấp (giây): Đánh giá thành tích.



Việc lựa chọn phù hợp các test đánh giá thể lực sẽ giúp huấn luyện
viên đánh giá chính xác năng lực, trình độ của từng vận động viên. Từ đó,
đưa ra các phương pháp và bài tập phù hợp nhằm nâng cao thành tích cho
các vận động viên.



×