Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển thể lực chung cho nam sinh viên k55 chuyên ngành giáo dục thể chất trường đại học tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.88 KB, 57 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
KHOA THỂ DỤC THỂ THAO

KHOÀNG THỊ CƢƠNG

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
THỂ LỰC CHUNG CHO NAM SINH VIÊN K55 CHUYÊN
NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƢỜNG
ĐẠI HỌC TÂY BẮC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, tháng 5 năm 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
KHOA THỂ DỤC THỂ THAO

KHOÀNG THỊ CƢƠNG

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
THỂ LỰC CHUNG CHO NAM SINH VIÊN K55 CHUYÊN
NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƢỜNG
ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Chuyên ngành: Giáo dục Thể chất

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Lê Thị Nga

Sơn La, tháng 5 năm 2018




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới:
Phòng Quản lý Khoa học và Quan hệ Hợp tác Quốc tế Trường Đại Học
Tây Bắc đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em về mọi mặt trong thời gian em thực
hiện đề tài này.
Em xin gửi lời cảm đến toàn thể quý Thầy Cô trong khoa TDTT và đặc biệt
là Cô Lê Thị Nga đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em hoàn
thành đề tài này trong suốt thời gian qua.
Đây là đề tài đầu tiên em thực hiện nghiên cứu khoa học nên còn gặp nhiều
khó khăn và thiếu sót. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý
Thầy Cô để đề tài của em được hoàn thiện và đầy đủ hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La tháng 5 năm 2018
Thực hiện đề tài

Khoàng Thị Cƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................ 4
5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
7. Kế hoạch và tổ chức nghiên cứu ..................................................................... 6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 8

1.1. Các khái niệm liên quan đến phát triển thể lực chung. ................................. 8
1.1.1. Khái niệm Thể lực .................................................................................... 8
1.1.2. Khái niệm sức nhanh ................................................................................ 8
1.1.3. Khái niệm sức mạnh ................................................................................ 8
1.1.4. Khái niệm sức bền .................................................................................... 8
1.1.5. Khái niệm mềm dẻo ................................................................................. 8
1.1.6. Khái niệm khéo léo .................................................................................. 8
1.2. Giáo dục Thể chất bâ ̣c Đa ̣i ho ̣c ở Viê ̣t Nam ................................................. 8
1.2.1. Quan điểm, đường lối của Đảng về công tác Giáo dục Thể chất và thể thao
trường học .......................................................................................................... 9
1.2.2. Mục tiêu của Giáo dục Thể chất ............................................................. 13
1.2.3. Nhiệm vụ của Giáo dục Thể chất ............................................................ 13
1.3. Một số nét chung về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 18 – 25. ...................... 15
1.3.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 18 - 25 ............................................................ 15
1.3.2. Đặc điểm sinh lí lứa tuổi 18 - 25 ............................................................. 16
1.4. Cơ sở lý luận giáo dục các tố chất thể lực lứa tuổ i sinh viên ...................... 17
1.4.1. Giáo dục tố chấ t sức nhanh ..................................................................... 18
1.4.2. Giáo dục tố chấ t sức ma ̣nh ...................................................................... 19
1.4.3. Giáo dục tố chấ t sức bề n ......................................................................... 20
1.4.4. Giáo dục tố chấ t mề m dẻo ...................................................................... 21


1.4.5. Giáo dục tố chấ t khéo léo (phố i hơ ̣p vâ ̣n đô ̣ng)....................................... 21
1.5. Lịch sử công trình nghiên cứu và các văn bản đánh giá thể lực học sinh, sinh
viên .................................................................................................................. 22
1.5.1. Lịch sử công trình nghiên cứu ................................................................ 22
1.5.2. Lịch sử các văn bản đánh giá thể lực học sinh, sinh viên ........................ 24
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO NAM
SINH VIÊN K55 CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƢỜNG
ĐẠI HỌC TÂY BẮC...................................................................................... 26

2.1. Đánh giá thực trạng về phát triển thể lực cho nam sinh viên K55 chuyên
ngành Giáo dục Thể chất Trường Đại học Tây Bắc .......................................... 26
2.1.1. Thực trạng đội ngũ giảng viên Thể dục, Thể thaoTrường Đại học Tây Bắc
......................................................................................................................... 26
2.1.2. Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy các
môn chuyên ngành của khoa Thể dục Thể thao Trường Đại học Tây Bắc ........ 27
2.1.3. Đánh giá các bài tập nhằm phát triển thể lực chung cho nam sinh viên K55
chuyên ngành Giáo dục Thể chất Trường Đại học Tây Bắc .............................. 28
2.2. Đánh giá trình độ thể lực chung của nam sinh viên K55 chuyên ngành Giáo
dục Thể chất trường đại học Tây Bắc. ............................................................. 30
2.2.1. Xác định tiêu chí đánh giá ...................................................................... 30
2.2.2. Đánh giá thể lực của sinh viên ................................................................ 31
2.2.3. So sánh thực trạng thể lực của nam sinh viên K55 chuyên ngành Giáo dục
Thể chất Trường Đại học Tây Bắc với điề u tra thể chấ t nhân dân năm 2001 .... 32
CHƢƠNG 3: LỰA CHỌN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC BÀI TẬP
PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO NAM SINH VIÊN K55 CHUYÊN
NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC .......... 35
3.1. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển thể lực chung cho nam
sinh viên K55 chuyên ngành Giáo dục Thể chất Trường Đại học Tây Bắc ....... 35
3.1.1. Cơ sở lựa chọn bài tập phát triển thể lực chung cho nam sinh viên K55
chuyên ngành Giáo dục Thể chất Trường Đại học Tây Bắc .............................. 35
3.1.2. Lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chung cho nam sinh viên K55


chuyên ngành Giáo dục Thể chất Trường Đại học Tây Bắc .............................. 35
3.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn trên đối tượng khách
thể nghiên cứu .................................................................................................. 40
3.2.1. Xây dựng chương trình thực nghiệm cho đối tượng khách thể nghiên cứu
......................................................................................................................... 40
3.2.2. Xây dựng tiến trình huấn luyện thể lực chung cho đối tượng thực nghiệm

trên cơ sở hệ thống bài tập đã lựa chọn ............................................................. 40
3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................................... 41
3.3.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm........................................................ 41
3.3.2. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm. .......................................................... 41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 44
1. Kết luận ........................................................................................................ 44
2. Kiến nghị...................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 46
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GDTC

Giáo dục Thế chất

TDTT

Thể dục Thể thao

CLB

Câu lạc bộ

TT

Thể thao

VĐV


Vận động viên

HLV

Huấn luyện viên

NĐC

Nhóm đối chứng

NTN

Nhóm thực nghiệm

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

GV

Giáo viên

ĐMGD

Đổi mới Giáo dục

TCRLTT

Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thực trạng đội ngũ giảng viên Khoa Th ể dục Thể thao tham gia giảng
dạy chuyên môn ............................................................................................... 26
Bảng 2.2. Thực trạng về trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy các môn
chuyên ngành của khoa Thể dục Thể thao Trường Đại học Tây Bắc. ............... 27
Bảng 2.3. Thực trạng về sân bãi dụng cụ phục vụ cho tập luyện TDTT ............ 28
Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến đánh giá các bài tập nhằm phát triển
thể lực chung cho nam sinh viên K55 chuyên ngành Giáo dục Thể chất Trường
Đại học Tây Bắc (n = 20). ................................................................................ 29
Bảng 2.5. Kết quả kiểm tra thể lực của nam sinh viên K55 chuyên ngành Giáo
dục Thể chất trường đại học Tây Bắc. (n = 40)................................................. 31
Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển thể lực chung cho nam
sinh viên K55 chuyên ngành Giáo dục Thể chất Trường Đại học Tây Bắc(n=20)
......................................................................................................................... 36
Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra các test đánh giá thể lực chung của 2 nhóm thực
nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm .......................................................... 41
Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra các test đánh giá thể lực chung của 2 nhóm thực
nghiệm và đối chứng sau 6 tháng thực nghiệm ................................................. 42
Bảng 3.4: So sánh nhịp độ tăng trưởng của nhóm đối chứng trước và sau thực
nghiệm (n=20) .................................................................................................. 43
Bảng 3.5: So sánh nhịp độ tăng trưởng của nhóm thực nghiệm trước và sau thực
nghiệm (n=20) .................................................................................................. 43


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thể dục thể thao (TDTT) được hình thành từ xa xưa, nó trở thành một nền
văn hóa chung của xã hội loài người và được coi là bộ phận của nền văn hóa

nhằm hoàn thiện con người,TDTT là sự sống, là sức khỏe, có thể nói sức khỏe
con người là yếu tố tạo nên sức mạnh cộng đồng. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã
nói “Không có sức khỏe thì không làm được gì, con người xã hội chủ là con
người mạnh khỏe”.
Mặt khác sức khỏe cũng là một yếu tố tinh thần và niềm tin của mỗi con
người góp lên sức mạnh cho đất nước và dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ
ra rằng “vận mệnh đất nước gắn liền với sức khỏe của từng người dân” Bác đặt
ra nhiệm vụ cho toàn dân “tập luyện thể dục, bồi dưỡng sức khỏe là bổn phận
của mỗi người dân yêu nước”.
Nhận thức được vai trò to lớn của TDTT, tháng 3/1946 Bác Hồ ra lời kêu
gọi toàn dân tập thể dục, trong đó Bác nêu: “giữ gìn dân chủ, xây dựng nước
nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công”…
Chính sách của Nhà nước về phát triển TDTT tại điều

4 khoản 1 Luâ ̣t

TDTT năm 2007 quy đinh:
̣ Phát triển sự nghiệp T DTT nhằ m nâng cao sức khỏe ,
thể lực , tầ m vóc người Viê ̣t Nam, góp phần cải thiện đời sống văn hóa , tinh thầ n
cho nhân dân, tăng cường hơ ̣p tác, giao lưu quố c tế về thể thao , nâng cao sự hiể u
biế t giữa các quố c gia, dân tô ̣c, phục vu ̣ sự nghiê ̣p xây dựng và bảo vê ̣ Tổ quố c .
Điề u 39 khoản 1 luâ ̣t giáo du ̣c Đa ̣i ho ̣c đã nêu : Mục tiêu của giáo dục Đại
học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị , đa ̣o đức tố t , có ý thức phục vụ
nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiê ̣p tương xứng với trình
đô ̣ đào ta ̣o , có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc . Điề u 20
luâ ̣t TDTT trong nhà trường cũng quy đinh
̣ GDTC là môn ho ̣c chính khóa thuô ̣c
chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức , kỹ năng cơ bản cho người học
thông qua các bài tâ ̣p và trò chơi vâ ̣n đô ̣ng , góp phần thực hiện mục tiêu toàn
diê ̣n. Trong đó thể lực là mu ̣c tiêu quan tro ̣ng . Có thể nói rằng GDTC là một bô ̣

phâ ̣n của TDTT . Nhưng chiń h xác hơn đó còn là mô ̣t trong những hiǹ h thức
1


hoạt động cơ bản có định hướng rõ của TDTT trong xã hội , mô ̣t quá trình có tổ
chức để truyề n thu ̣ và tiế p thu những giá tri ̣của TDTT trong hê ̣ thố

ng giáo du ̣c

giáo dưỡng chung (chủ yếu trong trường học ). GDTC cũng như các loa ̣i hiǹ h
giáo dục khác là một quá trình sư phạm với đầy đủ những dấu hiệu chung của nó
(Vai trò chủ đa ̣o của nhà giáo du ̣c trong quá triǹ h da ̣y h
phù hợp với các nguyên tắc sư phạm

ọc, tổ chức hoa ̣t đô ̣ng

). Đặc điểm nổi bật của GDTC là hình

thành vốn kỹ năng , kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất vận động

. Tổ ng

hơ ̣p các quá triǹ h đó xác đinh
̣ khả năng thić h nghi thể lực của con người . Kiể m
tra đánh giá có tầ m quan tro ̣ng là giúp cho người giáo viên nắ m bắ t đươ ̣c khả
năng thić h ứng với triǹ h đô ̣ thể lực của sinh viên trong quá triǹ h tâ ̣p luyê ̣n

.

Thông qua đó giáo viên nắ m đươ ̣c khả năng, năng lực của từng đố i tươ ̣ng , kịp

thời có những xu hướng, biê ̣n pháp đúng đắ n hay những phương pháp đố i xử cá
nhân, giúp họ củng cố nâng cao trình độ thể lực chung và chuyên môn qua đó
hoàn chỉnh chương trình giảng dạy và huấ n luyê ̣n.
Bước vào thời kỳ CNH - HĐH, mô ̣t trong những nhiê ̣m vu ̣ quan tro ̣ng là
phải xây dựng thế hệ trẻ nước ta trở thành những con người có đủ bản lĩnh

,

phẩ m chấ t và năng lực đảm đương xuấ t sắ c sứ ma ̣ng lich
̣ sử c ủa mình, kế thừa
và phát huy những thành tựu và truyền thống vẻ vang của dân tộc để đưa đất
nước ta phát triể n , hô ̣i nhâ ̣p với cô ̣ng đồ ng quố c tế , vươn lên “sánh vai với các
cường quố c năm châu”.
Chăm lo đế n thế hê ̣ trẻ tron g sự nghiê ̣p mới chính là chăm lo đào ta ̣o , bồ i
dưỡng nguồ n nhân lực tương lai . Đó là sự chăm lo toàn diê ̣n , nhiề u mă ̣t, trong
đó có mô ̣t mă ̣t quan tro ̣ng và tấ t yế u là chăm lo sức khỏe và thể lực

, bởi vì sự

cường tráng về thể chất không những là nhu cầu của bản thân con người, mà còn
là vốn quý để tạo ra tài sản vật chất và tinh thần cho xã hội . Lâu nay nhìn nhân
sự phát triể n về thể chấ t người ta thường xuấ t phát từ các chỉ tiêu về chiề

u cao

và cân nặng cơ thể . Điề u đó là cầ n thiế t và tấ t yế u , song có lẽ chưa đủ để phản
ánh trạng thái thể chất con người , nhấ t là của ho ̣c sinh , sinh viên. Bô ̣ GD - ĐT
phố i hơ ̣p với Ủy ban TDTT (nay là Bô ̣ văn hóa thể thao và du lich)
̣ trong viê ̣c
thực hiê ̣n các nhiê ̣m vu ̣ xây dựng


, chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình
2


GDTC, quy đinh
̣ TCRLTT và đánh giá kế t quả rèn luyê ̣n thân thể người ho ̣c . Bô ̣
Đa ̣i ho ̣c và Trung ho ̣c chuyên nghiê ̣p (nay là Bô ̣ GD - ĐT) đã ra quyế t đinh
̣ số
203/QĐ-TDTT ngày 23/01/1989 và các văn bản pháp quy khác ban hành về nội
dung tiêu chuẩ n phát triể n thể lực theo năm ho ̣c , giới tiń h của sinh viên . Nhằ m
đưa công tác GDTC trong nhà trường đi vào nề nế p , ngày 29/4/1993 Bô ̣ GD ĐT có quyế t đinh
̣ ban hành quy chế về công tác GDTC trong nhà trường các
cấ p. Để thực hiê ̣n quy triǹ h đào ta ̣o mới trong các trường Đa ̣i ho ̣c và Cao đẳ ng ,
Bô ̣ có hướng dẫn số

904/ĐH ngày 17/2/1994 về viê ̣c thự c hiê ̣n chương triǹ h

giáo dục thể chất trong các trường Đại học và Cao đẳng . Hiê ̣n nay Bô ̣ GD - ĐT
ban hành quy đinh
̣ về viê ̣c đánh giá thể lực ho ̣c sinh , sinh viên trong các trường
Đa ̣i ho ̣c, Cao đẳ ng là phải đổ i mới đánh giá có cơ sở khoa ho ̣c và bám sát vào
thực tiễn nhà trường.
Trường Đại học Tây Bắc luôn quan tâm giáo dục toàn diện cho sinh viên
trong đó có giáo dục về mặt thể chất. Công tác đào tạo của nhà trường nhằm
đảm bảo chất lượng sản phẩm sau khi ra trường có đầy đủ trình độ năng lực
chuyên môn và sức khỏe đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội là nhiệm vụ rất quan
trọng của nhà trường.
Trong công tác GDTC, thể lực, sức khỏe là mục tiêu cơ bản trong chương
trình GDTC, thực trạng thể lực sinh viên phản ánh hiệu quả công tác GDTC của

nhà trường qua đó cho thấy quá trình đào tạo có những thuận lợi, khó khăn,
những gì làm tốt và chưa tốt từ đó có cơ sở đưa ra biện pháp khắc phục nhằm
nâng cao hiệu quả GDTC sức khỏe sinh viên, đảm bảo cho sinh viên có một thể
lực, sức khỏe tốt và tự biết giữ gìn, nâng cao thể lực sức khỏe phục vụ cho công
việc và cuộc sống đạt năng xuất và hiệu quả tốt nhất. Vì vậy, đề tài tiến hành
nghiên cứu:
“Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển thể lực chung cho nam sinh
viên K55 chuyên ngành Giáo dục Thể chất Trƣờng Đại học Tây Bắc”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở thực trạng đào tạo phát triển thể lực chung, đề tài nghiên cứu,
ứng dụng các bài tập nhằm phát triển thể lực chung cho nam sinh viên K55
3


chuyên ngành GDTC Trường Đại học Tây Bắc.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài xác định giải quyết 2 nhiệm vụ
nghiên cứu sau.
3.1. Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng thể lực chung của nam sinh viên K55
chuyên ngành GDTC Trường Đại học Tây Bắc
3.2. Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập
phát triển thể lực chung cho nam sinh viên K55 chuyên ngành GDTC Trường
Đại học Tây Bắc.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các bài tập phát triển thể lực chung cho nam sinh viên K55 chuyên ngành
GDTC Trường Đại học Tây Bắc.
4.2. Khách thể nghiên cứu
40 nam sinh viên chuyên ngành GDTC Trường Đại học Tây Bắc.
5. Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện thời gian có hạn, nên đề tài tập trung vào nghiên cứu các vấn
đề sau:
- Thực trạng thể lực cho nam sinh viên K55 chuyên ngành GDTC Trường
Đại học Tây Bắc.
- Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển thể lực chung cho
nam sinh viên K55 chuyên ngành GDTC Trường Đại học Tây Bắc.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trên, đề tài đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
6.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã tham khảo một số tài liệu có liên quan
đến vấn đề nghiên cứu (đã được trình bày trong danh mục các tài liệu tham
khảo). Thông qua việc phân tích, tổng hợp các tài liệu đó, là cơ sở lý luận cho
việc đánh giá sự phát triển thể chất của đối tượng nghiên cứu và thu thập các số
4


liệu để so sánh và đối chứng với các số liệu đã thu thập được của quá trình
nghiên cứu, đồng thời phân tích, tập hợp các giải pháp có hiệu quả của các tác
giả có hướng nghiên cứu tương tự để lựa chọn và ứng dụng trong điều kiện
nghiên cứu và thực tiễn của đề tài.
6.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm
Là phương pháp cơ bản được sử dụng để tiến hành nghiên cứu khoa học về
giảng dạy - huấn luyện, phỏng vấn 20 HLV và các giáo viên TDTT có kinh
nghiệm, để lựa chọn bài tập phát triển thể lực chung cho nam sinh viên k55
chuyên nghành GDTC, với mục đích chính là thu lượm những số liệu, sự kiện
cụ thể phục vu cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
6.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu có mục đích,
có kế hoạch, bằng cách tri giác trực tiếp vào các hoạt động sư phạm, nhằm quan

sát các hoạt động học và tập luyện của nam sinh viên k55 chuyên nghành GDTC
Trường Đại học Tây Bắc.
6.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn và tiến hành kiểm tra 06
nội dung đánh giá thể lực chung cho nam sinh viên k55 chuyên nghành GDTC
Trường Đại học Tây Bắc: Chạy 30m XPC (s); Bật xa tại chỗ (cm); Nằm ngửa
gập bụng 30s (lần); Chạy tùy sức 5 phút (m); Lực bóp tay thuận (kg); Chạy con
thoi 4x10m (s).
6.5. Phương pháp toán học thống kê
Đề tài đã sử dụng phương pháp này vào việc sử dụng các số liệu, tính phần
trăm các nội dung trả lời trong từng phiếu phỏng vấn so với tổng số phiếu, so
sánh kết quả điều tra giữa các nhóm về nội dung điều tra, trong quá trình xử lý
các số liệu đề tài, các tham số và các công thức toán học thống kê truyền thống
được trình bày trong cuốn “đo lường thể thao”, “Những cơ sở toán học thống
kê”, “phương pháp thống kê trong TDTT”
n

Giá trị trung bình:

x

x
i 1

i

n

5



Trong đó : x : Là số trung bình
xi



: Là tần số quan sát

n: Là tổng số người tham gia

: Là ký hiệu tổng cộng
n

Phương sai chung:

 x2 

 ( x  x)
i

i 1

n 1

2

(n  30)

2
Độ lệch chuẩn:  x   x (n>30)


x

Hệ số biến sai:

c = x

.100%(n  30)

v

Tính t –Student: So sánh hai giá trị trung bình quan sát
x A  xB

2

t=

nA



2

(n A  30; n B  30)

nB

đánh giá:
- t< t0,05 : Sự khác biệt không có ý nghĩa, hoặc không có đủ độ tin cậy

mang tính chất ngẫu nhiên ỏ ngưỡng xác suất P> ,0,05.
-

t  t0,05 : Sự khác biệt có ý nghĩa hoặc đủ độ tin cậy ở ngưỡng xác suất

P<0,05.
v1  v2
.100
Nhịp độ tăng trưởng (W%): W = 0,5(v1  v2 )

7. Kế hoạch và tổ chức nghiên cứu
7.1. Thời gian nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 05
năm 2018 và được chia làm 3 giai đoạn nghiên cứu sau:
Giai đoạn 1: Từ 10/2017 đến 11/2017
- Xác định vấn đề nghiên cứu
Giai đoạn 2: Từ 11/2017 đến 12/2017
- Lập kế hoạch nghiên cứu, hoàn thiện đề cương của đề tài.
Giai đoạn 3: Từ 12/2017 dến 05/2018
6


- Đánh giá thực trạng của các vấn đề nghiên cứu
- Xây dựng các loại phiếu phỏng vấn
- Phỏng vấn một số chuyên gia lĩnh vực nghiên cứu của đề tài
- Tiến hành tổ chức thực nghiệm
- Thu thập số liệu nghiên cứu
- Hoàn thiện đề tài, rút ra kết luận
- Báo cáo kết quả nghiên cứu trước Hội đồng nghiệm thu.
7.2. Địa điểm nghiên cứu

Trường Đại học Tây Bắc
Khoa Thể dục Thể thao

7


CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm liên quan đến phát triển thể lực chung.
1.1.1. Khái niệm Thể lực
Thể lực là sức lực của cơ thể, biểu hiện qua các tố chất thể lực. Tố chất thể
lực là những mặt riêng biệt về khả năng vận động của con người. Bao gồm:
nhanh, mạnh, bền, khéo léo và mềm dẻo.
1.1.2. Khái niệm sức nhanh
Sức nhanh là yế u tố quan tro ̣ng , là năng lực cơ thể vận động tốc độ nhanh ,
là khả năng thực hiện động tác trong một khoảng thời gian ngắn nhất . Nó là một
tổ hơ ̣p thuô ̣c tiń h chức năng của con người . Nó quy định chủ yếu và trực tiếp
đă ̣c tiń h tố c đô ̣ đô ̣ng tác cũng như thời gian phản ứng vâ ̣n đô ̣ng .
1.1.3. Khái niệm sức mạnh
Sức ma ̣nh là khả năng khắ c phu ̣c lực đố i kháng bên ngoài hoă ̣c

đề kháng

lại nó bắng sự nỗ lực của cơ bắp.
1.1.4. Khái niệm sức bền
Sức bề n là khả năng khắ c phu ̣c sự mê ̣t mỏi nhằ m hoa ̣t đô ̣ng trong thời gian
dài với cường độ nhất định và có hiệu quả

. Sức bề n đảm bảo cho người tâ ̣p


luyê ̣n đa ̣t đươ ̣c mô ̣t cường đô ̣ tố t nhấ t (tố c đô ,̣ dùng lực, nhịp độ thi đấu...) trong
thời gian vâ ̣n đô ̣ng kéo dài .
1.1.5. Khái niệm mềm dẻo
Mề m dẻo là năng lực thực hiê ̣n đô ̣ng tác với biên đô ̣ lớn . Biên đô ̣ tố i đa của
đô ̣ng tác là thước đo của năng lực mề m dẻo . Thông thường, đô ̣ linh hoa ̣t của các
khớp càng lớn thì khả năng mề m dẻo của cơ thể càng lớn .
1.1.6. Khái niệm khéo léo
Khéo léo là khả năng thực hiện những động tác phối hợp phức tạp
năng hình thành nhanh những đô ̣ng tác phù hơ ̣p với yêu cầ u vâ ̣n đô ̣ng.
1.2. Giáo dục Thể chất bâ ̣c Đa ̣i ho ̣c ở Viêṭ Nam

8

và khả


1.2.1. Quan điểm, đường lối của Đảng về công tác Giáo dục Thể chất và
thể thao trường học
Công tác TDTT nói chung, GDTC và thể thao trường học nói riêng được
Đảng và Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo bằng việc hoạch định đường lối
điểm TDTT và được thể hiện xuyên suốt trong các chủ trương

, quan

, đường lối của

Đảng qua các thời kỳ.
Sau khi Đại hội lần thứ III của Đảng thành công, kế hoạch phát triển kinh
tế quốc dân 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) đã được Ban chấp hành Trung ương
Đảng ra Nghị quyết triển khai thực hiện. Nghị quyết đã chỉ đạo trong giáo dục

"Bắt đầu đưa việc dạy học Thể dục và một số môn Thể thao cần thiết vào
chương trình học tập của các trường phổ thông, chuyên nghiệp và đại học". Ban
Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 180-CT/TW ngày 26 tháng 8 năm
1970 về tăng cường công tác TDTT trong những năm tới, đã nhấn mạnh: "Đối
với trường học, phải cải tiến nội dung phương pháp và tổ chức huấn luyện thể
dục, hoạt động thể thao nhằm nâng cao sức khỏe và chữa một số bệnh của học
sinh... Phải từng bước tổ chức thực hiện tốt chế độ rèn luyện thân thể theo tiêu
chuẩn cho thanh niên, thiếu niên. Cần phải cải tiến TCRLTT và tổ chức việc tập
luyện cho phù hợp với lứa tuổi và điều kiện sinh hoạt, công tác của thanh niên
trai và gái".
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc xây dựng xã hội chủ
nghĩa, đất nước chúng ta gặp muôn ngàn khó khăn gian khổ nhưng Đảng ta vẫn
quan tâm sâu sát đối với công tác TDTT nói chung cũng như công tác GDTC và
thể thao trường học nói riêng. Ngay sau khi miền Nam mới vừa được giải
phóng, Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 221-CT/TW
ngày17 tháng 6 năm 1975 về công tác giáo dục ở miền Nam sau ngày hoàn toàn
giải phóng, trong đó nhấn mạnh: Nội dung giáo dục phổ thông là toàn diện, bao
gồm giáo dục chính trị và đạo đức cách mạng, giáo dục văn hóa, khoa học, giáo
dục kỹ thuật, giáo dục lao động và GDTC.
Tháng 11/1975, Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số
227/CT/TW về công tác TDTT trong tình hình mới, đưa ra những nội dung hoạt
9


động TDTT trong điều kiện mới, chỉ đạo công tác TDTT trong nhà trường cần
được chú trọng: "Tổ chức tốt việc học tập thể dục buổi sáng, thể dục trước giờ,
giữa giờ cho các trường học. Phát triển các trò chơi vận động trong thiếu niên và
học sinh. Phát triển các môn thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật, thể dục đồng
diễn... làm cho hoạt động thể dục phong phú và hấp dẫn".
Trong việc chăm lo cho sự nghiệp giáo dục Ngày 11/01/1979, Bộ Chính trị

ban hành Nghị quyết số

14-NQ-TW về cải cách giáo dục , trong đó yêu cầu

ngành giáo dục đào tạo và TDTT phải : "Chăm lo xây dựng thói quen giữ gìn vệ
sinh và rèn luyện thân thể của học sinh, đẩy mạnh các hoạt động TDTT, nâng
cao chất lượng luyện tập quân sự, chuẩn bị tốt cho học sinh về ý thức và năng
lực sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc..." .
Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ V của Đảng nhấn mạnh: "TDTT là một
bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong công cuộc xây dựng nền văn hóa
mới, con người mới". Và để cho sự nghiệp TDTT nước ta phát triển vững chắc,
đem lại những hiệu quả thiết thực, Đảng đã khẳng định: "Trong những năm tới
cần mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động TDTT quần chúng, trước hết
là trong học sinh, thanh niên".
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã định hướng
về GD - ĐT phải gắn với sự nghiệp phát triển kinh tế, phát triển khoa học, kỹ
thuật, xây dựng nền văn hóa mới và con người mới. Nhà nước có chính sách
toàn diện thực hiện giáo dục phổ cập phù hợp với yêu cầu có khả năng của nền
kinh tế, phát triển năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài, đặc biệt là cần phải coi trọng
GDTC trong trường học. Báo cáo chính trị tại Đại hội nêu rõ: "... Công tác
TDTT cần coi trọng nâng cao chất lượng GDTC trong trường học..." và "...Xây
dựng phong trào toàn dân rèn luyện thân thể, hoạt động TDTT, nhất là trong
thanh thiếu niên".
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII)
ngày 14/01/1993 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc sức khỏe
nhân dân, trong nội dung về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã đề
ra quan điểm: "Xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội
10



dung, phương pháp giáo dục và đào tạo cụ thể từng bậc học, cấp học, ngành
học... Đẩy mạnh giáo dục pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ, môi trường, dân số, rèn
luyện thể chất cho học sinh".
Tháng 3/1994, Ban Bí thư TW Đảng ra Chỉ thị 36/CT-TW về công tác
TDTT trong giai đoạn mới. Đối với công tác GDTC cần phải "Thực hiện GDTC
trong tất cả các trường học nhằm mục tiêu làm cho việc tập luyện TDTT trở
thành nếp sống hàng ngày của học sinh, sinh viên"[5]. Ban Bí thư cũng đã giao
cho Ban cán sự Đảng Bộ GD - ĐT và Tổng cục TDTT phối hợp "Tổng kết công
tác GDTC, cải tiến chương trình giảng dạy, TCRLTT, đào tạo giáo viên trong
từng trường học, cấp học đã tạo điều kiện cần thiết về CSVC chất để thực hiện
chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học".
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII năm 1996 tiếp tục khẳng
định: "Giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách
hàng đầu" và "Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh không những chỉ
có con người cường tráng về thể chất chăm lo cho con người về thể chất là trách
nhiệm của toàn xã hội và của tất cả các cấp các ngành, các đoàn thể".
Nghị quyết TW 2 (khóa VIII) về GD - ĐT và Khoa học công nghệ, Đảng ta
đã xác định: "Thực hiện các nhiệm vụ xây dựng con người và thế hệ trẻ thiết tha
gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội có đạo đức trong sáng,
có ý chí kiên cường, xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc, có trình độ làm chủ tri thức
khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo và có sức khỏe". Nghị quyết
cũng nhấn mạnh rằng: "Đối với giáo dục điều đáng quan tâm nhất là chất lượng
hiệu quả giáo dục và yêu cầu giáo dục phải nhằm vào mục tiêu thực hiện giáo
dục toàn diện: đạo đức, trí dục, thể dục, mỹ dục, trong tất cả các cấp".
Tháng 8/1998, Ban Cấp hành Trung ương Đảng ban hành Thông tư 03/TTTW về tăng cường lãnh đạo công tác TDTT. Thông tư cũng chỉ rõ: GDTC trong
trường học còn nhiều hạn chế.... Cần chú trọng tăng cường cán bộ cho ngành
TDTT tạo điều kiện thuận lợi về CSVC, đặc biệt là trong các quy hoạch cần
dành đất để xây dựng các trường TDTT và các sân tập TDTT ở các địa bàn dân
cư trường học, xí nghiệp".
11



Đại hội lần thứ X của Đảng vào tháng 5/2006, một trong những mục tiêu và
phương hướng tổng quát của giai đoạn 5 năm (2006-2010) đã được Đại hội xác
định là: “Giáo dục và Đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách
hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy CNH - HĐH đất nước”. Khi đề cập
đến vấn đề sức khoẻ của nhân dân, Đại hội cũng xác định cần phải “ Xây dựng
chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ, tầm vóc con người Việt Nam, tăng
tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh niên”.
Trước hiện trạng sự nghiệp TDTT của đất nước nói chung và công tác
TDTT trường học nói riêng đang có nhiều bất cập và hạn chế, chưa đáp ứng
được yêu cầu của đất nước. Tháng 12/2011, Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết
số 08/NQ-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh
mẽ về TDTT đến năm 2020, trong phần đánh giá những tồn tại, hạn chế, nghị
quyết đã chỉ rõ: "GDTC và hoạt động thể thao trong học sinh, sinh viên chưa
thường xuyên và kém hiệu quả". Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 "Phấn đấu
90% học sinh, sinh viên đạt TCRLTT", Nghị quyết đã đề ra các giải pháp nâng
cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường
học, cụ thể :
- TDTT trường học là bộ phận quan trọng của phong trào TDTT, một mặt
của giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên, cần được quan tâm đầu tư
đúng mức.
- Xây dựng và thực hiện “Đề án tổng kết phát triển GDTC và thể thao
trường học. Thực hiện tốt GDTC theo chương trình nội khóa, phát triển mạnh
các hoạt động thể thao của học sinh, sinh viên, bảo đảm mục tiêu phát triển thể
lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của học sinh, sinh viên và góp phần
đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao”.
- Đổi mới chương trình và phương pháp GDTC, gắn GDTC với giáo dục ý
chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của học
sinh, sinh viên. Đãi ngộ hợp lý và phát huy năng lực đội ngũ giáo viên thể dục

hiện có, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên,
hướng dẫn viên thể dục cho trường học, củng cố các cơ sở nghiên cứu khoa học
12


về tâm sinh lý lứa tuổi và thể dục thể thao trường học.
GDTC trong các Trường Đa ̣i ho ̣c là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n quan tro ̣ng trong sự
nghiê ̣p TDTT và sự nghiê ̣p Giáo du ̣c – Đào ta ̣o. Nó được tiến hành phù hợp về
đă ̣c điể m giải phẫu , tâm-sinh lý , giới tiń h và lứa tuổ i sinh viên cùng với mô ̣t số
yêu cầ u khác . Căn cứ vào nhiê ̣m vu ̣ chung của hê ̣ thố ng GDTC

, nhiê ̣m vụ

GDTC chấ t ở các trường đa ̣i ho ̣c đươ ̣c cu ̣ thể hóa như sau:
1.2.2. Mục tiêu của Giáo dục Thể chất
Mục tiêu của GDTC chủ yếu là nâng cao khả năng làm việc của cơ thể để
tiếp thu hoặc thực hiện một loại hình hoạt động của con người.
1.2.3. Nhiệm vụ của Giáo dục Thể chất
Nhiê ̣m vụ bảo vê ̣ và nâng cao sức khỏe
- Thúc đẩy phát triển hài hòa của cơ thể , giữ giǹ và hiǹ h thành thân thể cân
đố i; nâng cao khả năng chức phâ ̣n của cơ thể ; tăng cường quá triǹ h trao đổ i chấ t ,
củng cố và rèn luyê ̣n hê ̣ thầ n kinh vững chắ c .
- Phát triển một cách hợp lý các tố chất thể lực và năng lực hoạt động cơ
bản; Nâng cao khả năng làm viê ̣c về trí óc và thể lực .
- Trên cơ sở phát triể n thể chấ t , tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh ,
nghỉ ngơi tích cực , rèn luyện và nâng cao khả năng chịu đựng và sức đề kháng
của cơ thể đối với các ảnh hưởng bất lợi của môi trường bên ngoài , phòng chống
lại bệnh tật.
Nhiê ̣m vụ giáo dưỡng
- Trang bi ̣cho sinh viên những tri thức về TDTT , kỹ năng kỹ xảo vận động

cầ n thiế t cho các hoa ̣t đô ̣ng khác nhau của cuô ̣c số ng .
- Cung cấ p các tri thức và rèn luyê ̣n thói quen giữ vê ̣ sinh môi trường

, vê ̣

sinh tâ ̣p luyê ̣n, nế p sống văn minh, lành mạnh.
- Phát triển hứng thú và nhu cầu rèn luyện thân thể cường tráng , hình thành
thói quen tự tập luyện.
- Trang bi ̣mô ̣t số tri thức về mă ̣t tổ chức và phương pháp tiế n hành mô ̣t
buổ i tâ ̣p luyê ̣n TDTT .
Nhiê ̣m vụ giáo dục
13


Với tư cách mô ̣t mă ̣t của giáo du ̣c toàn diê ̣n , GDTC góp phầ n tích cực vào
viê ̣c hình thành các thói quen đa ̣o đức , phát triển trí tuệ , thẩ m mỹ , chuẩ n bi ̣thể
lực cho thanh niên , sinh viên đi vào cuô ̣c số ng l ao đô ̣ng , sản xuất , công tác .
Đồng thời phải gắn liền nó với các yêu cầu cụ thể và các hoạt động chung của
nhà trường.
Nhiê ̣m vụ tiế p tục phát hiê ̣n và bồ i dưỡng nhân tài thể thao
GDTC có nhiê ̣m vu ̣ những tài năng , năng khiếu trong các trường đại học và
trong điề u kiê ̣n khả năng của miǹ h bồ i dưỡng nhân tài thể thao cho đấ t nước
hoă ̣c thông báo cho các tổ chức , cơ quan có trách nhiê ̣m để kip̣ thời bồ i dưỡng
nhân tài thể thao.
Tóm lại : GDTC nhằ m tạo nên những con người “Phát triển cao về trí tuệ ,
cường tráng về thể chấ t , phong phú về tinh thầ n , trong sáng về đa ̣o đức” . Vì vậy
trong mo ̣i phát triể n của xã hô ̣i , giáo dục thể chất không thể thiếu được trong hệ
thố ng giáo dục chung . Nhà giáo dục Thụy Sĩ Logan Pextalôtxi đã khẳng định :
“Các bài tâ ̣p thể chấ t làm củng cố và tôi luyê ̣n cơ thể , xây dựng nề n tảng để phát
triể n các tố chấ t vâ ̣n đô ̣ng , chuẩ n bi ̣sẵn sàng cho cuô ̣c số ng , tăng cường sức

khỏe và phát triển trí lực.”
GDTC là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n của nề n văn hóa xã hô ̣i

, là di sản quí giá của loài

người và là sự tổ ng hòa những thành tựu xã hô ̣i trong sự nghiê ̣p sáng ta ̣o và sử
dụng những biện pháp chuyê n môn để hoàn thiê ̣n thể chấ t con người , nâng cao
sức khỏe. GDTC là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n của thể du ̣c thể thao, đó còn là mô ̣t trong những
hình thức hoạt động cơ bản, có định hướng rõ rệt. GDTC là sự truyề n thu ̣ và tiế p
thu có hê ̣ thố ng những cách thức điề u khiể n hơ ̣p lý sự vâ ̣n đô ̣ng của con người ,
qua đó hình thành kỹ năng kỹ xảo vâ ̣n đô ̣ng cơ bản cầ n thiế t và những hiể u biế t
có liên quan.
GDTC trong các trường Đa ̣i ho ̣c , Cao đẳ ng góp phầ n tích cực của mình vào
thắ ng lơ ̣i chung của sự nghiê ̣p giáo du ̣c, góp phần củng cố, nâng cao sức khỏe và
xây dựng nế p số ng mới của sinh viên trong nhà trường , đồ ng thời giúp sinh viên
hiể u biế t phương pháp khoa ho ̣c để tiế p tu ̣c rèn luyê ̣ n thân thể , xây dựng phong
trào TDTT cơ sở.
14


Hiê ̣n nay , công tác GDTC trong các trường Đa ̣i ho ̣c

, Cao đẳ ng còn gă ̣p

nhiề u khó khăn . Hầ u hế t các trường đã thực hiê ̣n đầ y đủ chương trình cải tiế n
của Bộ quy định . Tuy nhiên chấ t lươ ̣ ng giảng da ̣y còn thấ p , phương pháp và
hình thức giảng dạy còn nghèo nàn , chưa lôi cuố n đươ ̣c đông đảo sinh viên ham
thích và tự giác tập luyện . Đội ngũ giáo viên Thể dục còn thiếu về số lượng , chấ t
lươ ̣ng chưa cao , chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ GDTC trong các trường ,
viê ̣c chuẩ n hóa đô ̣i ngũ giáo viên chưa đươ ̣c quan tâm đúng mức


. CSVC và

phong trào TDTT còn thiế u thố n, chỉ tập trung tại một số trường lớn.
Mục tiêu công tác GDTC và thể thao

trường ho ̣c là nhằ m góp phầ n thực

hiê ̣n mu ̣c tiêu đào ta ̣o đô ̣i ngũ cán bô ̣ khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t , quản lý kinh tế và văn
hóa xã hội, phát triển hài hòa , đáp ứng yêu cầ u chuyên môn nghề nghiê ̣p , có thể
chấ t cường tráng.
Giáo dục Thể chất và thể thao trường học duy trì và củng cố sức khỏe , nâng
cao triǹ h đô ̣ thể lực cho sinh viên

, rèn luyện thân thể đạt tiêu chuẩn thể lực

,

trang bi ̣cho sinh viên những kiế n thức cơ bản về những nô ̣i dung , phương pháp
tâ ̣p luyê ̣n, kỹ năng vận động và kỹ thuật động tác một số môn thể thao , rèn luyện
sinh viên ý thức tổ chức kỷ luâ ̣t , tinh thầ n tâ ̣p thể , xây dựng lố i số ng lành ma ̣nh ,
tinh thầ n tự giác rèn luyê ̣n thân thể .
1.3. Một số nét chung về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 18 – 25.
1.3.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 18 - 25
Ở lứa tuổi này thì hoạt động học của của các em có tính năng động và tính
độc lập ở mức độ cao.
Về phát triển trí tuệ thì tính chủ định của các em được phát triển mạnh ở tất
cả các quá trình học tập.
Tri giác có mục đích đã đạt ở mức cao. Quan sát trở nên có mục đích, có hệ
thống và toàn diện hơn. Quá trình quan sát chịu điều khiển của hệ thống tín hiệu

thú hai nhiều hơn va không tách khỏi tư duy ngôn ngữ. Tuy vậy quá trình quan
sát của các em cũng khó có hiệu quả nếu thiếu sự chỉ đạo và hướng dẫn của giáo
viên
Ở lứa tuổi này ghi nhớ một cách có chủ định và giữ vai trò chủ đạo trong
15


hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ có ý
nghĩa tăng lên rõ rệt. Các em biết sử dụng tốt hơn các em biết sử dụng tốt hơn
các phương pháp ghi nhớ, tóm tắt ý chính, so sánh đối chiếu…Đắc biệt các em
đã tạo được tâm thế trong ghi nhớ. Nhưng một số em còn ghi nhớ đại khái,
chung chung, cũng có khi các em đánh giá thấp việc ôn tập tài liệu.
Do cấu trúc của não phức tạp và chức năng của não phat triển do sự phát
triển của quá trình nhận thức nói chung, do ảnh hưởng của quá trình học tập mà
hoạt động tư duy của các em có thay đổi quan trọng. Các em có khả năng tư duy
lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập trong những đối tượng quen biết đã
được học hoặc chưa được học ở trường. Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn
cứ và nhất quán hơn. Đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển…
Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho học sinh lớn thực hiện các thao tác tư duy
toán học phức tạp, phân tích nội dung của khái niệm trừu tượng và nắm được
mối nhân quả trong tự nhiên và xã hội…đó là cơ sở để hình thành thế giới quan.
Tóm lại đặc điểm tâm lý lứa tuổi từ 18 - 25 cũng như tư duy cần được hoàn
thiện trong quá trình sống hàng ngày.
1.3.2. Đặc điểm sinh lí lứa tuổi 18 - 25
Ở lửa tuổi này cơ thể đã phát triển tương đối hoàn chỉnh các chức năng
trong cơ thể và hình thái, kích thước não và hành tủy đạt ở mức người trưởng
thành, hoạt động phân tích tổng hợp ủa vỏ não tăng lên, tư duy trừu tượng đã
hình thành khá tốt. Khả năng hẫn ở hoạt động của các cơ quan đi vào ổn định
hơn
- Hệ xương: Ở lửa tuổi này đang đi vào ổn định, sự phát triển của hệ xương

chậm, ở một số người dường như đã ổn định và không phát triển về chiều cao,
chỉ phát triển về bề ngang cơ thể nhưng vẫn ở mức chậm.
- Hệ cơ: Tương đối ổn định, các cơ to phát triển nhanh và hoàn thiện. Còn
các cơ nhỏ phát triển chậm hơn, đặc biệt là các cơ duỗi còn yếu, ảnh hưởng tới
sự phát triển sức mạnh.
Hệ tuần hoàn: Đã phát triển hoàn thiện, buồng tim phát triển hoàn chỉnh,
mạch đập của nam khoảng 65 -70 lần/ phút, nữ khoảng 70 – 80 lần/ phút. Phản
16


ứng của hệ tuần hoàn trong vận động rõ rệt, nhưng sau vận động mạch và huyết
áp phục hồi nhanh chóng, vì vậy ở lứa tuổi này có thể cho tập những bài tập có
khối lượng và cường độ vận động lớn.
- Hệ hô hấp: Đã phát triển đi vào hoàn thiện, vòng ngực trung bình của nam
là 65 – 75cm. Diện tích tiếp xúc của phổi là khoảng 100 – 120cm2 gần bằng tuổi
trưởng thành. Dung lượng phổi tăng lên nhanh chóng 4 – 5 lit, tần số hô hấp 14 16 lần/phút.
- Hệ sinh dục: Đã phát triển hoàn thiện, sự phân hóa giới tính rõ ràng, sự
phát tiển giới tinh ở lứa tuổi này đã thay đổi tâm lý nên khi sử dụng các hình
thức, phương pháp và các bài tập người giảng dạy phải biết phân biệt lưu ý vấn
đề này và đưa ra các bài tập với phương pháp, hình thức phù hợp.
- Hệ tiêu hóa: Điều khiển tốt, hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng cao, ở độ
tuổi này có thể tăng, giảm trọng lượng do chế độ dinh dưỡng sinh hoạt và môi
trường.
Từ những đặc điểm tâm sinh lý trên cho thấy cơ thể đã phát triển khi hoàn
chỉnh, vì thế trong quá trình học tập và rèn luyện được dựa trên cơ sở nền tảng
của sự phát triển tốt các tố chất thể lực. bởi vậy các bài tập TDTT là những biện
pháp tích cực trong việc nâng cao và duy trì khả năng lao động cũng như học tập
của sinh viên.
1.4. Cơ sở lý luận giáo dục các tố chất thể lƣc̣ lƣ́a tuổ i sinh viên
Tố chấ t thể lực của con người là tổ ng hòa các chấ t lươ ̣ng của cơ thể biể u

hiê ̣n trong điề u kiê ̣n cu ̣ thể của đời số ng , lao đô ̣ng, học tập và hoạt động TDTT .
Khả năng vận động là biểu hiện bên ngoài của tố chất thể lực , TDTT là phương
tiê ̣n (qua các bài tâ ̣p ) để nâng cao khả nă ng vâ ̣n đô ̣ng góp phầ n cải ta ̣o thể chấ t
con người.
Các nhân tố về trạng thái chức năng của hệ thần kinh ; chấ t lươ ̣ng của các
cơ quan vâ ̣n đô ̣ng và chức năng của các cơ quan đảm bảo năng lươ ̣ng cho cơ thể
có ảnh hưởng rất lớn đến tố chất thể lực . Hoạt động thể lực có thể phát triển các
mă ̣t khác nhau của năng lực hoa ̣t đô ̣ng thể lực . Các mặt khác nhau đó của khả
năng hoa ̣t đô ̣ng thể lực đươ ̣c go ̣i là tố chấ t vâ ̣n đô ̣ng .
17


×