Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đánh giá thực trạng công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện thường tín, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281 KB, 10 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
========o0o========

Sinh viên: Phạm Thị Tình

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÍ ĐẤT ĐAI, CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU
NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số:

Họ và tên: Phạm Thị Tình

Giáo viên hướng dẫn:

TS Nguyễn Thị Hải Yến

HÀ NỘI - 2015


LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành khóa học tại Trường Đại học Tài Nguyên Và Môi
trường Hà Nội, gắn với việc đào tạo và nghiên cứu khoa học và sản xuất, em
đã thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác đăng kí đất đai, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất trên địa bàn huyện Thường Tín, Thành Phố Hà Nội”
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự lỗ lực và cố gắng của bản
thân, em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các Thầy, cô giáo
trong Trường Đại học Tài Nguyên Môi Trường Hà Nội, cán bộ công nhân


viên Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thường Tín.
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy, Cô giáo khoa
Tài Nguyên và Môi trường - Trường Đại học Tài Nguyên Môi Trường Hà
Nội. Em xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo cán bộ công nhân viên Phòng
Tài Nguyên và Môi trường huyện Thường Tín đã cung cấp số liệu và giúp đỡ,
động viên em hoàn thành đề tài.
Do thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề
tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em kính mong được
sự đóng góp, gợi ý nhiệt tình của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Sinh Viên

Phạm Thị Tình

i


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................ i
MỤC LỤC ..................................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... v

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ................................................................... vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 4
1.1. Cơ sở lý luận của công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận.......... 4
1.1.1. Một số khái niệm về công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng
nhận….. .................................................................................................... 4
1.1.2. Vị trí, vai trò của công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận ... 4
1.2. Cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận .................................. 6
1.2.1. Các văn bản pháp lý liên quan ...................................................... 6
1.2.2. Một số quy định về đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận .............. 8
1.2.3. Trình tự, thủ tục công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.15
1.3. Tình hình công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận ở Việt Nam 20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 21
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 21
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 21
2.2. Nội dung nghiên cứu. ......................................................................... 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 21
2.3.1. Phương pháp điều tra cơ bản ....................................................... 21
2.3.2. Phương pháp thống kê ................................................................. 22
2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu ......................... 22

ii


2.3.4. Phương pháp so sánh ................................................................... 22
2.3.5. Phương pháp kế thừa ................................................................... 22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 23

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thường Tín .. 23
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên môi trường. ............................... 23
3.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Thường Tín............... 29
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và môi
trường .................................................................................................... 44
3.2. Đánh giá tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất tại huyện
Thường Tín, thành phố Hà Nội ................................................................. 45
3.2.1. Tình hình quản lý đất đai tại huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội
............................................................................................................... 45
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội 47
3.2.3. Đánh giá chung biến động đất đai năm 2012 - 2014 ................. 64
3.3. Đánh giá kết quả công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa
bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội ................................................ 64
3.3.1. Trình tự, thủ tục thực hiện công tác đăng kí đất đai, cấp
GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất......... 64
3.3.2. Kết quả đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận .............................. 66
3.3.3. Đánh giá chung ............................................................................. 87
3.4. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận trên
địa bàn huyện Thường tín.......................................................................... 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 95
PHỤ LỤC .................................................................................................... 97

iii


DANH MỤC VIẾT TẮT
BTNMT


Bộ Tài nguyên và Môi rường

CP

Chính phủ

ĐKĐĐ

Đăng ký đất đai

ĐKQSDĐ

Đăng ký quyền sử dụng đất

ĐKTK

Đăng ký thống kê

GCN

Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HSĐC

Hồ sơ địa chính




Nghị định

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TT

Thông tư

UBND

Ủy ban nhân dân

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Biến động đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2000 - 2014 ................. 35
Bảng 3.2. Dân số và biến động dân số .......................................................... 39
Bảng 3.3. Các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ trên địa bàn huyện ........................... 40
Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Thường Tín tính đến 1/1/2014 ...... 49
Bảng 3.5. Biến động đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng tại huyện
Thường Tín tính đến 1/1/2014 ...................................................................... 51

Bảng 3.6. Biến động đất phi nông nghiệp theo mục đích sử dụng tại huyện
Thường Tín tính đến ngày 1/1/2014 ........................................................... 53
Bảng 3.7. Biến động diện tích theo mục đích sử dụng năm 2014 so với năm
2013 và 2012 ............................................................................................... 55
Bảng 3.8. Biến động đất nông nghiệp về đối tượng sử dụng và quản lý tại
huyện Thường Tín tính đến 1/1/2014 ......................................................... 58
Bảng 3.9. Biến động đất phi nông nghiệp về đối tượng sử dụng và quản lý
tại huyện Thường Tín tính đến 1/1/2014 .................................................... 61
Bảng 4.1. Kết quả cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp ............................ 68
Bảng 4.2. Kết quả cấp giấy chứng nhận đất ở tính đến 1/1/2014 .................. 70
Bảng 4.3. Kết quả cấp GCN cho hộ gia đình cá nhân tính đến 1/1/2014 ....... 73
Bảng 4.4. Thống kê tình hình sử dụng đất của các tổ chức tại huyện ............ 74
Bảng 4.5. Tình hình sử dụng đất của các tôn giáo tại huyện ......................... 75
Bảng 4.6. Những hộ chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp
tính đến 1/1/2014 ......................................................................................... 77
Bảng 4.7. Những hộ chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đất ở tính đến
1/1/2014 ....................................................................................................... 80
Bảng 4.8. Kết quả lập hồ sơ địa chính huyện Thường Tín ............................ 85

v


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.2. Phôi giấy chứng nhận ................................................................... 14
Hình 3.2. Đồ thị tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Thường Tín ..................... 30
giai đoạn 2001 – 2014 ................................................................................... 30
Hình 3.3. So sánh cơ cấu giá trị sản xuất năm 2000- 2014............................ 31
Sơ đồ 1.1. Trình tự, thủ tục đăng kí đất đai, cấp GCN lần đầu cho hộ gia đình
cá nhân ......................................................................................................... 19


vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng nền tảng cho sự sống và mọi
hoạt động sản xuất của con người đều bắt nguồn từ đất đai. Đất đai là yếu tố
cấu thành nên lãnh thổ của mỗi quốc gia, là một tư liệu sản xuất đặc biệt, đất
đai cung cấp nguồn nước cho sự sống, cung cấp nguồn nguyên vật liệu và
khoáng sản, là không gian của sự sống đồng thời bảo tồn sự sống. Đất đai là
địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình văn hoá xã hội, an ninh quốc
phòng.
Trải qua nhiều thế hệ, cha ông ta đã tốn nhiều công sức và xương máu
để tạo lập vốn đất đai như hiện nay. Để tiếp tục sự nghiệp khai thác và bảo vệ
toàn bộ quỹ đất tốt hơn có hiệu quả hơn, Đảng và nhà nước ta đã ban hành các
văn bản luật phục vụ cho công tác quản lý có hiệu quả.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã nêu: “Đất đai thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch và
pháp luật đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, đúng mục đích và có hiệu quả”.
Luật đất đai 1987, 1993, luật sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001, 2003
luật đất đai 2009 đã được sửa đổi bổ sung năm 2013 cùng với các văn bản
hướng dẫn thi hành luật đất đai đang từng bước đi sâu vào thực tiễn.
Hiện nay công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất càng trở lên phức tạp
và quan trọng vì đất đai có hạn về diện tích và nhu cầu sử dụng đất đai ngày
càng tăng do dân số tăng, kinh tế phát triển đặc biệt là quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước đang diễn ra hàng ngày với tốc độ cao. Chính
những điều này làm cho việc bố trí đất đai vào các mục đích khác nhau ngày
càng trở lên khó khăn, các quan hệ đất đai càng trở lên thay đổi với tốc độ
chóng mặt và ngày càng phức tạp.


1


Thực tế trên cho thấy việc đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất là điều rất cần thiết, qua đó nhà nước thiết lập quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất đối với nhà nước. Thông qua công tác này sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho việc quản lý đất đai, vì từ đây chúng ta nhìn nhận lại những
kết quả đã đạt được và cả những thiếu sót, yếu kém trong việc thực hiện chức
năng quản lý đất đai của ngành nói chung và của địa phương nói riêng. Qua
đó rút ra những bài học kinh nghiệm chỉ ra những nguyên nhân, yếu tố tác
động đến công tác quản lý nhà nước về đất đai để việc quản lý đất đai ngày
càng chặt chẽ.
Hiện nay nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng do dân số tăng, kinh
tế phát triển đặc biệt là quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đang
diễn ra mạnh mẽ mà đất đai thì có hạn về diện tích. Chính những điều này làm
cho việc phân bổ đất đai vào các mục đích khác nhau ngày càng trở lên khó
khăn, các quan hệ đất đai càng thay đổi với tốc độ chóng mặt và ngày càng
phức tạp.
Xuất phát từ hiện thực khách quan cũng như tầm quan trọng của công
tác quản lý đất đai với những kiến thức đã học tập và nghiên cứu tại trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, được sự đồng ý của Ban giám
hiệu Nhà trường, với sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Nguyễn Thị Hải Yến
cùng với sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của Phòng Tài Nguyên và Môi
Trường, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Tôi tiến hành thực hiện
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác đăng kí đất đai, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất trên địa bàn huyện Thường Tín – Thành phố Hà Nội”
2 Mục đích, yêu cầu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích

- Tìm hiểu những quy định của pháp luật về công tác đăng ký đất đai,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính.

2


- Tìm hiểu kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở, lập hồ sơ địa chính của huyện Thường Tín – Thành
phố Hà Nội.
- Xác định được thuận lợi, khó khăn và đề xuất những giải pháp nhằm
khắc phục những tồn tại và phát huy mặt tích cực để thực hiện có hiệu quả
trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện.
2.2 Yêu cầu
- Nắm được hệ thống văn bản pháp luật đất đai và các văn bản liên
quan
- Số liệu phản ánh trung thực và khách quan tình hình đăng ký đất đai,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại địa bàn nghiên
cứu.
- Đề xuất và đưa ra những kiến nghị mang tính pháp lý, phù hợp với
thực tiễn và giải quyết có hiệu quả.

3



×