Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính xã khánh tiên – huyện yên khánh – tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.31 KB, 12 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
========o0o========

Phạm Thị Hương

THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỪ BẢN ĐỒ ĐỊA
CHÍNH XÃ KHÁNH TIÊN – HUYỆN YÊN KHÁNH – TỈNH NINH BÌNH
Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số:

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đỗ Như Hiệp

HÀ NỘI - 2015


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................. i
DANH MỤC VIẾT TẮT ..................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH.................................................................................................. vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU................................................. 4

1.1. Tổng quan về bản đồ địa chính, bản đồ HTSDĐ...................................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm ................................................................................................. 4
1.1.1.1. Bản đồ địa chính. ...................................................................................................... 4
1.1.1.2. Bản đồ hiện trang sử dụng đất. .............................................................................. 6
1.1.2. Căn cứ pháp lý .................................................................................................... 9
1.1.3. Một số quy định chung về thành lập bản đồ hiện trạng cấp xã ....................... 9


1.2. Giới thiệu về phần mềm ............................................................................................. 13
1.2.1. Phần mềm MicrostationSE............................................................................... 13
1.2.2. Phần mềm Famis .............................................................................................. 13
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 16

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 16
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 16
2.3.1. Phương pháp nội nghiệp .................................................................................. 16
2.3.2. Phương pháp ngoại nghiệp .............................................................................. 16
2.3.3. Phương pháp bản đồ số. ................................................................................... 16
2.3.4. Phương pháp phỏng vấn. ................................................................................. 17
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 18

3.1. Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội........................................... 18
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 18
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 20

3.2. Tình hình quản lý, sử dụng và biến động đất đai ................................................... 24
3.2.1. Tình hình quản lý: 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai;....................... 24

i


3.2.2. Tình hình sử dụng. ........................................................................................... 31

3.3. Thành lập bản đồ HTSDĐ bằng MicroStationSE và Famis. ............................... 35
3.3.1. Quy trình tổng quát ........................................................................................... 35
3.3.2. Thực hiện quy trình .......................................................................................... 36


3.4. Quá trình thực hiện..................................................................................................... 37
3.4.1. Thu thập, đánh giá và chuẩn bị bản đồ. .......................................................... 37
3.4.2. Thành lập bản đồ nền từ bản đồ địa chính. .................................................... 39
3.4.3. Công tác ngoại nghiệp. ..................................................................................... 51
3.4.4. Công đoạn chỉnh sửa, chuyển vẽ kết quả điều tra, bổ sung thực địa lên bản
đồ nền dạng số để thành lập bản đồ hiện trạng sư dụng đất. ................................... 52
3.4.5.Công đoạn trình bày và biên tập bản đồ ........................................................... 52
3.4.5.1.Trình bày bản đồ hiện trạng sử dụng đất ............................................................ 52
3.4.5.2.Biên tập bản đồ ......................................................................................................... 61
3.4.6. Nghiệm thu và in bản đồ ................................................................................. 61

3.5. Ưu điểm và nhược điểm trong quá trình thành lập bản đồ hiện trạng từ bản đồ
địa chính khi dung phần mềm MicrostationSE và Famis. ........................................... 63
3.5.1. Ưu điểm ............................................................................................................. 63
3.5.2. Nhược điểm ....................................................................................................... 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 67

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1. Những nội dung trong luận văn tốt nghiệp này là do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của thạc sĩ Đỗ Như Hiệp.
2. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả,
tên công trình, thời gian và địa điểm công bố.
3. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Hương

iii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo khóa học 2011 - 2014, được sự đồng ý
của nhà trường, khoa Quản lý đất đai, được sự hướng dẫn của thầy giáo Th.s Đỗ
Như Hiệp, tôi đã tiến hành thực hiện luận án tốt nghiệp với tiêu đề: Thành lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính xã Khánh Tiên – huyện Yên
Khánh – tỉnh Ninh Bình. Trong thời gian thực hiện đồ án, ngoài sự nỗi lực của bản
thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô
giáo, gia đình và bạn bè.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo Th.s Đỗ Như Hiệp
người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đồ án tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn những lời động viên và ý kiến góp ý chuyên môn
của các thầy cô giáo Khoa Quản lý đất đai, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện nhất,
khuyến khích động viên để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tuy nhiên, do sự mới vẻ về đề tài, bản thân còn những hạn chế nhất định về
mặt chuyên môn và thực tế, thời gian hoàn thành đồ án không nhiều nên đồ án
không tránh được những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý của các thầy cô giáo
và các bạn để đồ án của tôi trở nên hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Hương


iv


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

HTSDĐ

Hiện trạng sử dụng đất

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

TT-BTNMT

Thông tư Bộ Tài nguyên và Môi trường

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

QĐ-BTNMT


Quyết định Bộ Tài nguyên và Môi trường

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

SDĐ

Sử dụng đất

CT-TTg

Chỉ thi của thủ tướng

TCQLDĐ

Tổng cục quản lý đất đai

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được lập theo quy định
Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014
Bảng 3: Tổng hợp thành phần hồ sơ địa chính của xã Khánh Tiên
Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 (chi tiết)
Bảng 5: Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất năm 2014 so với năm 2010
Bảng 6: Kết quả kiểm tra lưới khống chế đo vẽ
Bảng 7: Loại đất chứa các điểm địa vật quan trọng


vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Vị trí địa lý xã Khánh Tiên - huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình
Hình 3.1: Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính
Hình 3.2: Các mảnh bản đồ địa chính xã Khánh Tiên
Hình 3.3: Ghép các mảnh bản đồ địa chính
Hình 3.4: Bản đồ tổng thể xã Khánh Tiên
Hình 3.5: kiểm tra đơn vị bản đồ
Hình 3.6: Hộp thoại Create Design File
Hình 3.7: Hộp thoại Reference File và hộp thoại Preview reference
Hình 3.8: Bản đồ ở seedfile hiện trạng
Hình 3.9: Chọn các đối tượng thuộc các level (ví dụ như level 61,62,63)
Hình 3.10: Xóa các đối tượng bằng hộp thoại Select By Attributes
Hình 3.11: Thể hiện các yếu tố thủy hệ
Hình 3.12: Thể hiện các yếu tố giao thông
Hình 3.13: Ranh giới địa chính tỉnh và ranh giới địa chính xã
Hình 3.14: Ranh giới sử dụng đất hiên trạng
Hình 3.15: Bảng biểu thị mã loại đất hiện trạng
Hình 3.16: Biểu thị ghi chú tên sông
Hình 3.17: Đặt cell cho các khoanh đất có điểm địa vật quan trọng
Hình 3.18: Trước và sau khi gộp thửa
Hình 3.19: Khởi động famis
Hình 3.20: Thiết lập thông số
Hình 3.21: Sửa lỗi thủ công
Hình 3.22: Tạo vùng
Hình 3.23: Hộp thoại View Attributes
Hình 3.24: Khởi động Frameht.ma

Hình 3.25: Tô màu
Hình 3.26: Tên bản đồ
Hình 3.27: Tỷ lệ bản đồ là 1/5000

vii


Hình 3.28: Sơ đồ vị trí
Hình 3.29: Đặt mũi tên chỉ hướng
Hình 3.30: Bảng chú dẫn
Hình 3.31: Khung ký nhận và ký duyệt của bản đồ hiện trạng sư dụng đất
Hình 3.32: Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất
Hình 3.33: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Khánh Tiên

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên và có trước lao động. Trong quá trình lao động
con người tác động vào đất đai để tạo ra các sản phẩm cần thiết phục vụ cho con
người, vì vậy đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên, đồng thời vừa là sản phẩm lao
động của con người. Đất đai giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, là tài nguyên quốc
gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh
tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai là điều kiện chung đối với mọi
quá trình sản xuất của các ngành kinh tế quốc doanh và hoạt động của con người.
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của động - thực vật
và con người trên trái đất. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con người tồn tại và
tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Bởi vậy việc sử dụng đất tiết

kiệm có hiệu quả và bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô giá này là nhiệm vụ vô
cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia. Đất đai tham gia vào tất cả các
ngành kinh tế của xã hội. Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể đất đai có vị trí khác
nhau. Trong công nghiệp và các ngành khác ngoài nông nghiệp, trừ công nghiệp
khai khoáng, đất đai nói chung làm nền móng, làm địa điểm, làm cơ sở để tiến hành
các thao tác. Trái lại, trong nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng trọt đất đai có vị trí
đặc biệt. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, nó vừa là đối tượng
lao động, vừa là tư liệu lao động.
Bản đồ địa chính là thành phần quan trọng trong hồ sơ địa chính phục vụ thống
nhất quản lý nhà nước về đất đai, cung cấp thông tin về không gian và thuộc tính
của thửa đất. Bản đồ địa chính còn là cơ sở để phục vụ cho công tác quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; làm cơ sở cho việc định
giá đất, cho thuê đất và thu hồi đất,…
Khảo sát, đánh giá, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một trong mười
năm nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, được quy định tại Luật đất đai 2013.

1


Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một nội dung quan trọng, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất cung cấp các thông tin về mặt không gian (vị trí, hình dáng, kích thước),
thuộc tính (loại đất,…) của thửa đất. Là tài liệu pháp lý cao để Uỷ ban nhân dân
(UBND) các cấp thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là cơ sở để
phục vụ cho công quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ngày nay, tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra một cách nhanh
chóng, sự phát triển của công nghệ thông tin diễn ra rất mạnh mẽ, có sức lan tỏa vào
các ngành, lĩnh vực và đi sâu vào mọi khía cạnh của cuộc sống. Ngành Quản lý đất
đai cũng không nằm ngoài sự tác động đó.
Từ yêu cầu thực tiễn trên, kết hợp với các phần mềm địa chính như:
MicrostationSE và Famis tôi thực hiện chuyên đề thực tập: ”thành lập bản đồ hiện

trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính xã Khánh Tiên- huyện Yên Khánh- tỉnh Ninh
Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khai thác và ứng dụng phần mềm MicroStationSE, Famis trong công tác thành
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính xã Khánh Tiên- huyện Yên
Khánh- tỉnh Ninh Bình. Từ đó xác định được diện tích tự nhiên của xã, hiện trạng
quỹ đất đang sử dụng, quỹ đất chưa sử dụng, tình hình biến động đất đai so với kỳ
trước.
- Thực hiện phuơng châm giáo dục “Học đi đôi với hành”, “Biến quá trình đào
tạo thành quá trình tự đào tạo”, nâng cao khả năng tự học và khả năng tự làm việc
của bản thân.
- Phân bổ sử dụng đất đai tiết kiệm, hợp lý, đúng mục đích, có hiệu quả, bảo vệ
cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái cho những năm trước mắt và lâu dài.
Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.
- Đưa đất đai vào sử dụng thích hợp với từng loại đất nâng cao đời sống vật chất
phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững và tiết kiệm. Tạo điều kiện thuận lợi
về đất đai phát triển các ngành nghề, có được bước chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu
kinh tế - xã hội địa phương.

2


3. Yêu cầu của đề tài.
- Nắm được hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất của bộ tài nguyên và môi trường ban hành.
- Xác định được chức năng các phần mềm MicroStationSE, Famis và một số
chức năng khác của máy tính.
- Thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan đến hướng nghiên cứu: bản đồ nền, hồ sơ
địa giới hành chính, bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất kỳ trước, trích
lục biến động sử dụng đất, sổ mục kê và các bản đồ trích lục kèm theo các quyết

định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan có thẩm
quyền ban hành.
- Sử dụng, lưu trữ sản phẩm của đề tài sau hoàn thành: bản đồ dạng số.
- Sử dụng thành thạo MicroStationSE, Famis liên quan thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập trên cơ sở tính toán khoa học
chính xác, sử dụng thống nhất hệ tọa độ và độ cao nhà nước (hệ tọa độ VN-2000).
Tỷ lệ bản đồ thì phụ thuộc vào diện tích của xã.
Kết cấu của đồ án gồm 3 chương không kể phần mở đầu và phần kết luận:
Mở đầu.
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Kết luận và kiến nghị.

3



×