Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Địa lý 10 học sinh giỏi trại hè hùng vương 2016 lần thứ 12 các trường chuyên HÙNG VƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.32 KB, 14 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII

ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÝ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KHỐI: 10

HÙNG VƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ

(Đề thi gồm 02 trang, gồm 6 câu)

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Câu 1. (4 điểm)
1. Trình bày sự khác nhau giữa lớp vỏ đại dương và lớp vỏ lục địa của Trái
Đất. Cho biết những khu vực nào của lớp vỏ Trái Đất thường mất ổn định và giải
thích.
2. Trình bày đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Hướng
gió thổi vào tâm bão thuận chiều hay ngược chiều kim đồng hồ, tại sao?
Câu 2. (4 điểm)
1. Nhận xét sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo lục địa và đại
dương. Tại sao sự chênh lệch nhiệt độ giữa vùng cực và xích đạo vào mùa hè nhỏ
hơn vào mùa đông?
2. Phân tích mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong quá trình hình
thành các dạng địa hình bề mặt Trái Đất.
Câu 3. (2 điểm)
1. Trình bày khái niệm, nguyên nhân của quy luật địa đới.
2. Nói “Sự phân bố các vành đai đất theo độ cao ở miền núi là bản sao của
các đới đất theo chiều vĩ tuyến” có đúng không? Tại sao?
Câu 4. (3 điểm)


1. Gia tăng dân số cơ học có phải là động lực tăng dân số thế giới không, tại
sao? Phân tích các nguyên nhân gây biến động dân số cơ học.
2. Tại sao hiện nay các nước đang phát triển phải giảm tỉ lệ gia tăng dân số?


Câu 5. ( 3 điểm)
1. Tại sao nói thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, nền kinh
tế trong nước sẽ có động lực mạnh mẽ để phát triển?
2. Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau như thế nào?
Câu 6. (4 điểm)
Cho bảng số liệu : Khối lượng luân chuyển hàng hóa bằng đường sắt của
các châu lục năm 2005- 2009 (Đơn vị: tỉ tấn.km)
Năm

2005

2006

2007

2008

2009

Châu Âu
Châu Phi
Châu Mĩ
Châu Á và châu Đại

2532,7

130,8
3371,4
2709,5

2646,6
142,2
3519,5
2872,6

2813,6
139,2
3540,2
3095,9

3103,0
138,4
3513,8
3452,7

2411,4
137,1
2973,2
3466,2

Dương
(Nguồn : International Union of Railways/Synopsis 2010)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng luân chuyển
hàng hóa bằng đường sắt của các châu lục giai đoạn 2005 – 2009.
b. Hãy nhận xét và giải thích sự tăng trưởng khối lượng luân chuyển hàng hóa
bằng đường sắt của các châu lục giai đoạn 2005 – 2009 qua biểu đồ đã vẽ.

------------------- Hết -------------------Họ và tên thí sinh: ................................................... Số báo danh: .........................
(Thí sinh không được sử dụng Át lát Địa lí)
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm


NG VƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM

Ứ XII

MÔN: ĐỊA LÝ - KHỐI: 10
(Hướng dẫn chấm gồm 08 trang)
Ý

Nội dung
Trình bày sự khác nhau giữa lớp vỏ đại
dương và lớp vỏ lục địa của Trái Đất.
Cho biết những khu vực nào của lớp vỏ

1

Trái Đất thường mất ổn định và giải
thích.
* Khác nhau
+ Độ dày lớp vỏ lục địa lớn hơn nhiều. Nơi
dầy nhất của lớp vỏ lục địa lên đến 70 km,
nơi mỏng nhất thuộc lớp vỏ đại dương
5km.
+ Cấu tạo lớp vỏ lục địa phức tạp hơn,

nhiều tầng đá hơn, ngoài trầm tích và ba
dan, ở đây có tầng granit với khối lượng rất
lớn. Ngược lại lớp vỏ đại dương chỉ có
tầng Manti và trầm tích.
+ Khối lượng vật chất của lớp vỏ đại
dương ít hơn lớp vỏ lục địa
+ Tính bền vững của lớp vỏ đại dương kém
hơn, chịu tác động ngoại lực hạn chế hơn
lớp vỏ lục địa.
*Khu vực mất ổn định
+ Các hệ thống núi trẻ, các sống núi ngầm đại
dương( núi trẻ Coocđie, An pơ, Hymalaya,…
sống núi ngầm Đại Tây Dương…), ven bờ một số


NG VƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM

Ứ XII

MÔN: ĐỊA LÝ - KHỐI: 10
(Hướng dẫn chấm gồm 08 trang)
đại dương (TBD, ĐTH).
+ Nơi tiếp xúc và tách giãn các mảng kiến
tạo. Ở các khu vực này hay xảy ra động đất
núi lửa.
* Vì
+Theo thuyết kiến tạo mảng, lớp vỏ Trái
Đất được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo.

+ Các núi trẻ là nơi vẫn còn chịu tác động
mạnh của Tân kiến tạo. Các khu vực
thường hay chịu tác động va đập các mảng
kiến tạo, sự tách giãn các mảng tạo điều
kiện các dòng vật chất nóng chảy đi lên.
Trình bày đặc điểm chuyển động tự quay
quanh trục của Trái Đất. Hướng gió thổi
vào tâm bão thuận chiều hay ngược
2

chiều kim đồng hồ, tại sao?
* Trình bày:
- Trái Đất tự quay quanh một trục (tưởng
tượng) nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo
chuyển động của Trái Đất một góc khoảng
66̊33’.
- Trái Đất tự quay quanh trục theo chiều từ
Tây sang Đông,
- Thời gian Trái Đất tự quay một vòng
quanh trục là một ngày đêm (24 giờ).


NG VƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM

Ứ XII

MÔN: ĐỊA LÝ - KHỐI: 10
(Hướng dẫn chấm gồm 08 trang)

- Trong quá trình tự quay có hai điểm
chuyển động tại chỗ là hai cực.
* Hướng gió thổi vào tâm bão:
- Quy luật:
+ BCB: hướng ngược chiều kim đồng hồ
+ BCN: hướng cùng chiều kim đồng hồ
- Giải thích: do ảnh hưởng của lực Côriôlit
ở BCB vật thể chuyển động bị lệch về phía
bên phải, BCN lệch về phía bên trái theo
1

hướng chuyển động
Nhận xét sự phân bố nhiệt độ không khí
trên Trái Đất theo lục địa và đại dương.
Tại sao sự chênh lệch nhiệt độ giữa vùng
cực và Xích đạo vào mùa hè nhỏ hơn vào
mùa đông?
* Nhận xét sự phân bố nhiệt độ không khí
trên Trái Đất theo lục địa và đại dương:
- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp
nhất đều ở lục địa.
- Lục địa có biên độ chênh lệch nhiệt lớn
do hấp thụ nhiệt nhanh, bức xạ nhiệt
nhanh.
- Đại dương có bên độ nhiệt nhỏ do hấp
thụ nhiệt chậm, bức xạ nhiệt chậm.
- Ngoài ra nhiệt độ không khí còn thay đổi


NG VƯƠNG


HƯỚNG DẪN CHẤM

Ứ XII

MÔN: ĐỊA LÝ - KHỐI: 10
(Hướng dẫn chấm gồm 08 trang)
theo bờ Đông và bờ Tây lục địa do ảnh
hưởng của các dòng biển nóng, lạnh và sự
thay đổi hướng của chúng.
* Sự chênh lệch nhiệt độ giữa vùng cực và
Xích đạo vào mùa hè nhỏ hơn vào mùa
đông vì:
- Ở Xích đạo, dù là mùa đông hay mùa hè
nhiệt độ đều cao và không thay đổi nhiều.
- Ở vùng cực:
+ Mùa hè: vùng cực được chiếu sáng, gần
với tia sáng Mặt Trời hơn  vẫn tích một
lượng nhiệt nhỏ.
+ Mùa đông: vùng cực gần như không
được chiếu sáng, rất xa so với tia sáng Mặt
Trời  nhiệt độ xuống rất thấp
 Biên độ nhiệt vùng cực và Xích đạo vào
mùa hè nhỏ hơn mùa đông.
2

Phân tích mối quan hệ giữa nội lực và
ngoại lực trong quá trình hình thành các
dạng địa hình bề mặt Trái Đất.
* Khái niệm:

- Nội lực: là lực được sinh ra ở bên trong
Trái Đất
- Ngoại lực: là lực được sinh ra ở bên
ngoài, trên bề mặt Trái Đất


NG VƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM

Ứ XII

MÔN: ĐỊA LÝ - KHỐI: 10
(Hướng dẫn chấm gồm 08 trang)
* Mối quan hệ:
- Nội lực và ngoại lực xảy ra đồng thời,
liên tục và có tính đối lập nhau về phương
hướng. (diễn giải)
- Mặc dù đối lập nhau nhưng nội lực và
ngoại lực vẫn có ảnh hưởng qua lại lẫn
nhau (ví dụ).
- Vai trò của nội lực và ngoại lực trong các
yếu tố địa hình cụ thể không giống nhau.
Trong việc hình thành các yếu tố địa hình
lớn, nội lực đóng vai trò chủ yếu; đối với
địa hình nhỏ, nội lực đóng vai trò thứ yếu
1

còn ngoại lực đóng vai trò quan trọng.
Trình bày khái niệm, nguyên nhân của

quy luật địa đới.
- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của
tất cả các thành phần và cảnh quan địa lí
theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực).
- Nguyên nhân: Do dạng hình cầu của Trái
Đất và bức xạ Mặt Trời:
+ Dạng hình cầu của Trái Đất làm cho góc
nhập xạ thay đổi từ Xích đạo về hai cực,
dẫn đến lượng bức xạ cũng thay đổi theo.
+ Bức xạ Mặt Trời là nguồn gốc và động
lực của nhiều hiện tượng và quá trình tự


NG VƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM

Ứ XII

MÔN: ĐỊA LÝ - KHỐI: 10
(Hướng dẫn chấm gồm 08 trang)
nhiên ở bề mặt đất. Vì thế sự phân bố bức
xạ Mặt Trời theo đới đã tạo ra quy luật địa
đới của nhiều thành phần và cảnh quan địa
lí trên Trái Đất.
2

Nói “Sự phân bố các vành đai đất theo
độ cao ở miền núi là bản sao của các đới
đất theo chiều vĩ tuyến” có đúng không?

Tại sao?
* Không đúng, sự phân bố các vành đai đất
theo độ cao ở miền núi tương tự các đới đất
theo chiều vĩ tuyến, nhưng không phải là
bản sao của nó.

Vì:

- Sự phân bố đất theo độ cao và theo vĩ
tuyến khác nhau về bản chất: các đới đất
theo vĩ tuyến là kết quả của quy luật địa
đới, còn các vành đai đất theo độ cao là kết
quả của quy luật đai cao.
- Sự sắp xếp không gian cũng khác
nhau: các đới đất theo vĩ tuyến thay đổi
theo vĩ độ, còn các vành đai đất theo độ
cao thay đổi theo độ cao địa hình.
- Sự tác động của các nhân tố hình thành
đất cũng khác nhau, dẫn đến mặc dù có
một số loại đất theo độ cao có tên gọi
tương tự với một số loại đất đất theo vĩ


NG VƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM

Ứ XII

MÔN: ĐỊA LÝ - KHỐI: 10

(Hướng dẫn chấm gồm 08 trang)

tuyến nhưng lại khác nhau về đặc điểm,
tính chất.

Gia tăng dân số cơ học có phải là động
lực tăng dân số thế giới không, tại sao?
Phân tích các nguyên nhân gây biến
1

động dân số cơ học.
- GTDS cơ học là sự chênh lệch giữa số
người xuất cư và nhập cư. GTDS cơ học
không phải là động lực gia tăng dân số thế
giới.
- Nguyên nhân là do: GT cơ học không tác
động thường xuyên, chỉ tác động đến quy
mô dân số ở một lãnh thổ nhất định và
trong một thời điểm nhất định, nhưng
không tác động đến quy mô toàn cầu.
Nguyên nhân gây biến động dân số cơ học:
+ Nguyên nhân xuất cư: điều kiện sống
quá khó khăn (địa hình hiểm trở, đất đai
cằn cỗi, đất canh tác quá ít, khí hậu khắc
nghiệt...), thu nhập thấp, khó kiếm việc
làm.


NG VƯƠNG


HƯỚNG DẪN CHẤM

Ứ XII

MÔN: ĐỊA LÝ - KHỐI: 10
(Hướng dẫn chấm gồm 08 trang)
+ Nguyên nhân nhập cư: đất đai màu mỡ,
tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hòa, môi
trường sống thuận lợi, dễ kiếm được việc
làm, thu nhập cao, điều kiện sống tốt, có
triển vọng cải thiện cuộc sống, môi trường
xã hội tốt.
+ Các nguyên nhân khác: do hợp lí hóa gia
đình, do nơi ở cũ bị giải tỏa để xây dựng
các công trình...
Tại sao hiện nay các nước đang
phát triển phải giảm tỉ lệ gia tăng dân số?
2

Vì:
- Hiện trạng dân số ở các nước đang phát
triển:
+ Hầu hết các nước đang phát triển có quy
mô dân khá lớn (chiếm hơn 80%).
+ Dân số tăng nhanh với tốc độ gia tăng
dân số tự nhiên còn cao so với trung bình
thế giới, giai đoạn 2004 – 2005 là 1,6 %.
- Dân số tăng nhanh gây hậu quả nghiêm
trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và
môi trường (diễn giải).

Tại sao nói thông qua việc đẩy mạnh hoạt
động xuất nhập khẩu, nền kinh tế trong
nước sẽ có động lực mạnh mẽ để phát


NG VƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM

Ứ XII

MÔN: ĐỊA LÝ - KHỐI: 10
(Hướng dẫn chấm gồm 08 trang)
1

triển?

Vì:
- Hoạt động xuất nhập khẩu tạo đầu ra
cho sản phẩm và tăng hiệu quả kinh tế
của nhiều ngành sản xuất.
- Đẩy mạnh xuất khẩu tạo vốn cho công
nghiệp hóa, tạo việc làm cho người lao
động, tạo điều kiện đẩy mạnh nhập
khẩu.
- Đẩy mạnh nhập khẩu sẽ thúc đẩy sản
xuất trong nước phát triển:
+ Nhập khẩu các máy móc thiết bị góp
phần hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật
các ngành kinh tế.

+ Nhập khẩu nguyên vật liệu cho phép
duy trì mở rộng sản xuất với chất lượng
sản phẩm tốt.
+ Việc nhập khẩu các hàng tiêu dùng
thiết yếu có ý nghĩa to lớn trong việc
nâng cao đời sống nhân dân.
- Việc nhập khẩu hàng hóa còn tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh, giúp các
ngành sản xuất trong nước cải tiến mẫu
mã, nâng cao chất lượng và hạ giá thành


NG VƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM

Ứ XII

MÔN: ĐỊA LÝ - KHỐI: 10
(Hướng dẫn chấm gồm 08 trang)
sản phẩm.

2

Sự khác nhau giữa MT tự nhiên và MT 1,00
nhân tạo.
- MT tự nhiên xuất hiện trên bề mặt Trái 0,5
Đất không phụ thuộc vào con người. Con
người tác động vào tự nhiên, làm cho nó bị
thay đổi, nhưng các thành phần của tự

nhiên vẫn phát triển theo quy luật riêng của 0,5
nó.
- MT nhân tạo là kết quả lao động của con
người, nó tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào
con người. Nếu không có bàn tay chăm sóc
của con người, thì các thành phần của MT

1

nhân tạo sẽ bị hủy hoại.
Vẽ biểu đồ:

2,0


NG VƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM

Ứ XII

MÔN: ĐỊA LÝ - KHỐI: 10
(Hướng dẫn chấm gồm 08 trang)

* Xử lý số liệu:
Bảng: Tốc độ tăng trưởng khối lượng luân 0,5
chuyển hàng hóa bằng đường sắt của các
châu lục giai đoạn 2005 – 2009 (Đơn

vị:


%)
Năm
2005
Châu Âu
Châu Phi
Châu Mĩ
Châu Á và châu

2006
100
100
100
100

2007
2008
104,5
111,1
122,5
108,7
106,4
105,8
104,4
105,0
104,2
105,9
114,2
127,4


Đại Dương

* Vẽ biểu đồ:
- Biểu đồ đường tốc độ tăng trưởng (dạng
khác không cho điểm)
- Yêu cầu vẽ chính xác, đúng khoảng cách
năm, thẩm mĩ, đầy đủ tên biểu đồ, chú giải,
số liệu.
2.

- Thiếu hoặc sai mỗi yếu tố trừ 0,25 đ/lỗi
Nhận xét và giải thích
* Ngành đường sắt thế giới có sự phát triển
khác nhau giữa các châu lục:
- Châu Á và Châu đại dương có tốc độ
tăng trưởng nhanh nhất (d/c). Do sự phát
triển nhanh của một số nền kinh tế trong
khu vực đang tiến hành CNH – HĐH nên

1,5


NG VƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM

Ứ XII

MÔN: ĐỊA LÝ - KHỐI: 10
(Hướng dẫn chấm gồm 08 trang)

nhu cầu vận chuyển bằng đường sắt rất lớn
như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á…
- Châu Phi khối lượng luân chuyển có xu
hướng tăng nhưng tốc độ tăng trưởng chậm
(d/c). Do kinh tế còn chậm phát triển và
đường sắt hoạt động chưa hiệu quả.
- Châu Mĩ tốc độ tăng trưởng có xu hướng
giảm (d/c). Do những năm gần đây có
nhiều tuyến đường sắt đang bị dỡ bỏ vì
hoạt động kém hiệu quả và mất thị phần
vận tải bởi đường ôtô.
- Châu Âu tốc độ tăng trưởng có xu hướng
giảm (d/c). Do bị cạnh tranh bởi ngành vận
tải đường bộ, hàng không.
Tổng điểm toàn bài là 20 điểm.
------------------- Hết --------------------

Người ra đề: Lại Tâm Lệ Thương
SĐT: 0942136999



×