Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Địa lý 10 học sinh giỏi trại hè hùng vương 2016 lần thứ 12 các trường chuyên NGUYỄN tất THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.81 KB, 6 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH
TỈNH YÊN BÁI

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÍ
LỚP 10

Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề này có 02 trang, gồm 06 câu)

Câu 1 (3,0 điểm) Trái Đất
a. Trình bày mối quan hệ giữa hiện tượng chuyển động biểu kiến của Mặt Trời
với hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau và hiện tượng mùa trên Trái Đất. Giải
thích nguyên nhân.
b. Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực. Những nơi nào trên Trái Đất có giờ
địa phương và giờ khu vực trùng nhau? Tại sao?

Câu 2 (4,0 điểm) Khí quyển (2) Thạch quyển (2)
a. Vì sao nói địa hình bề mặt Trái Đất là sản phẩm của các tác động tương hỗ
giữa quá trình nội lực và ngoại lực?
b. Nêu những nguyên nhân làm nhiệt độ không khí giảm. Tại sao xích đạo
không phải là nơi nóng nhất trên Trái Đất?

Câu 3 (2,0 điểm) QL của lớp vỏ địa lí
So sánh các vành đai theo vĩ độ và các vành các vành đai theo độ cao.

Câu 4 (3,0 điểm) Dân cư
a. Phân biệt gia tăng tự nhiên, gia tăng cơ học và gia tăng dân số.
b. Trình bày ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến việc phát triển kinh tế


- xã hội và môi trường.
Câu 5 (4,0 điểm) Địa lí CN, DV 3), MT và sự phát triển bền vững (1)
a. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố công nghiệp.
b. Nêu biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ các loại tài nguyên thiên nhiên.


Câu 6 (4,0 điểm) Vẽ biểu đồ, nhận xét
Cho bảng số liệu sau:
Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 2010
phân theo khu vực kinh tế của nước ta
( Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
2005
2007
2010
2014
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
342 811
369 905
396 576
451 659
Công nghiệp và xây dựng
605 516
697 499
693 351
896 042
Dịch vụ
640 319
753 263
797 155 1 035 726

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP nước ta giai đoạn
2005 - 2014.
b. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu GDP nước ta trong giai đoạn trên.

Người ra đề: Đặng Thị Việt Hà
Số ĐT: 0915 115 354


HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu Ý
Nội dung
Điểm
a Trình bày mối quan hệ giữa hiện tượng chuyển động biểu kiến
của Mặt Trời với hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau và 1,75
hiện tượng mùa trên Trái Đất. Giải thích nguyên nhân.
* Mối quan hệ:
0,5
- Trong năm, Mặt Trời chuyển động biểu kiến giữa 2 chí tuyến (dg)
- Khi MT chuyển động biểu kiến về phía bán cầu nào thì bán cầu đó
sẽ nhận được nhiều nhiệt hơn, vùng được chiếu sáng lớn hơn vùng
khuất trong bóng tối nên ở đó có ngày dài hơn đêm và là mùa nóng. 0,5
Bán cầu đối diện sẽ có hiện tượng ngược lại, đêm dài hơn ngày và là
mùa lạnh.
* Giải thích nguyên nhân:
- Trái Đất chuyển động quanh MT theo quỹ đạo hình elip, trong khi 0,25
chuyển động trục của TĐ nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc
66033’và không đổi hướng.
- Do vậy trong năm khi thì bán cầu này ngả về phía Mặt Trời, khi thì
0,25
bán cầu kia ngả về phía MT làm cho ta có ảo giác MT di chuyển.

- Khi đó góc nhập xạ và đường phân chia sáng tối thay đổi tương
ứng dẫn đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau và hiện tượng 0,25
mùa trên TĐ
b Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực. Những nơi nào trên Trái
1,25
Đất có giờ địa phương và giờ khu vực trùng nhau? Tại sao?
* Phân biệt:
- Giờ địa phương:
+ Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông nên 0,25
cùng một thời điểmngười đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn
thấy MT ở độ cao khác nhau
+ Do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác
0,25
nhau, gọi là giờ địa phương hay giờ Mặt Trời.
- Giờ khu vực:
Để tiện cho việc tính giờ và giao lưu quốc tế, người ta quy ước
chia Trái Đất thành 24 múi giờ, mỗi múi rộng 15 0 kinh tuyến. các địa 0,25
phương trong cùng một múi sẽ thống nhất 1 giờ, gọi là giờ múi hay
giờ khu vực là giờ của kinh tuyến đi qua giữa múi.
* Các khu vực có giờ địa phương và giờ múi trùng nhau là các khu
0,25
vực nằm trên kinh tuyến đi qua giữa các múi giờ.
- Vì giờ địa phương của các đường kinh tuyến đi qua giữa múi được
0,25
quy ước là giờ khu vực của các múi giờ đó.
a Địa hình bề mặt Trái Đất là sản phẩm của các tác động tương hỗ 2,0


3


giữa quá trình nội lực và ngoại lực
- Khái niệm nội lực
- Khái niệm ngoại lực
- Mối quan hệ giữa hai quá trình nội lực và ngoại lực:
+ Là hai quá trình mâu thuẫn và đối nghịch, luôn tác động đồng
thời, tương hỗ với nhau (dg)
+ Thay đổi theo thời gian và không gian,là nguyên nhân hình thành
các dạng địa hình khác nhau trên bề mặt Trái Đất
b. Nêu những nguyên nhân làm nhiệt độ không khí giảm. Tại sao
xích đạo không phải là nơi nóng nhất trên Trái Đất?
* Nguyên nhân:
- Khối không khí bị bốc lên cao
- Khối không khí di chuyển tớ 1 vùng lạnh hơn
- Khối không khí di chuyển qua dòng biển lạnh
- Sự tranh chấp giữa 2 khối khí có nhiệt độ và độ ẩm khác nhau
* Giải thích:
- Xích đạo là nơi có góc nhập xạ lớn nhất nhưng nhiệt độ ban ngày
thường không quá 350C trong khi tại các hoang mạc có thể trên 400C
- Do xích đạo chủ yếu là biển và đại dương
- Vùng xích đạo có rừng rậm, thảm thực vật phong phú.
- Vùng xích đạo có nhiều mây và mưa nhiều quanh năm.
So sánh sự khác nhau giữa các vành đai theo vĩ độ và các vành các
vành đai theo độ cao
- Về nguyên nhân hình thành: các vành đai nhiệt theo vĩ độ hình thành
do quy luật địa đới, các vành đai nhiệt theo độ cao hình thành do quy
luật đai cao.
- Các vành đai theo độ cao thay đổi nhanh hơn các vành đai theo vĩ độ
(dg)
- Sự biến đổi của các thành phần địa lí cũng khác nhau (lượng mưa, áp
suất…)

- Cường độ chiếu sáng, chế độ chiếu sáng và độ dài ngày đêm cũng khác
nhau
a Phân biệt gia tăng tự nhiên, gia tăng cơ học và gia tăng dân số
- Gia tăng tự nhiên:
+ Là chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô
+ Gia tăng tự nhiên là động lực phát triển dân số.
- Gia tăng cơ học:
+ Là chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư

0,5
0,5
0,5
0,5
2,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2,0

0,5
0,5
0,5
0,5
1,5
0,25

0,25
0,25


4

b

5

a

+ Gia tăng cơ học có ảnh hưởng quan trọng đến các khu vực, các
quốc gia, các địa phương.
- Gia tăng dân số:
+ Là tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học
+ Gia tăng dân số phản ánh đầy đủ, trung thực tình hình biến động
dân số của khu vực, quốc gia hay các địa phương.
Trình bày ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến việc phát
triển kinh tế - xã hội và môi trường.
* Ảnh hưởng tích cực:
- Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
- Làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi quá trình
sinh, tử, hôn nhân ở các đô thị…
* Ảnh hưởng tiêu cực: đô thị hóa không phù hợp với quá trình công
nghiệp hóa sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tại các thành phố: thất nghiệp
nghèo nàn, điều kiện phúc lợi xã hội không bảo đảm, môi trường bị ô
nhiễm, các hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội…
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố công

nghiệp
- Vị trí địa lí tác động tới việc lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp
cũng như phân bố các ngành công nghiệp và các hình thức tổ chức
lãnh thổ công nghiệp (d/c)
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Khoáng sản ảnh hưởng đến phân bố, quy mô, cơ cấu và tổ chức
các XNCN (d/c)
+ Nguồn nước tác động đến sự phân bố và hoạt động của các
ngành công nghiệp (d/c)
+ Khí hậu tác động đến hoạt động của 1 số ngành công nghiệp
+ Tài nguyên rừng, tài nguyên biển…(pt)
+ Các nhân tố tự nhiên khác: đất đai, địa hình…
- Các nhân tố kinh tế - xã hội:

0,25
0,25
0,25
1,5

0,5
0,5

0,5

3,0
0,5

0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25


6

+ Dân cư và lao động (pt)
+ Tiến bộ khoa học – kĩ thuật (pt)
+ Thị trường (pt)
+ Các nhân tố khác (pt)
b Nêu biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ các loại tài nguyên thiên
nhiên.
- Đối với tài nguyên không khôi phục được cần sử dụng tiết kiệm, có
hiệu quả và tìm nguồn thay thế (d/c)
- Đối với loại tài nguyên khôi phục được cần sử dụng hợp lí, bảo vệ
và tái tạo tài nguyên (d/c)
- Đối với tài nguyên không bị hao kiệt cần bảo vệ, tránh làm ô nhiễm
nguồn nước, không khí…(d/c)
Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích
a. Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu
Năm
KVI
KVII
KVIII

2005
21,6
38,1

40,3

2007
20,3
38,3
41,4

2010
21,0
36,7
42,3

- Vẽ biểu đồ
b. Nhận xét
Giai đoạn 2005 – 2014 cơ cấu GDP nước ta có sự thay đổi:
- Tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm (d/c)
- Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng không ổn định (d/c)
- Tỉ trọng dịch vụ có xu hướng tăng (d/c)

2014
18,9
37,6
43,5

0,25
0,5
0,25
1,0
0,25
0, 5

0,25
4,0

0,5

2,0
0,5
0,5
0,5



×