Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Ngữ văn 10 đề, đáp án trại hè hùng vương lần thứ XII năm 2016 trường chuyên HOÀNG văn THỤ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.01 KB, 6 trang )

SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
HOÀNG VĂN THỤ
ĐỀ ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ
HÙNG VƯƠNG
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đ
Đề thi gồm: 01 trang.

Câu1 (8 điểm):
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói sau:
“Mỗi người đều coi cuộc sống của mình như một bộ phim không thành
công mà nguyên nhân là tại đạo diễn.” (X.Vruplepxki)
Câu 2 (12 điểm):
Bàn về thơ, Xuân Diệu có nói: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn
là thơ nữa.”
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của anh (chị) về
các tác phẩm của Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương hãy làm sáng tỏ?
…………………………………..…. HẾT………………..………….
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm


HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (8 điểm):
A. Yêu cầu chung
- Thí sinh được tự do lựa chọn các kiểu bài và thao tác tạo lập văn bản, nhưng
phải phù hợp và nhuần nhuyễn.
- Thí sinh được tự do huy động các chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời
sống và những trải nghiệm của riêng mình…Tuy nhiên, vẫn phải xác định rõ


vấn đề thuộc phạm vi nghị luận xã hội chứ không phải nghị luận văn học.
- Hành văn lưu loát, trong sáng, giàu cảm xúc
B. Nội dung cần đạt
Đây là bài NLXH dạng mở, có thể nêu những ý kiến riêng và trình bày
theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần hợp lý, chặt chẽ, thuyết phục.
Cụ thể, bài làm cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
1. Giải thích (2đ):
− Bộ phim không thành công là cuộc đời không được như mong muốn hoặc chỉ
toàn thất bại.
- Đạo diễn: là người sắp đặt, tổ chức nên bộ phim, ở đây muốn nói đến yếu tố
khách quan bên ngoài gây nên sự thất bại trong cuộc đời mỗi con người.
-> Ý nghĩa câu nói: Như một lời nhắc nhở nghiêm khắc dành cho tất cả mọi
người. Trước những khó khăn, thất bại đừng nên đổ lỗi cho các yếu tố khách
quan bên ngoài, hãy dũng cảm thừa nhận hạn chế, sai lầm của bản thân nếu
muốn có được thành công trong cuộc sống.
2. Bàn luận (4đ)
− Vì sao mỗi người đều coi cuộc đời mình là một bộ phim không thành công?
+ Suốt cuộc đời, mỗi người thường đặt ra cho mình rất nhiều những mục
tiêu để phấn đấu. Việc đạt đến những mục tiêu đó cho họ cảm giác thành công.
+ Tuy nhiên tâm lí chung của con người là không bao giờ bằng lòng với
những điều mình đã đạt được. Khi đạt được mục tiêu thứ nhất, họ lại đặt ra


những mục tiêu mới và nỗ lực phấn đấu vì chúng. Có nhiều mục tiêu mà con
người không thể đạt tới, do đó mỗi người đều luôn có cảm giác không bằng lòng
với những gì mình đang có. Chúng ta luôn mơ tưởng đến những điều chưa làm
được và cho rằng cuộc đời mình thật bất hạnh.
- Vì sao con người luôn đổ lỗi nguyên nhân dẫn đến sự thất bại cho những yếu
tố bên ngoài?
+ Để dẫn tới sự thất bại bao giờ cũng có hai nguyên nhân chủ quan và

khách quan. Tuy nhiên, con người thường ít khi chịu thừa nhận hạn chế, sai lầm
của bản thân và thường đẩy lỗi lầm cho hoàn cảnh sống, cho những người xung
quanh.
+ Việc đổ lỗi cho người khác dễ dàng hơn nhiều việc thừa nhận thất bại từ
phía mình. Bởi khi ấy, con người phải chấp nhận sự kém cỏi của bản thân với
chính mình và với người khác.
- Hậu quả của việc đổ lỗi lầm cho các yếu tố khách quan: Con người không nhận
ra hạn chế, sai lầm, yếu kém của bản thân để điều chỉnh, khắc phục nên sai lầm
sẽ nối tiếp sai lầm; Đổ lỗi cho yếu tố khách quan khiến con người thụ động, dễ
chấp nhận hoàn cảnh, không nỗ lực vươn lên trước những khó khăn,…
3. Bài học nhận thức và hành động(2đ):
− Câu nói là lời nhắc nhở nghiêm khắc tất cả chúng ta: Hãy dũng cảm nhìn lại
mình trước những khó khăn, thất bại thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh bên ngoài.
Không nên quá khắt khe với bản thân, thừa nhận những thành quả mình đã đạt
được, thậm chí tận hưởng chúng sẽ khiến chúng ta hào hứng hơn với con đường
phía trước.
− Bản thân cần tu dưỡng, rèn luyện, dũng cảm nhận ra hạn chế của bản thân để
nỗ lực phấn đấu vươn lên.
Câu 2 (12 điểm):
A. Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh phải nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận về một vấn đề lí luận
văn học, vận dụng tốt các thao tác giải thích, phân tích, bình luận và chứng minh
vấn đề qua một hệ thống tác phẩm cụ thể.
- Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, khoa học, hợp lí. Diễn đạt trôi chảy, lưu loát,
văn viết giàu hình ảnh và cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
B. Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh phải biết vận dụng kiến thức lí luận văn học và kiến thức về
một hệ thống tác phẩm để giải thích, bình luận và chứng minh vấn đề.



- Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến, trình bày theo nhiều cách khác
nhau, nhưng cần chính xác, hợp lí, rõ ràng, thuyết phục… và nêu được các ý cơ
bản sau:
1. Giải thích, bình luận:
- Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời: Nói về đặc trưng của thơ ca (hay cũng
chính là của văn học nói chung)
+ Thơ ca phải bắt nguồn từ hiện thực đời sống, từ những buồn vui, đau
khổ, hạnh phúc của con người.
+ Thơ ca phải hướng tới cuộc đời, con người chứ không tách biệt khỏi đời
sống.
- Thơ còn là thơ nữa: Bàn về đặc trưng riêng của thơ ca so với các thể loại
văn học khác về cả nội dung và hình thức.
+ Về nội dung: Thơ là sự thổ lộ của tình cảm mãnh liệt đã được ý thức;
tình cảm trong thơ phải là tình cảm cao đẹp, nhân văn, mang tính cá thể hóa;
chất thơ của thơ,…
+ Về hình thức: Thơ biểu hiện bằng biểu tượng, ý tượng; ngôn từ thơ
được cấu tạo đặc biệt có nhịp điệu, có tính lạ hóa, giàu nhạc tính,…
-> Nhận định bàn về đặc trưng của thơ ca: Một tác phẩm thơ ca có giá trị
phải bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, hướng đến cuộc đời, con người nhưng
theo cách thức biểu hiện riêng từ nội dung đến hình thức nghệ thuật.
2. Chứng minh:
* Khẳng định ý kiến trên hoàn toàn xác đáng
* Chứng minh bằng kiến thức lí luận và thực tế văn chương
- Học sinh sử dụng kiến thức lí luận, giải thích nhận định:
+ Thơ ca phải bắt nguồn từ hiện thực đời sống vì “cuộc đời là nơi xuất
phát và cũng là nơi đi tới của văn học”. Khám phá cuộc sống, con người, phản
ánh lên trang giấy qua đó tác động ngược trở lại giúp cuộc sống, con người tốt
đẹp hơn chính là sứ mệnh của người cầm bút.
+ Thơ còn là thơ nữa: bởi mỗi một loại hình nghệ thuật có một cách thức
phản ánh khác nhau do đặc trưng thể loại quy định. Những đặc trưng riêng về

nội dung, hình thức của từng thể loại tạo nên khả năng biểu đạt riêng, với sức
hấp dẫn riêng.
- Học sinh chứng minh bằng hiểu biết về các tác phẩm của Nguyễn Du,
Hồ Xuân Hương:
Lưu ý:
+ Học sinh cần chọn các tác phẩm tiêu biểu như: “Truyện Kiều”, “Độc
Tiểu Thanh kí”, “Tự tình II”, “Bánh trôi nước”, “Mời trầu”,… Khi chứng minh
cần bám sát nhận định chỉ rõ tác phẩm ấy hướng về cuộc đời, con người và
mang những đặc trưng của thơ từ nội dung đến hình thức.


+ Học sinh không cần lấy quá nhiều tác phẩm, quan trọng là biết cách
chứng minh, làm sáng tỏ nhận định.
+ Khuyến khích các bài có ý so sánh, đối chiếu giữa các tác phẩm để làm
rõ thêm nét chung và nét riêng nhưng chỉ cần ở mức độ vừa phải.
c) Bình luận:
- Thơ ca nói riêng và văn học nói chung chỉ thực sự có ích khi xuất phát
từ cuộc sống và vì cuộc sống, con người. Mỗi nghệ sĩ khi sáng tạo cần đi sâu
khám phá cuộc sống, con người để có những phát hiện sâu sắc về bức tranh
cuộc sống cũng như thế giới tâm hồn con người.
- Không dừng lại ở đó, người nghệ sĩ cần biết khai thác các đặc trưng từ
nội dung đến hình thức của thể loại mình lựa chọn sáng tác để tạo ra những tác
phẩm bất hủ cho cuộc đời, khẳng định tài năng của cá nhân.
- Người đọc văn chương cũng cần nắm vững các đặc trưng thể loại để có
thể đọc – hiểu các tác phẩm một cách hiệu quả nhất.
C. Thang điểm:
- Điểm 11-12: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng
nêu trên. Có hiểu biết sâu rộng, chắc chắn về kiến thức lí luận và kiến thức tác
phẩm. Tư duy rõ ràng, sắc bén, sáng tạo.
- Điểm 9-10: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Giải quyết vấn đề một

cách chính xác, có một số phát hiện tốt. Tuy duy rõ ràng, mạch lạc, hành văn
trôi chảy, có cảm xúc.
- Điểm 7-8: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên. Bố cục cân đối, rõ ràng,
kết cấu chặt chẽ, diễn đạt khá tốt. Mắc một số lỗi nhỏ về chính tả.
- Điểm 5-6: Đáp ứng một cách cơ bản các yêu cầu trên. Bố cục tương đối
rõ, mắc một số lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp…
- Điểm 3-4: Hiểu đúng vấn đề nhưng chỉ đáp ứng được một nửa yêu cầu
kể trên. Kết cấu, bố cục tương đối rõ. Còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ
pháp…
- Điểm 1-2: Bài làm sơ sài, ý nghèo nàn, có phần lệch đề. Bố cục chưa rõ,
mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp…
- Điểm 0: Chưa đáp ứng được yêu cầu của đề bài, hoàn toàn lạc đề hoặc
không viết được gì.
..................Hết.................


Người ra đề:

Vũ Thị Hằng
(SĐT: 0988.184.999)



×