Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Một số vấn đề pháp lý về bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.24 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

TRỊNH THỊ HƯƠNG
LKT 12 - 04

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ BẢO HIỂM
XÃ HỘI BẮT BUỘC THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Ngành Luật Kinh tế
Mã số: 52380107

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn: ThS. KHUẤT THỊ THU HIỀN

Hà Nội, 5/2016


LỜI CẢM ƠN
Với niềm yêu thích lĩnh vực bảo hiểm xã hội, em đã mạnh dạn chọn đề tài:
“Một số vấn đề pháp lý về bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật
Việt Nam” để làm khóa luận tốt nghiệp cho mình. Theo sự phân công của Khoa
Luật – Viện Đại học Mở Hà Nội, em được cô giáo Khuất Thị Thu Hiền hướng dẫn,
giúp đỡ hoàn thành khóa luận.
Em xin trân trọng cảm ơn cô Khuất Thị Thu Hiền, người đã luôn khuyến khích,
tạo điều kiện về tài liệu cập nhật, nhiệt tình và tận tâm giúp đỡ em hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp. Cô đã dành nhiều thời gian của mình để hướng dẫn và góp ý cho em
trong suốt thời gian qua. Em xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành nhất.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô
trong khoa Luật củaViện Đại học Mở Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và rèn luyện


cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện khóa luận một cách công phu,
nghiêm túc nhưng chắc chắn khóa luận còn thiếu sót, hạn chế nhất định. Do đó, em
rất mong nhận được sự góp ý và sự chỉ bảo tận tình của quý thầy cô để hoàn thiện
hơn Khóa luận của mình.
Cuối cùng, em xin được chúc các quý thầy cô Khoa Luật củaViện Đại học Mở
Hà Nội, các thầy cô giảng dạy và cô giáo Khuất Thị Thu Hiền luôn mạnh khỏe,
hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày….. tháng….. năm 2016
Sinh viên

Trịnh Thị Hương


LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em có tham khảo một số tài liệu liên
quan đến bảo hiểm xã hội như các bài báo, tạp chí, giáo trình, luận văn...
Em xin cam đoan đề tài này do chính em thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô
giáo Khuất Thị Thu Hiền. Các số liệu thu thập và các kết quả phân tích trong khóa
luận tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực, kết quả bài nghiên cứu không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào và chưa từng được công bố ở một đề tài nghiên
cứu nào khác. Những thông tin tham khảo đều được trích dẫn nguồn cụ thể trong
khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về bài viết của mình trước Hội đồng nếu
phát hiện bài viết có bất kỳ gian lận nào./.
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

ThS. Khuất Thị Thu Hiền


Sinh viên thực hiện

Trịnh Thị Hương


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ............................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................2
5. Điểm mới của đề tài nghiên cứu ..........................................................................2
6. Kết cấu đề tài .......................................................................................................3
Với mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề xung quanh những quy định của pháp
luật bảo hiểm xã hội, luận văn của em được kết cấu bao gồm các phần sau: .........3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC .. 4
1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội bắt buộc ................................................................4
1.2. Bản chất của bảo hiểm xã hội bắt buộc ............................................................5
1.3. Sự điều chỉnh pháp luật đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc...............................6
1.3.1. Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc nói
riêng và bảo hiểm xã hội nói chung .....................................................................6
1.3.2. Những vấn đề cơ bản trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội bắt buộc được điều
chỉnh bởi pháp luật ...............................................................................................8
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HIỂM
XÃ HỘI BẮT BUỘC VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN.............................. 12
2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm xã hội bắt buộc ....................12
2.1.1. Đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc ..........................................12
2.1.2. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc .....................................14
2.1.3. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc ......................................................15

2.2. Thực trạng thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam..........................33
2.2.1. Về đối tượng tham gia ..............................................................................33
2.2.2. Thu chi quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc .....................................................34
2.2.3. Thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc ......................................37
2.2.4. Về công tác thực hiện luật, quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt
buộc ....................................................................................................................40
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC.........................................................................42
3.1. Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc .........................................42
3.1.1. Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ....................................42
3.1.2. Về các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc ..................................................44
3.2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc .....................47
3.3. Thanh tra, kiểm tra, xử phạt các vi phạm về bảo hiểm xã hội bắt buộc. ........48
KẾT LUẬN ..............................................................................................................50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................51


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đối với bất kỳ quốc gia nào, bảo hiểm xã hội cũng luôn là trụ cột quan trọng
nhất của hệ thống an sinh xã hội. Tại Việt Nam,những năm gần đây, chúng ta đang
dần chuyển mình để phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Công
cuộc đổi mới và chính sách mở cửa nền kinh tế, đặc biệt là chủ trương phát triển
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã đem lại những thay đổi
tích cực trên mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Kinh tế phát triển
với tốc độ cao và ổn định, đời sống nhân dân cũng từ đó mà được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, cơ chế thị trường cũng gây ra những
ảnh hưởng tiêu cực cho người dân, đặc biệt là khả năng đem lại nhiều nguy cơ và
rủi ro về mặt xã hội như thất nghiệp, ốm đau, tai nạn… Đây là thời điểm hơn bao
giờ hết, người lao động rất cần có sự bảo đảm chắc chắn trong cuộc sống nhằm

chống lại các rủi ro xã hội. Do vậy, các chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc – sự cụ
thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng trong cuộc sống hiện nay - đang là mối
quan tâm hàng đầu của người lao động nước ta.
Hiện nay, các chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc đang ngày càng được hoàn
thiện và được đầu tư nghiên cứu theo hướng triển khai áp dụng nhiều loại hình bảo
hiểm, bổ sung thêm các nội dung phù hợp hơn, đồng thời mở rộng thêm đối tượng
thụ hưởng trợ cấp và điều chỉnh lại các mức trợ cấp… Các cải cách này nhằm góp
phần tăng chất lượng của các chế độ trợ cấp, phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ, vừa bảo đảm giữ gìn truyền thống đạo lý, tiếp thu được tinh
hoa của nhân loại, vừa mang tính hiện đại thể hiện được tính ưu việt của chế độ xã
hội chủ nghĩa mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúng ta đang hướng
tới.
Mới đây, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đã bắt đầu có hiệu lực, thay thế cho
Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 với những chủ trương, chính sách mới, bổ sung và
hoàn thiện hơn, đồng thời cũng khắc phục được những điểm còn bất cập và hạn chế
của Luật bảo hiểm xã hội năm 2006. Luật bảo hiểm xã hội mới có rất nhiều điểm ưu
việt, tạo hành lang pháp lý bảo đảm được sự công bằng trong quyền lợi của người
lao động. Đáng chú ý, Luật bảo hiểm xã hội mới đã hướng tới sự công bằng trong
đóng – hưởng để cải thiện tình hình tài chính quỹ hưu trí, tử tuất, các chính sách
mới đã khắc phục được tình trạng nghỉ hưu trước tuổi… Nhìn chung, trong thời
gian qua, các quy định về bảo hiểm xã hội đã phát huy tích cực trong việc bảo đảm
đời sống cho người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đó cũng còn
1


tồn tại không ít hạn chế và bất cập như tình trạng chậm đóng bảo hiểm xã hội vẫn
xảy ra khá phổ biến, người lao động chưa tiếp cận được với các chính sách mới, số
người không đóng bảo hiểm trong diện đối tượng cần phải đóng đang còn
nhiều…Do đó, các vấn đề về chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộccần tiếp tục được
nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa. Với những lý do đó, em đã chọn đề tài: “Một số
vấn đề pháp lý về bảo hiểm xã hội bắt buộctheo quy định của pháp luật Việt Nam”

để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện các quy
định của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, từ đó đề xuất ra những giải pháp
nhằm hoàn thiện hơn những quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc trong giai đoạn
hiện nay.Song song với đó là sự so sánh với Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 để thấy
được những điểm tiến bộ và hạn chế.Trên cơ sở đó đảm bảo việc thực thi Luật bảo
hiểm xã hội năm 2014 trên thực tế.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể tiếp cận và nghiên cứu một cách có hệ thống và hiệu quả, đề tài sử
dụng các phương pháp chủ yếu như: So sánh, phân tích suy luận logic, thống kê.
Các phương pháp trên sẽ giúp làm sáng tỏ các luận cứ khoa học trong phạm vi đề
tài.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt
Nam.
5. Điểm mới của đề tài nghiên cứu
Điểm mới của đề tài được thể hiện ở các khía cạnh như sau:
Thứ nhất: Về phương pháp: Đề tài đi từ nghiên cứu cái chung về lý luận pháp
lý, sử dụng những phân tích tổng hợp thực tiễn điển hình để phân tích, chứng minh
làm sáng tỏ những luận điểm pháp lý.
Thứ hai: Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về bảo hiểm xã hội bắt buộc
với ý nghĩa là lĩnh vực quan trọng, liên quan đến nhiều đối tượng trong xã hội.
Những vấn đề thực tiễn chủ yếu được rút ra từ việc nghiên cứu tình hình thực hiện
các quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc.Đề tài bám sát các quan điểm về chính
2



sách bảo hiểm xã hội được thể hiện trong các văn bản pháp luật để luận giải các vấn
đề lý luận, thực tiễn, từ đó đề ra phương hướng, giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp
luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam trong thời gian tới.
6. Kết cấu đề tài
Với mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề xung quanh những quy định của
pháp luật bảo hiểm xã hội, luận văn của em được kết cấu bao gồm các phần sau:
- Lời nói đầu.
- Chương 1: Một số vấn đề chung về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm xã hội bắt buộc
và thực trạng thực hiện.
- Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội
bắt buộc.
- Kết luận.

3


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
BẮT BUỘC
Có lẽ, ai cũng biết rằng con người tồn tại theo một guồng quay, một quy luật
tất yếu của cuộc sống, rằng chúng ta sinh ra, trưởng thành, già yếu và mất đi. Theo
quy luật đó, khi mới sinh ra cần phải dựa vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng của ba mẹ,
lớn lên phải tự lập, tự lao động để có thể tự nuôi sống mình và những người phụ
thuộc. Sự hình thành, tồn tại và phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền với
quá trình lao động như một quy luật của cuộc sống. Tuy nhiên, trong suốt cuộc đời
không phải lúc nào con người cũng lao động và luôn tạo ra được thu nhập. Các rủi
ro tiềm ẩn trong các quá trình này luôn là một lực lượng không thể kiểm soát được
và dường như đã trở thành một sức mạnh đe dọa tới sức khỏe, tính mạng và của cải
vật chất trên phạm vi toàn xã hội. Và khi đã rơi vào các trường hợp bị giảm hoặc

mất sức khỏe, việc làm thì các nhu cầu cần thiết của cuộc sống không thể vì thế mà
cũng mất đi, trái lại có cái còn tăng lên, thậm chí xuất hiện thêm các nhu cầu mới
như ốm đau, tai nạn cần phải được chữa trị… Để vượt qua được những khó khăn,
rủi ro phát sinh đó, từ lâu người ta đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa và các
biện pháp khắc phục hậu quả khác nhau. Một trong các biện pháp hữu hiệu nhất là
có thể dồn tích dần dần những khoản tiền nho nhỏ từ một quỹ tiền tệ tập trung do cả
người lao động và cả người sử dụng lao động lập. Đây chính là nguyên nhân và nội
dung của sự ra đời và phát triển của bảo hiểm xã hội với mục đích chính yếu là
nhằm bảo đảm cho người lao động và gia đình họ trước những rủi ro xã hội như ốm
đau, tai nạn, mất việc làm, nghỉ hưu….
1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là một loại hình chính yếu của bảo hiểm xã hội Việt
Nam. Kể từ khi xuất hiện cho đến nay, bảo hiểm xã hội luôn phát huy tác dụng
trong những lúc người lao động gặp khó khăn hiểm nghèo do bị ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động, tuổi già… trên cơ sở những cam kết đóng góp của người lao động
và người sử dụng lao động cho một bên thứ ba là cơ quan bảo hiểm trước khi xảy ra
những biến cố đó. Tuy nhiên, bảo hiểm xã hội không trực tiếp chữa bệnh cho người
tham gia bảo hiểm khi họ ốm đau, tai nạn, sắp xếp việc làm cho người mất việc
làm… mà chỉ giúp họ giữ thăng bằng phần thu nhập bị giảm hay bị mất, hoặc giúp
họ trang trải phần chi tiêu bị tăng cao đột xuất do gặp những rủi ro nói trên.
Dưới góc độ kinh tế, bảo hiểm xã hội là một biện pháp tích tụ và sử dụng
nguồn tài chính dự phòng hình thành từ nguồn thu phí bảo hiểm và một phần ngân

4


sách Nhà nước nhằm bảo đảm sự ổn định về mặt vật chất cho người lao động và gia
đình họ khi gặp biến cố làm mất hoặc giảm thu nhập từ lao động.
Dưới góc độ xã hội, bảo hiểm xã hội là một biện pháp để thực hiện chức năng
xã hội của Nhà nước, theo đó bằng nguồn tài chính dự phòng, Nhà nước thực hiện

các chính sách xã hội để đảm bảo sự cân bằng về đời sống vật chất cho người lao
động và gia đình họ khi gặp biến cố làm mất hoặc giảm thu nhập từ lao động hướng
tới đảm bảo sự ổn định chung của toàn xã hội.
Sở dĩ khái niệm bảo hiểm xã hội được tiếp cận với những nội dung đa dạng
như trên bởi trước khi có Luật bảo hiểm xã hội thì không có một văn bản pháp lý
nào quy định một cách cụ thể và chính thức về vấn đề này, hơn nữa sự đa dạng đó
còn được giải thích bởi góc độ tiếp cận và nhu cầu nghiên cứu khác nhau. Là một
loại hình chính yếu của bảo hiểm xã hội, do đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc được định
nghĩa dựa trên định nghĩa của bảo hiểm xã hội, cụ thể theo quy định tại Khoản 1,
Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay
thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu
nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động
hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”. Theo đó, bảo hiểm xã hội bắt
buộc được hiểu đúng như định nghĩa về bảo hiểm xã hội nói chung và là loại hình
bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động
phải tham gia.
1.2. Bản chất của bảo hiểm xã hội bắt buộc
Thực chất bảo hiểm xã hội bắt buộc là sự đền bù hậu quả của những “rủi ro xã
hội”. Sự đền bù này được thực hiện thông qua quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền
tệ tập trung hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội. Như
vậy, bảo hiểm xã hội cũng là quá trình phân phối lại thu nhập. Xét trên phạm vi toàn
xã hội, bảo hiểm xã hội là một bộ phận của GDP, được xã hội phân phối lại cho
những thành viên khi phát sinh nhu cầu bảo hiểm xã hội như: Ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, già yếu, chết… Vì vậy, thực chất của bảo hiểm xã
hội là thực hiện mục tiêu bảo đảm an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình
họ.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc mang cả bản chất kinh tế và cả bản chất xã hội.Tuy
nhiên, tính kinh tế và tính xã hội của bảo hiểm xã hội không tách rời mà đan xen
vào nhau. Về mặt kinh tế, nhờ sự tổ chức, phân phối lại thu nhập mà đời sống của
người lao động và gia đình họ luôn được đảm bảo trước những khó khăn, bất trắc,

rủi ro xã hội. Về mặt xã hội, do có sự “san sẻ rủi ro” của bảo hiểm xã hội, người lao
5


động chỉ phải đóng góp một khoản nhỏ trong thu nhập của mình cho quỹ bảo hiểm
hiểm xã hội bắt buộc, nhưng xã hội sẽ có một lượng tiền đủ lớn để trang trải những
rủi ro xảy ra. Ở đây, bảo hiểm xã hội bắt buộc đã thực hiện nguyên tắc “lấy của số
đông bù cho số ít”.Bảo hiểm xã hội thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, nhất là
dưới chủ nghĩa xã hội, mỗi người được coi là một mắt xích của hệ thống giá trị xã
hội.Bảo hiểm xã hội tạo cho những người bất hạnh những điều kiện cần thiết để
khắc phục những rủi ro, có cơ hội để phát triển và hòa nhập vào cộng đồng. Bảo
hiểm xã hội bắt buộc kích thích tính tích cực xã hội trong mỗi con người, hướng họ
tới những chuẩn mực của chân, thiện, mỹ. Một mặt chống ỷ lại xã hội, mặt khác
chống tư tưởng mạnh ai nấy lo, “đèn nhà ai nhà nấy rạng”. Bảo hiểm xã hội hướng
con người tới những điều cao đẹp trong cuộc sống, không phân biệt chính kiến, tôn
giáo, dân tộc, giới tính,…vào một xã hội nhân ái, công bằng, an toàn.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc nói riêng và bảo hiểm xã hội nói chung được nghiên
cứu dưới nhiều góc độ khác nhau:
Dưới góc độ kinh tế, bản chất bảo hiểm xã hội chính là sự bảo đảm thu nhập,
bảo đảm cuộc sống cho người lao động khi họ bị giảm hoặc bị mất khả năng lao
động. Điều đó có nghĩa là bảo hiểm xã hội tạo ra một khoản thu nhập thay thế cho
người lao động khi họ gặp phải các rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm xã hội.
Dưới góc độ chính trị, bản chất của bảo hiểm xã hội là sự liên kết của những
nguời lao động xuất phát từ lợi ích chung của họ.
Dưới góc độ xã hội, bản chất của bảo hiểm xã hội được hiểu như là một chính
sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi thu nhập của họ bị giảm
hay mất. Thông qua đó bảo vệ và phát triển lực lượng lao động xã hội, lực lượng
sản xuất, tăng năng suất lao động ổn định trật tự xã hội.
Dưới góc độ pháp lý, bảo hiểm xã hội là tổng hợp những quy phạm, quy định
để thực hiện trợ cấp đối với người lao động trong những trường hợp ốm đau, thai

sản, tai nạn, thất nghiệp, hưu trí, chết… và những khoản trợ cấp khác nhằm ổn định
đời sống của người lao động và gia đình họ.
1.3. Sự điều chỉnh pháp luật đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc
1.3.1. Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc nói
riêng và bảo hiểm xã hội nói chung
Pháp luật là công cụ của Nhà nước mang tính cưỡng chế, bắt buộc đối với tất
cả mọi người.Khi bảo hiểm xã hội được pháp luật điều chỉnh thì dù muốn hay
không, người sử dụng lao động và người lao động đều phải thực hiện nghĩa vụ đóng
quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức mà pháp luật đã quy định. Họ không được
6


trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu chủ thể nào vi phạm thì họ
sẽ bị xử lý nghiêm minh tùy theo mức độ nặng nhẹ mà pháp luật quy định. Việc bảo
hiểm xã hội được pháp luật điều chỉnh sẽ tạo ra công bằng trong xã hội, tất cả mọi
người đều làm theo pháp luật, không ai được ưu tiên hơn ai và nếu có trường hợp
ngoại lệ thì cũng được pháp luật quy định công khai, cụ thể.
Hiện nay, các chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc ngày càng được cải thiện
và đổi mới để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước, các chế độ bảo
hiểm xã hội bắt buộc ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn với người lao động. Mở
rộng được các đối tượng tham gia, đối với hệ thống bảo hiểm xã hội bắt buộc ngày
càng đa dạng và phức tạp như vậy chỉ có pháp luật mới có thể kiểm soát và phát
triển nó theo một hướng nhất định có lợi và việc điều chỉnh của pháp luật với bảo
hiểm xã hội bắt buộc là hết sức cần thiết.
Song song với sự phát triển của nền kinh tế, các mối quan hệ của người sử
dụng lao động và người lao động cũng dần trở nên phức tạp. Có nhiều trường hợp,
ban đầu người chủ sử dụng lao động chỉ cam kết trả công cho người lao động,
nhưng về sau đã phải cam kết việc bảo đảm cho người lao động có một số thu nhập
nhất định để họ trang trải những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống khi không may bị
ốm đau, tai nạn… Người sử dụng lao động và người lao động đều phải đóng góp

một khoản tiền nhất định theo tỷ lệ vào quỹ chung gọi là quỹ bảo hiểm xã hội. Và
đương nhiên, người lao động thì luôn muốn mình được bảo đảm một cách tốt hơn
và đầy đủ hơn trước tình hình kinh tế - xã hội phát triển, còn người sử dụng lao
động thì lại muốn phải chi ít hơn, thay vì những khoản tiền lớn họ phải bỏ ra khi
người lao động gặp phải các rủi ro trong cuộc sống. Và nếu không có hệ thống pháp
luật bảo hiểm xã hội bắt buộc thì không có gì đảm bảo chắc chắn rằng: Người sử
dụng lao động sẽ đóng góp một khoản tiền vào quỹ bảo hiểm xã hội để đảm bảo cho
người lao động khi họ không may gặp rủi ro. Do đó, nếu không có sự điều chỉnh
pháp luật đối với bảo hiểm xã hội thì việc đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội của
người sử dụng lao động và người lao động chỉ trông mong vào sự tự nguyện của họ
và điều đó thì không có gì chắc chắn. Không có tính bắt buộc, số lượng người lao
động và người sử dụng tham gia đóng bảo hiểm sẽ không cao, bảo hiểm xã hội sẽ
mất dần đi chức năng, vai trò to lớn của nó, kinh tế đất nước sẽ đi xuống bởi lẽ sự
phát triển của bảo hiểm xã hội phản ánh sự phát triển kinh tế, đời sống xã hội, nhân
dân thấp kém đi vì không có sự san sẻ rủi ro, phân phối lại thu nhập trong xã hội.
Chính vì vậy, việc bảo hiểm xã hội bắt buộc phải được pháp luật điều chỉnh là thực
sự cần thiết.
7


Đối với Nhà nước, chi cho bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là
cách thức phải chi ít nhất nhưng vẫn phải giải quyết rủi ro, khó khăn về đời sống
của người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế,
chính trị, xã hội ổn định và an toàn. Qua đó, ta thấy bảo hiểm xã hội bắt buộc có
chức năng và vai trò vô cùng to lớn, hết sức quan trọng, do vậy việc phải điều chỉnh
pháp luật đối với bảo hiểm bảo hiểm xã hội là hết sức cần thiết và cấp bách.
Nếu bảo hiểm xã hội bắt buộc không được pháp luật điều chỉnh thì nó sẽ nảy
sinh và phát sinh theo những cơ chế tự phát và tự giác, như vậy bảo hiểm xã hội sẽ
không được phát triển một cách toàn diện, sẽ không thể thực hiện được chức năng
và vai trò to lớn của nó.

1.3.2. Những vấn đề cơ bản trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội bắt buộc được điều
chỉnh bởi pháp luật
Thứ nhất: Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Hiện tại, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đã mở rộng đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội hơn nhiều so với trước kia nhằm tạo ra sự bình đẳng giữa những người
lao động trong các thành phần kinh tế. Chính vì vậy, ta thấy hệ thống bảo hiểm xã
hội thường bắt buộc đối với những người làm công ăn lương thuộc mọi thành phần
kinh tế. Nói chung, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thường là người
lao động. Quyền được hưởng các chế độ trợ cấp và phúc lợi xã hội được xác định
bởi quá trình lao động nghề nghiệp của người được hưởng và khoản thu nhập của
người đóng bảo hiểm thông qua thời gian lao động của người đó. Việc pháp luật
phải quy định cụ thể và chặt chẽ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là để
xác định rõ những ai được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, những ai không
được, tránh nhầm lẫn, nhằm tạo sự công bằng giữa những người lao động; tránh bỏ
sót những đối tượng đáng lẽ được tham gia bảo hiểm nhưng lại không được tham
gia, do đó khi không may gặp khó khăn, rủi ro, bị mất hoặc giảm khả năng lao động
thì không được sự trợ giúp của bảo hiểm xã hội, không được san sẻ rủi ro.
Thứ hai: Phương thức đóng góp và mức đóng góp.
Phương thức đóng góp nói chung đều được trích thẳng từ lương. Nhưng hiện
nay trên thế giới vẫn còn hai quan điểm về phương thức đóng góp của người lao
động và người sử dụng lao động. Quan điểm thứ nhất cho rằng, phải căn cứ vào
mức lương cá nhân và quỹ lương của cơ quan, doanh nghiệp; quan điểm thứ hai lại
nêu lên, phải căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của người lao động được cân đối
chung trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để xác định mức đóng góp. Về mức đóng
góp bảo hiểm xã hội bắt buộc, một số nước quy định người sử dụng lao động phải
8


chịu toàn bộ chi phí cho chế độ tai nạn lao động, Chính phủ trả chi phí y tế và trợ
cấp gia đình, các chế độ còn lại người lao động và người sử dụng lao động cùng

đóng góp, mỗi bên một phần bằng nhau. Một số nước lại quy định, Chính phủ bù
thiếu cho quỹ bảo hiểm xã hội hoặc chịu toàn bộ chi phí quản lý bảo hiểm xã hội…
Còn ở nước ta hiện nay, người sử dụng lao động đóng bằng 18% so với tổng
quỹ tiền lương của những người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong đơn vị,
trong đó: 03% vào quỹ ốm đau và thai sản, 01% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất. Người lao động đóng 8% vào quỹ hưu
trí và tử tuất. Ngoài ra, Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế
độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
Mỗi nước có một nền kinh tế, có sự phát triển kinh tế - xã hội ở những mức độ
khác nhau, mức sống của người dân của mỗi quốc gia cũng khác nhau, do đó mà
phương thức đóng góp và mức đóng góp ở mỗi nước cũng không giống nhau. Việc
pháp luật phải điều chỉnh hai nội dung này là nhằm quy định và buộc những người
tham gia bảo hiểm phải đóng theo cách và mức mà pháp luật quy định, không ai
được đóng ít hơn và khác phương thức mà pháp luật quy định.
Thứ ba: Quỹ bảo hiểm xã hội và quản lý quỹ.
Quỹ bảo hiểm xã hội là một quỹ tiền tệ tập trung giữ vị trí là khâu tài chính
trung gian trong hệ thống tài chính quốc gia. Quỹ ra đời, tồn tại và gắn với mục đích
bảo đảm ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro làm
giảm hoặc mất thu nhập từ lao động, mà không nhằm mục đích kinh doanh kiếm
lời. Như vậy, Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài
Ngân sách Nhà nước, vừa là một quỹ tiêu dùng đồng thời cũng là một quỹ dự
phòng; nó vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện hay
cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống bảo hiểm xã hội tồn tại
và phát triển.
Quỹ bảo hiểm xã hội tập trung những đóng góp bằng tiền của những người
tham gia bảo hiểm xã hội hình thành một quỹ tiền tệ tập trung để chi trả cho những
người được hưởng bảo hiểm xã hội và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập
do bị giảm, mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Như vậy, quỹ bảo hiểm xã
hội là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng, nó vừa mang tính kinh tế
vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện hay cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm

bảo cho toàn bộ hệ thống bảo hiểm xã hội tồn tại và phát triển. Quỹ bảo hiểm xã hội
hình thành và hoạt động đã tạo khả năng giải quyết những rủi ro của tất cả những
người tham gia với tổng dự trữ ít nhất, giúp cho việc giàn trải rủi ro được thực hiện
9


theo cả hai chiều không gian và thời gian, đồng thời giúp giảm thiểu thiệt hại kinh
tế cho người người sử dụng lao động, tiết kiệm chi cho cả Ngân sách Nhà nước.
Quỹ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau:
- Phần đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước,
đây là nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất và cơ bản của quỹ.
- Phần tăng thêm do bộ phận nhàn rỗi tương đối của quỹ được tổ chức Bảo
hiểm xã hội chuyên trách đưa vào hoạt động sinh lời.
- Phần nộp phạt của những cá nhân và tổ chức kinh tế vi phạm luật lệ về bảo
hiểm xã hội.
Phần lớn các nước trên thế giới, quỹ bảo hiểm xã hội đều được hình thành từ
các nguồn nêu trên.Tuy nhiên, phương thức đóng góp và mức đóng góp của các bên
tham gia có khác nhau.
Theo mục đích của bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng chủ
yếu để chi trả cho các mục đích sau đây: Chi trợ cấp cho các chế độ bảo hiểm xã hội
(khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất và quan trọng nhất), chi phí cho sự nghiệp
quản lý bảo hiểm xã hội và chi đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội.
Nhà nước quản lý thống nhất chính sách bảo hiểm xã hội, tổ chức bộ máy thực
hiện chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc.Để quản lý bảo hiểm xã hội, Nhà nước sử
dụng các công cụ chủ yếu luật pháp và bộ máy tổ chức.
Thứ tư: Các chế độ chi trả của Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc là hệ thống các quy định về mức hưởng
của từng trường hợp, điều kiện hưởng, mức hưởng và thời hạn hưởng cho người lao
động khi họ gặp phải những rủi ro thuộc từng phạm vi bảo hiểm. Các chế độ chi trả
của bảo hiểm xã hội bắt buộc cụ thể như sau:

- Chế độ ốm đau: Chế độ này giúp cho người lao động có được khoản trợ cấp
thay thế thu nhập bị mất do không làm việc khi bị ốm đau. Chế độ này được chi trả
khi người được bảo hiểm bị ngừng thu nhập do ốm đau hay tai nạn không liên quan
đến nghề nghiệp đã được giám định. Thời gian định lượng thường được xác định để
chứng tỏ thời gian đi làm gần đây có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thời gian
này có thể là 04 tháng tham gia đóng trong số 06 tháng đi làm.
- Chế độ thai sản: Là sự bảo vệ sức khỏe của những bà mẹ đang lao động và
con của họ bằng cách cung cấp: chăm sóc về y tế trước khi sinh, trong khi sinh và
sau khi sinh; chế độ nghỉ phép hưởng lương. Thiết kế chế độ này đã giúp lao động
nữ có được khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập bị mất do không làm việc vì
10


sinh con. Chế độ thai sản phụ thuộc chặt chẽ vào thời gian tham gia bảo hiểm định
lượng nhiều hơn chế độ ốm đau. Thời gian đó thường khoảng hơn 12 tháng tham
gia đóng bảo hiểm, sau đó mới bắt đầu được hưởng chế độ.
- Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: Đây là một trong những vấn
đề của bảo hiểm xã hội được thực hiện rộng rãi nhất, có hiệu lực ở nhiều nước trên
thế giới, đặc biệt là các nước công nghiệp hóa ở Châu Âu. Chế độ này đã góp phần
không nhỏ đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động không may bị
tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Đặc biệt phải chú ý xác định rõ hơn về tai
nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp vì chế độ này được hưởng chăm sóc y tế và
hưởng bằng tiền có tiêu chuẩn cao hơn đối với các chế độ bảo hiểm tương tự..
- Chế độ hưu trí và tử tuất: Việc chi trả bắt nguồn từ việc bảo hiểm thu nhập
của người lao động khi già yếu hết tuổi lao động và qua đời mà bất kỳ người lao
động nào cũng phải trải qua. Muốn được chi trả, người lao động và người sử dụng
lao động phải tham gia đóng góp. Quyền lợi được hưởng tương ứng với mức đóng
phí bảo hiểm xã hội của từng người lao động. Phí bảo hiểm xã hội nộp cho các chế
độ hưu trí và tử tuất được cơ cấu vào tiền lương, tiền công và được hạch toán vào
giá thành sản phẩm để tạo nguồn tài chính cho người lao động, người sử dụng lao

động đóng góp.

11


CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HIỂM
XÃ HỘI BẮT BUỘC VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN
2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm xã hội bắt buộc
2.1.1. Đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Với chức năng chính là để bảo đảm thay thế hoặc bù đắp sự thiếu hụt thu nhập
của người lao động và gia đình họ, bảo hiểm xã hội bắt buộc thực sự là một trong
những chính sách có ý nghĩa nhất đối với người lao động. Khi người lao động thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ thì họ có quyền được nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội khi
phát sinh những rủi ro ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tủi già,
chết…. đã làm thu nhập của họ bị giảm sút hoặc mất hẳn. Qua nhiều thời kỳ, cùng
với sự đổi mới quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cũng với trình độ
chuyên môn và nhận biết về bảo hiểm xã hội của người lao động ngày càng được
nâng cao, cách chủ động khắc phục những khó khăn khi không may gặp phải rủi ro
ngày càng được hoàn thiện. Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đó đã ra đời và phát triển
chủ yếu nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình
họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Thực hiện theo lộ trình thay đổi từ
năm 2016 tới năm 2018, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có những quy định mới về
quản lý thu bảo hiểm xã hội, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, kèm theo đó, đối tượng
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng có những đổi mới nhất định với việc mở
rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hơn nhiều so với trước kia nhằm
tạo ra sự bình đẳng giữa những người lao động trong các thành phần kinh tế.
Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016,
theo đó cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Quyết định số 959/QĐBHXH ban hành ngày 09/09/2015 quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế và
sau thời gian thực hiện chính sách bảo hiểm, ta thấy được chính sách bảo hiểm xã

hội nước ta đã từng bước được cải cách trên các mặt, đặc biệt là mở rộng phạm vi,
đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể, Điều 4, quyết định số
959/QĐ-BHXH đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được mở rộng và chia
ra thành người lao động và người sử dụng lao động, quy định cụ thể như sau:
* Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng
lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công
việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao
12


động được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15
tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới
03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018);
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công
chức và viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong
tổ chức cơ yếu (trường hợp bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, bảo hiểm xã hội Công
an nhân dân bàn giao cho bảo hiểm xã hội các tỉnh);
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng
tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam
ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội.
* Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy

phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ 01/01/2018).
* Người sử dụng lao động
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề
nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt
Nam;
+ Doanh nghiệp, họp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và
cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Như vậy, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đã được mở rộng đến
người lao động có hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng, người lao
động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc
chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt
13


Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ và
người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2.1.2. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc
Quỹ bảo hiểm xã hội là một bộ phận cốt lõi không thể thiếu được và có thể nói
nó là vai trò quan trọng nhất trong hoạt động bảo hiểm xã hội. Việc quản lý sử dụng
quỹ bảo hiểm xã hội (thu - chi quỹ bảo hiểm xã hội) đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự
tồn tại và phát triển của quỹ bảo hiểm xã hội, ảnh hưởng tới sự ổn định của chính
sách bảo hiểm xã hội.
Thực chất, quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài
ngân sách Nhà nước và được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau đây:
- Người lao động đóng góp;
- Người sử dụng đóng góp;

- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ;
- Hỗ trợ của Nhà nước;
- Các nguồn thu khác (từ các cá nhân và các tổ chức từ thiện ủng hộ).
Sở dĩ, quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn nêu trên bởi các lý do:
Thứ nhất, người lao động đóng góp một phần vào quỹ bảo hiểm xã hội biểu
hiện sự gánh chịu trực tiếp rủi ro của chính mình mặt khác nó có ý nghĩa ràng buộc
nghĩa vụ và quyền lợi của họ một cách chặt chẽ.
Thứ hai, người sử dụng lao động đóng góp một phần quỹ bảo hiểm xã hội cho
người lao động một mặt sẽ tránh được những thiệt hại to lớn như đình trệ sản xuất,
đào tạo lại lao động khi có rủi ro xảy ra đối với người lao động mặt khác nó giảm
bớt đi sự căng thẳng trong mối quan hệ vốn chứa đựng đầy những mâu thuẫn, tranh
chấp giữa chủ và thợ.
Thứ ba, nhà nước tham gia đóng góp một phần vào quỹ bảo hiểm xã hội trên
cương vị của người quản lý xã hội về mọi mặt với mục đích phát triển kinh tế ổn
định xã hội. Do mối quan hệ giữa chủ - thợ có chứa nhiều mâu thuẫn mà hai bên
không thể tự giải quyết được. Nhà nước buộc phải tham gia nhằm điều hòa mọi mâu
thuẫn của hai bên thông qua hệ thống các chính sách, pháp luật.Không chỉ có như
vậy, Nhà nước còn hỗ trợ thêm vào quỹ bảo hiểm xã hội giúp cho hoạt động bảo
hiểm xã hội được ổn định.

14


2.1.3. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được bảo hiểm xã hội chi trả
cho các chế độ trợ cấp như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,
hưu trí, tử tuất. Các chế độ này được quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất: Chế độ ốm đau
Chế độ ốm đau được áp dụng cho người lao động đang tham gia quan hệ lao
động nhằm mục đích trợ giúp vật chất cho họ khi bị giảm thu nhập trong lúc nghỉ

việc để điều trị ốm đau, tai nạn.
* Đối tượng hưởng trợ cấp ốm đau:
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải
nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy
định của Bộ Y tế.
- Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có
xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Tuy nhiên, trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe,
do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính
phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
* Thời gian hưởng chế độ ốm đau:
Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động
tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và
được quy định như sau:
- Đối với trường hợp người lao động ốm đau:
+ Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng
bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
+ Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên
thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã
đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
+ Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị
dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày tính
cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần; Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau

15



mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng
thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
+ Trường hợp đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ
quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân
dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân thì thời gian
hưởng chế độ ốm đau căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
có thẩm quyền.
- Đối với trường hợp con ốm đau:
+ Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được
tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối
đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
+ Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng
chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theoquy định trên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính
theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
* Mức hưởng chế độ ốm đau:
- Người lao động được hưởng chế độ ốm đau bình thường và chế độ ốm đau
cần chữa trị dài ngày (tối đa là 180 ngày), hoặc con của người lao động ốm đau thì
mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của
tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
+ Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước
đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà
phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì
mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
+ Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau khi nghỉ hết 180 ngày do mắc
bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, mức hưởng được quy định như
sau:
 Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi
nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
 Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi

nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
 Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi
nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

16


+ Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người
làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân hưởng chế độ ốm đau thì
mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề
trước khi nghỉ việc.
+ Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau
theo tháng chia cho 24 ngày.
- Ngoài ra, nếu người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian
trong một năm mà trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe
chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau:
+ Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ
Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức
khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được
tính cho năm trước.
+ Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và
Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động
chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
 Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian
ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
 Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian
ốm đau do phải phẫu thuật;
 Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.
+ Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng

30% mức lương cơ sở.
Thứ hai: Chế độ thai sản
Lao động nữ là một loại lao động đặc thù bởi vì lao động nữ thực hiện cùng
lúc hai chức năng: Người lao động và người mẹ. Trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội,
các chế độ đối với lao động nữ khi thai sản nhằm trợ giúp, bổ sung thăng bằng và
bảo đảm sức khỏe cho người lao động nữ khi thực hiện chức năng làm mẹ, giúp lao
động nữ có được khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập bị mất do không làm
việc vì sinh con. Chế độ này là sự bảo vệ sức khỏe của những bà mẹ đang lao động
và con của họ bằng cách cung cấp: Chăm sóc về y tế trước khi sinh, trong khi sinh
và sau khi sinh. Chế độ này phụ thuộc chặt chẽ vào thời gian tham gia bảo hiểm

17


định lượng nhiều hơn chế độ ốm đau. Thời gian đó thường khoảng hơn 12 tháng
tham gia đóng bảo hiểm, sau đó mới bắt đầu được hưởng chế độ.
* Đối tượng được hưởng chế độ thai sản:
- Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
+ Lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt
sản;
+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
* Điều kiện được hưởng chế độ thai sản:
- Người lao động là lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người
mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải
đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh

con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Trường hợp lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở
lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên
trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
- Người lao động đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản mà chấm dứt hợp
đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc
nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
* Thời gian hưởng chế độ thai sản:
-Thời gian hưởng chế độ khi khám thai:
+Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05
lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người
mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi
lần khám thai.
+Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy địnhnêu trên tính theo
ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

18


-Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai
bệnh lý:
Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ
được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
+10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
+ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
+40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
+ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai, nạo, hút thai,

thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng
tuần.
- Thời gian hưởng chế độ khi sinh con:
+ Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi
sinh con là 06 tháng. Trường hợplao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai
trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế
độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc
hưởng chế độ thai sản là 05 ngày làm việc; trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật,
sinh con dưới 32 tuần tuổi sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản là 07 ngày làm
việc; Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì
cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; Trường hợp vợ sinh đôi trở lên
mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Thời gian nghỉ việc hưởng chế
độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
+ Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được
nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì
mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng
chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định là 06 tháng. Trường hợplao động
nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ nghỉ thêm 01
tháng. Thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của
pháp luật về lao động.
+ Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều
tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp
nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của
người mẹ theo quy định là 06 tháng. Trường hợplao động nữ sinh đôi trở lên thì tính
19


từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ nghỉ thêm 01 tháng. Trường hợp mẹ
tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản mà chết

thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho
đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
+Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội
mà không nghỉ việc theo quy định trên thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ
thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ.
+ Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh
con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo
xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc
hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
+Thời gian hưởng chế độ thai sản được tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày
nghỉ hằng tuần.
- Thời gian hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ
nhờ mang thai hộ:
Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút
thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm
giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy
định là 06 tháng. Trường hợplao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở
đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
+ Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian
hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế
độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng
tuần.
+ Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận
con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
- Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi:
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc
hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ
cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy thì chỉ
cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.
-Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai:

Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ
thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian
nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
20


+ 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
+ 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
Lưu ý: Thời gian hưởng chế độ thai sản trong trường hợp này tính cả ngày
nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
*Mức hưởng chế độ thai sản:
- Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi: Lao động nữ sinh con
hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần
cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc
tháng người lao động nhận nuôi con nuôi. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha
tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở
tại tháng sinh con cho mỗi con.
- Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định thì mức
hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
+Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo
hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp
người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai
sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của
Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã
đóng bảo hiểm xã hội;
+ Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2
Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 được tính bằng mức hưởng chế độ thai
sản theo tháng chia cho 24 ngày;
+ Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo
mức trợ cấp tháng, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và

Điều 37 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì mức hưởng một ngày được tính
bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên
trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người
sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
- Ngoài ra, trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con lao động nữ có thể đi làm
trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định khi có đủ các điều kiện sau đây:
Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng và phải báo trước và được
người sử dụng lao động đồng ý. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao
động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản
cho đến khi hết thời hạn theo quy định.
21


×