Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Lô đoạn chảy qua địa bàn thành phố Tuyên Quang và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.85 KB, 67 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ NHUNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC SÔNG LÔ ĐOẠN
CHẢY QUA ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: Môi trƣờng
: 2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015


1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


HOÀNG THỊ NHUNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC SÔNG LÔ ĐOẠN
CHẢY QUA ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: Môi trƣờng
: 2011 – 2015
: TS. Dƣ Ngọc Thành

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho phép em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu
trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Môi trƣờng, các thầy
giáo, cô giáo đang giảng dạy trong trƣờng và khoa đã dạy dỗ, truyền đạt những kinh

nghiệm quý báu cho em suốt những năm học ngồi trên giảng đƣờng đại học.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Dƣ Ngọc Thành, ngƣời
đã tận tâm giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến tập thể các cô, các chú, các anh, các
chị đang công tác tại Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trƣờng – Sở Tài Nguyên
và Môi trƣờng tỉnh Tuyên Quang đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất giúp em tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu trong đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua.
Cuối cùng em gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, ngƣời thân những ngƣời
luôn theo sát, động viên em trong suốt quá trình theo học và tạo mọi điều kiện để
em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Do thời gian thực tập ngắn, em còn hạn chế về kiến thức cũng nhƣ kinh
nghiệm thực tế nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận
đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo để bản báo cáo khóa luận tốt
nghiệp của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2014
Sinh viên

Hoàng Thị Nhung


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê tài nguyên nƣớc trên thế giới ....................................................11
Bảng 2.2. Chất lƣợng nƣớc mặt trên thế giới ............................................................13
Bảng 2.3. Mực nƣớc sông Lô tại trạm quan trắc Tuyên Quang ................................21
Bảng 3.1. Khối lƣợng công việc đã thực hiện ...........................................................24
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang tại
thời điểm 01/01/2013 ................................................................................................28

Bảng 4.2: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc sông Lô năm 2012 ............................33
Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc sông Lô năm 2013 ............................35
Bảng 4.4: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc sông Lô năm 2014 ............................36
Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải khu dân cƣ khu vực
thành phố Tuyên Quang năm 2013 ...........................................................................44
Bảng 4.6: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải Bệnh viện đa khoa
tỉnh Tuyên Quang năm 2013 .....................................................................................47


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ lƣu vực sông Cầu ..........................................................................16
Hình 2.2: Bản đồ lƣu vực sông Đồng Nai .................................................................18
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện diễn biến nồng độ pH trong nƣớc sông Lô đoạn chảy qua
địa bàn thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2012 – 2014 ..........................................37
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện diễn biến hàm lƣợng DO trong nƣớc sông Lô đoạn chảy
qua địa bàn thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2012 – 2014 ....................................38
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện diễn biến hàm lƣợng COD trong nƣớc sông Lô đoạn
chảy qua địa bàn thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2012 – 2014 ...........................39
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện diễn biến hàm lƣợng BOD5 trong nƣớc sông Lô đoạn
chảy qua địa bàn thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2012 – 2014 ...........................40
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện diễn biến hàm lƣợng TSS trong nƣớc sông Lô đoạn chảy
qua địa bàn thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2012 – 2014 ....................................41
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện diễn biến hàm lƣợng Fe trong nƣớc sông Lô đoạn chảy
qua địa bàn thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2012 – 2014 ....................................42


iv


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nội dung viết tắt

1

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

2

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

3

BOD

Nhu cầu oxy sinh học

4

CCN

Cụm công nghiệp


5

COD

Nhu cầu oxy hóa học

6

DO

Nồng độ oxy hòa tan

7

KCN

Khu công nghiệp

8

LVS

9

MNP/1000ml

Lƣu vực sông
Most probable number 100 mililiters (Số

10

11

NM
PP

Nƣớc mặt
Phƣơng pháp

12

QT&BVMT

Quan trắc và Bảo vệ môi trƣờng

13

QCCP

Quy chuẩn cho phép

14

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

15

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

16

TP

Thành phố

17

TN&MT

Tài nguyên môi trƣờng

18

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

19

UBND

20

WHO

Uỷ ban nhân dân
World Health Organization

(Tổ chức Y tế Thế giới)

STT

lƣợng vi sinh vật trong 100 ml)


v

MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...............................................................................................2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ................................................................3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
2.1.1. Cơ sở pháp lý ....................................................................................................4
2.1.2. Cơ sở lý luận .....................................................................................................5
2.1.3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................11
2.3. Tổng quan hệ thống sông Lô và chất lƣợng nƣớc sông Lô trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang .............................................................................................................20
2.3.1. Tổng quan hệ thống sông Lô ...........................................................................20
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............23
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................23
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................23
3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu .......................................................................23

3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu.......................................................................23
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................23
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................23
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp ........................23
3.4.2. Phƣơng pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ..........................24
3.4.3. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý số liệu...........................................................26
3.4.4. Phƣơng pháp so sánh và đánh giá ...................................................................26
3.4.5. Phƣơng pháp chuyên gia .................................................................................26
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................................27
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Tuyên Quang .....................27


vi

4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................27
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................30
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................32
4.2. Thực trạng môi trƣờng nƣớc sông Lô đoạn chảy qua địa bàn thành phố Tuyên
Quang năm 2012 - 2014 ............................................................................................33
4.2.1. Đánh giá thực trạng môi trƣờng nƣớc sông Lô năm 2012 và năm 2013 ........33
4.2.2. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc sông Lô đoạn chảy qua địa bàn thành phố Tuyên
Quang năm 2014 .......................................................................................................36
4.2.3. Diễn biến chất lƣợng nƣớc sông Lô đoạn chảy qua địa bàn thành phố Tuyên
Quang giai đoạn 2012 – 2014 ...................................................................................37
4.3. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc sông Lô đoạn chảy qua địa bàn
thành phố Tuyên Quang ............................................................................................43
4.3.1. Nguồn thải sinh hoạt .......................................................................................43
4.3.2. Nguồn thải y tế ................................................................................................46
4.3.3. Nguồn thải nông nghiệp ..................................................................................48
4.3.4. Nguồn thải công nghiệp ..................................................................................49

4.4. Đề xuất giải pháp để nâng cao chất lƣợng nƣớc sông Lô đoạn chảy qua địa bàn
thành phố Tuyên Quang ............................................................................................50
4.4.1. Giải pháp chung ..............................................................................................50
4.4.2. Giải pháp cụ thể ..............................................................................................52
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................55
5.1. Kết luận ..............................................................................................................55
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................55


vii


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi có điều kiện tự nhiên, tài nguyên phong
phú và đa dạng, có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì hội
nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Trong những năm qua kinh tế của
tỉnh luôn đạt đƣợc tốc độ phát triển cao và vững chắc ở hầu hết các lĩnh vực. Bƣớc
đầu trong tỉnh đã hình thành các khu công nghiệp, khu du lịch, các điểm dịch vụ. Hệ
thống kết cấu hạ tầng nhƣ giao thông vận tải, lƣới điện, bƣu chính viễn thông…
đƣợc đầu tƣ xây dựng và nâng cấp, đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh ngày
càng đƣợc nâng cao. Cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ
trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và thủy sản.
Hệ thống sông suối của Tuyên Quang khá dày đặc, phân bố tƣơng đối giữa
các vùng, chia làm ba lƣu vực chính: lƣu vực sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy.
Trong đó, lƣu vực sông Lô có khả năng vận tải tốt nhất, đây là điều kiện thuận lợi
cho phát triển giao thông đƣờng thủy, phục vụ nhu cầu sinh hoạt và phát triển các

ngành kinh tế của tỉnh.
Sông Lô là phụ lƣu tả ngạn (bên trái) của sông Hồng với tổng diện tích lƣu
vực là 37.878 km2, bắt đầu từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chảy vào Việt Nam tại
xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Trung lƣu sông Lô có thể kể từ
Bắc Quang tới Tuyên Quang dài 180 km. Độ dốc đáy sông giảm xuống còn
0.25m/km và thung lũng sông đã mở rộng. Sông rộng trung bình là 140m, hẹp nhất
là 26m, sâu trung bình từ 1- 1.5m trong mùa cạn có khoảng 30 bãi, thác và ghềnh,
trong đó có thác Cái ở dƣới Vĩnh Tuy là khá nguy hiểm. Từ Vĩnh Tuy sông Lô bắt
đàu chảy theo hƣớng Tây Bắc- Đông Nam cho tới Tuyên Quang, taị đây sông Lô
chảy qua một vùng đồng bằng đệ tam khá rộng. Phía trên Tuyên Quang, tại khe Lau
sông Lô nhận sông Gâm là phụ lƣu lớn nhất lƣu vực. Hạ lƣu sông Lô có thể kể từ
Tuyên Quang tới Việt Trì, thung lũng sông mở rộng, lòng sông rộng, ngay trong
mùa cạn lòng sông cũng rộng tới 200m và sâu tới 1,5- 3m.


2

Hàng năm sông Lô cung cấp hàng triệu mét khối nƣớc để phục vụ sản xuất và
đời sống của nhân dân. Ngoài ra nó còn có chức năng giữ cân bằng sinh thái và
cảnh quan thiên nhiên toàn khu vực. Tuy nhiên cùng với việc tăng trƣởng nhanh của
nền kinh tế luôn kéo theo nhƣ cầu khai thác, sử dụng nƣớc ngày càng tăng, lƣợng
nƣớc thải ra môi trƣờng ngày càng lớn dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng. Hiện nay, phần
lớn lƣợng nƣớc thải ở Tuyên Quang chƣa đƣợc xử lý hoặc chỉ mới đƣợc xử lý sơ bộ
và thải vào một trong các hệ thống các sông chính là sông Lô. Vì vậy, nếu không có
những ứng xử kịp thời trong công tác quản lý nguồn nƣớc sông Lô thì nguy cơ các
nguồn nƣớc này bị nhiễm bẩn là khó tránh khỏi.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó đƣợc sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà
trƣờng, khoa Môi trƣờng trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dƣới sự hƣớng
dẫn trực tiếp của TS. Dƣ Ngọc Thành, em tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá
hiện trạng môi trường nước sông Lô đoạn chảy qua địa bàn thành phố Tuyên

Quang và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc sông Lô đoạn chảy qua địa bàn thành
phố Tuyên Quang.
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm nƣớc sông Lô đoạn chảy qua địa bàn thành
phố Tuyên Quang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nƣớc sông Lô đoạn chảy
qua địa bàn thành phố Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Thu thập thông tin, phân tích để xác định các nguồn, các yếu tố ảnh hƣởng
đến chất lƣợng nƣớc sông Lô và đánh giá đúng hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc
sông Lô trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
- Phân tích các thông số chất lƣợng nƣớc mặt và so sánh với QCVN
08:2008/BTNMT để đánh giá chất lƣợng nƣớc sông Lô
- Số liệu thu đƣợc phản ánh trung thực, khách quan.
- Những kiến nghị đƣa ra phải có tính khả thi, phù hợp với điều kiện của địa phƣơng.


3

1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Áp dụng và phát huy kiến thức đã đƣợc học vào thực tế.
- Nâng cao hiểu biết thêm về kiến thức thực tế.
- Bổ sung tƣ liệu cho học tập.
- Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trƣờng.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Là căn cứ xác định mức độ ô nhiễm môi trƣờng nƣớc sông Lô và nguyên
nhân gây suy thoái môi trƣờng nƣớc sông Lô trên địa bàn thành phố Tuyên Quang,
tỉnh Tuyên Quang.

- Phản ánh đƣợc hiện trạng môi trƣờng nƣớc sông Lô đoạn chảy qua địa bàn
thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách bảo vệ
môi trƣờng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và toàn tỉnh.
- Dự báo các vấn đề cấp bách và nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi
trƣờng nƣớc.
- Tạo cơ hội giúp sinh viên biết triển khai một đề tài khoa học và cách viết báo cáo.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở pháp lý
Nƣớc là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và
môi trƣờng, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nƣớc, mặt khác nƣớc cũng
có thể gây ra những tai hoạ cho con ngƣời và môi trƣờng. Do vậy việc quản lý tài nguyên
nƣớc đòi hỏi một hệ thống các văn bản trong bảo vệ và khai thác nguồn nƣớc nhằm tạo cơ
sở pháp lý cho công tác này. Các biện pháp mang tính chất pháp lý, thiết chế và hành chính
này đƣợc áp dụng cho việc sử dụng và phân phối tài nguyên nƣớc, đảm bảo phát triển bền
vững tài nguyên nƣớc.
Hiện nay, việc phân cấp quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc nằm ở 2 Bộ là
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các văn
bản mang tính pháp lý trong quản lý tài ngyên nƣớc đang có hiệu lực:
- Luật bảo vệ môi trƣờng Việt Nam 2014 ngày 23/06/2015.
- Luật số 17/2012/QH13 của Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam về Tài nguyên nƣớc.
- Nghị định số 162/2003/ NĐ - CP ngày 19 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ
ban hành quy chế thu thập, quản lí, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài

nguyên nƣớc.
- Nghị định 149/ 2004/ND - CP về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng
tài nguyên nƣớc xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc.
- Nghị định 80/2006/NĐ - CP ngày 09/08/2006 hƣớng dẫn thi hành một số
điều của Luật bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị định 21/2008/ NĐ - CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi bổ sung một số
điều của nghị định 80/2006/NĐ - CP ngày 09/08/2006
- Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của chính phủ về xử lý vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.


5

- Nghị định 29/2011/NĐ - CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy
định về đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng, cam kết bảo
vệ môi trƣờng.
- Thông tƣ số 02/2009/TT - BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về xả
thải, đánh giá khả năng tiếp nhận nƣớc thải của nguồn nƣớc
- Thông tƣ số 29/2011/TT - BTNMT, quy định quy trình kỹ thuật quan trắc
môi trƣờng nƣớc mặt lục địa.
- Thông tƣ số 21/2012/TT - BTNMT ngày 19/12/2012 của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng quy định việc bảo đảm chất lƣợng và kiểm soát chất lƣợng trong quan
trắc môi trƣờng.
- Quyế t đinh
̣ số 341/QĐ-BTNMT về viê ̣c ban hành danh mu ̣c lƣu vƣ̣c sông
nô ̣i tin̉ h.
- TCVN 5942-1995: Giá trị giới hạn cho phép các thông số và nồng độ chất ô
nhiễm cơ bản trong nƣớc mặt.
- TCVN 5945:2005 Nƣớc thải công nghiệp – tiêu chuẩn thải
- QCVN 08:2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng môi

trƣờng nƣớc mặt.
- QCVN 14:2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải sinh hoạt.
- QCVN 28:2010/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải y tế.
- QCVN 38:2011/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc
mặt bảo vệ đời sống thủy sinh.
- QCVN 39:2011/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc
dung cho tƣới tiêu.
- QCVN 40:2011/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải công nghiệp.
2.1.2. Cơ sở lý luận
2.1.2.1. Một số khái niệm cơ bản về môi trường
- Khái niệm môi trường :
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trƣờng Việt Nam 2014 [6]: “Môi
trƣờng là thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn
tại và phát triển của con ngƣời và sinh vật.”


6

- Khái niệm bảo vệ môi trường:
Theo khoản 3 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trƣờng Việt Nam năm 2014 [6]: “Hoạt
động bảo vệ môi trƣờng là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối
với môi trƣờng; ứng phó sự cố môi trƣờng; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi
và cải thiện môi trƣờng; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ
môi trƣờng trong lành.”
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trƣờng Việt Nam năm 2014 [6]: “Ô
nhiễm môi trƣờng là sự biến đổi của thành phần môi trƣờng không phù hợp với quy
chuẩn kỹ thuật môi trƣờng vàtiêu chuẩn môi trƣờng gây ảnh hƣởng xấu đến con
ngƣời và sinh vật.”
- Khái niệm ô nhiễm môi trường nước:

“Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc là sự thay đổi thành phần và tính chất của nƣớc
gây ảnh hƣởng đến hoạt động sống bình thƣờng của con ngƣời và sinh vật.”
(Nguyễn Thị Lợi, 2006) [4].
“Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc là sự thay đổi theo chiều xấu đi các chất vật lý hóa học - sinh học của nƣớc, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nƣớc trở nên độc hại với con ngƣời và vi sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh
vật trong nƣớc. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hƣởng thì ô nhiễm nƣớc là
vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.” (Hoàng Văn Hùng, 2008) [3].
- Tiêu chuẩn môi trường:
Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trƣờng Việt Nam năm 2014 [6]: “Tiêu
chuẩn môi trƣờng là mức giới hạn các thông số về chất lƣợng môi trƣờng xung
quanh, hàm lƣợng các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yếu tố kỹ thuật và
quản lý đƣợc các cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức công bố dƣới dạng văn bản tự
nguyện áp dụng để bảo vệ môi trƣờng.”
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường:
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trƣờng Việt Nam năm 2014 [6]: “Quy
chuẩn kỹ thuật môi trƣờng là mức giới hạn các thông số về chất lƣợng môi trƣờng
xung quanh, hàm lƣợng các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yếu tố kỹ thuật


7

và quản lý đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành dƣới dạng văn bản bắt
buộc áp dụng để bảo vệ môi trƣờng.”
- Khái niệm nước thải:
“Nƣớc thải là nƣớc đã đã đƣợc thải ra sau hi đã sử dụng hoặc đƣợc tạo ra
trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó ” (
QCVN 08:2008/BTNMT )[7]
- Quan trắc môi trường:
Theo khoản 20 Điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trƣờng Việt Nam năm 2014 [6]:
“Quan trắc môi trƣờng là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trƣờng,

các yếu tố tác động lên môi trƣờng nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng,
diễn biến chất lƣợng môi trƣờng và các tác động xấu đối với môi trƣờng.”
2.1.2.2. Các thông số đánh giá chất lượng nước
- Các thông số lý học:
+ Nhiệt độ : Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hóa diễn ra trong nguồn
nƣớc, sự thay đổi về nhiệt độ cũng kéo theo các thay đổi về chất lƣợng nƣớc, tốc độ,
nồng độ oxy hòa tan, dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ.
+ Hàm lƣợng chất rắn: Các chất rắn bao gồm các chất vô cơ hòa tan (các
muối) hoặc không hòa tan (đất đá dạng huyền phù) và các chất hữu cơ nhƣ vi sinh
vật (kể cả động vật nguyên sinh và tảo), các chất hữu cơ tổng hợp (phân bón, chất
thải). Ngƣời ta thƣờng giám sát hàm lƣợng chất rắn qua các thông số sau:
Tổng hàm lƣợng chất rắn (TS) là trọng lƣợng khô (mg/l) của phần còn lại sau
khi bay hơi 1 lít nƣớc, sấy khô ở 103oC.
Tổng hàm lƣợng chất rắn lơ lửng (SS) là trọng lƣợng khô phần rắn còn lại trên
giấy lọc sợi thủy tinh 1 lít nƣớc, sấy khô ở 103-105oC.
Tổng hàm lƣợng chất rắn hòa tan (DS) là hiệu số (TS-SS) = DS (Phạm Văn
Tú, 2012) [20].
- Các thông số hóa học:
+ pH : Là chỉ số thể hiện axit hay bazơ, là yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng đến
tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật trong nƣớc. Nƣớc trung


8

tính có pH = 7, nếu pH < 7 là có tính acid, pH > 7 có tính kiềm. Nƣớc ngầm thƣờng có
pH = 4-5, nƣớc thải có pH dao động nhiều, đặc biệt trong quá trình keo tụ, khử trùng,
khử sắt, làm mềm nƣớc chống ăn mòn (Phạm Văn Tú, 2012) [20].
+ Nồng độ oxy hòa tan (DO): Oxigen hòa tan trong nƣớc không tác dụng với
nƣớc về mặt hóa học. Hàm lƣợng oxigen hòa tan là một chỉ số đánh giá tình trạng
của nƣớc. Mọi nguồn nƣớc đều có khả năng tự làm sạch nếu nhƣ nguồn nƣớc đó có

đủ hàm lƣợng DO nhật định. Khi DO xuống đến khoảng 4-5mg/l, số sinh vật có thể
sống trong nƣớc giảm mạnh.
Hàm lƣợng O2 hòa tan phụ thuộc vào áp suất riêng phần O2 trong không khí,
vào nhiệt độ nƣớc và quang hợp, vào hàm lƣợng muối trong nƣớc. O2 hòa tan giảm
là dấu hiệu ô nhiễm nƣớc.
Quy định nƣớc uống DO không đƣợc nhỏ hơn 6 mg/l (Phạm Văn
Tú,2012)[20].
+ Nhu cầu Oxy sinh học (BOD): Nhu cầu oxigen sinh hóa (BOD: Biochemical
Oxygen Demand) là lƣợng oxigen cần thiết để vi khuẩn có trong nƣớc phân hủy các
chất hữu cơ. Tƣơng tự nhƣ COD, BOD cũng là một chỉ tiêu dùng để xác định mức
độ nhiễm bẩn của nƣớc (đơn vị tính là mg O2/L). Trong môi trƣờng nƣớc, khi quá
trình oxid hóa sinh học xảy ra thì các vi khuẩn sử dụng oxigen hòa tan để oxid hóa
các chất hữu cơ và chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vô cơ bền nhƣ CO2, CO32, SO42-, PO43- và cả NO3-.
Đó là lƣợng oxy cần thiết để vi sinh vật thực hiện quá trình oxy hóa sinh hóa
các chất hữu cơ bị phân hủy.Chỉ số BOD cao thì ô nhiễm nặng.
Nƣớc sạch thì BOD < 2 mg O2/L.
Nƣớc sinh hoạt thƣờng có BOD: 80-240 mg O2/L.
Thông thƣờng phải có thời gian khoảng 20 ngày thì 80-90% lƣợng chất hữu cơ
mới bị oxy hóa hết. Ngƣời ta quy ƣớc để 5 ngày vì vậy gọi là BOD 5 (Phạm Văn Tú,
2012) [20].


9

+ Nhu cầu oxy hóa học (COD): Nhu cầu oxigen hóa học (COD: Chemical
Oxygen Demamd) là lƣợng Oxigen cần thiết (cung cấp các chất hóa học để oxid
hóa các chất hữu cơ trong nƣớc.
Các chất hữu cơ trong nƣớc có hoạt tính hóa học khác nhau. Khi bị oxid hóa
không phải tất các chất hữu cơ chuyển hóa thành nƣớc và CO 2 nên giá trị COD thu
đƣợc khi xác định bằng phƣơng pháp KMnO4 hoặc K2Cr2O7 thƣờng nhỏ hơn giá trị

COD lý thuyết nếu tính toán từ các phản ứng hóa học đầy đủ. Mặt khác, trong nƣớc
cũng có thể tồn tại một số chất vô cơ có tính khử (nhƣ S2-, NO2-, Fe2+,…). Nhƣ vậy,
COD giúp phần nào đánh giá đƣợc lƣợng chất hữu cơ trong nƣớc có thể bị oxid hóa
bằng các hợp chất hóa học (tức là đánh giá mức độ ô nhiễm của nƣớc). Vì BOD
không tính đến các chất hữu cơ bền vững vốn không bị oxy hóa sinh hóa, còn COD
thì có tác dụng với mọi chất hữu cơ, nên COD đƣợc coi là đặc trƣng hơn trong giám
sát ô nhiễm nƣớc. Nồng độ COD cho phép với ngồn nƣớc mặt là COD>10 mg/l
(Phạm Văn Tú, 2012) [20].
- Các chất dinh dưỡng: NO2-, NO3-, NH4-, PO43+ Nitrit (NO2-): Là sản phẩm trung gian trong chu trình chuyển hóa Nitơ Nitrit
có mặt trong nƣớc do sự phân hủy sinh học các chất protein
+ Nitrat (NO3-): Là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất có chứa Nitơ
trong nƣớc.
+ Amoni (NH4+): Đƣợc tạo ra trong nƣớc do quá trình khử NO3- trong điều
kiện yếm khí. Hàm lƣợng amoni cao là rất độc hại đối với các sinh vật sống trong
nƣớc, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng nƣớc.
+ Photphat (PO43-): Gồm các dạng orto-phosphat (muối của H3PO4):
polyphosphate (Na5P3O10) và phospho hữu cơ. Nguồn ô nhiễm từ: Nƣớc thải sinh
hoạt (phụ gia bột giăt, thực phẩm thừa, chất thải vệ sinh,…), từ phân bón trong nông
nghiệp, nƣớc thải công nghiệp. (Phạm Văn Tú, 2012) [20].
- Các thông số sinh học:
+ Coliform: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trƣờng, xác định
mức độ ô nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nƣớc.


10

Trong thực tế, hóa nƣớc thƣờng xác định chỉ số vi trùng đặc trƣng. Trong chất
thải của ngƣời và động vật luôn có loại vi khuẩn E.Coli sinh sống và phát triển. Sự
có mặt của E.Coli trong nƣớc chứng tỏ nguồn nƣớc đã bị ô nhiễm bởi phân rác, chất
thải của ngƣời và động vật và nhƣ vậy cũng có khả năng tồn tại các loại vi trùng gây

bệnh khác. Số lƣợng E.Coli nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ nhiễm bẩn của
nguồn nƣớc.
Chỉ số E.Coli là số lƣợng vi khuẩn E.Coli có trong 1 lít nƣớc. Tiêu chuẩn nƣớc
cấp cho sinh hoạt ở các nƣớc tiên tiến qui định trị số E.Coli không nhỏ hơn 100 ml,
nghĩa là cho phép chỉ có một vi khuẩn E.Coli trong 100 ml nƣớc (chỉ số E.Coli
tƣơng ứng là 10). TCVN qui định chỉ số E.Coli của nƣớc sinh hoạt nhỏ hơn 2
(Phạm Văn Tú, 2012) [20].
- Các yếu tố KLN: Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỷ trọng của chúng
bằng hoặc lớn hơn 5 nhƣ Asen, cacdimi, Fe, Mn… ở hàm lƣợng nhỏ nhất định
chúng cần cho sự phát triển và sinh trƣởng của động, thực vật nhƣng khi hàm lƣợng
tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh vật và con ngƣời thông qua chuỗi
mắt xích thức ăn.
2.1.2.3. Tài nguyên nước và tầm quan trọng của nước đối với sự phát triển của
con người
Nƣớc là khởi nguồn cho sự sống của muôn loài. Không có nƣớc, bất kỳ một
động thực vật nào cũng bị huỷ diệt. Nếu nhận thức sự sống là quý giá nhất thì tài
nguyên nƣớc xứng đáng đƣợc coi là tài nguyên hàng đầu. Nhà triết học Hy Lạp cổ
đại Emepedoder (490 – 430 trƣớc công nguyên) cho rằng có bốn yếu tố khởi
nguyên cấu tạo nên mọi vật là khí trời, nƣớc, lửa và đất. Các nền văn minh lớn nhất
của nhân loại cũng sớm nẩy nở trên các con sông lớn nhƣ văn minh Lƣỡng Hà ở
Tây Á, văn minh Ai Cập ở hạ lƣu sông Nin, văn minh sông Hằng ở Ấn Độ, văn
minh Hoàng Hà ở Trung Quốc, văn minh sông Hồng ở Việt Nam… Lịch sử phát
triển các nền văn minh của nhân loại còn chứng minh sự gắn bó chặt chẽ giữa nƣớc
và nhân loại một số thành phố và nền văn minh đã biến mất vì thiếu nguồn nƣớc do
các thay đổi của khí hậu. Ngày nay ngƣời ta khám phá thêm nhiều khả năng to lớn


11

của tài nguyên nƣớc đảm bảo cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại hiện tại

cũng nhƣ tƣơng lai. Nƣớc đã đƣợc coi là một khoáng sản đặc biệt vì tàng trữ một
năng lƣợng lớn, lại hoà tan nhiều vật chất phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt của con
ngƣời. Hiện nay trên phạm vi toàn cầu con ngƣời dùng 8% trong tổng lƣợng nƣớc
ngọt đƣợc khai thác cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho nông nghiệp.
Các hoạt động sản xuất của nghành công nghiệp đều cần đến nƣớc theo nhu cầu
ngày một tăng nhƣ một số ngành chế biến thực phẩm, hoá chất, giấy, dầu mỏ, luyện
kim… Riêng đối với ngành nông nghiệp thì nhu cầu nƣớc trở thành tất yếu và theo
chiều hƣớng tăng (Speaphico, 2002) [16].
2.1.3. Cơ sở thực tiễn
2.1.3.1. Thực trạng môi trường nước của một số dòng sông trên thế giới
Trên thế giới có khoảng 361 triệu km2 diện tích các đại dƣơng (chiếm khoảng
71% diện tích bề mặt trái đất). Trữ lƣợng tài nguyên nƣớc có khoảng 1,5 tỷ km3,
trong đó nƣớc nội địa chỉ chiếm 91 triệu km3(6,1%), còn lại 93,9% là nƣớc biển và
đại dƣơng. Tài nguyên nƣớc ngọt chiếm 28,25 triệu km3 (1,88% thủy quyển), nhƣng
phần lớn lại ở dạng đóng băng ở hai cực trái đất (hơn 70% lƣợng nƣớc ngọt). Lƣợng
nƣớc thực tế con ngƣời có thể sử dụng đƣợc là 4,2 triệu km3 (0,28% thủy quyển).
Tài nguyên nƣớc trên thế giới đƣợc thống kê ở bảng sau:
Bảng 2.1. Thống kê tài nguyên nƣớc trên thế giới
Thể tích
(* 1012 m3)
Hồ nƣớc ngọt
125
Hồ nƣớc ngọt, biển nội địa
104
Sông
1,25
Vùng lục địa
Độ ẩm trong đất
67
Nƣớc ngầm

8350
Băng ở bắc cực
29200
Tổng vùng lục địa (làm tròn)
37800
Khí quyển (hơi nƣớc)
13
Các đại dƣơng
1320000
1360000
Tổng (làm tròn)
(Nguồn: Tyson, J, (1989))[17]
Vị trí

Tỷ lệ
(%)
0,009
0,008
0,0001
0,005
0,61
2,14
2,8
0,001
97,3
100


12


Nƣớc lục địa bao gồm nguồn nƣớc mặt và nƣớc dƣới đất. Nƣớc mặt phân bố
chủ yếu trong các hệ thống sông, suối, hồ, ao, kênh, rạch và các hệ thống tiêu thoát
nƣớc trong nội thành, đô thị.Nƣớc dƣới đất hay còn gọi nƣớc ngầm là tầng nƣớc tự
nhiên chảy ngầm trong lòng đất qua nhiều tầng đất đá, có cấu tạo địa chất khác nhau.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nƣớc mặt, nƣớc dƣới đất đang ngày càng trở nên
nghiêm trọng, đặc biệt tại các lƣu vực sông và các sông nhỏ, kênh rạch trong nội thành,
nội thị. Trên thế giới có khoảng 1400 triệu km3 nƣớc, trong đó nƣớc mặn chiếm 97%,
nƣớc ngọt 3% tuy nhiên chỉ có 10 triệu km3 nƣớc có thể sử dụng đƣợc, phần còn lại là
nƣớc đóng băng. Thế giới hiện nay tỉ lệ sử dụng nƣớc nhƣ sau: 69% sử dụng cho
nông nghiệp, 23% sử dụng cho công nghiệp, 8% sử dụng cho đời sống và đô thị.
Theo ƣớc tính, những vùng đất hạn hán chiếm 31% tổng diện tích đất liền
trên thế giới, trong đó bao gồm 40% là sa mạc. Do đó hiện tƣợng không cân bằng
của sự phân bố nƣớc trên địa cầu là không thể tránh khỏi, điều đáng báo động là
mức sử dụng nƣớc bình quân cho mỗi đầu ngƣời vào khoảng 2000 m 3, nhƣng hiện
nay có đến 50 nƣớc, nghĩa là 750 triệu dân đƣợc cung cấp nƣớc dƣới mức 1700
m3(1 ngƣời/1năm). Nhƣ vậy trong những thập kỷ tới, chúng ta phải tính đến sự sa
mạc hóa và tốc độ tăng dân số ở một số vùng trên thế giới. Ngƣời ta nhận định
rằng ở Châu Phi hơn 1 tỷ ngƣời sẽ lâm vào cảnh thiếu nƣớc và tình trạng này cũng
là mối đe dọa của cả Trung Quốc và Ấn Độ [1].
Chúng ta biết rằng nƣớc là môi trƣờng thuận lợi cho mọi sự ô nhiễm, tất cả mọi
chất thải cũng nhƣ mọi chất hóa học khi thải ra nƣớc đều hòa tan hoặc lƣu trữ một phần.
Quy luật này là nguồn gốc sâu xa của sự phát sinh ô nhiễm nƣớc Hiện nay thế giới nhiều
sông, suối đã dần trở nên ô nhiễm nặng nề nhƣ:
+ Tại Trung Quốc 80% chất thải ra sông hàng ngày mà không có bất kỳ khâu
xử lý nào.
+ Sông Rio Bogofa ở Colombia ô nhiễm đến mức không có sinh vật nào sông
nổi và không có khu dân cƣ nào sống ở gần đó.
+ Tại Nga, sông Vonga hàng năm vận chuyển đến 42 triệu tấn chất thải độc hại.



13

+ Ở Châu Âu – Bắc Mỹ, một nửa số sông hồ đã bị ô nhiễm rất trầm trọng [1].
Nguồn nƣớc trên thế giới có thể bị ô nhiễm bởi các tác nhân khác nhau đƣợc
thể hiện qua bảng 2.2.
Bảng 2.2. Chất lƣợng nƣớc mặt trên thế giới
TT

Tác nhân gây ô nhiễm

Sông

Hồ, ao

Hồ chứa

1

Vi khuẩn gây bệnh

+++

+

+

2

Chất răn lơ lửng


++

+

+

3

Các hợp chất hữu cơ

+++

+

+

4

Hàm lƣợng phú dƣỡng

+

++

+++

5

Nitrat hoá


+

-

-

6

Mặn hoá

+

-

-

7

Các nguyên tố vết

++

++

++

8

Axit hoá


+

++

++

9

Chế độ thuỷ văn

++

+

-

(Nguồn: Cục quản lý Tài nguyên nước, 2003)
(Ghi chú: (+ + +) mức nghiêm trọng, (+ +) mức vừa phải, (+) mức ít, (-) rất ít
hoặc không nghiêm trọng).
Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hợp Quốc (UNEP) vừa công bố kết quả
nghiên cứu cho thấy, tình trạng biến đổi khí hậu đã làm nghiêm trọng hơn các
vấn đề về nguồn nƣớc vốn đã hết sức căng thẳng tại các quốc đảo ở khu vực
Thái Bình Dƣơng.
Nghiên cứu của UNEP cũng nêu rõ, nhiều quốc đảo ở Thái Bình Dƣơng
không thể thực hiện đƣợc các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) của Liên Hợp Quốc
về cung cấp nƣớc sạch và các điều kiện vệ sinh cơ bản vào năm 2015. Ngoài ra, các
quốc đảo ở Thái Bình Dƣơng cũng đang đứng trƣớc những căng thẳng chƣa từng có
về sinh thái với nhiều đảo có từ 85-90% diện tích không có hệ thực vật sống và hầu



14

nhƣ không có khả năng xử lý nguồn nƣớc thải từ các khu vực đô thị khiến nguồn
nƣớc mặt bị ô nhiễm nghiêm trọng (Kỳ Sơn, 2011) [10].
Khan hiếm nước và sự nóng lên toàn cầu
Sự nóng lên toàn cầu sẽ làm cho khan hiếm nƣớc trên toàn cầu tăng lên 20%
trong thế kỷ này. Theo dự đoán của các chuyên gia, nóng lên toàn cầu sẽ làm thay
đổi chế độ mƣa trên toàn thế giới, làm tan chảy các núi băng và hơn thế nữa gây ra
những cực đoan về hạn hán và lũ lụt.
Việc tiêu thụ nƣớc trên thế giới đã tăng 6 lần so với thế kỷ trƣớc, gấp đôi tỷ lệ gia
tăng dân số và sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thế kỷ tới. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên
nƣớc ngọt sẵn có là có hạn, lƣợng nƣớc này nhỏ hơn 1% nƣớc trên Trái Đất.
Hơn thế, tài nguyên nƣớc và dân số phân bố không đồng đều trên toàn cầu,
các khu vực khô cằn và bán khô cằn có diện tích 40% tổng diện tích đất của thế giới
nhƣng chỉ nhận đƣợc 2% các dòng chảy bề mặt và một nửa trong số dân cƣ của khu
vực này thuộc diện nghèo của thế giới. Hiện nay nguồn tài nguyên nƣớc ngọt hiện
có trên thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các hoạt động khai thác quá mức, ô
nhiễm và nóng lên toàn cầu. Với xu hƣớng này, việc cung cấp đủ nƣớc cho các
ngành nông nghiệp, công nghiệp và tiêu dùng của con ngƣời là một trong những
thách thức lớn nhất của thế kỷ 21.
Ngày càng có nhiều bằng chứng về sự khan hiếm nƣớc trên toàn cầu
có ảnh hƣởng giống nhau đến các nƣớc giàu và nƣớc nghèo. Gần ba tỷ ngƣời sống
trong điều kiện khan hiếm nƣớc (chiếm hơn 40% dân số thế giới) và tình hình này
ngày càng trở nên tồi tệ hơn nếu xu hƣớng hiện nay cứ tiếp diễn. Các biểu hiện của
việc khan hiếm nƣớc phổ biến đó là có hàng triệu ngƣời chết mỗi năm vì suy dinh
dƣỡng và các bệnh liên quan đến nguồn nƣớc, xung đột chính trị do tranh chấp
nguồn nƣớc, sự tuyệt chủng của các loài nƣớc ngọt và sự suy thoái của các hệ sinh
thái thủy sinh. (Andrew D. Eaton, 2009) [15].
2.1.3.2. Thực trạng môi trường nước của một dòng sông ở Việt Nam
 Tài nguyên nước mặt Việt Nam

Việt Nam có tài nguyên nƣớc khá phong phú, có hơn 2369 con sông lớn
hơn 10 km trong đó có 8 hệ thống sông lớn (Dƣ Ngọc Thành, 2014)[11]. Tám hệ
thống sông chính bao gồm: Sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, sông Hồng - Thái Bình,


15

sông Cả, sông Mã, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai và sông
Mekong (Cửu Long) chiếm tới 93% tổng diện tích lƣu vực sông trên toàn quốc.
Tổng lƣu lƣợng nƣớc hàng năm của sông Mekong chiếm 51% tổng lƣợng nƣớc mặt
trên toàn quốc. Sông Hồng chiếm 15% và sông Đồng Nai chiếm 4% tổng lƣợng
nƣớc. Lƣợng mƣa thay đổi theo từng mùa trong năm. Mùa mƣa từ tháng 4 đến
tháng 7 (riêng miền Trung, mùa mƣa từ tháng 7 đến tháng 12). Lƣợng mƣa trong
mùa mƣa chiếm từ 75% - 85% tổng lƣợng nƣớc mƣa trong năm [18].
Nhìn chung các sông ở Việt Nam có lƣu lƣợng lớn, lƣu lƣợng bình quân là
26.200 m3/s, tƣơng ứng với tổng lƣợng nƣớc là 839 tỉ m3/năm, tuy nhiên chỉ có
38,5% tổng lƣợng nƣớc đƣợc sinh ra trong lãnh thổ Việt Nam. Trong tổng lƣợng
nƣớc nói trên thì nƣớc chảy tràn trên mặt chiếm 637 tỷ m3/năm (76%), còn lại là
nƣớc ngầm [2].
Ở tầm quốc gia, nƣớc ta có lƣợng nƣớc dồi dào, phong phú, tuy nhiên theo
đánh giá của một số tổ chức quốc tế, nguồn tài nguyên nƣớc ở Việt Nam hiện nay
có nhiều điểm hạn chế, hơn 60% tổng lƣu lƣợng nƣớc mặt bắt nguồn từ các nƣớc
khác. Những vấn đề cho thấy tầm quan trọng của những thỏa thuận quốc tế và bảo
vệ nguồn nƣớc tại các lƣu vực sông đối với Việt Nam là hết sức cần thiết, đặc biệt
tỷ lệ nƣớc mặt bình quân đầu ngƣời tính theo lƣợng nƣớc sinh ra trong lãnh thổ
nƣớc ta vào khoảng 3.840 m3/ngƣời/năm. Nếu tính cả dòng chảy từ ngoài lãnh thổ
thì khối lƣợng này vào khoảng 10.240 m3/ngƣời/năm. Với mức độ tăng dân số nhƣ
hiện nay, vào năm 2025, tỷ lệ này sẽ còn tƣơng ứng là 2.830 và 7.660
m3/ngƣời/năm. Theo tiêu chuẩn của Hội Tài nguyên nƣớc Quốc tế, quốc gia có tỷ lệ
bình quân đầu ngƣời thấp hơn 4.000 m3/ngƣời/năm đƣợc đánh giá là Quốc gia thiếu

nƣớc. Trƣớc thực tế đó việc bảo vệ tài nguyên nƣớc tại các lƣu vực sông là hết sức
cần thiết, trƣớc thực trạng các nguồn nƣớc tại các lƣu vực sông ngày càng bị ô
nhiễm bởi quá trình công nghiệp hoá và gia tăng dân số....Vì vậy đặt ra cho các cấp
quản lý có kế hoạch, biện pháp, chế tài phù hợp để bảo vệ nguồn nƣớc tại các lƣu
vực sông cũng giúp đảm bảo anh ninh nguồn nƣớc sạch cho đất nƣớc [2].
 Thực trạng môi trường nước mặt ở một số lưu vực sông chính
* Thực trạng môi trường lưu vực sông Cầu


16

Hình 2.1: Bản đồ lưu vực sông Cầu
Lƣu vực sông Cầu là lƣu vực quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình
có diện tích lƣu vực 6030 km2 với dòng chính sông Cầu dài 288,5 km. Lƣu vực
sông Cầu nằm trong vùng mƣa lớn của Bắc Kạn và Thái Nguyên với tổng lƣợng
nƣớc hàng năm đạt 4.200 km3. Sông Cầu đƣợc điều tiết bởi Hồ Núi Cốc.
Nƣớc mặt tại vùng trung lƣu (đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên) và vùng
hạ lƣu (đoạn chảy qua các tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh) của lƣu vực sông Cầu hiện
đang bị ô nhiễm cục bộ nghiêm trọng bởi một số chất gây ô nhiễm hữu cơ, chất rắn
lơ lửng và dầu mỡ. Ở những đoạn này, chất lƣợng nƣớc của sông Cầu luôn vƣợt loại
A1 của QCVN 08:2008/BTNMT đối với BOD5. Vùng trung lƣu chủ yếu bị ô nhiễm
do nƣớc thải sinh hoạt, hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản và sản
xuất nông nghiệp chƣa qua xử lý đƣợc thải trực tiếp ra sông Cầu hoặc thông qua các
sông nhánh. Vùng hạ lƣu sông Cầu bị ô nhiễm chất hữu cơ nghiêm trọng. Nguyên
nhân chủ yếu là do nƣớc thải sinh hoạt, đô thị, du lịch và ô nhiễm dầu mỡ từ chất
thải công nghiệp. Nƣớc thải chƣa xử lý thải ra từ các làng nghề cũng là một trong
những nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm nƣớc sông tại khu vực này. So với các lƣu
vực khác, lƣợng nƣớc có sẵn của sông Cầu cực thấp, đôi khi có hiện tƣợng thiếu



×