Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm
=====================================================================
TRƯỜNG PT CẤP 2-3 TÂN LẬP
TỔ SINH
---------------
ĐỀ TÀI:
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HỌC SINH TRONG
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Họ và tên: Lê Thị Kim Hương
Tân Lập, tháng 03 năm 2011
Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương
1
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm
=====================================================================
TRƯỜNG PT CẤP 2-3 TÂN LẬP
TỔ SINH
---------------
ĐỀ TÀI:
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HỌC SINH TRONG
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Họ và tên: Lê Thị Kim Hương
Tân Lập, tháng 03 năm 2011
Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương
2
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm
=====================================================================
MỤC LỤC
Nội dung
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Nội dung của đề tài.
II. Nội dung đề tài.
Chương 1. Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
1. Cơ sở pháp lí.
2. Cơ sở lí luân
3. Cơ sở thực tiễn.
Chương 2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu.
1. Khái quát phạm vi
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu
3. Nguyên nhân của hiện trạng
Chương 3. Biện pháp và giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài
1. Cơ sở để đề xuất các giải pháp.
2. Các giải pháp chủ yếu
3. Tổ chức triển khai thực hiện
III. Kết luận và kiến nghị.
1. Kết luận
2. Kiến nghị
- Phần đánh giá của hội đồng khoa học các cấp
- Danh mục tài liệu tham khảo
Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương
Trang
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
5
5
5
5
6
6
6
10
10
10
12
13
3
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm
=====================================================================
I.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu nói
của Bác Hồ đã thấm nhuần vào đường lối của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay đã
nêu ra việc phát triển toàn diện – giáo dục toàn diện. Vậy người giáo viên chủ
nhiệm lớp cũng như người chỉ huy ngoài chiến trường, muốn dành thắng lợi thì
người đó phải biết tổ chức, bao quát, xử lí các công việc của lớp một cách hiệu
quả phải có biện pháp phù hợp. Trong 2 năm học gần đây ngành giáo dục đã
phát động phong trào: trường học thân thiện, học sinh tích cực. Để hưởng ứng
phong trào này giáo viên phải làm thế nào để học sinh tích cực hơn trong học
tập và các hoạt động phong trào đồng thời giáo viên và học sinh phải thân thiện
nhau để thực hiện các công việc do nhà trường giao có hiệu quả hơn và đồng
thời gần gũi hơn với học sinh. Chính vì thế, giáo viên cần phải có biện pháp
quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm để phát huy tính tích cực của học sinh
trong học tập và hoạt động phong trào nhưng học sinh phải thực hiện nội quy
của nhà trường .
2. Mục đích nghiên cứu:
- Để công tác quản lí học sinh được dễ dàng thực hiện hơn.
- Để kết quả học sinh tiến bộ trong khả năng cho phép. (có thể)
- Để hoàn thành công việc được giao đúng thời gian và có hiệu quả.
3. Đối tượng, phạm vi:
- Đối tượng: Học sinh
- Phạm vi: học sinh các lớp chủ nhiệm đã qua tại Trường PT cấp 2-3 Tân Lập
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Biện pháp quản lí học sinh lớp chủ nhiệm ở khối THCS.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát.
- Điều tra.
- Nghiên cứu tâm lí học sinh
- Đọc và nghiên cứu nội quy của Nhà trường, nhiệm vụ của học sinh và
nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm.
6. Nội dung đề tài: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm
II.NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương 1. Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
1. Cơ sở pháp lý:
- Nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh (Trích Điều lệ trường Trung học ban
hành kèm theo quyết định số 07/2007QĐ-BGDĐT ),
- Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên (Điều lệ trường trung học ban hành
kèm quyết định số 07/2007QĐ-BGDĐT).
- Nội quy của trường PT cấp 2-3 Tân lập
Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương
4
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm
=====================================================================
2. Cơ sở lý luận:
- Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm là cách thức của giáo
viên chủ nhiệm để quản lí học sinh của mình về mọi mặt nhằm giúp cho học
sinh và lớp tiến bộ hơn về mọi mặt so với trước. Công việc của học sinh là học
tập ngoài học trên lớp còn tham gia các hoạt động khác của đoàn đội và nhà
trường đề ra. Làm thế nào để mọi hoạt động của lớp diễn ra thuận lợi khi có
hoặc không có giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm ở đó. Đó chính là công
tác tự quản của học sinh. Như vậy trong công tác chủ nhiệm thì phải giúp học
sinh có khả năng tự quản tốt, bởi vì giáo viên chủ nhiệm không phải lúc nào
cũng có mặt ở lớp, ở trường.
3. Cơ sở thực tiễn:
- Nhiệm vụ của giáo viên là giảng dạy, dạy cho học sinh biết cách lĩnh hội tri
thức và thông qua dạy chữ để dạy người. Trước tiên phải dạy học sinh biết
cách làm người.
- Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”
- Thực nhiện cuộc vận động “Ba không với bốn nội dung”
- Thực hiện cuộc vận động “Trường học thân thiện học sinh tích cực”
- Theo giáo trình tâm lí lứa tuổi học sinh trung học cơ sở: Tuổi thiếu niên là giai
đoạn phát triển của trẻ từ 11-15 tuổi (là học sinh các lớp 6-9) . Lứa tuổi này có
một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kì phát triển của trẻ em, vì nó là
thời kì chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng
những tên gọi khác nhau như: “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng” , “Tuổi bất
trị”. Chính vì thế việc quản lí các học sinh trong lứa tuổi này gặp rất nhiều khó
khăn.
Chương 2. Thực trạng của đề tài.
1. Khái quát phạm vi: Lớp chủ nhiệm 9A (năm học 2010- 2011), lớp 8C
(2009- 2010)
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu:
- Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế mở cửa, kinh tế của địa phương phát
triển, các phương tiện thông tin đại chúng phát triển đặc biệt là dịch vụ Internet
mở ra rất nhiều ở địa bàn và điện thoại di động tăng dần về số lượng ở học sinh.
- Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế phát triển, công tác chủ nhiệm ngày
càng đòi hỏi sự dày công của giáo viên, bởi vì yêu cầu ngày càng cao của xã
hội, bởi tình hình cuộc sống đang tồn tại nhiều tác động xấu đối với học sinh,
bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục
con cái cho nhà trường. Trong khi đó ở trường THCS thì giáo viên chủ nhiệm
không phải giờ nào cũng có mặt ở lớp, ở trường để quản lí học sinh. Chúng ta đã
biết giáo viên chủ nhiệm ngoài việc giảng dạy thì còn thay mặt nhà trường để
quản lí điều hành lớp, trực tiếp giáo dục về tư tưởng đạo đức, góp phần hình
Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương
5
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm
=====================================================================
thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa 3 môi trường giáo dục gia đình,
nhà trường và xã hội.
3. Nguyên nhân của thực trạng:
- Trong giai đoạn này học sinh THCS có sự phát triển về mặt tâm sinh lí mạnh
mẽ, ở giai đoạn này các em có sự tồn tại song song “Vừa tính trẻ con, vừa tính
người lớn”. Chính vì thế các em luôn muốn khẳng định mình, muốn làm người
lớn gây ra hiện tượng bướng bỉnh ở học sinh. Tuy nhiên có một số học sinh
cũng tự khẳng định mình trong việc quản lí lớp. Chính vì thế việc quản lí lớp có
thể giao trách nhiệm cho học sinh tuy nhiên phải có sự giám sát của giáo viên
- Ở cấp THCS các em học rất nhiều môn học và giải thích cơ sở khoa học của
các hiện tượng, khái niệm, quy luật.
- Về mặt tâm lí: Trong giai đoạn này các em có tính tự phê và có khả năng lập
luận logic, các em muốn độc lập trong mọi lĩnh vực và muốn được tin tưởng
đồng thời muốn được đối xử bình đẳng với người lớn.
- Hoạt động thần kinh cấp cao của tuổi thiếu niên cũng có những nét riêng biệt:
ở lứa tuổi này quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, dẫn đến thiếu niên
không làm chủ được cảm xúc của mình, không kìm chế được xúc động mạnh.
các em dễ bị kích động, dễ bực tức cáu gắt, mất bình tĩnh, dễ bị lôi kéo,…
- Ở giai đoạn này, học sinh đang ở tuổi dậy thì nên cũng bắt đầu có tình cảm với
bạn khác giới.
- Ở giai đoạn này các em thích tham gia các hoạt động xã hội, ngoại khóa, … để
khẳng định mình.
Chương 3. Biện pháp và giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài.
1. Cở sở đề xuất các giải pháp:
- Căn cứ vào tình hình phát triển tâm sinh lí của học sinh trong giai đoạn này: đây
là giai đoạn mà các em muốn trở thành người lớn trong mắt người lớn, các em
bướng bỉnh không nghe lời thầy cô và gia đình, khó bảo, rất dễ bị lôi kéo và những
việc làm xấu như: bỏ học chơi game, đánh bài, hút thuốc, uống rượu,… mà gia
đình, nhà trường và xã hội không mong muốn.Ở giai đoạn này các em muốn người
lớn coi trọng và quan tâm đến mình.
- Căn cứ và tình hình thực trạng của trường, của lớp, hiện nay số học sinh ngoan dễ
quản lí còn ít đa phần là học sinh không ngoan ít vâng lời thầy cô, hay làm cho thầy
cô buồn phiền. Đó là thời kì chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được
phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng” ,
“Tuổi bất trị”.
2. Các giải pháp chủ yếu:
a. Tìm hiểu lí lịch của học sinh: Sau khi nhận lớp chủ nhiệm giáo viên tiến hành
tìm hiểu tình hình học tập và hoạt động của lớp, của học sinh trong lớp thông qua
giáo viên chủ nhiệm cũ và kết hợp với học bạ của học sinh để nắm bắt được tình
hình học tập chung của lớp và những cá nhân đặc biệt của lớp như: học sinh giỏi,
Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương
6
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm
=====================================================================
học sinh khá và học sinh yếu cũng như những học sinh cá biệt của lớp, những học
sinh có bề nổi trong hoạt động phong trào (nếu có).
b. Bầu ban cán bộ lớp: theo hình thức ứng cử, đề cử bầu cử bằng hình thức bỏ
phiếu hoặc biểu quyết theo sự thống nhất của học sinh lớp.
- Chọn được một lớp trưởng “như ý” cũng gặp nhiều khó khăn có trường hợp đã
được chọn nhưng học sinh không muốn làm hoặc gặp trường hợp giáo viên muốn
nhưng học sinh trong lớp không chọn. Như chúng ta đã biết lớp trưởng cũng các
cán bộ lớp khác là bộ mặt của lớp đồng thời thay mặt GVCN quản lí, điều hành lớp
khi không có giáo viên ở trên lớp, ở trên trường. Chính vì thế việc chọn ra một lớp
trưởng như ý nếu có thể phải hội đủ các yêu cầu của GVCN như: trung thực,
gương mẫu trong học tập cũng như các hoạt động khác, có khả năng huy động sự
tham gia của học sinh trong lớp.
- Bầu lớp phó học tập: lớp phó học tập quan sát quản lí và hướng dẫn học sinh
trong vấn đề học tập. Là một học sinh có khả năng học tập tốt đồng thời phải có
tính siêng năng chăm chỉ nhất trong lớp để làm gương cho các bạn trong lớp.
- Bầu lớp phó lao động: Phải là một người có tính siêng năng, có trách nhiệm đối
với lớp, với trường.
- Bầu các tổ trưởng, tổ phó: Sau khi phân chỗ ngồi cho học sinh.
c. Sắp xếp vị trí ngồi cho học sinh: Đây là một vấn đề khó khăn trong công tác
chủ nhiệm, vì chỗ ngồi có thể giúp học sinh tiến bộ hoặc làm cho học sinh và lớp đi
xuống trong vấn đề học tập. Vậy làm thế nào để mọi học sinh có một chỗ ngồi tốt
và như mong muốn của học sinh đây là điều rất khó nhưng ở giai đoạn này nếu
không hợp là các em sẽ phản khán ngay điều đó gây khó khăn trong công tác quản
lí của giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy của giáo viên bộ môn. Tuy nhiên mỗi tổ
phải đảm bảo có các loại học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém, (nếu có)
d. Xây dựng nội qui của lớp: Cho học sinh nghiên cứu nội qui của nhà trường,
nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh và đưa ra nội qui của lớp theo hình thức thảo
luận vào tiết sinh hoạt lớp ở tuần đầu tiên hoặc tuần 2 của năm học .
e. Xây dựng phiếu điểm thi đua của học sinh: Căn cứ vào phiếu điểm thi đua của
giáo viên của nhà trường và các tiêu chí thi đua của trường, của lớp tôi xây dựng
phiếu điểm thi đua cho học sinh và đây cũng được coi là nội qui của lớp
TRƯỜNG PT CẤP 2- 3 TÂN LẬP
BẢNG ĐIỂM THEO DÕI VÀ TỰ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM CỦA HỌC SINH
Học sinh:……………………………………… Lớp:……..
Tuần:
STT
DANH
MỤC
NỘI DUNG
1
TÁC
PHONG
1.Tác phong gọn gàng: 5đ
quần xẫm màu (đen hoặc
xanh), áo trắng, hoặc áo
đồng phục, bỏ áo trong
quần (đúng tác phong của
Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương
ĐIỂM
Tự
chấm
Mặc quần Jean hoặc quần - 5đ/ 1
không đúng tác phong của lỗi
HS, không mặc áo trắng hoặc
áo đồng phục, hoặc không bỏ
áo trong quần .
7
Ghi
chú