Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Một số biện pháp đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.59 KB, 10 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Một số biện pháp đổi mới
công tác dạy và phụ đạo học
sinh yếu

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thắm

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thắm

1


PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động sáng tạo, độc lập tiếp thu tri
thức là một vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đã và đang quan tâm trong giai đoạn
hiện nay.
Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là tổ chức các hoạt động học tập tích
cực cho người học. Từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu
cầu tìm tòi, khám phá, từ đó phát huy khả năng tự học của họ. Trước vấn đề đó,
người giáo viên không ngừng tìm tòi, khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động,
vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng
kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh hướng phát huy chủ
động, sáng tạo
Trong những năm qua, một thực trạng là càng ngày tính đa dạng về trình độ học
sinh trong các lớp càng tăng. Do đó, làm cách nào để có thể giúp cho học sinh
khai thác tối đa bài giảng của thầy, nhất là đối với học sinh yếu. Ở các em có sự
khác biệt về: khả năng tiếp thu bài, phong cách nhận thức, sức khoẻ… so với
những học sinh khác. Cần xem xét những học sinh này với những đặc điểm vốn
có của các em để tìm ra những biện pháp nhằm dẫn dắt các em đạt đến kết quả tối


đa, tránh cho các em bị rơi vào những khó khăn thường trực trong học tập. Đó
chính là điều mà bản thân muốn trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ đồng
nghiệp để giúp đỡ đối tượng học sinh yếu.
Vấn đề học sinh yếu hiện nay luôn được xã hội quan tâm và tìm giải pháp để
khắc phục tình trạng này. Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì
người giáo viên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu. Vấn
đề nêu trên cũng là khó khăn với không ít giáo viên. Nhưng ngược lại, giải quyết
được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong
cách và phương pháp dạy học hiện đại, giúp cho học sinh có hướng tư duy mới
trong việc lĩnh hội kiến thức.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thắm

2


Việc vận dụng sự đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu không chỉ là
trách nhiệm mà còn là bổn phận, nghĩa vụ của người thầy. Mặc khác, nếu quan
tâm đến việc phụ đạo học sinh yếu thì sẽ làm cho các em tự tin hơn khi đến lớp,
công tác duy trì sĩ số mới được đảm bảo, góp phần làm nên thắng lợi của công tác
phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương. Những năm qua, được sự quan tâm sâu
sát của ngành, chính quyền địa phương, của ban giám hiệu nhà trường và ban đại
diện cha mẹ học sinh và đặc biệt là sự nỗ lực không ngừng của tập thể thầy cô
trường Tiểu học Trung Sơn số 2 thì nhà trường luôn là một trong những trường
đứng đầu trong toàn huyện về chất lượng giáo dục, công tác PCGDTH-XMC và
PCTHCS ở địa phương đã đạt chuẩn và duy trì tốt
Với những lí do trên, ngay đầu năm học, từ giai đoạn tổ chức lớp cho đến khi
giảng dạy, bản thân luôn chú ý, quan tâm đến việc giúp đỡ học sinh yếu. Đây sẽ
là nền tảng, là động lực để thúc đẩy các em tiếp thu bài đầy đủ, được trau dồi tri

thức và tiếp tục vươn xa trên con đường học vấn của mình.

Từ những suy nghĩ trên, bản thân đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp
đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu” để tiếp tục áp dụng vào thực tế
lớp 2 nói riêng và học sinh trường Tiểu học Trung Sơn số 2 nói chung.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
1. Mục đích :
Qua những năm trực tiếp giảng dạy, bản thân cũng nắm bắt và thấu hiểu được
tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học. Nếu các em được sống trong sự yêu thương,
chăm sóc, quan tâm của gia đình, thầy cô và có một môi trường học tập tốt thì các
em sẽ ham thích, say mê và nỗ lực trong học tập. Điều này có tác động rất lớn
đến các em là học sinh yếu, giúp các em tự tin hơn trong việc học của mình. Việc
phụ đạo học sinh yếu hay nói khác hơn, để nâng cao chất lượng giáo dục không
chỉ là trách nhiệm của nhà trường, gia đình mà là của toàn xã hội. Vì vậy, đây là
động lực để những ai đang làm công việc “trồng người” luôn cố gắng tìm ra được
những tồn tại và nguyên nhân làm cho chất lượng phụ đạo học sinh yếu chưa đạt

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thắm

3


hiệu quả cao. Và từ đó sẽ có những biện pháp khắc phục phù hợp. Đây cũng
chính là mục đích của đề tài này.
2. Nhiệm vụ:
- Khảo sát tình hình học yếu của học sinh khối 2 hiện nay
- Tiếp cận với học sinh, các thầy cô trong khối, các bậc phụ huynh học sinh để
tìm ra những biện pháp có hiệu quả nhất trong việc phụ đạo học sinh yếu.
- Rút ra kết luận và những kinh nghiệm để giải quyết một số khó khăn (nếu có)
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

III . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Đọc tài liệu liên quan đến đề tài.
- Thực nghiệm sư phạm.
-

Tổng kết kinh nghiệm

IV . ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1 Khách thể nghiên cứu:
Giáo viên, học sinh Khối Hai và phụ huynh học sinh.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Là học sinh lớp 2 trường tiểu học Trung Sơn số 2
Tổng số 23 em: Tất cả 23 đều có tính cách . Trong đó có 16 em nữ và 7 em
nam, đa số các em có cùng lứa tuổi tập trung ở thôn Võ Xá – Trung Sơn.
V. PHẠM VI ĐỀ TÀI:
- Qua tìm hiểu sơ bộ từ những phụ huynh học sinh , học hỏi những kinh nghiệm
quý báu của các anh chị em đồng nghiệp.
- Nghiên cứu thực trạng học sinh trong lớp.
PHẦN II: NỘI DUNG
I . CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận
- Việc HS học yếu là vấn đề đau đầu từ các cấp lãnh đạo cho đến giáo viên dạy
lớp, nhiều giáo viên mất ăn mất ngủ để tìm được những giải pháp có thể giúp một
HS yếu tiến bộ. Và cũng không có gì vui hơn khi nhìn thấy HS mình học tập
ngày càng tiến bộ.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thắm

4



- Qua nghiên cứu từ thực tiển và kinh nghiệm dạy học của giáo viên thời gian
qua. Chúng ta tạm thời định nghĩa HS yếu như sau:
*Thế nào là HS yếu?: Là những HS bằng kiến thức, kĩ năng, kinh
nghiệm của bản thân mình, dưới sự hướng dẫn của giáo viên không tự giải quyết
được những mâu thuẩn trước mắt để tự chiếm lĩnh tri thức của bài học, hoặc bị
hụt hẫng, chậm chạp trong vận dụng các kiến thức kĩ năng cơ bản phải có ở HS
để giải quyết một bài tập hay một yêu cầu được đặt ra trong quá trình dạy và học
2. Cơ sở thực tiễn :
a . Thuận lợi
Đối với học sinh lớp 2 là lớp bắt đầu tập tự thân mình làm mọi hành động của
bậc tiểu học nên ý thức, động cơ học tập của các em tương đối cao
Học sinh lớp 2 có thể tiếp nhận sự giúp đỡ trong học tập từ nhiều phía. Trong
đó, bạn học với vai trò “ Đôi bạn cùng tiến” đã giúp các em học sinh yếu giảm
bớt phần nào khó khăn trong học tập
Đội ngũ giáo viên khối nhiệt tình, thân thiện luôn quan tâm đến từng đối tượng
học sinh đặc biệt là học sinh yếu. Sự quan tâm, phối hợp của Ban Giám Hiệu và
Đoàn thể nhà trường.
Hiện nay, việc thực hiện đổi mới công tác dạy và học theo hướng khoán nội
dung chương trình cho phép giáo viên chủ động thời lượng trong từng phân môn,
từng bài học. Vì vậy, việc giúp đỡ các em trên lớp dễ dàng hơn, chủ động hơn
b. Khó khăn;
Như đã nêu, đối tượng học sinh yếu có những khác biệt. Và hơn thế nữa, trong
từng cá nhân của đối tượng này cũng là sự khác biệt về phong cách nhận thức.Vì
vậy, mỗi dạng đối tượng cần có sự tác động khác nhau.
Theo qui định về đánh giá xếp loại học sinh hiện nay, một môn học xếp loại yếu
khi điểm học lực môn dưới 5. Nhưng trong thực tế, những học sinh yếu môn
Toán, Tiếng Việt thì những môn học khác cũng bị ảnh hưởng. Điều này đòi hỏi
sự nỗ lực kiên trì của thầy và trò rất cao


Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thắm

5


Đối tượng học sinh yếu thường là những em có hồn cảnh khó khăn về kinh tế,
cha mẹ ly hơn, cuộc sống khơng ổn định hoặc là gia đình người đồng bào dân tộc
thiểu số, ít quan tâm đến việc học tiếng Việt.
Ngồi ra, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục.
- Đội ngũ giáo viên
- Cơ sở vật chất
Trường ln đứng trước khó khăn về cơ sở vật chất. Trước những thách thức
đó đòi hỏi người thầy phải nỗ lực bản thân, kiên trì, bền bỉ cùng nhà trường khắc
phục khó khăn và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH: :
Ngay từ đầu năm học, khi bắt đầu nhận lớp, tôi đã tiến hành
khảo sát chất lượng học của các em, cụ thể như sau ::
- Học giỏi:

6 em

- Học khá:

7 em

- Học trung bình:

5 em

- Học yếu:


5 em

Căn cứ vào kết quả khảo sát, tôi nhận thấy chất lượng đọc của
lớp còn thấp. Qua tìm hiểu, tôi đã nắm được một số nguyên nhân
sau :
* Ngun nhân dẫn đến học sinh yếu .
a. Về phía học sinh: Học sinh là người học, là người lĩnh hội những tri thức thì
ngun nhân học sinh yếu có thể là do:
Học sinh lười học: Qua q trình giảng dạy, bản thân nhận thấy rằng các em học
sinh yếu là những học sinh cá biệt, vào lớp khơng chịu chú ý chun tâm vào việc
học, về nhà thì khơng xem bài, khơng chuẩn bị bài, cứ đến giờ học thì cắp sách
đến trường. Còn một bộ phận nhỏ thì các em khơng xác định được mục đích của
việc học. Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào
những nội dung đã học sau đó về nhà lấy tập ra “ học vẹt” mà khơng hiểu được
nội dung đó nói lên điều gì. Học sinh khơng có thời gian cho việc tự học: Ở một
số vùng nơng thơn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người thì ngồi

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thắm

6


thời gian học trên lớp, khi ở nhà các em phải phụ giúp gia đình việc đồng áng,
chăn trâu, chăn bò.
Học sinh bị hổng kiến thức từ lớp nhỏ: Đây là một điều không thể phủ nhận với
chương trình học tập hiện nay. Nguyên nhân này có thể nói đến một phần lỗi của
giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh
b . Về phía giáo viên: Nguyên nhân học sinh học yếu không phải hoàn toàn là ở
học sinh mà một phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên. Thầy hay thì

mới có trò giỏi. Ngày nay, để có thể thực hiện tốt trong công tác giảng dạy thì đòi
hỏi giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Tuy nhiên, ở đây không phải giáo viên nào có trình độ học vấn cao, tốt nghiệp
giỏi thì sẽ giảng dạy tốt mà ở đây giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp dạy
học nào là phù hợp với từng đối tượng học sinh và với từng nội dung kiến thức.
Qua quá trình công tác bản thân nhận thấy, vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên
chưa chú ý quan sát đến các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu. Chưa
tìm tòi nhiều phương pháp dạy học mới kích thích tính tích cực, chủ động của
học sinh. Chưa thật sự quan tâm tìm hiểu đến hoàn cảnh gia đình của từng học
sinh. Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học yếu mà bản
thân nhận thấy trong quá trình công tác. Qua việc phân tích những nguyên nhân
đó, bản thân đưa ra một số biện pháp để giáo dục, phụ đạo học sinh yếu. Trong
phạm vi của bài viết, bản thân chỉ đề cập đến biện pháp giúp đỡ học sinh yếu ở
hai môn công cụ: Toán và Tiếng Việt.
III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
a. Những biện pháp chung
+ Giáo viên xây dựng môi trường học tập thân thiện
Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả
cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần gũi, cảm
giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong
cuộc sống của bản thân mình

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thắm

7


Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không đánh
mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy
sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình

Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích
cực. Ví dụ như giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm những
việc làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em. Hoặc có
thể dùng các phiếu thưởng có in các lời khen phù hợp với từng việc làm của các
em như: “Biết giúp đỡ người khác”, “ Thái độ nhiệt tình và tích cực”
+ Giáo viên phân loại các đối tượng học sinh
Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu đúng với những đặc điểm
vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung và
riêng của từng em. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là: Sức khoẻ kém,
khả năng tiếp thu bài, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát
Trong thực tế người ta nhận thấy có bao nhiêu cá thể thì sẽ có chừng ấy phong
cách nhận thức. Vì vậy hiểu biết về phong cách nhận thức là để hiểu sự đa dạng
của các chức năng trí tuệ giúp cho việc tổ chức các hoạt động sư phạm thông qua
đặc trưng này.
Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra nhằm
tạo điều kiện cho các em học sinh yếu được củng cố và luyện tập phù hợp. Ví dụ
khi học bài: Một phần 2 (Toán–lớp 2), đối với các em học sinh yếu thì các em chỉ
cần nắm mục tiêu thứ nhất: “ Nhận biết 1/2” là đạt yêu cầu rồi.
Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động, dành cho
đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các
em được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí đích
thực của mình trong tập thể. Yêu cầu luyện tập của một tiết là 4 bài tập, các em
này có thể hoàn thành 1, 2 hoặc 3 bài tuỳ theo khả năng của các em.
Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu khi các biện
pháp giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao. Có thể tổ chức phụ đạo từ 1
đến 2 buổi trong một tuần. Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo phải kết hợp với

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thắm

8



hình thức vui chơi nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự quá tải,
nặng nề..
+ Giáo dục ý thức học tập cho học sinh:
Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh tạo cho học sinh sự hứng thú
trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy
giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng
và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham thích và
say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức.
Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia
đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trò
chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên
trong học tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học. Đồng thời,
giáo viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh. Do hiện
nay, có một số phụ huynh luôn gò ép việc học của con em mình, sự áp đặt và quá
tải sẽ dẫn đến chất lượng không cao. Bản thân giáo viên cần phân tích để các bậc
phụ huynh thể hiện sự quan tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình,
thầy cô sẽ tạo động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lên.
+ Kèm cặp học sinh yếu
Ngay từ đầu năm giáo viên phải khảo sát chất lượng để biết số lượng học sinh
yếu là bao nhiêu để có kế hoạch phụ đạo. Như lớp 2 mà bản thân chủ nhiệm, sau
khi thi khảo sát chất lượng đầu năm thì có 5 học sinh yếu và bản thân đã lên kế
hoạch phụ đạo cho các em.
Lập danh sách học sinh yếu (theo mẫu dưới đây) và chú ý quan tâm đặc biệt
đến những học sinh này trong mỗi tiết dạy như thường xuyên gọi các em đó lên
trả lời câu hỏi, khen ngợi các em đó khi các em trả lời đúng,…
DANH SÁCH HỌC SINH YẾU LỚP …

STT


Họ và tên TIẾNGVIỆT

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thắm

TOÁN

Con
ông

Nơi ở

9


(bà)
Đọc

Viết

Không

Tính

yếu

yếu

biết tính


yếu

1
2


Chủ động gặp phụ huynh trao đổi về việc học của học sinh, cùng với phụ huynh
tìm biện pháp khắc phục.
b. Những biện pháp cụ thể:
* Tìm hiểu những hạn chế của học sinh trong bộ môn Tiếng Việt và biện pháp
khắc phục:
+ Tập đọc: Dù là học sinh lớp 2, nhưng trong lớp còn một số em đọc rất yếu.
Như em Lệ, Thành, Hoàng , Tình, Tài. Nguyên nhân đọc yếu ở các em là ngắt
nghỉ hơi chưa đúng dấu câu, cụm từ, không phân biệt được các dấu câu (em
Tình), chưa đạt được tốc độ đọc của học sinh lớp 2, với những từ có vần khó thì
phải đánh vần thật lâu, tùy tiện lượt bớt hoặc thêm từ vào khi đọc. Bên cạnh đó,
khả năng đọc trôi chảy, đọc hiểu và , một văn bản còn hạn chế.
+ Chính tả: Đọc đúng là cơ sở, nền tảng của viết đúng. Vì vậy, các em đọc yếu
thường cũng viết yếu. Nguyên nhân các em viết yếu là do không hiểu và nắm
nghĩa của từ, không nắm vững âm, vần, dấu thanh và cách ghép, một số mắc lỗi
do phát âm chưa đúng nên dẫn đến.
+ Luyện từ và câu: Vốn từ vựng ít, thường mắc lỗi về ngữ pháp khi viết câu.
+ Tập làm văn: Khả năng đọc, viết hạn chế ảnh hưởng nhiều khi diễn đạt bằng
lời, diễn đạt khi viết. Hơn nữa, hoàn cảnh sống làm hạn chế khả năng hiểu biết
của các em. Vì vậy, các em gặp khó khăn khi cần mở rộng hiểu biết về cuộc sống

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thắm

10




×