Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 4 5 tuổi khám phá khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.69 KB, 7 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG
THÚ CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI
KHÁM PHÁ KHOA HỌC


I - ĐẶT VẤN ĐỀ
Bác Hồ kính yêu đã nói :
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây ,
Vì lợi ích trăm năm trồng người .”
Việc quan trọng nhất trong sự nghiệp trồng người là phải chăm sóc, giáo dục các em
ngay từ nhỏ để hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện. Đó chính là nhiệm
vụ của ngành Giáo dục mầm non - mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Đây là thời kỳ giữ vai trò quan trọng nhất trong việc lĩnh hội những khái niệm đạo
đức sơ đẳng và việc hình thành những hành vi phù hợp với khái niệm ấy. Chính vì thế
nhiệm vụ của nhà giáo dục là phải quan tâm trang bị cho trẻ những tri thức khoa học và
nhân cách toàn diện để theo kịp thời đại.
Trong công tác giáo dục trẻ mầm non thì việc cho trẻ khám phá khoa học là không
thể thiếu, có tác dụng giáo dục về mọi mặt đối với trẻ như là : ngôn ngữ , đạo đức , trí tuệ ,
thẩm mỹ thể lực ... Khám phá khoa học là phương tiện để giao tiếp và làm quen với môi
trường xung quanh, môi trường xã hội để giao lưu và bầy tỏ nguyện vọng của mình và
đồng thời là công cụ của tư duy .
Khi nói đến trẻ mầm non không ai không biết trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm hiểu,
khám phá môi trường xung quanh bởi thế giới xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết
bao điều mới lạ hấp dẫn, và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được
khám phá. Khám phá khoa học mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng,
sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, từ môi trường tự nhiên ( cỏ cây, hoa lá, chim muông..)
đến môi trường xã hội ( công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người
với nhau …) và trẻ hiểu biết về chính bản thân mình, vì thế trẻ luôn có niềm khao khát
khám phá , tìm hiểu về chúng . Khám phá khoa học đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các
giác quan chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh,
tổng hợp… nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhanh nhạy, chính xác, những biểu


tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. Qua những thí


nghiệm nhỏ trẻ được tự mình thực hiện trong độ tuổi mầm non sẽ hình thành ở trẻ những
biểu tượng về thiên nhiên chính là cơ sở khoa học sau này của trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ khám phá khoa học và làm sao để
những giờ học đó trở nên thú vị, không khô khan với trẻ nên tôi đã chọn đề tài “ Một số
biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 4- 5 tuổi khám phá khoa học”.

II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1) Thuận lợi :
– Lớp luôn nhận được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường
- Cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, có khu bể vầy, cát sỏi, vườn thiên nhiên phong
phú đa dạng với nhiều chủng loại cây khác nhau.
- Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con và có nhận thức tốt về việc
khám phá khoa học
2) Khó khăn :
- Vốn hiểu biết về môi trường xã hội còn hạn chế .

3) Biện pháp
3.1) Biện pháp 1: Cho trẻ làm thí nghiệm
Ngày nay khoa học kỹ thuật đã có những bước tiến quan trọng vì vậy đối với các em
thiếu nhi thì việc trang bị cho mình những kiến thức bao quát và chính xác về các lĩnh vực
của tự nhiên và con người là rất cần thiết.Không phải thí nghiệm nào cũng là 1 phát minh
tuy nhiên không có phát minh nào là không có thí nghiệm.Những thí nghiệm nhỏ, đơn
giản, dễ tiến hành nhưng lại hiệu qủa vì đem dến cho các em những hiểu biết về thế giới
xung quanh, từng bước các em sẽ có điều kiện để suy nghĩ, khám phá những bí ẩn của
cuộc sống. Dưói đây là một số thí nghiệm tôi đã tiến hành và kết quả thu được ở các em
rất tốt, trẻ rất hứng thú, say mê với các thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Con chim ở trong lồng

* Mục đích yêu cầu

- Trẻ nhận biết với tốc độ nhanh, ánh sáng có thể làm ta không nhận rõ được các vật
* Chuẩn bị
- Vẽ hình 1 con chim và 1 cái lång lên 2 mặt bìa hình tròn bằng nhau


- 1 cái que, băng dính
* Tiến hành
BƯỚC 1:
- Dùng băng dính dán 2 miếng bìa con chim và cái lồng , kẹp cái que ở giữa
BƯỚC 2:
- Kẹp cáI que vào lòng bàn tay. Xoay que chạy tới chạy lui thật nhanh. Bạn sẽ thấy con
chim xuất hiện trong cái lồng
- Có thể cho trẻ làm nhiều hình khác nhau: con chim và cái lồng, con khỉ và cành cây..
Thí nghiệm 2: Nến cháy nhờ khí gì?
* Mục đích yêu cầu

- Cần cho trẻ nhận biết không khí xung quanh
- Trẻ nhận biết nến cháy nhờ có khí ôxi. Khi khí ôxi hết thì nến sẽ bị tắt
* Chuẩn bị
- Nến
- Diêm, bật lửa
- Cốc thuỷ tinh: 2 cốc
- 2 miếng giấy bạc: 1 miếng khoét lỗ, 1 miếng không khoét lỗ.
* Tiến hành
BƯỚC 1:
- Cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ dùng của cô đã chuẩn bị
- Hỏi trẻ: Gắn nến vào trong cốc bằng cách nào?
- Sau đó cô châm lửa cho nến cháy

BƯỚC 2 :
- Cô đặt 2 tờ giấy bạc lên miệng 2 cốc có nến đan gcháy
- Cô hỏi trẻ: Chuyện gì sẽ xảy ra với chiếc cốc được đặt miếng giấy bạc có lỗ thủng ? Còn
với tờ giấy bạc không có lỗ thủng thì sao?
- Cho trẻ quan sát hiện tượng xảy ra: Nến ở cốc được đắt tờ giấy bạc có lỗ thủng sẽ tiếp
tục cháy còn nến ở chiếc côc sđược đặt tờ giấy bạc không có lỗ thủng sẽ cháy 1 lúc rồi tắt.
- Giải thích: Nến cháy được là nhờ khí oxi, vì vậy khi đặt tờ giấy bạc không có lỗ thủng
lên cốc thì lượng khí oxi trong cốc cháy hết thì nến tắt. Còn cốc được đặt tờ giấy bạc khoét
thủng 1 lỗ nến vẫn cháy vì cốc đó vẫn được cung cấp oxi
Thí nghiệm 3: Vật chìm, vật nổi

* Mục đích:
- Giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu tìm tòi và khám phá
- Giúp trẻ phát triển khả năng tìm tòi, sáng tạo nghiên cứu tìm ra cái mới tích lũy các
kiến thức
- Rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá các sự vật , hiện tượng.
* Chuẩn bị:
- Các mẫu vật thí nghiệm như xốp bitis, sỏi, miếng nhựa hình con vịt, miếng sắt,
miếng gỗ, bông hoá học, bông y tế, lá cây khô, xốp bọt biển…
Bảng thí nghiệm:
Vật thí
nghiệm


Kết quả

Hình chìm

Hình nổi
- Cách chơi:


Cho trẻ chơi theo nhóm hoặc cá nhân, trẻ cho lần lượt từng đồ vật vào chậu nước và
quan sát xem vật nào nổi, vật nào chìm sau đó ghi lại kết quả vào bảng.
3.2) Biện pháp 2: Sử dụng trò chơi
Trẻ mầm non “ chơi mà học, học mà chơi ”. Sau thời gian trò chuyện, đàm thoại với cô

trẻ được hoạt động, được tham gia vào các trò chơi hứng thú. Qua đó, trẻ không chỉ ngồi
nghe cô nói và trả lời các câu hỏi của cô mà trẻ còn có cơ hội để bộc lộ các hiểu biết của
mình thông qua các trò chơi. Ngoài ra trò chơi còn có tác dụng củng cố, bổ sung và phát
triển thêm các tri thức mà trẻ vừa lĩnh hội, tái tạo lại biểu tượng đã học thông qua những
hoạt động thực tiễn. Do đó trò chơi củng cố trong giừo hoạt động khám phá là rất quan
trọng.Trò chơi càng phong phú đa dạng bao nhiêu thì các tri thức trẻ lĩnh hội càng sâu sắc
và trẻ càng nhớ lâu bấy nhiêu. Dưói đây là một số trò chơI tôi đã tổ chức và thu được kết
quả tốt :


+ Trò chơi 1: “ Tìm nhà cho các con vật’’ sử dụng trong các tiết: Một số con vật nuôi
trong gia đình (gia cầm, gia súc ,vật nuôi nói chung)

* Chuẩn bị: Bút mầu, bàn ghế,mỗi trẻ có một tờ giấy có vẽ hình giống mẫu ở dưới.
* Cách chơi: Trẻ ngồi theo bàn, mỗi trẻ có một tờ giấy giống mẫu ở dưới, trẻ dùng bút nối
con vật ở giữa tương ứng với ngôi nhà của chúng rồi tô màu.Sau khi chơi xong cô nhận
xét kết quả.
* Luật chơi: Thi xem ai tìm được nhiều con đường cho con vật nhất.
+ Trò chơi 2: “Ghép hình con cá’’ sử dụng trong tiết: Tìm hiểu về con cá
* Chuẩn bị: Các chi tiết con vật như đầu, mình, đuôi, vây, nơi hoạt động, thức ăn…2 bảng
gắn,bàn để chi tiết.
* Cách chơi: Chia làm hai đội,số lượng trẻ ở mỗi đội bằng nhau. Khi có hiệu lệnh chơi lần
lượt từng trẻ ở mỗi đội chạy lên tìm một chi tiết con vật của đội mình gắn lên bảng .Kết
thúc trò chơi đội nào ghép được nhiều chi tiết nhất là đội thắng cuộc.

* Luật chơi: . Chơi theo luật tiếp sức, đội nào ghép được nhiều chi tiết nhất là đội thắng
cuộc
+ Trò chơi 3: “Hãy xếp cho đúng’’sử dụng trong các tiết: Bác nông dân, quá trình phát
triển của cây từ hạt, thứ tự các mùa trong năm.
* Chuẩn bị:
-

3 bộ tranh vẽ các giai đoạn phát triển của cây đối với tiết “Quá trình phát triển của cây

từ hạt’’: Hạt – hạt nẩy mầm – cây non – cây trưởng thành.
-

3 bộ tranh về các thời điểm: Làm đất, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch đối với tiết “Bác

nông dân’’.
-

3 bộ tranh vẽ các mùa và đặc điểm của từng mùa: Xuân - hạ - thu - đông.

-

2 bảng, bàn để tranh.

* Cách chơi: Chia làm 2 đội, số trẻ ở mỗi đội bằng nhau.Khi có hiệu lệnh bắt đầu, lần lượt
từng trẻ ở mỗi đội chạy lên tìm một tranh theo đúng thứ tự gắn lên bảng .Đội nào ghép
nhanh và đúng nhất thì đội đó thắng cuộc.
* Luật chơi: Đội nào xếp nhanh và đúng nhất là đội chiến thắng.
+ Trò chơi 4: “Trồng rau đúng luống” sử dụng trong giờ: Một số loại rau



* Chuẩn bị: Một số loại rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả..
- 2 luống cây.
* Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội, nhiệm vụ của mỗi đội phảI chọn loại rau cô yêu cầu trồng
đúng vào luống rau mà cô đã quy định. Thời gian chơi là 1 bản nhạc. Đội nào trồng được
nhiều rau đúng yêu cầu hơn đội đó chiến thắng.
* Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức. Loaị rau trồng sai luống sẽ không được tính.
3.3) Biện pháp 3: Cho trẻ tiếp xúc nhiều với thiên nhiên
Giờ hoạt động ngoài trời là giờ trẻ tích luỹ thêm nhiều kiến thức về tự nhiên: Mây,
mưa , nắng… thì bầu trời thay đổi như thế nào? thời tiết ra sao? Hoặc trong hoạt động có
mục đích” Tìm hiểu về hoa cúc mặt trời” trẻ sẽ biết được tại sao hoa lại có tên như vậy, tôI
đã tìm những bông hoa già có nhị đã kết thành hạt màu đen và lấy cho trẻ xem để trẻ biết
được cây đó lớn lên từ hạt. Sau đó cho trẻ tìm xem những cây con lớn lên từ hạt mọc ở
đâu? Nếu phát hiện ra bồn cây có cỏ thì cho trẻ nhổ cỏ bỏ vào thùng rác. Qua hoạt động
này không chỉ cung cấp kiến thức cho trẻ mà còn giáo dục trẻ ý thức chăm sóc, bảo vệ cây.
Trường tôi còn xây dựng lịch hoạt động tự chọn cho từng lớp vào thời gian cụ thể.
Trẻ lớp tôi rất thích những hoạt động đó. Mỗi lần tổ chức tôi lại suy nghĩ, tìm tòi ra những
hoạt động khác nhau với mục đích cung cấp kiến thức khác nhau làm cho trẻ không chán.
Ví dụ: Hoạt động bể vầy ở tháng 9 hoạt động có mục đích là: Vật thấm nước, vật
không thấm nước. Các góc chơi: Thả thuyền, con vật phun nước, câu cá, mò cua bắt ốc.
Nhưng tháng 10 thì lại phảI tổ chức hoạt động có mục đích khác như: Vật chìm vật nổi,
các góc chơi khác như: Gánh nước tưới cây…
+ Hoạt động cát sỏi, bóng rổ: Tháng 3 hoạt động có mục đích là: Cát đổi màu, cho
trẻ làm tranh cát với cát đã được nhuộm màu thì trẻ sẽ biết thêm được tác dụng của cát
không phải chỉ dùng làm nguyên vật liệu xây nhà. Các góc chơi khác: Kim kỉm kìm kim, ô
tô chở cá đến cho các bạn khác sàng cát, đồ hình con vật, chơi cắp cua bỏ giỏ, ô ăn quan,
nhặt sỏi to, sỏi nhỏ xếp hình quả, hoa…
Tháng tiếp theo tôi lại tổ chức hoạt động có mục đích là: với các góc chơi khác: Xây lâu
đài cát, nhặt sỏi xếp theo ý thích
+ Hoạt động chăm sóc cây: Lần đầu tổ chức sẽ cho trẻ tìm hiểu về cây mình cần
chăm sóc, sau đó cho trẻ tưới nước, nhổ cỏ… cho cây.




×