Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Chất thải nguy hại ngành hóa chất vô cơ cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 52 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
************

BÁO CÁO
Môn học: QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Chủ đề:

HÓA CHẤT VÔ CƠ CƠ BẢN

TPHCM, 11/2012


Chất thải nguy hại ngành hóa chất vô cơ cơ bản

MỤC LỤC
1. TỔNG QUAN NGÀNH HÓA CHẤT.............................................................................2
1.1 Giới thiệu chung.........................................................................................................2
1.2 Hệ thống quản lý CTNH của ngành sản xuất hóa chất cơ bản..................................2
1.2.1 Tình hình kinh doanh và tồn trữ..........................................................................2
1.2.2 Phương thức quản lý hoá chất ..........................................................................2
1.2.3 Tình hình quản lý hoá chất nguy hiểm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai..................4
2. CÁC ĐẶC ĐIỂM Ô NHIỄM LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH SẢN XUẤT HÓA CHẤT
VÔ CƠ CƠ BẢN..................................................................................................................4
2.1 Nguồn phát sinh nước thải..........................................................................................4
2.1.1 Nước thải sinh hoạt..............................................................................................4
2.1.2 Nước thải sản xuất...............................................................................................4
2.2 Nguồn phát sinh khí thải.............................................................................................5
2.3 Nguồn phát sinh chất thải rắn.....................................................................................5
2.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt.........................................................................................5


2.3.2 Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại.........................................................5
2.3.3 Chất thải nguy hại................................................................................................5
2.4 Ô nhiễm do nhiệt........................................................................................................5
2.5 Sự cố rò rỉ hóa chất.....................................................................................................5
3. CHẤT THẢI NGUY HẠI TỪ NGÀNH SẢN XUẤT HOÁ CHẤT VÔ CƠ CƠ BẢN.6
3.1 AXIT SUNFURIC:.....................................................................................................6
3.1.1 Quy trình sản xuất:.............................................................................................6
3.1.2 Chất thải .............................................................................................................8
3.2 AXIT CLOHYDRIC (HCl)........................................................................................9
3.2.1 Quy trình sản xuất:..............................................................................................9
3.2.2 Chất thải ...........................................................................................................11
3.3 XÚT-CLO.................................................................................................................11
3.3.1 . Quy trình sản xuất:..........................................................................................11
3.3.2 Chất thải ............................................................................................................14
3.4 AXIT PHOTPHORIC .............................................................................................14
3.4.1 Quy trình sản xuất:............................................................................................15
3.4.2 Chất thải ............................................................................................................17

i


Chất thải nguy hại ngành hóa chất vô cơ cơ bản
3.5 PHÂN LOẠI CHẤT THẢI NGUY HẠI THEO THÔNG TƯ 12/2011/TT-BTNMT
NGÀY 14 THÁNG 4 NĂM 2011..................................................................................18
4. HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI.................................19
4.1 Hệ thống thu gom và vận chuyển CTNH.................................................................19
4.2 Hệ thống xử lý CTNH .............................................................................................23
4.2.1 Oxy hóa hóa học................................................................................................23
4.2.2 Phương pháp nhiệt ............................................................................................24
4.2.3 Công nghệ ổn định hóa rắn...............................................................................30

4.2.4 Các chất phụ gia thường dùng để ổn định hóa rắn chất thải nguy hại............32
4.3 Quy trình thu gom, vận chuyển và lưu chứa chất thải nguy ại của công ty CP MT
Việt Úc (Vinausen).........................................................................................................35
5. GIỚI THIỆU NHÀ MÁY SẢN XUẤT HÓA CHẤT VÔ CƠ ....................................39
5.1 Thông tin chung về nhà máy....................................................................................39
5.2 Thông tin về hoạt động sản xuất của nhà máy.........................................................39
5.2.1. Nhu cầu nguyên liệu, hoá chất, nhiên liệu:.....................................................39
5.2.2. Nhu cầu cấp nước............................................................................................40
5.2.3. Danh mục thiết bị............................................................................................40
5.2.4. Quy trình sản xuất...........................................................................................43
5.2.5. Loại sản phẩm..................................................................................................47
5 Chất thải rắn.................................................................................................................47
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................49

ii


Chất thải nguy hại ngành hóa chất vô cơ cơ bản
TỒNG QUAN
Hoá chất và sản phẩm hoá chất được sản xuất từ ngành công nghiệp hoá
chất, mang lại nhiều ứng dụng và lợi ích cao cho nền kinh tế, hóa chất là ngành
kinh tế không thể thiếu đối với một nền công nghiệp phát triển, hoá chất được sử
dụng trong nhiều ngành kinh tế: năng lượng, giao thông, công nghiệp, nông
nghiệp, thủy sản, xây dựng, cũng như các hoạt động nghiên cứu khoa học và công
nghệ khác. Đặc biệt trong các ngành công nghiệp như điện tử, cơ khí, giày da,
giấy, bột giấy, in ấn, mạ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chế biến thực phẩm,
thủy sản…thì hoá chất được sử dụng với số lượng lớn cả về số lượng và chủng
loại hoá chất. Sản phẩm hoá chất cơ bản phần nào tạo tiền đề, động lực cho sự
phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng trong mọi lĩnh vực từ các ngành công nghiệp
mũi nhọn, chủ lực, đến các ngành công nghệ cao; có mặt trong hầu hết các sản

phẩm, hàng hoá mà chúng ta đang sử dụng, góp phần không nhỏ nâng cao chất
lượng các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người.
Tuy nhiên, hoạt động hoá chất cũng luôn tiềm ẩn các nguy cơ đe dọa đến
tính mạng, sức khoẻ con người, đến an ninh xã hội và môi trường trong suốt vòng
đời tồn tại của nó. Các tổ chức thế giới đã có nhiều khuyến cáo đối với các quốc
gia trong việc sử dụng hoá chất hợp lý và hiệu quả, nhằm giảm thiểu các nguy cơ
rủi ro cho con người và môi trường từ các hoạt động hoá chất. Các tai nạn cháy nổ,
chết người, bệnh nghề nghiệp, phá hủy môi trường và hàng loạt các vấn đề khác…
cũng phát sinh từ vấn đề sử dụng hoá chất.
Vậy kiểm soát và phòng ngừa hoá chất như thế nào, bảo quản, sử dụng và
biện pháp quản lý chúng ra sao để giảm tác động xấu đến sức khoẻ con người và
môi trường là một vấn đề rất khó khăn và phức tạp.
Quản lý hoá chất, đặc biệt là ngành sản xuất hoá chất vô cơ cơ bản là một
trong những vấn đề ưu tiên quan tâm trong kế hoạch hành động quốc gia về Môi
trường và Phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2000 đã được đề xuất ngay
từ năm 1991. Thế nhưng, hiện nay Quản lý an toàn hoá chất đang là vấn đề thách
thức của thời đại, từ hiện trạng thiếu thông tin, dữ liệu về hoá chất dẫn đến việc
bất cập trong việc quản lý hoá chất, không kiểm soát được rủi ro hoá chất, ô nhiễm
hoá chất gây ra cho sức khoẻ con người và hệ sinh thái.
Đến nay con số về hoá chất sử dụng vào ngành công nghiệp vẫn chưa được
thống kê đầy đủ? loại hoá chất gì? nguồn gốc hoá chất từ đâu? (nhập khẩu hay thị
trường trong nước)? Cách quản lý hoá chất như thế nào? kiểm soát ra sao? đặc biệt
là các hoá chất nguy hiểm. Những tai nạn về hoá chất, những sự cố rò rỉ hoá chất,
cháy nổ và tai nạn lao động, nguyên nhân nào dẫn đến các sự cố….hàng loạt các
câu hỏi trên đến nay còn đang bỏ ngõ và thiếu thông tin.
Từ những vấn đề trên, việc xây dựng một hệ thống quản lý về hoá chất vô
cơ cơ bản là vấn đế hết sức cần thiết.

1



Chất thải nguy hại ngành hóa chất vô cơ cơ bản

1. TỔNG QUAN NGÀNH HÓA CHẤT
1.1 Giới thiệu chung
Hóa chất bao gồm hóa chất hữu cơ và vô vơ.
Hóa chất cơ bản là một chuyên ngành trong cơ cấu của ngành công nghiệp hóa
chất.
1.2 Hệ thống quản lý CTNH của ngành sản xuất hóa chất cơ bản
1.2.1 Tình hình kinh doanh và tồn trữ
Với nhóm kinh doanh hoá chất có 2 loại hình kinh doanh điển hình:
Loại hình 1: Hoá chất nhập khẩu từ nước ngoài, được tồn trữ, bảo quản và
sau đó sang chiết, đóng gói cung cấp tới khách hàng. Các loại dung môi hữu cơ
được nhập từ nước ngoài bằng đường tàu biển và bằng phuy:
Có khoảng 25 sản phẩm dung môi hữu cơ (hoá chất nguy hiểm) các loại với
tổng sản lượng phân phối là 97.859 tấn/năm trong năm 2007, năm 2008 (100.331
tấn/năm) và dự kiến năm 2009 tăng khoảng 30% so với năm 2007 do có sự phát
triển của một số nhóm sản phẩm tăng lên như sản xuất sơn, mực in, gỗ, giày,
ngành sản xuất nệm mút.
Loại hình2: Kinh doanh hoá chất theo hình thức trao tay, không có tồn trữ
hoá chất.
Đối với loại hình mua bán hoá chất này thuộc về các doanh nghiệp TNHH,
tư nhân trong nước. Hoá chất phần lớn được mua từ các doanh nghiệp sản xuất
hoá chất trong nước, một phần nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, sau đó được vận
chuyển thẳng tới khách hàng, hoàn toàn không có kho chứa hoá chất, một số các
hoá chất nhỏ lẻ chưa bán kịp sẽ được để trong nhà kho tạm thời tại văn phòng
công ty, đây là các doanh nghiệp đóng trên địa bàn gần các khu dân cư. Ngoài ra
còn nhiều cửa hàng hoá chất mua bán nhỏ lẻ hộ gia đình, nằm trong khu dân cư.
Đây là thành phần kinh tế ngày càng tăng trong thời gian gần đây, hoá chất được
mua bán trong gia đình, không có kho chứa đúng chức năng, một vấn đề cần phải

được quan tâm, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ con người và môi trường sống xung
quanh.
Với loại hình 2 này, kinh doanh các hoá chất vô cơ cơ bản là chủ yếu và
khá đa dạng với khoảng 40 loại hoá chất nguy hiểm khác nhau với tổng sản lượng
khoảng 14.242 tấn/năm hoá chất vô cơ các loại trong năm 2007, năm 2008
(khoảng 14.961 tấn/năm).
1.2.2 Phương thức quản lý hoá chất
Về phương thức quản lý hoá chất theo từng lĩnh vực và theo từng nhóm
ngành được thể hiện theo sơ đồ khái quát sau:

2


Chất thải nguy hại ngành hóa chất vôQuản
cơ cơlý
bản
theo phân loại
Biện pháp quản lý:
Thử nghiệm xác định nguy hiểm/ không
nguy hiểm, Luật lao động

50.000-70.000 chất thông dụng
có cùng phương thức quản lý
giám sát từ sản xuất – thải bỏ

Phân loại, ghi nhãn, xây dựng
phiếu an toàn, quy chuẩn KTAT
Điều kiện kỹ thuật, quy chuẩn
KTAT, khai báo, báo cáo


~ 4.000 chất nguy
hiểm

Điều kiện kỹ thuật, ĐK thị
trường, quy chuẩn KTAT, khai
báo, báo cáo

Sử dụng có
điều kiện
(không được
sử dụng trong
thực
phẩm/ytế …)

Điều kiện kỹ thuật, KH sự cố, ứng
phó, quy chuẩn KTAT nghiêm ngặt,
khai báo, báo cáo
Các Bộ quản lý về phạm vi,
liều lýợng sử dụng/ giám sát
trong sản phẩm

HC cấm
HC kinh
doanh có ĐK
HC phải có KH
ngăn ngừa sự cố

HC kinh doanh
có điều kiện


Quản lý theo lĩnh vực
Ma túy

Biện pháp quản lý theo nhóm:
Tính toán phân loại, ghi nhãn,
phiếu SDS, kiểm soát chất nguy
hiểm, các quy định KTAT, khai
báo, đăng ký, báo cáo, kiểm tra
giám sát
Luật dược - Bộ Y tế
PL Vệ sinh ATTP – Bộ Y tế
Luật PC ma túy – Bộ Y tế, C. An
Thông tư QL thuốc BVTV – Bộ
NN&PTNT

~ 70.000 sản phẩm hóa
chất thông dụng
Chứa 1 trong ~4000
hóa chất nguy hiểm
VLNC
N
Thực
phẩm

Chất
BVT
V

Xăng
dầu


Dược
phẩm

Như vậy, hiện trạng quản lý trên cho thấy, an toàn hoá chất là vấn đề quan
tâm lớn của Chính phủ, quản lý an toàn hoá chất được coi trọng ở tất cả các lĩnh
vực nhất là đối với công nghiệp, nông nghiệp, y tế…và dần dần các hệ thống văn

3


Chất thải nguy hại ngành hóa chất vô cơ cơ bản
bản này ngày càng được hoàn thiện. Từng nhóm hoá chất sẽ được quản lý theo
quy định của các bộ ngành chức năng có liên quan.
Tuy nhiên, các văn bản dưới luật chưa đồng bộ, chồng chéo, chưa phù hợp
với nguyên tắc quốc tế, thiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn để có căn cứ áp cụ
thể cho việc áp dụng thực thi quản lý an toàn hoá chất. Và vấn đề đặt ra là Bộ
ngành chức năng nào nắm vai trò chủ đạo chính trong vấn đề quản lý hoá chất, các
đối tượng có hoạt động liên quan đến hoá chất nói chung và đặc biệt là hoá chất
nguy hiểm có trách nhiệm và nghĩa vụ như thế nào trong quá trình hoạt động của
mình. Khi xảy ra những sự cố nghiêm trọng liên quan đến hoá chất thì cơ quan
chuyên môn nào chịu trách nhiệm chính để giải quyết và xử lý.
Xuất phát từ hiện trạng và thực tế trên, Bộ Công thương đã chủ trì xây dựng
một bộ luật thống nhất về quản lý hoá chất – Đó là Luật Hoá chất và trong kỳ họp
thứ 2 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Hoá chất có giá trị thực hiện từ
01/7/2008..
1.2.3 Tình hình quản lý hoá chất nguy hiểm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
• Các hoá chất nguy hiểm được sử dụng nhiều ở các ngành như: hoá chất cơ
bản, thuốc trừ sâu, nhuộm, sơn, mực in, điện tử. Bao gồm các nhóm hoá chất như:
Nhóm dễ cháy, nổ; nhóm hoá chất độc; nhóm hoá chất gây phản ứng;

• Các hợp chất, hỗn hợp chất như phụ gia, các chất dẻo, keo dán, thuốc
nhuộm, bột màu…được thể hiện hoàn toàn bằng những tên thương mại.
• Một số các hoá chất cơ bản, các dung môi hữu cơ, hoạt chất thuốc trừ sâu,
phân bón, dược phẩm được thể hiện rõ ràng về tên, thành phần và công thức hoá
học.
• Công tác quản lý an toàn hoá chất tại doanh nghiệp chưa cao về: trang thiết
bị chứa hoá chất, hệ thống nội bộ ngăn ngừa và kiểm soát hoá chất, đội ngũ cán bộ
quản lý chuyên ngành…

2. CÁC ĐẶC ĐIỂM Ô NHIỄM LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH SẢN XUẤT
HÓA CHẤT VÔ CƠ CƠ BẢN
2.1 Nguồn phát sinh nước thải
2.1.1 Nước thải sinh hoạt
Gồm có nước thải từ nhà vệ sinh, nước thải từ nhà ăn và nước thải từ các
hoạt động sinh hoạt khác. Thành phần nước thải thường có hàm lượng cao các
chất hữu cơ (đặc trưng bởi các chỉ tiêu BOD 5, COD), các chất rắn lơ lửng (TSS),
chất dinh dưỡng (N, P), dầu mỡ động thực vật và vi sinh.
2.1.2 Nước thải sản xuất
- Do quá trình sản xuất tại Công ty, nước chủ yếu sử dụng để pha loãng
nguyên liệu.

4


Chất thải nguy hại ngành hóa chất vô cơ cơ bản
- Nước thải phát sinh từ quá trình làm nguội bề mặt bồn chứa, vệ sinh thiết bị
và quá trình rửa bồn chứa định kỳ, ngoài ra còn có nước thải từ quá trình tráng rửa
dụng cụ trong phòng thí nghiệm. Loại nước thải này thường bị ô nhiễm bởi các
chất rắn lơ lửng với pH không ổn định.
2.2 Nguồn phát sinh khí thải

- Hơi hóa chất (axit, xút, dung môi hữu cơ) phát sinh từ quá trình thử nghiệm
của phòng thí nghiệm và trong công đoạn pha loãng, chiết nạp hóa chất vào bình.
- Khí SO2, CO, NO2, VOC, bụi,… có trong khí thải của các phương tiện vận
tải vào ra khuôn viên Công ty để giao nhận hàng và của các phương tiện bốc dỡ
hàng tại Công ty.
2.3 Nguồn phát sinh chất thải rắn
2.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt.
Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: thực phẩm, rau quả dư thừa, túi nilon, giấy,
vỏ lon, vỏ hộp, chai lọ,… phát sinh từ khu nhà ăn và chất thải rắn sinh hoạt từ khu
nhà vệ sinh.
2.3.2 Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại.
Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại bao gồm: Gỗ vụn, chai lọ bằng
nhựa hoặc thủy tinh, can nhựa hỏng
2.3.3 Chất thải nguy hại.
Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất
2.4 Ô nhiễm do nhiệt.
- Công nghệ sản xuất của Công ty chủ yếu là pha loãng và chiết nạp hóa chất nên
không phát sinh nhiệt thừa. Nhiệt độ của khu vực sản xuất chủ yếu bị ảnh hưởng
bởi nhiệt độ của môi trường tự nhiên.
2.5 Sự cố rò rỉ hóa chất
- Do đặc trưng của ngành sản xuất hóa chất, nếu không đảm bảo an toàn trong thao
tác vận hành, kiểm tra, bảo trì máy móc, thiết bị thì rất có khả năng xảy ra sự cố rò
rỉ hoặc đổ hóa chất. Một số nguyên nhân phổ biến như sau:
+ Các thùng (bồn) chứa hóa chất bị rò rỉ do có khiếm khuyết tại nắp đậy hoặc đậy
không chặt;
+ Thao tác vận hành khi pha loãng, chiết tách không đúng quy định;
+ Không cẩn trọng trong công tác vận chuyển hay dịch chuyển các thùng chứa làm
đổ hóa chất ra ngoài.

5



Chất thải nguy hại ngành hóa chất vô cơ cơ bản

3. CHẤT THẢI NGUY HẠI TỪ NGÀNH SẢN XUẤT HOÁ CHẤT VÔ CƠ
CƠ BẢN
3.1 AXIT SUNFURIC:
Axit sunfuric dùng để sản xuất phèn lọc nước, nước đổ bình ắcquy, sản xuất
phân bón, thuốc nhuộm, sơn, dược phẩm, chất dẻo, các sản phẩm gốc sunfat, ….
Riêng axít Sunfuric tinh khiết: được sản xuất theo phương pháp chưng cất
axit Sunfuric kỹ thuật. Dùng trong phòng thí nghiệm, công nghệ điện tử và sản
xuất các sản phẩm chất lượng cao.
3.1.1 Quy trình sản xuất:
- Nguồn nguyên liệu sản xuất axit sunfuric trên thế giới: theo thống kê, sản lượng
axit sunfuric trên thế giới được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu khác nhau như
sau:
+ Đi từ lưu huỳnh: 65%
+ Đi từ khí thải của ngành luyện kim (như SO2, H2S,..): 23%
+ Đi từ quặng pirit: 9%
+ Đi từ các nguồn khác: 3%
- Có 2 phương pháp:
Phương pháp tiếp xúc: dùng vanadi(V) oxyt V 2O5 hoặc K2O làm xúc
tác.
Phương pháp tháp: dùng NO làm xúc tác, xảy ra trong tháp đệm.
+ Phương pháp tiếp xúc cho nồng độ axit cao (98 – 99%), tuy nhiên chi phí cao.
Trong phương pháp tiếp xúc bao gồm: phương pháp tiếp xúc đơn và tiếp xúc kép.
Ngày nay trên thế giới và trong nước sử dụng chủ yếu phương pháp tiếp xúc kép
với xúc tác là V2O5
+ Phương pháp tháp: chi phí đầu tư đơn giản nhưng nồng độ axit chỉ đạt 70 – 75%.
Phương pháp này chỉ được dùng trong trường hợp sản xuất hỗn hợp axit sunfuric

và nitric.
Dù đi từ nguồn nguyên liệu nào thì quá trình sản xuất H2SO4 cũng tiến hành
theo 4 giai đoạn chính:
+ Tạo SO2 bằng cách đốt nhiên liệu chứa S
+ Tinh chế khí (làm sạch tạp chất có trong khí)
+ Chuyển hóa SO2 thành SO3
+ Hấp thụ khí SO3 để tạo ra axit sunfuric (hoặc oleum)

6


Chất thải nguy hại ngành hóa chất vô cơ cơ bản
Khí thải SO2, SO3

Bụi

Chuẩn bị
nguyên liệu

Sản xuất khí
SO2

Bụi Quặng

Xỉ quặng

Tinh chế khí
SO2

Oxy hóa SO2

SO3
à

Bụi, nước thải

Hấp thụ khí
SO3

Hoàn thành
sản phẩm

1. Sản xuất khí SO2:
Thông qua phản ứng đốt cháy nguyên liệu với oxy không khí hoặc khí oxy sạch:
S + O2 = SO2
4FeS2 + 11O2 = 2Fe2O3 + 8SO2
2H2S + 3O2 = 2SO2 + 2H2O
Quá trình đốt nguyên liệu sản xuất khí SO2 được thực hiện trong các lò đốt: lò
nhiều tầng, lò đốt quặng bột, lò lớp sôi, lò cyclon, lò đốt lưu huỳnh (loại nằm
ngang, loại đứng), lò đốt hydrosunfua H2S…
2. Tinh chế khí SO2
Khí ra khỏi lò đốt có thành phần chủ yếu là nitơ (do sử dụng oxy không
khí), khí SO2 (khoảng 10%) ngoài ra còn có chứa rất nhiều bụi và hơi nước. Để
loại bụi ra khỏi sản phẩm khí phải xử lý qua nhiều công đoạn như loại bỏ bụi có
cỡ hạt lớn bằng hệ thống các cyclon khô và ướt, loại bụi trực tiếp bằng các thiết bị
rửa khí, cuối cùng là lọc tĩnh điện để loại bỏ triệt để bụi ra khỏi sản phẩm khí chứa
SO2.
3. Oxy hoá SO2 thành SO3:
Bản chất của quá trình này là oxy hoá SO2 để trở thành SO3:
2 SO2


+ O2 → 2 SO3 ( có xúc tác V2O5)

Khí SO2 được oxy hoá thành SO3 với sự trợ giúp của xúc tác trong thiết bị
chuyển hoá. Thiết bị này gồm 4 lớp xúc tác, trong đó 3 lớp đầu thuộc giai đoạn
chuyển hoá thứ nhất và lớp còn lại thuộc giai đoại chuyển hoá thứ hai. Khí giàu
SO2 có nhiệt độ 430oC đi vào lớp xúc tác thứ nhất. Qua ba lớp xúc tác khoảng 85%
SO2 chuyển hoá thành SO3. Phản ứng chuyển hoá là toả nhiệt và nhiệt này dùng để
gia nhiệt khí SO2 tuần hoàn lại tháp hấp thụ thứ nhất đến nhiệt độ 430 oC và nhiệt
còn lại dùng để gia nhiệt nước cấp cho nồi hơi trong thiết bị tận dụng nhiệt đầu
tiên.
Giai đoạn chuyển hoá thứ hai, đạt được hiệu suất chuyển hoá 99,7% và
nhiệt phản ứng cũng được tận dụng tại thiết bị tận dụng nhiệt thứ hai.

7


Chất thải nguy hại ngành hóa chất vô cơ cơ bản
4. Hấp thụ anhydrit sunfuaric SO3 tạo axit và oleum:
H2SO4 (98,3%)

SO3 (300C)

H2SO4 (96%)

H2O
SO3


SO3


H2O

1

Khói thải (SO2,
SO3, mù axit
H2SO4)

2
Oleum

4

3
H2SO4
(98,3%)

H2SO4
(96%)

H2SO4
70%

Hệ thống hấp thụ ở đây là hệ thống hấp thụ ngược chiều, H 2SO4 thu được từ quá
trình trước được đi qua thiết bị hấp thụ. Sau khi đi qua ống thứ nhất, nồng độ axit
tăng đến 96%,sau lần thứ hai tăng đến 98,3%, sau lần thứ ba tăng đến 99,7%.
- Phản ứng:
n SO3 + H2O = H2 SO4 + (n-1) SO3 .
Tuỳ theo tỉ lệ giữa lượng SO3 và H2O mà nồng độ axit thu được sẽ khác
nhau:

n > 1 là sản phẩm là oleum.
n = 1 sản phẩm là monohydrat (axit sunfuaric 100%).
n < 1 sản phẩm là axit loãng.
Thông thường, người ta có xu hướng sản xuất toàn bộ sản phẩm ở dưới
dạng oleum để bảo quản vận chuyển và sử dụng thuận lợi hơn. Muốn vậy cho hỗn
hợp khí chứa SO3 qua tháp có tưới oleum. Tháp oleum chỉ hấp thụ được một phần
SO3 trong hỗn hợp khí. Hàm lượng SO 3 còn lại trong khí ra khỏi tháp oleum khá
lớn. Do đó để hấp thụ hết SO3 lại phải đưa hỗn hợp tiếp tục qua tháp hấp thụ thứ
hai tưới monohydrat (tháp monohydrat). Đến đây mới kết thúc quá trình hấp thụ
SO3.
Ở đây không dùng nước hấp thụ SO 3 do hàm lượng hấp thụ không được
nhiều, do đó người ta sử dụng oleum hấp thụ SO3 để đạt hiệu suất cao hơn.
3.1.2 Chất thải
3.1.2.1. Khí thải
Khí thải gồm SO2, SO3 và mù axit sunfuric (do SO3 kết hợp với hơi nước
ở nhiệt độ thấp hơn điểm ngưng tụ của SO3) phát sinh phần lớn từ các công đoạn:
tạo khí SO2, tinh chế khí SO2, công đoạn tiếp xúc và quá trình hấp thụ tạo axit
sunfuric. Ngoài ra còn có SO2, CO, CO2 được hình thành trong các quá trình đốt
than, dầu cho lò hơi.

8


Chất thải nguy hại ngành hóa chất vô cơ cơ bản
3.1.2.2. Nước thải
Nước làm nguội trong qua trình hấp thụ SO3, tuy nhiên lượng nước này được
tuần hoàn sử dụng lại (tới 90 - 95% ). Ngoài ra, còn có nước thải do làm vệ sinh
nhà xưởng, nhưng với lượng không đáng kể.
3.1.2.3. Chất thải rắn
Thành phần chủ yếu :

- Các loại xỉ quặng từ các lò đốt quặng, chứa các loại oxit như oxit sắt và oxit tạp
chất khác.
- Quặng rơi vãi trong quá trình vận chuyển nguyên liệu (nếu không được che chắn
kỹ)
- Trong quá trình sản xuất có sử dụng một số loại chất xúc tác. Những chất này chỉ
sử dụng được trong một thời gian, sau đó chúng trở nên trơ, giảm hoặc không còn
khả năng xúc tác. Vì vậy chúng sẽ bị thải ra ngoài như một loại chất thải rắn.
Trong các chất xúc tác đó có V 2O5, là một chất rất độc, làm mắt bị sưng tấy, rát
mũi, cổ họng, ảnh hưởng tới hệ thống hô hấp.
- Do đặc điểm môi trường sản xuất axit, dễ bị rò rỉ các khí axit và mù axit nên các
máy móc trang thiết bị trong nhà máy rất dễ bị ăn mòn, phải được thay thế. Đây
cũng là một nguồn chất thải rắn lớn.
3.2 AXIT CLOHYDRIC (HCl)
HCl là một trong những hóa chất dùng trong nhiều ngành công nghiệp như
sản xuất bột ngọt, nước tương, mạ điện, công nghệ dầu mỏ, tổng hợp các chất hữu
cơ, sản xuất các sản phẩm gốc Clo, ...
3.2.1 Quy trình sản xuất:
Axit HCl được tổng hợp từ khí clo và khí hydro đã làm nguội, ở điều kiện
áp suất dương. Quá trình tổng hợp là phản ứng giữa khí clo và hydro xảy ra trong
tháp tổng hợp theo phản ứng (1). Khí HCl tạo ra được làm nguội và hấp thụ bằng
nước trong thiết bị hấp thụ đệm theo phản ứng (2).
H2 (K) + Cl2
HCl (K) + H2O

2 HCl(K)
HCl.H2O

(1)
(2)


Quá trình phản ứng xảy ra trong tháp diễn ra theo nguyên tắc: khí đi từ dưới
lên nước tưới từ trên xuống tạo ra axit HCl. Axit HCl được đưa sang thiết bị trao
đổi nhiệt bằng nước công nghiệp để làm nguội rồi chảy về thùng chứa. Phần khí
HCl chưa được hấp thụ hết đưa sang hấp thụ lại bằng nước ở thiết bị hấp thụ thải,
phần dịch này có lẫn một phần axit cho qua bể đá để xử lý rồi thải. Axit loãng
nhận được từ tháp thu hồi HCl được đưa trở lại tưới tháp hấp thụ để làm tăng nồng
độ axit đến khi đạt yêu cầu.

9


Chất thải nguy hại ngành hóa chất vô cơ cơ bản

Hình 1: Sơ đồ công nghệ sản xuất HCl từ khí H2 và Cl2 đã làm sạch trước đó.
Dòng khí liên tục vào tháp tổng hợp nhờ hệ thống hút chân không (quạt
hoặc sử dụng hơi hoặc nước có áp lực) đặt sau hấp thụ thu hồi khí HCl. Ra khỏi hệ
thống tháp tổng hợp, axit sản phẩm có nồng độ đạt yêu cầu 31% HCl được chứa
trong bồn chứa bằng composit. Nhiệt sinh ra do phản ứng tổng hợp HCl được tải
đi nhờ hệ thống nước làm nguội.

10


Chất thải nguy hại ngành hóa chất vô cơ cơ bản

Hình 1. Sơ đồ công nghệ sản xuất axit Clohydric kèm theo dòng thải
3.2.2 Chất thải
- Khí thải ra từ quá trình sản xuất gồm hơi HCl, Cl2 và nhiệt sinh ra xấp xỉ
40oC.
- Nước thải chứa axit HCl được sử dụng để sản xuất axit HCl nồng độ 32%.

- Chất thải rắn từ công đoạn sản xuất gồm cặn muối, bùn thải chứa canxi, magiê
và chất không tan khác.
3.3 XÚT-CLO
Xút được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như chất tẩy rửa,
sơn, sản xuất giấy, công nghệ lọc dầu, công nghệ dệt nhuộm, thực phẩm, xử lý
nước, sản xuất các loại hóa chất như Silicat Natri, Al(OH)3, chất trợ lắng PAC, ...
3.3.1 . Quy trình sản xuất:
Toàn bộ dây chuyền sản xuất xút (NaOH) là dựa trên phản ứng điện phân nước
muối (nước cái). Trong quá trình này dung dịch muối (NaCl) được điện phân
thành clo nguyên tố (trong buồng anốt), dung dịch natri hydroxit, và hydro nguyên

11


Chất thải nguy hại ngành hóa chất vô cơ cơ bản
tố (trong buồng catôt). Nhà máy có thiết bị để sản xuất đồng thời xút và clo
thường được gọi là nhà máy xút-clo. Phản ứng tổng thể để sản xuất xút và clo
bằng điện phân là:
2Na + + 2H2O + 2e− → H2 + 2NaOH
Phản ứng điện phân dung dịch muối ăn là:
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2
(Điều kiện: điện phân có màng ngăn)

Hình 3. Sơ đồ công nghệ sản xuất xút kèm theo dòng thải
Quy trình sản xuất được hình thành từ 3 công đoạn sản xuất chính gồm:
- Công đoạn tinh chế nước muối
Muối nguyên liệu có hàm lượng NaCl khoảng 90%, chứa một số tạp chất như Ca 2+,
Mg2+, SO42-, các tạp chất cơ học như đất, cát…gây ảnh hưởng xấu đến quá trình
điện phân, làm giảm hiệu suất của quá trình. Do vậy, nhiệm vụ của công đoạn này
là làm sạch muối công nghiệp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cho công đoạn điện phân

tiếp theo.
Muối nguyên liệu được hoà tan bằng nước muối thu hồi của công đoạn cô đặc và
được sục hơi nóng để tăng tốc độ hoà tan. Nước muối đi từ dưới lên qua cột muối

12


Chất thải nguy hại ngành hóa chất vô cơ cơ bản
đạt nồng độ 310 - 315 g/l (gần bão hoà). Tiếp đó các ion Ca 2+, Mg2+, SO42- có ảnh
hưởng xấu đến quá trình điện phân được kết tủa bằng Na 2CO3, BaCl2, NaOH theo
phương trình :
SO42- + BaCl2 ---- > BaSO4 + 2ClCa2+ + Na2CO3 ---> CaCO3 + 2Na+
4 Mg2+ + NaOH ---> Mg(OH)2 + 2Na+
Kết tủa cùng với tạp chất không tan được loại khỏi nước muối nhờ thiết bị
lắng trong. Sau khi lắng trong, nước muối được đưa tới khâu xử lý nước muối thứ
cấp. Tại đây chất không tan còn lại trong nước muối được tiếp tục loại bỏ bằng
cột lọc antraxit. Sau đó nước muối được trung hoà, gia nhiệt và khử các ion Ca 2+,
Mg2+, Al3+.... bằng cách cho đi qua cột trao đổi ion. Nước muối sau khi ra khỏi cột
trao đổi ion có độ tinh khiết rất cao sẽ được bơm lên thùng cao vị trước khi cấp
vào thùng điện giải.
- Công đoạn điện phân
Mục đích của công đoạn này là sản xuất ra xút lỏng, khí clo và khí hydro.
Nước muối đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật từ công đoạn nước muối được bơm lên
thùng cao vị rồi xuống thiết bị trao đổi nhiệt, tại đây được nâng nhiệt độ lên 80 90oC sau đó chuyển xuống thùng điện phân. Tại đây, dưới tác dụng của dòng điện
một chiều quá trình điện phân xảy ra theo phản ứng:
2NaCl + 2H2O ----> 2NaOH + Cl2 + H2
Xút sau khi ra khỏi thùng điện phân có nồng độ 10% và lượng muối còn nhiều do
hiệu suất phân huỷ muối khoảng 50%, dung dịch xút loãng này được bơm sang
thùng chứa của công đoạn cô đặc.
- Công đoạn cô đặc

Mục đích của công đoạn này là nâng cao nồng độ NaOH và tách thu hồi lượng
muối trong dung dịch xút.
Dung dịch xút loãng được bơm cấp vào thiết bị cô đặc có ống tuần hoàn trung tâm.
Tại đây, dung dịch điện phân loãng đi trong ống, hơi nóng có nhiệt độ cao đi ngoài
ống cấp nhiệt làm bốc hơi nước trong dịch nâng cao nồng độ xút.
Mặt khác, để thu hồi lượng muối có trong dung dịch xút, dùng bơm tuần hoàn qua
cyclon lỏng tách muối. Dung dịch xút đạt nồng độ được làm lạnh và đưa về thùng
chứa.
Lượng xút và muối sau khi tách ở cyclon lỏng được đưa xuống thùng lọc muối.
Tại đây, dùng nước rửa hết lượng xút kéo theo rồi dùng khí nén lượng dịch rửa
nén ra thùng chứa dịch xút để vào cô đặc lại. Lượng muối tinh thể nằm trong
thùng lọc được hoà tan bằng nước rồi nhờ khí nén, nén sang công đoạn nước muối
để hoà tan muối nguyên liệu.
Hiện nay có nhiều công nghệ sản xuất NaOH. Điểm phân biệt giữa các công nghệ
này là ở phương pháp ngăn cản không cho natri hydroxit và khí clo lẫn lộn với
nhau, nhằm tạo ra các sản phẩm tinh khiết.

13


Chất thải nguy hại ngành hóa chất vô cơ cơ bản
• Buồng điện phân kiểu thủy ngân: Trong buồng điện phân kiểu thuỷ ngân thì
không sử dụng màng hoặc màn chắn mà sử dụng thuỷ ngân như một phương tiện
chia tách.
• Buồng điện phân kiểu màng chắn: Trong buồng điện phân kiểu màng chắn,
nước muối từ khoang anôt chảy qua màng chia tách để đến khoang catôt; vật liệu
làm màng chia tách là amiang phủ trên catôt có nhiều lỗ.
• Buồng điện phân kiểu màng ngăn: Trong buồng điện phân kiểu màng ngăn thì
màng chia tách là một màng trao đổi ion.
3.3.2 Chất thải

- Khí thải: chủ yếu là khí clo (từ công đoạn điện phân), HCl và khí clo từ công
đoạn tổng hợp HCl.
- Nước thải: nước thải là từ vệ sinh thiết bị, nhà xưởng của các phân xưởng sản
xuất, nước thải từ phòng thí nghiệm
- Chất thải rắn: quá trình sản xuất xút – clo phát sinh chất thải là cặn muối (bùn) từ
quá trình rửa muối. Thành phần của bùn thải chủ yếu là các hợp chất canxi, magiê
và chất không tan khác. Ngoài ra, chất thải rắn còn là các bao bì đựng soda, bari
clorua, chất trợ lắng.
3.4.1. Quy trình sản xuất Clo, Xút, Axit HCl kết hợp.

Hình 3: Sơ đồ quy trình sản xuất Clo, xút, axit HCl kết hợp
3.4 AXIT PHOTPHORIC
Axit Photphoric kỹ thuật: được sản xuất từ nguyên liệu Photpho vàng theo phương
pháp nhiệt.
Dùng trong sản xuất phân bón, xử lý nước, xử lý bề mặt kim loại, hương vị trong
nước ngọt, sản xuất dược phẩm, sản xuất các sản phẩm gốc photphat,...
Axit Photphoric thực phẩm: được sản xuất từ Axit photphoric kỹ thuật.

14


Chất thải nguy hại ngành hóa chất vô cơ cơ bản
3.4.1 Quy trình sản xuất:
Có hai phương pháp sản xuất axit photphoric:
- Phương pháp ướt: Quặng photphat phản ứng với axit sunfuric.
- Phương pháp khô: Quặng photphat cùng với SiO 2 được gia nhiệt trong lò điện,
dùng than khử thành photpho sau đó được oxy hoá và hydrat hoá.
Đối với quặng photphat của Việt nam, phương pháp ướt được lựa chọn do chi phí
sản xuất thấp hơn.
Trong phương pháp ướt, axit photphoric được tạo ra do phản ứng giữa axit

sunfuric (H2SO4) với quặng photphat. Quặng phot phat được sấy, nghiền cho tới
khi 60 - 70% hạt quặng có kích thước nhỏ hơn 0,15 mm và sau đó được đưa liên
tục vào thiết bị phản ứng với axit sunfuric. Phản ứng còn kết hợp canxi trong
quặng phot phat với sunfat tạo thành CaSO 4, hay được gọi là gíp. Gíp được tách ra
khỏi dung dịch phản ứng bằng cách lọc.
Phản ứng hoá học chính để sản xuất axit photphoric bằng phương pháp ướt như
sau:
Ca3(PO4) + CaF2 + 10H2SO4 → 6H3PO4 + 10CaSO4 + nH2O +2HF
Axit photphoric được thu hồi bằng cách lọc và tách ra khỏi bùn tạo thành khi phân
huỷ hai lần quặng photphat bằng axit sunfuric.
Trong quá trình phản ứng, tinh thể gíp bị kết tủa và được tách ra khỏi axit bằng
quá trình lọc. Các tinh thể được tách ra cần phải được rửa để thu hồi được ít nhất
99% axit photphoric trong phần lọc được.
Như vậy, quá trình sản xuất axit photphoric gồm 5 công đoạn như sau:
- Công đoạn 1 : Chuẩn bị bùn quặng
Quặng photphat được đưa tới hố bùn quặng qua cân cấp lượng không đổi.
Trong hố quặng photphat được trộn với nước để chuẩn bị bùn quặng với nồng độ
gần 40% trọng lượng.
- Công đoạn 2 : Phân huỷ
Bùn quặng photphat được cấp vào thiết bị trộn sơ bộ và bị phân huỷ một phần
bằng axit sunfuric được pha loãng từ (98% đến 70 - 80% trọng lượng) và axit
photphoric lấy ra từ công đoạn lọc.
Bùn photphat trên và hỗn hợp axit được chuyển tới thiết bị phân huỷ photphat để
tạo thành axit photphoric.
Điều khiển nhiệt độ bằng cách thổi không khí trên bề mặt bùn qua một số ống và
giữ nhiệt khoảng 85-90oC, có khoảng 80% photphat được phân huỷ.
Axit photphoric ngậm 1/2 nước là chất không ổn định được đưa vào công đoạn
tiếp theo.
- Công đoạn 3: Kết tinh


15


Chất thải nguy hại ngành hóa chất vô cơ cơ bản
Ra khỏi thiết bị cuối cùng, bùn nóng được đưa khỏi thiết bị kết tinh liên tục qua
máng chảy tràn trong thiết bị kết tinh được làm nguội giữ ở nhiệt độ 55 -60oC bằng
cách thổi không khí để đạt nhiệt độ bùn tối ưu cho kết tinh và hydrat hoá gíp ngậm
1/2 H2O chuyển thành gíp ngậm 2H2O.
Cuối cùng thu được axit photphoric chứa 28 - 30% P 2O5 và gíp ngậm 2H2O có
chất lượng mong muốn.
- Công đoạn 4: Lọc
Ra khỏi thiết bị kết tinh, bùn được bơm đi lọc gồm 3 bậc lọc để tách bùn ra khỏi
axit photphoric lẫn gíp.
Axit sản phẩm là nước lọc 1 của bậc lọc thứ 1 được chứa trong thùng và chuyển
tới công đoạn cô đặc. Nước lọc 2 của bậc lọc lần 2 là axit nồng độ trung bình được
chuyển tới công đoạn phân huỷ được gọi là axit tuần hoàn. Sau khi điều chỉnh
nồng độ P2O5 bằng cách thêm vào 1 lượng nhỏ của nước lọc lần 1.
Nước lọc 3 từ bậc lọc thứ 3 được dùng làm nước rửa cho bậc lọc 2. Nước lọc 4
được dùng làm nước rửa cho bậc lọc 3. Bã gíp ướt được chuyển tới bãi chất đống
gíp ở bên ngoài băng tải.
- Công đoạn 5 : Cô đặc axit
Thiết bị có 2 cụm cô đặc gồm buồng bốc hơi, bơm tuần hoàn cho buồng bốc
hơi, bộ phận gia nhiệt và máy tạo chân không.
Axit tuần hoàn được gia nhiệt khi nó qua các ống của bộ phận gia nhiệt và nước
trong axit được bay hơi trong buồng bốc hơi.
Nguồn nhiệt cung cấp cho bộ phận gia nhiệt là hơi nước áp suất thấp buồng bốc
hơi duy trì chân không nhờ hệ thống tạo chân không. Khí flo bay hơi trong khi cô
đặc được thu hồi ở dạng dung dịch 20% H2SiF6 (theo trọng lượng) bằng tháp rửa
khí flo.


16


Chất thải nguy hại ngành hóa chất vô cơ cơ bản

Hình 2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất axit Photphoric ( theo công nghệ
bản quyền của Prayon-Mark IV – Bỉ)
3.4.2 Chất thải
- Khí thải chủ yếu là HF và SiF4 (từ phản ứng giữa H2SO4 với quặng
apatít để tạo H3PO4, từ thiết bị ngưng tụ và từ bể chứa gíp). Ngoài ra còn có khí
flo thoát ra trong quá trình sản xuất.
- Nước thải:
+ Nước làm nguội từ công đoạn cô đặc axit photphoric có chứa hợp chất flo
và axit photphoric. Nước thải này được sử dụng trong sản xuất axit photphoric.
+ Nước thải ra môi trường chính là từ thiết bị làm mềm nước, từ bãi gíp, từ
phòng thí nghiệm và từ vệ sinh nhà xưởng.
- Chất thải rắn là gíp với thành phần chính là thạch cao CaSO4 .2H2O.
CaO : 41,1 % khối lượng;
F

: 0,2 % khối lượng;

17


Chất thải nguy hại ngành hóa chất vô cơ cơ bản
SiO2 : 8,4 % khối lượng;
Fe2O3: 0,1 % khối lượng;
Al2O3: 0,1 % khối lượng;
MgO : 0,04 % khối lượng;

P2O5 : 1,0 % khối lượng;
H2O : 18,1 % khối lượng;
Độ ẩm: 22 % khối lượng.
Ngoài ra, trong bã thải gíp còn có các tạp chất có trong quặng photphat như cadmi,
chì, nhôm, flo, radium và axit photphoric.
3.5 PHÂN LOẠI CHẤT THẢI NGUY HẠI THEO THÔNG TƯ 12/2011/TTBTNMT NGÀY 14 THÁNG 4 NĂM 2011
Chất thải nguy hại từ quá trình sản xuất các hoá chất vô cơ cơ bản được phân loại
theo danh mục sau:

18


Chất thải nguy hại ngành hóa chất vô cơ cơ bản
Stt

Nguồn phát sinh

Mã CTNH

Do rò rỉ từ thùng chứa
hay đường ống dẫn

02 01 01

- Quá trình đốt quặng
- Xỉ quặng chứa các loại oxit như oxit
sản xuất SO2
1.2 sắt và oxit tạp chất khác.
- Quá trình vận chuyển
nguyên liệu


02 04 03

1

Tên chất thải
Từ sản xuất Axit sunfuric

1.1 Axit sunfuric thải

Xúc tác Vanadi ôxit V2O5

Quá trình oxy hoá SO2
để trở thành SO3

2

Axit clohydric thải

Do rò rỉ từ thùng chứa
hay đường ống dẫn

3

Từ sản xuất Axit photphoric

3.1 Axit photphoric thải

-Do rò rỉ từ thùng chứa
hay đường ống dẫn


02 01 02

02 01 04

- Trong bã gíp
3.2 Bã gíp

Từ công đoạn phân hủy
quặng photphat

02 04 03

4

Natri hydroxit thải

Do rò rỉ từ thùng chứa
hay đường ống dẫn

02 02 01

5

Bùn thải

Từ xử lý nước thải

02 05 01


6

Giẻ lau dính dầu, mỡ bôi trơn

Trong quá trình bão
dưỡng thiết bị

18 02 01

4. HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
4.1 Hệ thống thu gom và vận chuyển CTNH
Chất thải nguy hại được vận chuyển từ nơi phát sinh đến nơi xử lý hay thải bỏ. Việc vận
chuyển là không thể tránh khỏi vì vậy vấn đề quan tâm hàng đầu trong quá trình vận
chuyển là đảm bảo an toàn trong suốt lộ trình vận chuyển cho dù là vận chuyển bằng
đường bộ, đường hàng không hay đường thủy.
Để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển hai vấn đề được đặt ra là sẽ chở
chung những loại chất thải nguy hại nào với nhau và lộ trình nên chọn như thế nào là an
19


Chất thải nguy hại ngành hóa chất vô cơ cơ bản
toàn nhất. Việc lựa chọn vận chuyển chung chất thải nguy hại góp phần giảm được số lần
vận chuyển và giải quyết nhanh chóng lượng chất thải nguy hại phát sinh tại các nhà
máy.
Tuy nhiên không phải chất thải nào cũng được vận chuyển chung với nhau vì như vậy sẽ
làm tăng nguy cơ cháy nổ trong chính khối chất thải được vận chuyển. Vì vậy khi vận
chuyển chất thải nguy hại cũng nên theo nguyên tắc như trong khi lưu giữ chất thải nguy
hại. Có thể tham khảo TCVN 5507-1991 để tìm hiểu thêm.
Xe vận chuyển chất thải thường sử dụng các xe chuyên dùng với cấu tạo và thiết kế đặc
biệt nhằm tránh các sự cố có khả năng xảy ra trong quá trình vận chuyển. Một số dạng xe

thường được dùng trong vận chuyển chất thải nguy hại như sau (hình 5.4).

Bồn chứa chất lỏng không áp

Bồn chứa chất lỏng áp suất thấp

20


Chất thải nguy hại ngành hóa chất vô cơ cơ bản
Bồn chứa áp suất cao

Thùng chứa hàng

Thùng chứa hàng nhiều ngăn
Hình: Một số dạng xe thường được dùng trong vận chuyển chất thải nguy hại
Vật liệu làm bồn chứa có thể là thép không rỉ, thép cạc bon, thép hợp kim tùy thuộc vào
loại chất thải được chứa.
Lộ trình vận chuyển phải được hoạch định (lựa chọn) sao cho tránh tối đa các sự cố giao
thông và ô nhiễm môi trường. Tuyến vận chuyển chất thải thường được chọn sao cho
ngắn nhất, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với khu dân cư, khu vực có nguồn nước
dùng cho sinh hoạt, không đi qua các giao lộ lớn, nhiều xe và đông người qua lại. Thời
điểm vận chuyển không nên trùng với các giờ cao điểm và rút ngắn tối đa thời gian vận
chuyển.
Bảng . Một số vật liệu dùng để chế tạo thùng chứa và loại chất thải tương ứng
Vật liệu Loại chất thải
MC-306 (MC-300, 301, 302, 303, Chất thải lỏng dễ cháy (ví dụ: xăng dầu)
305)
Khí nén
MC-307 (MC-304)


Chất lỏng dễ cháy, độc nhóm B có áp suất bay hơi
trung bình (ví dụ: toluene)

MC-331 (MC-310, 311)

Chất có tính ăn mòn (ví dụ: dung dịch HCl, NaOH)

21


Chất thải nguy hại ngành hóa chất vô cơ cơ bản
MC-331 (MC-330)

Khí hóa lỏng (ví dụ: Cl2, NH3)

MC – 338

Khí hóa lỏng giữ ở nhiệt độ thấp (ôxy, mê tan)

4.1.1 Vận chuyển bằng đường bộ
Chất thải nguy hại nên được vận chuyển trong thùng chứa an toàn và chắc chắn trên
tuyến đường vận chuyển. Tất cả các chất thải nguy hại nên được sắp xếp gọn gàng và
buộc chặt để tránh sự dịch chuyển tự do của chất thải. Những xe chở chất thải thuộc
nhóm 1, nhóm 7 và nhóm 2 nên đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
- Vỏ bồn phải được làm bằng vật liệu thích ứng với môi trường chuyên chở
- Thùng chứa phải có cấu trúc thỏa mãn tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN hoặc của Thế giới
- Kết cấu và thiết kế của bồn chứa cần phải chú ý đến khả năng chịu nhiệt, áp lực, tải
trọng
- Các thiết bị hỗ trợ như an toàn, kỹ thuật sắp xếp hợp lý, phương án bảo vệ an toàn

chống lại những rủi ro gây nguy hiểm khi vận chuyển
- Mỗi thùng chứa phải phân chia khu để thuận tiện cho việc sắp xếp khối lượng hàng lớn
và dễ kiểm tra
- Tất cả các thùng chứa có liên hệ nên được làm dấu nổi bật, và dây buộc chúng nên là
vật liệu phù hợp
- Tất cả các thùng chứa nên được chất theo phương pháp giảm nhẹ áp lực một cách phù
hợp.
- Vỏ thùng chứa phải được kiểm định 2 lần (trước khi đưa vào sử dụng và theo định kỳ
như qui định)
4.1.2 Vận chuyển bằng đường hàng không
Khi vận chuyển chất thải bằng đường hàng không, ngoài các vấn đề cần xem xét như
trong vận chuyển bằng đường bộ cần phải quan tâm đến các điều kiện khác gây tác động
đến độ an toàn của vận chuyển đặc biệt là sự thay đổi áp suất. Nói chung phải tuân thủ
các qui định đối với chất thải nguy hại của Tổ Chức Vận Chuyển Hàng Không Dân
Dụng Quốc Tế –IATA.
4.1.3 Vận chuyển bằng đường biển
Ngoài việc vận chuyển bằng đường bộ, đường hàng không, việc vận chuyển bằng đường
biển cũng tăng đáng kể. Việc vận chuyển bằng đường biển cũng được qui định chặt chẽ
nhằm tránh các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra gây nguy hại đến con người, tàu và môi
trường sinh thái. Khi vận chuyển bằng đường biển ngoài các tiêu chuẩn về mặt môi
trường cần phải tuân thủ theo các qui định của Tổ Chức Hàng Hải Quốc Tế –IMO.
- Khi vận chuyển bằng đường biển, chủ vận chuyển phải có ý thức trách nhiệm giữ gìn
cẩn thận lô hàng. Phải có danh sách hàng hóa hay bảng kê khai chỉ ra vị trí của hàng hóa
hay chất thải trên tàu.
- Chất thải phải được sắp xếp gọn gàng bố trí tuân thủ các điều kiện như được nêu trong
phần lưu giữ chất thải.
22



×