Tải bản đầy đủ (.docx) (153 trang)

Giáo án LS 9 năm 20162017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.56 KB, 153 trang )

Giáo án Lịch sử 9

Năm học : 2016 - 2017

Tuần:1
Tiết: 1
Phần một:
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1914 ĐẾN NAY
CHƯƠNG I: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
THỨ HAI
BÀI 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945
ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỶ XX
Lớp dạy

Ngày soạn

9A
9B
9C

10/08/2016

Ngày dạy
17/08/2016

Nhanh

Tiến độ thực hiện
Đúng
Chậm
x


x
x

Lý do

I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- HS biết tình hình Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 qua hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1945- giữa những năm 1970 của thế kỉ XX:

- HS hiểu:
* Liên Xô:
- Công cuộc khôi phục kinh tế từ sau chiến tranh ( 1945-1950).
- Những thành tựu xây dựng CNXH
* Đông Âu:
- Thành lập nhà nước dân chủ nhân dân -Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và những thành tựu
chính.
+ Giai đoạn từ giữa những năm 1970 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- Giai đoạn khủng hoảng dẫn đến sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa
ở Đông Âu.
- HS vận dụng để đánh giá những thành tựu đạt được và một số sai lầm, hạn chế của Liên Xô và
các nước XHCN ở Đông Âu.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích và nhận định các sự kiện các vấn đề lịch sử.
3. Về thái độ -Tình cảm:
Khẳng định thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và các
nước Đông Âu. Ở những nước này đã có thay đổi căn bản và sâu sắc. Đó là những sự thật lịch sử.
- Mặc dù ngày nay tình hình đã không tránh khỏi có lúc bị gián đoạn tạm thời, mối quan hệ hữu
nghị truyền thống giữa nước ta và Liên Xô, các nước cộng hoà thuộc Liên Xô trước đây, cũng
như các nước Đông Âu vẫn được duy trì và gần đây có những bước phát triển mới. Cần trân trọng

mối quan hệ truyền thống quí báu đó, nhằm tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, đẩy mạnh sự hợp
tác phát triển, thiết thực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước ta.
II. Chuẩn bị
GV : Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập cho
HS.
Chương trình của giáo viên, bản đồ Liên Xô (Đông Âu, Châu Âu).Tranh ảnh tiêu biểu về Liên Xô
giai đoạn 1945-1970, SGK, SGV, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng.
HS : Sách giáo khoa, Sưu tầm tài liệu , tranh ảnh trong thời kì này.
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ:

1

39

Giáo viên: Vũ Văn Thông

.

Trường THCS Đoàn lập


Giáo án Lịch sử 9

Năm học : 2016 - 2017

- Lớp 8 các em đã học đến thời kì nào của lịch sử thế giới?
2. Hoạt động khởi động
Sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô bị thiệt hại nặng nề và to lớn về người và của. Để hồi
phục và phát triển kinh tế, đưa đất nước tiến lên, phát triển khẳng định vị thế của mình đối với

các nước tư bản , đồng thời để có đủ điều kiện giúp đỡ các phong trào các mạng thể giới Liên Xô
phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH điều đó diễn ra như thế nào? Bài
hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
3. Hoạt động tìm hiểu kiến thức mới :
HOẠT ĐỘNG 1 : CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ SAU CHIẾN TRANH (1945 -1950)
HĐ CỦA THẦY
- GV treo bản đồ Liên Xô, yêu cầu 1 HS lên
bảng xác định vị trí của Liên Xô, nêu những
hiểu biết về Liên Xô về S, dân số. GV nhận
xét và bổ sung
- GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu bài
theo 2 ý :
* Hoàn cảnh lịch sử :
H. Sự thiệt hại của Liên Xô sau chiến tranh
thế giới thứ 2? Nhận xét sự thiệt hại đó ?
=> GV nhấn mạnh về sự thiệt hại của Liên
Xô.
H. Nhiệm vụ của Liên Xô trước tình hình
đó ?
* Thành tựu :
H. Công cuộc khôi phục kinh tế đã diễn ra và
đạt được kết quả như thế nào ?
H. Em có nhận xét gì về tốc độ tăng trưởng
kinh tế và nguyên nhân của sự phát triển đó ?

HĐ CỦA TRÒ
- 1 HS xác định, cả lớp theo dõi

- HS đọc SGK
- HS nêu số liệu cụ thể


- HS: Khôi phục lại nền kinh tế

NỘI DUNG
1. Công cuộc khôi phục kinh tế
sau chiến tranh (1945 -1950)
- Hoàn cảnh lịch sử :
+ Chịu hậu quả nặng nề do chiến
tranh thế giới thứ 2 gây ra
+ Đảng và nhà nước LX đề ra kế
hoạch khôi phục kinh tế
- Thành tựu :
+ Công nghiệp :
+ Nông nghiệp :
+ Khoa học - Kỹ thuật :
=> Tốc độ tăng trưởng kinh tế
nhanh chóng

- HS nêu kết quả với số liệu cụ thể
- HS thảo luận theo nhóm bàn

HOẠT ĐỘNG 2 : TIẾP TỤC XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT - KỸ THUẬT CỦA CNXH TỪ
1950 ĐẾN NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỶ XX
- GV giải thích cho HS k/n “ Thế nào là xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH”
- GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu bài
theo 2 ý :
+ Hoàn cảnh lịch sử : (Gv chia lớp thành 4
nhóm yêu cầu HS thảo luận)
H. Liên Xô xây dựng cơ sở vật chất trong

hoàn cảnh nào ?
+ Thành tựu :
H. Ý nghĩa của những thành tựu đó ?
- GV liên hệ với VN
- GV yêu cầu HS quan sát bức hình 1/ SGK
H. Em biết gì về vệ tinh nhân tạo do LX
phóng lên vũ trụ ? Việc LX phóng thành
công vệ tinh nhân tạo nói lên điều gì ?
- GV miêu tả lại nội dung bức hình
H. Em có nhận xét gì về những thành tựu
KH-KT mà nhân dân LX đạt được trong
công cuộc xây dựng CNXH ?

- HS lắng nghe
- HS đọc SGK
- HS thảo luận theo nhóm, đại diện các
nhóm trình bày, các nhóm nhận xét bổ
sung
- HS nêu theo từng lĩnh vực
- HS nêu
- HS nghe
- HS quan sát
- HS trình bày

2. Tiếp tục công cuộc xây dựng
cơ sở vật chất - kỹ thuật của
CNXH (từ năm 1950 đêếnđầu
những năm 70 của thế kỷ XX)
- Hoàn cảnh lịch sử :
+ Luôn bị các nước P. Tây chống

phá cả về kinh tế, chính trị, quân
sự
+ Phải chi phí lớn cho quốc
phòng, đẻ bảo vệ an ninh và
thành quả của công cuộc xây
dựng CNXH
- Thành tựu :
+ Kinh tế :
+ KH -KT :
+ Đối ngoại :
=> Uy tín chính trị và dịa vị quốc
tế của LX được đề cao , LX trở
thành chỗ dựa cho hoà bình TG

- HS quan sát và lắng nghe
- HS: Chứng tỏ LX là một nước hùng
mạnh trên thế giới

Liên Xô là nước thiệt hại nặng nề nhất sau chiến tranh thế giớithứ nhất nhưng chỉ sau một thời
gian ngắn. Liên Xô đã hoàn thành được công cuộc khôi phục kinh tế, công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Liên Xô đã chúng minh được tính chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội, đồng thời thể
hiện được tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân Liên Xô.

2

39

Giáo viên: Vũ Văn Thông

.


Trường THCS Đoàn lập


Giáo án Lịch sử 9

Năm học : 2016 - 2017

IV. Củng cố
Bài tập ở lớp
1. Điền sự kiện
a. 1945-1950...........
b. 1951-1955………
c. 1950-1975………
d. 1949…………….
e. 1957…………….
f. 1961 …………….
2. Chọn đáp án đúng nhất
- Ga-ga-rinlà người:
A. đầu tiên bay vào vũ trụ.
B. đầu tiên đặy chân lên mặt trăng.
C. bay vòng quanh sao Mộc.
D. bay vòng quanh trái đất.
V. Giao bài tập về nhà
1. Học thuộc bài làm bài tập trong sách giáo khoa.
2. Đọc mục II, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ CNXH ở Đông Âu?
- Em suy nghĩ gì về sự sụp đổ CNXH ở LX và Đông Âu?
*******************************
Tuần:2

Tiết :2
BÀI 2
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70
ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX.
Lớp dạy

Ngày soạn

9A
9B
9C

10/08/2016

Ngày dạy
24/08/2016

Nhanh

Tiến độ thực hiện
Đúng
Chậm
x
x
x

Lý do

I. Mục tiêu
1. Về kiến thức :

- HS biết được những nét chính của quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô Viết (từ
nửa sau những năm 70 dến năm 1991)và các nước XHCN ở Đông Âu .
- HS hiểu được nguyên nhân của khủng hoảng và sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và các nước ở
Đông Âu.
2. Về kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, nhận định và so sánh các vấn đề lịch sử..
3. Về thái độ - Tình cảm
Qua kiến thức của bài học, giúp học sinh thấy rõ khó khăn, phức tạp, thậm chí là thiếu sót, sai
lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước nước Đông Âu. (Vì đó là con
đường hoàn toàn mới mẻ, chưa có tiền lệ trong lịch sử, mặt khác là sự chống phá gay gắt của các
thế lực thù địch).
- Với những thành tựu thu được trong công cuộc đổi mới mở cửa của nước ta gần 20 năm qua,
bồi dưỡng và củng cố cho HS, niềm tin tưởng vào thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước theo định hướng XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
II. Chuẩn bị

3

39

Giáo viên: Vũ Văn Thông

.

Trường THCS Đoàn lập


Giáo án Lịch sử 9

Năm học : 2016 - 2017


GV : Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập cho HS.
Chương trình của giáo viên, SGK, SGV, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức - kĩ năng, lược đồ
Liên Xô (Đông Âu, Châu Âu).Tranh ảnh tiêu biểu về Đông Âu, Liên Xô.
HS : Sách giáo khoa, Sưu tầm tài liệu , tranh ảnh trong thời kì này.
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ:
a, Hoàn cảnh ra đời của các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu?
b, Cơ sở của việc hình thành hệ thống XHCN ?
2. Hoạt động khởi động mới :
Chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã đạt được những thành tựu nhất định về mọi
mặt.Tuy nhiên nó cũng bộc lộ những hạn chế, sai lầm và thiếu sót. Cùng với sự chống phá của
các thế lực đế quốc bên ngoài. XHCN từng tồn tại và phát triển hơn 70 năm đã khủng hoảng và
tan rã, để tìm hiểu nguyên nhân của sự tan rã đó như thế nào? Quá trình khủng hoảng và tan rã ra
sao ? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
3. Hoạt động tìm hiểu kiến thức mới :
HOẠT ĐỘNG 1 : SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT
HĐ CỦA THẦY
- GV cho HS thảo luận nhóm : Tình hình
Liên Xô giữa những năm 70 đến 1985 có
điểm gì nổi cộm ?. GV nhận xét, bổ sung và
kết luận
- GV yêu cầu HS quan sát H3/SGK và mô tả
lại bức hìnấiu đó GV mô tả lại
H. Bức ảnh cho ta biết những thông tin gì về
LX trong những năm 90 của TKXX ?
+ GV yêu cầu 1 HS nhận xét về cuộc biểu
tình sau đó GV kết luận
H. Hãy cho biết mục đích và ND của công
cuộc cải tổ ?


- GV yêu cầu HS nhận xét về nội dung cải tổ
do Goóc-ba-chốp đề ra (So sánh giữa lời nói
và việc làm)
H. Kết quả của công cuộc cải tổ ntn?
- GV yêu cầu HS quan sát H4 khi giảng về
cuộc đảo chính thất bại

HĐ CỦA TRÒ
- HS thảo luận theo 4 nhóm, đại diện
các nhóm trình bày, các nhóm khác
nhận xét bổ

NỘI DUNG
1. Sự khủng hoảng và tan rã
của liên bang Xô Viết
* Tình hình :
+ Kinh tế : Lâm vào khủng hoảng

- HS quan sát và mô tả lại H3

+ Chính trị, XH : Không ổn định,
đời sống nhân dân khó khăn, mất
niềm tin vào Đảng, nhà nước
* Công cuộc cải tổ :
+ Mục đích :
+ Nội dung :
+ Kết quả : Kinh tế suy sụp kéo
theo sự rối loạn về chính trị, XH
=> Đảo chính 19/8/91 thất bại,

ĐCS Liên Xô bị đình chỉ hđ
. 11 nước tách khỏi Liên bang,
Liên bang XV tan rã
. 25/12/91 Gooc-ba-chop từ chức,
chấm dứt chế độ XHCN ở Liên


- HS: Sự khủng hoảng toàn diện ở Liên

- 2 HS nhận xét
- HS: + MĐ: Sửa chữa sai lầm, đưa đất
nước thoát khỏi khủng hoảng
+ ND: Về chính trị thực hiện chế độ
tổng thống, đa nguyên, đa đảng, xoá bỏ
ĐCS. Về kinh tế thực hiện nền kinh tế
thị trường
- HS: Thực chất là phá vỡ CNXH, xa
rời chủ nghĩa Mác -Lênin, phủ định
ĐCS
- HS dựa vào SGK để trình bày
- HS quan sát H4/ SGK

HOẠT ĐỘNG 2 :CUỘC KHỦNG HOẢNG TAN RÃ CỦA CHẾ ĐỘ XHCN Ở CÁC NƯỚC
ĐÔNG ÂU
- GV cho HS thảo luận nhóm : Tình
hình các nước Đông Âu cuối những
năm 70 đầu những năm 80 của TK XX
? GV nhận xét và kết luận
H. Diễn biến sự sụp đổ chế độ XHCN
ở các nước Đông Âu ? Hậu quả?

Sau khi HS trình bày, Gv nhận xét bổ
sung và kết luận
- Gv cho HS thảo luận nhóm : Nguyên
nhân sự sụp đổ của các nước Đông Âu
?
GV nhận xét và kết luận

- HS thảo luận theo 4 nhóm trong 3
phút sau đó đại diện các nhóm trình
bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS dựa theo SGK trình bày

- HS thảo luận theo nhóm bàn trong
3 phút sau đó từng nhóm trình bày

2. Cuộc khủng hoảng tan rã của chế độ
XHCN ở các nước Đông Âu
* Tình hình :
- Kinh tế : Khủng hoảng trầm trọng
- Chính trị : Mất ổn định
* Diễn biến :
- Cuối 1988 khủng hoảng lên cao
- Cuối 1989 chế độ XHCN ở Đông Âu sụp
đổ
* Nguyên nhân :
- Kinh tế lâm vào khủng hoảng sâu sắc
- Rập khuôn mô hình LX, chủ quan duy ý
chí, chậm sửa đổi
- Sự chống phá của các thế lực phản động


4

39

Giáo viên: Vũ Văn Thông

.

Trường THCS Đoàn lập


Giáo án Lịch sử 9

Năm học : 2016 - 2017
- Nhân dân bất bình

CNXH bị sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu dẫn đến hệ thống XHCN bị sụp đổ. Mặc dù CNXH
không còn là hệ thống trên thế giới nhưng chế độ XHCN vẫn là một chế độ XH tốt đẹp và nó hợp
với quy luật phát triển cuả lịch sử. Xã hội sau bao giờ cũng tiến bộ hơn xã hội trước.
IV. Củng cố
Bài tập ở lớp:
+ Trình bày quá trình khủng hoảng và sụp đổ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu ?
+ Nhận xét mô hình CNXH của Liên Xô và Đông Âu ?
+ Điền sự kiện:
- 21/12/1991 ............
- 25 /12/1991............
- 28/6/1991...............
- 1/7/1991.................
+ Nêu nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ chủ nghãi xã hội ở Đông Âu ?
V. Bài tập về nhà:

1. Học thuộc bài.
2. Đọc bài số 3, trả lời các câu hỏi trong SGK
Tuần :3
Tiết :3
CHƯƠNG II: CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA TINH TỪ 1945 ĐẾN NAY
BÀI 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG
DÂN TỘC VÀ SỰ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA.
Lớp dạy

Ngày soạn

9A
9B
9C

22/08/2016

Ngày dạy
31/08/2016

Nhanh

Tiến độ thực hiện
Đúng
Chậm
x
x
x

Lý do


I. Mục tiêu
1. Về kiến thức :
- HS biết được các vấn đề chủ yếu tình hình chung ở các nước Á, Phi, Mỹlatinh: Quá trình đấu
tranh giành độc lập và sự phát triển hợp tác sau khi giành độc lập.
- Trung Quốc: Sự ra đời của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa: các giai đoạn phát triển từ năm
1949-2000.
- Các nước Đông Nam Á: Cuộc đấu tranh giành độc lập, sự ra đời và phát triển của tổ chức
ASEAN.
- Các nước châu Phi: Tình hình chung, Cộng hoà Nam Phi và cuộc đấu tranh chống chế độ phân
biệt chủng tộc.
- Các nước Milatinh: Những nét chung về xây dựng và phát triển đất nước, Cuba và cuộc cách
mạng nhân dân.
2. Kĩ năng :
Rèn luyện cho HS phương pháp tư duy, lô gic khái quát tổng hợp, phân tích các sự kiện lịch sử và
kĩ năng sử dụng bản đồ.
3. Về thái độ - Tình cảm.
4. HS thấy rõ: Quá trình đấu tranh kiên cường, anh dũng để giải phóng dân tộc của nhân dân
các nước Á, Phi và Mĩ La Tinh.
Chúng ta cần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân các nước châu Á, châu Phi, Mĩ La

5

39

Giáo viên: Vũ Văn Thông

.

Trường THCS Đoàn lập



Giáo án Lịch sử 9

Năm học : 2016 - 2017

tinh để chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc, thực dân.
Nâng cao lòng tự hào dân tộc vì trong nửa sau thế kỉ XX, chúng ta đã đánh thắng hai đế quốc lớn
mạnh là Pháp và Mĩ, đó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với các dân tộc bị áp bức đang đấu tranh cho
độc lập dân tộc.
II. Chuẩn bị
GV : Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập cho HS,
vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.
Chương trình của giáo viên, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức - kĩ năng, SGV, SGK. Bản đồ
thế giới, lược đồ châu Á, Phi, Mĩ la tinh.Tranh ảnh về các nước Á, Phi, Mĩ La tinh từ sau chiến
tranh thế giới thứ 2 đến nay.
HS : Sách giáo khoa, Sưu tầm tài liệu , tranh ảnh các nước Á, Phi, Mĩlatinh.
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ
a. Nối mốc thời gian vào sự kiện:
1973
Công cuộc cải tổ ở Liên Xô.
1980
Khủng hoảng dầu mỏ.
1985
Sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô
1988
Khủng hoảng nổ ra ở Liên Xô.
1991
Khủng hoảng nổ ra ở Đông Âu.

b, Nêu nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô ?
2. Hoạt động khởi động mới:
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 tình hình chính trị ở Châu Âu có nhiều biến đổi với sự ra đời của
hàng loạt các nước XHCN ở Đông Âu. Còn ở Châu Á, Phi, Mĩ la tinh có gì biến đổi không ?
Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra như thế nào? Hệ thống thuộc địa của CNĐQ tan rã ra sao?
Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay để trả lời cho những nội dung trên.
3. Hoạt động tìm hiểu kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1 : GIAI ĐOẠN TỪ 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 60 CỦA THẾ KỶ XX
HĐ CỦA THẦY
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trong 3
phút : Đặc điểm chung của các nước trong
khu vực Á, Phi, Mỹ La Tinh ?
Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và kết luận
H. Những nét mới của phong trào giải phóng
dân tộc từ sau chiến tranh thế giới 2 đến
những năm 60 của thế kỷ XX ?
- GV yêu cầu HS nhận xét về phong trào giải
phóng dân tộc trong giai đoạn này .
- GV treo bản đồ thế giới và yêu cầu HS lên
bảng xác định vị trí các nước giành độc lập
nói trên trên bản đồ

HĐ CỦA TRÒ
- HS thảo luận theo 4 nhóm, đại diện
các nhóm trình bày, các nhóm khác
nhận xét và bổ sung
- HS dựa vào SGK trả lời

- HS: Diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ và
giành thắng lợi lớn

- HS lên bảng xác định vị trí các nước
giành độc lập trên bản đồ

NỘI DUNG
1. Giai đoạn từ 1945 đến giữa
những năm 60 của thế kỷ XX
- Đông Nam Á : In-đô-nê-xi-a
( 17/8/1945), Việt Nam (2/9/45),
Lào (12/10/45)
- Các nước nam Á, Bắc Phi : Ấn
độ (46 -50), Ai Cập ( 1952). 1960,
17 nước châu Phi tuyên bố độc
lập
- Mỹ La Tinh : 1/1/1959 cách
mạng Cu-ba thắng lợi
=> Cuối 1960 hệ thống thuộc địa
của CNĐQ bị sụp đổ

HOẠT ĐỘNG 2 : GIAI ĐOẠN TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 60 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70
CỦA THẾ KỶ XX
H. Điểm nổi bật của phong trào giải phóng
dân tộc từ 1960 đến 1970 là gì ?
H. Sự thắng lợi của 3 nước này có ý nghĩa
như thế nào ?

- HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi
- HS: Cổ vũ tinh thần đâấutranh của
các nước thuộc địa, đặc biệt là nhân
dân châu Phi trong cuộc đấu tranh
giành độc lập của mình

- HS lên xác định vị trí trên bản đồ

2. Giai đoạn từ giữa những
năm 60 đến giữa những năm 70
của thế kỷ XX
- Phong trào diễn ra sôi nổi ở
châu Phi, 3 nước : Ang-gô-la
(11/75), Ghi-nê-bít-xao (9/74),
Mô-dăm-bích (6/75) giành độc
lập

- Gv treo bản đồ thế giới yêu cầu HS xác
định vị trí các nước giành đọc lập ở châu Phi
và điền ngày tháng giành độc lập của 3 nước

6

39

Giáo viên: Vũ Văn Thông

.

Trường THCS Đoàn lập


Giáo án Lịch sử 9

Năm học : 2016 - 2017


trên bản đồ.

HOẠT ĐỘNG 3 : GIAI ĐOẠN TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 90
CỦA THẾ KỶ XX
H. Chế độ A-pác-thai là gì? Xuất hiện từ khi
nào và nhằm mục đích gì ?
- GV chỉ trên bản đồ 3 nước : Dim-ba-bu-ê,
Nam Phi, Na-mi-bi-a vẫn tồn tại chế độ Apác-thai
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trong 3
phút : Cuộc dấu tranh của nhân dân châu Phi
chống chế độ A-paacs-thai diễn ra như thế
nào ?
H. Thắng lợi dó của nhân dân châu Phi có ý
nghĩa như thế nào ?
- GV yêu cầu HS trình bày nhiệm vụ mới
của nhân dân Á, Phi, Mỹ La Tinh sau khi
giành dộc lập

- HS: Là chế độ phân biệt chủng tộc,
xuất hiện từ 1948 nhằm duy trì thế ưu
việt và quyền lợi của người da trắng
- HS quan sát trên bản đồ

- HS thảo luận theo nhóm bàn, đại diện
nhóm trình bày, các nhóm khác nhận
xét và bổ sung

3. Giai đoạn từ giữa những
năm 70 đến giữa những năm 90
của thế kỷ XX

- Trong cuộc đấu tranh anh dũng,
bền bỉ 3 nước nam châu Phi :
Dim-ba-bu-ê (1980), CH Na-mibi-a (1990), CH Nam Phi (1993)
đã giành dộc lập
=> Xoá bỏ chế độ phân biệt
chủng tộc ở Nam Phi

- HS: Xoá bỏ chế độ phân biệt chủng
tộc ở châu Phi
- HS: Củng cố nền độc lập, xây dựng
và phát triển đất nước

Từ những năm 90 (XX) các dân tộc Á, Phi, Mĩ la tinh đã đập tan hệ thống thuộc địa của chủ
nghĩa thực dân thành lập hàng loạt các nhà nước độc lập trẻ tuổi. Đó là thắng lợi có ý nghĩa lịch
sử làm thay đổi bộ mặt của các nước Á, Phi, Mĩ la tinh.
IV. Củng cố bài học
Bài tập ở lớp
a, Điền sự kiện:
1945 .................
1952 .................
1962 .................
1960 ………….
b. Khoanh vào đáp án đúng
* Chế độ phân biệt chủng tộc tập trung ở quốc gia nào?
A. Cộng hoà Nam Phi.
B. Rôđêdia.
C. Tây Nam Phi.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
* Năm châu Phi là năm :
A. 1945.

B. 1954.
C. 1960.
D. 1975.
V . Bài tập về nhà
1. Học thuộc bài.
2. Đọc bài 4 - trả lời các câu hỏi
Châu Á có điểm gì nổi bật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai ?
********************************
Ngày tháng năm 2016
Ký duyệt chuyên môn

7

39

Giáo viên: Vũ Văn Thông

.

Trường THCS Đoàn lập


Giáo án Lịch sử 9

Năm học : 2016 - 2017

Tuần : 4
Tiết : 4
BÀI 4: CÁC NƯỚC CHÂU Á
Lớp dạy


Ngày soạn

9A
9B
9C

22/09/2016

Ngày dạy

Tiến độ thực
hiện
Nhanh

07/09/2016

Lý do
Đúng
x
x
x

Chậm

I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
- HS biết được một cách khái quát về tình hình các nước Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Sự ra đời của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
- Các giai đoạn phát triển của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa từ năm 1949 đến nay.

2. Về kĩ năng:
- Rèn cho HS kĩ năng tổng hợp, phân tích vấn đề, kĩ năng sử dụng bản đồ thế giới và bản đồ Châu
Á.
3. Về thái độ -Tình cảm:
- Giáo dục cho HS tinh thần quốc tế, đoàn kết với các nước trong khu vực để cùng xây dựng xã
hội giàu đẹp, công bằng và văn minh.
II. Chuẩn bị
GV : Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập cho
HS, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học Chương trình của giáo viên, Hướng dẫn thực
hiện chuẩn kiến thức - kĩ năng, SGV, SGK, tài liệu tham khảo. Bản đồ thế giới, bản đồ châu
Á.Tranh ảnh về các nước châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay.
HS : Sách giáo khoa, Sưu tầm tài liệu , tranh ảnh các nước châu Á,
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ:
a, Điền sự kiện:
- 8/1945 ...............
- 10/1945 ..............
- 1952 ...................
- 1990....................
- 1993....................
b, Trình bày phong trào giải phóng dân tộc giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm
90 (XX)?
2. Hoạt động khởi động mới.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay Châu Á có nhiều biến đổi sâu sắc , trải qua quá trình
đấu tranh lâu dài, gian khổ các dân tộc Châu Á đã giành được độc lập. Từ đó đến nay các nước
Châu Á đang ra sức củng cố độc lập phát triển kinh tế xã hội. Quá trình đó diễn ra như thế nào ?
Bài hôm nay chúng ta sẽ học tiếp.
3. Hoạt động tìm hiểu kiến thức mới :.
HOẠT ĐỘNG 1 : TÌNH HÌNH CHUNG
HĐ CỦA THẦY

- GV treo bản đồ châu Á cho HS quan sát và
yêu cầu HS nêu những nét khái quát về châu

HĐ CỦA TRÒ
- HS quan sát bản đồ và trình bày đặc
điểm của khu vực Châu Á

NỘI DUNG
I. Tình hình chung
- Trước chiến tranh

8

39

Giáo viên: Vũ Văn Thông

.

Trường THCS Đoàn lập


Giáo án Lịch sử 9

Năm học : 2016 - 2017

Á ( S, dân số, TN)
- GV yêu cầu HS tìm hiểu những nét chính
về tình hình châu Á trước và sau chiến tranh
thế giới thứ 2

H. Tại sao nửa sau thế kỷ XX tình hình châu
Á không ổn định

- GV cho HS thảo luận nhóm : Sau khi giành
độc lập các nước châu Á phát triển kinh tế
như thế nào và kết quả ra sao ?
Sau khi các nhóm trình bày, GV nhận xét và
kết luận

- HS tìm hiểu SGK và trình bày về tình
hình châu Á trước và sau chiến tranh
TG2
- HS: Châu Á có vị trí chiến lược quan
trọng, các nước đế quốc tìm mọi cách
duy trì địa vị thống trị bằng cách gây ra
các cuộc xung đột…
- HS thảo luận theo 4 nhóm trong vòng
2 phút sau đó đại diện từng nhóm trình
bày kết quả thảo luận

- Sau chiến tranh

- Suốt nửa sau thế kỷ XX tình
hình châu Á không ổn định
- Sau khi giành độc lập nhiều
nước đạt sự tăng trưởng lớn về kt

HOẠT ĐỘNG 2 : TRUNG QUỐC
* Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa ?
- GV cho HS đọc SGK và yêu cầu HS tóm

tắt sự ra đời của nước CHND Trung Hoa.
GV nhận xét, bổ sung phần trình bày của
HS
- GV yêu cầu HS quan sát H5 trong SGK :
Bức ảnh chụp Mao Trạch Đông đang làm
gì? Sự kiện này diễn ra vào thời điểm nào ?
Sau khi HS trả lời GV mô tả lại bức hình
- GV yêu cầu HS quan sát H6/SGK sau đó
GV giới thiệu
H. Nước CHND Trung Hoa ra đời có ý
nghĩa như thế nào ?
* Mười năm đầu xây dựng chế độ mới
(1949-1959)
- GV yêu cầu HS tìm hiểu và trình bày về
những nhiệm vụ mà nhân dân TQ phải thực
hiện sau khi CM thành công ?
H. Thành tựu mà nhân dân TQ đạt được
trong gđ này là gì ?
* Hai mươi năm biến động (1959-1978)
- GV cho HS thảo luận nhóm : Trong cuối
những năm 50-60 của thế kỷ XX TQ có sự
kiện nào tiêu biểu ? Hậu quả ?
Sau khi các nhóm trình bày GV nhận xét và
kết luận
- GV giải thích cho HS hiểu về các cụm
Từ : Ba ngọn cờ hồng, đại nhảy vọt, công
xã nhân dân
* Công cuộc cải cách mở cửa từ 1978 đến
nay
- GV cho HS thảo luận nhóm : Đường lối

đổi mới do Đảng cộng sản TQ đề ra có nội
dung gì ? Công cuộc cải cách đem lại KQ
như thế nào ?
Sau khi HS trình bày GV nhận xét và kết
luận
- Gv yêu cầu HS quan sát H7,8 SGK sau đó
Gv giới thiệu từng bức hình

- HS đọc SGK và tóm tắt sự ra đời của
nước CHND Trung Hoa

- HS quan sát hình và trả lời các câu
hỏi của GV sau đó lắng nghe GV mô
tả lại

II. Trung quốc
1. Sự ra đời của nước CHND
Trung Hoa
- 1/10/1949 nước CHND Trung
Hoa ra đời
=> Kết thúc hơn 100 năm nô
dịch của đế quốc đưa TQ bước
vào kỷ nguyên độc lập
- Hệ thống XHCN được nối liền
từ châu Âu sang châu Á

- HS quan sát và nghe GV giới thiệu
- HS: Đưa đất nước TQ bước vào kỷ
nguyên độc lập
- HS: Đưa đất nước thoát khỏi nghèo

nàn, lạc hậu , iến hành công nghiệp
hoá, phát triển kinh tế và XH
- HS dựa vào SGK và trình bày những
thành tựu mà nhân dân TQ đạt được
sau khi CM thành công
- HS thảo luận theo 4 nhóm trong 3
phút sau đó đại diện từng nhóm trình
bày kết quả thảo luận
- HS lắng nghe

- HS thảo luận theo 4 nhóm trong 3
phút sau đó đại diện tứng nhóm trình
bày kết quả thảo luận

- HS quan sát H7,8 trong SGK sau đó
nghe GV giới thiệu

2. Mười năm xây dựng chế độ
mới (1949-1959)
- Nhiệm vụ :
- Thành tựu :
3. Hai mươi năm biến động
(1959-1978)
- Kinh tế : Đường lối “3 ngọn cờ
hồng” => Kinh tế lâm vào tình
trạng rối loạn, đời sống nhân dân
điêu đứng
- Chính trị : Nội bộ Đảng cộng
sản bất đồng, tranh giành quyền
lực đỉnh cao là cuộc “Đại CM”

=> Gây sự hỗn loạn trong cả
nước
4. Công cuộc cải cách mở cửa từ
1978 đến nay
- 12/1987 TW ĐCS TQ đề ra
đường lối đổi mới
- Nội dung :
- Kết quả :
+ Kinh tế
+ Chính trị
+ Đối ngoại

Từ sau CTTGII đến nay các nước châu á có những biến đổi quan trọng đều giành được độc lập
và ra sức phát triển về kinh tế. TQ là một trong những quốc gia giành được thành tựu lớn trong
lĩnh vực phát triển về kinh tế.

9

39

Giáo viên: Vũ Văn Thông

.

Trường THCS Đoàn lập


Giáo án Lịch sử 9

Năm học : 2016 - 2017


IV.Củng cố bài học
Bài tập ở lớp:
A, điền sự kiện.
1.10.1949...
1949-1959...
1953-1957...
1978 đến nay...
B. Khoanh vào đáp án đúng
* Cuộc đại cách mạng “Văn hoá vô sản” tiến hành trong thời gian nào?
a. 1963-1964.
b. 1976-1978.
c. 1966-1968.
d. 1974-1976.
* Từ năm 1978 đường lối đổi mới của Trung Quốc là
a. Lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm.
b. Kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản.
c. Thực hiện cải cách mở cửa.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
C, Nêu thành tựu trong công cuộc mở cửa cải cách của Trung Quốc?
V. Giao bài tập về nhà:
1. Học thuộc bài.
2. Đọc bài 5, kể tên thủ đô, trên các nước khu vực Đông Nam Á.
Ngày tháng năm 2016
Ký duyệt chuyên môn

Tuần: 5
Tiết : 5
BÀI 5: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Lớp dạy


Ngày soạn

9A
9B
9C

06/09/2016

Ngày dạy

Tiến độ thực
hiện
Nhanh

14/09/2016

Lý do
Đúng
x
x
x

Chậm

I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
Học sinh hiểu được .
- Tình hình Đông Nam Á trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Sự ra đời của tổ chức ASEAN, vai trò của nó đối với sự phát triển của các nước trong khu vực

Đông Nam Á.
2. Về kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ Đông Nam Á, Châu Á và bản đồ thế giới.

10
39

Giáo viên: Vũ Văn Thông

.

Trường THCS Đoàn lập


Giáo án Lịch sử 9

Năm học : 2016 - 2017

3. Về thái độ - Tình cảm:
- Tự hào về những thành tựu đạt được của nhân dân ta và nhân dân các nước Đông Nam Á trong
những năm gần đây, củng cố sự đoàn kết hữu nghị và hợp tác phát triển giữa các dân tộc trong
khu vực.
II. Chuẩn bị
GV : Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập cho HS,
vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.
Chương trình GD, Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kĩ năng., SGK, SGV Bản đồ thế giới,
lược đồ các nước Đông Nam Á. Một số tranh ảnh về các nước Đông Nam Á.
HS : Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về các nước Đông Nam Á.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra bài cũ:

1, Nối sự kiện:
a. 1/10/1949
1. Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa.
b. 12/1978.
2. Sự thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
c. 7/1997
3. Thu hồi Ma Cao.
d. 12/1999
4. Thu hồi Hồng Kông.
5. Thực hiện đường lối “Ba ngon cờ hồng”
2, Khoanh vào đáp án đúng:
Đường lối ba ngọn cờ hồngchủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội với nội dung
a. “Nhiều nhanh, tốt, rẻ”.
b. Thực hiện cuộc “Đại nhẩy vọt”.
c. Thành lập “Công xã nhân dân”.
d. Tất cả các câu đều đúng.
3, Trình bày ý nghĩa của việc thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ?
2. Hoạt động khởi động mới
Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo cơ hội thuận lợi để tạo điều kiện cho nhiều nước trong khu vực
giành độc lập và phát triển kinh tế.Nhờ đó bộ mặt kinh tế trong khu vực thay đổi, có những nước
đã trở thành con rồng nhỏ của Châu Á. Để hiểu về Đông Nam Á trước và sau chiến tranh thế giới
thứ 2 như thế nào? Bài hôm nay chúng ta sẽ học.
3. Hoạt động tìm hiểu kiến thức mới :.
HOẠT ĐỘNG 1 : TÌNH HÌNH ĐÔNG NAM Á TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1945
HĐ CỦA THẦY
- GV treo bản đồ Đông Nam Á và giới thiệu
về diện tích và số nước trong khu vực
- GV yêu cầu HS trình bày đặc điểm tình
hình Đông Nam Á trước CTTG2
H. Kết quả cuộc chiến tranh giành độc lập

của nhân dân các nước ĐôngNam Á sau
chiến tranh ?
- GV cho HS thảo luận nhóm :Những nét lớn
về tình hình Đông Nam Á sau khi giành độc
lập đến nay
Sau khi đại diện các nhóm trình bày, Gv nhận
xét và kết luận

HĐ CỦA TRÒ
- HS quan sát và lắng nghe
- HS dựa vào SGK để trình bày tình
hình ĐNA trước chiến tranh
- HS dựa vào đoạn in nhỏ trong SGK
để trình bày
- HS thảo luận theo 4 nhóm trong 3
phút sau đó đại diện từng nhóm trình
bày

NỘI DUNG
1. Tình hình Đông Nam Á trước
và sau năm 1945
- Trước chiến tranh : Hầu hết là
thuộc địa của thực dân p. Tây
- Sau chiến tranh : Các nước đều
giành được độc lập
- Từ những naă 50 các nước Đông
Nam Á có sự phân hoá trong
đường lối đối ngoại

HOẠT ĐỘNG 2 : SỰ RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC ASEAN

- GV cho HS thảo luận : Tổ chức Asean
được ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Sau khi đại diện các nhóm trình bày, GV
nhận xét và kết luận
- GV yêu cầu HS quan sát và mô tả bức
hình 10/SGK. Sau đó Gv mô tả lại
H. Mục tiêu hoạt động của Asean là gì ?
- GV yêu cầu HS tìm hiểu và trình bày về
quá trình phát triển của Assean từ 1975 đến

- HS thảo luận theo 4 nhóm trong 2
phút sau đó đại diện từng nhóm trình
bày
- HS quan sát và mô tả lại bức hình
- HS dựa vào SGK trình bày
- HS: Từ 1965-1975 Asean là một tổ

II. Sự ra đời của tổ chức Asean
- Hoàn cảnh : Đứng trước yêu
cầu phát triển kt,xh các nước cần
hợp tác liên minh với nhau để
phát triển
+ 8/8/1967 Hiệp hội các nước
Đông Nam Á được thành lập
(Asean) tại Thái Lan

11
39

Giáo viên: Vũ Văn Thông


.

Trường THCS Đoàn lập


Giáo án Lịch sử 9

Năm học : 2016 - 2017

cuối những năm 80 ?
H. Nêu ND hiệp ước 2/1976 ?
=> Trong gđ này nền kt Asean có nhiều biến
chuyển mạnh mẽ đạt sự tăng trưởng cao như
Xing-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan có tốc độ
tăng trưởng hàng năm cao và trở thành
những con rồng của châu Á

chức còn non yếu, sự hợp tác còn lỏng
lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.
Sau năm 1975 quan hệ Asean với 3
nước Đông Dương có bước tiến mới.
Từ 1978 do vấn đề Cam-pu-chia quan
hệ Asean với 3 nước đông Dương
căng thẳng đối đầu

- Mục tiêu : Phát triển kinh tế và
văn hoá thông qua nỗ lực hợp tác
chung giữa các nướ thành viên
trên tinh thần duy trì hoà bình và

ổn định trong khu vực

HOẠT ĐỘNG 3 : TỪ ASEAN 6 PHÁT TRIỂN THÀNH ASEAN 10
- GV cho HS thảo luận nhóm : Sự phát triển
của các nước Asean diễn ra như thế nào ?
Sau khi các nhóm triìnhbày, Gv nhận xét và
kết luận
- GV yêu cầu HS quan sát H11 trong SGk
và trả lời : Có bao nhiêu đại biểu trong
tranh? Họ đại diện cho những quóc gia
nào ? Bức ảnh chụp tại đâu ? Khi nào ? Nói
lên điều gì ?
Sau khi Hs trả lời các câu hỏi GV giới thiệu
lại bức hình để HS hiểu
H. Xu thế hoạt động của Asean ?
- GV tổng kết bài học

- HS thảo luận nhóm trong 3 phút sau
đó đại diện từng nhóm trình bày, Gv
nhận xét và kết luận
- HS quan sát và trả lời các câu hỏi của
GV sau đó lắng nghe Gv mô tả lại bức
hình

- HS dựa vào SGK để trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe

III. Từ Asean 6 phát triển
thành Asean 10
- Từ những năm 90 lần lượt các

nước trong khu vực thanh gia
vào tổ chức Asean

- Hoạt động trọng tâm của Asean
là chuyển sang hoạt động kinh tế
và xd diễn đàn khu vực

Từ sau khi độc lập Đông Nam Á ra sức xây dựng và phát triển đất nước họ còn kề vai sát cánh
cùng nhau xây dựng phát triển một khu vực hoà bình tiến bộ.Cho đến nay Đông Nam Á trở thành
một trong những trung tâm kinh tế tài chính của châu Á, là tổ chức chính trị quan trọng của châu
Á, là đối tác của nhiều nước phát triển trên thế giới.
IV. Củng cố
Bài tập ở lớp:
Hoàn thiện mẫu sau:
Ngày tháng giành độc
Ngày tháng gia
STT
Tên nước
Tên thủ đô.
lập
nhập ASEAN
1
2
...
V. Bài tập về nhà:
- Học thuộc bài.
- Đọc bài số 6,
- Trả lời: Nét nổi bật của Châu Phi từ sau năm 1945 đến nay?
***************************
Tuần : 6

Tiết : 6
BÀI 6: CÁC NƯỚC CHÂU PHI
Lớp dạy

Ngày soạn

9A
9B
9C

06/09/2016

Ngày dạy
21/09/2016

Nhanh

Tiến độ thực hiện
Đúng
Chậm
x
x
x

Lý do

12
39

Giáo viên: Vũ Văn Thông


.

Trường THCS Đoàn lập


Giáo án Lịch sử 9

Năm học : 2016 - 2017

I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- HS biết được nét chính tình hình chung của các nước Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Cuộc đấu tranh giành độc lập và sự phát triển kinh tế - Xã hội của các nước Châu Phi.
- Cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hoà Nam Phi.
2. Về kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ Châu Phi và bản đồ thế giới hướng dẫn HS khai thác tài liệu,
tranh ảnh để các em hiểu thêm về châu Phi.
3. Về thái độ -Tình cảm:
- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ và ủng hộ nhân dân Châu Phi trong cuộc đấu
tranh giành độc lập, chống đói nghèo.
II.Chuẩn bị.
GV : Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập cho HS,
vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học Chương trình GD, Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến
thức - kĩ năng., SGK, SGV. Bản đồ châu Phi, bản đồ thế giới.
HS : Sưu tầm tranh ảnh các nước châu Phi.
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ
a. Em hãy hoàn thiện bảng sau:
Nói về khu vực Đông Nam Á

Ngày tháng giành độc
Ngày tháng gia
STT
Tên nước
Tên thủ đô.
lập
nhập ASEAN
1
2
...
2. Hoạt động khởi động
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi phát triển
mạnh mẽ. Hầu hết các nước đều giành được độc lập . Nhưng trên con đường phát triểncác nước
châu Phi còn gặp nhiều khó khăn, vấn đề chủ yếu của các nước này hiện nay là chống đói nghèo
và lạc hậu. Những điểm nổi bật đó của châu Phi diễn ra như thế nào? Bài hôm nay chúng ta học
tiếp.
3. Hoạt động tìm hiểu kiến thức mới :.
HOẠT ĐỘNG 1 : TÌNH HÌNH CHUNG
HĐ CỦA THẦY
- Gv treo bản dồ châu Phi và giới thiệu khái
quát về châu Phi
H. Nêu những nét chính về cuộc đấu tranh
của nhân dân châu Phi ?
=> Phong trào nổ ra sớm nhất ở B. Phi vì ở
đây trình độ cao hơn các vùng khác
H. Năm 1960 ở châu Phi có sự kiện gì nổi bật
?
=> 1960 có 17 nước châu Phi giành độc lập
- Gv yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu về
tình hình châu Phi sau ngày giành độc lập


HĐ CỦA TRÒ
- HS quan sát
- HS trình bày, HS khác nhận xét

NỘI DUNG
I. Tình hình chung
- Sau chiến tranh : Phong trào đòi
độc lập diễn ra sôi nổi, nhiều
nước giành độc lập
+ Năm 1960 là “Năm của châu
Phi”

- HS trả lời

- HS: Sau ngày giành độc lập tình hình
châu Phi rất khó khăn, không ổn định
với nội chiến, xung đột và đói nghèo

- Cuối những năm 80 đến nay tình
hình châu Phi không ổn định

13
39

Giáo viên: Vũ Văn Thông

.

Trường THCS Đoàn lập



Giáo án Lịch sử 9

Năm học : 2016 - 2017

HOẠT ĐỘNG 2 : CỘNG HOÀ NAM PHI
- GV treo bản đồ và giới thiệu vị trí Nam Phi
trên lược đồ : S=1,2 triệu Km2, DS: 43,6 triệu
người trong đó 75,2% người da đen, 13,6%
người da trắng, 11,2 % người da màu
H. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt
chủng tộc ở Nam Phi diễn ra như thế nào ?
Sau khi HS trả lời GV nhận xét, bổ sung và rút
ra kết luận
- GV yêu cầu HS quan sát H13/SGK
H. Nhìn vào bức ảnh em thấy Nen-xơn Ma-đêla là người thế nào ? Em biết gì về Nen-xơn
Ma-đê-la?
Sau khi HS trả lời GV tóm tắt vài nét về tiểu sử
của ông và kết luận
H. Hiện nay Nam Phi đưa ra chủ trương phát
triển kinh tế như thế nào ?
=> GV nhận xét câu trả lời của HS sau đó kết
luận

- HS quan sát

- HS dựa vào SGK để trình bày

- HS quan sát

- HS: Là người đấu tranh không mệt
mỏi để chống lại chế độ phân biệt
chủng tộc ở Nam Phi. 5/1994 ông trở
thành tổng thống người da đen đầu
tiên trong lịch sử nước này
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét

II. Cộng hoà Nam Phi
- 1960 cộng hoà Nam Phi tuyên
bố độc lập
- 1993 chế độ A-pác-thai bị xoá
bỏ ở Nam Phi
- 5/1994 Nen-xơn Ma-đê-la trở
thành tổng thống da đen đầu tiên
- Hiện nay chính quyền mới ở
Nam Phi đề ra “chiến lược kinh
tế vĩ mô” nhằm PT kinh tế, giải
quyết việc làm và phân phối lại
sản phẩm

- HS lắng nghe

IV. Củng cố
Bài tập ở lớp:
1. Trình bàycuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân Nam Phi?
2. Điền sự kiện:
- 18/6/1953......
- 1954-1962.....
- 1960..............
- 1993.............

3. Khoanh vào đáp án đúng
* Cho đến nay, cuộc đấu tranh ở cộng hoà Nam Phi đã:
A. xoá bỏ toàn bộ chế độ phân biệt chủng tộc.
B. xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc về hình thức
C. hoàn toàn bị thất bại.
d. chỉ xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở một số vùng.
* Liên bang Nam Phi thành lập vào năm nào
A. 1910.
B. 1945.
C. 1954.
D. 1972.
V. Bài về nhà:
1. Học thuộc bài, làm bài trong SGK
2. Đọc bài 7
- Tìm những nét nổi bật của châu Mĩ- latinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
- Tại sao nói Cu Ba là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc Mĩ la tinh?
Ngày tháng năm 2016
Ký duyệt chuyên môn

Tuần: 7

14
39

Giáo viên: Vũ Văn Thông

.

Trường THCS Đoàn lập



Giáo án Lịch sử 9

Năm học : 2016 - 2017

Tiết : 7
BÀI 7: CÁC NƯỚC MĨ LA- TINH

Lớp dạy

Ngày soạn

9A
9B
9C

10/08/2016

Ngày dạy
17/08/2016

Nhanh

Tiến độ thực hiện
Đúng
Chậm
x
x
x


Lý do

I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
Học sinh biết được những nét chính tình hình chung của các nước Mĩ La-tinh sau chiến tranh thế
giới thứ hai. Đặc biệt là đấu tranh giải phóng của nhân dân Cu Ba và những thành tựu mà nhân
dân Cu Ba đạt được về kinh tế, văn hoá, giáo dục.
2. Về kĩ năng :
Rèn luện kĩ năng sử dụng lược đồ Mĩ La-tinh, xác định vị trí các nước Mĩ La-tinh trên bản đồ thế
giới.
3. Về thái độ - Tình cảm:
Thấy được sự đấu tranh kiên cường của nhân dân Cu Ba và những thành tựu mà nhân dân Cu
Ba đạt được về kinh tế, văn hoá, giáo dục. Từ đó yêu mến và quí trọng nhân dân Cu Ba.
II. Chuẩn bị
GV : Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập cho HS,
vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.
Chương trình GD, Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức-kĩ năng., SGK, SGV. Bản đồ thế giới,
bản đồ Mĩ La-tinh. Tranh ảnh về Cu Ba, các nước Mĩ La-tinh.
HS : Sưu tầm tài liệu tranh ảnh về Cu Ba, chân dung chủ tịch Phi đen Caxtơrô.
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ:
2, Nối mốc thời gian vào sự kiện
1953
Chế độ phân biệt bị xoá bỏ ở cộng hoà Nam Phi.
1960
Thành lập nước cộng hoà Ai Cập.
1962
Cuộc bầu cử dân tộc đa chủng tộc ở cộng hoà Nam Phi.
1993
Năm châu Phi.

1994
Cuộc binh biến sĩ quan yêu nước ở Ai Cập.
1, Em hãy trình bày phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ phân biệt
chủng tộc?
3. Khoanh vào đáp án đúng
* Cuộc tổng tuyển cử không phân biệt chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi diễn ra vào năm nào?
A. 5/1994.
C. 3/1995.
B. 4/1994
D. 4/1995
* Cộng hoà Nam Phi đã đề ra chính sáchphát triển kinh tế với tên là?
A. Chiến lược kinh tế vĩ mô.
B. Chiến lược phát triển kinh tế.
C. Chiến lược phát triển kinh tế vì người da đen. D. Tăng trưởng kinh tế nhảy vọt.
2. Hoạt động khởi động:
Mĩ La-tinh là khu vục rộng lớn diện tích trên 20 triệu Km 2 ( 1/7 diện tích thế giới) gồm 23 nước
từ Cộng hoà Mêhicô đến cực nam châu Mĩ, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Từ sau năm 1945
các nước Mĩ La-tinh không ngừng đấu tranh để củng cố độc lập chủ quyền, phát triển kinh tế -xã
hội nhằm đấu tranh thoát khỏi sự lệ thuộc vào đế quốc Mĩ. Trong cuộc đấu tranh đó, nổi bật là
tấm gương Cu Ba, điển hình của phong trào giải phóng dân tộc Mĩ La-tinh. Để làm sáng tỏ vấn đề
đó chúng ta học bài hôm nay.

15
39

Giáo viên: Vũ Văn Thông

.

Trường THCS Đoàn lập



Giáo án Lịch sử 9

Năm học : 2016 - 2017

3. Hoạt động tìm hiểu kiến thức mới :
HOẠT ĐỘNG 1 : NHỮNG NÉT CHUNG
HĐ CỦA THẦY
- GV treo bản đồ giới thiệu về Mĩ –La tinh :
Là một khu vực lớn của châu Mĩ, giàu tài
nguyên thiên nhiên, giàu nông, lâm, khoáng
sản. Có khí hậu ôn hoà
- GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK và trình bày
những nét lớn về tình hình Mĩ -Latinh qua
các giai đoạn sau :
+ Trước chiến tranh thế giới 2 :
H. Em hiểu thế nào là “Sân sau” ?

HĐ CỦA TRÒ
- HS lắng nghe và quan sat trên bản đồ

- HS đọc SGK và thảo luận theo nhóm
bàn trong 5 phút sau đó HS trình bày,
các HS khác nhận xét
- HS: Mĩ độc chiếm biến MLT thành
bàn đạp, chỗ dựa vững chắc của Mĩ
trong C/S bành trướng xâm lược ra TG

+ Sau chiến tranh thế giới 2 :

H. Tại sao sau chiến tranh TG 2 Mĩ- Latinh
lại được mệnh danh là “Đại lục núi lửa” ?
+ Đầu những năm 90 của thế kỷ XX
Sau khi HS trình bày GV nhận xét và kết
luận và liên hệ về mối quan hệ của các nước
Mĩ -Latinh với Việt Nam như các hiệp ước
Mê-hi-cô, Braxin trong việc xuất nhập khẩu
cà phê và nông sản
- GV yêu cẩu HS đọc phần chữ nhỏ trong

NỘI DUNG
I. Tình hình chung
- Trước chiến tranh : Các nước
MLT trở thành “Sân sau” và là
thuộc địa kiểu mới của Mĩ
- Sau chiến tranh : Cao trào đấu
tranh bùng nổ mạnh mẽ =>
“Lục địa bùng cháy”
+ Thu được nhiều thành tựu
trong quá trình xd và pt đất
nước
- Từ đầu những năm 90 của TK
XX: Kinh tế, chính trị ở nhiều
nước gặp khó khăn

- HS trả lời

- HS đọc SGK

HOẠT ĐỘNG 2 : CUBA -HÒN ĐẢO ANH HÙNG

- Gv treo bản đồ và yêu cầu 1 HS lên bảng
xác định vị trí của Cuba trên bản đồ
H. Nêu những hiểu biết của em về đất nước
Cuba ?
Sau khi HS trả lời Gv nhận xét và kết luận
- GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu vài nét
về tình hình Cuba trước cách mạng.
=> Mâu thuẫn giữa nhân dân với chế độ đọc
tài ngày càng gay gắt => Nguyên nhân
khiến CM bùng nổ
- GV giảng cho HS nghe về cuộc tấn công
pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953)
- GV yêu cầu HS quan sát H15 trong SGK
và nêu những hiểu biết của mình về Phi-đen
Ca-xtơ-rô
H. Vì sao nói cuộc tấn công pháo đài Mônca-dđ đã mở ra một giai đoạn mới trong pt
đấu tranh của nhân dân Cuba ? Đó là giai
đoạn nào ?
- GV yêu cầu HS tìm hiểu tình hình Cuba :
+ Giai đoạn 1955-1958 :
+ Giai đoạn 1958-1959 :
Sau khi HS trình bày GV nhận xét và kết
luận
H. Thắng lợi này có ý nghĩa ntn đối với nd
Cuba và các nước Mĩ -Latinh ?
- GV yêu cầu HS nhiệm vụ của nhân dân
Cuba trong giai đoạn mới
Sau khi HS trình bày GV nhận xét bổ sung
- 1961 Cuba tiến lên CNXH
H. Sự kiện Cuba tiến lên CNXH có ý nghĩa

gì ?

- 1 HS lên xác định vị trí trên bản đồ

II. Cuba -Hòn đảo anh hùng

- HS dựa và SGK và hiểu biết để trả
lời
- HS trình bày , HS khác nhận xét

- HS lắng nghe
- HS quan sát và trình bày

- HS: Giai đoạn đấu tranh vũ trang

- HS tìm hiểu theo nhóm bàn trong 2
phút sau đó 1 HS trình bày, HS khác
nhận xét

1. Trước cách mạng
- Cuba dưới sự thống trị của chế
độ độc tài Batixta
- ND>< chế độ độc tài
2. Cách mạng bùng nổ và
thắng lợi
- 26-7-1953 cuộc tấn công pháo
đài Môn-ca-đa => Mở đầu giai
đoạn đấu tranh vũ trang
- GĐ 1955-1958 : Xây dựng căn
cứ, phát triển lực lượng cách

mạng
- GĐ 1958-1959 : Chế độ độc tài
bị lật đổ (1-1-1959) => Cách
mạng thắng lợi
=> Ý nghĩa : Mở ra một kỷ
nguyên mới độc lập gắn liền với
CNXH
+ Là lá cờ đầu của phong trào
gpdt, cắm mốc đầu tiên của
CNXH ở Tây bán cầu

- HS trình bày
- HS: Cải cách dân chủ triệt để, cải
cách ruộng đất. Xây dựng chính quyền

3. Công cuộc xây dựng CNXH
từ 1959 đến nay
- Nhiệm vụ :

16
39

Giáo viên: Vũ Văn Thông

.

Trường THCS Đoàn lập


Giáo án Lịch sử 9

- GV yêu cầu HS nêu một số khó khăn của
nd Cuba trong giai đoạn này ?
H. Trình bày những thành tựu mà nhân dân
Cuba đạt được trong gđ này ?
H. Trình bày hiểu biết của em về mối quan
hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi đen
và nd Cuba với nhân dân VN ?
=> GV chốt bài

Năm học : 2016 - 2017
cách mạng….
- HS: Cắm mốc đầu tiên của CNXH ở
khu vực Mĩ-latinh
- HS trả lời

- Khó khăn :
- Thành tựu : Thu được nhiều
thành tựu về kt, vh, gd, y tế, thể
thao

- HS trình bày theo phần chữ nhỏ
trong SGK
- HS trình bày

Trải qua thời kì khó khăn gian khổ, nhân dân Cu Ba đã giành được chính quyền, xây dựng chế độ
mới, chế độ XHCN, công cuộc xây dựng CNXH của Cu Ba đã đạt được những thành tích rực rỡ,
bên cạnh đó thì công cuộc xây dựng CNXH của nhân dân Cu Ba cũng không ít khó khăn, nhân
dân Cu Ba vẫn vươn lên là một dân tộc anh hùng trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất.
IV. Củng cố
Bài ở lớp :

1. Em hãy trình bày phong trào giải phóng dân tộc của MĩLa-tinh? Kết hợp chỉ bản đồ
2. Điền sự kiện:
- 3/1952..........
- 26/7/1953......
- 11/1956........
- 1/1/1959.......
- 4/1961.........
3. Khoanh vào đáp án đúng
Mĩ - La tinh được miện danh đại lục núi lửa vì:
A. là nơi có nhiều núi lửa hoạt động.
B. bão táp cách mạng nổ ra trên toàn lục địa.
C. làm thay đổi cục diện chính trị ở các nước.
D. đấu tranh vũ trang mang tính toàn lục địa.
V. Bài về nhà:
1. Học thuộc bài.
2. Luyện các dạng bài tập
Ôn tập các bài đã học , chuẩn bị kiểm tra viết
********************************
Ngày tháng năm 2016
Ký duyệt chuyên môn

17
39

Giáo viên: Vũ Văn Thông

.

Trường THCS Đoàn lập



Giáo án Lịch sử 9

Năm học : 2016 - 2017

Tuần: 8
Tiết : 8
KIỂM TRA
(Thời gian làm bài 45 phút)

Lớp dạy

Ngày soạn

9A
9B
9C

10/08/2016

Ngày dạy
17/08/2016

Nhanh

Tiến độ thực hiện
Đúng
Chậm
x
x

x

Lý do

I.Mục tiêu đề kiểm tra:
Mục tiêu chung: Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh phần lịch sử thế
giới từ sau năm 1945 so với chương trình. Qua kết quả kiểm tra HS tự đánh giá việc học
tập của các em, GV tự đánh giá hiệu quả giảng dạy so với yêu cầu của bộ giáo dục so với
địa phương mình. Từ đó điều chính các hoạt động, phương pháp dạy học và giúp đỡ học
sinh một cách kịp thời.
1.Kiến thức
Kiểm tra mức độ nắm kiến thức của HS ở 3 cấp độ nhận thức: Biết, hiểu và vận
dụng sau khi học xong nội dung: Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến nay; các
nước Á, Phi, Mĩ La tinh từ 1945 đến nay.
2.Kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng: Trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến
thức để phân tích, đánh giá sự kiện
3.Tư tưởng, tình cảm, thái độ
Kiểm tra đánh giá thái độ tình cảm của HS đối với các nhân vật lịch sử,
II/Hình thức đề kiểm tra: Tự luận
III/Thiết lập ma trận đề kiểm tra
18
39

Giáo viên: Vũ Văn Thông

.

Trường THCS Đoàn lập



Giáo án Lịch sử 9
Tên chủ đề
(Nội dung,
chương)
CĐ 1: Các nước
Đông Nam Á

Số câu:
Số điểm -Tỉ lệ
CĐ 2: Các nước
châu Phi
Số câu:
Số điểm -Tỉ lệ
CĐ3: Các nước
Mĩ La tinh

Số câu:
Số điểm -Tỉ lệ
3.Tổng số câu:
Tổng số điểm
Tỉ lệ %

Năm học : 2016 - 2017
Nhận biết
( 50%)

Thông hiểu
( 30%)


Vận dụng ( 20 %)
Cấp thấp
Cấp cao

Trình bày được hoàn cảnh ra
đời và mục tiêu hoạt động
của tổ chức ASEAN

Giả thích tại sao có thể
nói: Từ đầu những năm
90 của thế kỉ XX, “một
chương trình mới đã mở
ra trong lịch sử khu vực
Đông Nam Á”

1
2 đ - 20%

1
3 đ - 30%

Cộng

2
5đ 50%

Nêu những nét chính tình
hình chung ở châu Phi sau
chiến tranh thế giới thứ hai
1

3 đ - 30%

2

50%

1
3
30 %

TRƯỜNG THCS ĐOÀN LẬP
Họ và tên:…………………………………………………..
Lớp:……………………………………………..
Điểm

So sánh điểm khác
nhau cơ bản giữa
phong trào giải
phóng dân tộc ở
Châu Á, Châu Phi
với khu vực Mỹ La
Tinh
1
2 đ -20 %
1

20 %

1
2 đ -20 %

4
10 đ
-100%

KIỂM TRA
Môn: LỊCH SỬ 9
Thời gian: 45 phút
Nhận xét của Giáo viên

Đề kiểm tra

Câu 1: Nêu những nét chính tình hình chung ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ
hai? (3 điểm)
Câu 2: Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN? (2
điểm)
Câu 3: Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương trình
mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”? (3 điểm)
Câu 4: So sánh điểm khác nhau cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu
Á, Châu Phi với khu vực Mỹ La Tinh? ( 2 điểm)
............................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA

PHÒNG GD&ĐT TIÊN LÃNG

19
39

Giáo viên: Vũ Văn Thông

.


Trường THCS Đoàn lập


Giáo án Lịch sử 9

Năm học : 2016 - 2017

Trường THCS Đoàn Lập
----***---Câu
1

MÔN: Lịch sử -Khối 9

Nội dung

Điểm

Trình bày được những ý cơ bản sau:
-Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giả phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu Phi, sớm
nhất là ở Bắc Phi. Ở Ai Cập, lật đổ chế độ quân chủ (1952), An-giê-ri lật đổ ách thống trị của Pháp
(1954-1962). Năm 1960-17 nước châu Phi tuyên bố độc lập -> “Năm châu Phi”.
-Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước và thu
được nhiều thành tích. Tuy nhiên, nhiều nước châu Phi vẫn trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu, mâu
thuẫn sắc tộc, nội chiến đẫm máu.
-Châu Phi đã thành lập nhiều tổ chức khu vực để giúp đỡ, hợp tác giữa các nước, lớn nhất là Liên
minh châu Phi (AU)

2


3

4

Hoàn cảnh ra đời:
-Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng
nhau hợp tác để phat triển đất nước và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
-Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN ) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái
Lan). Với sự tham gia cảu 5 nước: In-đô-nê-xi-a, ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan, Xin-ga-po.
Mục tiêu hoạt động của ASEAN:
Trong “Tuyên bố Băng Cốc”(8/1967) xác định mục tiêu của ASEAN là tiến hành sự hợp tác kinh tế
và văn hóa giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực
Giải thích với các ý sau:
-Sau chiến tranh lạnh, nhất là khi “vấn đề Cam-pu-chia” được giải quyết, tình hình Đông Nam Á đã
được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng các thành viên của Hiệp hội. Lần lượt
các nước đã gia nhập ASEA: Việt Nam (1995), Lào và Mi-an-ma (1997), Cam-pu-chia (1999)
-Với 10 nước thành viên, ASEAN trở thành một tổ chức khu vực ngày càng có uy tín với những hợp
tác kinh tế (AFTA-1992), và hợp tác an ninh (Diễn đàn khu vực-1994), với sự tham gia của nhiều
nước ngoài khu vực: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc..
* Nét khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi với khu vực Mỹ La
Tinh:
- Châu Á, Châu Phi đấu tranh chống lại bọn đế quốc thực dân và bọn tay sai để giải phóng
dân tộc, giành độc lập và chủ quyền.
- Khu vực Mỹ la tinh đấu tranh chống lại thế lực thân Mỹ để thành lập các chính phủ dân
tộc, dân chủ, qua đó dành độc lập và chủ quyền.

3 điểm





2điểm
0.5 đ
0.5 đ

3 điểm
1.5 đ

1.5 đ
2điểm

1 đ

Ngày tháng năm 2016
Ký duyệt chuyên môn

RÚT KINH NGHIỆM BÀI KIỂM TRA
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
..
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
..
............................................................................................................................................................

20
39

Giáo viên: Vũ Văn Thông


.

Trường THCS Đoàn lập


Giáo án Lịch sử 9

Năm học : 2016 - 2017

............................................................................................................................................................
..
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
..

Tuần: 9
Tiết : 9
CHƯƠNG III:

MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY
Bài 8 - Nước Mĩ

Lớp dạy

Ngày soạn

Ngày dạy

Tiến độ thực hiện


Lý do

21
39

Giáo viên: Vũ Văn Thông

.

Trường THCS Đoàn lập


Giáo án Lịch sử 9

Năm học : 2016 - 2017
Nhanh

9A
9B
9C

06/10/2016

Đúng
x
x
x

10/10/2016


Chậm

I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- HS nắm được những nội dung chính sau:
- Nêu được những nét lớn về tình hình kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hoá, chính trị, xã hội của
Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay
- Mĩ: Sự phát triển của khoa học kĩ thuật, chính sáh đối nội, đối ngoại sau chiến tranh.
- Nhật Bản: Khôi phục và tăng trưởng nhanh về kinh tế. Chính sách đối nội, đối ngoại.
- Tây Âu: Sự liên kết khu vực ở Tây Âu
2. Về kĩ năng:
HS rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích và khái quát vấn đề
3. Về thái độ - Tình cảm:
Qua bài học giúp HS nhận thức rõ thực chất các chính sách đối nội , đối ngoại của các nhà cầm
quyền Mĩ. Từ năm 1995 nước ta và Mĩ đã thiết lập ngoại giao chính thức. Quan hệ giữa hai nước
ngày càng phát triển trên nhiều mặt. Cần làm cho HS nhận thức được rằng. Một mặt ta đẩy mạnh
mối quan hệ hợp tác, phát triển với Mĩ nhằm phụ vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, mặt khác kiên quyết phản đối mọi mưu đồ bá quyền của giới cầm quyền Mĩ nhằm xâm
lược nô dịch các dân tộc khác.
II. Chuẩn bị
GV : Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập cho HS,
vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.
Chương trình GD, Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kĩ năng., SGK, SGV. Bản đồ nước
Mĩ, Bản đồ châu Mĩ.
HS : Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về nước Mĩ, chân dung các tổng thống Mĩ.
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũcũ
Nước Mĩ nằm ở đại lục nào của châu Mĩ?
2. Hoạt động khởi động
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay nền kinh tế của Mĩ phát triển nhảy vọt, đứng đầu giới

tư bản và trở thành một siêu cường. Với sự vượt trội về kinh tế, khoa học kĩ thuật, hiện nay nước
Mĩ đang giữ hàng đầu trong nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế. Bài hôm nay chúng ta tìm
hiểu về nước Mĩ.
3. Hoạt động tìm hiểu kiến thức mới ::
HOẠT ĐỘNG 1 : TÌNH HÌNH KINH TẾ
HĐ CỦA THẦY
- GV treo bản đồ và giới thiệu vị trí của Mĩ
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trình bày theo
3 vấn đề :
+ Tình hình knh tế Mĩ sau chiến tranh TG2
+ Tình hình kinh tế Mĩ từ những năm 70 đến
nay
+ Nguyên nhân khiến địa vị kinh tế Mĩ suy
giảm
H. Em hãy nhận xét chung về tình hình kinh
tế nước Mĩ ?

HĐ CỦA TRÒ
- HS quan sát vị trí nước Mĩ trên bản
đồ
- HS đọc SGK tìm hiểu và trình bày
từng vấn đề
- Các HS khác nghe và nhận xét

NỘI DUNG
I. Tình hình kinh tế
- Sau chiến tranh TG2: Chiếm ưu
thế về mọi mặt trong thế giới TB
- Những thập niên tiếp theo
Không còn giữ ưu thế tuyệt đối

như trước kia
- Nguyên nhân :
=> Luôn biến động, không ổn
định

- HS: Luôn biến động và không ổn định

HOẠT ĐỘNG 2 : SỰ PHÁT TRIỂN VỀ KH-KT CỦA MĨ SAU CHIẾN TRANH
H. Nhớ lại kiến thức lịch sử đã học lớp 8 cho
biết cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên

- HS: Diễn ra đầu tiên ở Anh

II. Sự phát triển về KH-KT của
Mĩ sau chiến tranh

22
39

Giáo viên: Vũ Văn Thông

.

Trường THCS Đoàn lập


Giáo án Lịch sử 9
ở đâu ?
- GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn trong
2 phút : Tại sao nói Mĩ là nước khởi đầu

trong của cách mạng kh-kt lần 2?

- GV yêu cầu HS nêu những thành tựu chủ
yếu về KH-KT của Mĩ ?
- GV yêu cầu HS quan sát H46
H. Những thành tựu trên đã tác động như thế
nào đối với nền kinh tế Mĩ ?

Năm học : 2016 - 2017
- HS thảo luận sau đó đại diện 1,2
nhóm trình bày , các nhóm còn lại nhận
xét :
+ Nước Mĩ có nhiều điều kiện thuận lợi
để thu hút các nhà khoa học giỏi trên
TG, do Mĩ không có chiến tranh, nhà
cầm quyền Mĩ có chính sách đầu tư
lớn về CSVC
- HS dựa và SGK để trình bày

- Mĩ là nơi khởi đầu của cuộc
cách mạng KH_KT lần thứ 2

- Thành tựu :
- Kết quả :

- HS quan sát
- HS trình bày, HS khác nhận xét

HOẠT ĐỘNG 3 : CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI CỦA MĨ SAU CHIẾN
TRANH

- Sau chiến tranh TG2 ở Mĩ có 2 đảng thay
nhau cầm quyền, có ý kiến cho rằng việc 2
đảng thay nhau cầm quyền là một thủ đoạn
lừa dân của giới cầm quyền Mĩ. Em có đồng
ý với ý kiến đó không ? Vì sao?
- GV cho HS thảo luận nhóm về : chính
sách đối nội và đối ngoại của Mĩ

- GV giải thích : “Chiến lược toàn cầu”,
“Viện trợ”
H. Nhận xét về chính sách đối nội và đối
ngoại của Mĩ ?
H. Từ khi LX và các nước XHCN ở Đông
Âu sụp đổ Mĩ có âm mưu như thế nào ?
- GV: Mĩ luôn vấp phải khó khăn vì hiện
nay nhiều quốc gia, nhiều tổ chức chính trị
đang phát triển mạnh mẽ, hơn nữa xu thế
mới của thế giới hiện nay là đa cực, nhiều
trung tâm kinh tế (EU, Khu vực kinh tế
ĐNA…) xuất hiện và đang trên đà phát
triển mạnh mẽ.
H. Em biết gì về mối quan hệ giữa Mĩ và
VN trước và sau 1995 ?

- HS trình bày ý kiến
- HS thảo luận theo 4 nhóm trong 3
phút
+Nhóm 1,3 : Đối nội
+Nhóm 2,4 : Đối ngoại
Sau đó đại diện nhóm 1,2 trình bày,

nhóm 3,4 nghe và nhân xét
- HS lắng nghe

III. Chính sách đối nội và đối
ngoại của Mĩ sau chiến tranh
- Đối nội : Ban hành hàng loạt
đạo luật phản động
- Đối ngoại :
+ Đề ra chiến lược toàn cầu
nhằm thống trị TG
- Tiến hành “Viện trợ” lôi kéo,
khống chế các nước lập ra các
khối quân sự gây nhiều cuộc
chiến tranh xâm lược
=> Phản động, hiếu chiến

- HS: Phản động, hiếu chiến
- HS: Xác lập trật tự thế giới đơn cực,
một mình thống trị thế giới

- HS: Trước 1995 quan hệ đối đầu, sau
19995 VN và Mĩ đã thiết lập quan hệ
ngoại giao chính thức. Quan hệ ngày
càng phát triển trên nhiều mặt

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Mĩ đã phát triển mạnh mẽ về khoa học - kĩ thuật đặc
biệt khoa học công nghệ và trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ có nhiều thay đổi không
phù hơp với nguyện vọng của nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới.
IV. Củng cố
Bài tập ở lớp:

1. Em hãy điền tiếp vào chỗ .....
Chiến lược toàn cầu của Mĩ:
- Mục tiêu...........
- Biện pháp.........
- Thành công.......

23
39

Giáo viên: Vũ Văn Thông

.

Trường THCS Đoàn lập


Giáo án Lịch sử 9

Năm học : 2016 - 2017

- Thất bại.............
2. Khoanh vào đáp án đúng:
* Nguyên nhân tạo nên sự tăng trưởng nhanh về kinh tế của Mĩ
A. áp dụng khoa học kĩ thuật để điều chỉnh sản xuất, cải tiến kĩ thuật.
B. tập trung sản xuất và tư bản cao.
C. quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí.
* Em hãy trình bày sự phát triển về kinh tế của Mĩ? Nguyên nhân sự phát triển đó?
V. Bài tập về nhà
1. Học thuộc bài , làm bài trang 35.
2. Đọc bài 9.

Em hãy so sánh nền kinh tế Mĩ với nền kinh tế của Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai?
************************
Ngày tháng năm 2016
Ký duyệt chuyên môn

Tuần: 10
Tiết : 10
BÀI 9: NHẬT BẢN

Lớp dạy

Ngày soạn

9A
9B
9C

06/10/2016

Ngày dạy
17/10/2016

Nhanh

Tiến độ thực hiện
Đúng
Chậm
x
x
x


Lý do

I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Từ một nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nhật đã vươn lên trở thành một siêu
cường về kinh tế đứng hàng thứ hai sau Mĩ. Nhật cũng đang vươn lên để trở thành một cường
quốc về chính trị nhằm tương xứng với sức mạnh to lớn của mình.
2. Về kĩ năng : HS rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích và so sánh, liên hệ.
3. Về thái độ - Tình cảm
- Có nhiều nguyên nhân để đưa đến sự phát triển “Thần kì”về kinh tế của Nhật, trong đó ý trí
vươn lên lao động hết mình, tôn trọng kỉ luật của người Nhật là một trong những nguyên nhân có
ý nghĩa quyết định nhất.
- Từ năm 1993 đến nay, mối quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hoágiữa nước ta và Nhật ngày càng
mở rộng và phát triển trên cơ sở phương châm, “Hợp tác lâu dài, đối tác tin cậy” giữa hai nước.
II. Chuẩn bị
GV : Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập cho HS,
vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.
Chương trình GD, Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kĩ năng., SGK, SGV. Bản đồ châu Á,

24
39

Giáo viên: Vũ Văn Thông

.

Trường THCS Đoàn lập



Giáo án Lịch sử 9

Năm học : 2016 - 2017

bản đồ nước Nhật.
HS : Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về nước Nhật, chân dung một số thủ tướng Nhật.
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũcũ
a. Trình bày sự phát triển kinh tế của Mĩ từ 1945-1970:
b. Trình bày chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ ?
2. Hoạt động khởi động:
Trong vòng 90 năm của thế kỉ XX có một quốc gia đã 3 lần làm chấn động thế giới.. Vào đầu thế
kỉ XX (1904-1905) đã đánh bại nước Nga Sa hoàng. Là nước phương Đông đầu tiên vào thời
hiện đại đã đọ sức thắng lợi với một cường quốc phương Tây. Giữa thế kỉ (1939-1945) là một
trong 3 nước gây ra chiến tranh thế giới thứ hai. Cuối thế kỉ vươn lên trở thành một siêu cường về
kinh tế. Đó chính là nước Nhật. Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về nước Nhật sau chiến
tranh thế giới thứ hai đến nay.
3. Hoạt động tìm hiểu kiến thức mới ::
HOẠT ĐỘNG 1 : TÌNH HÌNH NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH
HĐ CỦA THẦY
- GV treo bản đồ châu Á , yêu cầu HS lên
bảng xác định vị trí Nhật Bản trên bản đồ và
giới thiệu những hiểu biết về Nhật Bản
H. Cho biết tình hình Nhật Bản sau chiến
tranh TG2 ?
- GV nhận xét câu trả lời của HS và kết luận
H. Sau chiến tranh Nhật Bản đã có những cải
cách gì ? Ý nghĩa của những cải cách đó ?
- GV chốt lại
H. Nêu nhận xét chung về tình hình Nhật

Bản sau chiến tranh ?

HĐ CỦA TRÒ
- HS xác định vị trí Nhật Bản trên bản
đồ và giới thiệu về Nhật Bản
- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét
và bổ sung
- HS dựa vào SGK trình bày

NỘI DUNG
1. Tình hình Nhật Bản sau
chiến tranh
- Sau chiến tranh Nhật Bản mất
hết thuộc địa, KT bị tàn phá, đất
nước bị quân đội nước ngoài
chiếm đóng
- NB tiến hành 1 loạt cải cách dân
chủ
=> Chuyển từ chế độ chuyên chế
sang chế độ dân chủ tạo nên sự
phát triển thần kì về kinh tế

- HS nhận xét

HOẠT ĐỘNG 2 : NHẬT BẢN KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SAU CHIẾN
TRANH
H. Từ 1950 đến những năm 70 của TK XX
nền kinh tế Nhật Bản phát triển như thế
nào ? Biểu hiện của nó ra sao ?
GV nhận xét và kết luận sau đó nhấn mạnh

những số liệu thể hiện sự phát triển thầng kì
của nền kinh tế Nhật Bản ?
- GV yêu cầu HS tìm hiểu và trình bày
những nguyên nhân dẫn đến sự PT của kinh
tế NB ?
- GV yêu cầu HS quan sát H18,19,20 trong
SGK và giới thiệu để HS thấy được sự phát
triển thần kì của nền kinh tế NB ?
H. Nêu những dẫn chứng về sự phát triển
thần kì của NB trong những năm 70 của TK
XX ?
- GV chốt bài

- HS dựa vào SGK trình bày
HS đọc kênh chữ in nhỏ trong SGK

- HS tìm hiểu trong SGK và trình bày
- HS quan sát hình và nghe GV giới
thiệu

2. Nhật Bản khôi phục và phát
triển kinh tế sau chiến tranh
- Kinh tế đạt được sự tăng trưởng
“Thaanfkì” vượt qua các nước
Tây Âu, đứng thứ 2 TG sau Mĩ
- Từ những năm 70 của TK XX
trở thành 1 trong 3 trung tâm
kinh tế, tài chính TG
* Nguyên nhân :


- HS trình bày

HOẠT ĐỘNG 3 : CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI, ĐỐI NGOẠI CỦA NB SAU CHIẾN TRANH
- GV cho HS thảo luận trong 3 phút về
chính sách đối nội, đối ngoại của NB sau
chiến tranh

- HS thảo luận nhóm
+Nhóm 1,3 : Đối nội
+Nhóm 2,4 : Đối ngoại
Sau khi thảo luận nhóm 1,2 trình bày
còn nhóm 3,4 nhận xét và bổ sung
- HS nhận xét

H. Em có nhận xét gì về chính sách đối nội
và đối ngoại của NB ?

3. Chính sách đối nội và đối
ngoại của NB sau chiến tranh
- Đối nội : Chuyển từ chế độ
chuyên chế sang xã hội dân chủ
với những quyền tự do dân chủ
tư sản
- Đối ngoại : Kí hiệp ước an ninh
Mĩ - Nhật (1951)

25
39

Giáo viên: Vũ Văn Thông


.

Trường THCS Đoàn lập


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×