Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Tỉnh BRVT 2011 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 69 trang )

1. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch
Nhân lực là lực lượng rất quan trọng của mỗi nền kinh tế, là yếu tố quyết
định của sự phát triển, nếu không đáp ứng sẽ trở thành lực cản kìm hãm sự phát
triển kinh tế - xã hội. Phát triển nhân lực đang trở thành đòi hỏi bức thiết trên
chặng đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bà Rịa-Vũng Tàu là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hoá của khu vực Đông
Nam Bộ, nằm trong vùng Trọng điểm kinh tế phía Nam, tiếp giáp Thành phố
Hồ Chí Minh, có diện tích gần 1.987 km 2 và dân số là 1.012.000 người. Để
khai thác có hiệu quả các lợi thế và nguồn lực sẵn có cũng như tận dụng được
các cơ hội và điều kiện thuận lợi trong hoàn cảnh mới, việc thực hiện quy
hoạch phát triển kinh tế-xã hội và triển khai quy hoạch phát triển nhân lực là
những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã
hội của tỉnh giai đoạn 2011-2020.
2. Mục đích, yêu cầu, phạm vi quy hoạch
2.1. Mục đích
Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020 nhằm đáp ứng nhu
cầu của xã hội và doanh nghiệp, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của
nhân lực trong tỉnh, tiến tới tiếp cận với trình độ trong khu vực và thế giới, đưa
nhân lực thành lợi thế của địa phương để đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao
sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế và ổn định xã hội.
Kiểm kê, đánh giá hiện trạng phát triển nhân lực về số lượng, chất lượng,
trong đó xác định rõ những điểm mạnh và yếu kém của nhân lực so với nhu cầu
phát triển. Dự báo nhu cầu và khả năng cung ứng, xác định phương hướng phát
triển nhân lực của tỉnh thời kỳ 2011- 2020, đưa ra những giải pháp khắc phục
tồn tại, yếu kém nhằm có được lực lượng nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
và hàng năm nói chung và kế hoạch phát triển nhân lực nói riêng của tỉnh.
Đồng thời, trên cơ sở mục tiêu và giải pháp thực hiện quy hoạch, triển khai xây
dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển nhân lực của tỉnh.
2.2. Yêu cầu


- Quán triệt những nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển nhân lực
Việt Nam thời kỳ 2011-2020. Cụ thể hóa các mục tiêu, phương hướng và giải
pháp của Chiến lược vào Quy hoạch trên cơ sở tính toán, cân nhắc những điều
kiện và đặc điểm phát triển của tỉnh.
- Nhận thức được tầm quan trọng, nắm rõ nhu cầu của nguồn nhân lực
trong 10 năm tới, phát triển nguồn nhân lực trở thành động lực cho tăng trưởng
kinh tế.
1


- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và phát triển nguồn nhân lực,
Làm rõ hiện trạng, dự báo làm rõ cả cung và cầu để lập quy hoạch và có quy
hoạch phát triển nhân lực cho từng ngành.
- Đề xuất định hướng giải pháp, nhất là giải pháp về các nguồn lực và
bước đi tổ chức thực hiện quy hoạch.
2.3. Phạm vi quy hoạch
Toàn bộ nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh với những nội dung về phát
triển trí lực (bao gồm trình độ học vấn, trình độ chuyên môn - kỹ thuật, kỹ năng
làm việc, quản lý...), tình hình sử dung nhân lực, trong đó đặt trọng tâm vào các
nhóm đối tượng đặc biệt có vai trò quyết định và đột phá trong phát triển nhân
lực và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý,
nhân lực khoa học - công nghệ, công nhân kỹ thuật và doanh nhân).
3. Căn cứ xây dựng quy hoạch
- Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 2011-2020.
- Dự thảo Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
- Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo,
- Dự thảo Chiến lược phát triển dạy nghề 2011-2020 của Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội.
- Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Thủ

tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai
đoạn 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
- Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006-2015, định hướng đến năm 2020.
- Thông báo số 243/TB-VPCP ngày 08/9/2010 của Văn phòng Chính phủ
về Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, tại Hội nghị toàn quốc
triển khai việc lập Quy hoạch phát triển nhân lực và công tác dự báo phục vụ
nhu cầu nhân lực qua đào tạo của các Bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2011 2020;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ V nhiệm
kỳ 2010-2015.
- Quyết định số 2295/2006/QĐ-UBND ngày 08/8/2006 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn đến 2010, có xét đến 2020.
2


- Quyết định số 1828/QĐ-UBND ngày 13/6/2005 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh
đến 2010 và định hướng đến 2020.
- Quyết định số 3722/QĐ-UBND ngày 5/11/2009 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống Y tế và
chăm sóc sức khỏe nhân dân của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2015, định
hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 01/2010/QĐ-UBND ngày 22/01/2010 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về phê duyệt Đề án chuyển dịch lao động nông
nghiệp nông thôn giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 85/QĐ-UBND ngày 30/12/2009 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về phê duyệt Chương trình đào tạo 150 thạc sĩ, tiến sĩ ở
nước ngoài giai đoạn 2011-2015.
- Quyết định số 75/QĐ-UBND ngày 4/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu về phê duyệt Chương trình đào tạo về phát triển lực lượng
công nhân kỹ thuật giai đoạn 2009-2015, định hướng 2020.
4. Kết cấu bản quy hoạch
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
bản Quy hoạch gồm 4 phần:
Phần thứ nhất: Thực trạng phát triển nhân lực tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Phần thứ hai: Phương hướng phát triển nhân lực tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
giai đoạn 2011-2020.
Phần thứ ba: Những giải pháp phát triển nhân lực tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Phần thứ tư : Tổ chức thực hiện quy hoạch.

3


Phần thứ nhất
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
TỈNH BÀ RỊA-VÙNG TÀU
A. MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÀ
RỊA-VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2005-2010
Tổng giá trị gia tăng (GDP) năm 2010 gấp 2,27 lần so với năm 2005, tốc
độ tăng trưởng bình quân 5 năm 17,78%/năm; GDP bình quân đầu người năm
2010 đạt 5.872 USD, gấp 2,28 lần so với năm 20051.
Cơ cấu kinh tế theo ngành năm 2010 chuyển dịch tích cực: Công nghiệp
- xây dựng chiếm 64,3% (giảm 0,26% so với năm 2005), dịch vụ chiếm 31,2%
(tăng 3,48% so với năm 2005) và nông nghiệp chiếm 4,5% (giảm 3,22% so với
năm 2005)2.

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 tăng 2,31 lần so với năm 2005 3,
tốc độ tăng trưởng bình quân 18,19%/năm.
Trong giai đoạn 2006-2010 đã thành lập thêm 07 khu công nghiệp với
tổng diện tích 5.036 ha, nâng tổng số khu công nghiệp lên 14 khu với tổng diện
tích 8.800 ha, tỷ lệ lấp đầy đến năm 2010 đạt khoảng 36%.
Tổng doanh thu Thương mại - Dịch vụ năm 2010 tăng 3,25 lần so với
năm 2005, tốc độ tăng bình quân 26,61%/năm.
Sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp có nhiều chuyển biến, giá trị sản xuất
năm 2010 tăng 1,41 lần so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân 7,1%/năm.
Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2006-2010
đạt gần 94.807 tỷ đồng, tăng gấp 1,7 lần so với giai đoạn 2001-2005. Trong đó:
Vốn ngân sách nhà nước 12.385 tỷ đồng, chiếm khoảng 15% tổng vốn đầu tư
trên địa bàn; vốn đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước 82.422 tỷ đồng,
chiếm 85%.
Trong 5 năm, ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo
trên 5.000 tỷ đồng, chiếm 20% tổng chi ngân sách; Huy động vốn đầu tư "xã
hội hóa" 20 cơ sở giáo dục, đào tạo. Toàn tỉnh hiện có 387 trường học, tăng 35
trường so với cuối 2005; 100% xã, phường có trường tiểu học; 90% xã, phường
có trường THCS; mỗi huyện, thị, thành phố có 2 trường THPT trở lên (trừ
huyện Côn Đảo). Đến năm 2010 có khoảng 30% số trường đạt chuẩn Quốc gia.
Chất lượng giáo dục các ngành học, cấp học được nâng lên. Đến năm
2010 huy động được 20% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 80% cháu trong độ tuổi
Nếu tính cả dầu thô và khí đốt, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 10.926 USD (NQ: 10.871 USD) và
tăng 1,55 lần so với năm 2005
2 Cơ cấu kinh tế năm 2010 kể cả dầu thô và khí đốt: Công nghiệp - xây dựng 72,52%, Dịch vụ 24,02%, Nông
nghiệp 3,46%.
3 Kể cả dầu thô và khí đốt giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 6,93%/năm (NQ: 12,47%).
1

4



mẫu giáo ra lớp. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT tăng từ 71% năm học 2007 2008 lên 84,6% năm học 2008-2009. Tỷ lệ học sinh thi đậu các trường đại học,
cao đẳng tăng từ 31,5% năm 2006 lên 35% năm 2009.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,27% năm 2005 xuống còn khoảng
1,14% vào năm 2010; mức giảm sinh hàng năm 0,3%o. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
suy dinh dưỡng từ 19% năm 2005 giảm còn 12,8% vào năm 2010, tỷ lệ trẻ em
trong độ tuổi được tiêm chủng mở rộng đạt 98%.
Thiết chế văn hóa cơ sở được quan tâm đầu tư và từng bước được hoàn
thiện. Bảo tồn phát triển các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương được
chú trọng.
Trong 5 năm đã giải quyết việc làm cho gần 158.500 lao động, trong đó
tạo việc làm mới cho trên 75 ngàn người. Tư vấn giới thiệu việc làm cho
94.500 lượt người, trong đó có 43.500 người tìm được việc làm.
Công tác giảm nghèo đạt kết quả cao, số hộ nghèo giảm mạnh. Đã giải
quyết cho 64.815 lượt hộ nghèo được vay 687 tỷ đồng để sản xuất, kinh doanh
trong giai đoạn 2006-2010.
Công tác quốc phòng, an ninh đạt nhiều kết quả và an ninh chính trị được
giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
B. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
I. HIỆN TRẠNG NHÂN LỰC VỀ SỐ LƯỢNG
1. Tổng số và cơ cấu nhân lực theo giới tính, nhóm tuổi
Dân số tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2005 là 932 nghìn người, năm 2009
tăng lên 1.012,0 nghìn người và đạt tốc độ tăng dân số bình quân 2,1%/năm
giai đoạn 2006-2009. Quy mô dân số tăng dẫn đến tăng quy mô dân số trong độ
tuổi lao động từ mức 490,7 nghìn năm 2000 lên mức 666 nghìn người năm
2009. Đặc biệt, dân số trong độ tuổi lao động có mức tăng trưởng cao gấp hơn
1,6 lần so với tốc độ tăng dân số trung bình trong giai đoạn 2005-2009. Tỷ
trọng dân số trong tuổi lao động so với tổng dân số tăng nhanh qua các năm và
đạt 65,8% (2009), như vậy, giống như cơ cấu dân số cả nước, nhân lực tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu đang bắt đầu bước vào giai đoạn “dân số vàng” là cơ hội lớn về
lực lượng lao động xã hội để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
Biểu 1: Quy mô dân số và lực lượng lao động giai đoạn 2000-2009
Đơn vị: người
St
t
1

Chỉ tiêu
Dân số trung bình

2000

2005

820.000

5

932.360

2009
1.012.000

Tăng trưởng trung
bình (%/năm)
2001-2005

2006-2009


2,6

2,1


2

490.705

582.699

666.055

3,5

3,4

59,84

62,50

65,82

Lực lượng lao động

367.858

412.519

454.772


2,3

2,5

- Nam

169.838

228.454

261.870

6,1

3,5

- Nữ

198.020

184.065

192.902

-1,5

1,2

- Thành thị


154.727

180.680

224.881

3,1

5,6

- Nông thôn

213.131

231.839

229.891

1,7

-0,2

Dân số trong độ tuổi lao động
Tỷ lệ so với dân số

3

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu


Lực lượng lao động nam tăng nhanh trong thời gian qua, từ mức gần 170
nghìn người (2000) lên mức gần 261,9 nghìn người (2009), lực lượng lao động
nữ giảm nhẹ từ 198 nghìn (2000) xuống còn 192,9 nghìn người (2009), cho
thấy sự phân hóa của lực lượng lao động về giới tính tương đối rõ nét do nhu
cầu lao động nam của các ngành kinh tế trên địa bàn lớn hơn so với nhu cầu lao
động nữ.
Do tỷ lệ đô thị hóa của Bà Rịa-Vũng Tầu tăng nhanh trong thời gian qua,
đạt tỷ lệ 49,8% (năm 2009), nên lực lượng lao động khu vực thành thị tăng khá
nhanh so với tổng lực lượng lao động từ tỷ lệ 42% năm 2000 lên mức 49,5%
vào năm 2009, tốc độ tăng lực lượng lao động khu vực thành thị đạt bình quân
3,1%/năm giai đoạn 2001-2005 và khoảng 5,6%/năm giai đoạn 2006-2009. Lực
lượng lao động khu vực nông thôn có tăng nhẹ về quy mô nhưng giảm về tỷ
trọng cho thấy trình độ phát triển cũng như chuyển dịch lao động từ khu vực
nông thôn sang khu vực thành thị của nhân lực tỉnh đã đạt được những thành
tựu đáng kể.
Biểu 2: Cơ cấu theo nhóm tuổi của lực lượng lao động năm 2009
Nhóm tuổi

Tổng số
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49
50-54
55-59

Tổng số

Cơ cấu
Số người
%
454.772
29.814
57.770
66.228
63.905
66.377
57.040
47.820
34.297
16.995

Thành thị
Cơ cấu
Số người
%

100
6,56
12,70
14,56
14,05
14,60
12,54
10,52
7,54
3,74


224.881
12.658
28.164
35.158
32.161
34.166
29.245
24.900
16.736
7.060

6

100
5,63
12,52
15,63
14,30
15,19
13,00
11,07
7,44
3,14

Nông thôn
Cơ cấu
Số người
%
229.891
17.156

29.606
31.070
31.744
32.211
27.795
22.920
17.561
9.935

100
7,46
12,88
13,52
13,81
14,01
12,09
9,97
7,64
4,32


60+

14.526

3,19

4.633

2,06


9.893

4,30

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Nhìn chung, số người trong nhóm tuổi 15-19 của khu vực đô thị có cơ
hội tham gia học tập cao hơn so với nhóm tuổi này ở khu vực nông thôn nên số
lượng và cơ cấu nhóm tuổi này ít hơn khu vực nông thôn. Các nhóm tuổi từ 2549 của khu vực thành thị có số lượng và tỷ trọng cao hơn so với khu vực nông
thôn cho thấy nhu cầu làm việc ở khu vực thành thị lớn hơn nhiều so với khu
vực nông thôn, sở dĩ có hiện tượng này vì một lực lượng lớn lao động trong độ
tuổi của khu vực nông thôn đã ra thành thị tìm kiếm việc làm và ở lại.
2. Đánh giá, phân tích các nguồn khả năng cung nhân lực
- Nguồn cung tăng do tăng tự nhiên dân số. Trong giai đoạn 2001-2009,
tốc độ tăng dân số trung bình của tỉnh đạt 2,4%/năm, trong đó tăng cơ học là
chủ yếu, tăng dân số tự nhiên dao động ở mức trung bình khoảng 1,2%/năm.
- Nguồn cung tăng do tăng cơ học dân số. Lực lượng lao động của tỉnh
được bổ sung khoảng 50% từ dân số bước vào độ tuổi lao động và 50% từ
nguồn tăng dân số cơ học hằng năm từ lực lượng lớn dân số trong độ tuổi lao
động nhập cư từ nơi khác làm cho quy mô lực lượng lao động của tỉnh tăng lên
nhanh chóng.
II. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC
1. Cơ cấu tuổi, giới của nhân lực
Cơ cấu tuổi của nhóm dân số trong tuổi lao động tương đối cân bằng và
phù hợp với sự phát triển của xã hội. Cũng giống như cơ cấu dân số cả nước,
dân số tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đang nằm trong giai đoạn đầu của thời kỳ
“dân số vàng”, dân số trong tuổi lao động chiếm tỷ trọng khá lớn, đạt 68,6% so
với tổng dân số. Điều này vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với việc tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững cũng như vấn đề giải quyết công ăn, việc làm

cho người lao động trên địa bàn tỉnh.
Tháp dân số tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2009

7


Nguồn: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/2009, Tổng cục Thống kê.

2. Cơ cấu dân tộc và xã hội
Theo tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, dân số tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chiếm chủ yếu là dân tộc Kinh với 97,35% tổng dân số, người dân
tộc thiểu số chiếm rất ít, khoảng 26.406 người, chỉ chiếm 2,65% tổng dân số
toàn tỉnh, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là dân tộc Hoa với 1,0% dân số, dân
tộc có tỷ trọng lớn thứ hai là người Chơro, chiếm 0,77% dân số, dân tộc chiếm
tỷ trọng ít nhất là dân tộc Dao, có 25 người chiếm 0,002% dân số. Nhìn chung,
nhóm dân tộc thiểu số có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật thấp hơn so
với nhóm dân tộc đa số. Vì vậy, trong phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, cần
có những giải pháp hỗ trợ đặc biệt để phát triển nguồn nhân lực của nhóm lao
động đặc thù này.
3. Trình độ học vấn của nhân lực
Nhân lực tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có trình độ học vấn ở mức trung bình
thấp so với mặt bằng chung của cả nước, tuy tỷ lệ người tốt nghiệp trung học
cơ sở trở lên liên tục tăng trong thời gian qua, chiếm đến 49,3% tổng lực lượng
lao động năm 2009 (trong đó tốt nghiệp trung học cơ sở là 23,8%, tốt nghiệp
trung học phổ thông là 25,5%), nhưng tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với bình
quân chung của vùng Đông Nam Bộ cũng như cả nước. Đối với vùng Đông
Nam Bộ, tỷ trọng người tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là 56,9 4% (trong đó
tốt nghiệp trung học cơ sở là 24,0%, tốt nghiệp trung học phổ thông là 32,9%).
Các chỉ tiêu tương ứng của cả nước là 54,1%; 28,5% và 25,6%.
Trình độ học vấn của nguồn nhân lực Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục được
nâng lên đáng kể trong thời gian qua. Tỷ trọng nhóm người có trình độ học vấn

cao (tốt nghiệp trung học phổ thông) tăng 1,5 lần về số lượng tuyệt đối (từ
75.668 người năm 2000 lên 115.967 người năm 2009) và tăng gần 1,24 lần về
4

Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/2009, Tổng cục Thống kê.

8


tỷ trọng (từ 20,6% năm 2000 lên 25,5% năm 2009), còn tỷ trọng nhóm người
có trình độ học vấn thấp (chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học) giảm 4,8
điểm % sau thời gian 10 năm (2000-2009), từ 23,5% năm 2000 xuống còn
19,1% năm 2009. Tỷ lệ này của vùng Đông Nam Bộ và cả nước lần lượt tuơng
ứng là 13,4% và 18,3%.
Biểu 3: Lực lượng lao động theo trình độ học vấn giai đoạn 2000-2009
Đơn vị: người, %

Stt

Chỉ tiêu

2000

2005

2009

Tăng trưởng
trung bình
(%/năm)

20012005

2006-2009

367.858

412.519

454.772

2,3

2,5

Chưa biết chữ

10.484

13.654

16.372

5,4

4,6

2.

Chưa tốt nghiệp tiểu học


75.595

64.600

70.490

-3,1

2,2

3.

Tốt nghiệp tiểu học

124.226

151.436

143.708

4,0

-1,3

4.

Tốt nghiệp THCS

81.885


90.548

108.236

2,0

4,6

5.

Tốt nghiệp THPT

75.668

92.281

115.967

4,0

5,9

II.

Cơ cấu (%)

1.

Chưa biết chữ


2,9

3,3

3,6

2.

Chưa tốt nghiệp tiểu học

20,6

15,7

15,5

3.

Tốt nghiệp tiểu học

33,8

36,7

31,6

4.

Tốt nghiệp THCS


22,3

22,0

23,8

5.

Tốt nghiệp THPT

20,6

22,4

25,5

I.

Tổng số

1.

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Trình độ học vấn của lực lượng lao động tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

9


4. Tr×nh ®é chuyªn m«n-kü thuËt

a). Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn-kỹ thuật
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động của tỉnh ngày càng
được tăng cường về số lượng và nâng cao về chất lượng. Tỷ lệ lao động chưa
qua đào tạo giảm mạnh từ mức 78% tổng lực lượng lao động năm 2000, xuống
còn 70% năm 2005 và đến năm 2009 chỉ còn 50%. Lao động qua đào tạo tăng
mạnh cả về số lượng và chất lượng, với tốc độ tăng trung bình đạt 8,9%/năm
giai đoạn 2001-2005 và 12,7%/năm giai đoạn 2006-2009 giúp cho tỷ lệ lao
động qua đào tạo của Bà Rịa-Vũng Tàu đạt mức 50% vào năm 2009, đứng
hàng thứ ba trong khu vực Đông Nam Bộ, sau thành phố Hồ Chí Minh (52%)
và Bình Dương (55%). Đặc biệt lực lượng lao động qua đào tạo khối trung cấp
chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học trở lên có mức tăng ấn tượng, trên
30,9%/năm giai đoạn 2006-2009.
Biểu 4: Lực lượng lao động theo trình độ CMKT giai đoạn 2000-2009
Đơn vị: người, %
Stt

Chỉ tiêu

2000

2005

2009

Tăng trưởng trung
bình (%/năm)
2001-2005

2006-2009


I.

Tổng số

367.858 412.519 454.772

2,3

2,5

1.

Chưa qua đào tạo

286.929 288.763 227.386

0,1

-4,7

2.

Đã qua đào tạo

80.929

8,9

12,9


2.1

Đào tạo ngắn hạn

68.478

75.720

2.2

Công nhân kỹ thuật

17.532

42.066

24,5

2.3

Sơ cấp nghề

17.120

50.480

31,0

2.4


Trung cấp nghề

2.5

Cao đẳng nghề

10

123.756 227.386

2,5


2.6

Trung cấp chuyên nghiệp

5.445

15.599

30,1

2.7

Cao đẳng, đại học trở lên

15.181

43.522


30,1

II.

Cơ cấu (%)

1.

Chưa qua đào tạo

78,0

70,0

50,0

2.

Đã qua đào tạo

22,0

30,0

50,0

2.1

Đào tạo ngắn hạn


16,6

16,7

2.2

Công nhân kỹ thuật

4,3

9,3

2.3

Sơ cấp nghề

4,2

11,1

2.4

Trung cấp nghề

2.5

Cao đẳng nghề

2.6


Trung cấp chuyên nghiệp

1,3

3,4

2.7

Cao đẳng, đại học trở lên

3,7

9,6

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Về cơ cấu lao động qua đào tạo: đào tạo ngắn hạn đã được hạn chế dần
về quy mô đào tạo, tăng nhanh tỷ trọng của các bậc đào tạo công nhân kỹ thuật,
sơ cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp và đặc biệt lực lượng lao động có trình
độ cao đẳng, đại học trở lên tăng mạnh trong các năm qua và đạt 9,6% năm
2009 cho thấy chất lượng nhân lực của tỉnh đang tăng lên nhanh chóng, sẵn
sàng đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế-xã hội.

Chuyển dịch cơ cấu lao động qua đào tạo theo trình độ
chuyên môn kỹ thuật (%)

11



Về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu5: Đến cuối năm 2009, toàn tỉnh có 20.964 cán bộ, công
chức, viên chức, trong đó :
+ Khối Đảng, đoàn thể có 1.001 người, chiếm 4,8%.
+ Khối Quản lý hành chính nhà nước có 1.889 người, chiếm 9,0%.
+ Khối sự nghiệp có 18.074 người, chiếm 86,2%.
+ Cán bộ có trình độ đại học trở lên có 9.853 người, chiếm 47,0%.
+ Cán bộ có trình độ sau đại học có 421 người, chỉ chiếm 2,0% tổng số
cán bộ công chức, trong đó tập trung chủ yếu ở khối sự nghiệp, bao gồm 13
tiến sĩ, 15 bác sĩ chuyên khoa II và 259 thạc sĩ, 134 bác sĩ chuyên khoa I. Chỉ
có 82 người có trình độ sau đại học công tác tại khối Đảng và lĩnh vực quản lý
hành chính nhà nước (chiếm tỷ lệ khoảng 19,5% tổng số), 339 người hoạt động
tại các đơn vị sự nghiệp. Trong thời gian tới, lực lượng cán bộ có trình độ cao
của tỉnh sẽ được bổ sung mạnh mẽ sau khi 83 người đang theo học thạc sĩ và 5
người đang theo học tiến sĩ tốt nghiệp trở về công tác.
Biểu 5: Cán bộ, công chức, viên chức có trình độ sau đại học phân theo
chuyên ngành đào tạo năm 2009

Stt

Chuyên ngành

Đơn vị: người
Trình độ
Thạc sĩ

1.

Tin học


4

2.

Nông, lâm, thủy sản

11

3.

Xây dựng và kiến trúc

3

4.

Khoa học tự nhiên, môi trường

6

5.

Y tế

6.

Tiến sĩ
1

17+134


1+15

Khoa học công nghệ

10

1

7.

Kinh tế tài chính

41

2

8.

Văn hóa, nghệ thuật, báo chí, thông tin, KHXHNV

6

1

9.

Giáo dục và đào tạo

146


7

10. Luật

6

11. Hành chính công

2

12. Chuyên ngành khác

7

Tổng cộng

393

28

Nguồn: Chương trình đào tạo 500 thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước giai đoạn 2010-2015 của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

5

Chương trình đào tạo 500 thạc sĩ, tiến sĩ trong nước giai đoạn 2010-2015

12



Hầu hết cán bộ, viên chức có trình độ sau đại học được đào tạo trong
nước, có rất ít cán bộ được đào tạo sau đại học ở nước ngoài. Do đó, có thể
thấy sự thiếu hụt đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn
cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý, tham mưu
hoạch định chính sách.
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp cho
chủ và cán bộ quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn đã từng
bước nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, hoạch định chiến lược sản xuất
kinh doanh đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Lực lượng lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn: Tính đến
năm 2009, lao động làm việc trong các khu công trên địa bàn đạt 29.158 lao
động, trong đó lao động trong nước là 28.571 người, chiếm 97,9%, lao động là
người nước ngoài có 587 người, chiếm 2,01%. Riêng năm 2009, các khu công
nghiệp đã thu hút thêm được 3.958 lao động.
Trong tổng số lao động làm việc tại các khu công nghiệp, lao động là nữ
chiếm khoảng 33%, lao động ngoại tỉnh chiếm 59,58%, lao động là người địa
phương chỉ có 11.200 người, chiếm 38,43%, trong đó lao động ngoại tỉnh chủ
yếu là lao động phổ thông.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động trong các khu công nghiệp:
Hiện nay, lao động phổ thông vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu với khoảng 57%,
công nhân kỹ thuật chiếm 58%, Cao đẳng trung cấp chiếm 15% và Đại học và
trên đại học chiếm 11%.

Stt

Biểu 6: Lao động làm việc tại các Khu công nghiệp trên địa bàn
năm 2009
Đơn vị: người, %
Trình độ
Chuyên ngành

Tổng số
Tỷ trọng

I.

Trình độ đào tạo

29.158

100

1.

Đại học và trên đại học

3.110

10,7

2.

Cao đẳng trung cấp

4.266

14,6

3.

Công nhân kỹ thuật


5.253

18

4.

Lao động phổ thông

16.529

56,7

II.

Loại hình doanh nghiệp

1.

Nhà nước

3.502

12,0

2.

Đầu tư nước ngoài

18.467


63,3

3.

Dân doanh

7.189

24,7

Nguồn: Báo cáo tình hình lao động trong các khu công nghiệp năm 2009

13


Lao động trong một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đặc thù: Lao động
trong khu vực công nghiệp năm 2009 có khoảng 62.440 người, tăng thêm
14.600 người so với năm 2005. Lao động khu vực dịch vụ tăng chậm, năm
2009 đạt 22.300 người, chỉ tăng 430 người so với năm 2005.
Lao động làm việc tại khu vực cảng có khoảng 3.488 người trong đó
trình độ trên đại học có 39 người, đại học có 1.160 người, cao đẳng có 329
người, trung cấp chuyên nghiệp có 617 người, trung cấp nghề có 192 ngươi và
sơ cấp và công nhân kỹ thuật không bằng có 1.152 người (chiếm khoảng 33%
tổng số lao động làm việc tại các cảng trên địa bàn tỉnh.
Đội ngũ giáo viên của tỉnh có 12.607 người, trong đó có 11.187 giáo
viên hệ công lập, 1.420 giáo viên hệ ngoài công lập. Giáo viên mầm non có
2.659 người, giáo viên tiểu học có 4.064 người, giáo viên THCS có 3.626
người và giáo viên THPT là 2.258 người. Có 95 giáo viên là người dân tộc.
Hầu hết giáo viên đều có năng lực sư phạm khá tốt, áp dụng phương pháp

giảng dạy theo đúng nội dung, chương trình sách giáo khoa mới. Tỷ lệ giáo
viên đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm tỷ lệ rất cao ở hầu hết các bậc học.
Biểu 7: Số lượng và tỷ lệ đạt chuẩn của giáo viên bậc mầm non và phổ
thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2009
Đơn vị: Người, %

Stt

Bậc học

Chưa đạt chuẩn
Giáo viên

Tỷ lệ

1.

Mầm non

27

1,02

2.

Tiểu học

8

0,02


3.

Trung học cơ sở

15

0,41

4.

Trung học phổ thông

0

0

Đạt chuẩn
Giáo viên

Trên chuẩn

Giáo viên
978
2.632 98,98
2.756
4.056 99,8
1.596
3.611 99,59
2.258


Tỷ lệ

100

113

Tỷ lệ
36,78
67,81
44,01
5,0

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Có thể nhận thấy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và lực lượng trí thức của Bà
Rịa - Vũng Tàu hiện nay có số lượng tương đối khá nhưng vẫn còn thiếu các
chuyên gia giỏi trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ
cao, thiếu những cán bộ đầu đàn có khả năng tổ chức thực hiện những chương
trình, đề tài nghiên cứu lớn, tạo ra sản phẩm có thể chuyển hóa thành thương
phẩm; cơ cấu đội ngũ trí thức cũng chưa đồng bộ, có sự mất cân đối trong tỉ lệ
trí thức giữa các nhóm ngành; sự liên kết giữa trí thức đang công tác tại các cơ
sở đào tạo với các tổ chức nghiên cứu và các doanh nghiệp còn yếu; chất lượng
các đề tài nghiên cứu còn thấp, hiệu quả ứng dụng còn hạn chế; một số nội
dung tư vấn chưa sắc sảo, phần đông thiếu mạnh dạn phản biện, hiến kế, đề
xuất cho lãnh đạo tỉnh về các kế sách phát triển.

14



5. Đặc điểm tâm lý-xã hội và những kỹ năng mềm của nhân lực
Nhỡn chung, nhõn lc ca tnh B Ra-Vng Tu cng mang nhng nột
c trng ca nhõn lc Vit Nam. V u im, nhõn lc ca tnh gm a s l
lc lng tr, sc khe tt, nng ng, d tip thu cỏi mi, nm bt cụng ngh
nhanh. Ngoi ra, lao ng tnh cng cú u im l cn cự, sỏng to trong hc
tp v lao ng, cú ý thc cu tin.
Tuy nhiờn, do nh hng ca c im vn húa - xó hi, phong tc, tp
quỏn, li sng ca ngi Vit Nam núi chung v ca tnh núi riờng vn cũn
nhng im hn ch, khim khuyt cn phi thay i, ú l: ngi lao ng cú
thúi quen lm n nh l, manh mỳn, tỏc phong lm vic thiu khoa hc, tm
nhỡn ngn, tinh thn hp tỏc v ý thc k lut thp, lm vic thiu tuõn th quy
trỡnh nghiờm ngt; cỏc k nng lm vic, giao tip, qun lý, lónh o cũn hn
ch.
Phng phỏp qun lý cũn tựy tin, thiu nguyờn tc v thng b chi phi
bi cỏc yu t tỡnh cm, huyt thng. Vic tuõn th phỏp lut ụi lỳc, ụi ni
cũn cha nghiờm tỳc.
i vi lao ng mi ra trng, tuy kin thc chuyờn mụn c trang b
khỏ nhng k nng lm vic thng thp, tõm lý hay thay i cụng vic theo ý
thớch, khụng cú tm nhỡn di hn, ch ngh n vic lm kim sng hụm nay,
d nn lũng khi kt qu khụng nh ý mun v cha bit cỏch t th hin bn
thõn. Ngoi cỏc im yu cú liờn quan n tõm lý nờu trờn, phn ln sinh viờn
ra trng cũn yu kộm v k nng lm vic v kinh nghim thc t m nguyờn
nhõn chớnh ca thc trng ny do chng trỡnh giỏo dc trong nh trng cũn
nhiu im bt cp; ti ging ng, sinh viờn ch c hc kin thc m cha
c rốn luyn cỏc k nng sng v k nng lm vic, k nng lao ng v
nht l cỏc k nng mm thớch ng vi cuc sng.
Nhng c im tõm lý xó hi, vn hoỏ nờu trờn ca nhõn lc ớt nhiu s
nh hng tiờu cc n quỏ trỡnh phỏt trin v hi nhp kinh t quc t ca tnh
núi riờng v ca c nc núi chung trong thi gian ti.
III. HIN TRNG O TO NHN LC TRấN A BN TNH

1. Hin trng h thng o to
Trờn a bn tnh cú y tt c cỏc loi hỡnh c s o to bao gm
cỏc trung tõm dy ngh, trng trung cp ngh, cao ng ngh, cao ng v bc
o to i hc vi tng quy mụ o to gn 50.000 hc sinh, sinh viờn, c bn
ỏp ng c nhu cu hc tp v nõng cao tay ngh cho lc lng lao ng ca
tnh cng nh ca cỏc a phng lõn cn. Cỏc c s o to trờn a bn cú xu
hng o to a cp, a ngnh. Ngoi cỏc c s o to v dy ngh hin cú,
tnh cũn m cỏc lp liờn kt vi 32 trng i hc, cao ng, trung hc chuyờn
nghip trờn c nc o to lao ng 40 ngnh gúp phn nõng cao t trng
lao ng qua o to trờn tng s lao ng ca tnh.
1.1. Cao ng, i hc
15


Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu là trường đại học đào tạo đa cấp, có các hệ
trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, các hệ liên thông, liên kết, ngắn
hạn và đa ngành. Đến nay, sau 3 năm tuyển sinh, trường hiện có 5.769 học sinh
sinh viên theo học, trong đó học sinh sinh viên chính quy là 4.789 người và hệ
liên kết, không chính quy là 980 người. Năm học 2009-2010, trường có chỉ tiêu
tuyển sinh là 4.4506 học sinh, sinh viên trong đó hệ đại học là 1.200 sinh viên,
hệ cao đẳng là 600 sinh viên, trung cấp chuyên nghiệp là 800 học sinh và hệ
liên thông, vừa học vừa làm là 1.850 người.
Với 3 cơ sở đào tạo, đại học Bà Rịa-Vũng Tàu tập trung đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao, có trình độ chuyên môn tương xứng trình độ đào tạo
về các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, cơ khí, điện tử, xây dựng, quản trị, công nghệ
hiện đại, trong đó chú trọng đến kinh tế kỹ thuật biển, từng bước tiếp cận với
tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học khu vực và quốc tế, góp phần đáp ứng
nguồn nhân lực đa dạng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.
Ngoài đại học Bà Rịa-Vũng Tàu, hệ thống đào tạo của tỉnh còn có 2

trường cao đẳng và 3 trường cao đẳng nghề với năng lực đào tạo tối đa cho
khoảng 13.000 sinh viên. Năm 2009, tổng số sinh viên và học sinh đang theo
học của khối trường này đạt gần 19.000 người. Riêng trường Cao đẳng Sư
phạm có quy mô đào tạo trên 3.000 sinh viên. Hiện tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang
trình Bộ Giáo dục và Đào tạo đề án sáp nhập hai trường Cao đẳng Cộng đồng
và Cao đẳng Sư phạm thành trường Đại học công lập của tỉnh.
1.2. Dạy nghề
Đến 2009, trên địa bàn tỉnh có 33 cơ sở dạy nghề và tham gia dạy nghề,
tăng 10 cơ sở so với năm 2005 (trong đó có 03 trường cao đẳng nghề, 5 trường
trung cấp và sơ cấp nghề, 21 trung tâm dạy nghề và các cơ sở dạy nghề khác,
cấp Trung ương quản lý 4 cơ sở, địa phương quản lý 29 cơ sở, 11 cơ sở đào tạo
của công lập, 22 cơ sở đào tạo ngoài công lập), mỗi năm đào tạo được khoảng
4.000 học sinh trung cấp nghề và khoảng 19.000 học sinh sơ cấp nghề. Hệ đào
tạo ngoài công lập đào tạo cho khoảng 2.400 học sinh trung cấp nghề và
khoảng 17.000 học sinh sơ cấp nghề. Bên cạnh đó, tỉnh có trên 10.000 lao động
được bồi dưỡng nâng bậc thợ trong các doanh nghiệp, tập huấn tại các Trung
tâm.
Biểu 8: Hiện trạng hệ thống cơ sở đào tạo nghề tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
2009
Stt

Loại cơ sở

Tổng
số

Cấp quản lý
Trung
ương


Loại hình sở hữu

Địa
phương

Công lập

Ngoài
công lập

1.

Cao đẳng nghề

3

2

1

2

1

2.

Trung cấp nghề

5


1

4

2

3

6

Website trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu

16


3.

Trung tâm đào tạo nghề

4.

Cơ sở khác có đào tạo nghề
Tổng cộng

21

1

20


3

18

4

0

4

4

0

33

4

29

11

22

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Về cơ bản, mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã từng bước đáp
ứng được nhu cầu đào tạo nghề cho người lao động, từng bước thực hiện phân
luồng học sinh sau trung học phổ thông nhằm hoàn thiện về chất lượng và hiện
đại hóa lực lượng lao động của tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh có 7 trường và cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp,
bao gồm 02 trường đại học, 03 trường cao đẳng, 02 trường trung cấp chuyên
nghiệp.
Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo nghề phân bố không đều, chủ yếu tập trung
tại thành phố Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa. Quy mô đào tạo của các trường
chuyên nghiệp trên địa bàn còn nhỏ, thiếu trường trung cấp chuyên nghiệp. Cơ
sở vật chất của các trường còn thiếu, đặc biệt là trang thiết bị dạy học, phòng
thí nghiệm, xưởng thực hành, thư viện… Một số cơ sở đào tạo nghề có quy mô
nhỏ, manh mún, chất lượng dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa đào
tạo đón đầu một số ngành nghề có triển vọng mà xã hội cần trong tương lai.
Hoạt động dạy nghề cho người lao động đã được tỉnh quan tâm và tiến
hành triển khai nhiều chương trình hỗ trợ, cụ thể: Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê
duyệt Chương trình đào tạo phát triển lực lượng công nhân kỹ thuật tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu giai đoạn 2009-2015 định hướng 2020, trong đó tập trung đào tạo
nghề cho một số nhóm nhân lực chuyên biệt như đào tạo nghề cho lao động
nông thôn, bộ đội xuất ngũ và đào tạo nghề cho các đối tượng xã hội kết hợp
với giải quyết việc làm cho khoảng từ 3.200 đến 4.500 học viên của các nhóm
đối tượng này.
Theo số liệu năm 2009 của Cục Việc làm, Bộ Lao động, Thương Binh và
Xã hội công bố, trên địa bàn tỉnh có 02 trung tâm giới thiệu việc làm đã tổ chức
được 12 phiên giao dịch việc làm và giới thiệu việc làm được cho 1.036 lao
động, trong đó có 471 lao động nữ.
2. Các điều kiện đảm bảo phát triển đào tạo
2.1. Tài chính
Tổng chi đầu tư phát triển trên địa bàn giai đoạn 2000-2010 ước đạt
39.196 tỷ đồng trong đó, chi cho Giáo dục - Đào tạo đạt 8.118 tỷ đồng (chiếm
20,7%). Chi ngân sách cho ngành Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu tăng khá nhanh từ mức 210,4 tỷ đồng năm 2000 lên mức 1.468,9 tỷ đồng
năm 2010 với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 24,8%/năm giai đoạn 20112005 và 18,2%/năm giai đoạn 2006-2009, cao hơn so với tốc độ Tổng chi cho
đầu tư phát triển toàn xã hội. Chi sự nghiệp giáo dục trên địa bàn năm 2010 đạt

813,2 tỷ đồng trong đó, chi đào tạo đạt 101,6 tỷ đồng, Chương trình mục tiêu
17


quốc gia khoảng 19,3 tỷ, chi cho xây dựng cơ bản tăng mạnh từ mức 82,7 tỷ
năm 2000 lên mức 534,8 tỷ năm 2010 cho thấy tổng chi ngân sách tỉnh cho
ngành Giáo dục và Đào tạo trong thời gian qua liên tục tăng với mức đầu tư
năm sau cao hơn năm trước và đây là tỷ lệ khá cao so với mặt bằng chung của
cả nước.
Biểu 9: Chi ngân sách cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2000-2010
Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Stt

Nội dung

2000

2005

Ư 2010

Tổng cộng
2000-2010

Tăng trưởng
trung bình
(%)
20012005


20062010

1.

Tổng chi Ngân sách nhà
nước

1.081

3.539

5.985,0

39.196,0

26,8

11,1

2.

Chi NS cho GD-ĐT

210,4

637,8

1.468,9


8.118,0

24,8

18,2

19,5

18,0

24,5

20,7

127,4

285,0

813,2

4.153,0

17,5

23,3

+ Chi đào tạo

-


66,6

101,6

570,6

8,8

+ Chương trình mục tiêu
QG

-

9,8

19,3

110,1

14,5

82,7

276,3

534,8

3.284,4

+ Tỷ trọng so với tổng số

Trong đó
+ Chi sự nghiệp Giáo
dục

+ Xây dựng cơ bản

27,3

14,1

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Niên giám thống kê.

Bên cạnh sự đầu tư của ngân sách tỉnh, hoạt động giáo dục và đào tạo
trên địa bàn còn có sự đầu tư của Ngân sách trung ương (thông qua các cơ sở
thuộc trung ương quản lý) và đặc biệt là nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân,
nguồn vốn đầu tư nước ngoài (vốn FDI, vốn của các NGO, vốn ODA) và
nguồn đầu tư từ thực hiện chủ trương xã hội hóa.
Chi ngân sách cho Giáo dục và Đào tạo (tỷ đồng)

18


2.2. Cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo: Các cơ sở đào tạo
nghề đều đảm bảo diện tích phòng học, nhà xưởng, thiết bị thực hành theo
chuẩn quy định, trong đó có 73% thiết bị học tập được sản xuất ở ngoài nước,
52% thiết bị học tập sản xuất sau năm 2000. Tổng giá trị tài sản cố định của các
cơ sở đào tạo nghề đạt trên 1.000 tỷ đồng trong đó cơ sở ngoài công lập chiếm
đến 90%. Các cơ sở đào tạo nghề đều thực hiện giảng dạy theo chương trình
chung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2.3. Hiện trạng đội ngũ giảng viên, giáo viên trong lĩnh vực đào tạo và

cán bộ quản lý đào tạo.
Toàn tỉnh có 523 giáo viên dạy nghề cơ hữu và gần 100 giáo viên thỉnh
giảng, trong đó gần 73,6% giáo viên có trình độ đại học và trên đại học, 26,4%
giảng viên có trình độ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ
thuật cao.
Giáo viên dạy nghề là đảng viên chiếm 25%, giáo viên có trình độ lý
luận chính trị cao cấp đạt 0,6%, trung cấp là 13% và 62% đạt trình độ sơ cấp.
Số giáo viên có thâm niên giảng dạy dưới 5 năm chiếm hơn 45,5%, từ 5
đến 10 năm chiếm gần 30%, từ 11 đến 20 năm chiếm 17,9%, trên 20 năm
chiếm 6,6%.
Về trình độ ngoại ngữ của giáo viên: Số giáo viên có trình độ C ngoại
ngữ chiếm rất ít, khoảng 0,7% so với tổng số giáo viên, trình độ B có khoảng
21% và 32% số giáo viên có trình độ A. Tỷ lệ giáo viên có trình độ đại học và
trình độ C về tin học chỉ có khoảng 0,5%, trình độ B đạt khoảng 0,7%, còn lại
là trình độ A và phổ cập tin học. Điều này cho thấy khả năng ngoại ngữ và tin
học của lực lượng giáo viên dạy nghề trong tỉnh vẫn còn rất hạn chế, đây là rào
cản lớn trong việc tiếp cận tri thức mới để truyền thụ lại cho học sinh học nghề,
đặc biệt những nghề mới trong tương lai.
19


2.4. Nội dung và phương pháp giảng dạy, đào tạo: Nhìn chung, do nhận
thức được tầm quan trọng trong việc lấy người học làm trung tâm, nên hầu hết
các trường đã quan tâm đến việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy,
nhiều trang thiết bị hiện đại được khai thác phục vụ cho công tác đào tạo, hệ
thống thư viện được đầu tư nâng cấp, đội ngũ giáo viên được huấn luyện đổi
mới phương pháp giảng dạy thường xuyên. Tuy nhiên, kết quả thu được vẫn
còn hạn chế. Nguyên nhân là do điều kiện trang thiết bị, CSVC có hạn, nội
dung chương trình còn phụ thuộc khung đào tạo chung, năng lực đổi mới của
từng trường cũng như đội ngũ giảng viên còn hạn chế, nội dung và phương

pháp giảng dạy cũ còn duy trì, ảnh hưởng nhiều trong từng trường, từng giáo
viên. Vì thế, chất lượng giảng dạy tuy có tiến bộ nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu,
đặc biệt trong việc gắn dạy học với nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất.
Trình độ đào tạo chưa theo kịp với phát triển khoa học công nghệ hiện đại.
Chương trình giáo dục đại học mang lại hiệu quả chưa cao. Kiến thức
chuyên ngành sinh viên được học còn ít, hệ số khai thác kiến thức thấp do có
sự cách biệt lớn giữa kiến thức đào tạo và điều kiện làm việc thực tế. Một số
ngành, trường có nội dung chương trình lạc hậu, chưa bắt kịp thực tiễn và yêu
cầu hội nhập, chưa bám sát nhu cầu của xã hội. Việc huấn luyện, đào tạo các kỹ
năng nghề nghiệp như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, quản lý lãnh đạo, tư duy phê bình, khả năng thích ứng linh hoạt,... chưa đáp ứng yêu
cầu.
Hiện nay giảng viên tại các cơ sở đào tạo chủ yếu vẫn sử dụng phương
pháp giảng dạy truyền thống, phương pháp dạy và học chủ yếu chạy theo
chương trình, rất ít hội thảo, ít đề tài nghiên cứu... Sự đổi mới về phương pháp
giảng dạy trong các trường còn mang tính hình thức. Việc nhận thức giáo dục
phải mang tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm chưa được chú trọng.
3. Hệ thống quản lý, cơ chế, chính sách phát triển đào tạo nhân lực
3.1. Hệ thống tổ chức quản lý
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cơ quan
quản lý Nhà nước tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã thực hiện tổ chức quản lý, đào tạo
nhân lực theo đúng các Luật, Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật liên
quan từ Trung ương đến địa phương, áp dụng đầy đủ các chế độ đối với người
lao động cũng như với các cơ sở đào tạo, sử dụng lao động. Ngoài ra, các ban,
ngành của tỉnh đã phát huy sáng tạo tham mưu các cơ chế, chính sách nhằm
phát triển nhân lực của tỉnh, ban hành các chương trình, đề án, chính sách tạo
điều kiện cho người lao động như: đề án chuyển đổi lao động nông nghiệp sang
lao động công nghiệp gắn với việc phát triển các cụm công nghiệp, chương
trình đào tạo phát triển lực lượng công nhân kỹ thuật, chính sách hỗ trợ đào tạo
cán bộ ngành y tế…, đảm bảo các chế độ cho người lao động về bảo hộ lao
động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thực hiện tốt các chính sách cho người

lao động; qua đó tổng hợp nhu cầu về tuyển dụng lao động, hỗ trợ, phối hợp
trong công tác đào tạo, tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp.
20


Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu luôn khuyến khích bằng các ưu đãi cụ thể (chính
sách ưu đãi về thuế, đất đai…) cho các tổ chức, thành phần kinh tế trong và
ngoài nước tham gia vào quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm
hỗ trợ cho các doanh nghiệp có địa chỉ đào tạo tin cậy, chất lượng, đồng thời
các trường, trung tâm là nơi cung cấp thông tin, tư vấn về đào tạo tại chỗ cho
các doanh nghiệp.
Tỉnh đặc biệt chú trọng thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày
18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn
hoá, thể thao, Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 về chính
sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục,
dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường nhằm huy động các tổ chức, cá
nhân tham gia hoạt động đào tạo nhân lực.
Ngày 30 tháng 7 năm 2007, tỉnh có quyết định số 44/2007/QĐ-UBND về
trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn.
Chính sách này ra đời đã tạo điều kiện cho nhân lực địa phương có điều kiện
nâng cao trình độ tay nghề, tìm kiếm việc làm, là chính sách xã hội quan trọng
để doanh nghiệp nhỏ và vừa ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương... nhằm
giảm tình trạng thiếu việc làm khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, một số cơ sở đào tạo, doanh nghiệp đã tự chủ động trong
công tác đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu cho sản xuất kinh doanh. Các cơ sở
đào tạo đã nâng cấp trang thiết bị, đào tạo đội ngũ giáo viên đủ năng lực, trình
độ, cải tiến nội dung - phương pháp để đáp ứng yêu cầu giảng dạy hiện nay.
3.2. Cơ chế, chính sách đối với người được đào tạo
Thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng nhân lực
đối với sự phát triển, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ban hành nhiều chủ trương,

chính sách và chương trình để phát triển nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế-xã hội, nhất là lực lượng nhân lực chất lượng cao, như: chính sách thu
hút nhân lực trình độ cao phục vụ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của
tỉnh; chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; chính sách
hỗ trợ cho vay ưu đãi đối với học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn theo học
các bậc đào tạo, chính sách hỗ trợ đào tạo bậc đại học tại các cơ sở giáo dục
trong nước và ở nước ngoài cho các học sinh khá, giỏi; chính sách đào tạo thạc
sĩ, tiến sĩ ở các cơ sở nước ngoài dành cho cán bộ, công chức, viên chức; chính
sách hỗ trợ đào tạo nghề cho đối tượng trong diện thu hồi đất, chính sách hỗ trợ
đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách đào tạo
về phát triển lực lượng công nhân kỹ thuật, chính sách hỗ trợ đào tạo bác sĩ,
dược sĩ,…
3.3. Cơ chế, chính sách đối với cơ cở đào tạo
Các cơ sở đào tạo công lập được ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo đạt chuẩn về phòng học, phòng thí nghiệm,
xưởng thực hành, thư viện, ký túc xá… Thực hiện tốt chính sách khuyến khích
21


phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập nhằm đẩy mạnh xã hội
hóa trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
4. Kết quả đào tạo nhân lực
Số học sinh trúng tuyển vào hệ chính quy của các trường Đại học, Cao
đẳng trên địa bàn tỉnh đạt tỷ lệ khoảng 50% số học sinh tốt nghiệp bậc Trung
học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông hàng năm, cao hơn so với mức
bình quân chung của cả nước (40%). Đến 2009, toàn tỉnh đã có 280 sinh
viên/10.000 dân, cao hơn so với mục tiêu của toàn quốc (200 sinh viên/10.000
dân vào năm 2010). Tuyển sinh hệ liên kết đào tạo năm học 2008-2009 đạt
2.352 học sinh, sinh viên.
Biểu 10 : Số học sinh, sinh viên tốt nghiệp hàng năm

giai đoạn 2005-2009
Đơn vị: người, %

Bậc đào tạo

2005

2006

2007

2008

2009

Tổng số

22.799

35.914

35.575

38.709

38.389

+ Dạy nghề dưới 3 tháng

15.697


26.111

25.023

25.917

28.124

4.582

6.553

7.017

9.867

6.778

+ Trung cấp nghề

651

594

576

558

735


+ Trung cấp CN

899

1.429

1.563

1.083

1.190

+ Cao đẳng

504

669

727

828

828

+ Đại học

421

469


589

378

609

45

89

80

78

125

+ Dạy nghề dưới 3 tháng

68,8

72,7

70,3

67,0

73,3

+ Sơ cấp nghề


20,1

18,2

19,7

25,5

17,7

+ Trung cấp nghề

2,9

1,7

1,6

1,4

1,9

+ Trung cấp CN

3,9

4,0

4,4


2,8

3,1

+ Cao đẳng

2,2

1,9

2,0

2,1

2,2

+ Đại học

1,8

1,3

1,7

1,0

1,6

+ Trên đại học


0,2

0,2

0,2

0,2

0,3

+ Sơ cấp nghề

+ Trên đại học
Tỷ trọng (%)

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Trong 5 năm các cơ đào tạo trên địa bàn tỉnh đã đào tạo tốt nghiệp hệ
chính quy cho hơn 12.600 học sinh, sinh viên hệ đại học, cao đẳng và trung học
chuyên nghiệp, trong đó, số lượng người tham gia học các bậc học cao đẳng,
đại học và trên đại học liên tục tăng nhanh qua các năm. Đã đào tạo nghề dài
22


hạn (sơ cấp và trung cấp nghề) cho khoảng 37.900 lao động và trên 120.800 lao
động ngắn hạn, 14.000 lao động nông thôn và lao động đặc thù. Cũng trong
thời gian trên, tỉnh đã cử 17.642 lượt cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo
bồi dưỡng, trong đó có 2.500 người được đào tạo chuyên môn, 632 người đào
tạo ở bậc thạc sĩ, 22 người theo học nghiên cứu sinh (tiến sĩ), 137 người học tập

ở bậc cao đẳng, 678 người theo học bậc trung cấp và còn lại là ở các hình thức
đào tạo khác. Đặc biệt, tỉnh đã có 7 cán bộ, công chức, viên chức tham dự đào
tạo sau đại học tại nước ngoài. Nhìn chung, lao động được đào tạo tuy đạt các
chỉ tiêu đề ra nhưng cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các
doanh nghiệp, các nhà sử dụng lao động. Hoạt động đào tạo của phần lớn các
trường, cơ sở dạy nghề chưa thật sự gắn kết với doanh nghiệp nên một số cơ sở
tuyển dụng phải đào tạo bổ sung hoặc đào tạo lại.
Đánh giá trình độ, chất lượng đào tạo và năng lực nghề nghiệp: Trong
giai đoạn 2008-2010, trên địa bàn tỉnh đã tổ chức 13 phiên giao dịch việc làm
thu hút 261 lượt doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng khoảng 59.000
lao động. Điều này cho thấy nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh là rất lớn nhưng kết quả công tác giải quyết việc làm
không đạt như kế hoạch đề ra. Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có nhiều doanh
nghiệp nước ngoài, nhu cầu tuyển dụng rất lớn, nhưng lao động lại không đáp
ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động về trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, kinh nghiệm làm việc, khả năng ngoại ngữ, tin học… nên doanh nghiệp
luôn thiếu lao động và có nhu cầu tuyển dụng trong khi nhiều người có nhu cầu
tìm việc lại chưa có việc làm. Đây cũng là là thực trạng mà nhiều địa phương
đang gặp phải, các cơ quan chức năng của tỉnh cần phải thống kê, khảo sát nhu
cầu lao động của các doanh nghiệp và có kế hoạch, chương trình đào tạo theo
nhu cầu của người sử dụng lao động. Bản thân người lao động cũng cần có kế
hoạch tự đào tạo, nâng cao trình độ để đáp ứng được các yêu cầu của các doanh
nghiệp.
IV. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NHÂN LỰC
1. Trạng thái hoạt động của nhân lực
Dân số từ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động có mức tăng trưởng khá
cao trong giai đoạn 2006-2009 với tốc độ trung bình khoảng 5,2%/năm cho
thấy ngoài lực lượng dân số bước vào tuổi lao động của tỉnh thì còn có một
lượng lớn lao động từ ngoại tỉnh nhập cư vào. Đến năm 2009, quy mô dân số
trong tuổi lao động đạt 660.055 người, tăng 1,35 lần so với năm 2000.

Tốc độ tăng lực lượng lao động của tỉnh tăng chậm hơn so với tốc độ
tăng của dân số trong tuổi lao động cả ở 2 thời kỳ. Trong 10 năm, dân số trong
độ tuổi lao động tăng thêm 169.350 người, nhưng lực lượng lao động chỉ tăng
thêm khoảng 83.027 người cho thấy tỉnh vẫn chưa tận dụng được hết số lượng
người bước vào tuổi lao động. Số lượng lao động thất nghiệp có xu hướng giảm
cả về quy mô và tỷ trọng.
23


Biểu 11: Dân số từ trong tuổi lao động theo trạng thái hoạt động của tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2000-2009
Đơn vị : người, %
Stt

Chỉ tiêu

2000

2005

2009

Tăng trưởng trung
bình (%/năm)
2001-2005

2006-2009

I.


Dân số trong tuổi lao động

490.705 582.699 660.055

3,5

3,2

II.

Dân số từ 15 tuổi trở lên

534.640 627.702 769.120

3,3

5,2

1.

Hoạt động kinh tế

392.393 433.321 475.420

2,0

2,3

+ Có việc làm


367.858 412.519 454.772

2,3

2,5

-3,2

-0,2

6,4

10,9

(Tỷ trọng/DS hoạt động KT)

+ Thất nghiệp
(Tỷ trọng/DS hoạt động KT)

2.

Không hoạt động kinh tế

93,7

95,2

95,7

24.535


20.802

20.648

6,3

4,8

4,3

142.247 194.381 293.700

+ Đi học

16.340

42.593

34.034

21,1

-5,5

+ Nội trợ

56.740

67.704


58.888

3,6

-3,4

+ Khác

69.167

84.084 200.778

4,0

24,3

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Dân số từ 15 tuổi trở lên không tham gia hoạt động kinh tế năm 2009 có
xu hướng tăng mạnh, hơn gấp hơn 2 lần so với năm 2000, trong số này tỷ trọng
người đi học và nội trợ chiếm tỷ trọng chỉ khoảng 31,6% cho thấy còn một
lượng lớn lao động không có nhu cầu làm việc.
Trong xã hội hiện đại, theo kinh nghiệm của các nước và từ thực tế của
các thành phố lớn ở nước ta (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng), cho thấy khi
trình độ phát triển kinh tế-xã hội càng cao thì tỷ trọng dân số hoạt động kinh tế
trong tổng số người trong tuổi lao động có xu hướng giảm dần, thay vào đó
tăng tỷ trọng số người đi học, số người nội trợ gia đình...
Vì vậy, đối với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tỷ trọng dân số hoạt động kinh tế
so với dân số từ 15 tuổi trở lên giảm từ 73,4% năm 2000 xuống 61,8% năm

2009 là phù hợp với quy luật chung, phản ánh quá trình chuyển dịch tiến bộ
trong cơ cấu phân bổ dân số trong tuổi lao động theo trạng thái hoạt động.
Trong tương lai, xu thế này sẽ tiếp tục diễn ra trên địa bàn tỉnh, lan toả từ thành
phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa đến các huyện khác trên toàn tỉnh.
2. Trạng thái việc làm của nhân lực
2.1. Số lượng và cơ cấu trạng thái việc làm của nguồn nhân lực
Tính đến năm 2010, cầu lao động thể hiện bằng tổng số lao động làm
việc trong các ngành kinh tế của tỉnh là khoảng 468.369 người, tăng 100.511
24


lao động so với năm 2000 (trung bình mỗi năm tăng thêm hơn 10 ngàn người).
Phần lớn cầu lao động vẫn tập trung trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp, khu
vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ có số lao động ít hơn.
Về cơ cấu cầu lao động, năm 2010, tỷ trọng lao động ngành nông, lâm
ngư nghiệp còn 39,4% so với tổng số lao động của toàn tỉnh, giảm mạnh tới
17,17 điểm % so với năm 2000, tỷ lệ này tiến bộ hơn rất nhiều so với mức
trung bình cả nước (48,2%)7. Tỷ trọng lực lượng lao động trong khu vực công
nghiệp, xây dựng có mức tăng khá mạnh, từ mức 12,62% năm 2000 lên
21,19% năm 2005 và đạt 28,72% năm 2010. Tỷ trọng lao động khu vực dịch vụ
có xu hướng tăng nhẹ về tỷ trọng, từ mức 30,77% năm 2000 lên khoảng
31,84% năm 2010 do số lượng lao động ngành công nghiệp, xây dựng tăng quá
nhanh trong thời gian qua. Lao động ngành công nghiệp, xây dựng tăng trưởng
mạnh tới gần 13,5%/năm trong giai đoạn 2001-2005 và 23,71%/năm trong giai
đoạn 2006-2010. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của tỉnh cho thấy trình độ
phân công lao động cũng như phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh ở mức khá cao.
Thực trạng cơ cấu cầu lao động như trên cần tiếp tục được điều chỉnh trong
tương lai để có được một cơ cấu lao động hiện đại, tiên tiến tương xứng và phù
hợp với đặc điểm hình thành nguồn lao động của tỉnh (đặc điểm lớn nhất là tốc
độ tăng dân số trong tuổi lao động cao dẫn đến nhu cầu giải quyết việc làm

lớn), tiềm năng tài nguyên, vị trí địa lý thuận lợi cho mở mang các ngành công
nghịệp, dịch vụ và yêu cầu đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH của tỉnh.
Biểu 12: Lao động có việc làm theo ngành kinh tế của tỉnh
giai đoạn 2000-2009
Đơn vị : người, %

Stt

Chỉ tiêu

2000

2005

2009

2010*

Tăng trưởng
trung bình
(%/năm)
20012005

20062009

367.858

412.519

454.772


468.369

2,32

4,95

46.428

87.413

114.011

134.516

13,49

23,71

Thương mại, dịch vụ

113.181

104.979

117.922

149.129

-1,49


5,67

3.

Nông, lâm, ngư nghiệp

208.249

220.127

222.838

184.725

1,12

-2,37

II.

Cơ cấu lao động (%)

1.

Công nghiệp, xây dựng

12,62

21,19


25,07

28,72

2.

Thương mại, dịch vụ

30,77

25,45

25,93

31,84

3.

Nông, lâm, ngư nghiệp

56,61

53,36

49,00

39,44

I.


Tổng lao động

1.

Công nghiệp, xây dựng

2.

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
7

Niên giám thống kê 2009, Tổng cục thống kê

25


×