Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH BIỂN và tác ĐỘNG của nó đến CỦNG cố QUỐC PHÒNG TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 106 trang )

3

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế phát triển chung của các nước trên thế giới hiện nay,
kinh tế biển nói chung, kinh tế DLB nói riêng là một hướng quan trọng
thu hút sự quan tâm của các quốc gia có biển và các nhà kinh doanh du
lịch. Một số quốc gia có thế mạnh về biển coi DLB là ngành kinh tế mũi
nhọn, góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và
củng cố quốc phòng - an ninh của mình.
Việt Nam có bờ biển dài 3260 km, diện tích mặt nước biển trên 1 triệu
km2 với hàng ngàn đảo lớn nhỏ ở ven bờ và ngoài khơi. Tài nguyên thiên
nhiên và tài nguyên nhân văn thuận lợi đã mang lại cho nước ta lợi thế đặc
biệt để phát triển kinh tế DLB. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH,
HĐH, đánh giá được tầm quan trọng của kinh tế du lịch đối với sự phát triển
kinh tế xã hội và củng cố QP - AN của đất nước, Đảng ta chỉ rõ: “phát triển
du lịch thật sự trở thành một một ngành kinh tế mũi nhọn” [15, tr 178]. Trong
chiến lược phát triển của kinh tế du lịch nói chung, kinh tế DLB luôn là một
hướng được quan tâm hàng đầu.
Khánh Hoà là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, có vị trí chiến lược về
quốc phòng, phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, là cửa
ngõ của Tây Nguyên thông ra biển. Giao thông của tỉnh thuận lợi cả về đường sắt,
đường bộ, đường không và đường biển. Chiều dài bờ biển 385 km với khoảng 200
đảo và bán đảo lớn nhỏ nằm ven bờ cùng các đảo san hô trên Quần đảo Trường Sa
ở ngoài khơi. Dọc bờ biển có nhiều vịnh đẹp như: vịnh Nha Trang, Vân Phong,
Cam Ranh, với các loài sinh vật biển đa dạng cư trú. Con người Khánh Hoà cởi mở
và mến khách. Cuộc sống của cư dân nơi đây từ lâu đã gắn liền với biển, tạo nên
những nét văn hoá biển độc đáo, thu hút được sự quan tâm của du khách trong nước
và quốc tế. Tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn đã tạo cho Khánh Hoà



4

lợi thế đặc biệt để có thể phát triển thành một trung tâm DLB mang tầm cỡ quốc
tế.
Hiện nay, kinh tế DLB Khánh Hòa đang đứng trước vận hội phát triển mới,
đồng thời cũng gặp phải không ít những khó khăn, thử thách, phải cạnh tranh gay
gắt trong quá trình phát triển. Tình hình chính trị - xã hội và QP - AN trên địa bàn
Tỉnh diễn biến khá phức tạp. Do có vị trí chiến lược trọng yếu về quốc phòng nên
các thế lực thù địch đang tăng cường chống phá hòng gây mất ổn định chính trị,
trực tiếp đe doạ chủ quyền an ninh quốc gia ở các vùng ven biển trên địa bàn
Tỉnh.
Những năm gần đây kinh tế DLB Khánh Hòa đã có bước phát triển quan
trọng song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Tỉnh. Tình hình
QP - AN còn tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định. Quá trình phát triển kinh tế
DLB gắn với củng cố quốc phòng chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Kinh
tế DLB càng phát triển càng tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội,
trong đó có lĩnh vực quốc phòng. Yêu cầu bức thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay
là cần phải nghiên cứu quá trình phát triển của kinh tế DLB và tác động của nó
đến củng cố quốc phòng trên địa bàn Tỉnh. Từ đó đưa ra những giải pháp thiết
thực gắn phát triển kinh tế DLB với củng cố quốc phòng, nhằm nâng cao hơn nữa
hiệu quả của hai quá trình này. Xuất phát từ đòi hỏi khách quan đó, tác giả chọn
đề tài “Phát triển kinh tế du lịch biển và tác động của nó đến củng cố quốc
phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp cao học.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đã có những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như:
- Xung quanh vấn đề phát triển kinh tế du lịch trên phạm vi cả nước có các tác
giả: Th.s Trần Xuân Cảnh (2001), “Bàn về thu hút vốn cho đầu tư phát triển ngành du
lịch tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế (số 123); Dương Vũ (2002), “Phát triển
du lịch trong tầm nhìn mới”, Tạp chí Cộng sản, (số 20); Đỗ Quang Trung (1996)



5

“Phát triển nhanh, bền vững du lịch Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản (số 4). Những đề
tài, công trình nghiên cứu này đã giúp tác giả tiếp cận nhiều thông tin bổ ích, nhiều lập
luận khoa học về một số vấn đề liên quan tới sự phát triển của kinh tế du lịch. Song do
phạm vi nghiên cứu trên địa bàn cả nước nên không đề cập đến tiềm năng kinh tế DLB
của Khánh Hòa, các giải pháp đưa ra không sát với thực tiễn của Tỉnh.
- Xung quanh vấn đề phát triển kinh tế du lịch ở một số địa phương trong
nước có các tác giả: Nguyễn Thị Hoá (1997), Tiềm năng và xu hướng phát triển du
lịch Thừa Thiên - Huế, Luận văn thạc sỹ kinh tế, HVCTQG Hồ Chí Minh; Hoàng
Đức Cường (1999), Phát triển kinh tế du lịch ở Nghệ An, Luận văn thạc sỹ kinh tế,
HVCTQG Hồ Chí Minh; Nguyễn Đình Sơn(2003), Phát triển kinh tế du lịch và tác
động của nó tới quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Hà Tây, Luận văn thạc sỹ
kinh tế. HVCTQS. Những đề tài này đã cho tác giả một số gợi ý về các giải pháp
phát triển kinh tế du lịch trên một địa phương cụ thể. Song do nghiên cứu về kinh tế
du lịch nói chung, gắn với các địa phương khác nên không phù hợp với Khánh Hòa.
- Đề cập đến việc kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng trên địa bàn
tỉnh Khánh Hoà có các tác giả: Nguyễn VănTự (2002), “Khánh Hoà đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân
vững mạnh”. Quốc phòng toàn dân, (số 5); Phan Thanh Hải (1997), Phát
triển kinh tế biển với xây dựng quốc phòng - an ninh trong giai đoạn hiện nay
ở tỉnh Khánh Hoà, Luận văn thạc sỹ kinh tế, HVCTQS; Nguyễn Văn
Dung(2004), Phát triển ngành kinh tế Thuỷ sản và vai trò của nó đối với xây
dựng thế trận quốc phòng ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế,
HVCTQS. Các đề tài trên trực tiếp đề cập tới tình hình QP - AN của tỉnh song do
nghiên cứu phát triển kinh tế nói chung hoặc ở ngành kinh tế khác, không gắn với
kinh tế DLB nên các giải pháp không phù hợp với sự phát triển của kinh tế DLB .
Trong các công trình nghiên cứu trên, chưa có tác giả nào đề cập một
cách toàn diện về sự phát triển của kinh tế DLB và tác động của nó đến củng



6

cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. Do vậy, đề tài tác giả lựa chọn
không trùng với các công trình nghiên cứu khác.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Mục đích
Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế DLB và tác
động của nó đến củng cố quốc phòng, trên cơ sở đó đưa ra các quan điểm,
giải pháp cơ bản nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác
động tiêu cực, gắn quá trình phát triển kinh tế DLB với củng cố quốc phòng
trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
* Nhiệm vụ
Thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về phát triển kinh tế DLB và
một số tác động chủ yếu của phát triển kinh tế DLB đến củng cố quốc phòng
trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế DLB và thực trạng tác động của
phát triển kinh tế DLB đến củng cố quốc phòng trên địa bàn Tỉnh.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu gắn phát triển kinh tế
DLB với củng cố quốc phòng trên địa bàn Tỉnh.
* Đối tượng
Đề tài nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế DLB và sự tác động của
nó đến củng cố quốc phòng trên địa bàn Khánh Hòa.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế DLB và một số
tác động chủ yếu của nó đến củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
từ năm 1995 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu



7

* Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, các quan
điểm của Đảng, Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà
về phát triển kinh tế du lịch và củng cố quốc phòng. Đồng thời kế thừa một số
kết quả nghiên cứu của những công trình nghiên cứu có liên quan.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp biện chứng duy vật, đề tài sử dụng phương
pháp trừu tượng hoá khoa học kết hợp với một số phương pháp khác như:
thống kê, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tiễn, chuyên gia để giải quyết
những nhiệm vụ đặt ra.
5. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về kinh tế DLB và phát triển kinh tế DLB gắn với củng cố quốc phòng trên
địa bàn tỉnh Khánh Hoà. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài
liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy môn Kinh tế học chính
trị Mác Lênin và kinh tế quân sự Mác - Lênin, làm tài liệu tham khảo
để xây dựng các chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế DLB gắn với
củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 2 chương (5 tiết)
và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục kèm theo.


8


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ DU LỊCH BIỂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN CỦNG CỐ QUỐC
PHÒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HOÀ
1.1. Một số vấn đề chung về kinh tế du lịch biển và phát triển kinh
tế du lịch biển
1.1.1. Khái niệm kinh tế du lịch biển và phát triển kinh tế du lịch biển
1.1.1.1. Kinh tế du lịch biển
Khi đề cập đến hoạt động DLB một số tác giả Trung Quốc đưa ra quan
niệm: “Gọi du lịch biển là chỉ tổng hoà hiện tượng và quan hệ của các hoạt
động du ngoạn, vui chơi, nghỉ ngơi tiến hành ở biển, sinh ra lấy biển làm chỗ
dựa nhằm mục đích thoả mãn yêu cầu về vật chất tinh thần của mọi người dưới
điều kiện kinh tế - xã hội nhất định” [35, tr.173]. Đây là khái niệm về hoạt động
DLB dưới góc độ kinh tế ngành, khái niệm này mặc dù đã phản ánh được cơ sở
của ngành kinh tế DLB là dựa vào việc khai thác tài nguyên du lịch ở biển để
phát triển, song quan niệm này chưa đề cập một cách sâu sắc đến quan hệ kinh
tế, cũng như mối liên hệ của nó đối với các ngành kinh tế khác.
Một số nhà nghiên cứu lại gộp DLB vào lĩnh vực kinh tế biển. Họ quan
niệm thuỷ sản, dầu khí, vận tải biển và DLB hợp thành kinh tế biển. Quan niệm
này thường thấy ở các quốc gia có thế mạnh về biển. Theo đó có thể thấy giữa
kinh tế du lịch và kinh tế biển có sự giao thoa với nhau, khoảng giao thoa ấy


9

chính là kinh tế DLB. Tuy nhiên, quan niệm này chỉ phản ánh được phần nào nội
hàm của khái niệm kinh tế DLB, mới chỉ quan tâm đến phạm vi hoạt động của
kinh tế DLB, quan niệm này chưa diễn tả được các mối quan hệ kinh tế cũng
như vị trí, vai trò của kinh tế DLB.
Để có quan niệm đầy đủ về kinh tế DLB, yêu cầu đặt ra là phải phản ánh

được cơ sở tồn tại và phát triển của ngành kinh tế này. Đối với ngành kinh tế du
lịch nói chung, kinh tế DLB nói riêng, nhu cầu chỉ trở thành cầu trong những
điều kiện nhất định. Điều kiện đó là thu nhập của người có nhu cầu phải đủ lớn,
đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu của một cuộc viễn du xa nơi cư trú thường
xuyên của họ, khi thu nhập càng cao thì nhu cầu về du lịch càng lớn. Ngoài ra, để
nhu cầu trở thành cầu còn phụ thuộc nhiều yếu tố như điều kiện chính trị, văn hoá
xã hội, QP - AN ở địa điểm du lịch.
Cơ sở để ngành kinh tế DLB phát triển còn dựa vào việc khai thác tài
nguyên DLB và khả năng cung cấp các sản phẩm DLB. Cung về DLB phụ thuộc
vào cầu và ý muốn chủ quan của người kinh doanh DLB. Cũng như cầu, cung về
DLB cũng phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố khác như điều kiện kinh tế, chính
trị, xã hội, QP - AN... Khi những điều kiện này thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho cung
về DLB được mở rộng. Ngược lại, sẽ làm cho nó có xu hướng bị thu hẹp.
Mặt khác, khi đề cập đến khái niệm kinh tế DLB cần chỉ ra được
những mối liên hệ kinh tế nảy sinh và vận hành trong lĩnh vực DLB ở nội
hàm của khái niệm, bao gồm cả mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
(tức lực lượng sản xuất) và mối quan hệ giữa con người với con người
(tức quan hệ sản xuất). Lực lượng sản xuất trong ngành kinh tế DLB biểu
hiện ở khả năng nhận thức, đánh giá về tài nguyên DLB cùng khả năng cải
tạo, khai thác những tài nguyên ấy phục vụ cho mục đích kinh tế. Kinh tế


10

DLB là ngành kinh tế mang định hướng tài nguyên khá rõ rệt, không có
tài nguyên DLB thì không thể có cơ sở để ngành kinh tế này tồn tại và
phát triển. Trong lực lượng sản xuất, con người chính là lực lượng sản
xuất hàng đầu, là yếu tố cơ bản quan trọng nhất, còn tài nguyên DLB là cơ
sở cho sự tồn tại và phát triển của nó. Con người với khả năng và trình độ
của mình có thể cải tạo tự nhiên, biến tiềm năng DLB thành những sản

phẩm du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình.
Bên cạnh đó, khi đề cập đến khái niệm kinh tế DLB phải chỉ ra được vị
trí, vai trò, xu hướng vận động cùng những mối liên hệ của nó đối với các
ngành kinh tế khác trong cơ cấu của một nền kinh tế. Đồng thời, trong điều
kiện kinh tế thị trường phải xác định được định hướng phát triển của nó một
cách cụ thể.
Từ cách tiếp cận trên có thể đưa ra quan niệm kinh tế DLB dưới góc độ
kinh tế chính trị như sau:
Kinh tế DLB là một phạm trù kinh tế chỉ mối quan hệ giữa người với
người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng các sản
phẩm, dịch vụ du lịch biển, nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách và người
kinh doanh du lịch trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên
nhân văn gắn liền với biển, trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.
Cũng như kinh tế du lịch nói chung, kinh tế DLB là ngành mang tính
dịch vụ, về cơ bản đây là ngành phi sản xuất vật chất, là một bộ phận cấu
thành của nền kinh tế ở những vùng có tài nguyên DLB. Quá trình vận hành
của kinh tế DLB phản ánh mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất,
phân phối, trao đổi và tiêu dùng các sản phẩm DLB.
Trong kinh tế DLB cũng tồn tại thị trường DLB chịu sự tác động của các
quy luật kinh tế khách quan như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật
cạnh tranh …


11

Thị trường DLB là nơi gặp gỡ giữa cung (người bán) và cầu (người tiêu
dùng) các sản phẩm DLB. Đây là loại thị trường mang tính thời vụ khá rõ rệt, thị
trường này thường sôi động vào kỳ nghỉ hè, khi du khách có thời gian và nhu
cầu nghỉ ngơi, giải trí. Tuy nhiên, ở một số trường hợp đặc thù, du khách cũng
có thể tìm đến những vùng biển lạnh lẽo hoặc vào những thời điểm bất kỳ để du

lịch theo những mục đích cụ thể.
Thị trường DLB chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố như: thu nhập của
du khách, môi trường kinh tế, chính trị, quốc phòng - an ninh… Sự thay đổi của
các yếu tố nói trên đều trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến sự vận hành của nó
theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Nếu các yếu tố trên thuận lợi sẽ góp
phần làm cho thị trường DLB được mở rộng, ngược lại sẽ làm cho nó bị thu hẹp.
Sự khác biệt của thị trường du lịch biển so với thị trường hàng hoá nói
chung thể hiện ở chỗ: nếu như ở thị trường hàng hoá thông thường, bao giờ
người bán cũng tìm đến chỗ người mua để bán hàng. Ở thị trường DLB thì
ngược lại, người mua tìm đến nơi có các sản phẩm du lịch để mua và tiêu
thụ. Người tiêu dùng biết đến các sản phẩm DLB qua những thông tin mà
các nhà cung cấp đưa đến. Vì vậy, việc quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm
cung cấp thông tin về sản phẩm cho khách hàng rất quan trọng. Đôi khi, nó
làm nảy sinh và định hướng nhu cầu của du khách.
Sản phẩm du lịch biển cũng giống như các sản phẩm dịch vụ nói chung, đa
số là sản phẩm phi vật thể. Người ta tiêu dùng và đánh giá mức độ tốt, xấu của nó
thông qua chất lượng phục vụ của người bán, qua mức độ thoả mãn các nhu cầu
vui chơi, giải trí, tìm hiểu, bổ sung kiến thức …của người mua.
1.1.1.2. Phát triển kinh tế du lịch biển
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin: phát triển là một quá trình
vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn. Vì vậy, có thể tiếp cận khái niệm phát triển kinh tế DLB trên cơ sở sự


12

hoàn thiện không ngừng cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Các mối
liên hệ kinh tế nảy sinh và vận hành trong kinh tế DLB thể hiện trên cả ba mặt của
quan hệ sản xuất, bao gồm: quan hệ giữa người với người trong sở hữu về tư liệu
sản xuất để sản xuất và cung ứng các dịch vụ DLB; quan hệ giữa người với người

trong quá trình tổ chức điều hành, quản lý việc sản xuất và cung ứng các dịch vụ
DLB và quan hệ trong tổ chức phân phối các sản phẩm, dịch vụ du lịch biển. Các
quan hệ trên diễn ra ở cả bốn khâu của quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và
tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ DLB. Từ đó có thể quan niệm:
Phát triển kinh tế DLB là quá trình vận động, hoàn thiện không
ngừng cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, thông qua việc khai
thác có hiệu quả các tài nguyên DLB gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao
số lượng và chất lượng các sản phẩm, dịch vụ; không ngừng mở rộng thị
trường, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách, trên cơ sở đó
đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao và bền vững.
Từ khái niệm trên, phát triển kinh tế DLB ở Khánh Hòa đòi hỏi phải được
tiến hành một cách toàn diện, bền vững cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất; sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành cùng mối liên hệ của kinh tế DLB
với các ngành kinh tế khác, biểu hiện trên một số nội dung chủ yếu sau:
Một là, phát triển kinh tế DLB trước hết phải là sự phát triển bền vững.
Phát triển kinh tế DLB bền vững ở Khánh Hòa được hiểu là hoạt động kinh tế
nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng
đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ mai sau. Kinh tế DLB là ngành kinh tế đặc
thù, sự phát triển của nó gắn liền với môi trường, có nghĩa là nó dựa vào nguồn
tài nguyên đặc biệt, đó là tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn gắn
liền với biển. Phát triển kinh tế DLB nếu không tính đến việc khai thác hợp lý,
bảo vệ và tôn tạo các tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn thì bản
thân kinh tế DLB không thể phát triển bền vững, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến


13

sự phát triển bền vững nói chung của xã hội. Vì vậy, khi đề cập đến phát triển
kinh tế DLB ở Khánh Hòa trước hết cần phải quan tâm đến vấn đề phát triển
bền vững, tức là phải gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân

văn trên địa bàn.
Hai là, Phát triển kinh tế DLB ở Khánh Hòa phải được xem xét cụ thể
cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong nội bộ ngành, mối liên hệ tác động qua lại của nó đối với các ngành
kinh tế khác cũng như vị trí vai trò của nó trong cơ cấu của nền kinh tế.
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất thể hiện ở sự tăng cường cả về số
lượng, chất lượng các cơ sở kinh doanh và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng
cho nhu cầu phát triển của kinh tế DLB. Đồng thời, sự phát triển của kinh tế DLB
còn thể hiện ở trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên và các
nhà kinh doanh trong ngành không ngừng được nâng cao, có khả năng đáp ứng tốt
hơn nhu cầu của du khách.
- Sự phát triển của các quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất để sản xuất và
cung ứng các sản phẩm dịch vụ DLB thể hiện ở chỗ: sự phát triển ấy phải tuân
theo định hướng chung của nền kinh tế, trong đó sở hữu nhà nước cùng với sở
hữu tập thể ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Trong lĩnh vực tổ chức quản lý,
người lao động ngày càng có điều kiện phát huy quyền làm chủ, tham gia vào
quá trình tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh với vị trí, vai trò và hiệu quả
ngày càng cao; trong lĩnh vực phân phối, những người tham gia vào ngành kinh
tế này được phân phối công bằng, thu nhập không ngừng được cải thiện.
Ba là, sự phát triển của kinh tế DLB còn biểu hiện ra ở sự phân công
lao động diễn ra ngày càng sâu sắc, cả theo chiều rộng và chiều sâu. Cơ sở vật
chất kỹ thuật sử dụng vào việc khai thác các tài nguyên DLB ngày càng hiện


14

đại, cơ cấu hợp lý, cho ra đời những sản phẩm DLB đa dạng với chất lượng,
hiệu quả ngày càng cao.
Bốn là, sự phát triển của kinh tế DLB ở Khánh Hòa còn được xem xét ở
khía cạnh về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát

triển của lực lượng sản xuất. Biểu hiện của sự phù hợp ở hiệu quả kinh tế - xã
hội thu được từ quá trình kinh doanh DLB ngày càng cao, môi trường được
bảo vệ, người lao động tích cực trong quá trình lao động. Ngoài ra, trong quá
trình phát triển của kinh tế DLB, mối liên hệ của ngành này với các ngành
kinh tế khác như giao thông vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng, bưu chính viễn
thông, thông tin liên lạc, tài chính ngân hàng … diễn ra ngày càng sâu sắc.
Tác động ảnh hưởng và vị trí vai trò của nó đối với đời sống kinh tế, văn hóa
xã hội, QP - AN ngày càng lớn, kinh tế DLB trở thành một trong những yếu
tố thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội.
1.1.2. Sự cần thiết phát triển kinh tế du lịch biển ở tỉnh Khánh Hòa
Phát triển kinh tế DLB ở Khánh Hòa là một tất yếu khách quan đặt ra trong
giai đoạn hiện nay. Khẳng định vấn đề này dựa trên một số lý do cơ bản sau:
- Khánh Hòa là địa phương có tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát
triển kinh tế DLB
Nói đến Khánh Hoà, ấn tượng của rất nhiều người là cảnh đẹp của biển,
biển không chỉ đem lại cho Khánh Hoà phong cảnh đẹp, là lá phổi vĩ đại điều
tiết khí hậu, môi trường mà còn là kho tàng vô giá cho sinh hoạt và đời sống
kinh tế của con người. Bờ biển Khánh Hoà kéo dài 385 km với nhiều cửa lạch,
đầm, vịnh...(xem phụ lục 1, 2). Vùng biển Khánh Hòa không chỉ là nơi thuận
lợi cho các loại thuỷ sinh cư trú mà còn có hệ sinh thái phong phú với các khu
rừng ngập mặn vốn được xác định là khu sinh thái tiêu biểu của quốc gia. Tiềm
năng DLB ở Khánh Hòa rất phong phú. Vì vậy, nói đến kinh tế du lịch Khánh
Hòa cũng có nghĩa là nói đến kinh tế DLB.


15

Dọc bờ biển Khánh Hoà có điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại
hình DLB. Qua khỏi đèo Cả về phía Nam là đoạn bờ biển thấp thuộc bãi biển
Đại Lãnh. Tiếp theo về phía Nam là các đoạn bờ biển cao thuộc núi Cổ Mã. Từ

Ninh Mã có một dải cồn cát nối đảo gọi là Trường Chăm tạo nên bán đảo Hòn
Gốm, bán đảo này diện tích 83,5 km 2 với nhiều đỉnh núi cao, phong cảnh đẹp.
Du khách đến đây có thể đón những tia nắng ban mai trên đất liền sớm nhất
nước ta. Từ mũi Đôi đến mũi Hòn Cho có đoạn bờ biển thấp và bãi cát đẹp
thuận tiện cho du khách có thể nghỉ ngơi và tắm biển. Từ mũi Hòn Cho đến
mũi Giành là đoạn bờ biển cao, vách đứng xen lẫn bãi đá. Từ Sơn Đừng đến
mũi Nai Ba Kèn là đoạn bờ biển thấp gồm gãi cát, bãi đá, có điều kiện thuận
lợi để xây dựng các điểm du lịch nhỏ, thuận tiện cho việc nghỉ ngơi, tắm biển.
Cạnh bán đảo Hòn Gốm về phía Tây là đảo Hòn Lớn (Ninh Đảo). Bờ
biển quanh đảo này là dạng bờ biển cao gồm chân núi đá, bãi đá xen kẽ là các
bãi cát hẹp. Bán đảo Hòn Gốm và đảo Hòn Lớn như “một bức bình phong”
ngăn bờ biển phía Đông Bắc của vịnh Vân Phong. Vùng vịnh Vân Phong cùng
với bãi biển Đại Lãnh, vùng núi Sơn Tập - Trại Thơm, bãi biển Dốc Lết là nơi có
tiềm năng du lịch tổng hợp biển - rừng - núi, môi trường trong lành ít bị ô nhiễm,
là điều kiện thuận lợi để xây dựng khu du lịch tổng hợp biển lớn ở nước ta. Đồng
thời, nơi đây cũng có thể xây dựng các cảng biển có khả năng đón tiếp các tàu du
lịch cỡ lớn vào thăm quan du lịch ở Khánh Hòa.
Vịnh Nha Trang là một trong 29 vinh đẹp nhất thế giới. Phía Bắc vịnh
Nha Trang bắt đầu từ Bãi Tiên đến Hòn Chồng là điểm đến quen thuộc của du
khách. Tiếp đó là bãi biển Nha Trang dài 7 km như một mảnh trăng lưỡi liềm
viền phía Đông thành phố ôm lấy vịnh biển Nha Trang. Phía Đông Nam thành
phố Nha Trang có núi Cảnh Long và núi Chụt đâm ra biển làm cho bờ biển ở
đoạn này cao và lõm. Tại đây có lầu “Nghinh Phong” và lầu “Vọng Nguyệt”
của vua Bảo Đại thời Pháp, có viện Hải Dương Học và cảng DLB Cầu Đá.


16

Đây là những địa điểm thu hút khá nhiều du khách vào thăm quan và là nơi
đón tiếp du khách từ đất liền đi thăm các đảo theo các tuyến du lịch biển

ngắn. Phía ngoài vịnh Nha Trang là đảo Hòn Tre, trên đảo có những bãi tắm
rất quen thuộc như Bãi Trũ, Bãi Tre, có khu du lịch 5 sao Hòn Ngọc Việt, là
nơi thăm quan nghỉ mát lý tưởng đối với du khách. Phía Nam vịnh Nha Trang
là đảo Hòn Miễu có điểm du lịch Trí Nguyên, đảo Hòn Mun - khu bảo tồn
sinh vật biển quốc gia với quần thể sinh vật biển đa dạng, còn nguyên sơ gần
như độc nhất vô nhị không chỉ của Việt Nam mà còn của cả Đông Nam Á.
Các đảo Hòn Tằm, Hòn Chà Là, Hòn Hổ, Hòn Đụn, Hòn Xưởng là những đảo có
cảnh đẹp, có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình DLB.
Bán đảo Cam Ranh là bức bình phong che chắn vùng biển bên trong, phía
bắc là vũng Thuỷ Triều, phía nam vũng Thuỷ Triều là vịnh Cam Ranh, ngoài
cửa vịnh là đảo Bình Ba. Điều kiện tự nhiên và môi trường nơi đây không chỉ
thuận lợi để phát triển thành khu kinh tế tổng hợp bao gồm cảng hàng không,
cảng biển, mà còn là nơi lý tưởng để phát triển các loại hình DLB.
Ngoài điều kiện tự nhiên ở các vùng ven biển và các đảo gần bờ thuận
lợi cho phát triển kinh tế DLB, Khánh Hoà còn có Quần đảo Trường Sa ở
ngoài khơi là nơi có điều kiện lý tưởng để phát triển DLB. Thiên nhiên và môi
trường ở quần đảo Trường Sa trong lành, sinh vật biển ở đây đa dạng, với các
rạn san hô đẹp và đàn cá đủ màu sắc, thích hợp cho du lịch lặn biển, thám
hiểm và thể thao mạo hiểm biển.
- Khánh Hoà có tài nguyên nhân văn hấp dẫn đối với du khách
Văn hoá là nền tảng của sự phát triển. Đặc biệt, đối với kinh tế DLB, việc
khai thác có hiệu quả những tài nguyên nhân văn trong đó có văn hoá để phục vụ
cho sự phát triển là một yêu cầu khách quan đặt ra. Con người Khánh Hòa cởi
mở mến khách. Cuộc sống của cư dân Khánh Hòa từ lâu đã gắn liền với biển,
quá trình lao động sản xuất và đấu tranh sinh tồn trong lịch sử đã hình thành nên


17

những nét văn hoá biển độc đáo và đa dạng. Ở Khánh Hoà hiện nay vẫn lưu giữ

nhiều di tích vật chất quan trọng như: bia Võ Cạnh (niên đại khoảng cuối thế kỷ
thứ III sau công nguyên), khu di tích đền tháp Pônagar - Nha trang (niên đại chủ
yếu từ thế kỷ thứ XI đến cuối thế kỷ thứ XIII). Dọc bờ biển và trên một số đảo
còn có nhiều đền, chùa, miếu, các di tích lịch sử văn hoá độc đáo và hấp dẫn đối
với du khách.
Về văn hoá phi vật thể ở Khánh Hoà, do có nhiều tộc người sinh sống (34/
54 dân tộc anh em) nên có sự giao lưu văn hoá khá đa dạng, trong đó có cả văn
hoá của người Chăm, người Rắc Lây rất nổi tiếng. Hiện nay, ở Khánh Hoà còn
lưu giữ nhiều truyền thuyết, lễ hội gắn liền với cuộc sống lao động sản xuất của
cư dân miền biển như: lễ hội cầu ngư, hội đua thuyền, truyền thuyết về thần
Siva, các làn điệu dân ca, hò vè... Du lịch không những phải đảm bảo nhu cầu
ăn, nghỉ, vui chơi, giải trí và tham quan thưởng ngoạn mà còn phải gắn liền với
nhu cầu hưởng thụ văn hoá. Các chương trình tham quan thành phố, làng quê,
các di tích cổ, di tích lịch sử, viện bảo tàng, căn cứ cách mạng ...đã thu hút một
bộ phận không nhỏ du khách muốn tìm hiểu về nền văn hoá, văn minh dân tộc.
- Khánh Hòa là địa phương có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi
cho phát triển kinh tế DLB
Tỉnh Khánh Hoà nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ, đường
sắt, đường biển và đường không. Thành phố Nha Trang – trung tâm hành
chính, kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh là đô thị loại 2, đồng thời là một
trong 10 trung tâm du lịch lớn của cả nước. Nơi đây có cơ sở hạ tầng phục vụ
du lịch khá đồng bộ. Hệ thống giao thông nội tỉnh đã được đầu tư phát triển
tương đối hoàn thiện, các cơ sở vui chơi giải trí, hệ thống khách sạn, nhà hàng
có khả năng đáp ứng tương đối tốt các nhu cầu của du khách.
Việc giao lưu kinh tế, văn hoá giữa Khánh Hoà và các tỉnh trong Nam,
ngoài Bắc thuận lợi nhờ đường sắt xuyên việt và quốc lộ 1A xuyên suốt chiều


18


dài của Tỉnh.Về phía Tây, tỉnh Khánh Hoà tựa lưng vào Tây Nguyên, là cửa
ngõ thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên qua quốc lộ 26. Ven biển còn có
hệ thống các cảng biển quan trọng, có thể phục vụ cho phát triển kinh tế DLB đă
và đang được chú trọng đầu tư xây dựng.
Đảng bộ và chính quyền Tỉnh thường xuyên quan tâm, chú trọng đầu tư
cho phát triển kinh tế DLB. Những năm gần đây, thu nhập của nhân dân
không ngừng được cải thiện nên nhu cầu về du lịch tăng nhanh. Tình hình
chính trị – xã hội , QP - AN của Tỉnh những năm qua khá ổn định nên đã thu
hút được một lượng lớn khách du lịch quốc tế càng làm cho kinh tế DLB có
điều kiện phát triển thuận lợi. Sự phát triển kinh tế DLB góp phần quan trọng
vào thúc đẩy kinh tế của Tỉnh phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân nên được ủng hộ rỗng rãi.
- Yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp CNH,HĐH ở
Khánh Hòa cũng đòi hỏi phải phát triển kinh tế DLB
Để có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, vấn đề đặt ra là phải
phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh để phục vụ cho mục tiêu phát triển.
Khánh Hòa có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế DLB, do vậy cần phải phát
huy có hiệu quả lợi thế đó. Mặt khác, quá trình đẩy mạnh sự nghiệp
CNH,HĐH cũng đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Một trong những tiêu chí để đánh giá cơ cấu kinh tế hiện đại là ngành dịch vụ
phải chiếm tỷ trọng lớn so với công nghiệp và nông nghiệp. Kinh tế DLB là
ngành kinh tế mang tính dịch vụ, vì vậy kinh tế DLB phát triển cũng góp phần
vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Khánh Hòa theo hướng hiện đại. Kinh tế
DLB là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên đới rộng, sự phát triển của nó sẽ
góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Đầu tư phát triển kinh tế
DLB sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế của Tỉnh phát triển nhanh chóng hơn.


19


Trước tiềm năng về kinh tế DLB to lớn và yêu cầu phát triển kinh tế,
đẩy mạnh sự nghiệp CNH,HĐ. Việc phát triển mạnh hơn nữa kinh tế DLB là
một yêu cầu khách quan đặt ra đối với Khánh Hòa trong tình hình hiện nay.
1.2. Tác động của phát triển kinh tế du lịch biển đến củng cố quốc
phũng trờn địa bàn tỉnh Khánh Hũa
1.2.1. Cơ sở khách quan của sự tác động
* Xuất phát từ mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng
Chủ nghĩa Mác - Lê nin chỉ rõ kinh tế và quốc phòng là hai lĩnh vực
khác nhau, hoạt động theo những quy luật riêng, song giữa chúng có mối liên
hệ biện chứng, tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau. Kinh tế phát triển là tiền
đề để xây dựng và củng cố quốc phòng vững mạnh. Ngược lại, quốc phòng
được củng cố vững chắc sẽ tạo điều kiện để kinh tế phát triển ổn định và bền
vững. Sự tác động của kinh tế đến quốc phòng thể hiện một cách toàn diện
trên nhiều mặt, trong đó tập trung vào các mặt chủ yếu là: tiềm lực quốc
phòng, thế trận quốc phòng và quản lý nhà nước về quốc phòng. Đề cập mối
quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng Lê nin đã chỉ rõ : “Chúng ta chủ trương
bảo vệ tổ quốc nên chúng ta đòi hỏi phải có thái độ nghiêm túc đối với vấn đề
khả năng quốc phòng và đối với vấn đề chuẩn bị chiến đấu của nước nhà.
Cuộc chiến tranh cần được chuẩn bị trước, lâu dài, nghiêm túc bắt đầu từ kinh
tế” [28, tr.480]. Nhận thức rõ mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, Đảng
ta chủ trương kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng ngay trong từng bước phát
triển kinh tế. Nghị quyết đại hội VII chỉ rõ: trong lúc tập trung vào phát triển
kinh tế chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, coi
đó là hai nhiệm vụ trung tâm xuyên suất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta.
Ngày nay, quan niệm mới về quốc phòng của Đảng không chỉ bó hẹp ở
lĩnh vực hoạt động quân sự mà bao gồm cả hoạt động đối nội, đối ngoại và an


20


ninh quốc gia. Quốc phòng gắn bó chặt chẽ với an ninh quốc gia. Nền quốc
phòng của ta là nền toàn dân, gắn bó chặt chẽ với an ninh nhân dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng. Nội dung chủ yếu của củng cố quốc phòng là củng cố
tiềm lực quốc phòng; củng cố thế trận quốc phòng và nâng cao hiệu lực quản
lý của nhà nước về quốc phòng. Những nội dung này có quan hệ chặt chẽ với
nhau, quá trình xây dựng và củng cố nền quốc phòng chúng ta không thể bỏ
qua nội dung nào.
Trong lịch sử cũng như hiện tại, công cuộc dựng nước và giữ nước
của nhân dân ta luôn gắn liền với biển. Hướng biển luôn là hướng trọng
yếu có vị trí chiến lược về quốc phòng. Lịch sử chống giặc ngoài xâm
của dân tộc ta cho thấy đã có nhiều cuộc chiến tranh kẻ thù xâm lược
nước ta bắt đầu tiến công từ hướng biển. Ngày nay, hướng biển vẫn là
hướng chiến lược. Đối với khu vực biển đảo Khánh Hòa, do có vị trí chiến
lược về quốc phòng nên quá trình củng cố quốc phòng trên địa bàn phải quan
tâm đặc biệt đến hướng biển.
Là một bộ phận trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Khánh Hoà, kinh tế DLB
có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và củng
cố QP - AN trên địa bàn Tỉnh. Các hoạt động của kinh tế DLB không chỉ
diễn ra trên đất liền mà còn trải rộng khắp các vùng biển, ven biển, hải đảo.
Kinh tế DLB là ngành nhạy cảm, có liên quan chặt chẽ và chịu sự tác động
mạnh mẽ của điều kiện QP - AN. Quá trình phát triển kinh tế DLB có quan hệ
mật thiết với bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trên vùng biển đảo do địa
phương quản lý. Đồng thời, kinh tế DLB cũng tác động to lớn tới việc củng
cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân ở các vùng ven biển và
hải đảo. Giữa quốc phòng và kinh tế DLB có mối quan hệ biện chứng. Kinh tế
DLB phát triển sẽ tạo cơ sở, tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội cho


21


củng cố quốc phòng. Ngược lại, quốc phòng được củng cố vững chắc sẽ là
điều kiện để kinh tế DLB phát triển.
* Xuất phát từ vai trò của kinh tế du lịch biển trong cơ cấu kinh tế của
Khánh Hòa
Nói đến kinh tế du lịch của Khánh Hũa là núi đến kinh tế DLB. Do có điều
kiện thuận lợi để phát triển nên trong những năm qua kinh tế DLB Khỏnh Hũa phỏt
triển khỏ mạnh, vươn lên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vai trũ ngày càng
quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Trong chương trỡnh phỏt triển kinh tế
biển Khỏnh Hũa đến năm 2010, Đảng bộ và chính quyền Tỉnh đó xỏc định:
“Khánh Hũa là một trong những tỉnh cú nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí
địa lý, tài nguyờn thiờn nhiờn, cảnh quan, khớ hậu ụn hũa, mựa mưa ngắn, bờ biển
có nhiều cảnh đẹp, nhiều vịnh, nhiều đảo, bói tắm lý tưởng để phát triển du lịch,
được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch của cả nước” [48, tr.19]. Trong quá
trỡnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Khánh Hòa, tỷ trọng của du lịch và thương mại
hiện đang chiếm vị trí quan trọng nhất. Trong đó, kinh tế DLB phát triển mạnh,
đóng góp một phần đáng kể. DLB với tốc độ phát triển nhanh chóng đã trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Vì vậy, trong phương hướng phát triển các ngành
kinh tế biển của tỉnh Khỏnh Hũa, Đảng bộ Tỉnh đã xác định : “Tập trung đầu tư tạo
bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế biển, đạt mức tăng trưởng bỡnh quõn của cỏc
ngành kinh tế biển là 15 – 20 %/năm. Xây dựng nền kinh tế biển Khánh Hũa thực
sự là đũn bẩy thúc đẩy kinh tế của Tỉnh phát triển với tốc độ cao... đưa du lịch biển
trở thành ngành mạnh nhất trong kinh tế biển Khánh Hũa vào 2010”[48. tr.27].
* Xuất phát từ vị trí chiến lược về quốc phòng của Khánh Hòa
Khỏnh Hũa khụng chỉ có địa kinh tế mà còn là nơi có địa chính trị, địa
quân sự xung yếu. Từ Khánh Hòa có thể nhanh chóng triển khai lực lượng
quân sự vào Nam, ra Bắc, lên Tây Nguyên hay ra hướng biển. Nơi đây có
nhiều địa danh khá nổi tiếng và có tầm quan trọng đặc biệt về quân sự. Trong hai



22

cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nhân dân Khánh Hòa đã từng xây
dựng các chiến khu lớn như chiến khu Đồng Bò, chiến khu Hòn Hỡo, là nơi che
dấu lực lượng và tổ chức đánh địch dài ngày.
Ở khu vực Núi Đá Bia nhô hẳn mình ra biển Đông, kéo dài tạo nên một
bán đảo che chắn sóng gió cho vũng Rô. Bởi vậy, cảng Vũng Rô tuy rất sâu, nơi
sâu nhất tới 15 - 16 m nước mà vẫn quanh năm sóng yên biển lặng. Trước năm
1975, đây đã từng là một cảng quân sự của Mỹ - Nguỵ, đảm bảo tiếp tế hậu cần
cho hàng loạt các căn cứ quân sự suốt từ Đà Nông đến Đông Tác. Đồng thời, cũng
là điểm tập kết vũ khí, đạn dược và các phương tiện chiến đấu gửi vào từ miền
Bắc, chi viện cho chiến trường Quân khu V qua những con tàu không số huyền
thoại của Hải quân nhân dân Việt Nam. Hiện nay, Vũng Rô cùng với khu vực
Vân Phong và Cam Ranh vẫn được coi là những khu vực có tiềm năng về kinh tế
và vị trí chiến lược về quốc phòng của Khánh Hòa cũng như cả nước.
Bán đảo Cam Ranh không chỉ có tiềm năng DLB mà còn có vị trí đặc
biệt quan trọng về quốc phòng. Tầm quan trọng về mặt quân sự của khu vực
này không chỉ giới hạn trong phạm vị quốc gia mà còn có vị trí chiến lược đối
với khu vực và thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà trước đây Mỹ đã xây
dựng Cam Ranh thành một trong những căn cứ quân sự tổng hợp lớn ở khu
vực Đông Nam Á. Với diện tích rộng, độ sâu và chế độ thuỷ triều lên xuống
đều đặn ngày 2 lần, cấu tạo đáy vịnh bằng phẳng nên các tàu ngầm và tàu mặt
nước có thể ra vào bất cứ lúc nào. Vịnh có thể chứa cùng lúc nhiều hạm đội. Khi
muốn ra khơi, chỉ cần sau 1 giờ đồng hồ là tàu có thể ra tới hải phận quốc tế (trong
khi đó từ cảng Hải Phòng phải mất 8 giờ, từ Vũng Tàu là 3 giờ). Do có vị trí địa lý
và các yếu tố tự nhiên đặc biệt tốt nên từ lâu vịnh Cam Ranh được các nhà hàng hải
và quân sự quốc tế liệt vào hạng mục một trong 3 hải cảng có điều kiện thiên nhiên
tốt nhất thế giới (cùng với cảng Xan-Fran-xi-cô ở Mỹ và Rio-đờ-da-nây-rô ở Bra-



23

xin). Chỉ riêng điều này cũng cho thấy vị trí chiến lược về mặt quân sự của vịnh
Cam Ranh nói riêng, vùng biển đảo Khánh Hòa nói chung.
Ngoài ra, khu vực Huyện đảo Trường Sa của Khánh Hũa là nơi có tiềm năng
kinh tế to lớn, đồng thời cũng là vùng “nhạy cảm” có sự tranh chấp chủ quyền quốc gia
giữa các các nước trong khu vực. Trường Sa nằm ở giữa biển Đông, từ Trường Sa có
thể khống chế được khu vực biển Đông, phong toả được con đường hàng hải quốc tế
nối liền từ Đông sang Tây. Vỡ vậy, vấn đề chủ quyền ở khu vực Trường Sa hết sức
phức tạp. Đối với nước ta, Trường Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Bảo vệ vững chắc được chủ quyền biển đảo ở khu vực Trường Sa là điều kiện để có
thể khai thác được tiềm năng kinh tế của khu vực này.
Tóm lại, Khánh Hoà là tỉnh có tiềm năng và thế mạnh về kinh tế DLB,
đồng thời có vị trí chiến lược về quốc phòng. Kinh tế DLB càng phát triển càng
tác động sâu sắc đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực quốc
phòng. Vì vậy, quá trình phát triển kinh tế DLB đòi hỏi phải tính đến những tác
động của nó đến củng cố quốc phòng.
1.2.2. Nội dung tác động của phát triển kinh tế DLB tới củng cố quốc phòng
Tác động của phát triển kinh tế DLB tới củng cố quốc phũng trờn địa bàn
Khánh Hũa thể hiện trờn nhiều mặt, diễn ra theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực.
Trong phạm vi đề tài này tác giả chỉ tập trung phân tích sự tác động của phát triển
kinh tế DLB đến củng cố quốc phòng trên ba mặt chủ yếu là: tiềm lực quốc
phũng, thế trận quốc phòng và quản lý nhà nước về quốc phũng.
* Sự phát triển của kinh tế du lịch biển góp phần tăng cường tiềm lực
quốc phòng của Khánh Hòa
Tiềm lực quốc phũng của một quốc gia bao gồm các yếu tố cơ bản là:
tiềm lực chính trị tinh thần, tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học công nghệ,
tiềm lực quân sự. Tiềm lực quốc phũng của Khỏnh Hũa là một bộ phận hợp
thành tiềm lực quốc phũng quốc gia cũng bao gồm cỏc yếu tố nói trên. Sự



24

phát triển của kinh tế DLB có tác động tích cực tới củng cố tiềm lực quốc
phũng trờn địa bàn Khánh Hũa, thể hiện trên một số mặt cụ thể sau:
- Kinh tế DLB phát triển góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân, mở rộng giao lưu quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường tiềm lực
chính trị tinh thần. Tiềm lực chính trị tinh thần là thành tố cơ bản của tiềm lực
quốc phũng, chứa đựng trong nhân tố con người, trong truyền thống văn hóa
của dân tộc và trong hệ thống chính trị. Sự tác động của phát triển kinh tế
DLB tới tiềm lực chính trị tinh thần theo chiều hướng tích cực thể hiện ở việc
củng cố niềm tin của mọi tầng lớp nhân dân vào bản chất tốt đẹp của chế độ,
vào vai trò lónh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và vào thắng lợi của
sự nghiệp cách mạng XHCN trên đất nước ta. Kinh tế DLB phát triển không
những là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế của Tỉnh mà cũn gúp phần
quan trọng vào việc củng cố tiềm lực chớnh trị tinh thần của nhõn dõn và cỏc
lực lượng vũ trang trên địa bàn.
Như đó đề cập, DLB là ngành kinh tế có tính liên đới rộng, sự phát
triển của nó sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo cơ hội
giải quyết việc làm, tăng thu nhập của nhân dân các vùng ven biển. Thu nhập
được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thân của nhân dân không ngừng
được cải thiện, thông qua đó lũng tin của nhõn dõn vào sự lónh đạo của các
cấp ủy đảng và bộ máy chính quyền địa phương không ngừng được củng cố.
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để củng cố quốc phũng, đồng thời là điều
kiện, tiền đề để đẩy lùi các nguy cơ tự diễn biến, suy thoái niềm tin của nhân
dân vào sự lónh đạo của Đảng và sự tuyên truyền phá hoại của kẻ thù. Kinh
tế DLB phỏt triển cũn gúp phần nõng cao đời sống văn hóa của nhân dân, tạo
cơ sở để xây dựng môi trường văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xó hội, khi văn hóa phát triển sẽ tạo môi



25

trường thuận lợi cho giỏo dục lũng yờu nước, yêu chủ nghĩa xó hội, ý thức
bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ xó hội chủ nghĩa cho nhõn dõn.
Mặt khác, kinh tế DLB phát triển góp phần tăng thu ngân sách cho địa
phương, trên cơ sở đó Tỉnh có điều kiện để đầu tư nâng cao đời sống vật chất tinh
thần, giải quyết chính sách hậu phương quân đội cho cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ
trang địa phương, làm cho họ yên tâm phục vụ, không ngừng nâng cao chất lượng
và hiệu quả công tác, tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước, thấy rõ tính chất ưu việt của chế độ ta. Đây là yếu tố quan trọng góp phần
củng cố tiềm lực chính trị tinh thần cho lực lượng vũ trang địa phương. Bên cạnh
đó, du khách đến với Khánh Hoà thông qua du lịch sẽ có điều kiện tìm hiểu về lịch
sử, đất nước con người Việt Nam. Những điều mắt thấy tai nghe sẽ làm cho họ bớt
nghi kỵ, hiểu lầm, chính họ sẽ là người tuyên truyền về những gì đã được chứng
kiến, thông qua đó hạn chế những tác động xấu do sự xuyên tạc của kẻ địch gây ra.
- Sự phát triển của kinh tế DLB góp phần tăng cường tiềm lực kinh tế
của Tỉnh từ đó tạo điều kiện để tăng cường tiềm kinh tế quân sự và sức mạnh
quân sự. Cũng như đối với một quốc gia, tiềm lực kinh tế của một tỉnh là cơ
sở vật chất của nền quốc phũng toàn dõn trong mối liờn hệ với tổng thể kế
hoạch, chiến lược chung của quốc gia. Kinh tế DLB là một bộ phận trong cơ
cấu kinh tế của Khánh Hòa. Sự phát triển của kinh tế DLB góp phần làm cho
kinh tế phát triển. Kinh tế là yếu tố suy đến cùng quyết định sức mạnh của
nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, vì vậy phát triển kinh
tế là cơ sở để củng cố quốc phòng. Nhờ sự phát triển của kinh tế, Tỉnh có điều
kiện nâng cao khả năng huy động để tăng cường tiềm lực kinh tế quân sự, đầu
tư nâng cấp các công trình kinh tế quốc phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế
xã hội, tập trung nhân lực, vật lực cho huấn luyện lực lượng vũ trang địa
phương, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, thiết lập mạng



26

an ninh du lịch rộng khắp trên địa bàn. Nhờ đó, tình hình chính trị - xã hội,
QP - AN được củng cố vững chắc hơn.
- Kinh tế DLB phát triển góp phần tạo ra cơ sở vật chất, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của khoa học công nghệ. Tiềm lực
khoa học cụng nghệ là thành tố cú vai trũ ngày càng quan trọng trong tiềm lực quốc
phũng. Những yếu tố cơ bản của tiềm lực khoa học công nghệ là khả năng và trỡnh
độ phát triển khoa học - công nghệ, số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học,
cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nghiên cứu - phát triển, phổ biến, ứng dụng
khoa học công nghệ. Sự phát triển của kinh tế DLB có tác động toàn diện lên các
mặt của tiềm lực khoa học - công nghệ trên địa bàn Tỉnh. Trong phạm vi đề tài
này tác giả chỉ đề cập ở một số góc độ cơ bản sau:
Một là, quá trình phát triển kinh tế DLB thu hút lực lượng lao động với
số lượng và chất lượng ngày càng cao góp phần tăng cường chất lượng nguồn
nhân lực, tạo cơ sở để phát triển tiềm lực khoa học của Tỉnh. Để kinh doanh
du lịch đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao đòi hỏi có một đội ngũ những
nhà kinh doanh giỏi. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và nhân viên phục vụ
cũng đòi hỏi phải có sự am hiểu về ngoại ngữ, phong tục tập quán, truyền
thống lịch sử, văn hoá của địa phương và của các đối tượng du khách. Mặt
khác, do phải đầu tư xây dựng, khai thác những trang thiết bị kỹ thuật và
phương tiện ngày càng hiện đại đòi hỏi phải có lực lượng lao động với trình
độ, tay nghề cao, có sự am hiểu về khoa học kỹ thuật nên phải thu hút nhiều
chuyên gia, cán bộ kỹ thuật đến làm việc. Đây chính là điều kiện để tăng
cường tiềm lực khoa học công nghệ của Khánh Hòa.
Hai là, kinh tế DLB có quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác của
đời sống kinh tế - xã hội. Quá trình phát triển của nó cũng phải dựa trên
những điều kiện, tiền đề về khoa học công nghệ. Kinh tế DLB muốn phát
triển được một phần quan trọng là nhờ được ứng dụng rộng rãi những



27

thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ vào quá trình kinh
doanh. Trong đó bao gồm cả những thành tựu của khoa học quản lý,
khoa học kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật… Quá
trình phát triển của kinh tế DLB là môi trường thuận lợi để ứng dụng
những thành tựu của các lĩnh vực khoa học nói trên vào thực tiễn. Vì
vậy, sự phát triển của kinh tế DLB góp phần đáng kể vào việc phổ biến,
ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào thực tiễn, qua đó góp
phần vào tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ của Tỉnh.
Ba là, phát triển kinh tế DLB góp phần tăng cường ngân sách đầu tư
cho phát triển khoa học công nghệ của Tỉnh. Do có tiềm năng to lớn về kinh
tế DLB nên vai trò của kinh tế DLB trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Khánh Hòa
ngày càng quan trọng. Doanh thu từ từ quá trình phát triển kinh tế DLB đem
lại ngày càng lớn, góp phần tăng thu ngân sách, trên cơ sở đó Tỉnh có điều
kiện đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nghiên cứu, phổ biến, ứng
dụng khoa học công nghệ, đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo, tạo ra
những điều kiện cần thiết để góp phần tăng cường tiềm lực khoa học công
nghệ.
- Kinh tế DLB phát triển góp phần củng cố và nâng cao sức mạnh của
tiềm lực quân sự. Tiềm lực quõn sự là bộ phận nũng cốt của tiềm lực quốc
phũng, được xây dựng trên nền tảng của tiềm lực chính trị tinh thần, tiềm lực
kinh tế, tiềm lực khoa học công nghệ. Biểu hiện của tiềm lực quân sự là sức
mạnh quân sự và khả năng thắng lợi trong chiến đấu của các lực lượng vũ trang
và nhân dân khi phải đương đầu với kẻ thù trong chiến tranh.
Kinh tế DLB phát triển góp phần củng cố tiềm lực chính trị tinh
thần, tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học công nghệ, tất yếu sẽ dẫn đến
tăng cường củng cố tiềm lực quân sự của tỉnh Khánh Hoà. Sự tác động của

phát triển DLB tới tiềm lực quân sự trên địa bàn tỉnh Khánh Hũa là hệ quả


×